1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của tăng trưởng kinh tế Đến lượng phát thải khí co2 tại một số quốc gia oecd giai Đoạn 2004 – 2015

29 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tăng Trưởng Kinh Tế Đến Lượng Phát Thải Khí CO2 Tại Một Số Quốc Gia OECD Giai Đoạn 2004 – 2015
Tác giả Nguyễn Thị Mai Linh, Nguyễn Thựy Dương, Trần Phương Linh, Đỗ Thành Đạt, Lờ Thị Thủy Nhúm
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Phương Mai
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Lượng
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải khí CO; trở nên vô cùng quan trọng, vì nó không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tác động của phát triển kin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TE QUOC TE -đes@ CLÌ 4xes@ -

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 1

Dé tai:

“TÁC DONG CUA TANG TRUONG KINH TE DEN LUQNG PHAT

THÁI KHÍ CO; TẠI MỘT SỐ QUOC GIA OECD: GIAI DOAN 2004 —

2015”

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mai Linh

Nguyễn Thùy Dương Trần Phương Linh

Đỗ Thành Đạt

Lê Thị Thủy Nhóm : 15 Lớp tín chỉ : KTE218(2425-1)GD1.2

GV hướng dẫn : TS Vũ Thị Phương Mai

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã sinh viên Lớp hành chính

1 | Nguyễn Thị Mai Linh 2311410095 Anh 05 - KTQT - K62

2 | Nguyễn Thùy Dương 2311410038 Anh 05 - KTQT - K62

3 | Trần Phương Linh 2311410091 Anh 05 - KTQT — K62

4 | Dé Thanh Dat 2315410044 Anh 06 — KTQT — K62

5 | Lé Thi Thuy 2311410154 Anh 06 — KTQT — K62

Trang 3

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn TT

2 Mục tiêu nghiên cứu - - c2 2112111211121 111 12 1122118111821 se

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-52 se 212121 2Ecrzeg

3.1 Đối tượng nghiên cứu - 2s 22 15 11211221211 1.22 re

3.2 Phạm vi nghiên cứu - c2 222211121 1221212 12111812112 xe2

4 Phương pháp nghiên cứu - c2 2 2211211221221 1 e2

5, Kêt câu tiêu Wate cc ccccecccceccceeccseveseeseessetttettttenttesaaes

TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU

1 Tinh hinh nghiên cứu trong HƯỚcC - 222222222222

2 Tình hình nghiên cứu ngoải HƯỚC 20 2c c2 se ree

3 Khoảng trống nghiên cứu + + s2 E121182121111121 21 te

CO SO LY THUYET

1 Tăng trưởng kinh tẾ - s5 s9 121121111112711121211 1212 xe

PPio 0ä 0909

3 Lý thuyết đường cong Kuznets 5s ST E221 se,

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu 0 2c 2212112221211 se

1.1 Phương pháp xây dựng mô hình ¿+52 2 cccc2zzsss2

1.2 Phương pháp thu thập đữ liệu 2225222222

1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu - - 2c 2c S222

2 Xây dựng mô hình nghiên cứu 2 2222221122222 zxezrrxces

2.1 Dạng mô hìỉnh G2221 2222211211213 1128115812812 181 11152 xe2

2.2 Giải thích các biến số và giả thuyết của các biến trong mô hình

2.3 Phương pháp ước lượng c2 01221122112 Hye,

3.1 Mô tả thông kê mẫu 5 S121 E2 1212111121212 e2

3.2 Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình

3.3 Phân tích kết quả thực nghiệm - 2 22 222222 22sxcs2

4 Đề xuất giải pháp - - 5 E122 1121111212121 1e

Trang 4

Bảng 1 Mô tả các biến - n1 1E 2 EE12111121111211111111 11121011 1g ngưng l6

Bảng 2 Thống kê các biến 1 1 St 2119111 1121111211 11111121 1220111 111 1c rrau 17 Bảng 3 Ma trận hệ số "he 8:0 0P ‹ 19 Bảng 4 Hệ số phóng đại phương sai 52-51 S1 E121 112112111111211112121 11151 my 20 Bảng 5 Kết quả hồi quy theo mô hình FEM 5-5 S212 122122121 211112211 xee 21

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Đồ thị mỗi quan hệ giữa mô trường và tăng trưởng kinh tế - se 14 Hình 2: Đồ thị mỗi quan hệ giữa laCO2 và lInGDE - 5222 2S E221221222212212122Xe2 23

