Ở mỗi giai đoạn lịch sử trong suốt quá trình phát triển về mặt biểuhiện và nhận thức của xã hội loài người đối với khoa học - kỹ thuật, tác giả đã phân làm hai nội dung thành phần: Overv
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Học phần: Lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam
Nhóm sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2022
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - KỸ THUẬT
Học phần: Quan hệ Quốc tế trong bối cảnh Cách mạng Công nghệ 4.0
Nhóm sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Cao Nguyễn Khánh Huyền
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
1 Một số vấn đề lý luận về dạng thức, nội hàm, và đặc tính của khoa học - kỹ thuật 7
1.1.Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ 8
1.2.Cách mạng khoa học - kỹ thuật và Cách mạng khoa học - công nghệ 10
1.3.Bản chất của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật 12
2 Tiến trình phát triển của khoa học - kỹ thuật: Từ bản năng đến nhận thức 15
2.1.Những ý tưởng sơ khởi về khoa học - kỹ thuật trong các nền văn minh Cổ đại 15
2.1.1.Ai Cập Cổ đại 15
2.1.2.Hy Lạp Cổ đại 17
2.1.3.Trung Quốc Cổ đại 20
2.2.Những bước tiến của khoa học - kỹ thuật vào giai đoạn Trung Cổ 21
2.3.Những cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật trong lịch sử 27
2.3.1.Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ I 27
2.3.2.Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ II 32
2.3.3.Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ III 36
2.3.4.Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ IV 40
3 Tương lai khả thi cho tiến trình phát triển của khoa học - kỹ thuật 46
KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 41 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Xuyên suốt lịch sử phát triển của loài người,các nền văn minh tiếp nối nhau qua những thờiđoạn mang tính quy luật: phát sinh, hưng thịnh, lăndốc, và rồi tiêu vong Trong tiến trình chung của sựphát triển, các nền văn minh khác biệt trong lịch sử
đã đóng góp đáng kể cho những bước tiến có tính
kế thừa, từ xã hội trước cho đến xã hội sau Sự vậnđộng tịnh tiến như vậy đã góp phần làm thànhnhững xung năng cho sự tiến bộ, thúc đẩy hìnhthành những bước đệm cho năng lực duy trì và quảnthúc xã hội
Trong thời đại hiện nay, thế kỷ XXI chứngkiến những biến đổi to lớn mang tính cải cách, Khảnăng vận động và tiềm lực của con người được kéogiãn, giới hạn cho sự chinh phục trong bối cảnh mớigiờ đây trở nên thu hẹp hơn so với trước Thế kỷhiện nay dung hợp trong nó đầy đủ và phức tạpnhững thành tựu có từ các nền văn minh xưa cũ, vàđưa những thành tựu sẵn có được biểu hiện thànhnhững đột phá mới, khẳng định tính ưu việt của xãhội ngày nay Một trong những nhân tố được nhậnđịnh với vai trò đã đem lại cho nền văn minh hiệnthời vị thế nổi trội bậc nhất trong lịch sử, đó là khoahọc kỹ thuật Năng lực tự nhiên về mặt thể chất màcon người sở hữu đã được khuếch đại thông quanhững kiến tạo mới thuộc về tư duy Khoa học - kỹthuật tự thân nó bồi đắp vào không gian đương đạinhững cơ hội chưa được khai phá, một thứ vũ khí tự
vệ, và là một nhân tố quyết định trực tiếp đến sự tồnvong của nhân loại Mọi hoạt động thuộc về nhu
Trang 5cầu cá nhân hay sự
cần thiết đối với tập
kỷ XXI, từ thời đầu
cho đến thời nay,
được biểu hiện
thông qua khoa học
diễn tiến cuộc sống
hàng ngay của con
người
Với vị thế đặc
biệt quan trọng như
vậy, khoa học - kỹ thuật xứng đáng và cần thiết đểđược nghiên cứu đầy đủ xoay quanh những phươngdiện của nó Một trong những chiều hướng nghiêncứu nổi bật đó là nghiên cứu về lịch sử ra đời củakhoa học - kỹ thuật Cần hiểu rằng, tiếp cận về lịch
sử không phải là để kể những câu chuyện thiếu xácthực hay liệt
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 6kê đơn thuân những cột mốc mang tính hình thức Nghiên cứu lịch sử của khoa học - kỹthuật là nỗ lực nhằm truy nguyên về bản chất đích thực của nó, nắm bắt được sự vận động
và biểu hiện của khoa học - kỹ thuật qua từng thời kỳ khác nhau để từ đó hình thành nên
mô thức tư duy phù hợp, nâng cao chất lượng đời sống, và thực hành cống hiến cho sựphát triển của xã hội hiện đại, trên cơ sở kế thừa và tôn trọng những ý tưởng cùng vớiđóng góp của những xã hội trước đó
Nhìn nhận từ góc độ thực tiễn, nỗ lực nghiên cứu về lịch sử khoa học - kỹ thuậtđóng góp vào kho tàng lý luận và học liệu của những lĩnh vực học tập - nghiên cứu có liênquan Điều này có những tác động đáng kể đến việc hình thành động cơ và hành vi củanhiều đối tượng, nhất là thế hệ trẻ, theo hướng tiến bộ, coi trọng những thành tựu khoahọc - kỹ thuật, xác lập nên thế giới quan đa chiều, nhìn nhận cuộc sống hiện đại bằngphép tổng của các thành tựu được kế thừa từ lịch sử
Từ phương diện lý luận và thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu tiến đến việc lựa chọn đềtài “Lịch sử phát triển khoa học - kỹ thuật”
2 Một số tài liệu nghiên cứu nổi bật
Ở phạm vi nghiên cứu mang tính nội bộ, phục vụ cho số lượng nhất định các đốitượng tham gia học tập và nghiên cứu tại lớp học phần, bài luận tiến đến việc tham khảomột số những tài liệu nổi bật đã được xuất bản và công bố trong cộng đồng học giả Cáctài liệu này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn được
đề cập và phân tích trong tiến trình nội dung của bài luận, là nền tảng cho nhận thức củanhóm nghiên cứu
The History of Science and Technology (Bryan Bunch & Alexander Hellemans,
2004, New York: Houghton Mifflin Company): Một công trình nghiên cứu đồ sộ tập hợp
dường như tất cả những đặc điểm lịch sử của khoa học - kỹ thuật trong tư cách một đốitượng nghiên cứu độc lập Nội dung của công trình dày hơn 700 trang này được tổ chứctheo cấu trúc tuyến tính về mặt thời gian, phân tách thành những thời kỳ lịch sử kể từkhoảng năm 599 TCN, đến những bước tiến đặc biệt ghi nhận trong giai đoạn Thế KỷKhai Minh, và đến kỷ nguyên thông tin (giới hạn trong phạm vi từ 1973 - 2003) Sựphân chia
Trang 7theo cách tuyến tính lịch sử này đã giúp khối lượng thông tin đồ sộ trong quyển sách được
tổ hợp theo một cấu trúc nhất quan, đảm bảo tiếp cận những chủ điểm thành phần mộtcách xác đáng khả thi Ở mỗi giai đoạn lịch sử trong suốt quá trình phát triển về mặt biểuhiện và nhận thức của xã hội loài người đối với khoa học - kỹ thuật, tác giả đã phân làm
hai nội dung thành phần: Overview (tạm dịch: Tổng quan) và Essays (tạm dịch: Các bài
luận) Trong khi phần Overview cung cấp cho độc giả những nhận thức nền quan trọng để
tiếp cận nội dung một cách sâu sát thì phần Essays cung cấp những góc nhìn lý luận đối
