1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với các nước Đông Nam Á từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Phần 2)

160 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Thương Mại Giữa Vùng Nam Bộ Với Các Nước Đông Nam Á Từ Thế Kỷ XVII Đến Giữa Thế Kỷ XIX (Phần 2)
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 52,46 MB

Nội dung

Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Áhải đảo nửa đầu thế kỷ XIX Trong nửa dau thé ky XIX, triều đình Huế không thiết lập bang giao chính thức với các nước phương

Trang 1

Edward Brown, vào đời vua Tự Đức, không chỉ kỹ thuật đóng tàu mà cả lực lượng hải

quân và vũ khí của Việt Nam bị suy giảm nghiêm trong (Patrick J.Honey, 2001, tr 143)

dù trước đó không lâu chính tướng Bodin của Xiêm đã bảy tỏ sự lo ngại về sức mạnhthủy quân của Việt Nam khi ông tấn công Hà Tiên

4.4 Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Áhải đảo (nửa đầu thế kỷ XIX)

Trong nửa dau thé ky XIX, triều đình Huế không thiết lập bang giao chính thức với

các nước phương Tây nhưng duy trì buôn bán với cảng thuộc địa và các cơ sở thương

mại của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo Vua Gia Long thường sai phái

thuyền hiệu của triều đình Huế đến các cảng thuộc Đông Nam Á hải đảo mua sắm vũ khí,

hàng hóa và thu thập tin tức tình báo Đến thời vua Minh Mệnh, mặc dù sự nghi ky củatriều đình Huế đối với các nước phương Tây sâu sắc hơn nhưng cũng chính trong giai

đoạn vua Minh Mệnh và Thiệu Trị cai trị, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với

Singapore (cảng thuộc địa của Anh ở Đông Nam A) lại phát triển nhanh chóng Gia Dinh

Thanh (sau là Nam ky lục tinh) là vùng có hoạt động buôn bán tư nhân với các cảng thuộc

địa của phương Tây ở Đông Nam Á nhộn nhịp nhất Điều này cho thấy một xu hướnghội nhập của vùng Nam Bộ vào thương mại khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ

4.4.1 Một số hoạt động mậu dịch triều đình giữa chính quyền nhà Nguyễn vớimột số cảng thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo

Vào cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh từng cử thuyền đến cảng thị của các vươngquốc Hồi giáo ở Đông Nam A hải đảo như Batavia (năm 1791), Johor (năm 1797),

Goa/Malaka (năm 1793) (Ch'en, Ching—ho, 1994, tr.110) dé mua vũ khí, dan được Saukhi lên ngôi vua, chính sách bang giao của vua Gia Long với Đông Nam Á hải đảo thayđổi Vua Gia Long và những người kế vị ông xem Trung Quốc là trung tâm văn hóa, Đông

Nam Á hải đảo là “hạ vực” Quan điểm này được biểu hiện trong việc sử dụng sứ đoàn

đi công vụ Đối với các sứ đoàn đi Trung Quốc, triều đình Huế chọn những người có tài

ngoại giao, tri thức, giỏi văn học và giỏi ngôn ngữ Ngược lại, thành viên trên các thuyền

“Hạ Châu công vự” đều là các vị quan lại đang chịu tội Hoàn thành “Hạ Châu công vự”

là một hình thức lấy công chuộc tội

Dưới thời Gia Long, triều đình Huế “không có sứ đoàn chính thức đến Hạ Châu”

(Claudine Salmon, 2013, tr.136) Lữ Tống (Philippines) là một trong những trường hợphiếm hoi được ghi chép trong 7c luc là có buôn bán với Việt Nam Năm 1804, Lữ Tống

Trang 2

sai Đá Sot dâng biểu lên vua Gia Long dé mua gạo Vua Gia Long cho Cai Tàu vụ Nguyễn

Đức Xuyên lãnh 4 đạo Quốc thư đến tàu trưởng Đá Sót của Lữ Tống Trước đó, thuyền

triều đình Huế bị gió “bạt trôi đậu tại Lữ Tống” đã được Lữ Tống giúp đỡ Triều đình Huếcho Đá Sot vào thành Gia Dinh, “chở 5 ngàn tạ gạo”, “cấp cờ hiệu, ban tờ phó làm tin détrở về được ồn thỏa” (Nguyễn Đức Xuyên, 2015, tr.5; Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002,

tr 590) Vua Gia Long khuyến khích thuyền từ Lữ Tống đến Gia Định buôn bán

Năm 1819 đánh dau bước chuyên mới trong giao thương giữa Việt Nam và DongNam A hải đảo Thứ nhất là việc Công ty Đông An Anh thành lập cảng tự do thương mại

Singapore”7 Thứ hai là việc Trung úy Hải quân Mỹ John White viếng thăm Sài Gòn déliên hệ ngoại giao và giao thương với Việt Nam Thứ ba là việc triều đình Huế đánh thuếthuyền buôn từ “Quảng Bình về Nam phần” của Việt Nam đến buôn bán ở Tân Gia Ba(Singapore) Sự ra đời của cảng tự do Singapore gần như ngay lập tức đã thu hút sự quantâm của triều đình nhà Nguyễn (Reid, A., 2004, tr.3 1-32)

Thực lục chép: “Dat ky phủ, tư huyện, tư châu ở Gia Dinh Phàm người buôn ngoại quôc đên ở Gia Định thì biên mà cai quản.

Chuẩn dinh từ Quảng Bình về Nam phàm thuyền dân đi buôn ở Hạ Châu [TânGia Ba] thì đánh thuế, lay thuyền lớn nhỏ làm bậc (Thuyền ngang 9 thước, mỗithước tiền thuế 20 quan; 10 thước trở lên, mỗi thước tiền thuế 30 quan; | tắc trởlên thì tính chiết mà thu, phân ly trở xuống đều miễn) (Quốc sử quán triều Nguyễn,

2002, tr.99 1).

Khác với giai đoạn 1802 — 1820, mậu dịch giữa triều đình Huế và các cảng thịthuộc địa phương Tây ở Đông Nam A hải đảo tăng đáng ké đưới thời vua Minh Mệnh vàvua Thiệu Trị Theo thống kê của Trần Kính Hòa, trong nửa dau thé kỷ XIX, triều đìnhHuế cử thuyền công vụ đến Batavia (lần lượt vào các năm 1825, 1826, 1830, 1832,

1832/1833, 1836, 1836/1837, 1839, 1840, 1842, 1844 và 1846/47), 6 lần đi sứ sangSingapore (lan lượt vào các năm 1832, 1836/37, 1840, 1842, 1844, 1846 — 1847), 2 lần đi

biển Tiểu Tây dương (1835 — 1836, năm 1839) tới Penang (năm 1832, 1836-1837) tớiSemarang (miền Trung Java, 1839, 1840) và tới Luzon (1832, 1835) (Chten, Ching-ho,

1994, tr.110) Căn cứ theo ghi chép của tờ The Singapore Free Press and Mercantile

77 Trước khi Singapore được thành lập, Nguyễn Ánh cũng từng cử thuyền đến Johor năm 1797 Quốc vương Johor chính là người quản lý trên danh nghĩa khu định cư người Mã Lai có dân số chỉ vài trăm người, cũng chính là địa điểm

người Anh xây dựng cảng Singapore.

Trang 3

1833, p.3) 7ực luc cũng ghi chép tương tự về mục đích của những chuyền đi này Tháng

11/1835, vua Minh Mệnh phái thuyền Linh Phượng (Phụng) đi Tiểu Tây dương với mục

đích “cho quen thuộc đường biên và biết hình thế, phong tục các nơi, không phải dé cầu

lợi” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007c, tr.820) Theo ghi chép của tờ CommercialRegister số ra ngày 28/3/1833, 2 thuyền hiệu của triều đình Huế đã đến Calcutta (Ấn Ðộ)năm 1832, I thuyền đến đến Manila (Philippines, thuộc địa Tây Ban Nha) Cũng chính

2 con thuyền này (cùng 2 con thuyền khác) đã đến Singapore (cảng thuộc địa Anh) vàghé thăm Batavia (thuộc địa Hà Lan) Trên mỗi thuyền hiệu này đều có quan lại nhàNguyễn Tại Singapore, quan lại của triều đình Huế đã yêu cầu được cung cấp những tờbáo về Án Độ như Calcutta, Madras, Bombay, Cape, Canton và Australian Paper, Những người châu Âu trong triều đình Huế sẽ dịch nội dung chính của những tờ báo nàycho vua Minh Mệnh đọc (S.C.C.R, 28 March 1833) Hoa tiêu của những thuyền hiệu củatriều đình Hué thường là người châu Âu hoặc người Macao

Mậu dịch triều đình do chính quyền nhà Nguyễn tiễn hành với Singapore bắt đầu

từ năm 1823 Năm 1823, triều đình Huế cử 2 thuyền hiệu đến Singapore đề thiết lập độc

quyền thương mai, mua hàng len da, pha lê và thủy tinh Mậu dich triều đình có nhiều lợithé hon han so với buôn bán tư nhân Thứ nhất, chính sách độc quyền giúp triều đình Huế

mua hoặc trưng thu lượng lớn hàng hóa Thứ hai, các vua Nguyễn sử dụng “những tàu

làm theo kiểu Âu châu và được vũ trang như thuyền chiến” (Thành Thế Vỹ, 1961, tr.230),giúp thuyền công vụ di chuyên an toàn qua vùng biển có nhiều cướp biển như vịnh Xiêm

La (Wong Lin Ken, 1960, tr.155—156) Triều đình Minh Mệnh cũng chuẩn định thê lệ về

số đại bác, đạn được trang bị cho các thuyền công vụ vảo các năm 1832, năm 1836 (Quốc

sử quán triều Nguyễn, 20074, tr.588; 2007c, tr.1051)

Nam Bộ là một trong những địa phương đóng thuyền hiệu cho triều đình Huế

Năm Minh Mệnh thứ 13, thành Gia Định chịu trách nhiệm đóng 9 chiếc thuyền hiệu cho

triều đình (Nội Các triều Nguyễn, 1993, tr.452) Một số thuyền hiệu do triều đình Huế

cử đi công vụ ở Hạ Châu xuất phát từ vùng Nam Bộ hoặc từ cảng Đà Nẵng ghé Sài Gòntrước khi đến Hạ Châu Theo những thông tin được ghi chép trên tờ The Singapore FreePress and Mercantile Advertiser sô ngày 21/1/1836, thuyền hiệu Phan Bang từ Sài Gòn

Trang 4

di Singapore (S.F.P.M.A, 21 January, 1836) Sau khi đến Singapore, điểm hướng đến tiếptheo của thuyền hiệu Phan Bằng là Penang (Malaysia) (S.C.C.R, 6 January 1836, p.4)

Trọng tải của thuyền hiệu Phan Bang được ghi nhận là 300 tấn (S.F.P.M.A, 17 March

1836) Đến tháng 3/1836, thuyền hiệu Phan Bang cập cảng Singapore lần nữa Cùngthuyền hiệu Phan Bằng, thuyền hiệu Lim Fong (có thé là Linh Phụng) do một người tên

là Voyoung làm thuyền trưởng (commanders) cũng đến Singapore trong đợt này và bán2.600 piculs đường Thuyền hiệu Linh Phượng thậm chí đã đến Calcutta (An Độ) với

1.000 piculs gỗ vang (sapan—woods), có giá trị 11.700 Sp.drs”8 (S.C.C.R,12 March 1836,

p.3-4) Ngoài Sài Gòn, Hà Tiên va Can Giờ cũng là cảng mà thuyền hiệu nhà Nguyễnxuất phát đi Hạ châu hoặc neo đậu khi trở về từ Hạ Châu Băng chứng là vào năm 1839,thuyền hiệu An Dương đi công cán từ Hạ Châu đã đậu ở cảng Cần Giờ (Quốc sử quántriều Nguyễn, 20074, tr.498)

Triều đình Huế thực hiện chính sách thưởng phạt và quy định thời gian chuẩn bị

cho từng chuyến đi “Hạ Châu công vụ” Theo đó, những thuyền công vụ không hoàn

thành nhiệm vụ sẽ bị trị tội rất nặng (Hedde, M.Isidore., 1846, p.119—120) Năm 1836,triều đình Huế quy định chế độ làm việc cho thủy thủ phục vụ những lần xuất ngoại.Theo quy định năm 1840 của triều đình Huế, thuyền được cử đi Lữ Tống, Giang Lưu Ba,

Tam Ba Lăng, Phú Lãng Sa, những người tham gia sẽ được nghỉ việc trước 15 ngày.

Thuyền hiệu cử đi Tân Gia Ba, Hạ Châu, do đường di hơi gần nên chỉ được nghỉ việc

trước 10 ngày “Đến ngày xong việc công về tới nơi, thì đi nơi rất xa cho 15 ngày, nơi hơi

xa cho 10 ngày, nơi hơi gần cho 5 ngày, đề về ngụ sở nghỉ ngơi, hết hạn nghỉ lại làm việc

như cũ” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 20074, tr.850)

Theo Hồi kỳ của M.Isidore Hedde (1846), một thành viên của phái bộ Pháp đếnTrung Quốc, thì: “Nha vua nam giữ độc quyên buôn bán Ông ấy mua hang củathần dân theo giá mà ông chỉ định và gửi tàu (của triều đình) đi bán ở các cảngnước ngoài Ông kinh doanh 5 thuyền có cánh buồm hình vuông (Square-RiggedVessels) và tàu hơi nước (cái mà) được đóng trong nước Ông gửi chúng đếnQuảng Châu (Canton), đến Singapore, đến Batavia, và đôi khi đến Calcutta”

Trang 5

thành Ngày 25/3/1847, tàu chiến Victorieus của Pháp rời Ma Cao đến Đà Nẵng, yêu cầu

triều đình Huế cho Pháp tự do buôn bán và truyền đạo Cuộc tấn công của tàu chiến Pháp

đây mâu thuẫn giữa Việt Nam với Pháp lên cao Sự nghi ky của triều đình Huế đối vớicác thuyền phương Tây gia tăng Vua Thiệu Trị ban hành chính sách cắm đạo nghiêmngặt Từ khoảng 1850 trở đi, Việt Nam không còn phái thuyền hiệu đi Tân Gia Ba(Nguyễn Thế Anh, 1971, tr 276) Theo ghi chép của Harry Parkes (the British Consul inAmoy), Tự Đức chính là vị vua đã “cham dứt thương mại hoàng gia về phía nam”, “[ ]cam đoán tat cả các giao dich với nước ngoài, giờ đây không một chiếc thuyền có cánhbuồm hình vuông nào được nhìn thấy ở Singapore, các tàu nước ngoài không còn được

phép đi lai tại các cảng của Việt Nam nữa” (Note encloses in Pakers to Hammond, 3",

August 1955, F.0.17/236, Dan lai theo Tarling, Nicholas., 1966, tr.51) Triéu dinh Huécũng quy định thuyền phương Tây va thuyền từ các cảng thi thuộc dia của phương Tây

không được phép đi xa hơn Đà Nẵng.

