1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tiết kiệm điện của các hộ gia đình tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

134 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Hành Vi Tiết Kiệm Điện Của Các Hộ Gia Đình Tại Thành Phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Phạm Minh Anh
Người hướng dẫn TS. Đặng Trung Tuyến
Trường học Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 64,54 MB

Nội dung

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm điện của các hộ gia đình từ đó đề xuất các giải pháp và cá

Trang 1

TRUONG DAI HỌC KINH TE KHOA KINH TE CHÍNH TRI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

PHAN TICH ANH HUONG CUA CAC YEU TO DEN

GIANG VIEN HUONG DAN: TS DANG TRUNG TUYEN

SINH VIEN THUC HIEN: PHAM MINH ANH

MA SINH VIEN: 19050024

LOP: QH2019E-KINH TE CLC 4

HE: CHINH QUY

Ha Noi — Thang 5 Nam 2023

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

KHOA KINH TÉ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆPPHAN TÍCH ANH HUONG CUA CAC YEU TO DEN HANH VITIẾT KIỆM ĐIỆN CUA CAC HO GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHO

UONG BÍ, TINH QUANG NINH

GIANG VIEN HUONG DAN: TS DANG TRUNG TUYEN

GIANG VIEN PHAN BIEN:

SINH VIEN THUC HIEN: PHAM MINH ANH

LOP: QH-2019E-KINH TE CLC 4

HE: CHINH QUY

Ha Noi — Tháng 5 Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp “Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đếnhành vi tiết kiệm điện của các hộ gia đình tại thành pho Uông Bi, tỉnh Quảng Ninh” là

công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các trích dẫn, số liệu, dữ liệu thống kê và tài liệu

tham khảo được sử dụng rõ ràng, trung thực và minh bạch trong bài khóa luận.

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Phạm Minh Anh

Trang 4

LOI CAM ON

Hoàn thiện dé tài khóa luận, bằng tat ca lòng kính trong và biết ơn, em xin gửi lời

cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại họcQuốc gia Hà Nội và Khoa Kinh tế chính trị đã tô chức khóa luận hết sức bồ ích cho sinh

viên chúng em.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các giảng viên Khoa Kinh tế chính trị đãdành thời gian, tâm huyết của mình để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho sinh viên chúng em

và chỉ dạy những kiến thức quý báu để em có tự tin hơn trong bài nghiên cứu

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến TS Đặng Trung Tuyến — Giảng viên Khoa

Kinh tế chính trị đã quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn và động viên em trong quá trình làm

khóa luận.

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài khóa

luận còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô

và các bạn sinh viên để em có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành

tốt hơn bài khóa luận của mình

Em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy, cô và chúc thầy, cô luôn đồi đào sức

khỏe và nhiệt huyết dé tiép tuc thuc hién st ménh cao ca 1a truyén đạt kiến thức cho thé

hệ tương lai.

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Sinh viên thực hiện Chữ ký của GVHD

Phạm Minh Anh

Trang 5

DANH MỤC VIET TẮTT - 2-2 ®+SE+E+E£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111111 11111 ye vi

DANH MỤC HÌNH ANH G- c3 SE E3 SE 1111111111111 cErE vii

DANH MỤC BANG BIỀU - 2 5© E- St SE SE EEEEEEE2E1111111111111111 11111111 viii

MO ĐẦU 5 5-21 E1 1E 1E 1511211211115 1111 1111.1111 111111111 1111111111111 0111111111 1x re 1

Wyl)in 2 0N ẽan |

2 Mục đích và mục tiêu nghiÊn CỨU - 5 + 2< %1 1E +3 E**EESSEESEEEEeekEeskeererreree 3

2.1 Mục đích mghién CỨU - - G55 2c 3311891183111 893 1 911911 11 1v ng ng ng ng 3 2.2 Muc tiGu nghi€n CUU 01 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu cceeccssessessessessessessessssssessessessessessecsusseessessesseeses 3

4 Đóng góp của đề tài - St tt 101121121111 11011 1121111111101 11a 4

5 Kết câu bài nghiên COU - - + 2 % 2 +E9EESEESEE2E2EEE1EE121121171711111 1.111 xe, 4

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THUC TIEN VỀ HANH

VI TIẾT KIỆM ĐIỆN CUA CAC HỘ GIA DINH - 2 5¿252+££+£++£x+zxerxersee 5

1.1 Tổng quan tài liệu 2 £+S£+SE£EE£EE£EEEE2EE2E12717121711211211211 111111, 5

1.1.1 Tổng quan tài liệu liên quan đến hành vi người tiêu dùng - 51.1.2 Tổng quan tài liệu liên quan đến hành vi tiết kiệm điện năng của hộ gia đình

Trang 6

2.3.1 Phương pháp xây dựng thang O - 5 +25 + Esisrrrrrirrreerree 25

2.3.2 Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn MAU - - 22 =2 £s+S+£z££sz£z£z 29

2.3.3 Phương pháp thu thập dữ liỆu - - 5 62c E3 E+EEsEEseerseeserrrerse 29

2.3.4 Phương pháp xử lý va phân tích số liệu 2-2 z+2+++£+2 sec: 30

CHƯƠNG 3: PHAN TÍCH KET QUÁ NGHIÊN CỨU - 2 ecx+£+£x+xezxezez 38

3.1 Thực trạng sử dụng điện năng của các hộ gia đình tại thành phố Uông Bí, tỉnh

Quang Ninh eee 38

3.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Uông Bí 2-2-2 2 ++££+E££E+E+£++E+zEee2 383.1.2 Mức độ sử dụng điện sinh hoạt của các hộ gia đình tại thành phố Uông Bí 403.2 Kết quả nghiên CỨU -+- ¿+ ©S£+S£+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEE122171 2171111211112 crxeeg 42

3.2.1 Phân tích thống kê M6 tả + 2 2 + ©E2E£+E££EE+EE£EEtEEEEEEEerEerrkrrkervee 423.2.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 453.2.3 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 51

3.2.4 Đánh giá mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố khang định CPA 56

Trang 7

3.2.5 Đánh giá kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM và kiểm định giả thuyết

¬ 58

3.2.6 Kiểm định khác biệt các biến định tinh và định lượng thông qua phân tích sâu

ANOVA - CS 121121121121101111111 211 11 T1 T1 111 111 1 11 11g re 633.3 Thảo luận kết Ua NGNIEN CUU 00 66

3.3.1 Kết quả về thang do ccecccccccsccssssessessessessescsessessessessssessessessssessssessesscsecseeaes 66

3.3.2 Kết quả về mô hình nghiên cứu và các giả thuyẾt - 2-5 55+ 66

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 2 2 2 2+ ++£E£+E£+££+E++zx+rxeex 69

4.1 Định hướng của thành phố Uông Bí về tiêu thụ điện nang - 69

4.2 Các giải pháp đỀ Xuất - ¿© ++S<+Sx+EkEEkEEEE2112112112112211171111211211 21111 Tre 70

4.2.1 Giải pháp đề xuất đối với hộ gia đình ¿2 + 2+cz+x+zxerxerzrerrees 70

4.2.2 Giải pháp đề xuất đối với doanh nghiệp điện 2 2 2s s+cx+cs2 724.2.3 Giải pháp đề xuất đối với Chính phủ và chính quyền địa phương 724.3 Giới han của dé tài và hướng nghiên cứu tiếp theo -¿- ¿s2 + scsz£zzsz 74

KẾT LUẬN - 2-6-2 2EE2E12E192121711211211211211 1111211211111 T11 11.111.111 re 75

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - - 2 S2 +St+E£EE+E£EE+EEEEEEEEEEEerkererkeree 71

PHU 06 0 4 82

Trang 8

DANH MUC VIET TAT

Chữ viết tat Nguyên nghĩa

CFA Confirmatory factor analysis — Phan tich

nhân tô khang định

EFA Explore factor analysis — Phân tích nhân

tố khám phá

NAM The norm activation model — Mô hình

hoạt động tiêu chuẩn

TPB Theory of Planned Behavior — Lý thuyết

hanh vi hoach dinh

TRA Theory of Reasoned Action — Ly

thuyét hanh vi hop ly

UBND Uy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua 2 ¿2 + +2 £E££x£+2£zz£zez 10

Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý — TÌRA - 5 +25 + + *+EE+vseersserseeerrsee 12 Hình 1.3: Mô hình Hành vi hoạch định — TPB (2< c2 SSE S225 erres 14

Hình 1.4: Mô hình hoạt động tiêu CHUAN -c-c- St St+tEEEEESEEEEESESEEEEEEEEEEkrkrkrrrrerkes 15

Hình 1.5: Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm điện của các hộ

gia đình tại thành phố Uông Bí, tinh Quảng Ninh - 2-2 2 52+s£+££+E+zxrxzei 23Hình 3.1: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu sau khi loại bỏ các mối quan hệ không

có ý nghĩa thống kê - ¿2 2 E+SE£SEÉEESE2E1221971271711211211211211711171.11 2111111 xe 59

Trang 10

DANH MUC BANG BIEU

Bang 2.1: Thanh phan thang do và căn cứ thang dO cecececsseseescesessessesesessessessesesees 26Bang 3.1: Bang thống kê mức sử dung điện sinh hoạt của các hộ gia đình tại thành phố

Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2018-2Ö22 - - 5 <6 3 1E 33 E +3 EE9ESEESEkEEkerekerrree 41

Bang 3.2: Thông tin cá nhân đối tượng nghiên cứu ¿2 2 2 2+2 +z£zez 42Bang 3.3: Kết quả kiểm định thang đo Cronbanh’s Alpha cho các biến quan sát thuộc

110089:1716) 00180000027 45Bang 3.4: Kết quả kiểm định thang đo Cronbanh’s Alpha cho các biến quan sát thuộc

Bang 3.8: Kết quả kiểm định thang đo Cronbanh’s Alpha cho các biến quan sát thuộc

nhóm Chuẩn chủ quan 2-2 25% S©E£+E£+E£+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkers 48Bảng 3.9: Kết quả kiểm định thang đo Cronbanh’s Alpha cho các biến quan sát thuộc

nhóm Thói quen lần l_ ¿- 2-2 ++E£+E£+EE+EE+EE+EE+EE£EEEEEEEEE2EESEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrg 48Bảng 3.10: Kết quả kiểm định thang đo Cronbanh’s Alpha cho các biến quan sát thuộc

nhóm Thói quen lẦn 2 2-2 2£ +©S£+S£+E£+EE£EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEvEErrkrrkerkere 49

Bảng 3.11: Kết quả kiểm định thang do Cronbanh’s Alpha cho các biến quan sát thuộcnhóm Giáo dục và truyền thông ¿2 2 + E+EE+EE£EEEEEEEE2EESEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerreee 49

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định thang do Cronbanh’s Alpha cho các biến quan sát thuộc

nhóm Y định tiết kiệm điện - 6 c5 SE+EEEE‡EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEErErrkrrerkrree 50

Bang 3.13: Kết quả kiểm định thang đo Cronbanh’s Alpha cho các biến quan sát thuộc

nhóm Hành vi tiết kiệm điện - ¿ £ 2S SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrrg 51

Bang 3.14: Kiểm định KMO and Barlett’s test cho biến độc lập 52Bảng 3.15: Kết quả kiểm các nhân tố theo tiêu chí Eigenvalue -: 53Bang 3.16: Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập -¿-2- 2 s2 s25: 54

Bảng 3.17: Kết quả kiểm định độ tin cậy và độ giá tri hội tụ của thang đo 57

Trang 11

Bảng 3.18: Kết quả kiểm định độ giá trị phân biệt giữa các khái niệm

Bang 3.19: Kết quả Interconstruct CorrelatïOns -s:-5c5z-5s

Bảng 3.20: Kết quả ước lượng mô hình cấu tTÚC ¿sec

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Điện năng là loại hàng hoá có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống hàng ngày

của xã hội mà còn có ý nghĩa đối với quá trình phát triển kinh tế — xã hội của mọi quốc

gia Trong thực tiễn, phần lớn điện năng được sản xuất từ các nguồn năng lượng không

tái tạo như than đá, dầu mỏ, khí đốt, Do đó, điện năng là loại hàng hoá mang tính chất

đặc biệt do không có hàng tồn kho và điện năng cũng không thể dự trữ được như các loại

hàng hoá thông thường khác.

Trước diễn biến biến đổi khí hậu ở Việt Nam ngày càng gay gat, biểu hiện rõ nhất là

số ngày nang nóng trong năm gần đây ngày càng gia tăng, dẫn đến nhu cau sử dụng điệncủa người dân tăng cao Theo đó, nhu cầu điện hàng năm tăng trưởng cao, nhu cầu tiêu

thụ điện (điện thương phẩm) giai đoạn 2016-2022 tăng trưởng bình quân 7,72%/năm;trong đó, trong 4 năm 2016-2019 tăng trưởng 9,6%/năm (Hồng Hanh, 2022) Theo Cục

Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, tình hình năng nóng kéo dài tại nhiều tỉnh thành

trên toàn quốc, nhu cầu sử dụng điện tăng cao đặt biệt là tại các thành phố lớn nhiệt độ

nhiều nơi trên 37 độ C Sản lượng điện phục vụ mục đích sinh hoạt trung bình của tháng

5 đạt 197 triệu kWh/ngày tăng 10,2% so với trung bình của các tháng đầu năm 2020 Tại

Hà Nội sản lượng điện sinh hoạt đạt 809.4 triệu kWh, tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt1056.8 triệu kWh đều tăng cao so với các tháng đầu năm Tổng sản sản lượng điệnthương phẩm tiêu thụ tháng 5/2020 của cả nước đạt 16900.1 triệu kWh, tăng cao so với

các tháng đầu năm 2020 Dự báo năm 2023, tăng trưởng điện sẽ ở trên mức 8% với công

suất đỉnh đạt gần 50.000 MW Đây là sẽ một thách thức lớn đối với Chính phủ và ngành

điện lực trong việc đối phó với tình trạng không có đủ điện dé đáp ứng nhu cầu sử dụngđiện tăng cao Đặc biệt là tình trạng biến đồi khí hậu và 6 nhiễm môi trường ngày càng

nghiêm trọng do các nhà máy nhiệt điện và thủy điện làm việc hết công suất dẫn đến

tăng lượng khói thải và chất thải ô nhiễm ra môi trường

Trang 13

Tỉnh Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong sản xuất điện khu vực miền bắc Việt

Nam Với tổng sản lượng điện sản xuất trên địa bàn lên đến hơn 12 tỷ kWh/năm, Quảng

Ninh cung cấp một lượng lớn điện cho khu vực phía Bắc, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của

các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bac Ninh va

các tỉnh phía bắc khác Đặc biệt, Quảng Ninh là nơi đặt trụ sở của Tổng công ty Điện

lực miền Bắc, một trong những tổng công ty điện lực lớn nhất Việt Nam Tổng công ty

này có trách nhiệm quản lý và điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện

trên toàn miền Bắc, bao gồm cả Quảng Ninh Vì vậy, việc tỉnh Quảng Ninh tăng cường

tiết kiệm điện không chỉ có tác động tích cực đến môi trường va người dân, mà còn anhhưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp điện cho khu vực phía Bắc Nếu Quảng Ninh tiết

kiệm được một lượng lớn điện, thì Tổng công ty Điện lực miền Bắc có thể sử dụng lượng

điện này dé phuc vu nhu cầu của các tỉnh thành khác, đảm bảo an toàn va ôn định của hệthống điện trên toàn miền bắc Quảng Ninh luôn đảm bảo tốt việc thực hiện theo Chỉ thị

số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm

điện giai đoạn 2020-2025 và văn bản số 1525/EVNNPC-KD+TT ngày 04/4/2022 của

Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc triển khai công tác truyền thông trong mùa nắng

nóng tới các UBND thành phó, thị xã triển khai chương trình thi đua về tiết kiệm điệntại các doanh nghiệp và hộ gia đình dé tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước

về chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả gắn với việc bảo vệ tài nguyênthiên nhiên nói riêng và môi trường nói chung, cũng là cách dé đảm bảo an ninh năng

lượng quốc gia

Là một trong bốn thành phô lớn của tỉnh Quang Ninh, thành phố Uông Bí có nền kinh

tế phát triển với nhiều doanh nghiệp lớn và dân số đông đúc Đồng thời, Uông Bí cũng

là một trong những địa phương có mức tiêu thụ điện cao ở tỉnh Quảng Ninh Việc tiếtkiệm điện sẽ có tác động tích cực đến việc tăng cường bền vững và phát triển của thành

phó Tuy nhiên, Uông Bí cũng đối mặt với nhiều thách thức trong việc sử dụng điện năngtiết kiệm tại các hộ gia đình Một trong những thách thức lớn nhất là sự tăng trưởng