với các hoạt động, chủ thể, sự kiện, sự vật thuộc về phạm khoa học - kỹ thuật
Cấu trúc của các cuộc khoa học công nghệ (Thomas Kuhn, Nguyễn Quang A dịch, 1996, Chicago: University of Chicago Press): Đây là một tác phẩm được xem là
kinh điển bậc nhất trong cộng đồng học giả nghiên cứu về bản chất và cách hiểu đối vớicụm từ “khoa học - kỹ thuật” Với góc độ phân tích thuần túy tính triết học khoa học vàgóc độ tiếp cận hàn lâm điển hình, bản thân quyển sách tích hợp những chủ điểm hết sứcphức tạp về cách dụng ngữ lẫn hệ thống tư tưởng được triển khai trong nó Trong côngtrình này, tác giả nỗ lực đem lại những cách thức tri nhận những thuộc tính của khoc học,khai thác bản chất của khoa học, và phân tích vai trò lịch sử của những cuộc cách mạngkhoa học trên cơ sở vận dụng sợi chuỗi những triết thuyết liên quan Một trong nhữngthuật ngữ hạt nhân chi phối thế giới quan nghiên cứu của tác phẩm này là khái niệm
“paradigm” Đây là thuật ngữ vô cùng trừu tượng được tác giả đặt ra và vịn vào đó để xác
lập những chiều kích tiếp cận mang tính đột phá dành cho cách hiểu của chúng ta đối với
“khoa học”, và góp phần hình thành những cách hiểu sâu sắc hơn, tiệm cận với bản chấtvốn dĩ rất phức tạp của khoa học
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Klaus Schwab, Bộ Ngoại giao dịch và hiệu đính, 2020, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật): Ở cương vị người sáng
lập và là Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Klaus Schwab ở vị thế là mộtnhân vật có sức ảnh hưởng bậc nhất toàn cầu Sự ra đời của công trình này của ông đãmang lại cho thế giới cơ hội để tiếp cận với bản thân môi trường đời sống vốn dĩ có liên
hệ mật thiết với cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 Trong công trình, tác giả cung cấpnhững cái nhìn đầy thực tế và chi tiết, sống động và xác thực từ phương diện một nhân vậttrực tiếp dự phần vào những chuyển biến của cuộc cách mạng thế kỷ này Dẫu mang nỗlực phổ cập bức tranh
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 8thực tiễn đến với cộng đồng, công trình không hẳn là một bài báo cáo, thống kê số liệu và
sự kiện diễn ra trong một giai đoạn thời gian xác định Nó tích hợp những luận điểm đượcphân tích và bàn bạc dưới góc nhìn triết học, đan xen phức tạp giữa chủ nghĩa hiện thực,chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo Về cấu trúc, quyển sách đi từ việc phân tích cácđặc điểm của Cách mạng Công nghệ 4.0 trên bức tranh tổng thể của bối cảnh lịch sử Kế
đó, tác giải cho thấy những nhân tố đã thúc đẩy cuộc cách mạng diễn ra Những nhân tốnày dường như vừa là động cơ, vừa là mục tiêu cho tiến trình của cách mạng Trên cơ sởcác phân tích lý thuyết, tác giả làm sáng rõ những tác động mà quá trình này đang gây rađối với những phương diện của đời sống, xét ở phạm vi từ rộng đến hẹp: kinh tế, doanhnghiệp, quốc gia và toàn cầu, xã hội, cá nhân Phần sau của quyển sách - phần phụ lục, tácgiả phổ cập đến độc giả những thành tố, thành tựu và phương thức biểu hiện cụ thể củaCách mạng Công nghệ 4.0 như: Mạng lưới Vạn vật kết nối Internet, Thành phố thôngtminh, Công nghệ in 3D, v.v Nội dung này đã thật sự đưa công trình trở thành một bảntuyên ngôn, một quyển cẩm nang cho tư duy và nhận thức của những công dân sinh sốngngay trong lòng một thế kỷ được chế định và thúc đẩy, định hình và xúc tiến bởi các diễnbiến phức tạp có từ cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0
3 Mục đích nghiên cứu
Bài luận được thực hiện nhắm hướng đến đáp ứng các mục tiêu như sau:
Thứ nhất, cung cấp những hiểu biết cơ bản và hỗ trợ tiếp cận một cách sơ bộ đối với
sự vận động và phát triển của khoa học - kỹ thuật xuyên suốt những thời kỳ lịch sử, ghinhận những đóng góp về mặt thành tựu tư tưởng và thành tựu vật chất của các nền vănminh tự cổ chí kim đối với bộ mặt xã hội hiện đại
Thứ hai, phổ cập và nâng cao năng lực tư duy, khả năng nhận thức đối với các vấn
đề thuộc về bản chất và biểu hiện của khoa học - kỹ thuật qua các thời kỳ khác nhau củalịch sử xã hội
Thứ ba, góp phần bổ sung vào kho học liệu của chuyên ngành, phục vụ công tác
giảng dạy, học tập, và nghiên cứu của những chủ thể thực hành nghiên cứu khoa học xéttrong phạm vi nội bộ của các lớp học phần
Trang 94 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận: Lấy học thuyết Marxist làm cơ sở tư tưởng xuyên suốt
trong quá trình nghiên cứu Trên cơ sở những chủ điểm của học thuyết Marxist, nhómnghiên cứu tham khảo và vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn
đề công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thực hiện đổi mới và chủ động áp dụng cácthành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống Bên cạnh đó, để xác lập nhữngcái nhìn thiết thực đối với bản thân khoa học - kỹ thuật ở những thời điểm cụ thể của lịch
sử, nhóm nghiên cứu vận dụng một số các quan điểm của những nhà tư tưởng Cổ đại,trung đại, hiện đại, và đương đại để tiếp cận một cách phù hợp những biểu hiện, vốnkhông thống nhất ngay từ ban đầu, của khoa học - kỹ thuật Các tư tưởng đó là: triết họcduy tâm Cổ đại, triết học duy tâm biện chứng, triết học duy tâm tiên nghiệm, triết họckinh nghiệm, triết học hiện sinh
Về mặt phương pháp nghiên cứu: Với tính chất lịch sử và triết học đan xen tồn tại
trong khuôn khổ bài luận, nhóm nghiên cứu kết hợp vận dụng những phương pháp nhưsau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phươngpháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp nghiên cứutrường hợp điển hình, phương pháp dự báo
5 Phạm vi nghiên cứu
Xét ở phạm vi không gian: Bài luận được đặt trong một tổng thể không gian rộng
lớn, với các sự kiện lịch sử nảy sinh và diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới Dù bất khảtrong việc xác định cụ thể vị trí của một đơn vị hành chính trực thuộc một quốc gia nào
đó, song, một cách tổng quan, bài luận dành một lưu lượng nội dung đáng kể tập trungnghiên cứu diễn biến của lịch sử khoa học - kỹ thuật tại 03 khu vực: Châu Âu, Châu Á,Châu Phi
Xét ở phạm vi thời gian: Một giới hạn cụ thể nào về mặt thời gian tại giai đoạn nào
đó, mà bỏ qua những giai đoạn còn lại, đều có khả năng cao vi phạm nguyên tắc nghiêncứu đối với một đề tài mang đậm tính lịch sử và đòi hỏi sự khái quát cao như đề tài đangthực hiện Chính vì vậy, bài luận thực hiện khái lược những yếu tố quan trọng liên quanđến bộ mặt khoa học - kỹ thuật của các xã hội loài người kể từ giai đoạn các nền văn minh
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 10Cổ đại khởi sinh trước Công Nguyên, cho đến thời điểm hai thập niên đầu của thế kỷXXI.
