Như vậy, đại dịch COVID-19 cũng như là các chính sách ứng phó của chính phủ đã có những biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên, chiều hướngbiến động và những tác độ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
SÁCH ỨNG PHÓ CỦA CHÍNH PHỦ: NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN TẠI
VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Giang Thị Minh Thảo
Sinh viên thuc hién : Dang Thùy Dung
: Tài chính - Ngân hàng CLC 1: Chất lượng cao TT23
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS Giang Thị Minh Thảo
Em rất cảm ơn cô vì đã quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.Những góp ý mang tính xây dựng và sự hướng dẫn tận tình của cô đã giúp em nhận ra
những thiếu sót nghiêm trọng của mình và giúp em tích lũy thêm được những kiến thức
mới để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong quá trình làm bài Nếu không có sự hỗ trợ và hướng dẫn tận tình của cô trong từng bước của quá trình, bài khóa luận tốt nghiệpnày có thể sẽ không được hoàn thành
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các thầy cô Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em cũng như toàn
thể sinh viên có thể hoàn thành bài khóa luận của mình và tạo cơ hội nhằm giúp chúng emcủng cố, nâng cao kiến thức và kỹ năng đã được trang bị tại trường, đồng thời cũng pháttriển năng lực của mình trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm bài, nhưng trong bài khóa luận này
khó tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong Quý thầy cô những ý kiến đóng góp, giúp
đỡ để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy, cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con
đường sự nghiệp giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2023
Trang 31.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5 So lược về số liệu và phương pháp nghiên cứu
1.6 Đóng góp của nghiÊn CỨU -s e++++++rrxttrxttrrkrtrrkrtrrkrttkkrtrrkrtrrrrrrirrrkirrrkrrrrkerrrke 8
CHƯƠNG 2: TONG QUAN NGHIÊN CỨU -2222+2+222SEEEEEE222EEEE22222245121222722222E2i , 10
2.1 CO’ SO TY 5a ÔỎ 10
2.1.1 Khái quát về dai dịch COVID-19 cscssssscsssssesssssecssssecssssssessnsecssnsecessseeessnsesssnseessnseesssnseesss 102.1.2 Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam 11
2.1.3 Các chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19 của chính phủ Việt Nam 15
2.1.4 Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam và ngành Bất động sản 18
2.1.5 Phương pháp nghiên cứu sự kiỆn ccccekkirriekiriiiriiiirrre 20
VN 9L D080) ánh 0600.007757 5 212.2 Tác động của đại dịch COVID-19 và các chính sách ứng phó của chính phủ đến thị
trường chứng khoán «-+e+++et+Eket+EkEEEEEEEEEE RE-LEELEEEEkrirEiiriirrriiir 22
2.2.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài cc -cccccveverterrrrrrrrreerrrrtrrrrrrrrrrrrrrie 222.2.2 Tổng quan nghiên cứu trong HƯỚC cceceecccvvvterrrrveeertrrrrrrrrtrrrrirrrrrrrrrrre 242.3 Khoang trong nghién 0a 0077 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU csessssssssssssssssssssssssssnsessssssssnnsssssssssnnssssssnssnnssesssesssnssesee 27
3.1 Dữ liệu nghiên CỨU - « -«-++<+++t£++tE+kEEEkSEELEEEEEEEEEEEEHELLLHEEHrike 27 3.2 Phương pháp và mô hình nghiên COU -s+-©++++xevsrxetrrxtrrketrrkrtrrkrtrrkrrrrkrrrke 27
3.3 Ngày sự kiện, cửa sổ ước tính, cửa sổ sự kiện -ececcccvvereerrrverrrrrrrrerrree 28
3.4, Gid thuyét nghién 8a 07 30
CHƯƠNG 4: KET QUA NGHIÊN CỨU -,rtetrttrieetirrirririiriiririrrrrr 31
4.1 Phân tích tác động của dai dich COVID-19 và các chính sách của Chính phủ đến thitrường chứng khoán ngành Bất Động Sản c ccccccvcecrrrrerrrrrrrrrtrrrrirrrrrrrrrree 314.2 Phân tích mặt cắt NQANG sssssssssssssssssessessssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssssessssssesesssssssssssseses 36
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA
AR Lợi nhuận bất thường
AAR Lợi nhuận bất thường trung bình ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BĐS Bất động sảnCAR Lợi nhuận bất thường tích lũyCAAR Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũyCAPM Mô hình định giá tài sản vốn
IFM Quỹ Tiền tệ Quốc tế GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT Giá trị gia tăng
HĐKD Hoạt động kinh doanh HKD Hộ kinh doanh
HOSE San giao dịch chứng khoán TP HCM
HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
OLS Mô hình hồi quy tuyến tính Thuế TNCN Thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TTDB Thuế tiêu thụ đặc biệt
UPCOM Sàn giao dịch của những công ty đại chúng chưa niêm yếtVN-Index Chi số thé hiện biến động giá cổ phiếu giao dich tại thị trường
chứng khoán TP.HCM
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: GDP Việt Nam và các nước ASEAN năm 2020
Hình 2.2: Xu hướng thương mại toàn cầu và dự báo
Hình 2.3: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022
Hình 2.4: Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021
Hình 4.1: Lợi nhuận bất thường trung bình của ngành Bất động sản
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô các gói hỗ trợ tài khóa cho doanh nghiệp năm 2020 và 2021
Bảng 4.1: Bảng lợi nhuận bất thường trung bình của ngành Ngân hàng
Bảng 4.2: Tác động của COVID-19 đối với lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy củangành Bất động sản
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
COVID-19 lần đầu xuất hiện tại Vũ Hán - Trung Quốc vào cuối năm 2019 và được công bố
là đại dịch toàn cầu bởi Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 11 tháng 03 năm 2020 (WHO,2020) Sự bùng nổ dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của ngườidân toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Trước sự bùng nổ của đại dịch,những biện pháp đầu tiên của chính phủ các quốc gia trên thế giới là yêu cầu người dâncần hạn chế đi lại, tránh tiếp xúc, tụ tập nơi đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của
dịch bệnh Cùng với việc đóng cửa giao thương giữa các nền kinh tế, giãn cách xã hội trên toàn cầu trong thời gian dài, đại dịch đã làm ảnh hưởng đến mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Năm 2020, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, đại dịch