Trang 14

nhanh chóng của dân số và kinh tế, dẫn đến nhu cầu tăng cao về điện năng Điều này đặt

áp lực lớn lên hệ thống điện của thành phố và làm tăng chi phí điện cho các hộ gia đình

Ngoài ra, ý thức về tiết kiệm điện của một số người dân còn rất thấp, gây ra lãng phí điện

năng và ảnh hưởng đến môi trường

Chính vi vậy, việc nghiên cứu van đề tiết kiệm điện dé từ đó nâng cao nhận thức, ý

thức của người dân thành phố Uông Bí thực hiện tiết kiệm điện là hết sức cấp thiết Qua

nghiên cứu tam quan trọng và cấp thiết của van đề trên, tôi chọn dé tài “Phân tích ảnh

hưởng của các yếu tố đến hành vi tiết kiệm điện của các hộ gia đình tại thành phố Uông

Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài khóa luận của mình, dé từ đó có thé đề xuất được nhữnggiải pháp, khuyến nghị cho chính quyền địa phương thành phó và các hộ gia đình nhăm

thúc đây ý thức tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường xung quanh xanh- sạch — đẹp

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm điện của các

hộ gia đình từ đó đề xuất các giải pháp và các chính sách thích hợp nhằm thúc đây hành

vi tiết kiệm điện đối với người dân

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng và các yếu tố tác động tới hành

vi tiết kiệm điện của các hộ gia đình

- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tô tới hành vi tiết kiệm điện của các hộ

gia đình tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

- Định hướng và đưa ra một số giải pháp thúc đây hành vi tiết kiệm điện của người dân

địa phương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đôi tượng nghiên cứu: Hành vi tiệt kiệm điện

- Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình trên địa bàn thành phó Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Trang 15

- Số lượng: 257 mẫu

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

+ Thời gian nghiên cứu:

e Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua quá trình phỏng van trực tiếp bang bảng

câu hỏi trên Google Form và phiếu khảo sát in giấy từ tháng 3/2023 đến tháng

4/2023

e Số liệu thứ cấp: được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2018-2022

4 Đóng góp của đề tài

Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp cho hệ lý thuyết về quản lý điện năng và góp

phan giải quyết van đề thiếu điện hiện nay ở thành phố Uông Bí nói riêng và tinh Quảng

Ninh nói riêng Đề tài nghiên cứu này có tính áp dụng thực tiễn cao vì:

- Dữ liệu nghiên cứu thực tế, chính xác và cụ thé

- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, cũng như chính quyền địa phương;

- Kết quả nghiên cứu có thé được sử dụng dé định hướng các chính sách của chính phủ;

- Đưa ra những giải pháp thiết thực và hiệu quả về tiết kiệm điện năng cho các công tyđiện lực và chính quyền địa phương

5 Kết cau bài nghiên cứu

Kết cấu bài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: T ong quan tài liệu và cơ sở lý luận thực tiễn về hành vi tiết kiệm điện

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu

Chương 4: Định hướng và giải pháp

Trang 16

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÀI LIEU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIEN VE

HANH VI TIẾT KIỆM ĐIỆN CUA CÁC HỘ GIA ĐÌNH

1.1 Tổng quan tài liệu

Trong những năm qua, những vấn đề liên quan đến hành vi tiết kiệm điện năng đang

ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm từ người dân và chính quyền địa phương Điều này

được thê hiện qua một sô tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.1.1 Tong quan tài liệu liên quan đến hành vi người tiêu dùng

Dựa trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng trong xã hội, một số các học giả trong nước

và quốc tế đã thực hiện bài nghiên cứu hay luận văn thạc sĩ dé nghiên cứu hành vi tiếtkiệm điện trên các lĩnh vực khác nhau kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, Hiện nay córất nhiều nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để nghiên cứu cáchành vi tiêu dùng xanh (Hoàng Trọng Hùng và cộng sự, 2018), hành vi mua sắm trực

tuyến của người tiêu dùng (Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ, 2016), hành vi tiết

kiệm năng lượng (Bùi Thị Mỹ Hạnh, 2022) TPB đề xuất rằng hành vi của một người làmột chức năng trực tiếp của ý định của họ, là trung gian ảnh hưởng của thái độ, chuẩnmực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức

Theo Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018) đã dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch,nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ đối với tiêu dùng xanh, chuẩn chủ quan, nhận thức

kiểm soát hành vi, ý định tiêu dùng xanh đến với hành vi tiêu dùng xanh của người tiêudùng thành phó Huế Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhóm nhân tố “thái độ” là nhân

tố tác động mạnh nhất đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó tác động gián tiếp đến hành

vi tiêu dùng xanh Thái độ là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực

hiện một hành vi Cũng dựa trên lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) của Ajzen dé

phát trién mô hình nghiên cứu, hai tác giả Hà Ngoc Thang và Nguyễn Thanh Độ (2016)

cho rằng cả yếu tổ thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi của người tiêu dùng có ảnh

hưởng tích cực đến ý định mua trực tuyến Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc

Trang 17

dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các

nguôn lực và các cơ hội dé thực hiện hành vi Mặt khác, sau khi phân tích hành vi tiết

kiệm điện của giới trẻ tỉnh An Giang dựa trên mô hình TPB, Bùi Thị Mỹ Hạnh (2022)

cho rang ca ba yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức có liên

quan đáng kê với ý định, từ đó dẫn đến thực hiện hành vi tiết kiệm điện năng Trong đó,

yếu tố chuẩn chủ quan đề cập đến áp lực xã hội nhận thức được dé thực hiện hành vi

Các chuân mực chủ quan phát sinh từ niềm tin về những kỳ vọng và hành vi chuẩn mựccủa người khác, tức là niềm tin về mức độ mà những người quan trọng khác sẽ chấpthuận hoặc không chấp nhận hành vi đó

Ngoài lý thuyết mô hình hành vi hoạch định, lý thuyết mô hình kích hoạt chuân mực(NAM) cũng là lý thuyết quan trọng dé nghiên cứu về nhận thức về trách nhiệm, nhận

thức về hậu quả anh hưởng đến hành vi của người tiêu dng Nguyen Ngoc Hien & PhamHoang Chi (2020) đã kết hợp các yếu tố của lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô

hình kích hoạt chuẩn mực (NAM), kết quả cho thấy các yếu tố trong TPB và NAM và

nhân tố cộng thêm (nhận thức lợi ích) là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý địnhtiết kiệm điện của người dân Hơn nữa, hành vi tiết kiệm điện chịu tác động mạnh mẽ

của ý định tiết kiệm điện và tuyên truyền xã hội

1.1.2 Tổng quan tài liệu liên quan đến hành vi tiết kiệm điện năng của hộ gia đình

Dựa trên lý thuyết chung về hành vi người tiêu dùng, các yếu tố tiên quyết ảnh hưởngđến hành vi tiết kiệm điện của người dân cũng như các hộ gia đình bao gồm thái độ,

chuẩn chủ quan (hay ảnh hưởng từ xã hội), nhận thức về hậu quả, nhận thức về trách

nhiệm.