4.4.2 Một số hoạt động buôn bán giữa vùng Nam Bộ với Singapore thuộc Anh

Dưới thời Gia Long, so với sự hạn chế của mau dịch triều đình Hué, buôn bán tưnhân giữa vùng Nam Bộ với các cảng thị thuộc địa phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo

vẫn tiếp diễn trên cơ sở kế thừa những tuyến thương mại và các mối giao thương tồn tại

trong những thập niên cuối thé ky XVIII Thêm vào đó, triều đình Gia Long cũng không

nghiêm cấm hoạt động buôn bán của Hoa thương ở vùng Nam Bộ Năm 1818, nhàNguyễn định lại thuế cảng và thuế hàng đánh lên thuyền Ma Cao và Tây Dương đến GiaĐịnh buôn bán Thuế có thể nộp “bằng bạc ngoại quốc, bạc trung bình, hoặc toàn bằngbạc, toàn bằng tiền, hoặc nửa bạc, nửa tiền, đều theo ý muốn không có hạn chế” (Quốc

sử quán triều Nguyễn, 2002, tr971) Cùng năm, báo cáo thương mai của Manila

(Philippines, thuộc địa Tây Ban Nha) xác nhận hoạt động buôn bán giữa Việt Nam với cảng này (The Singapore Chronicle, January 1815, in J.E Moor, 1837, tr.80).

Dé quản ly các hoạt động buôn bán do tư nhân thực hiện, nhà Nguyễn sử dungthuyền bài (Wf†l##) Tuy nhiên, cách quản lý này không hiệu qua Bằng chứng là Tàu vuNguyễn Đức Xuyên từng tâu lên triều đình rằng nhiều thuyền buôn nước ngoài giả mạothuyền bài dé được giảm thuế (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tr.927), đặc biệt làthuyền buôn lậu gạo ở Gia Định — nơi tập trung gạo của vùng Nam Bộ (Trần Viết Nghĩa,

2013, tr.56) Thành phần tham gia hoạt động gian buôn này gồm người Hoa, người Việt

và thậm chí là quan lai nhà Nguyễn (Liam C.Kelley, 1998, tr.2).

Trang 6

Từ năm 1819, việc triều đình Huế quy định thuyền từ Hạ Châu chi được phép

buôn bán từ Quảng Ngãi trở vào Nam phần đã giúp vị thế thương mại vùng Nam Bộ càng

nôi bật hơn so với các địa phương khác của Việt Nam Phan lớn thuyền từ Việt Nam đếnSingapore buôn bán đều xuất phat từ vùng Nam Bộ Theo Commercial Rigister sô ra ngày4/6/1829, trong năm 1828-1829, có khoảng 30 đến 40 thuyền bản địa của Việt Nam đếnSingapore buôn bán Bốn địa phương của Việt Nam có giao thương với Singapore làKang-kow (tức Hà Tiên), Sài Gòn, Anam và Hai-lam (đảo Hải Nam thuộc Trung Quốcngày nay) (S.C.C.R, 4 June 1829, p.2) Địa danh Anam”? được ghi là “nằm ở cửa sông

Sai Gòn” Sài Gòn và Hà Tiên là hai cảng chính trong hoạt động buôn bán tư nhân do

Hoa thương thực hiện giữa Việt Nam với Singapore Thuyền buôn của người Hoa ở SàiGon là những thuyền buôn đầu tiên ghé Singapore buôn bán (Reid, A., 1997, tr.31-32).Theo Commercial Register số ngày 4/4/1833, 1.680 piculs gạo từ Hà Tiên cùng với Anam,Rhio được bán tại Singapore (S.C.C.R, 4 April 1833) Một sản phẩm khác được thuyềnbuôn từ Hà Tiên mang bán ở Singapore là chiếu Năm 1839, chiếu Việt Nam được tàuLofgren chở đến Hamburg (Đức) (S.F.P.M.A, 7 March 1839, tr.3)

Người Hoa định cư hoặc ngụ cư ở vùng Nam bộ đã tham gia tích cực vào hoạtđộng buôn bán giữa vùng này với Singapore Trần Phương, một người Hoa ở Gia Định,ngụ tại thôn Phú Điền, huyện Tân Long “mùa đông năm ngoái đi Hạ Châu buôn bán, naytrở về Gia Định” (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, 1998) Phái đoàn của John Crawfurdkhi đang đi Bangkok đã gặp một thuyền Việt Nam từ Sài Gòn đến Singapore buôn bán.Trọng tải của thuyền vào khoảng 4.000 piculs (240 tan) với một phái đoàn gồm 1 chỉ huy,

2 sĩ quan và 32 thủy thủ Trong chuyến đi từ Sài Gòn đến Singapore, thủy thủ được trả

lương 20 peso cho 3 thang, tức khoảng 7 peso/1 tháng Mức lương này tương đương vớilương một thủy thủ lành nghề ở Anh (Crawfurd, John., 1830, vol.1, tr.76ó—77) Các thủy

thủ còn được cấp thịt, cá, muối ước tính có giá khoảng 1,4 peso Các thuyền buồm

Trung Quốc thường thuê mướn thủy thủ người Việt Nam bởi chi phí thực phâm thườngthấp hơn so với việc thuê nhân công từ Quảng Đông (Trung Quốc) Theo bia trùng tu TuệThành hội quán”? năm 1830, hình thức công ty, doanh nghiệp của người Hoa đã khá phố

"Trong Commercial Register, Singapore Free Press and Mercantile Advertiser và Singapore Chronicle, địa danh

Anam còn được viết là Anom, Annam Về địa danh này cần nghiên cứu thêm, bởi du được Commercial Register miêu

tả là nằm ở cửa sông Sài Gòn và Nguyễn Ánh từng xưng là An Nam (Chao Anam Kok) để giao thiệp với Xiêm khi ông đóng đô ở Sài Gòn nhưng Anam cũng có thể là một địa đanh thuộc khu vực miền Trung Việt Nam hiện nay Trong luận án tiến sĩ được bảo vệ tại đại học Nayang Technology của Singapore, Cao Thị Vân cho răng Anom/Annam là để chỉ một địa danh nằm ở miền Trung Việt Nam (hiện nay).

89 Hội quán của người Quảng Đông.

Trang 7

là Cheang Hong Lim, Tan Kim Tian va Ang Choon Seng Ho Chong Lay là một thương

nhân người Hoa tai Singapore sở hữu vài thuyền buồm hoạt động buôn ban với Xiêm vaSài Gon Ang Choon Seng (1805—1852) sở hữu 2 thuyền 2 buồm (schooners) buôn bántại Sai Gon, Bangkok Một sé thương nhân này, thậm chi, có con nuôi ở Việt Nam như

trường hợp của Tan Kim Tian*! (Tana, Li., 2004a, tr.264-266).

Từ thời vua Minh Mệnh, triều đình Huế từng bước quản lý chặt chẽ các hoạt độnghải thương của “người nhà Thanh”, người Minh Hương ở vùng Nam Bộ Triều đình banhành nhiều lệnh cắm nhằm hạn chế buôn bán đối với các quan chức và thuyền tư nhân.(Wheeler, Charles, 2001, tr.211) Năm 1828, triều đình Huế quy định thuyền Gia Định đi

buôn ở Hạ Châu chỉ được đem đủ lượng gạo, đáp ứng đủ nhu cầu của tổng số người trênthuyền (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007b, tr.342—343) Tuy nhiên, các lệnh cắm buôn

bán tiền đồng, vàng, bạc, gạo, muối, của triều đình Huế thường được cho là trên “danh

nghĩa” nhiều hơn là được chấp hành nghiêm túc trên thực tế (Crawfurd, John., 1830, vol.2,

tr.329) Hoa thương vùng Nam Bộ van chấp nhận rủi ro, vi phạm lệnh cam của triều đìnhHuế lẫn bị cướp biển đánh cướp tài sản để lái thuyền đến Singapore buôn bán Nhữnghoạt động gian thương này bị chính các thuyền công vụ của nhà Nguyễn phát hiện vàtrình tau lên chính quyền Năm Minh Mệnh thứ 10, khi trở về sau chuyến đi công cán,Tôn That Mach tau lên triều đình rằng “khi mới đến Hạ Châu thấy giá gạo rat đắt, trongvòng chưa đây vài tháng thấy giá giảm xuống” Sau đó, Nguyễn Tri Phương tâu lên vuaMinh Mệnh việc Trịnh Hầu Hy, người Gia Dinh chở trộm gạo nói là doanh thương cho

việc công” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 1974e, tr.33-34)

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, triều đình nhà Nguyễn liên tục tăng cườngcác biện pháp và hình phạt đối với nạn buôn lậu gạo từ vùng Nam Bộ sang Hạ châu Năm

1834, vua Minh Mệnh dụ bộ Hộ rằng “nếu ai vi phạm, tức thì chiếu theo luật “trái lệ cắm

ra biển, tư thông với người nước ngoài” sẽ khép vào tội chết Tuy nhiên, trong thời gian

8! Con nuôi của Tan Kim Tian là Tan beng Wan, được sinh ra tại An Nam vào năm 1851.

Trang 8

dau, chính sách cấm hai thương đối với Hoa thương của triều Nguyễn không nhất quan

Don cử như năm 1835, khi bộ Binh tau lên vua Minh Mệnh về việc cấp khí giới tự vệ cho

thuyền buôn dé giảm tình trạng thuyền Việt Nam đi buôn nước ngoai bị cướp thuyền lẫn hàng hóa Vua Minh Mệnh giao cho Viện Đô sát giải quyết van đề, rồi phê duyệt “ ]

thuyền hạng lớn được cấp 10 cây giáo dài, thuyền hạng nhỏ cấp cho trên đưới 5—6 cây”(Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007c, tr.724-725) Ngay sau khi các thuyền buôn đượcphép mang vũ khí, nạn buôn lậu gạo và nhập thuốc phiện giữa Nam Bộ với Singapore giatăng (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007c, tr.889) Đến năm 1838, sau sự kiện “ngườiThanh là Trần Tất Đồng” ném quan tài của Lãnh binh An Giang Nguyễn Đăng Huyênxuống biển, vua Minh Mệnh hạ lệnh cấm hải thương đối với người Hoa (Quốc sử quántriều Nguyễn, 20074, tr.408) Tuy nhiên, lệnh cắm của vua Minh Mệnh không hiệu quả,thuyền buôn từ Nam Bộ vẫn sang Singapore mua bán Bằng chứng là từ sau năm 1840,Singapore trở thành bạn hàng chính của gạo Sài Gòn Trong 5 năm 1841—1845, khốilượng gạo xuất cảng từ Sài Gòn tăng 10 lần, riêng trong năm 1848 khối lượng gạo tănggấp đôi (Reid A., 1997, tr.12; Tana, Li., 2004, tr.266—268)

Trong các hoạt động buôn ban tu nhân giữa vùng Nam Bộ với Singapore, bên

cạnh vai trò của Hoa thương còn ghi nhận sự tham gia của người Việt Tại Sai Gòn, không chỉ có Hoa thương mà người Việt cũng từng bước tham gia buôn bán với các cảng thị

Đông Nam A hải dao Eugene Chagneau, người sống ở Việt Nam từ 1825 đến 1830, viếtvào năm 1832 rằng các thương nhân Việt Nam ở Sài Gòn thường xuyên đến Singapore,Penang, Melaka, và đôi khi cả Ấn Độ (Alexander, B.W., 1988, tr.266) Năm 1838, khi

ban hành lệnh cấm hải thương đối với người Hoa, triều đình Huế cũng quy định thuyền

buôn ở Nam Bộ “vượt biển buôn bán thì cũng không được mượn người Thanh làm láithuyền hay thủy thủ, người trái lệnh thì bắt tội” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007d,tr.408) Lệnh này gián tiếp thừa nhận hoạt động buôn bán của thương nhân người Việtdiễn ra song song với người Hoa Tuy nhiên, trong khi người Hoa bị cam “hải thương”thì người Việt ở vùng Nam Bộ không bị lệnh cam nay han chế

Lợi nhuận từ buôn lậu giữa vùng Nam Bộ với cảng thuộc địa phương Tây ở Đông

Nam Á hải đảo thu hút quan lại nhà Nguyễn tham gia buôn lậu thuốc phiện Cách thứcmua bán và vận chuyền thuốc phién hết sức tinh vi, thậm chí thuyền hiệu nhà Nguyễn đicông cán Hạ Châu cũng mua thuốc phiện Quan lại nhà Nguyễn tham gia buôn lậu thuốcphiện vì hai nguyên nhân: lợi nhuận và thỏa mãn cơn nghiện Hai trường hợp điển hìnhghi chép trong Minh Mệnh chính yếu (Quốc sử quán triều Nguyễn, 1974f, tr.57) là Hoang

Trang 9

Công Tai và Lê Văn Nghị (Quốc sử quan triều Nguyễn, 1974e, tr.58) Năm 1832, NguyễnTri Phương tau lên vua Minh Mệnh về việc Đội trưởng suất đội cơ Hà Tiên là Trịnh Hau

Hy khi làm nhiệm vụ do thám nước Xiêm, chở trộm đường và gạo bán cho Hạ Châu

(Singapore) và mua về thuốc phiện (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007b, tr.308) Tháng6/1836, thuyền hiệu Phan Bang từ Singapore về Việt Nam, Tran Hưng Hòa bị phát hiện

đã mua thuốc phiện, sách đạo “Gia tô” nên bị “phát đi sung quân ở đồn Du Bình” (Quốc

sử quán triều Nguyễn, 2007c, tr.959-960) Từ trường hợp của Tran Hưng Hòa, triều đìnhHuế quy định “[ ] phàm thuyền công đi công sai về, thì ở Kinh do các nha, ở cửa ĐàNẵng do hai thành An Hải, Điện Hải, hội đồng với viên coi tan phận chiếu lệ, khám xét.Nếu có đem theo cắm vật và đồ riêng của phái viên thì đều niêm phong, đợi án xét Chờ

khi bộ Hộ xét rõ, có thanh thỏa hay không, sẽ lại tư báo” (Quốc sử quán triều Nguyễn,

2007c, tr.959—-960) Tuy nhiên, đến tháng 4/1839, thuyền Linh Phượng đi Hạ Châu trở vềđậu ở Đà Nẵng, vua Minh Mệnh phái viên Khoa đạo cùng Quản vệ vệ Câm y là NguyễnTiến Song đến khám xét thì phát hiện thuyền này mua thuốc phiện (Quốc sử quán triều

Nguyễn, 2007b, tr.497-498).

Dưới thời Tự Đức, triều đình Huế chấm dứt các hoạt động “Hạ Châu công vụ”.Một lần nữa, trái ngược với sự đình trệ của mậu dịch triều đình, các hoạt động buôn bángiữa vùng Nam Bộ với Singapore tiếp diễn Singapore Free Press sô ra ngày 17/8/1849ghi nhận 2 thuyền địa phương Việt Nam đến Singapore buôn bán thì bị giặc biển ngườiTrung Quốc đánh cướp (S.F.P.M.A, 17 August 1849) Thậm chí, thương mại giữa ViệtNam và Singapore trong năm 1852—1853 tăng đáng ké nếu so với năm 1848 — 1849 Năm

1855, giá trị gạo xuất khẩu từ Sài Gòn đến Singapore đạt 300.000 peso (Reid, A., 2004,

tr.27) Năm 1856, số lượng thuốc phiện nhập từ Singapore là 518 rương Edward Brown,người Anh đến Việt Nam năm 1856 — 1857 ghi lại trong nhật ký rang nạn mua bán và hút

thuốc phiện rất ở Việt Nam rất phô biến Ông từng thấy trong trại giam những tù nhân

phạm tội liên quan đến mua bán thuốc phiện Họ vẫn hút thuốc phiện sau khi đã vào tù

(Patrick J.Honey, 2001, tr 137).