đã gây ra những suy thoái kinh tế nặng nề nhất trên quy mô toàn cầu tính từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, khiến cho GDP thực tế thế giới năm 2020 tăng trưởng âm 3,3%(WorldBank, 2022) Nền kinh tế Việt Nam cũng bị kéo lùi sự tăng trưởng xuống chỉ còn2,9% vào năm 2020 so với 7,0% năm trước đó (WorldBank, 2022) Theo Báo cáo Triểnvọng Kinh tế thế giới, IMF cho biết các lệnh phong tỏa và việc đóng cửa biên giới thời giandài đã làm kinh doanh trên toàn cầu bị đình trệ, hàng trăm triệu người mất việc làm Sựảnh hưởng của dịch COVID-19 đến nền kinh tế là một chủ đề quan trọng cần được nghiên
cứu nhằm đánh giá tác động của nó
Thị trường chứng khoán đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch COVID-19 bùng phát.Thị trường chứng khoán cũng có tầm quan trọng lớn trong việc phản ánh sự tăng trưởnghay suy thoái đối với nền kinh tế của một quốc gia Vào ngày COVID-19 được công bố làđại dịch toàn cầu, chỉ số S&P500 và Dow Jones đã có ngày giao dịch xấu nhất kể từ năm
1987 với mức giảm điểm hơn 9% (Stevens et al., 2020) Rủi ro thị trường tăng 2,8 lần từtháng 2 đến tháng 3 năm 2020 ở các quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới (Zhang
et al., 2020) Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tính đến cuối thang 3/2020, thịtrường Chứng khoán sụt giảm mạnh, chỉ còn 662.53 điểm, giảm 31.5% so với đầu năm vàcũng là mức thấp nhất trong ba năm trở lại Bắt đầu từ tháng 4 trở đi, thị trường có dấuhiệu hồi phục lại nhờ những chính sách kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Bên cạnh đó,Chính phủ cũng thực hiện các biện pháp nhằm kích thích tổng cầu như giảm thuế, trợ cấp cho các trường hợp khó khăn trong giai đoạn COVID-19 và thực hiện cắt giảm lãi suất tại
Trang 7vốn hóa thị trường đạt 84.1% GDP, cao hơn 7,3 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu 70%GDP vào năm 2020 (Bộ Tài Chính, 2021) Cuối năm 2021, chỉ số VN - Index đạt 1498.28điểm, tăng 35.7%, chỉ số HNX - Index đạt 473.99, tăng 133.3%, chỉ số UPCOM - Index tăng51.3% so với cuối năm 2020 Vốn hóa thị trường năm 2021 tại Việt Nam đạt hơn 9.3 triệu
tỷ đồng, tăng 1.27% so với tháng trước và 39.4% so với năm trước (Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước) Như vậy, đại dịch COVID-19 cũng như là các chính sách ứng phó của chính phủ
đã có những biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên, chiều hướngbiến động và những tác động đối giá cổ phiếu của các công ty thuộc từng ngành như thếnào cần phải được nghiên cứu.
Năm 1993, thị trường ngành Bất động sản ra đời sau sự xuất hiện của Luật Đất đai.Đến nay, ngành bất động sản đóng góp trung bình gần 8% GDP của nền kinh tế theo ướctính hàng năm, là lĩnh vực có ảnh hưởng đến khoảng 40 lĩnh vực kinh tế có liên quan, đặcbiệt là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, dulịch, lưu trú - ăn uống và tài chính - ngân hàng (Báo Người Lao động, 2022) Theo Hiệp hộiBĐS Việt Nam, quy mô của ngành BĐS có thể chiếm 22% tổng tài sản nền kinh tế trong giaiđoạn 2020 - 2030 Đối với thị trường Chứng khoán Việt Nam, ngành BĐS là một trongnhững ngành có ty trọng vốn hóa lớn, chiếm hơn % vốn hóa thị trường, chỉ xếp sau nhómngành Ngân hàng (Bộ Tài Chính, 2021) Sự thay đổi tăng trưởng hoặc suy thoái của ngànhBĐS đầu có những tác động đến các lĩnh khác của nền kinh tế Theo Báo Lao động (2021),khi giá trị sản xuất của ngành BĐS giảm 10% sẽ khiến GDP cả nước giảm 1.25%; trong đócông nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0.86%, nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản giảm0,37%, du lịch giảm 0.35% Như vậy, có thể thấy ngành BĐS đóng vai trò vô cùng quantrọng đối với nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, ngành BĐS cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọngkhi đại dịch COVID-19 bùng phát, mọi hoạt động trong lĩnh vực này gần như đóng băng.Người dân hạn chế ra ngoài, chủ yếu làm việc tại nhà, giá nhà tăng cao do gián đoạn chuỗi
cung ứng làm tăng chi phí xây dựng đầu vào khiến giá nhà tăng cao cùng với thu nhậpkhách hàng giảm đi do ảnh hưởng từ đại dịch đã làm cho nhu cầu thuê và mua nhà giảm
đi đáng kể (Tạp chí Ngân hàng, 2022) Nhu cầu nhà ở thương mại năm 2020 chỉ bằng 40%
so với năm 2019, lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý IV/2019 và chỉ bằng
14% của năm 2019, số lượng văn phòng trống quý I/2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 (văn phòng hạng A trống 10,8%; hạng B trống 5,6%) (Bộ Tài Chính, 2020) Trước tình
hình đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ phục hồi ngành Bất động sản cũng như nền kinh tế Việt Nam như gia hạn tiền thuế và thuê đất, hỗ trợ giảm lãi
Trang 8suất, cơ cấu thời hạn trả khoản vay và các gói hỗ trợ từ chính phủ cho các doanh nghiệp bị
sự kiện là những đợt bùng phát dịch và các chính sách ứng phó của chính phủ trong năm
2020 và 2021 Từ đó có thể tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển nhóm ngànhBĐS cũng như đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Tìm ra phản ứng của giá cổ phiếu ngành BĐS
thông qua biến động của giá cổ phiếu trước những thời điểm bùng phát lớn của dịch
COVID-19 và các chính sách ứng phó của chính phủ Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Khóa luận thực hiện ba mục tiêu nghiên cứu Thứnhất là tìm ra được các mô hình và lý thuyết được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu
sự kiện Thứ hai là đánh giá được chiều hướng tác động của đại dịch COVID-19 và cácchính sách ứng phó của chính phủ đối với giá cổ phiếu ngành BĐS thông qua lợi nhuận bấtthường trung bình tích lũy của các sự kiện diễn ra Cuối cùng, bài viết cần tìm ra được cácyếu tố, đặc điểm của nhóm doanh nghiệp BĐS có ảnh hưởng đến lợi nhuận bất thường tíchlũy của giá cổ phiếu các doanh nghiệp nhóm ngành BĐS
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung xem xét bốn câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Các mô hình và lý thuyết nào được sử dụng trong phương pháp nghiên
cứu sự kiện?
Câu hỏi 2: Đại dịch COVID-19 có tác động như thế nào đến giá cổ phiếu ngành BĐS
trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam?
Câu hỏi 3: Các chính sách ứng phó của chính phủ có tác động như thế nào đến giá cổphiếu ngành BĐS trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam?
Câu hỏi 4: Các yếu tố, đặc điểm của nhóm doanh nghiệp BĐS có ảnh hưởng đến lợinhuận bất thường tích lũy của giá cổ phiếu ngành BĐS?