Thái độ tích cực đối với tiết kiệm năng lượng có thé thúc day sự tham gia của người

tiêu dùng vào việc tiết kiệm năng lượng bằng cách ảnh hưởng đến các hành vi tiết kiệm

năng lượng hàng ngày của họ (Mỹ Hạnh, 2022) Khi các cá nhân có một thái độ tích cực

đối với hành vi, ý định của họ dé tham gia vào một hành vi cụ thé được tăng lên và ngược

lại (Shanyong Wang and et al, 2018) Thái độ tham khảo mức độ mà một người đánh giá

Trang 18

về tiết kiệm điện là tích cực hay không tích cực, phụ thuộc vào lợi ích hay tối đa hóa chỉ

phí về thời gian, công sức hay tiền bạc (Như Quỳnh, 2013) Trong khi đó, chuẩn chủ

quan (ảnh hưởng từ xã hội) trong phân tích hành vi tiết kiệm điện đề cập đến áp lực xã

hội tác động đến nhận thức của cá nhân đối với vấn đề tiết kiệm điện Các áp lực xã hội

này đến từ những người có ảnh hưởng quan trọng với cá nhân đó chang hạn như gia

đình, đồng nghiệp, bạn bè (Xuan Liu and et al, 2020; Shanyong Wang and et al, 2018;

Như Quynh, 2013) Cac cá nhân có xu hướng tuân theo những kỳ vọng hoặc quan điểm

của những người quan trọng đối với họ Nếu các cá nhân nghĩ rằng những người quan

trọng mong đợi họ thực hiện hành vi sử dụng điện tiết kiệm, thì nhiều khả năng họ sẽ

thực hiện hành vi đó (Shanyong Wang and et al, 2018) Hai yếu tố nhận thức về tráchnhiệm và nhận thức về hậu quả của lãng phí điện cũng đóng vai trò quan trọng góp phần

thúc đây ý định, hành vi tiết kiệm điện của mỗi cá nhân trong hộ gia đình Trong đó,nhận thức về trách nhiệm là nhận thức chính của các hộ gia đình về hành vi sử dụng và

tiết kiệm điện của mình mà không đồ lỗi cho chính phủ, ngành điện và cộng đồng xã hội.Kết quả của các nghiên cứu cho thấy những người tin rằng việc sử dụng năng lượng

không có kế hoạch có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với môi trường và cảm thấy

cá nhân phải chịu trách nhiệm về những vấn đề này, sẽ thúc đây trách nhiệm mạnh mẽhơn để giúp giải quyết những vấn đề này bằng cách giảm sử dụng năng lượng (Như

Quỳnh, 2013; Bo Wang và cộng sự, 2018) Mặt khác, trong bài nghiên cứu khác của

Nguyễn Xuân Tuyết (2017), thay vì hai yếu tố nhận thức về hậu quả và nhận thức về

trách nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến ý định tiết kiệm điện thì hai yếu tố này lại là tiền tốcủa thái độ đối với việc tiết kiệm điện, có nhận thức thì mới hình thành lên thái độ tích

cực đối với hành vi tiết kiệm điện

Bên cạnh các nghiên cứu về bốn yếu tố trên, một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu vềcác yếu tô bồ sung khác như thói quen, giáo dục và truyền thông về lợi ích của tiết kiệm

điện sinh hoạt của hộ gia đình Thói quen hoặc hành vi trong quá khứ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các hành vi được lặp đi lặp lại theo thời gian như thói

Trang 19

quen tắt các thiết bị điện khi không sử dụng Tuy nhiên, để tạo được thành thói quen,

hành vi cần được lặp lại theo một khuôn mẫu 6n định dé hình thành được chuỗi phan xạ

trong não bộ và sử dụng trong tương lai (Linh Trang, 2022; Shanyong Wang, 2018) Với

yếu tố giáo dục và truyền thông, đây là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tri

giác của cá nhân Giáo dục và truyền thông càng mạnh mẽ thì nhận thức của người dân

về lợi ích của sử dụng điện năng tiết kiệm càng được nâng cao theo hướng tích cực, từ

đó sẽ chuyên biến thành hành vi tiết kiệm điện

Một trong những yếu tố quan trọng khác tác động đến ý định và hành vi tiết kiệm điện

là yếu tố về nhân khẩu học Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2020) với bài nghiên cứu

về mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khâu học với hành vi tiết kiệm năng lượng trong hộgia đình ở Hà Nội cho thấy các yếu tố thuộc về nhân khẩu học xã hội như giới tính và

thu nhập ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình Trong

đó, yếu tố thu nhập đóng vai trò như một nhân tố kích thích các hành vi tiết kiệm nănglượng Giá năng lượng có tác động lớn nhất đến hành vi tiết kiệm năng lượng Thái độ và

nhận thức tiết kiệm năng lượng đóng vai trò trong việc hình thành ý định tiết kiệm năng

lượng và gián tiếp ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm năng lượng Sự khác biệt về trình độ

học vấn có ảnh hưởng đến việc phân loại các thiết bị tiết kiệm năng lượng

1.1.3 Các nghiên cứu về giải pháp thúc đấy hành vi tiết kiệm điện của các hộ gia

đình

Các giải pháp được đề xuất trong các bài nghiên cứu phần lớn là nâng cao nhận thức

của người dân thông qua giáo dục, tuyên truyền và phô biến sâu rộng cách thức sử dungđiện tiết kiệm và hiệu quả, các chỉ thị, hướng dẫn và các quy định về tiết kiệm điện cho

người dân dưới nhiều hình thức khác nhau Từ đó, giúp người dân hình thành thói quen

sử dụng điện một cách hiệu quả và hợp lý (Linh Trang, 2022) Nên thực hiện giáo dục

tiết kiệm điện hiệu quả trong các trường học dé có được nhiều người trong tương lai thực

hiện tiết kiệm điện Sử dụng phương pháp tiếp cận sư phạm, các chương trình giáo dục

cân quan tâm đên việc nâng cao nhận thức về nhu câu tiệt kiệm điện của giới trẻ Các

Trang 20

chương trình nên tập trung vào việc cải thiện thái độ liên quan đến năng lượng, ý định

hành vi và chiến lược hành động (Mỹ Hạnh, 2022) Cần có sự phối hợp và kết hợp tốt

giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc tăng cường năng lực triển khai

các cơ chế hỗ trợ, giám sát và thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Các trung tâm tiết kiệm năng lượng cần tiếp tục đây mạnh việc triển khai các dịch vụ tiết

kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh/thành phó, như: xây dựng mô hình quản lý năng lượng,

kiểm toán năng lượng, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ thực hiện các giảipháp tiết kiệm năng lượng cho hộ dân và doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn (Xuan Liu

and et al, 2020)

1.1.4 Khoảng trong nghiên cứu

Thông qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế về lý thuyết hành

vi người tiêu dùng, các nghiên cứu đã phân tích, chỉ rõ các yếu tố tác động đến ý địnhhoặc hành vi tiết kiệm năng lượng/ điện tại các tỉnh thành và quốc gia trên thế giới bằng

các mô hình kinh tế lượng Trong đó, cụ thể các yếu tố được nhắc đến nhiều nhất có tác

động của lý thuyết hành vi hoạch định và lý thuyết mô hình hoạt động tiêu chuẩn gồmcác yêu tổ thái độ, chuân chủ quan, nhận thức về hậu quả, nhận thức về trách nhiệm Bên

cạnh đó còn có một số yếu tố khác như thói quen, giáo dục, truyền thông, nhân khẩuhoc cting được nhắc đến trong các nghiên cứu

Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể về hành vi tiết kiệm điện với yêu tố ý định tiết kiệmđiện làm trung gian giữa các biến tác động thì còn chưa có sự tổng hợp chi tiết trong

phan cơ sở lý luận và chưa đa dang các biến dé đánh giá chuyên sâu ảnh hưởng đến hành

vi tiết kiệm điện Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu trên đều được thực hiện ở nước ngoàihoặc các thành phố khác của Việt Nam mà chưa có thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Chính vì thế, bài nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng của các yêu tố đến hành vi tiết

kiệm điện của các hộ gia đình tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” hướng đến tập

trung phân tích đa dạng các yếu tố tác động đến hành vi tiết kiệm điện của các hộ gia

đình tại thành phố Uông Bí Từ đó, bài nghiên cứu sẽ đề xuất những giải pháp hữu ích

Trang 21

cho người dân, chính quyền địa phương nhằm thúc day hành vi tiết kiệm điện của các

hộ gia đình cũng như của toàn thành phố Uông Bí

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các lý thuyết nghiên cứu về hành vi tiêu dùng