Trang 11Đồng thời, trên cở nhận thức rõ rằng lịch sử là sự tiếp diễn không giới hạn của thế giớikhách quan, bài luận còn đưa ra một số những dự báo đối với tương lai của khoa học - kỹthuật xét về biểu hiện và trình độ phát triển tính đến giai đoạn năm 2050.
6 Đối tượng nghiên cứu
“Khoa học - kỹ thuật” là một phạm trù tập hợp đa dạng nhiều vấn đề thuộc về cáclĩnh vực khác nhau, phân chia không giới hạn về tiêu chí và quan điểm tiếp cận Vì vậy,đối tượng mà một bài luận với quy mô như thế này hướng đến không thể là tổng hòa tất cảnhững vấn đề thuộc về khoa học - kỹ thuật, mà chỉ giới hạn ở lịch sử phát triển của chính
nó đặt trong các bối cảnh xã hội khác nhau và những hệ tư tưởng chi phối thiếu trùng lặptại những giai đoạn lịch sử khác biệt Trong lịch sử phát triển của khoa học - kỹ thuật, bàiluận tập trung khai thác những sự kiện, những hành động có tính đột phá xuất hiện trongcác nền văn minh xưa như một hệ ý thức cơ bản cho đến khi trở thành một phạm trùnghiên cứu hội tụ đầy đủ những yếu tố khoa học và hệ thống
7 Kết cấu của đề tài
Bên cạnh phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, TÀI LIỆU THAM KHẢO, thì phần NỘI DUNG củabài luận được tổ chức thành cấu trúc như sau:
1 Một số vấn đề lý luận về dạng thức, nội hàm, và đặc tính của khoa học - kỹ thuật
2 Tiến trình phát triển của khoa học - kỹ thuật: Từ bản năng đến nhận thức
2.1 Những ý tưởng sơ khởi về khoa học - kỹ thuật trong các nền văn minh Cổ đại2.2 Những bước tiến của khoa học - kỹ thuật vào giai đoạn Trung Cổ
2.3 Những cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật trong lịch sử
2.3.1 Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ I
2.3.2 Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ II
2.3.3 Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ III
2.3.4 Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ IV
3 Tương lai khả thi cho tiến trình phát triển của khoa học - kỹ thuật
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 12Đối với phạm trù khoa học - kỹ thuật, dù mang đặc điểm phổ quát và rộng lớn, song,
để hình thành những cái nhìn đúng đắn về lịch sử phát triển của phạm trù này đòi hỏingười nghiên cứu phải hình thành được những hiểu biết phù hợp thông qua nỗ lực giớihạn lăng kính xem xét một đối tượng cụ thể Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật là mộttiến trình tuyến tính lịch sử dài lâu và phức tạp, ghi nhận những thay đổi đáng kể trongquan niệm và ý thức xã hội đối với lĩnh vực này Ở từng thời đại, cách hiểu về khoa học -
kỹ thuật hay những vấn đề liên quan đến nó cũng vô cùng khác biệt, mức độ phức tạp vàsâu sắc trở nên thấy rõ ở thời kỳ sau so với thời kỳ trước
Hiện nay, trong thế giới ghi nhận những bước tiến đáng kể của trí tuệ và trình độnhận thức, phương thức lý luận và góc độ tiếp cận đối với những nội dung về khoa học -
kỹ thuật đã dần trở nên sáng tạo và được khai thác một cách đa đạng thông qua những tưtưởng và học thuyết khác nhau Trong khuôn khổ của bài nghiên cứu này, nhằm đáp ứng
cơ bản mục đích cung cấp cho độc giả những hiểu biết trọng tâm đối với các vấn đề trongphạm trù khoa học - kỹ thuật, lấy đó làm tiền đề để có được những cách hiểu đúng đắn vềlịch sử phát triển của chúng, bài nghiên cứu sẽ phác thảo một cách khái quát những vấn
đề lý luận, hỗ trợ độc giả hiểu và phân biệt được sự khác biệt về nội hàm của những thuậtngữ chuyên dụng Song song với đó, cung cấp cách hiểu sơ lược về dạng thức biểu hiện
và đặc tính của từng chuyên ngành
Trang 131.1.Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ
Xuất phát từ đặc tính ngôn ngữ của tiếng Việt - một ngôn ngữ tổng hợp đa dạng vàphức tạp những cách thức tổ chức về mặt ngữ pháp và ý nghĩa, việc sử dụng ba chủ thể:
khoa học - kỹ thuật - công nghệ thường trở nên nhập nhằng, thiếu sự phân định, và đôi
khi, là lạm dụng cách hiểu, đưa tới những tình huống đánh tráo khái niệm
Trong tài liệu “Giáo trình phương pháp nghiên cứu Quan hệ Quốc tế”, GS.TS Vũ
Dương Huân đã có những phân biệt khái quát đối với ba yếu tố này Theo đó, kỹ thuật
được tác giả định danh là:
… việc ứng dụng các kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng
và duy trì cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình (Vu, 2020, p.15)
Theo đó, kỹ thuật là sự biểu hiện trên thực tế của khoa học, một sự cụ thể hóa khoa học và
được biểu hiện thông qua những hệ thống, cấu trúc vật lý, hay những thành phẩm hóa
học Kỹ thuật có thể hiểu như cách thức tạo ra vật thể, định hình nên kết cấu và khả năng vận hành của vật thể đó một cách ổn định và bền vững Với cách hiểu này, kỹ thuật dường
như tồn tại trong hầu khắp mọi lĩnh vực của đời sống: kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật hóahọc, kỹ thuật sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, v.v Bản chất thấy rõ của chủ thể này nằm ởtính vật lý và hóa học của nó Một mặt, tính vật lý được thể hiện thông qua những quyluật vật lý cụ thể, những quy luật này duy trì sự tồn tại của cấu trúc và khả năng vận hànhcủa các thành phẩm kỹ thuật Mặt khác, tính hóa học của kỹ thuật cho thấy những kết tinh
và tương tác phù hợp giữa những nguyên tố hóa học có trong vật liệu/nguyên liệu phục vụcho quá trình thực hành kỹ thuật Hai tính chất này của kỹ thuật đan xen tồn tại với nhau,không tách biệt hay triệt tiêu với nhau, chúng thống nhất và đảm bảo khả năng vận hành,tồn tại của các sản phẩm kỹ thuật
Còn đối với công nghệ, chủ thể này mang khái niệm là:
… sự tạo ra, sự biến đổi, sử dụng kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp
đã tồn tại, đạt được một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể (Vu, 2020, p.15)
Khái niệm này của công nghệ biểu lộ một khả năng phát triển cụ thể hơn nữa so với khoa học, mà theo đó, công nghệ thường được liên tưởng đến giải pháp đối với một hoạt động
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 14cụ thể trong đời sống xã hội Khác với kỹ thuật - yếu tố liên quan đến hệ thống và cấu trúc
lý hóa, công nghệ được hiểu như một khả năng đáp ứng và giải quyết được bài toán thực