Trang 91.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giá cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS trên Thị trường
Chứng khoán Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu gồm 3 phạm vị nghiên cứu Về phạm vi nộidung, nghiên cứu xem xét phản ứng của giá cổ phiếu ngành BĐS trước sự bùng phát củađại dịch COVID-19 và các chính sách ứng phó của chính phủ Việt Nam Về phạm vi khônggian, đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam Đối với phạm vi thời gian, đề tài
nghiên cứu trong thời điểm dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng vào năm 2020 và 2021, sử
dụng dữ liệu thời gian bắt đầu từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2021
1.5 Sơ lược về số liệu và phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu giá đóng cửa của 55 mã cổ phiếungành BĐS được niêm yết, giao dịch liên tục trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ ChíMinh (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong khoảng thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2021
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event study) với 4 sự kiện được nghiên
cứu Các sự kiện lần lượt là ngày 1/4/2020 (Chính phủ ký Quyết định 447/QĐ-TTE về việccông bố dịch COVID-19 trên toàn quốc); chính sách ứng phó được ban hành vào ngày8/4/2020 về việc gia han thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo nghị định 41/2020/ND
- CP; ngày 28/1/2021 là ngày phong tỏa thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương theo Chỉ thị05/CT - TTg 2021; chính sách ứng phó được ban hành ngày 2/4/2021 về việc tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch -COVID-19 được banhành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thông tư số 03/2021/TT-NHNN)
Tính toán lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy được thực hiện trên phần mềmSTATA 16 để xem xét phản ứng của giá cổ phiếu ngành BĐS trước những đợt bùng phátdịch và các chính sách ứng phó của chính phủ Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp hồiquy tuyến tính (OLS) trên phần mềm STATA 16 để ước tinh tác động của các đặc điểm cụthể của các doanh nghiệp BĐS đối với sự thay đổi theo mặt cắt ngang của lợi nhuận bấtthường của giá cổ phiếu ngành BĐS
1.6 Dong góp của nghiên cứu
Đối với toàn bộ nền kinh tế, đại dịch COVID-19 có tác động rất lớn, dự báo tăng trưởngkinh tế năm 2020 ở mức rất thấp, trước khi hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 Các chínhsách ứng phó của Chính phủ được cho là phù hợp và đúng hướng nhưng đang đối diện với
Trang 10và cộng sự (2022) xem xét tác động của đại dịch cho ngành Ngân hàng, rất ít nghiên cứucho lĩnh vực Bất động sản Đối với lĩnh vực Bất động sản, Quan và Lý (2014), Ngô vàNguyễn (2020) đều chỉ ra hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp BĐS chịu ảnh hưởng bởiđòn bẩy tài chính và thời gian hoạt động của doanh nghiệp Lại và cộng sự (2021) nghiêncứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành bất động sản - xâydựng trên thị trường Chứng khoán Việt Nam cho 30 công ty thuộc nhóm ngành bất độngsản - xây dựng trong giai đoạn 2011 - 2020 Các nghiên cứu trước chủ yếu chỉ nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Bất động sản, sốmẫu chưa đủ lớn và chưa có bài viết nào đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 và cácchính sách ứng phó đến ngành BĐS
Bài viết là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để đánh giáảnh hưởng của COVID-19 và các chính sách ứng phó của chính phủ đến giá cổ phiếu ngànhBất động sản trên thị trường Chứng khoán Việt Nam, đồng thời cũng phân tích các yếu tốquyết định theo mặt cắt ngang của lợi nhuận bất thường của thị trường Chứng khoánngành BĐS Từ đó, tác giả cũng đánh giá được mối quan hệ giữa lợi nhuận bất thường quansát được và tập hợp các thuộc tính, đặc điểm cụ thể của các doanh nghiệp Bất động sản -một trong những ngành đóng vai trò quan trọng nhất của nền kinh tế
Bài nghiên cứu không chỉ kế thừa mà còn bổ sung một khía cạnh mới cho các nghiêncứu trước Việc thực hiện nghiên cứu phản ứng của thị trường chứng khoán ngành Bất
động sản trước đại dịch COVID-19 và những chính sách ứng phó của chính phủ cho cả năm
2020 và 2021 giúp đánh giá được bao quát cả về chiều sâu và chiều rộng của mức độ ảnhhưởng và chiều hướng tác động của đại dịch và các chính sách hỗ trợ đến giá cổ phiếu
ngành BĐS.
1.7 Cau trúc đề tài
Bài nghiên cứu bao gồm năm chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận
Trang 11CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái quát về đại dịch COVID-19
COVID-19 còn gọi là dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS - CoV2 gây ra, bắt đầu xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc Ca nhiễm đầu tiên được phát hiệnvào ngày 8/12/2019, sau đó lây lan ra toàn thế giới với tốc độ nhanh chóng Ngày31/12/2019, Trung Quốc chính thức thông báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việcbùng phát dịch COVID-19 Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố COVID-19 là
đại dịch toàn cầu Sau ba tháng xuất hiện, đại dịch lan rộng khắp Châu Á đến Trung Đông,
Châu Âu và Hoa Kỳ Số lượng ca nhiễm tăng lên chóng mặt tại nhiều quốc gia Tính đến
ngày 31/12/2020, theo số liệu từ WHO, Mỹ có gần 19.6 triệu ca nhiễm, tăng gần 10 lần so
với cuối tháng 6, trong đó có hơn 352 nghìn ca tử vong Đây là nước có số ca nhiễm lớn
nhất thế giới, sau đó là Ấn Độ với khoảng 10.2 triệu ca nhiễm (148.190 trường hợp tử
vong) Tại khu vực Đông Nam Á, số ca nhiễm lớn nhất cuối năm 2020 là tại Indonesia với
hơn 735 nghìn trường hợp, trong đó có gần 22 nghìn trường hợp tử vong Đứng sauIndonesia là Philippines có 473 nghìn ca nhiễm và Myanmar là 123 nghìn trường hợp.
Trên thế giới, tính đến cuối 2021, đại dịch COVID-19 đã lây lan đến 223 quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới, với trên 257 triệu ca mắc và 4,9 triệu ca tử vong, trong đó Châu
Mỹ là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh, tiếp theo là Châu Á và
Châu Âu Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 quốc gia có số mắc và tử vong cao nhất Sau gần 2 năm xuất
hiện, dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, với
sự xuất hiện liên tục của các biến chủng mới Theo Cục Y tế Dự phòng, thế giới có hơn 755triệu ca nhiễm và hơn 6,8 triệu trường hợp tử vong tính đến tháng 2/2023 Tính riêng 4
tuần từ tháng 1/ 2023 - 2/3023, toàn cầu có thêm gần 10,5 triệu ca mắc mới (giảm 89%)
và hơn 90 nghìn ca tử vong (giảm 8%) so với 4 tuần trước đó, trong đó Trung Quốc là quốcgia có số ca mắc cao nhất với gần 3.5 triệu ca mắc (giảm 96%), sau đó là Nhật Bản với 2.4 triệu ca mắc (giảm 42%), Mỹ với 1.3 triệu ca (giảm 27%) Như vậy, kể từ năm 2022 đến nay, nhờ các chính sách phòng, chống và hỗ trợ nhanh chóng kịp thời của chính phủ cácquốc gia cùng với việc tiêm vacxin được thực hiện và bao phủ trên toàn cầu, số lượng canhiễm COVID-19 đã được kiểm soát giảm đi đáng kể.