1.2.1.1 Lý thuyết chung về hành vi người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng là một quá trình của người tiêu dùng trong đó họ hình thành

các phản ứng đáp lại đối với một nhu cầu Quá trình này bao gồm giai đoạn nhận thức

và giai đoạn hành động Như vậy phạm vi nghiên cứu của hành vi người tiêu dùng bao

gồm tất cả các hoạt động về tỉnh thần, tình cảm, hành động của người tiêu dùng bộc lộtrong quá trình lựa chọn, mua, sử dụng -tiêu dùng, loại bỏ các sản phẩm dịch vụ trongviệc thoả mãn nhu cau của họ cũng như là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này

(Ngoc Quang, 2008) Phạm vi nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng được thé hiện qua

Các yêu tô bên trong

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua

Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2008)

Trang 22

Hành vi sử dụng của con người được hình thành từ nhiều yếu tố, hoàn cảnh khác nhau

và cũng bị chi phối bởi rất nhiều những yếu tố khác Con người có thé hành động theo

lý tính (dựa vào kinh nghiệm và cần có tư duy, suy nghĩ) và cũng có thể hành động theo

cảm tính, hoàn toàn không theo quy luật và nguyên tắc nào cả Vậy đề giải quyết vấn đề

này, cần có các giả thuyết về con người trong nghiên cứu hành vi của họ Pellemans

(1998) đưa ra các giả thuyết về con người dưới đây:

- Con người theo đuôi lợi ích kinh tế

- Hành vi có điều kiện của con người

- Con người ý thức và vô thức

- Con người xã hội

- Con người được định hướng bởi sự lựa chọn có suy nghĩ

- Con người được xem xét trên các đặc tính cá nhân

- Tiêu dùng là quá trình mang tính biểu tượng

1.2.1.2 Lý thuyết nhân khấu học

Các nghiên cứu cho đến nay chỉ ra rang việc sử dụng điện năng trong gia đình dườngnhư chủ yếu liên quan đến các biến nhân khẩu học, xã hội, chăng hạn như thu nhập và

số lượng người trong hộ gia đình Những yếu tố này hình thành nên các cơ hội và hạnchế cho việc sử dụng điện năng

Theo Thanh Tùng và cộng sự (2020), yếu tố thu nhập đóng vai trò như một nhân tốkích thích các hành vi tiết kiệm năng lượng hay sự khác biệt về giới tính cho thấy được

mức độ sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng trong nhà Học van cao hon tao ra các

hoạt động tiết kiệm năng lượng nhiều hơn (Hirst E., 1982) Giải thích kinh tế cho vấn đềnay là trình độ học van cao làm giảm chi phí tìm kiếm thông tin

1.2.1.3 Thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior) là sự phát triển và cải tiễncủa thuyết hành vi hợp lý Thuyết hành vi hợp lý (hay là Theory of Reasoned Action

Trang 23

đến những thuộc tính mang lại tính hiệu quả và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu

biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thé dự đoán được kết quả thực hiện hành vi cua

con người Bên cạnh đó, mô hình còn cho thấy hành vi con người được quyết định bởi ý

định của họ dé thực hiện hành vi đó Hai yếu t6 chính anh hưởng đến ý định là thái độ

cá nhân và chuẩn chủ quan Dưới đây là mô hình hành động hợp lý

Niềm tin đối với thuộc tính sản phẩm

Đo lường niềm tin đối với những thuộc

Trang 24

Trong đó, thái độ (Attitude) của một cá nhân đề cập đến mức độ đánh giá tích cực hay

tiêu cực đối với hành vi đó và phụ thuộc vào lợi ích chỉ phí như chỉ phí tài chính, công

sức hoặc thời gian Ví dụ, các hộ gia đình có con nhỏ có thể sử dụng bình nóng lạnh cả

ngày vào mùa đông Họ tin rằng việc hạn chế sử dụng bình nóng lạnh khiến cuộc sống

của họ bắt tiện hơn

Định nghĩa về yếu tố chuẩn chủ quan (Subjective Norms) được Ajzen (1991) khái

quát là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay

không thực hiện hành vi Yếu tố này có thể được đo lường thông qua những người có

liên quan đến người thực hiện hành vi (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ) hoặc cácvan đề bên ngoài xã hội (thông tin cộng đồng, chính quyền địa phương)

Dựa trên nền tảng của thuyết hành vi hợp lý, lý thuyết hành vi hoạch định- The theory

of Planned Behavior (TPB) đã được ra đời để phát triển và mở rộng về nghiên cứu

hành vi tiêu dùng của con người Sự ra đời của thuyết hành vi hoạch định xuất phát từ

giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát Lý thuyết giả định rằng: một hành

vi có thê được dự báo hoặc giải thích bởi các yếu tố đề thực hiện hành vi đó Các yếu tốnày được giả sử bao gồm các nhân tố, động cơ ảnh hưởng đến hành vi và được địnhnghĩa như mức độ nỗ lực mà mọi người cố gang dé thực hiện hành vi đó Hoc thuyếthành vi hoạch định có thêm nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý địnhcủa con người là nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control) Nhận thực

kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dang hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thựchiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không Với ba nhân tố trên, thuyết hành

vi hoạch định được mô hình hóa như sau

Trang 25

1.2.1.5 Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (NAM)

Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (The norm activation model — NAM) (Schwartz,

1977; Schwartz & Howard, 1981) xem xét hành vi ủng hộ môi trường như một hình thức của chủ nghĩa vi tha, trong chừng mực cá nhân phải từ bỏ lợi ích cá nhân thay vì lợi ích

tập thé (ví dụ môi trường) Yếu tố đầu tiên của mô hình này là chuẩn mực đạo đức dùng

dé xác định hành vi vị tha Các hành vi được coi là chuan mực đạo đức cá nhân có thé

dẫn đến một cảm giác tự hào hoặc cảm giác tội lỗi Hai yếu tố khác liên quan đến hoạt

động của chuẩn mực đạo đức cá nhân lần lượt là Nhận thức về hậu quả và Nhận thức

trách nhiệm Nhận thức về hậu quả là việc cá nhân nhận thức được những hậu quả do

hành vi mình gây ra cho người khác và cho môi trường trong khi nhận thức về trách

nhiệm là việc cá nhân cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm về những hậu quả hành vi

mà mình sẽ làm Ví dụ như những người tin rằng việc sử dụng điện bừa bãi có thể gây

ra những hậu quả tiêu cực đối với môi trường và cảm thấy mình cần phải chịu trách

nhiệm về những hành động này Từ đó việc nhận thức sẽ thúc đây trách nhiệm mạnh mẽ

hơn để giúp giải quyết những vấn đề này bằng cách sử dụng điện tiết kiệm hơn Họcthuyết hoạt động tiêu chuân được mô hình hóa như sau

Trang 26

Chuân mực đạo đức cá

Nhận thức trách nhiệm

Nhận thức

hậu quả

Hình 1.4: Mô hình hoạt động tiêu chuẩn

Nguồn: Schwartz, 1977; Schwartz & Howard, 1981

1.2.2 Hành vi tiết kiệm điện năng

Tiết kiệm điện là hành động làm giảm mức tiêu thụ điện khi không cần thiết với mộtthái độ tích cực của người dân để tránh lãng phí điện (Oikonomou & cộng sự, 2009)

Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về sử dụng

điện tiết kiệm và hiệu quả đã đưa ra sự giải thích như sau: "Sử dụng điện tiết kiệm và

hiệu quả là sử dụng điện một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ điện, giảm chỉ phí vềđiện cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng điện mà vẫn đảm bảo nhu cầuđiện cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt"

Hành vi tiết kiệm điện năng của hộ gia đình là hành vi giảm thiểu sử dụng điện năng

nhằm hướng tới tính hiệu quả trong sinh hoạt hàng ngày Theo Barr và cộng sự (2005),

hành vi tiết kiệm điện được phân thành 2 nhóm: hành vi theo thói quen và hành vi muacác thiết bị công nghệ tiết kiệm điện Hành vi theo thói quen là hành vi tập trung vàoviệc giảm sử dụng năng lượng hàng ngày mà không yêu cầu sự điều chỉnh về cơ cấu, ví

dụ như thiết bị tủ lạnh hoạt động đảm bảo cửa tủ lạnh phải được đóng kín, bình đun nước

phải được dé day trước khi đun hoặc việc lãng phí trong việc sử dụng điện như đèn vanbật sáng mà không có ai trong phòng Trong khi đó, hành vi mua sắm là hành vi liên