tế, thông qua những phương pháp và cách thức được sáng tạo và rồi cải tiến liên tục trongquá trình lao động Sự biểu hiện của công nghệ là rất đa dạng, đó có thể là một công cụthực tế hay một phần mềm trên hệ thống ảo Bởi sự biểu hiện và dạng thức tồn tại củacông nghệ không phải là yếu tố quyết định, mà trên hết, là khả năng giải quyết tối ưu vấn
đề tồn đọng bên trong hệ thống
Giờ chúng ta bàn luận đến một khái niệm khác, có tính chi phối cao hai chủ khái
niệm vừa được đề cập và phân tích: khoa học Cách hiểu và nhìn nhận về khoa học là rất
phức tạp, bởi tự thân khoa học không biểu lộ một cơ sở đánh giá và cơ sở nhận thức.Bằng chứng là ở những thời đại xa xưa, người ta có thể sáng tạo nên một sản phẩm haymột văn bản, nhưng lúc bấy giờ, những yếu tố đó không thể được liệt kê vào khoa học.Khoa học mang tính lịch sử, nó phát sinh từ những tích lũy đầy đủ về lượng (mà ở đây làkiến thức và sự hiểu biết của con người về bản thân họ và đời sống khách quan), và được
bổ sung liên tục về cách hiểu cũng như khả năng nhận biết thông qua những phát kiếnmới mẻ qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau Khoa học được hình thành từ tri thức khoahọc
Tri thức khoa học là kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, kế hoạch, phương pháp, và
do đội ngữ những nhà khoa học thực hiện (Vu, 2020, p.14)
Từ những cách thức tiếp cận như vậy, nội hàm của khoa học, về cơ bản, có thể được hiểulà:
… hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội (Soviet Encyclopedia, 1981, XIX, p.24)
Khoa học, với tư cách là hệ thống tri thức, đóng vai trò nền tảng trong cách tiếp cận
và hiện thực hóa các mục tiêu, ý định của con người Khoa học tác động đến nhận thức và
hành vi của con người, thúc đẩy sự cải tạo và làm biến đổi thế giới khách quan theo ướcmuốn và ý chi của chính con người
Nội hàm như trên của khoa học làm cơ sở hình thành nên những đặc điểm của khoa
học: Tính thực tiễn; Có khả năng chứng minh thông qua các phương pháp nghiên cứu
khoa
Trang 15học; Tính tiên đoán và dự báo; Không có giới hạn trong sự phát triển (Vu, 2020,
p.15-16) Bên cạnh đó, khoa học cũng phải hướng tới đối tượng nghiên cứu Đối với đặc điểm
này, cần xác nhận rõ, khoa học hướng tới mọi đối tượng thực tế trong đời sống con người,tuy nhiên, khoa học phát triển và được phân biệt thành những bộ môn và chuyên ngànhkhác nhau, mỗi bộ môn và chuyên ngành khoa học đều có đối tượng nghiên cứu đặc thùcủa mình Nếu thiếu đi đối tượng, khoa học thiếu mất đi sự định hướng, và không có điểmđến trong sự vận động của chính nó
Cả ba chủ thể khoa học - kỹ thuật - công nghệ có mối quan hệ biện chứng sâu sắc
lẫn nhau, chi phối và thống nhất với nhau, tạo nên những chiều kích sâu sắc trong đời
sống trí tuệ của văn minh nhân loại Khoa học làm thành nền tảng hiểu biết và nhận thức đúng đắn cho những phát minh kỹ thuật và sáng chế công nghệ Kỹ thuật thiếu đi khoa
học thì khả năng duy trì và vận hành của các hệ thống - cấu trúc trở nên lỏng lẻo, thiếu
bền vững, hay thậm chí là bất khả thi Công nghệ thiếu đi khoa học thì các phương pháp
(vật thể hay phi vật thể) được sáng tạo nên đều không tối ưu, không giải đáp được đầy đủ
và thỏa mãn bản chất của vấn đề Ngược lại, khoa học thiếu đi kỹ thuật và công nghệ thì
khoa học xa lìa đời sống, chỉ nằm trong vỏ bọc lý luận và không có những đóng góp thiết
thực đối với xã hội loài người cũng như thế giới khách quan Khi này, khoa học xáo rỗng
phá, tiến bộ và phát triển Khoa học - công nghệ nghĩa là những sáng chế về mặt phương
pháp và khả năng giải quyết vấn đề theo hướng áp dụng cơ sở tri thức của khoa học,hướng tới những giải pháp tối ưu, từng bước hiện đại và hoàn thiện
1.2.Cách mạng khoa học - kỹ thuật và Cách mạng khoa học - công nghệ
Về mặt ý niệm, cách mạng đã vang dội và bảo lưu trong trí tưởng tượng của nhân
loại về những đổi thay và đột phá, biến động và khủng hoảng, cái chết và sự ra đời Sửsách và
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 16thực tiễn các niên đại dường như đã lắp ráp cách mạng vào một sự liên tưởng nhất quán
về sự đổi mới diễn ra trong đời sống xã hội, sâu sắc hơn hết trên vũ đài chính trị và không
gia va chạm của những hệ tư tưởng lãnh đạo Cách mạng gợi nhắc con người ta về sự
vùng dậy và đấu tranh, dập phá đi một thực tại - mà theo quan điểm của tập thể là nó đã
hư mòn và suy đồi - để hướng tới một tương tai - thứ sẽ trở thành thực tại sau này của họ,
với cơ đồ và đời sống xán lạn hơn Với cách tiếp cận như thế này, cách mạng dần dà trở
thành một thuật ngữ riêng biệt của khoa học lịch sử, hay khoa học chính trị, được dùng để
đề cập đến một nỗ lực đấu tranh của quần chúng để làm thay đổi đi những sự sắp đặt sẵn
có, giành lấy lợi ích về mặt đời sống và tư tưởng, hướng tới việc tái cấu trúc bản thân đờisống
Các cuộc cách mạng chính trị được mở đầu bởi một ý thức ngày càng tăng, thường giới hạn ở một mảng của cộng đồng chính trị, rằng các thể chế hiện hành đã ngừng đáp ứng một cách thoả đáng các vấn đề được đặt ra bởi môi trường mà nó đã một phần tạo ra (Kuhn, 1996, p.53)
Nhưng cách mạng, trong xuyên suốt tiến trình lịch sử cho đến nay, đã, đang, và luôn
nắm giữ những tập hợp rộng lớn về nội hàm Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong đời sống
của nền văn minh nhân loại luôn làm phát sinh và nới rộng trường liên tưởng của cách
mạng Giờ đây, trong nhận thức xã hội và trong cả chính bài tiểu luận này, cách mạng
không chỉ được hiểu theo mô thức ý niệm về sự đấu tranh của quần chúng để cải tạo hệ
thống đời sống và tư tưởng Mà phổ quát hơn, từ gốc rễ của ý niệm đó, nội hàm của cách
mạng còn biểu đạt cách hiểu là sự biến đổi về chất và lượng, sự phát triển mang tính đột
phá của những thành tựu nhất định thuộc phạm vi những lĩnh vực trong đời sống xã hội,
mở ra giai đoạn phát triển mới theo hướng tích cực và tiến bộ hơn Cách sử dụng cách
mạng với nội hàm này có thể được thấy như: cuộc cách mạng văn hóa, cuộc cách mạng
trong thơ ca, v.v
Cách hiểu này đã xác lập nên một mô thức chung về mặt nhận thức đối với những
cách dụng ngữ cách mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng khoa học - công nghệ.