Việt Nam trải qua 4 làn sóng dịch với khoảng 11.5 triệu người nhiễm SARS-CoV-2 và
hơn 43 nghìn người tử vong tính đến nay theo số liệu từ WHO Quy mô dịch còn nhỏ và số
Trang 12415 ca nhiễm, không có ca tử vong, trong đó gồm 106 ca nhiễm trong nước và 309 ca
nhiễm nhập cảnh Ngày 1/4/2020, thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch
COVID-19 trên phạm vi toàn quốc Đợt dịch thứ hai bùng phát tại Da Nẵng bắt đầu từ ngày 25/7/2020 sau đó lan rộng ra khắp 15 tỉnh thành trên cả nước với với tổng số ca nhiễm
là 1,136 ca, trong đó có 34 ca tử vong chủ yếu là do có bệnh lý nền nặng Ngày 28/7/2020,
TP Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội và xuất hiện ca tử vong đầu tiên vào ngày
31/7/2020 Đợt bùng dịch thứ ba từ ngày 28/1/2021 tại Chí Linh - Hải Dương, kéo dài
hơn 3 tháng với tổng số ca nhiễm là 1,301 trường hợp, gấp hơn 3 lần so với đợt bùng dịch thứ hai Ngày 2/1/2021, Việt Nam ghi nhận ca bệnh COVID-19 đầu tiên mang nhiễm chủngvirus SARS-CoV2 là biến thể mới được ghi nhận ở Anh Ngày 28/1/2021, Hải Dương thựchiện giãn cách xã hội sau khi có 72 ca nhiễm cộng đồng, tạm dừng hoạt động của cảng biển, hàng không Các ca nhiễm mới liên tục xuất hiện và ghi nhận ở Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng và Hà Nội Đợt bùng dịch thứ 4 là đợt bùng phát mạnh nhất và kéo dai lâu nhất bắt đầu từ ngày 27/4/2021, với sự xuất hiện của biến thể Delta và Omicron lây lan rất nhanh chóng, diễn biến phức tạp Số ca nhiễm khởi phát từ đa nguồn, đa chủng,tập chung chủ yếu tại các nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở y tế, trường học, các khu vực
có mật độ dân cư cao, sau đó lan ra 62 tỉnh thành trên cả nước Tính đến cuối năm 2021,Việt Nam ghi nhận 1.728.405 ca nhiễm, trong đó có 32.394 ca tử vong kể từ khi bắt đầu
vào đợt dịch thứ 4.
2.1.2 Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đã có những tác động đến toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới Năm
2020, GDP thực tế thế giới tăng trưởng âm 3,3% (WorldBank, 2022) Thương mại toàncầu giảm hơn 10%, vốn FDI đã giảm khoảng 40% (IFM, 2020) Đối với các nước trong khốiASEAN, 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP âm, trong đó Philippines là quốc
gia có sự sụt giảm đáng kể nhất (-8.3%) sau đó là Thái Lan (-7.1%) và Malaysia (-6%) Các
nước còn lại tuy có GDP dương nhưng vẫn có sự sụt giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng
GDP của các năm trước.
Trang 13Hình 2.1: GDP Việt Nam và các nước ASEAN năm 2020 (Đơn vị: %)
+2, +24
Viet Nam Myanmar Brunei
Ngu6n: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xu hướng thương mại toàn cầu giai đoạn 2017 - 2019 nhìn chung khá ổn định Giá
trị thương mại toàn cầu đạt khoảng 21.4 nghìn tỷ USD vào năm 2020, giảm 14% so vớinăm 2019 Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm vào Q2/2020, đây là thời điểm dịch
bệnh bùng phát mạnh, đóng cửa giao thương, giãn cách xã hội trong thời gian dài, trong
đó thương mại hàng hóa chỉ đạt khoảng 3.8 nghìn tỷ USD, giảm 27% so với Q2/2019,
thương mại dịch vụ đạt 1.4 nghìn tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ Tính từ Q3/2019 đếnnay, thương mại toàn cầu có sự cải thiện và hồi phục nhờ các chính sách ứng phó đúngđắn, nhanh chóng và kịp thời của chính phủ Tính đến Q4/2021, thương mại toàn cầu vẫnduy trì được mức tăng trưởng thương mại hàng hóa đạt 5.8 nghìn tỷ USD, tăng gần 200 tỷUSD so với quý trước, thương mại dịch vụ đạt 1.6 nghìn tỷ USD, tăng 50 tỷ USD Con số nàyghi nhận ấn tượng khi mức thương mại toàn cầu đạt được cao hơn so với trước khi dịch
bệnh xảy ra.
Trang 14Hình 2.2: Xu hướng thương mại toàn cầu và dự báo
® Services Annual! Quarterly World Trade Nowcast
@ Goods Growth | Growth (right axis)
Preliminary
01 02 03 Q4/Q1 02 03 04|01 02 03 Q4/Q1 02 03 04|01 02 03 04|01
Nguồn : UNCTAD tính toán dựa trên số liệu thống kê quốc giaĐại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn cầu và nền kinh tếthế giới, gây ra khó khăn trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội, đặc biệt là các ngành liênquan đến tài chính và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề Đối với Việt Nam, đại dịch đã làm chotốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 và 2020 tụt giảm đáng kể Tốc độ tăng trưởng GDPtrong giai đoạn từ 2011 - 2018 lớn hơn 5%, đặt biệt năm 2018 tăng 7.08% Đến năm 2020,tốc độ tăng trưởng sụt giảm mạnh, chỉ tăng 2.91%, giảm 4,11% so với năm 2019 và tiếptục giảm xuống còn 2.58% vào năm 2021 Theo Tổng cục Thống kê (2020), mặc dù có GDPtăng trưởng năm 2020 là thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020, nhưng Việt Nam lại là 1trong 17 nước có nền kinh tế tăng trưởng dương trên toàn cầu vào năm 2020 Xét riêngtrong khối ASEAN, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất Để có đượcđiều này, phần lớn là nhờ các chính sách ứng phó nhằm hạn chế, kiểm soát sự lây lan củadịch bệnh; vừa đảm bảo hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng chống dịch với phát triển các
hoạt động trong nước cùng với sự đoàn kết, chung tay ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh của
người dân Việt Nam.