Trang 27

quan đến thay đổi về việc mua sắm các thiết bi sử dung năng lượng như đầu tư vào thiết

bị công nghệ tiết kiệm điện mà không thay đổi lối sống, ví dụ như người tiêu dùng sẵn

sàng trả nhiều hơn nữa cho các thiết bị có gán nhãn tiết kiệm điện

1.3 Các yêu tô ảnh hưởng đên hành vi tiêt kiệm điện của người tiêu dùng

1.3.1 Các yếu tố thuộc nhóm nhân khẩu học và xã hội

Theo Thanh Tùng và cộng sự (2020), việc sử dụng điện liên quan đến các yếu tố về

nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, thu nhập và SỐ lượng thành viên, như thu nhập càngcao, số lượng thành viên trong hộ gia đình càng đông thì sử dụng điện càng nhiều Nam

giới và nữ giới được cho là có mức độ ý định tiết kiệm khác nhau (Oztekin et al., 2017)

Tuổi tác và trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm năng lượng.Các hộ gia đình không có người già trên 60 tuổi và những người có trình độ học vấn thấp

tỏ ra ưa chuộng các biện pháp tiết kiệm năng lượng tại nhà hon (Jia và cộng sự, 2018).Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng thu nhập cao hơn có thê dẫn đến sử dụngnhiều năng lượng hơn (Wang và cộng sự, 2018)

1.3.2 Thái độ

Theo AJzen (1991), thái độ là mức độ mà biểu hiện của hành vi đó được chính ban

thân cá nhân đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực Thái độ đối với hành vi dé cập đến giátrị chủ quan của kết quả nhận thức được của hành vi Nó bắt nguồn từ niềm tin về khả

năng xảy ra và mức độ của các kết quả cụ thé, cũng như từ việc đánh giá các kết quả này

Theo Fishbein (1997), thái độ là một hệ thống phức tạp bao gồm niềm tin về chủ thé,

cảm xúc và quan hệ chặt chẽ với chủ thể đó Về mặt tông thé thái độ liên quan đến nhận

thức, tình cam và hành vi.

Theo Steg (2008), khi các hộ gia đình có thái độ tích cực về môi trường như sử dụng

điện tiết kiệm, hợp lý, điều này đã giảm chi phí đáng ké cho hộ gia đình và thái độ tích

cực này cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm điện

Trang 28

Theo Nguyễn Thanh Tùng và công sự (2020) thái độ của mỗi cá nhân trong việc sử

dụng năng lượng bị tác động bởi các yếu tố kinh tế, xã hội Trong nghiên cứu này, thái

độ được điều tra có liên quan đến hành động trong giờ cao điểm, hành động sử dụng và

khi không sử dụng thiết bị điện, các hành động khuyến khích thói quen tiết kiệm năng

lượng cho các thành viên trong gia đình.

1.3.3 Nhận thức về hậu quả

Theo Bandura (1998), nhận thức là cốt lõi của nhân cách Bandura chứng minh băng

thực nghiệm rằng, con người tiếp thu hầu như tất cả các dạng hành vi, mà không trực

tiếp nhận được một sự củng cô nào cả chúng ta có thé học qua kinh nghiệm của người

khác.

Theo Như Quỳnh (2013), Việc tin rang sử dụng năng lượng không có kế hoạch có thégây ra những hậu quả tiêu cực đối với môi trường và cảm thấy cá nhân phải chịu tráchnhiệm về những vấn đề này, sẽ thúc đây trách nhiệm mạnh mẽ hơn để giúp giải quyết

những vấn đề này bằng cách giảm sử dụng năng lượng

Các nghiên cứu cho răng các hộ gia đình chưa nhận thức được khi tất cả thành viêntrong hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện sẽ lợi ích mang lại cho mình, cho xã hội, cho

môi trường sông của cả loài người là to lớn và thiệt thực.

1.3.4 Nhận thức về trách nhiệm

Theo Bandura (1998), quá trình nhận thức tác động mạnh, quyết định đến hành vi con

người Nhận thức có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc điều chỉnh các chức năng tâm

lý làm thay đổi (tăng hoặc giảm) một hành vi nào đó Quá trình nhận thức đóng vai trò

là nhân tố cốt lõi cho việc thúc day hành vi con người phản ứng đối với các kích thích là

những phản ứng tự kích hoạt.

Theo Hummel và cộng sự (1978), nhận thức về trách nhiệm là nhận thức chính của

các hộ gia đình về hành vi sử dung và tiệt kiệm điện của mình mà không đô lỗi cho chính

Trang 29

phủ, ngành điện và cộng đồng xã hội Các hộ gia đình chưa nhận thấy trách nhiệm của

mình trong việc sử dụng điện.

1.3.5 Chuẩn chủ quan

Theo Ajzen (1991) chuẩn chủ quan (ảnh hưởng từ xã hội) là các yếu tố ngoại cảnh,

các áp lực của xã hội tác động lên tâm lý của hộ gia đình trong việc sử dụng và tiết kiệm

điện Ví dụ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng truyền đạt các kiến thức tiết

kiệm điện cho hộ gia đình.

Ngoài ra hành vi tiết kiệm điện của hộ gia đình cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tô

xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình, bạn bè, vai trò, dia vi xã hội.

- Các nhóm tham khảo: Hành vi của một người thực hiện hành vi ảnh hưởng mạnh

mẽ của nhiều nhóm người Nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh hưởng một cách trựctiếp hoặc gián tiếp đến những quan điểm và cách cư xử của một hay nhiều người

- Gia đình: Các thành viên trong hộ gia đình có thể tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ

lên hành vi của người thực hiện Chúng ta có thê phân biệt thành hai loại gia đình của

người thực hiện hành vi bao gồm gia đình định hướng (bao gồm cha mẹ) và gia đìnhriêng (bao gồm vợ chồng, con cái) Các thành viên trong gia đình bằng cách này hay

cách khác đều tác động đến hành vi tiết kiệm điện, Ví dụ: khi có một người trong giađình am hiểu kiến thức về điện, qua đây có thé truyền đạt cho các thành viên khác trong

hộ gia đình sử dụng thiết bị điện sao cho an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất

- Vai trò và địa vị: Một cá nhân đều có mặt trong nhiều loại nhóm như gia đình, tô

chức, công ty Vị trí của người ấy trong mỗi nhóm đều sẽ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng

và tiết kiệm điện Mỗi vai trò đều gắn liền với một địa vị phản ảnh cách nhìn nói chung

của xã hội với vai trò đó.

Theo Wang, Zhang va Li (2014), phương tiện thông tin đại chúng đã tác động mạnh

đến hành vi tiết kiệm điện của hộ gia đình, do bởi họ chưa có đầy đủ kiến thức, kỹ năng

trong việc sử dụng và tiết kiệm điện, điều này đòi hỏi phải có thêm thông tin, truyền

thông, giáo dục từ cộng đồng Các học giả đã tin tưởng rằng những thông tin cộng đồng

Trang 30

sẽ có hiệu quả tích cực đến hành vi tiết kiệm điện Ví dụ như: các chương trình Gio trái

đất “60+”, chương trình thay bóng điện sợi đốt bằng bóng đèn compact của Tập điện

lực Việt Nam tuyên truyền về tiết kiệm điện đối với mỗi cá nhân, gia đình sẽ giúp họ có

ý thức về sử dụng điện, từ đó có những thái độ tích cực trong việc tiết kiệm điện

1.3.6 Thói quen

Thói quen và những hành vi lặp lại để hình thành thói quen sẽ tạo một phản xạ có điềukiện trong não bộ dé một cá nhân dé dàng thực hiện hành động đó trong tương lai Dù

vậy, dé hình thành được một thói quen nhất định, hành động đó phải được lặp lại theo

một mẫu tương đối ôn định dé não có thé ghi nhận hành động theo lập trình cô định và

tái sử dung trong tương lai (Russell và cộng sự, 2017)