Trang 5

LOI MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Biến đôi khí hậu và sự gia tăng phát thải khí CO; đang trở thành những vấn đề

cấp bách toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia phát triển, nơi mà tốc độ công nghiệp hóa

và tăng trưởng kinh tế cao có thê tác động mạnh mẽ đến môi trường Các quốc gia

thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) không chỉ là những nền kinh tế hàng đầu thế giới, mà còn là những nước có mức phát thải khí nhà kính lớn Trong bối

cảnh này, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải khí CO; trở nên vô cùng quan trọng, vì nó không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tác động của phát triển kinh tế đối với môi trường mà còn cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển bền vững

Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra nhiều quan điểm trái chiều về mỗi quan hệ này Một số nhà nghiên cứu cho răng khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một ngưỡng nhất định, các quốc gia có xu hướng áp dụng công nghệ tiên tiến vả tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, từ đó giúp giảm lượng phát thải CO; Ngược lại, có ý kiến cho rằng

sự gia tăng sản xuất và tiêu dùng đi kèm với tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng và dẫn đến lượng phát thải cao hơn Sự khác biệt trong các kết quả nghiên cứu có thể xuất phát từ phạm vi nghiên cứu khác nhau về thời gian, không gian, cũng như việc sử dụng các biến đại diện cho các yếu tố kinh tế và môi trường

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào các quốc gia phát triển

hoặc đang phát triển riêng lẻ, mả chưa có nhiều công trình phân tích chỉ tiết về tác

động của tăng trưởng kinh tế đến phát thải CO; tại nhóm các quốc gia OECD — một

nhóm quốc gia đặc thù với nên kinh tế phát triển và chính sách môi trường khắt khe

Việc hiểu rõ hơn về mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải khí CO; trong giai đoạn 2004 — 2015 tại nhóm quốc gia này có thể cung cấp những thông tin quý giá, giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh chiến lược phát triển theo hướng bền vững hơn

Chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải khí CO; tại một số quốc gia OECD: giai đoạn 2004 — 2015” Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh

tế và môi trường với nguồn số liệu đáng tin cậy từ World Bank Nhóm hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ mang lại cái nhìn tổng quan và chỉ tiết hơn về tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát thải CO›, từ đó giúp đề xuất các chính sách kinh tế hiệu qua, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững tại các quốc gia OECD

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu là xác định tác động của tăng trưởng kinh tế tới

lượng phát thải khí CO; tại các quốc gia trong nhóm các nước OECD, lượng hóa các

yếu tố được nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về sự tác động của tăng trưởng kinh tế

đến lượng phát thải khí CO; tại nhóm nước được nhóm tác giả nghiên cứu trong phạm

v1 bài nghiên cứu này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hướng đến lượng phát thải khí CO; (đặc biệt nghiên cứu chính

ảnh hưởng của các yếu tô thuộc trường tăng trưởng kinh tế) tại 36 quốc gia trong nhóm các quốc gia OECD

3.2 Phạm vị nghiên cứu

- Về không gian: nghiên cứu xem xét các nhân tổ ảnh hưởng đến lượng phát thai khí CO; của 36 quốc gia OECD: Ao, Bi, Cong hoa Séc, Dan Mach, Estonia, Phan Lan Phap, Duc, Hy Lap, Hungary, Iceland, Ireland, Y, Latvia, Litva, Luxembourg, Ha Lan,

Na Uy, Ba Lan, B6é Dao Nha, Slovakia, Slovenia, Tay Ban Nha, Thuy Dién, Thuy Si,

Thé Nhi Ky, Vuong Quốc Anh, Canada, Colombia, México, Hoa Ky, Isreal, Nhật Bản, Han Quéc, Australia, New Zealand

- Về thời gian: bài nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan, đặc

biệt là ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải khí CO; trong khoảng

thời gian 2004 - 2015 Đây là khoảng thời gian số liệu tương đối đầy đủ bởi Ngân hàng thế giới (WB) và tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

- Về nội dung: nghiên cứu chỉ đánh giá và phân tích về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải khí CO;, cùng một số các nhân tố kinh tế liên quan Nghiên cứu này sẽ không bao gồm việc đánh giá các yếu tô chính trị, địa lý như thể chế, tổ chức quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát thải khí CO; của các quốc gia đang được xem xét trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả Nghiên cứu xác định trong tam

là lượng hóa ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải khí CO; trong mô hình định lượng