Thứ nhất, cách mạng khoa học - kỹ thuật mang ý nghĩa là sự biến đổi lớn về chất trong cách hiểu và sự vận hành những hoạt động trong đời sống Cách mạng khoa học -
kỹ thuật trải qua 04 giai đoạn kể từ thế kỷ XVI cho đến nay Ở mỗi giai đoạn, đặc trưng và
Trang 17biểu hiện của nó là rất khác biệt, ghi dấu những bước tiến mới, bổ sung vào cách hiểuđang có đối
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 18với khoa học - kỹ thuật, làm biến đổi bộ mặt của khoa học - kỹ thuật với những phát minh
và sự ra đời của những sáng tạo đột phá
Thứ hai, cách mạng khoa học - công nghệ, trong tiến trình vận động và biến đổi, là một bộ phận của sự phát triển khoa học Nó là tên gọi khác của cuộc cách mạng khoa
học
- kỹ thuật lần thứ 4.0, bởi trong cuộc cách mạng này, yếu tố công nghệ trở thành trọng
tâm của sự cải cách Một mối quan tâm hạt nhân được chia sẻ đối với các giải pháp sángtạo, cải thiện những phương pháp cùng với cơ chế hoạt động của nhiều lĩnh vực, mà mũi
nhọn là các ngành như công nghệ sức khỏe, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật
(IoT), vật liệu mới, tích trữ năng lượng (High-tech Industry Development Program,
2022)
1.3.Bản chất của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
Cách mạng, trong cách hiểu chung nhất, là nỗ lực làm biến đổi các yếu tố thườngtrực tại một thời điểm nhất định, với nhận định của một nhóm cá nhân trong xã hội rằng
sự tồn tại hiện hành đã không còn khả năng duy trì và đáp ứng những nhu cầu phát sinhtrong không gian đời sống Các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ lịch sử đến naycũng mang một ý nghĩa tương đồng, với bản chất là nỗ lực làm thay đổi đi các “khungmẫu hiện hành”1 1trong đời sống khoa học của con người Nỗ lực này được thực hiện bởimột nhánh hẹp các chủ thể trong cộng đồng khoa học, hơn là một sự vận động của sốđông cá nhân trong tổng thể xã hội Số ít các chủ thể này đã tiên liệu về khả năng biến đổitất yếu của những diễn biến đương hiện hữu, một sự thay thế có khả năng cao sẽ xảy ra,
và họ chịu trách nhiệm để thúc đẩy nó, phổ cập nó đến với tập thể rộng lớn hơn của mình.Cách mạng khoa học - kỹ thuật không được khởi đầu bởi một nỗ lực thống nhất của toànthể xã hội, đó là sự vô lý, bởi tư duy vốn dĩ không dàn trải đồng đều đối với mỗi cá nhân.Cùng với đó, cảm quan cùng với trí thông minh học thuật phục vụ cho nghiên cứu và phátminh không phải luôn được sở hữu bởi tất cả mọi người Điều này để phản ánh một thựctiễn rằng cách mạng khoa
1 “Khung mẫu hiện hành” là cách dùng được phiên dịch từ thuật ngữ nguyên bản “Paradigm” của Thomas Kuhn trong quyển “The Structures of Scientific Revolutions” Trong tiếng Việt hiện nay chưa có một sự nhất quán nào trong việc định nghĩa chính thức thuật ngữ này Với cách hiểu phức tạp của nó được Kuhn thể hiện trong xuyên suốt tác phẩm, người dịch đã lựa chọn từ “Khung mẫu hiện hành” với nội hàm là “cái
Trang 19mà một cộng đồng khoa học chia sẻ, là hình trạng (constellation) của các cam kết của một cộng đồng khoa học, là mẫu dùng chung của một cộng đồng khoa học”.
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 20học - kỹ thuật được khơi mào từ những bộ phận số ít trong xã hội, và với những tác độngchính đáng của các biến đổi mới, xã hội tiếp nhận lấy nó một cách dần dà.
Cách mạng khoa học có thể được diễn ra đối với những thay đổi trọng đại, làm xê dịch và nhiễu động một cách đáng kể sự hiểu biết ban đầu của số đông cộng đồng, hay thậm chí là của toàn thể nhân loại Bản chất này có thể được minh họa thông qua cuộc
cách mạng đã diễn ra trong ngành Thiên văn học, mở đầu từ những lý luận và nhận địnhcủa Copernicus về thuyết Nhật tâm, thế chỗ cho quan điểm số đông lúc bấy giờ - thuyếtĐịa tâm Về sau, gắn với sự biến đổi này, thuyết Copernicus2 về vị trí của mặt trời và trái
đất trở thành một cơ sở nền tảng đối với nhận thức mới của loài người Lớn lao và trọng
đại thường là những liên tưởng tất yếu khi đề cập đến cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhưng thực tế, sự biến đổi không phải khi nào cũng mang tầm cỡ như sự ra đời và công nhận của thuyết Copernicus Trên thực tế, các cuộc cách mạng, mang ý nghĩa như sự đổi
mới đáng kể trong nhận thức, chỉ thật sự gây nên hiệu ứng đối với những cá nhân mà
“khung mẫu” khoa học của họ bị ảnh hưởng Hiểu một cách giản lược đi, vì sự thay đổichủ yếu mà một số cuộc cách mạng khoa học gây nên chỉ diễn ra ở những nhân tố nhỏ,dẫu rất quan trọng, nhưng những nhân tố này không phổ biến trong nhận thức chung củatập thể, nên cách hiểu về cách mạng khoa học - kỹ thuật lúc này chỉ có ý nghĩa nhất đốivới những cá nhân chia sẻ mối quan tâm đủ lớn đối với những sự thay đổi này Chính vìbản chất này của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, sự tranh luận vẫn hay diễn rađối với hoài nghi liệu sự biến đổi đang được đưa vào làm hệ quy chiếu có đủ sức tác động
để định danh cho nó (và những nhân tố đi cùng với nó) là “cách mạng” hay không
Các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật tiếp diễn theo một quỹ đạo mang tính lũy tích Điều này có nghĩa là sự ra đời của một học thuyết và phát minh từ một cuộc cách
mạng tại một thời điểm không nhất thiết phải là sự thay đổi theo nghĩa phủ nhân đối vớimột học thuyết và phát minh trước đó
…một lí thuyết mới không phải buộc xung đột với bất cứ lí thuyết trước nào của nó Nó có thể đề cập chỉ riêng đến các hiện tượng trước đây chưa được biết … lí thuyết mới có thể đơn giản
2 “Thuyết Copernicus” hay còn được biết đến là “Thuyết Nhật tâm”, với nội dung quy định vị trí của mặt trời và các hành tinh (bao gồm Trái Đất), trong đó, Mặt Trời là tâm của sự chuyển động, và các hành tinh là thực thể chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo xác định.