Theo các nghiên cứu khác của Cheung và công sự (2017), Wang va cộng sự (2018)

trong việc tìm hiểu hành vi ủng hộ môi trường như hành vi bảo tồn năng lượng, hành vimua sắm xanh, yếu t6 thói quen có tác động tích cực đến ý định và hình thành lên hành

vi tiết kiệm điện

1.3.7 Giáo dục và Truyền thông

Yếu tổ giáo dục và truyền thông là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tri giác

cá nhân Giáo dục và truyền thông càng mạnh mẽ thì tri giác và nhận thức của cá nhân

đó sẽ được điều hướng Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng luật sử dụng điện sẽ thúc

đây nhận thức về hành vi tiết kiệm điện của các hộ gia đình hơn (Linh Trang và cộng sự,

2022) Những người có nền tảng giáo dục càng cao thì nhận thức của cá nhân đó cũng

sẽ san lòng đón nhận những thông tin mới hơn theo Yang và cộng sự (2020) Một nghiên

cứu quan trọng khác của Ucal (2017) cho rằng giáo dục và truyền thông giúp các đối

tượng có chuyền biến và ý định, từ đó tiến hành những hành vi thực tiễn hơn

1.3.8 Ý định hành vi

Ý định hành vi thường được cho là tiền đề trước của hành vi (Ajzen, 1991), mặc dùđiều đó không có nghĩa là các ý định luôn dự đoán các hành vi (Sheeran, 2002; Webb và

Trang 31

Sheeran, 2006; Frederiks và cộng sự, 2015) Y định đóng vai trò như một giả thiết vềcác lựa chọn tiết kiệm năng lượng thuận lợi và bao gồm khả năng xảy ra một quá trình

hành động cụ thể, chăng hạn như mua một sản phẩm tiết kiệm năng lượng cụ thé hoặc

áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng cụ thé do nhu cầu của môi trường

Các ý định liên quan đến năng lượng trên thực tế được xem là có mối liên hệ tích cực

vừa phải với các hành vi sử dụng năng lượng hiệu quả đã tìm thấy mối liên hệ giữa ý

định và hành vi trong việc mua các phương tiện thân thiện với môi trường Một nghiên

cứu của Khorasanizadeh và cộng sự (2016) Do đó, cần đưa các ý định vào phân tích

tông hợp như một yếu tố được dự báo có khả năng liên quan đến các lựa chọn liên quan

đến năng lượng

1.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết mô hình nghiên cứu

Dựa vào các đặc điểm thực tế về địa bàn, dân cư và hành vi sử dụng điện tại thành

phố Uông Bí, đề tài sử dụng kết hợp có chọn lọc các yếu tố từ các lý thuyết mô hình đã

nêu là mô hình thuyết hành vi hợp lý (TRA), mô hình thuyết hành vi dự định (TPB), mô

hình hoạt động tiêu chuẩn (NAM) và các yếu tố khác dé xây dựng mô hình nghiên cứu

dé xuất Trong mô hình TRA, yếu tố có tác động trực tiếp với hành vi tiết kiệm điện là

Ý định, khi Ý định càng cao thì khả năng xảy ra hành vi càng cao hơn (Ajzen vàFishbein,1975) Các yếu tố độc lập khác sẽ tác động gián tiếp với biến phụ thuộc Hành

vi tiết kiệm điện thông quan biến trung gian Y định tiết kiệm điện

Bên cạnh đó, với mô hình TPB, tác giả đánh giá mức độ ảnh hưởng của 2 yếu tốchính là Thái độ và Chuan chủ quan (ảnh hưởng từ xã hội) đối với ý định tiết kiệm điện

của hộ gia đình Hành vi sử dụng điện được xác định bởi ý định tiết kiệm điện của một

cá nhân nhằm thực hiện hành vi đó Thái độ tham khảo mức độ mà một người đánh giá

về tiết kiệm điện là tích cực hay không tích cực, phụ thuộc vào lợi ích hay tối đa hóa chiphí về thời gian và công sức Đối với yếu tố chuẩn chủ quan (ảnh hưởng từ xã hội) sẽ

bao gôm các yêu tô ảnh hưởng từ các môi quan hệ xã hội như nhóm bạn bè, gia đình,

Trang 32

cộng đồng, đến việc tiết kiệm điện Còn với mô hình NAM, tác giả lựa chọn 2 yếu tố

chính là Nhận thức về hậu quả và Nhận thức về trách nhiệm Tác giả cũng hy vọng 2

biến trên sẽ tích cực liên quan đến ý định tiết kiệm điện Ngoài các yếu tố chính được

chọn lọc từ các lý thuyết trên, hai yếu tố được tác giả bổ sung vào mô hình gồm Thói

quen và Giáo dục & Truyền thông có ảnh hưởng đáng kề đến nhận thức của đối tượng,

từ đó họ sẽ có những chuyền biến trong thực hiện các hành vi cụ thé hơn (Linh Trang,

2022)

Các yếu tổ được đề xuất trên cơ sở các nghiên cứu trước đó và chọn lọc phù hợp với

thực tiễn tại thành phố Uông Bí Xem chi tiết mô hình đề xuất Hình 1.5

Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở 6 nhóm yếu tổ chính va 1 nhóm yếu tố trung gian ảnh hưởng đến hành vi

tiết kiệm điện trên mô hình nghiên cứu đề xuất như hình 1.5 Cơ sở để đưa ra các giảthuyết dựa trên kết quả nghiên cứu của Wokje Abrahamse & Linda Steg (2009) trên tạp

chí tâm lý học kinh tế số 30 về xác định các yếu tố nhân khâu — xã hội và tâm lý đối vớiviệc sử dụng năng lượng các hộ gia đình và mức tiết kiệm, kết hợp với kết quả nghiên

cứu cua Chen Mei-Fang (2015) về sử dụng lý thuyết hành vi hoạch định dé giải thích ý

định hành vi tiết kiệm năng lượng của người dân Ngoài ra, giả thuyết của hai yếu tốđược tác giả b6 sung vào mô hình nghiên cứu là Thói quen và Giáo dục & truyền thông

được dựa trên kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh Trang và cộng sự (2022) về cácnhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm điện của các hộ gia đình tại Hà Nội Mô hình

nghiên cứu có biến phụ thuộc chính là hành vi tiết kiệm điện và biến phụ thuộc trung

gian là ý định tiết kiệm điện

- Giả thuyết HI: Thái độ của một cá nhân đề cập đến mức độ đánh giá tích cực hay tiêucực đối với hành vi sử dụng điện và tiết kiệm điện phụ thuộc vào lợi ích chi phí như chi

phí tài chính, công sức hoặc thời gian.

=> HI: Thái độ có ảnh hướng dương đến ý định tiết kiệm điện của các hộ gia đình

Trang 33

- Giả thuyết H2: Việc tin rằng sử dụng điện trong nhà một cách bừa bãi, không có kế

hoạch có thé gây ra những hậu quả tiêu cực đối với môi trường, nguồn tài nguyên của

đất nước và cảm thấy cá nhân phải chịu trách nhiệm về những vấn đề này, sẽ thúc đây

trách nhiệm mạnh mẽ hơn dé giúp giải quyết những van đề này bằng cách tiết kiệm điện

dé giúp giải quyết những vấn đề này bang cách tiết kiệm điện sinh hoạt

=> H3: Nhận thức về trách nhiệm có ảnh hướng dương đến ý định tiết kiệm điện

-Giả thuyết HŠ: Thói quen tích cực hay tiêu cực của một cá nhân dựa trên chuỗi hành

động được lặp lại theo một mẫu tương đối ồn định trong quá trình sử dụng điện

=> H5: Thói quen có ảnh hướng dương đến ý định tiết kiệm điện của các hộ gia

đình

- Giả thuyết H6: Giáo dục và truyền thông của các cá nhân có thé ảnh hưởng đến mức

độ hiểu biết về kiến thức và thông tin về lợi ích của tiết kiệm điện, từ đó họ sẽ có những

chuyên biến về ý định và thực hiện hành vi cụ thể hơn

=> H6: Giáo dục và Truyền thông có ảnh hưởng dương đến ý định tiết kiệm điện

của các hộ gia đình

Trang 35

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Đề xuất mô hình

nghiên cứu và thang

đo

Xác định đề tài và Tìm hieu tông quan

tài liệu và xây dựng

cơ sở lý luận

mục tiêu nghiên cứu

¬ ag Thiết lập bảng hỏi Tiến hành khảo sát

Nghiên cứu định tính | —„ khảo sat [>| và thu thập số liệu

Phân tích nhân tố

khám phá (EFA)