4.4.3 Phương tiện, trọng tải và hàng hóa trong giao thương giữa Việt Nam với Singapore

Trọng tai va phương tiện buôn ban

Năm 1823, tổng trọng tải trong thương mại giữa Việt Nam với Singapore (baogồm mậu dịch triều đình và buôn bán tư nhân) đạt khoảng 4.000 tan Trong những năm

Trang 10

1820s, thương mại giữa Việt Nam và Singapore trung bình ước đạt 150.000 peso Năm

1829 — 1830, giá trị thương mại của Việt Nam với Singapore tăng đáng ké, đạt 383.273peso (Wong Kin Len, 1960, tr.155—156) Trong năm 1830—1831, xuất khâu từ Singaporesang Việt Nam đạt 40.778 peso, trong khi đó xuất khâu từ Singapore sang Xiêm vàCampuchia lần lượt là 149.49 peso và 14.624 peso (S.C.C.R., 15 December 1831) (Biểu

đô 1: Tổng giá trị thương mại Việt Nam — Singapore (1824 —1850))

Biểu đồ 1: Tổng giá tri thương mại Singapore — Việt Nam (1824-1850)

Đơn vị: Spanish Dollars

Ss ä œä œä œä œä œä ä œ œ œ œ œ

=———=Nhập khẩu ====Xuất khẩu ====Tổng cộng

Năm 1840, Hong Kong trở thành nhượng địa của Anh Thương mại giữa Việt Nam

— Singapore phát triển nhanh bởi lúc này Sài Gòn trở thành một trong những cầu nối giữaĐông Nam A hai đảo với Hongkong Từ nim1840 đến năm 1856, tổng giá trị thươngmại của Việt Nam với Singapore tăng khoảng 5 lần (Tana, Li., 1994, tr.210) Năm 1844

—1845, thương mại hai bên đạt 467.521 peso và được duy trì trong những năm tiếp theo

Dinh cao nhất trong thương mại Việt Nam — Singapore là năm 1848-1849, ước đạt gần

800.000 peso Tuy nhiên, vào năm 1849 — 1850, thương mại Việt Nam — Singapore suy

giảm đáng kể, chỉ đạt khoảng hơn 300.000 peso Nguyên nhân của sự suy giảm đột ngộtnày có thé là do triều đình Huế dừng các hoạt động mau dịch triều đình với Singapore.Trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, tông giá trị thương mại Việt Nam — Singapore là709.074 peso, tương tự như thương mại Xiêm — Singapore thời điểm đó (Wong Kin Len,

Trang 11

Singapore và 33 chiếc trong tải 2.288 tôn-rô từ Singapore trở về Việt Nam” (Thanh Thế

Vỹ, 1961) Từ năm 1847 — 1848, trọng tải hàng hóa trong mau dich tư nhân gia tang đáng

kê, vượt lên gấp nhiều lần so với mau dịch triều đình (Biểu đồ 282: So sánh trọng tải giữa

mậu dịch triều đình và thương mại tư nhân (Việt Nam — Singapore)) Sự chênh lệch này

được duy trì trong những năm tiếp theo và chi thay đổi vào đầu 1860s khi Pháp bắt đầucho phép xuất khâu gạo qua cảng Sài Gòn nhưng theo một hướng khác

Biểu đồ 2: So sánh trọng tải giữa mậu dịch triều đình và

thương mại tư nhân (Việt Nam — Singapore)

Đơn vị: T ấn

30000

25000 20000

====Square-rigged Vessels === Cochin China Junks

Về phương tiện vận tải, loại thuyền sử dụng trong mậu dịch triều đình và buônbán tư nhân là khác nhau Trong mậu dịch triều đình, chính quyền nhà Nguyễn thường sửdụng thuyền có cánh buồm hình vuông (Square-rigged vessels) và thuyền hơi nước (Reid,

A, 1997b, tr.70) Trọng tải của các loại thuyền này được chia thành nhiều loại Trong 2133chiếc thuyền hiệu (thuyền đồng nhiều dây) mà triều đình Huế sở hữu (đóng bổ sung từnăm 1837) và thường được cử đi công vụ thì “3 chiếc thuyền Thụy Long, Linh Phượng,Phan Bang là lớn nhất; 3 chiếc thuyền Thanh Loan, Kim Ưng, Vân Điêu là hạng vừa”.(Quốc sử quán triều Nguyễn, 20074, tr.140) Theo Tờ Commercial Register (ngày4/9/1834), 4 chiếc (năm 1832—1833) va 3 chiếc (1833—1834) thuyền hiệu triều đình Huếđến Singapore lần lượt có tổng trọng tải là 984 tan và 770 tan) (S.C.C.C, 4 September1834) Nếu tính trung bình thi mỗi thuyền có cánh buồm hình vuông của triều đình Huếthường có trọng tải vào khoảng trên dưới 250 tắn/chiếc

82 Biéu đồ được vẽ dựa vào số liệu thống kể của Wong Lin Ken (1960, tr 279).

— Square-rigged Vessels: thuyền có cánh buồm hình vuông của triều đình Huế.

— Cochin China Junks: thuyền của tư nhân.

83 Sau đó, chính quyền nhà Nguyễn chi thị đóng thêm 9 chiếc dé nâng tông số thuyền đồng lên 30 chiếc.

Trang 12

chép cua Georges Taboulet (La geste Franqaise en Indochine (Paris, 1955, I: 319), tải

trong của “Vietnamese topes” không quá 30 tấn (Dan lại theo Wheeler, Charles, 2001,tr.211) Một số thuyền buôn từ Việt Nam được đánh giá là “có cùng kích cỡ như của Xiém,

có trọng lượng từ 100 đến 200 tan” (S.C.C.R, 4 June 1829)

Phần lớn các thuyền tư nhân từ Việt Nam đến Singapore buôn bán đến từ vùngNam Bộ (Wook, C.B., 2008) Dưới thời Lê Văn Duyệt làm Tổng tran Gia Dinh Thành,hầu hết thuyền từ Gia Định đến Singapore đều do người Hoa làm chủ Ưu thế của Hoathương so với người Việt là họ có tiềm lực kinh tế lớn hơn, kinh nghiệm thương mại tốthơn, các mối liên hệ giao thương rộng hơn và sở hữu số lượng thuyền với trọng tải lớn

hơn Đến những năm 1830s, đặc biệt sau khi triều đình Huế đàn áp cuộc binh biến Lê

Văn Khôi (1833-1835) va ban hành các lệnh cắm buôn bán với Hoa thương (1836, 1837

và năm 1838), số lượng thuyền buôn tư nhân từ Nam Bộ đến Singapore giảm Điều nàytạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn bán giữa miền trung Việt Nam với Singapore.Trong đó, một sé thuyén là của người Việt, hoặc it nhất trên danh nghĩa là do người Việtđứng tên (Tana, Li., 2004a, tr.264-266; Cao., T V., 2021) Phần lớn trong số này là phụ

nữ Việt Nam có chồng là Hoa thương

Điểm hạn chế của những thuyền bản địa Việt Nam là chúng không được trang bi

vũ khí và thường có kích thước nhỏ hơn so với thuyền hiệu của triều đình Huế nên việc

đi lại buôn bán giữa Nam Bộ và Singapore gặp khá nguy hiểm bởi nạn cướp biển Theo

tờ Singapore số ra thứ Năm, ngày 22/5/1832, 1 thuyền buôn Việt Nam với khoảng 16 —

18 người đã bị cướp biển (S.C.C.R, 22 May 1834) Một số người Việt Nam bị cướp biển

bắt và bán làm nô lệ tại Pahang (S.C.C.R, September 17", 1836) Mỗi năm, theo ước tínhcủa George Windsor Earl, người thám hiểm Đông Nam A trong 1832 — 183484, khoảng

150 người Việt Nam tham gia buôn ban tại Singapore bị giết chết bởi cướp biên (Earl,

84 George Windsor Earl (1813-1865), người Anh đã thực hiện chuyến thám hiểm đến Java, Sourabaya, Sambas, Sinkawan, Siam, Trenganu, Singapore và các địa điểm khác ở Đông Nam Á Những mô tả của ông về tài nguyên thiên nhiên, thương mại, dân cu, của các quốc gia ông viếng thăm được xuất bản trong quyền sách nhan đề “The Eastern

Seas On Voyages and Advantures in the Indian Archipelago, in 1832-33-34” tai London vào năm 1837, sau đó, trường

dai hoc Oxford đã tái xuất ban sách nay vao nam 1971.

Trang 13

George Windsor, 1837, tr.198) Tờ Singapore sé ra thứ Bảy, ngày 15/4/1837 đưa tin mộttàu hơi nước tên là Diana trên đường trở về Tringanu (Kuala Terengganu, Malaysia) đã

gặp một thuyền Việt Nam (Cochin-Chinese tope) bị cướp Theo tường thuật của 5 thủy

thủ người Việt Nam còn sống sót thì thuyền của ho đã bị 5 thuyền nhỏ của cướp biểncướp đi hàng hóa, 2 người trên thuyền bị giết và 2 người (trong số 9 người) của thủy thủđoàn bị cướp biên bắt đi Hàng hóa còn lại trên thuyền Việt Nam là muối và bông cottonbởi thuyền cướp biển “không đủ thời gian và phương tiện để chở đi” Con thuyền nàysau đó đã được tàu Diana kéo về cảng Singapore (S.C.C.R, 15 April 1837)

Trong giai đoạn từ năm 1829 đến năm 1859, số lượng thuyền junks/topes từ ViệtNam sang Singapore luôn nhiều gấp nhiều lần so với thuyền hiệu của triều đình Huế

(Xem Biểu đồ 3: Số thuyền có cánh buồm hình vuông và thuyền tư nhân từ Việt Nam

đến Singapore buôn bán (1829—1866)) Năm 1829-1830, số lượng thuyền mành ViệtNam đến Singapore là 49 thuyền, tăng lên đến 162 thuyền vào năm 1847 — 1848 Thậmchí, trong những năm hoạt động buôn bán tư nhân suy giảm thì số lượng thuyền tư nhânbuôn bán tại Singapore vẫn gấp nhiều lần so với thuyền hiệu của triều đình Huế Theothống kê của tờ The Straits Times (số 18/11/1846), năm 1845 — 1846 có 737 thuyền cócánh buồm hình vuông (square-rigged vessels) với trọng tải 222.735 tan, 2.461 thuyềnban địa (junks và native boats) với trọng tải là 70.105 tan đến Singapore buôn bán Trong

đó, số lượng thuyền đến từ Việt Nam: 5 thuyền hiệu của triều đình Huế với tông trọng tai2.650 tan (tăng 2 thuyền và 1.100 tan so với năm trước), 94 chiếc thuyền của tư nhân(giảm 23 thuyền so với năm trước)

Biểu đồ 3: Số thuyền có cánh buồm hình vuông và thuyền

tư nhân từ Việt Nam đên Singapore buôn ban (1829—1866)

Đơn vị: chiếc

200 150 100

====Square-rigged Vessels = ====Cochin China Junks

Ghi chú: Biéu đồ được vẽ dựa trên số liệu tổng hop của Wong Lin Ken (1960, tr.279)

Trang 14

và hơn một phần ba chỗ đó là thuộc về của vua.” (Thành Thế Vỹ, 1961, tr.230).

Hàng hóa ban di và mua về

Về hàng hóa bán đi, đường, muối, gạo và dầu là bốn mặt hàng chính, có tổng trọng lượng lớn nhất và có gia trị thương mại cao nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam

và Singapore (C.P Holloway, 1842) Ngoài bốn mặt hàng nêu trên, triều đình Huế còn

độc quyền các mặt hàng lụa, trà, sừng tê giác, và chở các mặt hàng này bán tại

Singapore, Batavia, Penang và thậm chí là Calcutta (An D6) (Ried, A.,1997b, tr.70;Wong Lin Ken, 1960, tr.156) Trong hon bốn thập niên dau của thé ky XIX, đường là mặt

hang xuất khâu chính của Việt Nam tại Singapore, Batavia (Tana, Li., 1994, tr.209) Xuat

khẩu đường dat giá trị cao nhất vào những năm 1845 nhưng sau đó bị suy giảm, nhường

vị trí cho gạo (Biểu đồ 4: Xuất khâu gạo, mudi và đường của Việt Nam sang Singapore)

Biéu do 4: Xuât khâu gạo, muôi và đường của Việt Nam sang Singapore

spanish dollars

Nguồn: Tana, Li., 1994, tr.209

Hau như các thuyền hiệu của triều đình Huế cử di Ha Châu đều chở theo đường

dé bán Theo tờ Commerce Register số ra ngày 7/3/1835, thuyền hiệu Phan Bang điSingapore đã chở theo 3.204 piculs đường Số đường này gồm 3 loại, loại 1: 1.200 piculs,loại 2: 1.200 piculs và loại 3: 600 piculs Tháng 1/1836, đường Việt Nam được đề nghị

bán với giá 4° peso/picul (S.C.C.R, 23/1/1836) Ngày 4/3/1837, thuyền hiệu Thuy Long

Trang 15

chở 3.333 piculs đường, 3 piculs ngà voi, 1.000 picul đồng Việt Nam, 50 picul thuốcnhuộm đỏ, 10 piculs kẹo đường, 50 picul đồng xu, 2.000 picul tiền đồng Việt Nam Năm

1838, 5 thuyền hiệu của triều Nguyễn (An Dương, Thụy Long, Phan Bang, Tiên Si và

Linh Phụng) chở hơn 1,3 triệu cân đi bán tại Singapore và Batavia Đây cũng là một trong

những năm Việt Nam xuất khâu đường lớn nhất trong nửa đầu thé ky XIX

Bảng 4: Khối lượng đường được các thuyền hiệu của triều đình Huế

chở tới Singapore va Batavia năm 1838Tén thuyén Nén dén Số lượng chở (cân)

Nguồn: Đỗ Bang, 1997, tr.99; Taga Yoshihiro, 2023, tr.39

Hoạt động buôn bán đường của triều đình nhà Nguyễn được duy trì trong nhữngnăm tiếp theo Năm 1842, thuyền hiệu Lim Fong (Linh Phượng/Phụng) từ Đà Nẵng đembán 4.800 piculs đường, thuyền hiệu có tên là “Kim Hung” đem bán 5.100 piculs đường,

700 picul đồng cũ, 5 piculs ngà voi và 1000 hộp trà (S.F.P.M.A, 24 February 1842) Theo

tờ Monday Evening số ngày 8/3/1847, 2 thuyền của triều đình Huế cập cảng Singapore

vào tháng 2/1847 với 11.000 piculs đường (S.F.P.M.A, 8 March 1847) Triều đình Huếcũng quy định giá bán đường tại Singapore, Batavia Thuyền buôn tư nhân từ Việt Nam

cũng mang đường đến Singapore dé bán nhưng số lượng không đáng ké so với lượngđường do thuyền hiệu của triều đình Huế

Trang 16

“Vung Leo” từ Da Nang mang ban 1.000 piculs đường, 2 piculs ngà voi, 50 piculs kẹo

đường, 30 piculs thuốc nhuộm đỏ, di bán (S.C.C.R, 4 March 1837)

Từ những năm 1840, gạo trở thành thương phẩm quan trong hang đầu trong quan

hệ thương mại Việt Nam — Singapore (Biéu đồ 4: Xuất khẩu gạo, muối và đường của ViệtNam sang Singapore) Từ năm 1841 đến năm 1845, xuất khâu gạo từ Việt Nam sangSingapore tăng khoảng 10 lần, đến năm 1848 con số này lại tăng gấp đôi (Reid A 1997,tr.12) Năm 1855, tong giá trị gạo xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tăng lên đến300.448 peso (Tana, Li., 1994, tr.209; 1998, tr.144) Phần lớn các hoạt động buôn bángạo từ Việt Nam sang Singapore đều là do thuyền buôn tư nhân thực hiện theo hình thức

bat hợp pháp Theo Commercial Register, mỗi thuyền (junks) của Việt Nam thường mang

theo từ 25 đến 30 coyans gạo Gạo Việt Nam xuất khâu sang Singapore có nhiều loại, chủyếu là loại gạo trắng (white), gạo hao hang (superior cargo),

Sai Gòn và Hà Tiên là những thương cảng chính trong thương mại gạo gitra vùngNam Bộ với cảng Singapore 7c luc ghi lại lời của vua Minh Mệnh rang “Các đảo ở

Hạ Châu đất xấu, lúa ít, gạo phần nhiều không đủ, thường thường phải nhờ ở các thuyềnbuôn của Gia Định và của Xiêm La cung cấp cho để ăn dùng” (Quốc sử quán triềuNguyễn, 2007a, tr.309) Đề ngăn chặn buôn lậu gạo, triều đình Huế quy định thuyền GiaĐịnh đi buôn ở Hạ Châu chỉ được đem lượng gạo đủ dùng tính theo đầu người (Quốc sửquán triều Nguyễn, 2007a, tr342-343) Những biện pháp này không hiệu qua, bangchứng là gạo từ Việt Nam van được chở đến Singapore dé bán Tháng 4/1836, thuyền địaphương Việt Nam dem bán gạo, đường nâu, mỡ trâu, chì, trai cây Trung Quốc, túi dứa, đến bán ở cảng Singapore (S.F.P.M.A, 18 April 1836) Dau năm 1849, khi Xiêm bị mấtmùa và lượng gạo xuất khẩu từ Việt Nam giảm, giá gạo ở Singapore tăng đáng kể(S.F.P.M.A.M, 6 March 1849) Tháng 4/1858, giá gạo trăng của Việt Nam là 75 — 76 peso,

gạo bally cargo là 82 — 85 peso (S.E.P.M.A, 5 April 1858) Thang 6/1861, giá gạo Việt Nam là là 70 — 72 pilcus/1 coyan (S.F.P.M.A, 20 June 1861).