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tải, nhóm tác giả đã thu thập số liệu

ngẫu nhiên trong giai đoạn 2004 - 2015 về các yếu tô ảnh hưởng đến lượng phát thải

khí CO; của các quốc gia, trong đó gồm: lượng phát thải khí CO;, thu nhập bình quân đầu người, quy mô dân số, diện tích rừng, tý lệ vốn đầu tư nước ngoài và mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người tại các quốc gia từ các nguồn uy tín như: Ngân hàng

Thế giới (WB) và tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

Trang 7

Đồng thời, nhóm dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đó, sau đó,

xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ Kê tiếp, từ cơ sở ly thuyết và xem xét các nhân tô

ảnh hưởng đã được đề cập đề xây dựng mô hình nghiên cứu chính, xử ly dữ liệu thu thập được trên phần mềm STATA Nhóm tác giả sử dụng phương pháp định lượng bao

ôm phương pháp hôi quy POLS, phương pháp hôi quy tác động cô định FEM,

phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên REM

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài tiểu luận bao gồm những nội dung sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trang 8

TÓNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1 Tình hình nghiên cứu (rong nước

Tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO; có mối quan hệ phức tạp, thường được mô tả thông qua mô hình đường cong môi trường Kuznets (EKC - Environmental Kuznets Curve) Theo lý thuyết này, khi một quốc gia có nền kinh tế

tăng trưởng, phat thai CO, ban dau sé gia tăng, nhưng sau khi đạt được một mức thu

nhập nhất định, lượng phát thải có thể giảm khi quốc gia đó tập trung vào phát triển công nghệ sạch và chuyên đổi sang nền kinh tế xanh

Năm 2017, bài nghiên cứu “Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế đến phát thải CO; ở Việt Nam — Tiếp cận qua mô hình ARDL” của tác giả

Nguyễn Đức Khương và Lê Trung Thành đã sử dụng mô hình ARDL nhằm mục đích

kiểm tra tác động của những nhân tố chính trong quá trình tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại đến lượng phát thải CO; ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thay tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, phát triển tài chính và độ mở thương mại ảnh hưởng củng chiều lên lượng phát thải CO;, đầu tư nước ngoài có tác động ngược chiều trong ngắn hạn

Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Tuyến và Phạm Đức Anh (2020) về “Kiểm định

hiệu ứng ngưỡng Kuznets của tăng trưởng kinh tế đến môi trường tại Việt Nam” là một

trong những nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng phương pháp kiểm định đường cong Kuznets môi trường (EKC) và mô hình kinh tế lượng Sử dụng chuỗi dữ liệu năm của

Việt Nam giai đoạn 1960-2019 kết hợp mô hình hồi quy phân tích dữ liệu GDP va phat

thải CO; Kết quả cho thấy không đủ bằng chứng xác nhận mối quan hệ giữa ngưỡng dựa trên lý thuyết EKC giữa tăng trưởng kinh tế và mức phát thải CO› tại Việt Nam

Năm 2022, nghiên cứu “Mối quan hệ giữa vốn con người, tiêu thụ năng lượng, phát thải khí CO2 và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Hiễn cho thấy vốn con người có quan hệ nhân quả cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn lên việc tiêu dùng năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Tăng trưởng kinh tế có quan

hệ nhân quả cùng chiều trong ngắn và đài hạn với tiêu thụ năng lượng và quan hệ

ngược chiều với phát thải khí CO2 ở Việt Nam Cuối cùng, nghiên cứu chưa tìm thấy

bằng chứng về tác động nhân quả trong ngắn hạn và dài hạn giữa các biến số phát thải khí CO2, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Nhóm tác giả Ngô Thái Hưng, Nguyễn Yến Nhi, Phạm Thị Kim Xuyến, Võ Văn

Thâm đã làm nghiên cứu “Đầu tư xanh, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và khí thải CO;: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” (2023) và cho ra kết quả cho thay

GRE, FIN va GDP đều có ảnh hướng mạnh mẽ đến lượng khí thải CO;; tuy nhiên mối

quan hệ này thay đôi theo các phân vị khác nhau của từng cặp biến Sự thay đôi này có

Trang 9

thể là do điều kiện thị trường tài chính xanh, hay tốc độ tăng trưởng kinh tế mà nó có

ảnh hướng tiêu cực hay tích cực đến lượng khí thải CO; Những phát hiện trong nghiên

cứu khẳng định rằng đầu tư xanh là chiến lược tốt nhất để có thê giảm lượng khí thải CO;, và đưa ra các chính sách hàm ý ngày cảng nâng cao hơn nữa vai tro cua dau tư xanh hướng đến phát triển bên vững