Trang 15Hình 2.3: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022
TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 thể hiện rõ nhất qua tổng cung và tổng cầu khi các
mặt hàng về may mặc, phương tiện giao thông, văn hóa phẩm, giáo dục, giảm mạnh bởicác biện pháp giãn cách xã hội; giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước chưa đạtyêu cầu; thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục suy giảm; tình hình doanh nghiệp gặpnhiều khó khăn Nguồn cung lao động giảm mạnh do giãn cách xã hội buộc các doanhnghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị tổ chức buộc phải đóng cửa Hoạt động kinh doanh
bị ngưng trệ, xuất khẩu giảm mạnh, đứt gãy chuỗi cung ứng Mặc dù hoạt động thương mại điện tử có thể bù đắp một phần nhưng lượng cầu vẫn giảm mạnh do người dân hạn chế ra ngoài, cùng với mức thu nhập không được đảm bảo, thậm chí thất nghiệp do cắt giảm nhân
sự Ngoài ra, COVID-19 cũng làm ảnh hưởng tới tâm lý khiến người dân trì hoãn tiêu dùng
và đầu tư Các doanh nghiệp phải đóng cửa, không đủ nguồn tài chính để vượt qua giaiđoạn khó khăn dẫn đến phá sản, tạo ra khủng hoảng nợ, phá vỡ hệ thống tài chính Do đó, chính phủ buộc phải có những chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, đại dịch đã làm đẩy nhanhquá trình chuyển đổi số và tiếp cận công nghệ của các quốc gia trên thế giới do việc hạn
chế đi lại và giãn cách xã hội, tránh tập trung đông người nên mọi hoạt động đều chuyển
sang hình thức trực tuyến
Trang 162.1.3 Các chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19 của chính phủ Việt Nam
Trước những ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, chính phủ Việt Nam cũng đã có
những chính sách ứng phó nhanh chóng và kịp thời để kiểm soát tình hình dịch bệnh Cácchỉ thị, công văn được công bố, ban hành trong giai đoạn này có thể kể đến như: Chỉ thị số15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 05/CT-TTg, Nghị quyết 128/NQ-CP Cùngvới đó, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu triển khai nghiên cứu và tiến hành tiêm vacxin Mũivacxin đầu tiên được tiêm cho các cán bộ y tế tỉnh Hải Dương vào ngày 8/3/2021 Cuốitháng 12/2021, số người đã được tiêm ít nhất 1 mũi tại Việt Nam đạt 79.7%, trong đó70.3% dân số đã tiêm đủ liều Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã cung cấp 12.1 tỷ liềuvacxin, số trường hợp tiêm đủ liều đạt 61.6% dân số trên thế giới Tại Việt Nam, tính đến6/2022, trong số 233 triệu liều vacxin cung cấp có 83.4% dân số đã tiêm đủ liều Việt Namnằm trong nhóm nước có khả năng kiểm soát dịch và tỷ lệ tiêm vacxin bao phủ nhanh nhấttrên thế giới
Ngoài việc ban hành các công văn, chỉ thị, tiến hành nghiên cứu và tiêm vacxin chongười dân, song song với đó, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách để hỗ trợ ngườidân cũng như là phục hồi, ổn định nền kinh tế đất nước, giảm thiểu tác động tiêu cực củadịch bệnh Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khókhăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 với gói
hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 củaChính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế (giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanhnghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN)) và tiền thuê đất thêm 5 tháng cho cácdoanh nghiệp, tổ chức, hoạt động trong một số ngành sản xuất, kinh doanh chịu ảnh hưởngtrực tiếp bởi dịch COVID-19 Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ doanhnghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 Thông tư 03/2021/TT-NHNN ban hành ngày 2/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số01/2020/TT-NHNN 13/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định
về việc tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Một số chính sách nhằm đẩy mạnh đầu tư công như: Nghị quyết số 84/NQ-CP,
Công van số 622/TTg-KTTH, Công văn số 623/TTg-KTTH Nghị quyết số 63/NQ-CP,
Ngoài ra, bảng 1 dưới đây bao gồm một số chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệptrong đại dịch COVID-19 với tổng quy mô là 129 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 và 138 tỷđồng vào năm 2021 Các chính sách này không chỉ được ban hành kịp thời, phù hợp mà
Trang 17còn được hoàn thiện và bổ sung qua nhiều lần sửa đổi giúp doanh nghiệp tháo gỡ được
những khó khăn gặp phải trong đại dịch COVID-19.
Bảng 2.1: Quy mô các gói hỗ trợ tài khóa cho doanh nghiệp năm 2020 và 2021
wa nhé {nh cá Quy mô
Biện pháp Chính sách ¬
(Nghìn tỷ)
1 Gia hạn tiền thuế và | Gia hạn thời hạn nộp thuế ( thuế GTGT, thuế 782
tiền thuế đất TNDN, thuế TNCN) và tiền thuê đất ,
Giảm 30% thuế TNDN phải nộp đối với
doanh nghiệp, hop tác xã, đơn vị sự nghié
2 | Giảm thué TNDN me gis ops 84g 5.5
và tổ chức khác có tổng doanh thu không
quá 200 tỷ
, 3 Tăng mức giảm trừ gia cảnh để giảm nghĩa
3 Giảm thuế TNCN ; 10.8
vu thué cho ca nhan
4 Giảm thuế bao vệ | Giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối 0384
môi trường với nhiên liệu bay ,
Giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một
„ „ | số nhóm mặt hàng nhằm tháo gỡ khó khăn
5 | Giảm thuế nhập khẩu ¬ ae ¬ 6.2
cho doanh nghiệp và thúc day phát triển các
ngành nông nghiệp, cơ khí, hỗ trợ, ô tô.
l Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
6 Gia hạn thuế TTĐB MA : „ 19.3
đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước
Giảm 15% tiền thuê đất đối với các đối
¬ „| tượng trả tiền thuê đất hàng năm phải
7 | Giảm tiền thuê đất ` VU uc en 0.354
ngừng sản xuất kinh doanh 15 ngày trở lên
do dịch Covid-19
Đối với các mặt hàng phục vụ phòng chống
8 | Miễn thuế nhập khẩu | dịch như khẩu trang y tế nước rửa tay sát 0.033
khuẩn, nguyên liệu sản xuất khẩu trang
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp Miễn giảm các phí, lệ | ráp, sản xuất trong nước; giảm 70% mức thu
phí lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức
phí công bố thông tin doanh nghiệp
Tổng hỗ trợ năm 2020 129
Trang 18Gia hạn tiền thuế và Gia hạn thời hạn nộp thuế ( thuế GTGT, thuế
115
tiền thuế đất TNDN, thuế TNCN) và tiền thuê đất
Giảm thuế bảo vệ | Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên 09
môi trường liệu bay :
Giảm các khoản phi, | _„ : ¬
Giảm mức thu 30 loại phi, lệ phí 2
lệ phí
Giảm 30% thuế TNDN phải nộp đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệ
4 Giảm thuế TNDN „xu mạ 6.17
và tổ chức khác có tổng doanh thu không
6 Giảm thuế GTGT thuế suất GTGT, theo phương pháp tỷ lệ % 6.9
trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ %
để tính thuế GTGT
7 | Miễn tiền chậm nộp | Theo số liệu Bộ Tài Chính 2.7
Tổng hỗ trợ năm 2021 138
Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện các giải pháp tài chính hỗ trợ
doanh nghiệp, người dân chịu tác động từ dịch COVID-19 của Chính phủ
Các chính sách ứng phó của Chính phủ Việt Nam trước đại dịch COVID-19 đã có tác
động tích cực đến tình hình phòng chống dịch cũng như sức khỏe người dân và kinh tế đấtnước, vừa giúp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tăng cường niềm tin của người dân, vừa
góp phần giúp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng vững chắc trong quá trình chống dịch
và củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào chính sách của Chính phủ Việt Nam
là một trong những nước đã đưa ra một số biện pháp chặt chẽ và hiệu quả để ngăn chặn
sự lây lan của COVID-19 và hạn chế, phục hồi những ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh
tế - xã hội Mặc dù các biện pháp phòng chống dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế
của đất nước nhưng Chính phủ cũng đã đưa ra các gói hỗ trợ để ổn định tình hình kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch bằng cách hỗ trợ tiền mặt,giảm giá điện, nước và internet giúp người dân có thêm nguồn tài chính để đối phó với
Trang 19bối cảnh đại dịch gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Namvẫn duy trì được tăng trưởng Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thànhcông trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, điều này đã tạo ra một cái nhìn tích cựcđến hình ảnh và củng cố địa vị của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.1.4 Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam và ngành Bất động sản
Thị trường Chứng khoán Việt Nam được thành lập ngày 11/7/1998 sau khi thành lập Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP củaChính phủ Sau đó, hai trung tâm Giao dịch Chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh (2000)
và Hà Nội (2005) chính thức đi vào hoạt động Trải qua hơn hai thập kỷ hình thành và phát
triển, thị trường Chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ảnhhưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam Một trong những tác động quan trọng nhất của thịtrường chứng khoán đến nền kinh tế là nó cung cấp một nguồn vốn lớn cho các công tythông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, các công ty có thể huy động được vốn
để đầu tư vào các dự án mới hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sự phát triểnkinh tế Các chỉ số chứng khoán cũng có thể đánh giá được tình hình kinh tế của một quốc
gia, như tăng trưởng GDP, lạm phát và thị trường lao động.
Theo trung tâm Lưu ký Chứng khoán, cuối năm 2020, chỉ số VN-Index đạt 1103.87điểm, tăng 14.9% so với cuối năm 2019, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5,3 triệu tỷđồng, tăng 20.8% so với cùng kỳ và chiếm 84.1% GDP năm 2020 Năm 2021, thị trườngtiếp tục đà tăng trưởng Tính đến hết tháng 11/2021, giá trị vốn hóa thị trường Việt Nam
ghi nhận gần 9,2 triệu tỷ đồng (bằng 147.97% GDP), tăng 37.6% so với năm 2020, trong
đó thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng 7,7 triệu tỷ đồng, bằng 123.77% GDP, tăng 45.27% với năm 2020; thị trường trái phiếu đạt 1,5 triệu tỷ đồng, bằng 24.19% GDP, tăng
8.45% so với năm 2020 (Bộ Tài chính, 2022) Cuối năm 2022, thị trường chứng khoán có
tổng 757 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên cả 2 sàn (HOSE, HNX), 856 cổ phiếu đăng ký
giao dịch trên sàn UPCOM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.983 nghìn tỷ
đồng, tăng 14% (chiếm 23,4% GDP), vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 5.227 nghìn tỷ đồng,
giảm 32,7% so với cuối năm 2021, tương đương 61,6% GDP năm 2021 và 55% GDP ước tính năm 2022 (Tạp chí Kinh tế Việt Nam, 2023).
Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, thị trường chứng khoán đã có một thời gian
tăng 100 điểm trong Q1/2019, sau đó ổn định và ít biến động đến cuối năm Tuy nhiênđến tháng 3 năm 2020, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh Đây cũng là thời điểm đại
Trang 20trường chứng khoán phục hồi lại một cách mạnh mẽ, đạt mốc 1200 điểm vào cuối năm
2020, tăng gần 20% so với năm 2019 và 1500 điểm vào cuối năm 2021, tăng 20% so vớinăm 2020 và 35.7% so với năm 2019 Trong suốt quá trình tăng trưởng, có thể nhận thấythị trường chứng khoán Việt Nam có hai đợt giảm mạnh trong khoảng những tháng đầunăm 2021 và T7/2021, đây đều là những thời điểm bùng dịch lớn tại Việt Nam Thị trườngchứng khoán giảm điểm vào những đợt bùng phát dịch sau đó hồi phục lại, có thể thấy, thịtrường đã có những phản ứng tích cực trước những biện pháp hỗ trợ và chính sách ứngphó của chính phủ để điều tiết thị trường và củng cố thêm niềm tin cho nhà đầu tư
Hình 2.4: Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021
cầu về nhà ở, nơi làm việc, sinh hoạt, giải trí của các cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức Thị
trường bất động sản cũng tạo ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư và cũng cóthể có tác động lớn đến giá trị tài sản của các nhà đầu tư
Trong những năm gần đây, ngành Bất động sản Việt Nam đã trải qua một số biến
động, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, đây vẫn là một ngành có
tiềm năng phát triển trong tương lai, do nhu cầu về nhà ở và kinh doanh không ngừng tăng