Muối là mat hàng xuất hiện trong cả mậu dich triều đình lẫn buôn ban tư nhân Ở

Đông Nam A lục địa, Việt Nam và Xiêm là hai nước xuât khâu mudi sang Singapore Từ

Trang 17

ngay 26/2 dén 5/3/1835, 2 thuyén dén tir Anum/Anam ban 1.120 piculs mudi, 2 thuyénđến từ Việt Nam ban 1.920 piculs muối, 3.000 trứng muối, 2 piculs cá muối; (S.C.C.R, 7

March 1835) Tháng 1/1835, mỗi coyan muối Việt được bán tại Singapore với giá 18 —

22 peso (S.C.C.R, 17 January 1835) Tuy nhiên, tương tự như đường, muối của Xiêmthường được bán với giá cao hơn muối Việt Nam Đơn cử như tháng 2/1836, mỗi coyanmuối Xiêm bán được với giá 20 — 22 peso trong khi mỗi coyan mudi Việt Nam chi bánđược l6 — 18 peso (S.C.C.R,13 February 1836) Tháng 4/1836, giá mỗi coyan muối ViệtNam là 13 — 15 peso, trong khi đó mỗi coyan muối Xiêm có giá 22 — 24 peso (S.C.C.R,

30 April 1836) Ngoài gạo, đường, muối, các thuyền từ Việt Nam cũng bán nhựa cánhkiến đỏ (stick-lac), nhựa gamborge, gỗ vang, đường thô, vỏ hải sản (mai rùa, vỏ sò), dầudừa, mỡ lợn, hạt ca cao, (S.C.C.R, 4 June 1829).

Hàng hóa Việt Nam được đem bán tại Singapore, Batavia đã tham gia vào mạng

lưới thương mại Đông Nam Á, thậm chí được tái xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu

My Tháng 5/183 1, một tàu Anh có tên Cauder Bux đã bán 400 piculs muối của Việt Nam,một con tàu khác tên Hecaplee chở 280 piculs muối Việt Nam bán tại Penang va Malacca(S.C.C.R, 5 May 1831) Năm 1836, 610 piculs muối Việt Nam được tàu Anh tên Harrietchở bán ở Penang, trong khi 6 coyans muối Việt Nam được tàu Anh tên Catherine chở

bán ở Malacca và Panang (S.F.P.M.A, 31 March 1836) Năm 1839, tàu Arnols của Anh,

trọng tải 280 tấn đã chở theo 2.784 piculs đường Việt Nam, 1.148 piculs đường Xiêm,cùng các mặt hàng như tiêu trắng, tiêu den, cao lương, da trâu, gỗ vang, đến London

(Anh) (S.F.R.M.A, 7 March 1839) Tháng 5/1849, 1.471 piculs đường Việt Nam được

xuất sang London (Anh), trong khi 524 piculs đường Việt Nam được xuất sang Lisbon,

Tây Ban Nha (S.F.P.M.A, 2 May 1849).

Hàng hóa được thuyền hiệu triều đình Huế và thuyền bản địa Việt Nam nhập từcác cảng thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo là khác nhau Theo

tờ Commercial Register (sô ngày 21/7/1831), các thuyền buôn từ Việt Nam thường mua

từ Singapore thuốc phiện, vải tron va vai bông in, len, hàng dệt Ấn Độ, Thuyền hiệucủa triều đình Hué thường “ ] nhập khẩu vai dé làm quân phục, thiếc dé làm đạn, súng

và thuốc phiện” (Ried, A.,1997b, tr.70; Won Lin Ken, 1960, tr.156) Dưới thời vua MinhMệnh, thuyền hiệu nhà Nguyễn mua nhiều và đều đặn các loại vũ khí, vật liệu chế tạo vũkhí (bao gồm sắt, thép, đá lửa, diém tiêu, súng điều thương (còn gọi là súng hỏa mai),thiếc, diêm sinh, ) Trong năm 1835, chỉ riêng thuyền hiệu Thanh Loan đã mua về 40.000

Trang 18

đá lửa (gun—flints®), 3.000 khóa súng (gunlocks) (S.C.C.R, 23 May 1835) Năm 1838,

thuyền hiệu Linh Phượng mua 2.502 súng hỏa mai (musket89), 25.000 đá lửa (S.F.P.M.A,

31 May 1838).

Nhu cầu nhập khâu hàng dét may của triều đình Huế khá lớn, thậm chí nhiều hơn

so với Trung Quốc (S.C.C.R, 21 July 1831) Theo tính toàn của Commercial Register,năm 1831, triều đình Huế có nhu cầu nhập vải bông in: 21.820 thước Anh, vai bông tron:

57.530 thước Anh, loại vải Camlet: 3.300 thước Anh, loại vải long—ells: 8.000 thước Anh

và len wollen: 1.543 thước Anh Phan lớn vải cotton xuất khẩu từ Singapore sang ViệtNam có xuất xứ từ châu Au (Wong Lin Ken, 1960, tr.263) và từ An Độ So với nhữngloại vai được dét tại Việt Nam, cotton của An Độ và Anh được đánh giá là bền hơn Triềuđình nhà Nguyễn mua các loại vải này để đáp ứng nhu cầu may mặc của quân đội

(M.Isidore Hedde, 1844, 119-120) Các mặt hang cotton và len woollen được ưa chuộng

là loại in họa tiết và kẻ sọc Năm 1835—1836, sản phẩm vải cotton châu Âu nhập vào ViệtNam gap 4,265 vai cotton An Độ, đến 1852-53 gap 119,2 lần và tăng lên 153,17 lần vàonăm 1862-1863 Năm 1855-1856 và năm 1857-1858, giá tri vải bông xuất khâu từSingapore vào Việt Nam là cao nhất, lần lượt là 253.658 peso và 157.784 peso

Hoạt động buôn bán với cảng thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam

Á hải đảo cũng giúp triều đình Huế xây dựng và đa dạng hóa các kho dữ trự gồm các

mặt hàng tiêu dùng cao cấp (Alexander, B.W., 1988, tr.267-268) mặc dù các mặt hàng

xa xỉ không được triều đình Huế mua liên tục và giá trị hàng hóa cũng không quá lớn.Những hàng hóa xa xỉ này thường được triều đình Huế sử dụng đề làm phần thưởng,qua tặng cho các quan lại (Quốc sử quán triều Nguyễn, 20074, tr.40, tr.638, tr.713—14;tr727), quà cho sứ thần triều công từ các nước (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007d,tr.704), tài trợ cho nhu cầu của các địa phương Việt Nam, đặc biệt là thành Trấn Tây vàphục vụ đời sống hoàng thân quốc thích (Alexander, B.W., 1988, tr267-268)

Khác với hàng hóa nhập khẩu của thuyền hiệu triều đình Huế, các thuyền buôn tưnhân từ vùng Nam Bộ (của Hoa thương lẫn người Việt) thường mua thuốc phiện, vảilong-ells, quần áo châu Au, vải lanh mịn (cambrics), vải madras, gambier, từ cảngSingapore (S.C.C.R, 4 June 1829) Trong đó, thuốc phiện là mặt hàng nhập lậu nhiều và

85 Gun-flints: Đá lửa được sử dụng trong vũ khí, đá lửa dé tạo ra tia lửa làm cháy thuốc súng, từ đó cung cấp lực nỗ

dé bắn một hoặc nhiều viên đạn xuống nòng súng.

86 Musket: Súng hỏa mai, loại súng nòng đài thường dùng trong thế ky XVI đến thé ky XIX, sau đó được thay thé bằng súng trường.

Trang 19

sinh lợi nhiều nhất Các loại thuốc phiện từ Singapore nhập vào Việt Nam là Malwa,

Patna và Benares Trung bình mỗi thuyền (junks) từ Việt Nam nhập từ 1 đến 4 rươngthuốc phiện (S.C.C.R, 4 June 1829) Năm 1831, thuyền Việt Nam nhập 42 rương thuốc

phiện loại Patna và Benares, 5 rương thuốc phiện Malwa (S.C.C.R., 21 July 1831).

Tháng 5/1835, “4 thuyền Việt Nam mua 2 rương thuốc phiện, 50 bánh tròn thuốc phiện,

760 piculs gambier, 100 piculs thuốc lá Xiêm, 20 piculs giấy vàng mã (joss paper), 20

hộp hương (joss stick) (S.C.C.R, 23 May 1835).

Thuyền ban địa Việt Nam thường bán gạo dé mua thuốc phiện Thang 4/1831, tờCommercial Register cho biết 6 thuyền buôn đến từ Việt Nam bán 150 — 180 coyans gạo

dé đồi lay thuốc phiện Malwa với giá 850 peso/1 rương (S.C.C.R, 19 April 1832) Tháng4/1834, một thuyền Việt Nam (tope) trở về từ Singapore mang theo 3 rương thuốc phiện,một thuyền khác về Annom cũng mang theo 2 rương thuốc phiện Bombay (S.C.C.R, 24August 1934) Tháng 11/1835, 14 rương thuốc phiện Bengal, 8 rương thuốc phiệnMalwah và 200 piculs gambier đã được thuyền Việt Nam mua tại Singapore (S.F.R.M.A,

5 November 1835) Trong những năm 1840s, lượng thuốc phiện Singapore xuất khâu

sang Việt Nam thấp nhất là 260 rương (năm 1844—1845), cao nhất là 518 rương (năm1848-1849) Đến những năm 1850s, thương mại thuốc phiện của Singapore với ViệtNam đạt 519 rương (Wong Lin Ken, 1960, tr.274 và tr.116), biến Việt Nam thành nướcnhập khâu thuốc phiện nhiều nhất (đến trước năm 1859) ở Đông Nam Á lục địa Trongmột số năm nhất định, lượng thuốc phiện Việt Nam nhập từ Singapore gấp hàng trămlần so với Xiêm Theo nhận định của tờ Commercial Register thì các lệnh cấm thuốcphiện của chính quyền nhà Nguyễn “thậm chí còn nghiêm khắc hơn luật của Xiêm”nhưng “lai rất ít được coi trọng” ở Việt Nam (S.C.C.R, 4 June 1829) (Biểu đồ 5: So sánhnhập khẩu thuốc phiện từ Singapore của Việt Nam và Xiêm (giai đoạn 1836—1866)) Sài

Gòn, Gia Định chính là cửa ngõ đề thuốc phiện từ Singapore và các cảng thị Đông Nam

Á chảy vào Việt Nam (Wook, C.B., 2004, tr.88)

Trang 20

Biểu đồ 5: So sánh nhập khâu thuốc phiện từ Singapore

của Việt Nam và Xiêm (1836-1866)

(Đơn vị tinh: rương)

700 600

500 400

Ghi chú: Dựa trên số liệu cha Wong Lin Ken, 1960, tr.116

4.5 Một vài nhận xét về quan hệ thương mai giữa vùng Nam Bộ với một sốnước Đông Nam Á (nửa đầu thế kỷ XIX)

4.5.1 Những nhân tô mới tác động đến quan hệ thương mại giữa vùng Nam

Bộ với một số nước Đông Nam A

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, hoạt động buôn bán giữa Việt Nam với một số nước

Đông Nam A diễn ra chủ yếu ở vùng Nam Bộ và chịu sự chi phối bởi quan điểm ngoại

giao của giới cam quyền cũng như vị thế của Việt Nam trong các mối bang giao này Năm

1802, nhà Nguyễn chính thức được thành lập Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam códiện tích lãnh thổ và lãnh hải rộng lớn nhất, kéo từ ải Nam Quan đến mũi Ca Mau, baogồm các quan đảo gần bờ lẫn xa bờ mà quan trọng nhất về an ninh — quốc phòng đối vớiViệt Nam là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Sau khi thành lập vương triều,Gia Long nhận sắc phong và thực hiện triều công với Trung Quốc đề “hợp pháp hóa chính

họ và khôi phục ảnh hưởng truyền thống của họ lên các quốc gia láng giềng” (Chandler,

D P., 1971,tr.153).

Hoc tập theo khuôn mẫu nhà nước Trung Hoa (Alexander, B.W., 1988, tr.235),

chính quyền triều Nguyễn chia thế giới bên ngoài thành vùng trung tâm, vùng biên giới

và vùng viễn đương Theo đó, chính sách bang giao của chính quyền nhà Nguyễn đối vớicác nước này là khác nhau “Chính sách đó lẫy quan hệ với Mãn Thanh (Trung Quốc)làm trung tâm, chú ý đên các nước có quan hệ “đông văn”, “đông chủng” với Việt Nam,

Trang 21

giữ gìn mối quan hệ với các nước Đông Nam Á còn độc lập hay độc lập tương đối một

cách ôn định, cố gắng phát huy vai trò trung tâm trong khối các nước trên bán dao Đông

Dương” (Lê Văn Anh, 2005, tr.340).

Đối với các nước lân bang, triều đình Huế tự xem Việt Nam là trung tâm chính trị

và văn hóa Định danh các nước lân bang bằng các tên gọi Hạ Châu, Chân Lạp (Cao Miên,

Cao Man), là một biểu hiện cho quan điểm này của các vua nhà Nguyễn Quan điểm

bang giao này ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động mậu dịch triều đình và buôn bán tư nhângiữa Việt Nam nói chung, vùng Nam Bộ nói riêng với các một số nước Đông Nam Á.Đối với các cảng thị thuộc địa, các cơ sở thương mại của phương Tây ở Đông NamÁ hải

đảo (ngày nay thuộc Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines), nhà Nguyễn chỉ có

quan hệ buôn bán và cử quan lai đi công cán (Lê Văn Anh, 2002, tr.339) Đồng thời, gần

4 thập niên dau thé kỷ XIX, chính quyền Huế cho phép thuyền buôn từ Xiêm, Hạ Châuđược phép đến Nam Bộ buôn bán và ngược lại Trong khi đó, quan hệ bang giao và giao

thương giữa Việt Nam và Chân Lạp mang tính bất bình đẳng, Chân Lạp được đặt ở vị trí

chư hau kép trong quan hệ bang giao với Việt Nam và Xiêm Phan lớn các lần viếng thămĐại Nam của Chân Lạp và Ai Lao “đều do các sứ thần hay đích thân các quốc vương củahai nước này dẫn đầu” (Lê Văn Anh, 2002, tr 338) Tuy nhiên, Chân Lạp, Ai Lao khôngphải là các nước duy nhất mà cả Xiêm lẫn Việt Nam muốn tranh giành ảnh hưởng trên cảchính trị lẫn thương mại, Xiêm và Việt Nam còn cạnh tranh với nhau trong việc xuất khâu

hàng hóa sang Singapore.