Gần nhất là tháng 3 năm 2024, tác giả Trần Văn Hưng với bài nghiên cứu “Mối

quan hệ giữa FDI, toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xanh và khí thải CO; tại Việt Nam” cho thây EDI, GG và GLO tác động tích cực đến chất lượng môi trường

ở các tần số và thời gian khác nhau Đặc biệt, trong ngắn hạn và trung hạn, GDP anh hưởng tích cực đến lượng khí thải CO2, trong khi đó chúng lại ảnh hưởng tiêu cực đến

lượng khí thải CO2 trong dải hạn Nhìn chung phân tích wavelet cho thấy GLO, GG

và FDI không cải thiện môi trường ở Việt Nam trong ngăn hạn Vì vậy, chính phủ nên cung cấp các biện pháp khuyến khích tăng trưởng xanh, toàn cầu hóa để tăng dòng vốn FDI sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất

Nhìn chung, các nghiên cứu về ở Việt Nam đều khá bao quát, có tính tham khảo

cao Các bài nghiên cứu cung cấp một cái nhìn chỉ tiết về nguyên nhân và các yếu tố khiến cho phát thải khí CO; tại Việt Nam tăng lên

2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tìm hiểu tác động của tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải khí CO; Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc xác định mỗi quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát thải, thường sử dụng các

mô hình kinh tế lượng đề phân tích dữ liệu quốc gia hoặc nhóm quốc gia, từ đó đưa ra những gợi ý về chính sách môi trường và phát triển bền vững

Nghiên cứu của Stern (2010) với tựa đề “The Role of Economic Growth in Climate Change” là một trong những nghiên cứu tông quan về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến đôi khí hậu Nghiên cứu này sử dụng mô hình Environmental

Kuznets Curve (EKC) để giải thích rằng khi nền kinh tế tăng trưởng, lượng phát thai

CO2 ban đầu sẽ gia tăng nhưng sau khi đạt mức phát triên nhất định, lượng phát thải

có xu hướng giảm do đầu tư vào công nghệ xanh và các biện pháp bảo vệ môi trường

Ưu điểm của nghiên cứu này là cung cấp một khung lý thuyết toàn diện để hiểu mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO; Tuy nhiên, nghiên cứu này phụ thuộc vảo đữ liệu lịch sử và có thể không phản ánh đầy đủ các thay đổi sân đây trong công nghệ và chính sách

Cole et al (1997) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và nhiều chỉ số bằng cách sử dụng dữ liệu bảng từ nhiều quốc gia và đề xuất rằng các đường cong EKC chỉ có ý nghĩa đối với các chất ô nhiễm cục bộ Các tác động môi

Trang 10

trường toàn cầu hoặc gián tiếp có xu hướng tăng theo chiều tăng của thu nhập, điều nảy ngụ ý rằng dé cải thiện ô nhiễm không khí đô thị hơn là giảm ô nhiễm không khí quốc gia Họ cũng đề xuất rằng nồng độ các chất ô nhiễm cục bộ có xu hướng đạt điểm chuyên đổi ở mức GDP bình quân đầu người thấp hơn, trong khi các chất ô nhiễm toàn

cau có thé đạt điêm chuyên đôi ở mức GDP bình quân đầu người cao hơn

Nghiên cứu của Jalil và Mahmud (2009) tập trung vào việc kiểm tra mô hình EKC cho Trung Quốc với nghiên cứu “Environment Kuznets Curve for CO; Emissions: A Cointegration Analysis for China” Sử dụng dữ liệu từ 1975 đến 2005, nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp cointegration và mô hinh Granger Causality dé

kiểm tra mỗi quan hệ dải hạn giữa thu nhập và phát thải CO¿ Nghiên cứu cho thấy

rằng khi Trung Quốc đạt mức thu nhập cao hơn, lượng phát thải CO; có thế giảm do chuyên đôi công nghệ và chính sách môi trường hiệu quả hơn Ưu điểm của nghiên

cứu là phân tích kỹ lưỡng về một nền kinh tế lớn đang phát triển, nhưng hạn chế là chỉ

áp dụng cho Trung Quốc, nên khó khái quát hóa cho các quốc gia khác

Một nghiên cứu đáng chú ý của Moomaw và Unruh (1997) đã kiểm tra mối quan

hệ giữa CO2 và mức thu nhập tại các quốc gia phát triển Họ đã chọn 16 quốc gia thành viên OECD để điều tra đường cong EKC Hầu hết các quốc gia cho thấy xu hướng hình chữ U ngược và điểm chuyên đôi của họ xảy ra trong khoảng thời gian từ