Kiêm định độ tin cậy

Thông kê mô tả Cronbanh’s Alpha

Phan tich nhan tố Kiêm định mô hình ; 7

khang dinh (CFA) SEM — „| Kêt luận và giải pháp

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác gia tong hợpNghiên cứu được tiến hành theo trình tự các bước chính như sau:

- Bước 1: Xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu

- Bước 2: Tìm hiểu tổng quan các tài liệu có liên quan đến dé tài nghiên cứu, sau đó xâydựng cơ sở lý luận thực tiễn cho đề tài nghiên cứu

- Bước 3: Từ việc thiết lập các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên

cứu và xây dựng thang đo cho các biến trong mô hình

- Bước 4: Nghiên cứu định tính thông qua tông hợp các bài nghiên cứu có trong tổng

quan tài liệu và cơ sở lý luận

Trang 36

- Bước 7, 8, 9: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy

Cronbanh’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA trên phần mềm SPSS

- Bước 10, 11: Tiến hành phân tích nhân tố khám phá CFA và kiểm định mô hình SEM

trên phan mềm AMOS đề kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và xác định mối quan hệcủa các yếu tổ trong mô hình

- Bước 12: Trình bày và nêu kết luận của kết quả nghiên cứu, từ đó đề xuất giải pháp

cho bài nghiên cứu.

2.2 Nghiên cứu định tính

Tác giả sử dụng nghiên cứu định tinh bằng cách tông hợp những bài nghiên cứu đitrước từ đó bé sung, hoàn thiện bang hỏi dé người tham gia khảo sát có thé cung cấp dữ

liệu cần với độ chính xác cao nhất có thé

2.3 Nghiên cứu định lượng

2.3.1 Phương pháp xây dựng thang đo

Thang đo là cần thiết để đo lường các biến một cách chính xác, vì vậy các biến khác

nhau đã được lựa chọn với quy mô phù hợp Các thang đo này dựa trên các thang đo đã

được sử dụng trong các nghiên cứu đi trước (Aramhamse & Steg, 2009; Chen, 2015), có

bổ sung thêm các thang đo với các biến bổ sung được tham khảo từ nghiên cứu của Linh

Trang 37

3- Bình thường.

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

Đây là loại thang do trong đó một chuỗi các phát biéu liên quan đến thái độ trong câu

hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời phù hợp với mức độ đồng

ý của họ (Thọ, 2013) Việc sử dụng thang đo này trong các nghiên cứu kinh tế xã hội và

tâm lý học là rất phổ biến vi các van đề trong kinh tế xã hội đều mang tính đa khía cạnh

Bảng 2.1: Thành phần thang đo và căn cứ thang đo

Ca x he Nguồn biến

Yêu tô Mã hóa Biên quan sát ;

thang do quan sat

Tiết kiệm điện tại gia đình là cần thiết đôi

TĐI peas

VỚI tol

Thuc hién viéc tiét kiém dién không anh

192 hưởng nhiều đến sinh hoạt trong gia đình

„ „ Aramhamse

Chât lượng cuộc sông của tôi bị ảnh

Thái đ h dụng điện ha “ Stegai độ ưởng nêu tôi giảm sử dung điện hang

TĐ3 ‹ (2009), Chen

ngày

: (2015) Việc tiêt kiệm điện sinh hoạt làm giảm

124 dang ké tién dién hang thang

Việc thực hiện tiết kiệm sinh hoạt làm mắt

TDS nhiều thời gian của tôi

Lãng phí điện sẽ gây lãng phí nguồn tài Aramhamse

Trang 38

Các nhà máy điện sử dụng nhiều than, khí

HQ3 đốt gây ô nhiễm môi trường xung quanh

Sử dụng lãng phí điện sẽ làm tăng chi phí

HQ4 sinh hoat cho gia dinh

Tôi thay mình có trách nhiệm bao vệ môi

tài nguyên thiên nhiên cho thê hệ tương lai

Tôi thay có trách nhiệm tiết kiệm điện dé

TNS gop phan han ché tinh trang thiéu dién

Người thân trong gia đình khuyên tôi nên

CQ! tiết kiệm điện

Bạn bè/ đồng nghiệp khuyên tôi tiết kiệm

Ngành điện lực, nhà máy điện thường

cQ4 xuyên có chương trình tuyên truyền tiết

Trang 39

Khu vực tôi sinh sống có băng rôn, khẩu

GDTI hiệu về việc tiết kiệm điện

Tôi được học, tuyên truyên về các lợi ích

Giáo GDT2 <<

của tiêt kiệm điện Linh Trang

dục và

` Tôi có tham gia các hoạt động ngoại khóa, va cộng sự

truyền GDT3 CA GIÁ An HẦU roi a

hộ cuộc thi vê tiét kiệm điện tại địa phương (2022)

thông „

Thành phô, phường xã thường xuyên tô

GDT4 chức phòng trào tiết kiệm điện tại địa

phương

YĐI Tôi có ý định tiết kiệm điện thường xuyên

Tôi sẵn sàng dành thời gian tìm hiéu các

ae YD2 hoy Aramhamse

Y định biện pháp tiêt kiệm điện

: & Steg

tiét kiệm Tôi có ý định khuyên gia đình/ bạn bè tiét

; YD3 (2009), Chen dién kiém dién

_ : (2015) Tôi san sang đông hành cùng toàn xã hội

YD4 trong viéc tiết kiệm

Tôi luôn kiêm tra việc tắt các thiết bị điện

trước khi ra khỏi phòng/nhà Aramhamse

Trang 40

Tôi luôn luôn thực hiện việc tiêt kiệm điện

TKD4 sinh hoat trong gia dinh minh

Nguồn: Tác giả tông hợp

2.3.2 Phương pháp tính cỡ mẫu và chọn mẫu

Theo nhà nghiên cứu Hair và các cộng sự (2010), dé chọn kích thước mẫu nghiên cứu

phù hợp, đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) cỡ mẫu tối thiểu N > 5*x (x: tổng

số biến quan sát) Theo đó, số mẫu tối thiểu mà nhóm nghiên cứu cần là 160 mau

Đối với tác giả Tabachnick và Fidell (1996) đề tiến hành phân tích hồi quy một cáchtốt nhất, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N>8m+50 trong đó N là cỡmau, m là số biến độc lập của mô hình Vì vậy, theo cách tính này, số mẫu tối thiểu mà

nhóm nghiên cứu cần là 106 hộ gia đình sử dụng điện tại địa bàn thành phố Uông Bí

Tuy nhiên theo quy tắc kích thước mẫu càng lớn thì càng đại diện hon cho tổng thé,

đồng thời, nhằm đề phòng những trường hợp khách hàng không trả lời khi nhận được

bảng khảo sát hoặc trường hợp nhận được các bảng khảo sát trả lời không phù hợp, tác

giả sẽ thực hiện 260 bảng khảo sát Tuy nhiên trong thời gian thu thập các mẫu khảo sát,

chỉ có 257 mẫu là đạt yêu cầu (trả lời đủ tất cả những câu trả lời mà tác giả đề ra)

Việc khảo sát được thực hiện từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 4 năm 2023, theo đó

phiếu khảo sát được thực hiện dưới hình thức: mẫu khảo sát online thông qua việc đối

tượng được khảo sát điền thông tin trong Google Form và mẫu khảo sát trực tiếp thông

qua phỏng van trực tiếp đối tượng và điền lại vào phiếu khảo sát giấy (Phụ lục 1)

2.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và dit liệu sơ cấp:

- Đối với dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu tiến hành thu thập dit liệu với kích cỡ mẫu là 257

hộ gia đình Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phiếu khảo sát (Phụ lục 1) kết

hợp với bảng khảo sát Google Form Đối tượng khảo sát là các chủ hộ gia đình, ngườithân của các chủ hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố Uông Bí Mỗi câu hỏi

được dựa trên thang do Likert gồm 5 lựa chọn Sau quá trình thu thập dữ liệu, sẽ chọn ra

Ngày đăng: 08/12/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w