Trang 21được triển khai trên khắp đất nước, mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư Tuynhiên, ngành Bất động sản cũng đang đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro liên quan đến
giá cả, pháp lý và tính thanh khoản của tài sản Ngoài ra, đại dịch COVID-19 cũng đã gây
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Bất động sản, đặc
biệt là các doanh nghiệp kinh doanh BĐS du lịch và nghỉ dưỡng phải tạm dừng, đóng cửa,
không có nguồn thu Hoạt động đầu tư, kinh doanh cho thuê BĐS tại các trung tâm thươngmại, tòa nhà văn phòng cũng bị thiệt hại nặng nề do không có người thuê mới, các khách
thuê cũ trả lại mặt bằng vì chủ yếu mọi người làm việc tại nhà và hoạt động kinh doanh
của khách hàng cũng đang gặp khó khăn, đình trệ Số lượng các doanh nghiệp mới mở ít
đi, trong khi số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa tăng lên khiến nhu cầu về thuê và muanhà, đất giảm đi đáng kể Trong khi đó, dư nợ tín dụng của ngành BĐS vẫn đang ở mức cao,
lãi vay và nợ vay lớn khiến nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, phá sản vàthu hẹp quy mô kinh doanh Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vựcBĐS tại Việt Nam sụt giảm mạnh, trong quý I/2020 chỉ có 264 triệu USD vốn đăng ký(chiếm 3.08% tổng nguồn vốn FDI), tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 4 (Bộ Tài Chính,2020) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 717 doanh nghiệp BĐS ngừng kinh doanh cóthời hạn, tăng 88.7% so với cùng kỳ năm 2019, 342 doanh nghiệp giải thể tăng 52% so vớicùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2020
2.1.5 Phương pháp nghiên cứu sự kiện
Phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event study) là một phương pháp trong nghiên cứu
định lượng nhằm phân tích mức độ và chiều hướng tác động của các sự kiện đến thị
trường Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá tác động của các sự
kiện như mua bán sáp nhập, thay đổi nhân sự cấp cao, chia tách cổ phiếu, các sự kiện hoặctin đồn liên quan đến doanh nghiệp, thị trường Dolley (1933) được xem là bài nghiên cứu
đầu tiên áp dụng nghiên cứu sự kiện để xem xét sự thay đổi của giá cổ phiếu trước sự kiện
chia tách cổ phiếu Sau đó, Ball và Brown (1968) sử dụng nghiên cứu sự kiện để kiểm tramối mối quan hệ giữa thặng dư thu nhập và thặng dư giá cả và Fama và French (1969)
nghiên cứu ảnh hưởng của việc chia tách cổ phiếu sau khi loại bỏ các sự kiện gây nhiễu.Nghiên cứu này đã đưa phương pháp nghiên cứu sự kiện trở nên phổ biến hơn trong phântích tác động của các sự kiện kinh tế đối với giá cổ phiếu Mục đích của việc sử dụng nghiêncứu sự kiện trong nghiên cứu với hai lý do chính là kiểm tra tính hiệu quả của thị trường
chứng khoán và kiểm tra tác động của một số sự kiện trên thị trường chứng khoán
Trang 22(Nikkinen et al., 2008) hay khủng hoảng tài chính (AM Al-Rjoub and Azzam, 2012) Sử
dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện kết hợp với phương pháp hồi quy tuyến tính sẽgiúp đánh giá được nhiều khía cạnh hơn trong vấn đề cần nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sự kiện sử dụng kết quả đo lường lợi nhuận bất thường
phát sinh từ các sự kiện xảy ra nhằm xác định mức độ phản ứng của thị trường thông qua
sự thay đổi giá cổ phiếu hoặc hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Mặc dù phương phápnày xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng tại Việt Nam chưa thực sự phổ biến Các côngtrình nghiên cứu được công bố sử dụng phương pháp này còn khá ít.
2.1.6 Một số lý thuyết Tài chính
Các lý thuyết tài chính dựa trên giả định thị trường được coi là hoàn hảo và con người luôn
lý trí không thể giải thích được hết những biến động của thị trường chứng khoán trướccác khủng hoảng (Shiller, 2003) Lý thuyết về thị trường hiệu quả (Efficient MarketHypothesis) được đưa ra bởi Eugene Fama vào năm 1970, lý thuyết này cho rằng thị
trường chứng khoán luôn phản ánh toàn bộ thông tin hiện có trên thị trường hiệu quả.
Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ thay đổi tức thời khi có thông tin mới được công bố,
và không có cách nào để kiếm lợi từ việc phân tích thông tin đã công bố
Mô hình định giá tài sản CAPM mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng
do William Sharpe xây dựng từ những năm 1960 Mô hình này được các nhà đầu tư ứngdụng rất nhiều trong đầu tư chứng khoán Theo mô hình CAPM thì lợi nhuận kỳ vọng vàmức độ rủi ro có mối tương quan cùng chiều, nghĩa là rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọngmang lại càng lớn và ngược lại Phương pháp OLS được sử dụng để ước tính các hệ số
trong mô hình CAPM.
Tuy nhiên, các lý thuyết này đều dựa trên giả định thị trường được coi là hoàn hảo,con người là lý trí Trên thực tế, các lý thuyết và mô hình này không thể lý giải được cáchiện tượng bất thường như những cuộc khủng hoảng của thị trường Chứng khoán, hiệntượng bong bóng hay mới đây nhất là sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 Tài chính hành
vi là sự kết hợp giữa tâm lý học và tài chính nhằm lý giải các quyết định liên quan kinh tế
của con người Theo lý thuyết tài chính truyền trống thì phần lớn giá cổ phiếu sẽ chịu ảnhhưởng bởi các yếu tố của doanh nghiệp và các đặc điểm của thị trường Tuy nhiên, trênthực tế có những trường hợp, quyết định xảy ra khác với kỳ vọng thực tế Lý thuyết Tài
chính hành vi được nghiên cứu bởi hai nhà tâm lý học người Mỹ là Daniel Kahneman và
Amos Tversky (1979) Theo lý thuyết Tài chính hành vi, các thông tin trên thị trường, các
Trang 23của nhà đầu tư Từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua bán của nhà đầu tư và tác động đếngiá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Lý thuyết Tài chính Hành vi có thể giải thích tác động của các sự kiện bất thường đếnquá trình đưa ra quyết định của các nhà đầu tư, từ đó giải thích những biến động bấtthường của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (Olsen, 1998) Ngoài ra, Lee và cộng
sự (2002) cho rằng sự lạc quan của nhà đầu tư sẽ giúp lợi nhuận cổ phiếu ít biến độnghơn, trong khi đó sự bi quan của nhà đầu tư sẽ làm lợi nhuận cổ phiếu biến động mạnh
Dựa trên những cơ sở này, sự bùng phát của dịch COVID-19 và các chính sách ứng phó của
chính phủ là các sự kiện có tác động mạnh đến môi trường kinh tế, từ đó có thể ảnh hưởngđến tâm lý của nhà đầu tư và khiến giá cổ phiếu thay đối
2.2 Tác động của đại dịch COVID-19 và các chính sách ứng phó của chính phủ đến
thị trường chứng khoán
2.2.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Anh hưởng của đại dịch COVID-19 đến giá cổ phiếu là một đề tài được nghiên cứu thực