1970 đến 1980 Hơn nữa, bằng cách áp dụng mô hình cubic cho 16 quốc gia, họ xác định rằng các đường cong hình chữ N cho tất cả các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa

thông kê Điểm ngưỡng thứ nhất và thứ hai nằm trong khoảng từ 12.810 đến 18.330

USD Nghiên cứu của Friedl và Getzner (2003) cho thấy rằng cả mô hình tuyến tính va

mô hình bậc hai đều không phù hợp để phân tích trường hợp của Áo, nhưng mô hình cubic có thể thể hiện nó một cách thích hợp hơn Mỗi quan hệ giữa GDP và phát thải CO2 theo một đường cong hình chữ N trong giai đoạn 1960 đến 1999 Galeotti và Lanza (2003) đã xác minh đường cong hình chữ U ngược cho mối quan hệ giữa phát

thai CO2 va GDP

Shahbaz et al (2013) trong nghiên cứu “Economic Growth, Energy

Consumption, Financial Development, International Trade, and CO Emissions In Indonesia” đã sử dụng đữ liệu từ 1975 đến 2011 để kiếm tra tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và phát triển tài chính lên phát thải CO; tại Indonesia Nhóm tác giả sử dụng phương pháp ARDL bounds testine và phân tích cointegration

để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến này Kết quả cho thấy tiêu thụ năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng phát thải CO2, trong khi phát triển tài chính và thương mại quốc tế có tác động hỗn hợp Ưu điểm của nghiên cứu nảy là tính

đa chiều và phù hợp với một quốc gia đang phát triển, nhưng hạn chế là kết quả không thể khái quát cho các quốc gia khác

Trang 11

Grossman và Krueger (1993) đã phân tích mối quan hệ giữa chất lượng môi

trường và GDP bình quân đầu người bằng cách tập trung vào mức độ ô nhiễm không

khí đô thị để ước tính điểm chuyền đôi cho nồng độ khí lơ lửng (SPM) và lưu huỳnh dioxide (SO2) trong khi quyền Họ đề xuất rằng ô nhiễm không khí có thê cải thiện khi

GDP bình quân đầu người tăng đến một mức đủ cao Họ ước tính điểm chuyền đổi là

khoảng 4.000 ~ 5.000 USD (theo giá trị USD năm 1985) Đây là mức mà mọi người

thường bắt đầu quan tâm đến chất lượng môi trường Nếu GDP bình quân đầu người đạt khoảng 10.000 USD, người dân có thể tham gia vào nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường, từ đó chất lượng môi trường có thể cải thiện đáng kể Seldon và Song (1994) đã phân tích mỗi quan hệ giữa thu nhập và các chất gây ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng mô hình hiệu ứng có định và ngẫu nhiên với dữ liệu bảng Trái ngược với điểm chuyên đôi của Grossman va Krueger (tức là 5.000 USD hoặc ít hơn đối với SPM và SO2), điểm chuyển đôi của họ cho các chất ô nhiễm này là lớn hơn 8.000 USD Họ phát hiện ra rằng oxit nitơ (NOx) và lưu huỳnh dioxide (SO2) có đường cong Kuznets thế hiện mối quan hệ giữa sản lượng quốc gia và chất lượng môi trường

Nghiên cứu của Le Quéré et al (2019), “Dnvers of Declinne CO; Emisslons In

18 Developed Economies”, đã phân tích các yếu tố dẫn đến việc giảm phát thải CO; ở

18 nền kinh tế phát triển từ 2005 đến 2015 Nghiên cứu nảy cho thấy rằng việc chuyên

dich sang năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng là những yếu tổ chính

giúp giảm lượng phát thải CO mà không làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Nghiên

cứu có ưu điểm là cung cấp cái nhìn lạc quan về khả năng giảm phát thải ở các quốc gia phát triển, nhưng hạn chế ở chỗ không đưa ra giải pháp cho các quốc gia đang phát triển hoặc các nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch

Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

và phát thải CO; là phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tô như trình độ phát triển kinh

tế, chính sách môi trường, và tiến bộ công nghệ Những nghiên cứu tập trung vào các nước phát triển thường chỉ ra rằng khi đạt đến một mức độ phát trién kinh tế nhất định, phát thải CO; có thể giảm thông qua chuyên đôi công nghệ và năng lượng sạch