Trang 21là một lí thuyết ở mức cao hơn các lí thuyết được biết đến trước đây, một lí thuyết liên kết toàn bộ một nhóm các lí thuyết ở mức thấp hơn lại với nhau mà không thay đổi về căn bản bất cứ cái nào (Kuhn, 1996, p.54)
Bản chất này có thể hiểu như một sự tiếp biến và kế thừa, tiến trình mang tính lũy tích củacác cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật bện dính chúng lại với nhau trong sự tương đồngnhất định về mặt tư tưởng và nhận thức Mỗi cuộc cách mạng khởi sinh tiềm ẩn trong nómột số các đặc tính của cuộc cách mạng đi trước, tạo nên bước tiến mới, phức tạp và tiến
bộ hơn Đơn cử ví dụ như trường hợp về trí thông minh nhân tạo (AI) - một lĩnh vực đượcxem như mũi nhọn của của Cách mạng Công nghệ 4.0, thực chất, nó là những sự thay đổicấp tiến của cơ chế tự động hóa và máy móc đã ra đời tại Anh trong thế kỷ XVIII Điểmkhác biệt lớn nhất vẫn nằm ở việc AI cho máy móc sự nhận thức phụ thuộc tương đối vàđộc lập cơ bản đối với ý định của con người, khác hơn so với những máy móc của thế kỷXVIII - vốn dĩ chỉ mang tính khuếch đại năng lực giới hạn của con người, buộc phải lệthuộc vào hoạt động đa phần của con người để duy trì sự vận động của chúng
Sự hình thành và diễn biến của cách mạng khoa học - kỹ thuật là tất yếu và khách quan Thế giới vật chất mang đặc trưng của sự vận động và phát triển, từ cái giản đơn đến
phức tạp, cái lạc hậu đến cái tiến bộ Lăng kính này dưới sự soi sáng của học thuyết Lenin vẫn có những giá trị đặc biệt trong nỗ lực đánh giá và phân tích bản chất của cáccuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật Cách mạng diễn ra và nhường như thúc đẩy nhữngchuyển biến đi tới cái phức tạp hơn, cái tiến bộ hơn Nhu cầu của con người dung chứa vôtận những khát khao đổi mới, sự tinh gọn và hiện đại hơn trong cơ chế giải quyết các bàitoán của đời sống thực tiễn Và vì lẽ đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật trở thành một thứdiễn biến tất yếu của đời sống khách quan, nó xuất phát từ sự gia tăng của nhu cầu cảithiện cuộc sống con người, và tạo ra cho con người những phương tiện mới để cải tạo vàchinh phục thế giới tự nhiên Sự tồn tại và tiếp diễn của các cuộc cách mạng khoa học - kỹthuật là hiển nhiên như cách mà ý thức trở thành yếu tố đặc hữu của xã hội loài người(chứ không phải loài vật)
Mac-Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 222 Tiến trình phát triển của khoa học - kỹ thuật: Từ bản năng đến nhận thức
Cơ sở lý luận đã phác thảo nên những hình dung ban đầu về khoa học - kỹ thuật.Những hình dung đó, trong mục này, sẽ được khơi sâu hơn thông qua nỗ lực tiếp cận vớilịch sử phát triển của khoa học - kỹ thuật Thực tế, cơ sở nảy sinh của khoa học - kỹ thuật
là bản năng, cùng với một thứ nhu cầu chưa có nền tảng chiêm nghiệm và nghiên cứu.Qua những cột mốc và bước tiến mới, vỏ bọc bản năng ấy mới từng bước được tháo gỡ đểtiến tới một dạng thức khoa học - kỹ thuật, trong tư cách là một yếu tố thuộc về nhận thức
và sự hiểu biết có cơ sở
2.1.Những ý tưởng sơ khởi về khoa học - kỹ thuật trong các nền văn minh Cổ đại
Người ta thường không hình thành những liên tưởng khi đề cập đến mối quan hệgiữa khoa học - kỹ thuật và thế giới cổ đại Trên thực tế, khoa học - kỹ thuật tồn tại trongcác nền văn minh cổ đại ở mức độ những ý tưởng sơ khai, phục vụ cho nhu cầu đậm tínhbản năng của người dân lúc bấy giờ Tuy nhiên, các ý tưởng này có vai trò quan trọngtrong tiến trình phát triết của khoa học - kỹ thuật trước khi nó trở thành một lĩnh vực độclập, góp phần định hình nên bộ mặt của khoa học ở những thời kỳ sau đó
Trong “Tử thư Ai Cập” có ghi chép lại các kinh, thần chú và những chỉ dẫn chongười quá cố đến cuộc sống khác sau khi chết Trong sách cũng nói về các thử thách đốivới người
Trang 23chết trước sự phán xét của thần Phán xét Thoth Một trong những thử thách là cân trái timngười chết với một chiếc lông đà điểu (biểu tượng của thần Matt - thần công lý, sự thật).Nếu người chết càng nhiều tội lỗi thì sẽ càng nặng hơn chiếc lông Nếu tội lỗi quánhiều quỷ Ammit sẽ ăn mất quả tim bất chính đó Trái tim là nơi chứa đựng tâm linh nênkhi đó linh hồn sẽ bị lạc lõng trầm luân Còn nếu là tâm hồn chân chính sẽ được thầnAnubis phết tẩm hương thơm để sống cuộc sống vĩnh hằng từ tín ngưỡng này mà ra đời.
Về nguyên tắc, tục ướp xác là kỹ thuật làm khô thi thể Lấy các bộ phận dễ phân hủynhư não, nội tạng ra bằng cách hút qua mũi hay giải phẫu bụng Sau đó ướp thi thể vàokhối natron khô, một loại Carbpnate hydrate cọ xát, có rất nhiều ở Ai Cập, ướp như thếtrong 70 ngày Rửa, nhồi cỏ thơm vào đầu và bụng thay cho óc và nội tạng đã bị lấy ra.Xoa dầu thơm và một chất gọi là Myrrhe Dùng vải lanh bó từng bộ phận cơ thể, riêng cácngón tay lồng vào bằng vàng để khỏi rơi rụng (Le, 2009, p.22-23)
Hình 1: Một xác ước được tìm thấy trong Kim Tử Tháp tại Ai Cập
(Nhận từ: baophapluat.vn)
(*) Về nông nghiệp:
Với Ai Cập, ngay từ thời kỳ sơ khai, nền nông nghiệp đã bắt đầu xuất hiện với công
cụ sản xuất đều làm bằng đá, bằng gỗ, phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu; người ta chỉ
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 24biết xới đất lên rồi gieo hạt giống Tuy vậy, nhờ đất đai màu mỡ nên đã được thu hoạchmột cách đều đặng Theo các văn tự cổ, thời Cổ vương quốc đã có những loại lúa mì đặcbiệt ở Thượng và Hạ Ai Cập; nghề trồng nho, trồng cây ăn quả và trồng cây gai cũngđược nói đến trong các văn tự cổ Sang đến thời kỳ Tân vương quốc, nền kinh tế Ai Cậpchủ yếu vẫn dựa trên sự phát triển của kinh tế nông nghiệp tưới tiêu Ở thời kỳ này, nềnnông nghiệp đã có bước phát triển mới Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kỹ thuậtcanh tác Công cụ bằng đồng thau được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, người ta biếtdừng loại cày cán đứng có lỗ cầm và biết dùng vồ để đập đất.