Sau năm 1802, cùng với việc Huế được chọn làm kinh đô, Gia Dinh mat đi vai trò

“kinh đô” của chính quyền Gia Định Tuy nhiên, với quyền lực khá lớn của một vị Tổngtran Gia Dinh Thành, Lê Văn Duyệt luôn tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt độngbuôn bán giữa vùng Nam Bộ với Chân Lạp, Xiêm và Singapore Ông “khuyến khích mọingười dân (kể cả lưu dân, dân binh và phạm nhân) khai hoang lập ấp, tô chức sản xuất

quy mô dinh điền”, “[ ] chủ trương mở cửa, thông thương với bên ngoài Nhờ vậy, cảng

Bến Nghé trở thành trung tâm buôn bán sầm uất, góp phan làm kinh tế phía Nam pháttriển hơn” (Võ Văn Kiệt, 2006, tr.146-147) Theo nhà nghiên cứu Choi Byung Wook

“mặc dù trung tâm chính trị đã doi ra Huế — thủ phủ mới của vương quốc thống nhất từnăm 1802 — lĩnh vực ngoại thương dưới chính quyền nửa tự trị của các Tổng tran Sài Gòn

— Gia Định thành Tổng tran quan — người cai tri Nam Bộ Việt Nam dựa trên cùng một

trung tâm chính trị, gọi là Gia Định Thành” (Wook, C.B., 2008, tr.47) Lê Văn Duyệt đã

vai lần không tuân thủ đúng những lệ định của triều đình Huế trong các van đề liên quan

Trang 22

đến thương mai Từ trường hợp của Trinh Hau Hy buôn lậu gạo và thuốc phiện, vua Minh

Mệnh “{ ] sai Tổng tran Lê Văn Duyệt, quản bién binh Nguyễn Văn Qué đợi ngày

thuyền của Hy về thi bắt xích lại để xét xử” và “[ ] phải nên bí mật do xét, nếu có kẻ buôn lậu chở trộm thì lập tức nã bắt, dé trừng trị nghiêm ngặt” Không lâu sau, nạn buôn

lậu gạo từ vùng Nam Bộ đến khu vực Hạ Châu vẫn bị thuyền hiệu nhà Nguyễn phát hiện,báo lên triều đình Huế Thực trang này khiến vua Minh Mệnh tức giận, quở trách “[ ]thành Gia Định sơ sót biếng nhac về việc hải cấm, nên kẻ gian phần nhiều mượn cớ dibuôn, chở trộm gạo đi dé trao đồi” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007b, tr.309) Từ thờivua Minh Mệnh, triều đình Huế quy định thuyền buôn phương Tây chỉ được đến cảng

Đà Nẵng buôn bán Nhưng chính Tổng tran Lê Văn Duyệt đã đón tiếp tàu thuyền của

Anh, Mỹ ghé Sài Gòn trao đôi hàng hóa, dù ông từ chối thương thuyết dé ký các thương ước (Nguyễn Đình Tư, 2008, tr.83) Trong cuộc gặp với phái đoàn Anh do John Crawfurd

dẫn đầu, Lê Văn Duyệt nói rằng người Anh được hoan nghênh đến Việt Nam buôn bán.Điều cần thiết là các tàu Anh phải tuân theo luật lệ của Việt Nam cũng giống thuyền buônViệt Nam tuân thủ luật lệ của Anh nếu chúng đến các cảng thuộc địa của Anh buôn bán

Mặc dù từ chối quà của Toàn quyền An Độ vì “cuộc thương thuyết còn dé đang” nhưng

“quan Tổng trân hy vọng sau này sẽ có nhiều thuyền buôn Anh tới thăm thành Sài Gòn”

Giao thương giữa vùng Nam Bộ với Singapore thực sự phát triển dưới thời LêVăn Duyệt làm Tổng tran Bằng chứng là tin tức về những biến có chính trị ở vùng Nam

Bộ đều được các tờ báo xuất bản ở Singapore đưa tin Từ năm 1832 đến năm 1834, thôngtin về cái chết của Lê Văn Duyệt và cuộc binh biến của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thànhđược tờ Commercial Register cập nhật (S.C.C.R, 24 October 1833; S.C.C.R, 2 January,1834) Đánh giá về Lê Văn Duyệt, Commercial Register, số ra ngày 2/1/1834 nhận địnhrang ông“ [ ] được người dân miền Nam, đặc biệt là người dân Sài Gòn yêu quý hơn so

với vua Minh Mệnh Ông bảo vệ hoạt động thương mại của người Hoa và tạo điều kiện

thuận lợi cho những nỗ lực của những người dám buôn bán với Singapore, điều mà vuaMinh Mệnh luôn cắm đoán” Không chỉ có tư duy kinh tế hướng thương, trong bang giaogiữa Việt Nam với Chân Lạp, Xiêm, Lê Văn Duyệt cũng có vị thế và tiếng nói nhất định

Sau khi Lê Văn Duyệt mat, vua Minh Mệnh tiến hành thay đồi hệ thống quan lạicai trị ở vùng Nam Bộ Vua Minh Mệnh bồ nhiệm những vi quan mới năm giữ các chức

vụ quan trọng ở các tỉnh vùng Nam Bộ, cách chức nhiều “thân tín” của Lê Văn Duyệt.Mục đích của vua Minh Mệnh là muốn loại bỏ ảnh hưởng của Lê Văn Duyệt cùng phecánh của vị Tổng tran này trên đất Nam Bộ Chính sách của vua Minh Mệnh gặp phải sự

Trang 23

kháng cự mạnh mẽ của phe cánh của Lê Văn Duyệt, nồi bật nhất là Lê Văn Khôi (connuôi Lê Văn Duyệt) Có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi

binh chống triều đình của Lê Văn Khôi cũng như hành động cầu việc Xiêm của Lê Văn

Khôi David Biggs (2003, tr.87) cho răng chính việc vua Minh Mệnh từ chối thừa nhậnquyền “kế vị” từ Lê Văn Duyệt của Lê Văn Khôi nên Lê Văn Khôi “cầu viện” Xiêm vớimục đích bảo vệ toàn quyền cai trị vùng Nam Bộ của “gia đình” ông

Một trong những nhân tố mới khác ảnh hưởng đến thương mại Đông Nam Á nói

chung, Việt Nam nói riêng trong thời kỳ này là sự ra đời của xu hướng tự do thương mại

do Anh khởi xướng ở chau A Trong nửa dau thế kỷ XIX, việc các công ty Đông An Anh

chiếm đóng va phát triển Singapore thành một cảng thương mai tự do về mặt thuế quan

là một sự kiện đặc biệt trong lịch sử kinh tế khu vực Đông Nam Á Sau khi ra đời,Singapore (thuộc Anh) đã tác động mạnh mẽ và góp phần thúc day thương mại ĐôngNam Á Một thị trường tự do hơn trong cả nhập khâu và xuất khẩu cho thương mại ĐôngNam A được mở rộng Nhận thấy hình thức cảng tự do (free-port status) như là một côngthức tuyệt vời dé gia tăng sự phén thịnh mà Singapore là tiêu biểu nhất, Hà Lan đã cho

thiết lập nhiều cảng tự do ở Đông Nam Á hải đảo như Rhio (năm 1829), Pontinal và

Sambas (năm 1834), Succadana (năm 1837), Macassar (năm 1847), Menado và Kema (năm 1848), Amboyna, Banda và Terate (1852) (Wong Lin Ken, 2011, tr.50—84) Thương

mại Đông Nam A chuyên từ độc quyền thương mai sang hình thức thương mai tự do.Nắm bat được tin tức về việc Anh thành lập Singapore, chính quyền Minh Mệnh đã nhanhchóng cử các thuyền viễn đương đến Singapore và một số nước thuộc khu vực Đông Nam

A hải dao dé buôn bán

Sự phát triển kinh tế nông nghiệp mang tính hàng hóa của đồng băng sông CửuLong với lúa gạo và hàng nông sản, rơi đúng vào thời điểm khu vực Đông Nam Á có nhucầu lớn về các loại hàng hóa này Cùng với việc các nước thực dân phương Tây xây dựng

hệ thống đồn điền trồng tiêu, các ham mỏ khai thác kim loại và xây dựng nha máy sản

xuất đường, lực lượng lao động làm thuê từ Trung Quốc và Ấn Độ di cư đến Đông Nam

A hải đảo ngày càng nhiều Cuối thé ky XVIII đầu thé ky XIX, nhu cầu gạo của ĐôngNam Á hải đảo, Trung Quốc và một số nước châu Âu, châu Mỹ tăng “Việc trao đôi cácsản phâm chủ yêu dé tiêu dùng trong nước, trong đó có gạo, là một phần không thé thiếutrong sự phát triển của các mô hình thương mại đa phương, hiện tập trung vào Singapore”.(Sugihara, Kaoru & Kawamura, Tomotaka, 2013, tr439) Đông Nam A luc dia la khu

Trang 24

vực xuất khâu gạo lớn trên thé giới, tập trung vào ba vùng đồng bang: Irrawaddy ở MiễnĐiện, Chao Phraya ở Thái Lan và đồng băng sông Cửu Long ở Việt Nam

4.5.2 Kế thừa thành quả giao thương của các thế kỷ trước (thương nhân và

mạng lưới thương mại)

Từ cuối thé ky XVIII, “sự trỗi dậy của Sài Gon đã bắt đầu một kỷ nguyên mới củangoại thương người Việt và một chương mới của lịch sử kinh tế Việt Nam” (Tana, L1.,1994) Chiến tranh giữa Tây Sơn, Đàng Trong và Đàng Ngoài gây ra những ảnh hưởngnhất định đến các hoạt động buôn bán giữa Việt Nam với các nước lân bang Tuy nhiên,chiến tranh cũng là nhân tố thúc đây các hoạt động thương mại giữa vùng Nam Bộ vớiChân Lạp, Xiêm và cảng thị thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo,

từ đó góp phần duy trì sợi dây liên kết giữa Việt Nam với mạng lưới thương mại khu vực

Từ cuối thé ky XVIII, Nam Bộ vừa đóng vai trò là trung tâm kinh tế vừa sở hữu các cảngthị thuộc loại lớn nhất và phát triển nhất Việt Nam (Cao Tự Thanh, 2010, tr.85)

Vào đầu thế kỷ XIX, Nam Bộ van là “mảnh đất mới, thời tiết mới, phong tục bảndia mới và con người mới Dan ấn thời khai hoang, lập ấp chưa phai mờ ngay vào nhữngnăm đầu của triều Nguyễn [ ]” (Trần Bạch Đằng, 2008, tr.7) Dưới thời nhà Nguyễn,tính mở về không gian địa lý của vùng Nam Bộ vẫn là một loại tài nguyên vị thế quantrong hàng dau, định hình va chi phối sự phát triển kinh tế vùng đất này Nằm ở phan hạlưu của dong Mékong, ba mặt giáp biển và án ngữ trên phần bán đảo kết nối Đông Nam

Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa, lại năm trên tuyến đường thương mại kết nối vịnh

Xiêm La với Trung Quốc, vùng Nam Bộ có khả năng liên kết với cả Đông Nam Á lụcđịa và hải đảo Các trung tâm kinh tế Nam Bộ thời bấy giờ như Đồng Nai, Mỹ Tho, HàTiên, Sài Gòn đều là những vùng đất ven sông hay ven biên, thuận lợi cho tàu thuyền cậpvào buôn bán Trong Gia Dinh Thành thông chí, cửa biên Cần Giờ được chép là một cửabiển quan trọng với tàu thuyền qua lại hàng ngày (Trịnh Hoài Đức, 1998, tr 32-33)

“Yếu tố tự do” của vùng Nam Bộ có “nguyên nhân xâu xa là do quá trình nhất thê

hóa về chính trị lẫn kinh tế do chính quyền nhà Nguyễn thực hiện diễn ra chậm chạp.(Trần Thị Thu Lương, 1994, tr.55) Năm 1829, Thành thần Gia Định tâu lên vua MinhMệnh răng “[ ] trong hạt thành [Gia Định] ruộng đất mau mỡ, sinh ly dé dàng, lại thêmsông hồ thông suốt bốn phương, đi đâu cũng tiện, cho nên dân an nhàn mà sinh lười biếng[ ] Thậm chí, trong một năm, mà một người đi ở đến ba bốn thôn.” (Quốc sử quán triềuNguyễn, 2007a, tr.883—8§4) Năm 1835, cuộc binh biến Lê Văn Khôi bị dap tắt đã tạo ra

Trang 25

thuận lợi cho chính quyền Minh Mệnh thực hiện nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽvùng Nam Bộ về mặt hành chính Nồi bật nhất trong số đó phải ké đến hệ thống thuế

nông nghiệp va lập địa bạ ở Nam kỳ lục tỉnh vào năm 1836 Tuy nhiên, như Pierre

Brocheux (1995, tr.13) đã chỉ ra, triều đình Huế gặp nhiều khó khăn trong việc triển khaithực thi luật pháp hoặc thuyết phục người dân chấp nhận “những chuẩn mực chính trị và

xã hội” theo quan điểm của triều đình Đồng thời, các quan chức địa phương thường giảmdiện tích ghi trên dia bạ so với diện tích thực tế dé giảm số thuế điền phải nộp Vì vậy, địa

bạ triều Nguyễn không phản ánh chính xác tình hình sở hữu ruộng đất ở vùng Nam Bộ

(Brocheux, P., 1995, tr.29).

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, sự phát triển thương mại vùng Nam Bộ dựa trên hệ

thống cảng thị, cách thức buôn bán và cả kinh nghiệm về các tuyến đường giao thươngcủa Hoa thương lẫn người Việt So với giai đoạn thế ky XVII — XVIII, vai trò của Hoathương trong thương mại vùng Nam Bộ được tiếp dục duy trì, thậm chí là gia tăng Sự ra

đời của Bangkok, Sài Gòn và Singapore đánh dấu sự khởi đầu của người Hoa “đã địa

phương hóa” tham gia nhiều hơn vào mau dịch thuyền buồm tại Đông Nam A (Tana, Li.,

2004, tr.262—263) Đón nhận lực lượng Hoa thương từ Hội An, Mỹ Tho dai phó, Nông Nai đại phó, Sài Gòn không chỉ thừa kế lực lượng của Hoa thương có kinh nghiệm

buôn bán mà cả những mối quan hệ của lực lượng này đã xây dựng trong thời gian trước

đó Trong thương mại nội khu vực Đông Nam Á, Sài Gòn cùng Bangkok, Singapore tạothành một tam giác thương mạiŠ” (Tana, Li., 2004b, tr.3-4) Sài Gon cũng năm trên tuyếnđường thương mại Trung Quốc — Việt Nam — Singapore (Đỗ Bang, 1997, tr.106) Vì lànoi giao nhau giữa cả hai tam giác thương mại nên Sai Gòn trở thành một trong trung tâmthương mại nhộn nhịp nhất Đông NamA lục dia thời bay giờ

Những ghi chép trên bia ký ở Việt Nam và Singapore cho thấy mạng lưới buônbán của người Hoa ở khu vực Đông Nam Á vào nửa đầu thế kỷ XIX Mạng lưới thươngmại này được đan kết bởi những cộng đồng người Hoa di cư đến các nước Đông Nam Átrong suốt thé ky XVIII Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với Singapore trong haimươi năm dau thé ky XIX được tiến hành chủ yếu bởi Hoa thương (Wong Lin Ken, 1960,tr.155) Ở Việt Nam, bi ký năm 1830 (1.C.1) của Hội quán Tuệ Thanh (Fix 2 BE) được

87 Vào những năm 1820s, John Crawfurd đã miêu tả tam giác Sài Gòn — Bangkok— Singapore như là sự mở rộng tự

nhiên và là sản phâm của sự đi chuyên hàng thé ky của các dân tộc và trao đồi kinh tế của ho với nhau (Tana, Li.,2014,

tr4).