3 Khoảng trồng nghiên cứu

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã chỉ ra và đánh p1á ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới lượng phát thải CO: tại các quốc gia Tuy nhiên, do

sự phát triển không ngừng của thế giới cũng như có sự khác biệt về kết quả giữa các

mô hỉnh nghiên cứu hay phương pháp ước lượng nên các nghiên cứu trước đây một phần chưa đánh giá được hết những tác động này, một phần chưa thống nhất về kết quả nghiên cửu

Trang 12

Đa số các nghiên cứu hiện tại đang tập trung phân tích các yếu tô ảnh hưởng và cách đo lường mức phát thải khí nhà kính trong khi chưa đặt nó vào mối tương quan với tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó phạm vi nghiên cứu về mức phát thải CO; còn hẹp, chưa xem xét đến phạm vi châu lục và các nhóm quốc gia với mức thu nhập khác nhau

Ngoài ra, chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa yếu tổ mức sử dụng năng lượng quốc gia đối với lượng phát thải CO:› Vì vậy, đựa trên cơ sở vận dụng, thừa hưởng những kết quả từ các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu xây dựng đề tài nghiên cứu về “Tức động của tăng trưởng kinh tế tới lượng phát thải khí CO: tại các quốc gia OECD giai đoạn 2004 — 2015” với mục tiêu sẽ lấp đầy khoảng trống trên

Trang 13

CƠ SO LY THUYET

1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng mang tính tương đối, phản ánh sự gia tăng chậm Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng sự gia tăng sản phẩm quốc nội (GDP), tông sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GDP/ đầu người) Theo Todaro & Smith (2015), tăng trưởng kinh tế là "sự gia tăng dài hạn về khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia, được đo lường bằng sự gia tăng của tông sản phâm quốc nội thực (GDP thực)" Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế diễn ra khi đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế dịch

chuyên ra phía ngoai

2 Lượng phát thải CO;

Lượng phát thải CO2 là tổng lượng thải khí nhà kính đến từ quá trình sản xuất,

sử dụng và trone đời sông sinh hoạt của con người Nó bao gồm carbon dioxide (CO2) và những loại chất khác bao gồm khí metan (CH4), nitơ oxit (NO2) và flo (F2) Khí nhà kính có ảnh hướng tới sức khỏe con người và giữ nhiệt trong khí quyền, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu Đây là một trong các chỉ số được dùng

để đo lường sự xuống cấp của môi trường (Tsaurai, 2019) Theo Cơ quan quản lý Năng lượng và Môi trường Pháp, lượng phát thải CO2 được tính:

» (Fuel xEF ) Lượng CO; phát thải

Trong đó: 7 là loại nhiên liệu; Fuel là lượng nguyên, nhiên liệu tiêu thụ phục vụ sử dụng: EF là hệ số phát thải (hay hệ số chuyến đối) trên một đơn vị cần tính toán

3 Lý thuyết đường cong Kuznets

Nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải CO; được

mô tả bằng một đường cong hình chữ U ngược như đường cong Môi trường Kuznets

Lý thuyết đường cong Kuznets bắt đầu được ứng dụng trong các phân tích liên quan đến kinh tế học môi trường từ đầu những năm 1990 Lý thuyết chỉ ra: tăng trưởng kinh

tế không phải là mối đe dọa, mà nó là phương tiện nhằm cải thiện môi trường trong

tương lai (Galeotti & Lanza, 2005) Cụ thể, ô nhiễm môi trường tăng lên trong giai

đoạn đầu phát triển kinh tế, tuy nhiên qua một mốc thu nhập nào đó, chất lượng môi trường được cải thiện và mức độ các chất thải giảm dân, có hình dạng U ngược (Hình

1)

Mức độ xuống

cập môi trường

Giai đoạn đầu Nền kinh tế

tăng trưởng đã phát triển

Trang 14

U hoặc U ngược giữa hai biến số, ngụ ý một mối quan hệ phi tuyến tính và có thê áp dụng cho nhiều lĩnh vực Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra các hậu quả môi trường của tự

do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế trone những thập ký gần đây Hơn nữa, hiện tượng biến đổi khí hậu, một chủ để nghiên cứu quan trọng trong những năm gan day,

đã được xem là một trong những hậu quả quan trọng nhất của hệ thống năng lượng và việc sử dụng năng lượng toản cầu Khí carbon dioxide (CO2) chiếm phần lớn trong

lượng phát thải khí nhà kính và là nguồn gốc chính của các vấn đề môi trường Do đó,

việc nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm môi trường, tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế là rất có ý nghĩa

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w