Từ thời Cổ vương quốc, người Ai Cập đã biết chú trọng đến công tác thủy lợi và đãtiến hành xây dựng nhiều công trình thủy lợi có quy mô to lớn Herodote cũng nói rằngvùng châu thổ sông Nile chằng chịt những kênh đào Nhà nước còn đặt ra chức nông quan
có nhiệm vụ trông nom các công trình thủy lợi Ở thời kỳ Trung vương quốc, cácPharaong đã hiểu một cách sâu sắc tác dụng của các công trình thủy lợi và tầm quan trọngcủa việc quan sát mực nước sông Nil đối với sản xuất nông nghiệp Vì thế, chính quyềnnhà nước rất quan tâm đến công tác thủy lợi Có quy mô to lớn nhất trong thời kỳ này làcông trình sửa chữa hồ Phayum thành một bể chứa nước nhân tạo rộng lớn Đến thờivương triều XII, người ta đã đào một con kênh dẫn nước nối từ hồ tới sông Nile dài 19
km Sang thời Tân vương quốc, nhà nước đã cử quan Vizir lãnh đạo mọi công việc sảnxuất nông nghiệp cũng như công tác thủy lợi trong cả nước
2.1.2 Hy Lạp Cổ
đại (*) Về Triết học:
Triết học là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại
và biểu hiện của khoa học Ở thời kỳ Cổ đại kéo dài đến trước Cách mạng khoa học - kỹthuật lần thứ I, khoa học là một phân nhánh của triết học, chính vì vậy, những nội dung và
tư tương triết học tác động trực tiếp đến ý niệm của các xã hội loài người dành cho khoahọc
Hy Lạp là quê hương của nền triết học Phương Tây, được hình thành trên cơ sở của nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm hữu nô lệ đạt tới mức cao và trên
Trang 25nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo Ngay từ xaxưa, người Hy Lạp đã sản sinh ra những tư tưởng triết học với các hình thái, xu hướngkhác nhau, phản ánh những quan điểm của các giai cấp – với các khuynh hướng kinh tế
và chính trị – khác nhau trong xã hội Hy Lạp, đồng thời cũng phản ánh cuộc xung đột gaygắt, quyết liệt giữa các giai tầng này Với truyền thống dân chủ, triết học tự nhiên củangười Hy Lạp cổ phát triển rực rỡ và cũng chính là cơ sở xuất phát cho triết học Châu Âusau này
Trong số những quan niệm cổ nhất về thành phần các chất của người Hy Lạp cổ thì
tư tưởng chất nguyên thủy duy nhất (gọi là “protile”) được đặt lên hàng đầu Tư tưởngnày phản ánh trong học thuyết của các nhà triết học thuộc trường phái Ioni trên bờ biểnTây Bắc Tiểu Á Triết học Hy Lạp cổ điển có nhiều trường phái, tập trung trong hai pháiđối lập nhau là phái duy tâm và phái duy vật
Triết học duy vật gồm những đại diện tiểu biểu như: Talet, Heraclite,Anaximamdre… Nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là nhà toán học Talet Quanđiểm triết học của ông là quan điểm duy vật tự phát Ông cho rằng nước là nguyên tố cơbản của vũ trụ Nước luôn luôn vận động nhưng trước sau không thay đổi và do đó hòatan mọi vật Bởi vậy nước là nguồn gốc của vũ trụ và sinh mệnh của con người Nhà triếthọc còn cho rằng nguồn gốc của vạn vật là lửa “Đấu tranh là nguồn gốc của vạn vật”, vìđấu tranh giữa hai mặt đối lập là cơ sở của mọi tồn tại và tư tưởng Vũ trụ cũng như mọivật không phải do bất cứ vị thần nào sáng tạo ra Trước kia, hiện nay và sau này, nó làngọn lửa vĩnh viễn và linh hoạt thiêu đốt theo quy luật và cũng tắt theo quy luật Nhà triếthọc Anaximamdre thì nhận định nguồn gốc của vũ trụ là vô cực – chia thành hai mặt đốilập như khô ướt, nóng và lạnh, rồi kết hợp với nhau mà hình thành mọi vật như đất, nước,không khí, lửa… Đồng thời, ông cho rằng vũ trụ không ngừng phát triển, không ngừnghình thành, không ngừng sinh sản ra những vật mới
Triết học duy tâm với những tên tuổi như Aristotele, Socrates, Platon, v.v Nhà triếthọc vĩ đại của Hy Lạp cổ đại chính là Aristotele - một học giả uyên bác về nhiều lĩnh vựcnhư triết học, toán học, vật lý học, sinh vật học, sinh lý học, y học, sử học,v.v Ông chorằng vật chất tồn tại vĩnh viễn – sự vật cụ thể được tạo nên bởi bốn nguyên nhân là chấtliệu, hình thức, động lực và mục đích Nhà triết học của Socrates cho rằng mục đích của
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 26triết học không phải để nhận thức tự nhiên mà là để nhận thức bản thân mình Triết thuyết duy tâm của Platon lại gắn với sự tồn tại của ý niệm và linh hồn.
(*) Về khoa học quy hoạch không gian sống
Xã hội Hy Lạp để lại dấu ấn đặc biệt trong việc quy hoạch các đô thị và những khuvực sinh sống Cách thức xây dựng và bố trí của họ mang những logic đặc thù, chứ khôngphải phát sinh ngẫu hứng, và vì lẽ đó, thực tế quy hoạch không gian của họ có những ýtưởng khoa học đặc sắc, làm nên tiền đề cho những sự phát triển sâu sắc hơn sau này.Thế kỷ thứ V TCN, một nhân vật mang tên Hippodamus sử dụng mạng kẻ ô cờ đểquy hoạch Piraeus, làm nguyên lý cơ bản cho quy hoạch đô thị cổ Hy Lạp, nhằm thể hiện
và thực hiện lý tưởng về sự bình đẳng, dân chủ Hippodamus đã sắp xếp các tòa nhà vàcon đường của thành Miletus vào những năm 450 TCN để mà gió từ núi và biển gầnMiletus có thể thổi được tối đa vào thành và cung cấp cho thành không khí mát mẻ trong
mùa hè nóng bức Trong De architectura libri decem, Vitruvius cũng nhắc đến rằng trong
quy hoạch chúng ta phải cân nhắc ảnh hưởng của gió Hippodamus áp dụng lần đầu quyhoạch mạng kẻ ô cờ mà ông phát triển và lấy cảm hứng từ sự định cư thiết kế theo hìnhhọc vào thành phố quê hương mình, mà sau này rất nhiều các thành phố khác cũng đượcsắp đặt theo quy hoạch này
Việc quy hoạch đô thị của người Hy Lạp còn trở nên đặc sắc bởi việc xây dựngnhững kênh dẫn nước quy mô và hoành tránh, điểm xuyết bởi các chạm trổ và điêu khắccầu kỳ Những kênh dẫn nước này cho thấy việc người Hy Lạp có sự am hiểu nhất địnhđối với quy
Trang 27tắc dòng chảy, những nghiên cứu và đo đạt về mặt cấu trúc và địa hình, và năng lực xây dựn đạt trình độ cao để thực hiện thành công các công trình này.