88 Hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Thành phó Hồ Chi Minh.

Trang 26

khắc trong lần hội quán này được trùng tu năm 1830 với số tiền tích lũy trong 30 năm

trước đó “Quỹ được lập chủ yếu do số thuế 5% (chaozi), có lẽ đánh vào các thuyền buôn

Quảng Đông đến Sài Gòn buôn bán hàng năm hay các cửa hiệu ở vùng Sài Gòn — ChợLớn Có 99 người và các công ty đóng góp tất cả 7.705 quan” (Tana, Li., và Nguyễn CamThúy, 1999, tr.93) Theo văn bia ở Thất phủ vũ miéu, vợ ông Lê Văn Duyệt là bà Đỗ ThịPhận từng quyên tiền dé trùng tu miéu (Pham Ngọc Hường, 2020, tr.154) Ở Singapore,

theo ghi chép của một bia ký (năm 1830) tại Chùa Heng Shan (Heng Shan Ting) thì ngôi

chùa được xây năm 1828 băng tiền quyên góp của thuyền buôn nhà Đường (Trung Quốc),thuyền buôn Xiêm và Việt Nam Một số trong những Hoa thương này không phải là kháchtrú giữa Trung Quốc và Nam Dương, họ là những người Hoa di cư đã sinh sống lâu dài,trở thành một lực lượng kinh tế đáng ké ở Singapore (Tana, Li., 2004a, tr.263)

Hoa thương ở Sài Gòn gây ấn tượng đối với những người du hành đến đây Họđược đánh giá là “những người đàn ông rất đáng kính, giàu có và sẽ rất vui khi được giaodich với chúng tôi.” (A Traveller In J.E Moor, 1837, tr.239) Theo John Crawfurd, 3 gia

đình người Hoa ở Sài Gòn đã tiếp đãi phái đoàn của ông va cả những quân sĩ An va Việt

theo hầu những bữa ăn thịnh soạn Nhận được sự ưu đãi của chính quyền Gia Định, sau

đó là Tông tran Lê Văn Duyệt, người Hoa quản lý tat cả các thuyền buồm tư nhân buônbán gạo ở Sai Gon (Reid, A.,2004, tr.28) Đề làm chủ các hoạt động buôn ban mặt hàngnày trên tuyến thương mại Sài Gòn — Singapore, người chủ không chỉ có vốn liếng lớn,

cơ sở cất trữ mà cả kinh nghiệm va mạng lưới đủ rộng dé giải quyết những rủi ro khi vậntải bằng tàu Vì vậy, “mậu dịch lúa gạo chỉ có thê được kiểm soát và đầu cơ bởi nhữngngười Hoa quyền thế nhất” (Tana, Li., 2004a, tr.267-268)

Một trong những thương nhân nỗi tiếng của Sai Gòn là Vạn Hợp (Ban Hap, chủhiệu Vạn Hợp) (Sơn Nam, 2014, tr.347) Van Hợp (hay day đủ là Nhan Vạn Hợp) là mộtngười Singapore gốc Hoa Ông đến Sài Gòn vào những năm 1830 Với hai mặt hàngchính là gạo và thuốc phiện, Vạn Hợp được cho là đã xuất khâu những mặt hàng này sangSingapore, Penang và Melaka Được đánh giá là một trong những người Hoa giàu nhấtSai Gòn thời bay giờ, Van Hợp mở rộng kinh doanh sang tận Chân Lạp Ông cũng đi lạigiữa Sài Gòn, Hongkong và Singapore dé buôn bán Sau khi chiếm được Sài Gòn, thựcdân Pháp đã cho Vạn Hợp độc quyền “sản xuất bán vé số, mở các tiệm cầm đồ, song bạc,trại nuôi heo và bán thịt lợn” (Phạm Ngoc Hường, 2020, tr.138) Ong đã quyên góp 4.786quan tiền đề trùng tu hội quán Hà Chương (năm 1871)

Trang 27

Nếu sự phát triển giao thương giữa vùng Nam Bộ với Singapore phụ thuộc nhiều

vào mạng lưới thương mại của hậu duệ người Hoa ở Nam Dương thì các hoạt động buôn

bán giữa vùng Nam Bộ với Chân Lạp và Xiêm lại cho thấy vai trò của người Việt di cư

Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Trung di cư vào Nam Bộ, đến Chân Lạp, Xiêm và có

thé cả Đông Nam A hải đảo Theo Li Tana (2004b, tr.7-8), trước khi trở thành nhómthống trị (the dominant group) ở đồng bằng sông Cửu Long, người Việt bắt đầu lan rộng

dọc theo Đường biên nước (Water Frontier) Sự hiện diện của một làng người Việt ở

Ayutthaya (Xiém) vào giữa thé ky XVII hay sự hiện diện của người Việt bên cạnh ngườiHoa tại Chanthaburi vào cuối thế kỷ XVIII đã minh chứng cho điều đó Trong nhật ký

của John Crawfurd, ông từng đề cập đến cộng đồng người Việt sinh sống trên những hòn

đảo ở vịnh Xiêm La Những thuyền buôn của Hoa thương đến Xiêm buôn bán hoặcthuyền buôn từ Xiêm đến vùng Nam Bộ cũng có sự xuất hiện của người Việt Nam.(Crawfurd, John., 1830, tr.108, tr.290) Đến thé kỷ XIX, những người Việt sống ở Xiêmvai chục năm, vì ly do xung đột Việt Nam và Xiém, quay về định cư ở Hà Tiên

Người Việt di cư từ Nam Bộ đã tham gia các hoạt động kinh tế tại Chân Lạp, Xiêm

và Đông NamA hải đảo Theo báo cáo Voyage Dans I'Indochine 1848—1856 của Charles—

Emile BouillevauxÊ và sau đó là Henri Mount”, số lượng người Việt và người Hoa

chiếm đáng kể tại trung tâm thương mại Phnom Penh Tại Phnom Penh, do nói được ngôn

ngữ địa phương nên người Việt làm trung gian phân phối các sản phẩm của thương nhânTrung Quốc, trong khi Hoa thương và thương nhân người Mã Lai năm giữ các hoạt động

ngoại thương của Chân Lạp với Singapore (Crawfurd, John., 1830, tr.290; Cooke, Nola.,

2004, tr.148) Một bộ phận người Việt khai thác và buôn bán gỗ ở miền đông Chân Lạp

Lượng gỗ này được bán cho thương nhân nước ngoài, vùng Nam Bộ, thậm chí là chính

quyền nhà Nguyễn (Cooke, Nola., 2004, tr.149) Năm 1831, để thám thính tình hìnhXiém và Chân Lạp, Lê Văn Duyệt ra lệnh “phái binh thuyền của thành đến bảo Châu Đốc,nói giả là đi lay gỗ, nhưng mật sức cho viên bảo hộ tuỳ cơ ứng biến” (Quốc sử quán triềuNguyễn, 2007b, tr.151) Di dan người Việt còn lan rộng đến Battambang, một tỉnh cónhiều đậu khấu của Chân Lap (Cooke, Nola., 2004, tr 155)

Ngoài các mạng lưới thương mai do người Việt, người Hoa, thì hoạt động buôn

bán giữa vùng Nam Bộ với Chân Lạp còn dựa trên mạng lưới liên kết buôn bán của cáctộc người khác như người Khmer, người Chăm Những cộng đồng này tiếp tục được

89 Nhà truyền giáo Nam kỳ (Cochinchine) xin tị nạn tại Cambodia vào những năm 1850.

°° Người đã du lịch ở Campuchia 1858-1859.

Trang 28

chính quyền nhà Nguyễn cho định cư ở những địa phương vùng biên giới Việt Nam —

Chân Lạp với mục đích duy trì và tận dụng những liên kết giao thương của nhóm dân cư

— sắc tộc này Thậm chí, triều đình Huế còn sử dụng những cá nhân tiêu biểu của những

cộng đồng tộc người này dé bô nhiệm những chức vụ quan lý các địa phương có hoạt

Ở Nam Bộ, tinh thần ủng hộ thương mại tn tại ở cả tầng lớp võ quan lẫn Nho sĩ.

“[ ] Tầng lớp Nho sĩ ở Nam Bộ không có thái độ bài xích thương nghiệp, mà ngược lạicòn thích ứng với kinh tế hang hóa và sinh hoạt đô thị một cách dễ dang và mau le không

Trang 29

khác gì các nhà Nho Trung Quốc thời Minh Thanh [ ]” (Cao Tự Thanh, 2010, tr.446)

Sự phát triển giao thương đường sông ở Nam Bộ dần vượt qua sự kiểm soát của chính

quyền nhà Nguyễn Triều đình Huế nhiều lần “sai các dinh ở Gia Định khuyên dạy việc

làm ruộng trồng dau” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tr.624) “nhưng nhiều người cònthích theo đuôi nghề ngọn mà chưa chăm nghề gốc”

Vua Minh Mệnh là người có tư duy hướng biển Ông là vị vua rất chú trọng công

cuộc bảo vệ biên giới lãnh hải và thúc đây các hoạt động mậu dịch triều đình giữa ViệtNam với các cảng thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo Khi vừa

lên ngôi, vua Minh Mệnh hạ lệnh thống kê tổng số tiền thu được từ thuế đánh vào thuyềnbuôn Năm 1822, Quản Tao chính Lê Bá Pham va Pham Văn Tường dâng bản sách hội

kê tiền bạc thuế thuyền tàu các địa phương các năm Kỷ Mão, Canh Thin và Tân Ty °! Sự

kiện này thể hiện sự quan tâm của vua Minh Mệnh dành cho thương mai (Quốc sử quán

triều Nguyễn, 2007a, tr.253) Dưới thời vua Minh Mệnh cai trị, mau dịch triều đình giữa

Việt Nam với Singapore, Penang (thuộc địa Anh), Manila (thuộc dia Tây Ban Nha), phat

triển mạnh Năm 1840, Kiêm quản viện Đô sát Vũ Đức Khuê, với thái độ xem thường

người phương Tây, dâng sớ muốn “{ ] tự ta trước đóng cửa cự tuyệt việc đi lại” giaothương với phương Tây “dé cho họ coi ta như trời, không biết đâu mà lường”, vua MinhMệnh không tán thành đề xuất chấm đứt buôn bán với cảng thị thuộc địa này dù ông théhiện thái độ tự tin vào khả năng của quân đội triều Nguyễn cũng như hiệu quả của lệnhcam người phương Tây buôn bán trực tiếp với Việt Nam (Quốc sử quán triều Nguyễn,

20074, tr.826—§29).

Chính quyền nhà Nguyễn chỉ thực sự ban hành các lệnh cắm thương mai tư nhân

ở vùng Nam Bộ sau cuộc binh biến Lê Văn Khôi Các lệnh cấm hải thương hay giaothương đường sông ở vùng Nam Bộ vào năm 1836, 1837, 1838 đều áp dụng cho ngườiHoa, không phải cho người Việt Điều này cho thấy, ngược với chính sách có phần ưu đãiHoa thương của vua Gia Long và Tổng tran Lê Văn Duyệt, vua Minh Mệnh chú trọng sự

tham gia của người Việt vào các hoạt động buôn ban với nước ngoài Chính sách nay tạo

ra những thuận lợi nhất định cho người Việt ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ tham gia

buôn bán với các cảng thuộc dia của các nước phương Tây ở Đông Nam A hải đảo.

! Năm Ky Mão: năm 1819, Năm Canh Thin: năm 1820, năm Tân Ty: năm 1821.

Trang 30

(Wook, C.B., 2008, tr.51) Sự ra đời của hai trung tâm thương mại lớn thuộc Đông Nam

Á lục địa của Bangkok (1782) và Sài Gòn (1772) cùng với nhu cầu nhập khâu gạo từĐông Nam Á của Trung Quốc, đặc biệt là sự ra đời của cảng tự do thương mại Singapore

thuộc Anh là những nhân tố quan trọng, góp phần thúc đây sự thịnh vượng của hoạt độngmậu dịch thuyền buồm Trung Hoa tại Đông Nam Á, đặc biệt vịnh Xiêm La trong nửa đầuthế ky XIX (Tana, Li., 2004a, tr.161—162)

Thuong mai giữa vùng Nam Bộ với các nước Đông Nam A lục dia và các cảngthuộc địa phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo đóng một vai trò quan trọng trong việc mởrộng không gian thương mại Việt Nam về phía Nam vào khu vực Đông Nam Á Đây là

điểm mới trong lịch sử thương mại Việt Nam Bởi trước thế ky XVII và thậm chi là sau

thé ky XVIII, đối tác thương mại chính của Việt Nam nói chung, cảng thị thuộc miền Bắc

và miền Trung Việt Nam nói riêng, là Trung Quốc, Nhật Ban, Hoạt động buôn bán giữa

các cảng thị như Phó Hiến, Vân Đồn, Hội An, Nước Mặn, Cù Lao Chàm chưa bao giờ

có sự gắn bó sâu sắc và chặt chẽ với mạng lưới thương mại Đông Nam Á như vùng Nam

Bộ làm được Thậm chí, nhà nghiên cứu Anthony Reid còn cho rằng Nguyễn Ánh thànhcông trong việc thông nhất Việt Nam là do “mở rộng thương mại về phía Nam” (Reid, A

2015, tr.185) bởi khu vực miền Trung Việt Nam vào cuối thế ky XVIII, đầu thế kỷ XIX

đã không còn đủ những tiềm năng cần thiết (nguồn hàng, thương nhân, tuyến giao

thương ) dé thương mại tiếp tục phát triển Điều này dường như “phá vỡ mối liên kết

thương mại truyền thống của Việt Nam với Trung Quốc, vua Minh Mệnh đã phát triểnquan hệ thương mai đáng ké với Singapore” (Reid, A., 1997b, tr.70) Tương tự, Vũ ĐứcLiêm (2017a) cho rằng “Nguyễn Ánh, người sáng lập vương triều Nguyễn cũng chính làngười đầu tiên nhận thức được vai trò chiến lược của hạ lưu sông Mékong và biến nóthành sức mạnh trong cuộc tranh chấp quyền lực ở Việt Nam cuối thé ky XVIII” Theo

Li Tana, “việc mở mang lãnh thé của Việt Nam xuống phía Nam kết thúc với sự hìnhthành của hình chữa S” đã đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam “vao vùng Đông Nam Á

Trang 31

thành một trong 3 trung tâm xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam A lục địa Thực lục chép

lời vua Minh Mệnh rang “[ ] trước nay từ Binh Dinh trở ra Bắc đều nhờ có gạo miềnNam, nếu giá gạo Gia Định lên cao thì gạo các nơi cũng có quan hệ đến quốc dân sinh”

(Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007a, tr.342-343) Tương tự, sản lượng gạo xuất khâu từ

Nam Bộ góp phan ổn định giá gạo được bán ra tại Hạ Châu So với giai đoạn từ thế kỷXYVII— XVII, sản lượng gạo và vai trò của gạo trong quan hệ thương mại giữa vùng Nam

Bộ với các nước Đông NamA gia tăng đáng kẻ

Các cảng thị vùng Nam Bộ là đầu mối tập trung hàng hóa từ nhiều địa phươngkhác của Việt Nam Theo báo cáo của John Crawfurd, hang năm có khoảng 2.000 chiếcthuyền tham gia vào hoạt động vận chuyên giữa Sài Gòn và Huế, bao gồm cả những chiếcthuyền do triều đình Huế thuê cho hoạt động vận tải công Dưới thời vua Gia Long, nhữngđoàn thuyền vận tải từ Huế vào Gia Định Thành “nguyên ngạch có 300 chiếc” và “được

Một phan hàng hóa trong mau dịch triều đình nhà Nguyễn với các cảng ở Hạ Châu

có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Nam Bộ Một số thuyền hiệu của triều đình Huế được cử

đi Hạ Châu đi từ Đà Nẵng đã ghé Sài Gòn trước khi đến Singapore Một số thuyền hiệu

Trang 32

từ Singapore khi trở về cũng neo thuyền ở cảng Cần Giờ Cần Giờ là cửa biển có thuyền

công ra vào nhiều chỉ sau Thuận An của Kinh kỳ Hội điển chép “Minh Mệnh năm thứ

18, du rằng: Cửa bé Thuận An ở dưới Kinh kỳ, thuyền công ra vào rất nhiều, thứ đến CầnGiờ ở Nam kỳ, Liêu Hải ở Bắc Kỳ, thứ nữa là Đà Nẵng ở Tả Trực, Linh Giang ở HữuTrực, Thi Nại ở Tả kỳ, Biện Sơn ở Hữu Kỳ [ ]” (Nội Các triều Nguyễn, 1993, tr.492).Năm 1836, thuyền hiệu Phấn Bằng đi từ Sài Gòn đến Singapore chở theo hàng ngànpiculs đường cát Năm 1854, vua Tự Duc hạ lệnh “hằng năm thu thuế sản vật ở An Giang,

Hà Tiên (tôm gạo khô, cá khô, hồ tiêu, tô yến) tải giao chứa vào kho ở cửa bién Da Nẵng,rồi “đợi giao cho thuyền buôn nước Thanh đem đi bán (tôm gạo khô, mỗi 100 cân giá tiền

45 quan, cá lệ khô mỗi 100 cân giá tiền 12 quan, hồ tiêu mỗi 100 cân giá 12 quan, t6 yén,

hạng nhất mỗi cân 80 quan, hang nhì 60 quan, hạng ba 40 quan)” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007f, tr.3 16).

Hàng hóa do các thuyền hiệu của triều đình Huế mua từ Hạ Châu có thê đã đượccất trữ tại thành Gia Định Khi được John Crawfurd cung cấp thông tin về các mặt hàngAnh ban tại châu Á (bao gồm vải bông, len, sắt, súng cầm tay, chì, thiếc và diêm tiêu),quan lại triều đình Huế cho biết họ muốn mua đồ len, sắt và súng Về sắt, vị quan này chorằng mặt hàng phù hop dé nhập khẩu vào Sài Gòn (Crawfurd, John., 1830, vol.1, tr.407).Ghi chép này cho thấy, Cục chế tác trong thành Gia Dinh là nơi chứa sắt, kim loại mua từXiêm và một số cảng thuộc địa phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo Mặc dù cần nhiềubằng chứng hơn nhưng việc thuyền hiệu nhà Nguyễn xuất phát từ Sài Gòn hoặc trở vềđậu ở cửa Cần Giờ có thê là dữ liệu quan trọng để đặt ra nghi van đề việc Nam Bộ là một

trong những địa phương đã tham gia tích cực vào việc cung cấp (hàng hóa ban di) và cất

trữ (hàng hóa mua về) trong mậu dịch giữa triều đình Huế với Singapore

Đối với sự phát triển vùng đất Nam Bộ, thương nghiệp “thực sự là một động lực

quan trọng của sự phát triển lịch sử ở Gia Định, tác động tới nhiều lĩnh vực và quá trìnhcủa đời sống văn hóa — xã hội” (Cao Tự Thanh, 2010, tr.165) Sự gia tăng của của cáchoạt động buôn bán với bên ngoài cũng như sự trỗi dậy của các cảng biển, cảng sông lànhân tố kích thích sự phát triển của nông nghiệp Lâm Minh Chau (2007, tr.65) nhận định

“hoạt động giao thương phát đạt còn thúc day sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở Nam

Bộ và vùng biên giới với nhiều mặt hàng mang tính thương phẩm cao, điển hình là lúagạo” Sự phát triển thương mại kéo theo sự ra đời và phát triển của một số ngành kỹ nghệnhư nghề xay xát lúa gạo, chế biến đường Vào đầu thế ky XIX, chợ Binh Tây có hàngtrăm nhóm xay xát lúa gạo dù kỹ thuật còn thô sơ Nghề làm đường phát triển mạnh tại

Trang 33

Biên Hòa có bốn loại mía: loại hồng, trắng, xanh và hồng trắng được trồng xen nhau,

trong đó mía trắng có thé ép mật, “ngoài da có phan mới làm được” và “[ ] đường cát thìchi sản xuất ở huyện Phúc Chính, tran Biên Hòa” Các sản phẩm đường chủ yếu củahuyện Phú Chính bao gồm đường cát, đường phèn, đường phổi “Chỉ tính số đường cátbán cho thương thuyền, mỗi năm có thé đến 50 vạn cân [ ]” (Trịnh Hoài Đức, 1998)

Về phương diện văn hóa và khoa học kỹ thuật, sự mở rộng giao thương với cáctrung tâm kinh tế, cảng thị thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảomang lại cho vùng Nam Bộ cơ hội tiếp xúc, giao lưu va học hỏi khoa học kỹ thuật phươngTây Minh chứng cho điều này là ngành đóng thuyền của Nam Bộ Bên cạnh thuyền theokiểu truyền thống thì kỹ thuật đóng thuyền kiêu phương Tây và các loại vũ khí phương

Tây được du nhập vào vùng Nam Bộ, góp phần hình thành nên sức mạnh cho quân đội

nhà Nguyễn trong công cuộc bảo vệ biên giới và hải đảo vùng Nam Bộ vào nửa đầu thế

kỷ XIX Sự phát triển của thương mại giữa các địa phương vùng Nam Bộ và giữa vùngNam Bộ với các địa phương khác tạo ra cơ hội dé các nhóm dân cư — sắc tộc gắn kết lạivới nhau Thông qua hoạt động buôn bán, những nhóm dân cư — sắc tộc này không chỉtrao đối hàng hóa mà cả văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, Từ đó, những nét văn hóa mớiđược hình thành, sự gắn kết giữa các nhóm dân cư cũng thêm phan chặt chẽ

Vai trò cảng thị trong việc phát triển kinh té vùng Nam Bộ

Thương mại vùng Nam Bộ mang đặc thù đồng bằng sông nước Đặc thù này thé

hiện trong cả nội thương lẫn ngoại thương, đặc biệt là các hoạt động buôn bán giữa vùng

Nam Bộ với Chân Lạp, Xiêm và Đông Nam Á hải đảo Đặc thù sông nước còn được thêhiện thông qua việc sử dụng thuyền làm phương tiện vận tải, làm nhà ở Các hoạt độngbuôn bán của Nam Bộ chủ yếu diễn ra bằng đường sông, đường bién, Người Nam Bộ

làm nghề đi buôn sử dụng thuyền có kích cỡ khác nhau dé tiếp cận được hang hoá ở

những địa phương khác nhau Họ “có chở thuyền lớn thì tất đèo theo xuồng nhỏ dé thông

đi các kênh” (Lê Quý Đôn, 2007, tr.443) Vì chọn thuyền làm phương tiện sinh sống nênđời sông của dân thương hồ thường phụ thuộc vào con nước

Trang 34

Phần lớn các đô thị ở vùng Nam Bộ đều nằm gần cảng biển hoặc cảng sông.Những cảng thị này có vai trò gắn kết các địa phương vùng Nam Bộ và nối kết vùng Nam

Bộ vào mạng lưới thương mại khu vực Đông Nam Á và giữa Đông Nam Á với Trung

Quốc Từ thé kỷ XII đến giữa thế kỷ XIX là khoảng thời gian đánh dấu sự nôi lên và luânchuyên về vai trò, vị thế giữa các cảng thị ở vùng Nam Bộ và giữa vùng Nam Bộ với các

trung tâm thương mại thuộc Đông Nam Á (Wheeler, Charles, 2001, tr.6) Lịch sử kinh tế

thương mại vùng Nam Bộ cho thấy các cảng thị chỉ dừng lại ở vai trò trung chuyển hànghóa dé bị suy thoái, trường hợp điền hình là cảng thị Oc Eo Sự thay đổi tuyến đườngthương mại khu vực và thế giới được cho là là một trong những nguyên dẫn đến sự suytan của cảng thị này Theo Shigeru Ikuta (1988), “lộ trình mau dịch trực tiếp giữa Trung

Hoa và Đông Nam Á hàng hải đã được thiết lập ở thời khắc này Hải cảng Óc Eo của Phù

Nam bị bỏ phế bởi có sự khai trương của hải cảng tại Srivijaya, và cũng vì Phù Namkhông có sản vật quan trong dé cung cấp cho thị trường thé giới.”

Khác với Mỹ Tho, Đồng Nai và Hà Tiên, sự phát trién thương mại của Sài Gòn —Chợ Lớn là kết quả của sự gan kết giữa tính mở về không gian, vị thế địa lý và khả năng

tự sản xuất hàng hóa của nội vùng Nam Bộ Vì vậy, trong khi các cảng thị như Mỹ Tho,

Hà Tiên, thường mat dần vị thé sau chiến tranh thì Sài Gòn — Chợ Lớn lại nhanh chóngphục hồi và phát triển Không gian địa lý của Sài Gòn — Chợ Lớn có tính mở với các địaphương khác của Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam A Đó là nam trêntuyến đường thủy lẫn bộ có khả năng liên kết với các địa phương sản xuất nông nghiệpcủa nội vùng Nam Bộ cũng như các mặt hàng lâm sản của Chân Lạp Nằm gần vùng Mỹ

Tho và Long Hồ, Sài Gòn chiếm ưu thế “chuyên chở lúa gạo và sản pham từ Tiền Giang

lên với các loại ghe thuyền có sức trọng tải nhẹ, qua đường sông từ Rach Cat — Chợ Đệm

— Bến Lức — Thủ Thừa — Vảm Cỏ Tây — Mỹ Tho và một con đường thủy khác từ Rach

Cát xuống Gò Công, Cần Giuộc” (Huynh Lita, 1987b, tr.88) Trong hai thập niên cuối thé

kỷ XVII, với vi trí là “thủ đô” của chính quyền Gia Dinh, Sai Gòn từng bước đảm nhậnvai trò trung chuyên quốc tế trước đó của Hội An (Wheeler, Charles, 2001, tr.202) Trongnửa đầu ky thứ XIX, cùng với sự phát triển của kỹ thuật đóng tàu thuyền của phương Tâylẫn các nước Đông Nam A, với lòng sông sâu và năm trong dat liền, vị thé của cảng SaiGòn càng trở nên vượt trội Sài Gòn giáp biên và thông ra biển bằng cửa biển Cần Giờ,nơi được đánh giá là “đông đúc nhất của thành Gia Định, không đâu ví bằng” với “nude

sâu rộng băng phăng”, “diém chợ trừ mật, dân theo nghề chai cá”, “ngày thường có thuyền

buôn ra vào” (Trịnh Hoài Đức, 1998, tr.32—33) Cộng thêm vao đó, quy định các thuyền

Trang 35

cảng ở Chân Lạp trong vai trò xuất khẩu gạo cho các khu dân cư đông đúc ở Đông Nam

A hải đảo và một số tỉnh thành của Trung Quốc Vào dau thế kỷ XIX, Sài Gòn — Chợ Lớncũng là cảng thị hàng đầu Việt Nam trong việc xuất khâu hàng nông sản sang Trung Quốc

dựa trên hoạt động thương mại của người Hoa Quảng Đông (Sakurai, Y va Kitagawa, T.,

1999, tr.202) Tại Sai Gòn, thuyền buôn ngoại quốc, thương thuyền Việt Nam mua gạo, đường, muối, tơ lụa chở đến các hải cảng của Trung Quốc, Ma Cao, Xiêm, Malacca,

Singapore, Java đề bán (Nguyễn Công Bình, 1999, tr.29) Đối tác thương mại lớn nhấtcủa vùng Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX là Singapore Hoạt động buôn bán vớiSingapore là một nhân tổ thúc day sự phát triển kinh tế vùng Nam Bộ nhưng chính cáchoạt động thương mại với vùng Nam Bộ của Việt Nam cũng là một “yêu tố cần thiết trong

sự trỗi dậy của Singapore trong giai đoạn 1820 — 1850” (Reid, A., 2015, tr.191) Thương

mại giữa Singapore, Bangkok và Sài Gòn tại thời điểm đó đã liên kết Đông Nam Á lục

địa và hải đảo “ở một mức độ chưa từng thấy” (Tana, Li & Cooke, Nola., 2014, tr.9)

Tiéu két chuong 4

Trong hon hai thé kỷ từ lúc trở thành một phan lãnh thé Việt Nam, kinh tế thươngmại vùng Nam Bộ phát triển liên tục Trong suốt nửa đầu thé ky XIX, Nam Bộ là “bộphận” lãnh thé duy nhất của Việt Nam có hoạt động buôn bán với hầu hết các đối tác

thương mại chính của Việt Nam bấy giờ, bao gồm Chân Lạp, Xiêm, các cảng thị thuộc

địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo, thuyền buôn từ các nước phươngTây và cả Trung Quốc Sự phát triển kinh tế thương mại vùng Nam Bộ là kết quả củanhiều yếu tố: tinh mở về không gian địa lý và vị trí địa lý gần kề với các nước Đông Nam

Á, truyền thống thương mại được hình thành và phát triển trong suốt gần 200 năm trước

đó, chính sách “ưu đãi” cho phép vùng Nam Bộ được buôn bán với nước ngoài của triềuđình Huế và cả chính sách hướng thương của “chính quyền địa phương” dưới thời Tổng

tran Gia Dinh Thành Lê Văn Duyệt, tư tưởng thích đi buôn của người dan và yêu cầu đầu

ra cho các sản phâm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, các vua nhà Nguyễn đã có những điều chỉnh trongcách tiếp cận đối với thương mại Chính quyền nhà Nguyễn không hoàn toàn “đóng cửa”

Trang 36

va “bé quan tỏa cảng” như một số nhà nghiên cứu từng nhận định Tuy nhiên, chịu sự chiphối của quan điểm Nho giáo về tinh tôn ti và thứ bậc trong bang giao, các hoạt động maudịch triều đình Huế tiễn hành cũng bị phân định theo cấp bậc ngoại giao Nếu mau dich

trong hệ thống triều cống là đặc điểm của quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Chân

Lạp thì điểm đặc trưng của thương mại giữa Việt Nam với Xiêm là tính cạnh tranh Sựphân chia thứ bậc trong quan hệ ngoại giao này đã ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt độngbuôn bán được tiến hành giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam A theo cả hướngtính cực lẫn tiêu cực Việc áp dụng thứ bậc ngoại giao lên kinh tế thương mại ở vùng Nam

Bộ đã gây ra một số kìm hãm nhất định, cụ thể là làm chậm tốc độ phát triển kinh tế củavùng Nam Bộ bởi bản chất của hoạt động buôn bán là tìm kiếm lợi nhuận và hoạt độngthương mại giữa các đối tác là hoạt động mang tính tự do, không tuân thủ theo tính thứ

bậc trong ngoại giao mà tuân thủ theo quy luật của thị trường Vì vậy, những “ưu đãi” của

triều đình nhà Nguyễn dành cho vùng Nam Bộ trên lĩnh vực thương mại là chưa tương

xứng với tiêm năng và tôc độ phát triên thương mại của vùng đât này.