nghiệm bởi rất nhiều tác giả COVID-19 là đại dịch toàn cầu gây ra những tâm lý tiêu cựchoặc hoảng loạn cho các nhà đầu tư, vì thế có thể có tác động đáng kể đến thị trường tàichính (Iyke, 2020) Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến 16 quốc giacủa Khan va cộng sự (2020) cho thấy ty lệ tăng trưởng các ca nhiễm mới trong tuần lamgiảm lợi nhuận cổ phiếu hàng tuần trong tuần tiếp theo, kết quả cho thấy trong giai đoạnđầu đưa tin về COVID-19 các nhà đầu tư ở các nước này không có phản ứng, giai đoạn ngắn
hạn sau đó có phản ứng tiêu cực He và cộng sự (2020a) tìm thấy tác động tiêu cực trong
ngắn hạn của dịch COVID-19 đến thị trường chứng khoán của 7 quốc gia Trung Quốc, Ý,
Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ Khatatbeh và cộng sự (2020)nghiên cứu thực nghiệm trên 11 quốc gia cho thấy tác động tiêu cực đáng kể đến lợi nhuậnkhi xác nhận thông báo trường hợp COVID-19 đầu tiên tại các nước, đặc biệt thị trườngChứng khoán có ảnh hưởng đáng kể hơn sau khi WHO công bố COVID-19 là đại dịch toàncầu vào ngày 11/3/2020 Ibrahim và cộng sự (2020) cũng đưa ra kết quả cho thấy thịtrường chứng khoán các nước có phản ứng tiêu cực khi dịch COVID-19 bùng phát Đối với
thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong ngắn hạn, không tìm thấy phản ứng đáng kể
nào đối với trường hợp đầu tiên, nhưng thông báo về cái chết đầu tiên dẫn đến nhữngphản ứng tiêu cực đáng kể (Heyden và Heyden, 2020)
Sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, các tác giả đã chỉ ra rằng đại dịch
Trang 24COVID-khác nhau (Singh và cộng sự, 2020; Pandey và Kumari, 2021) (Singh và cộng sự, 2020)
nghiên cứu các phản ứng của thị trường Chứng khoán đối với sự bùng phát của COVID-19,kết quả cho thấy lợi nhuận bất thường (AR) là tiêu cực trong ngắn hạn và có ý nghĩa đối
với các quốc gia phát triển và đang phát triển, sau đó bằng chứng cho thấy sự phục hồi của
thị trường chứng khoán Đặc biệt, thị trường chứng khoán Châu Á bị ảnh hưởng nhiều
nhất (Pandey và Kumari, 2021)
Các nghiên cứu cũng xem xét đến ảnh hưởng của dịch COVID-19 với dữ liệu từngquốc gia và đánh giá tác động theo ngành Nghiên cứu tác động của dịch COVID-19 đến giá
cổ phiếu tới thị trường Chứng khoán Trung Quốc, He và cộng sự (2020b) chỉ ra rằng các
ngành giao thông vận tải; khai thác mỏ, điện và sưởi ấm; môi trường có phản ứng tiêu cựctrước sự bùng phát của dịch COVID-19, trong khi đó các ngành sản xuất, công nghệ thôngtin, giáo dục và y tế lại có phản ứng mạnh mẽ với đại dịch theo hướng tích cực Yan và Qian(2020) cũng tìm ra giá cổ phiếu ngành tiêu dùng Trung Quốc bị ảnh hưởng tiêu cực chỉtrong ba ngày giao dịch đầu tiên sau sự kiện đại dịch COVID-19 bùng phát Đối với ngànhnăng lượng của Hy Lạp, lợi nhuận bất thường của cổ phiếu của 11 công ty được nghiêncứu trước sự bùng phát của dịch COVID-19 có biến động theo hướng tiêu cực, tuy nhiên,giai đoạn sau sự kiện thì không có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty này
(Polemis and Soursou, 2020) Thị trường Chứng khoán ngành hàng không cũng có phản
ứng tiêu cực trước thông báo COVID-19 là đại dịch toàn cầu (Martins và cộng sự, 2022)
Chính phủ các quốc gia cũng đưa ra được các chính sách trước tình hình diễn biến căng thẳng Việc các quốc gia thực hiện các biện pháp đóng cửa đã đem lại kết quả tích cựctrong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, đồng thời cũng xây dựng lại niềmtin của nhà đầu tư và sự đảo chiều mạnh mẽ đối với lợi nhuận của thị trường chứng khoán(Pandey và Kumari, 2021) Ngành tiêu dùng của thị trường Chứng khoán Trung Quốc cũngphục hồi nhanh chóng nhờ các chính sách tiền tệ hiệu quả của chính phủ và ngành mua
sắm trực tuyến phát triển tốt ở Trung Quốc (Yan and Qian, 2020) Martins và cộng sự
(2022) cũng chỉ ra hiệu quả của cá loại vacxin khiến thị trường Chứng khoán ngành hàng
không phản ứng tích cực Tác giả cũng chỉ ra các hãng hàng không giá rẻ và các hãng hàng
không không do nhà nước kiểm soát với các đặc điểm là quy mô và tính thanh khoản caohơn, tập trung quyền sở hữu và ít đòn bẩy hơn đã có khả năng phục hồi tốt hơn trước sựsụt giảm của cổ phiếu do sự xuất hiện của COVID-19 so với các hãng hàng không khác khi
sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính Ngoài ra, Heyden và Heyden (2020) cũng chỉ ra chính
sách tài khóa có khả năng làm tăng thêm sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư, nhưng
Trang 25phản ứng từ các Ngân hàng trung ương có thể có tác dụng trấn an và giúp xoa dịu thị
trường.
Khi nghiên cứu các quốc gia khác nhau trên thế giới, kết quả của các công trình phầnlớn đều cho thấy thị trường Chứng khoán các nước có phản ứng tiêu cực khi COVID-19
bùng phát Sau đó, nhờ các chính sách ứng phó của chính phủ về đẩy nhanh tiên chủng
vacxin, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hay các chính sách phòng chống dịch bệnhđầu giúp thị trường phục hồi và phan ứng tích cực.
2.2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội:gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ; ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không,
du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; khiến nhiều doanh
nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, (Pham, 2021) Ảnh hưởng
tiêu cực của dịch bênh tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch(Phạm và cộng sự, 2020) Nghiên cứu 15 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán,Nguyễn (2021) tìm ra số ca tử vong do COVID-19 có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu của
các ngân hàng Lại (2021b) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid - 19 nhưng đến giá
cổ phiếu của ngành Dầu khí Việt Nam Với ba sự kiện được xem xét, sự kiện ngày23/1/2020 (Việt Nam ghi nhận bệnh nhân đầu tiên dương tính với COVID-19) cho kết quảtiêu cực, sự kiện ngày 6/3/2020 (Bung phát đợt dịch thứ hai) cũng cho kết quả tiêu cựcnhưng phản ứng mạnh hơn sự kiện 1, sự kiện ngày 30/3/2020 (Việt Nam công bố dịchCOVID-19 trên toàn lãnh thổ) cho kết quả tích cực với chỉ số lợi nhuận bất thường tích lũysau ba ngày diễn ra sự kiện là 3.8% Đối với ngành Ngân hàng, Lại (2021a) xem xét phảnứng của giá cổ phiếu ngành Ngân hàng đối với ba thông báo phong tỏa ở Việt Nam Vớingày 13/02/2020 (phong tỏa xã Sơn Lôi, Tỉnh Vĩnh Phúc), lợi nhuận bất thường tích lũydương sau ba ngày có thông báo; ngày 30/3/ 2020 (Việt Nam công bố dịch trên toàn quốc),lợi nhuận bất thường tích lũy trước và sau thông báo đều âm, ngày 28/7/2020 (phong tỏatại Đà Nẵng) có tác động nhẹ theo hướng tích cực đến giá cổ phiếu ngành Ngân hàng, nhàđầu tư sẽ an tâm hơn khi vùng dịch được kiểm soát Thông báo ngày 30/3/2020 có tácđộng mạnh nhất đến cả giá cổ phiếu ngành ngân hàng và ngành Dầu khí nhưng trong khigiá cổ phiếu ngành Ngân hàng có phản ứng tiêu cực thì ngành Dầu khí được ghi nhận có
phản ứng tích cực.