Hình 2: Kênh dẫn nước Pont du Gard tại Pháp - hình mẫu kiến trúc đặc trưng của La
Mã Cổ đại còn sót lại hiện nay
(Nhận từ: britannica.com)
2.1.3 Trung Quốc Cổ đại
(*) Những phương tiện phục vụ cho nền nông nghiệp lúa nước
Một khu vực hạt nhân khác của văn minh nông nghiệp sớm nhất ở Trung Quốc đãđược hình thành tại lưu vực sông Trường Giang Khoảng 7000-5000 năm TCN, đã có nềnnông nghiệp trồng lúa trưởng thành ở trung và hạ lưu sông Trường Giang Những nhàkhảo cổ học Trung Hoa đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này từ nhữngnăm 1950
Những công cụ được khai quật ở đây chủ yếu là sa thạch, phần nhiều trong số đóđược làm bởi phương pháp mài nhẵn Những công cụ đó có thể được xác định là cái mai
đá, cái liềm, con dao, đá cối xay, cái gậy đá cối xay, cái mai xương, v.v Dấu hiệu quantrọng của
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)
Trang 28sự phát triển nông nghiệp đầu tiên là những công cụ đá mài bóng đó Đây được xem lànhững công cụ lao động sơ khai, nhưng lại có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của đời sốngbởi nó nâng cao năng suất và phục vụ cho việc trồng trọt, nhất là đối với cây lúa.
Nông nghiệp lúa nước đã thống trị kinh tế xã hội trong thời kỳ văn hóa ở vùng hạlưu sông Hoàng Hà sau năm 4000 TCN Số lượng và chủng loại xương động vật và công
cụ săn bắn được khai quật giảm rõ rệt Điều này cho thấy phương thức kinh tế săn bắn vàhái lượm giảm thiểu, việc sản xuất lương thực, chủ yếu là gạo, rõ ràng bùng nổ
(*) Thiên văn học
Để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiên văn học ở Trung Quốc ra đời rất sớm Đờinhà Thương, người Trung Hoa đã có những ghi chép đúng về hiện tượng nhật thực,nguyệt thực, vẽ được bản đồ thiên văn có tới 800 vì sao, xác định được chu kì chuyểnđộng gần đúng của 120 vì sao Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vếtđen trên mặt trời (Le, 2020, p.66)
Việc ghi chép những lần quan sát vết đen trên mặt trời trong các tập chính sử đồ sộcủa các vương triều Trung Quốc bắt đầu từ ngày 10 tháng 5 năm 28 TCN Nhưng việcquan sát một cách có hệ thống các vế đen trên mặt trời ở Trung Hoa có lẽ đã bắt đầu từ
TK IV TCN Bắt đầu bằng những lời bói toán ghi trên mai rùa, xương thú, v.v, nhất lànhững tín hiệu khí tượng và thiên văn (cầu vòng, vầng hào quang, sao băng, gió, v.v) Cácnhà chiêm thuật đã tìm cách và phần nào thành công đưa tất cả những gì học quan sátđược vào những sơ đồ và số học, nhằm lưu trữ những tín hiệu đáng ghi nhớ trong quá khứ
và tiên đoán một số biến cố tuần hoàn và là cơ sở cho nền thiên văn học sau này
2.2.Những bước tiến của khoa học - kỹ thuật vào giai đoạn Trung Cổ
Sự suy vong của nền văn minh La Mã Cổ đại đưa tới một thế giới mới, nơi được caitrị bởi những người di cư và những bộ tộc duy trì lối sống xa rời khỏi thiết chế hiệu quả
và luật lệ có hệ thống La Mã Cổ đại - đế chế được xem như cội nguồn của sự khai hóa trítuệ và tư tưởng - đã bị đá khỏi vị thế của mình Bước vào thời kỳ Trung Cổ (thế kỷ IV -giữa thế kỷ XV), giai đoạn mà sử sách đã miêu tả về nó như một thứ “đêm trường u tối”,với ý nghĩa rằng xã hội loài người bị nhấn chìm trong những hoang mang và sự quay trởlại của
Trang 29một thứ dạng thức bản năng trong sự tồn tại Trung Cổ thường được xem như thứ giai kỳlàm ngắt quãng đi nhịp thở của tri thức, đưa con người dịch ra vùng ngoại biên của vănminh và tiến bộ Dù vậy, bất chấp những giới hạn và rào cản, bộ mặt khoa học - kỹ thuậttrong quá trình này vẫn có những bước tiến nhất định Trên thực tế, Trung Cổ, với tất thảynhững gì người ta có thể hình dung về sự thoái bộ của trí tuệ và học thức, đã gieo vào tưtưởng của thế hệ những động cơ cho sự bùng nổ khát vọng hướng tới văn minh.
Sự sụp đổ của đế chế La Mã đưa tới sự lụi tàn của mô hình học viện (Academy) và trung học (Lyceum) Những mô hình này vốn được xem như nguyên ủy ban đầu của hệ
thống giáo dục Phương Tây hiện đại Việc đóng cửa và loại bỏ chúng khỏi đời sống xã hộimang ý nghĩa rằng loài người đang tiến tới một thời điểm khi mà giáo dục số đông khôngcòn là mối bận tâm hàng đầu như nó đã từng trong thế giới La Mã Cổ đại Những phátminh tân tiến biểu thị cho mức độ tổ chức đời sống cao như đường xá, những cây cầu, hệthống cấp nước hùng tráng và vĩ đại, tất thảy bị phá hủy hoặc hư tổn nghiêm trọng Hệthống tiền tệ dùng trong thương mại, vốn là một bước tiến đặc biệt quan trọng nhận thứcloài người, lần đầu được đưa vào sử dụng phổ biến dưới đế chế La Mã, giờ bị thay thế bởinhững trao đổi hàng hóa đơn thuần dưới dạng nông phẩm, hoặc đổi hàng lấy hàng Nhữngmạng lưới giao thương phổ biến bị co cụm lại thành sự phụ thuộc đối với thức ăn vàlương thực tự cung tự cấp tại địa phương (Bunch, Hellemans, 2004, p.93) Dường nhưđây là một bước thụt lùi trong trí tuệ và nhận thức xã hội, giai đoạn này dường như đã đảolộn tiến độ vận động của thời đại, đưa con người trở lại một lối sống giản đơn và phụthuộc, sự lỏng lẻo trong việc kết nối và giao thiệp giữa những nhóm xã hội làm cho khảnăng gắn kết và trao đổi kinh nghiệm trở nên hạn chế
Giai đoạn Trung Cổ ghi nhận những điểm son trong vị thế của tôn giáo, ảnh hưởngnhất lúc bấy giờ vẫn là đạo Kito Đây là một điểm quan trọng, bởi suốt một thời gian dàiloài người bị nhấn chìm trong một thứ đời sống bản năng, tôn giáo đã cứu vớt lấy tinhthần và tư tưởng của họ, và niềm tin tôn giáo giờ đây trở thành thứ đức tin cao cả, đóngvai trò chế định phần nào hành vi và đạo đức con người Sự tồn tại của tôn giáo trong thời
kỳ Trung Cổ là biểu hiện, dẫu rất mong manh và mù mịt, của trí thức và trình độ vănminh Sở dĩ nói tôn giáo là biểu hiện mong manh và mù mịt của trí thức là bởi đạo Kito đãkhông cho phổ
Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)