Trong nửa dau thé ky XIX, điểm nổi bật trong lịch sử thương mại vùng Nam Bộ

là việc Singapore (cảng thuộc địa của Anh) trở thành đối tác quan trọng hàng đầu Sự pháttriển đáng ké của các hoạt động thương mại giữa vùng Nam Bộ với Singapore cho thấytiềm năng, sức bật cũng như tính tiên phong của vùng Nam Bộ trong lĩnh vực thương mại

Sự phát triển của mối quan hệ thương mại đó liên quan đến đặc điểm điều kiện địa lý tựnhiên và nhân tổ chính trị của vùng Nam Bộ và Singapore, cụ thé là sự tác động tương hỗgiữa yếu tố tài nguyên vi thé, địa — kinh tế và “tính mở” về không gian địa lý lẫn không

gian chính trị So với những vùng khác của Việt Nam, sự phát triển kinh tế thương mại

của vùng Nam Bộ, đặc biệt là hoạt động buôn ban với nước ngoai, đã vượt quá khuônmẫu kinh tế mà triều đình nhà Nguyễn định hướng Hoạt động thương mại nhộn nhịp và

mang nhiều yếu tố “tự do” giữa vùng Nam Bộ với các cảng thuộc địa của các nướcphương Tây ở Đông Nam Á hải đảo cũng đặt ra những thách thức và đi ngược lại chủ

trương thúc day gắn kết các địa phương trong cả nước của các vua nhà Nguyễn Từ ngaivàng trên cao nhìn xuống, có thé các vua nhà Nguyễn nhìn thấy kinh tế của một vùng đấtphương Nam phát triển đa chiều và đa dạng, vượt ra khỏi tính thống nhất và định hướngkinh tế của một quốc gia theo mô hình quân chủ chuyên chế Tuy nhiên, van dé mà các

vua nhà Nguyễn đã không nhìn thấy là sự phát triển kinh tế thương mại, đặc biệt là trên

lĩnh vực ngoại thương của vùng Nam Bộ là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế củakhu vực Đông Nam Á, có thể giúp Việt Nam hòa nhập vào thương mại khu vực này

Trang 37

KET LUẬN

1 Bối cảnh khủng hoảng chính trị, nội chiến và phân liệt ở Đại Việt thế kỷ XVI —XVII đã dẫn đến cục điện Dang Ngoài va Dang Trong do chính quyền vua Lê chúa Trịnh

và chính quyền chúa Nguyễn quản lý Sau khi định đô và xây dựng chính quyền vững

chắc ở vùng Thuận — Quảng, các chúa Nguyễn từng bước xác lập chủ quyền trên vùngGia Định, nơi đã có những điểm tụ cư đầu tiên của đi đân người Việt như tại Mô Xoài(thuộc Bà Rịa — Vũng Tàu ngày nay), Đồng Nai, Mỹ Tho, Hà Tiên Bị chi phối bởi các

yêu tô như chiến tranh với Dang Ngoài, tương quan thé lực với các chính quyền khác

trong khu vực Đông Nam Á lục địa và thực lực còn hạn chế, các chúa Nguyễn thực hiện

chính sách mềm dẻo, linh hoạt với dụng ý tạo một không gian chính trị “mở” nhằm tậndụng những nhóm di dân người Việt, các nhóm di thần, binh sĩ người Hoa trong phongtrao “phản Thanh phục Minh” và xung đột chính tri trong nội bộ Chân Lạp dé từng bướcquản lý về mặt hành chính và khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng Gia Định Được sự

“bảo trợ” của chính quyền Đàng Trong, những nhóm người Hoa di cư như Dương NgạnDich, Tran Thượng Xuyên và Mạc Cửu kiểm soát các tuyến đường sông và các cảng ven

biển, thúc đây buôn bán với Trung Quốc, Chân Lạp, Xiêm và Đông Nam Á hải đảo

Trong giai đoạn thé ky XVII đến thé kỷ XVIII, các hoạt động buôn bán ở vùng

Nam Bộ diễn ra trong bối cảnh thương mại Đông Nam A có những thay đôi đáng kể Các

trung tâm thương mại ở Nam Dương do hậu duệ của những nhóm di dân người Hoa quản

lý đã liên kết với nhau, tạo thành một mạng lưới thương mại kết nối Đông Nam Á với các

tỉnh thành phía Nam Trung Quốc mà các cảng thị Nam Bộ nằm trên mạng lưới đó Bêncạnh ảnh hưởng của Trung Hoa, Nhật Bản, An Độ thương mại Đông Nam Á chịu sựchi phối ngày càng lớn của các nước phương Tây, bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Dao Nha,

Hà Lan, Anh, Pháp, Sự xâm nhập mạnh mẽ của các nước phương Tây vào Đông Nam

A đã làm thay đồi cấu trúc thương mại và nhu cầu thương phẩm của khu vực này

Trong những thập niên của cuối thế kỷ XVIII, Nam Bộ trở thành địa phương “duynhất” diễn ra những hoạt động mau dịch “triều đình” giữa chính quyền Gia Dinh với một

số nước Đông Nam A Tron chạy khỏi sự truy đuôi của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh “vào

Nam” Trên đất Nam Bộ, ông từng bước xây dựng một chính quyền mới, thường được

gọi là Chính quyền Gia Định Định đô tại Sài Gòn, ông thiết lập quan hệ bang giao vớiXiêm, quan hệ “thượng quốc — chư hau” với Chân Lạp và thực hiện các hoạt động mậu

dịch triều đình với một số nước ở Đông Nam A hải dao Dé đáp ứng cho nhu cầu chiến

tranh, Nguyễn Ánh từng bước độc quyền một số mặt hàng như gạo, sắt, diêm tiêu.

Trang 38

ở phân rìa lục địa ven biên trong vịnh Xiêm La và biển Đông.

Trong ba thập kỷ cuối của thế ky XVIII, tuyến biên giới giữa Việt Nam và ChânLạp được định hình ngày càng rõ nét bởi hệ thống đồn, tran, sở và các tuyến đường thủy,

bộ được tu bổ và xây mới theo chủ trương của chính quyền Gia Dinh Các công sự nhưđồn, tran, sở cũng dần trở thành những điểm tụ thương mới giữa vùng Nam Bộ với ChânLạp Sau khi chính quyền Gia Định của Nguyễn Ánh xác lập quan hệ “chư hầu” với chính

quyền Chân Lạp, mậu dịch triều đình trong hệ thống triều cống giữa Việt Nam và Chân

Lạp được tái lập Các sứ đoàn Chân Lạp triều công cho chính quyền Gia Định di chuyểnchủ yếu băng đường sông rồi chuyền dần sang đường bộ Những nhóm người Hoa, ngườiViệt, người Khmer làm nghề buôn bán tiếp tục sử dụng các tuyến đường thủy, bộ này đềtrao đôi hàng hóa với Chân Lạp Bên cạnh các mặt hàng lâm sản, trong giao thương giữa

Việt Nam với Chân Lap còn ghi nhận sự hiện diện của gạo, muối, những sản phẩm được

tạo ra từ chính công cuộc khai hoang và sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của người

Việt ở đồng bằng sông Cửu Long

3 Trong nửa đầu thế kỷ XIX, với việc các vua nhà Nguyễn lựa chọn Nho giáolàm hệ tư tưởng chính đề cai trị đất nước, Việt Nam trở lại mô hình nhà nước quân chủphương Đông, “dĩ nông vi bản” Các vua nhà Nguyễn thường khuyến khích người dân

Việt Nam “chăm chỉ việc nông”, “trồng thêm cả dâu, gai, khoai, đậu, rau dưa, cốt không

bỏ sót mối lợi” Đối với thương mại, chính quyền nhà Nguyễn xem đây là loại hình kinh

tế “ngọn” Tuy nhiên, nhận thức được vai trò của thương mại trong lịch sử kinh tế vùngNam Bộ, các vua nhà Nguyễn đã cho phép các địa phương thuộc vùng Nam Bộ được tiễnhành buôn bán với các nước lân bang, bao gồm Xiêm, Chân Lạp và Hạ Châu Đây cũng

là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao chính sách “trọng nông” của chính quyền

nhà Nguyễn đã không được thực hiện nghiêm túc tại vùng Nam Bộ - nơi có lịch sử phát

triển thương mại liên tục trong hàng trăm năm trước đó

Trang 39

Trong ba thập kỷ dau thé ky XIX, thương mai là loại hình kinh tế chủ lực của vùngNam Bộ Nhân tố quan trọng hàng đầu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại vùng pháttriển là do chính sách hướng thương của chính quyền địa phương Giai đoạn này, Nam

Bộ không còn là địa phương diễn ra các hoạt động mậu dịch triều đình giữa Việt Nam vàChân Lạp dù các sứ đoàn từ Chân Lạp vẫn phải đi qua vùng Nam Bộ trước khi đến Huế

dé triều cống Chính sách của Tổng tran Gia Dinh Thành Lê Văn Duyệt là khuyến khíchcác hoạt động buôn bán của tư nhân, bao gồm cả người Hoa (người Minh Hương, ngườiTrung Quốc) lẫn người Việt Trong nửa đầu thế kỷ XIX, sự phát triển thương mại vùngNam Bộ còn được thúc đầy bởi sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển và sự mở rộngmạng lưới thương mại trong khu vực, đặc biệt là sau khi Hà Lan mat đi quyền độc quyềnthương mai ở Đông Nam A va Anh xây dựng Singapore thành cảng tự do

Dưới sự quản lý của các Tổng tran Gia Định Thành, Nam Bộ là vùng lãnh thé củaViệt Nam có hoạt động giao thương với các nước Đông Nam Á nhộn nhịp nhất Sự pháttriển thương mại vùng Nam Bộ không chi là dau gạch nói cho lịch sử kinh tế vùng này

mà còn là một ví dụ điển hình về xu hướng “địa phương” trong thống nhất ở Việt Nam

Nó cũng cho thấy sức sống nội sinh mạnh mẽ của kinh tế thương mại vùng Nam Bộ và

“sự lệch pha” giữa tư duy kinh tế “trọng nông” của đại bộ phận tang lớp trí thức tinh hoaNho học trong triều đình Huế và xu hướng “hướng thương” như vốn tài nguyên bản địacủa vùng đất Nam Bộ Ở một phương diện khác, đó là biểu hiện mâu thuẫn giữa mongmuốn tập trung hóa và nhất thong hóa quyền lực của chính quyền trung ương và tính phânhóa về mặt quyền lực của phe cánh địa phương; giữa khuôn mẫu đồng nhất (về chính trịlẫn kinh tế) với tính dị biệt và tính đa dạng của địa phương

4 Tính thứ bậc trong bang giao và chiến tranh là những nhân tố chính, tác độnglên quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Á Yếu tố chiếntranh không chỉ tác động đến chính sách thương mại mà còn quy định loại hàng hóa được

ưu tiên trong giao thương giữa chính quyền Gia Định với chính quyền Bangkok cũng như

với các cảng thị thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo Chính quyền

Nguyễn Ánh sử dụng gạo, thuyền chiến, tơ lụa, dé trao đồi với sắt, vũ khí từ Xiém.Chính sách độc quyền thương mại cho phép chính quyền Gia Định có được nhiều mặthàng lâm sản (đậu khấu, da nai, ), Cùng gao, muối, dé bán và mua súng đạn, lưu hoàng,diêm tiêu từ các cảng thị thuộc địa của các nước phương Tay ở Đông Nam A hải dao

Cũng chính trong giai đoạn nay, các hoạt động buôn bán tư nhân giữa vùng Nam Bộ với

Trang 40

Xiêm và Đông Nam Á hải đảo nở rộ Sài Gòn trở thành trung tâm thương mại hàng đầu

của vùng Nam Bộ từ cuối thé kỷ XVII

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, quan hệ tam giác thương mại giữa Việt Nam, ChânLap và Xiêm chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi nhân tố chiến tranh Trong tam giác ba bên

này, Chân Lạp không thé so sánh với Việt Nam và Xiêm về sức mạnh quân sự Thế đốiđầu giữa Việt Nam và Xiêm cùng với tình hình nội bộ chính trị bat Ổn là những nhân tốlàm suy yếu vai trò của Chân Lạp trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á bấy giờ

Mậu dịch giữa Việt Nam và Chân Lạp diễn ra chủ yếu ở Nam Bộ và tập trung vào cácmặt hàng nông nghiệp (gạo), lâm nghiệp (voi, đậu khấu, da động vật), Việc kiểm soátnhững tuyến đường thủy xuyên vùng đồng bằng sông Cửu Long của chính quyền nhàNguyễn đã giúp người làm nghề buôn bán định cư ở Gia Định Thành tiếp cận được nguồn

hàng hóa phong phú của Chân Lạp và bán muối, gạo cho Chân Lạp Quan hệ thương mại

giữa Chân Lạp với Nam Bộ ghi nhận sự tham gia đông đảo của quan lại nhà Nguyễn,

thậm chí là những người đứng đầu Gia Định Thành Bên cạnh tuyến đường thủy, các hoạt

động buôn bán tại các đồn biên giới do triều đình Huế xây dựng tiếp tục phát triển, góp

phần định hình đường biên hai nước và bảo vệ an toàn biên giới cho Việt Nam

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Xiêm bao gồm hoạt động buôn bán trựctiếp (mậu dịch triều đình, các hoạt động buôn bán tư nhân) và sự cạnh tranh thương mạitrong hệ thống triều cống với Chân Lạp, Ai Lao Việc kiểm soát những tuyến đường thủyxuyên vùng hạ lưu sông Mékong của chính quyền nhà Nguyễn càng khiến quan hệ ViệtNam và Xiém xấu di, không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ bang giao mà còn đến hoạt độngthương mại giữa hai nước Sự tương đồng về mặt hàng hóa cũng làm thương mại giữavùng Nam Bộ với Xiêm kém phát triển Không chỉ cạnh tranh tại Chân Lạp, Việt Nam vàXiêm cũng cạnh tranh với nhau trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Khác với quan hệ với Chân Lạp và Xiêm, Việt Nam không thiết lập bang giaochính thức với các nước phương Tây Tuy nhiên, trong nửa dau thế kỷ XIX, đặc biệt làthời vua Minh Mệnh trị vì, thuyền hiệu của triều đình Huế thường tiến hành buôn bán với

các cảng thị thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo Đường, muối,

dau, lâm sản, là những hàng hóa thường được các thuyền “Ha Châu công vụ” đem bántại Singapore, Batavia, Penang, Hang mua về thường là các loại vũ khí, diém tiêu, lưu

huỳnh, vải bông, vải cotton và các mặt hàng xa xi khác Trong nửa đầu thế kỷ XIX, việc

mở rộng giao thương với cảng thuộc địa của phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo không

phải là điểm mới trong lịch sử thương mại vùng Nam Bộ bởi giao thương giữa vùng Nam

Ngày đăng: 08/12/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w