1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - nghiệp vụ ngoại giao - đề tài - Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước

22 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước
Chuyên ngành Nghiệp vụ Ngoại giao
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 36,88 KB

Nội dung

Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.Chức vụ đứ

Trang 1

Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước2.1 Trong nước

2.2 Ngoài nước

2.2.1 Cơ quan đại diện ngoại giao

2.2.2 Cơ quan lãnh sự

2.2.3 Phái đoàn đại diện ngoại giao tại các tổ chức quốc tế

2.3 Cơ quan đại diện ngoại giao

2.3.1 Đại sứ quán

2.3.2 Công cứ quán

2.3.3 Đại biện quán

2.3.4 Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao

2.8.2 Tổ chức của cơ quan lãnh sự

2.8.3 Cấp của cơ quan lãnh sự

2.8.4 Người đứng đầu cơ quan lãnh sự

2.8.5 Thành viên của cơ quan lãnh sự

2.8.6 Chức năng của cơ quan lãnh sự

2.8.7 Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan lãnh sự

2.8.8 Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho thành viên cơ quan lãnh sự

Trang 2

2.1 Trong nước

2.1.1 Cơ quan đại diện chung

a Quốc hội ( Nghị viện ):

Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam,

là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cơ quan này có ba chức năng chính:

- Lập hiến, Lập pháp

- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

- Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước

Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Các đạibiểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình

để định đoạt các vấn đề của đất nước

Theo hiến pháp và luật pháp nhà nước, các đại biểu quốc hội không có nghĩa vụ phải tuân theo các chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội được đề cử bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và phần lớn các đại biểu quốc hội là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam (hiện nay là khoảng 90%)

và họ phải tuân thủ các chỉ thị của đảng Do đó, Quốc hội Việt Nam không có được sự độc lập khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp Việt Nam Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo

nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Cơ quan này có các đơn vị trực thuộc là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc

và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam

Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng

số Đại biểu Quốc hội yêu cầu Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội

Trang 3

Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, hiện là bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước ASEAN (AIPO), Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Tổ chức Liên nghị viện các nước châu Á vì Hoà bình (AAPP)

Các cơ quan của Quốc hội gồm có:

• Ủy ban Thường vụ Quốc hội

• Hội đồng Dân tộc

• Ủy ban Pháp luật

• Ủy ban Tư pháp

• Ủy ban Kinh tế

• Ủy ban Tài chính, Ngân sách

• Ủy ban Quốc phòng và An ninh

• Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng

• Ủy ban về các Vấn đề Xã hội

• Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

• Ủy ban Đối ngoại

b Nguyên thủ quốc giaNguyên thủ quốc gia là người đứng đầu một quốc gia

Trong một số quốc gia, nguyên thủ kiêm trách nhiệm đứng đầu cơ quan hành pháp Tuy nhiên, hiện nay ngoài một vài nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Indonesia, Chủ tịch Cuba,… cũng là người đứng đầu chính phủ, hầu hết các nguyên thủ quốc gia khác chỉ giữ một chức vụ danh dự với những quyền lực hạn chế như đại diện quốc gia trong các nghi lễ quan trọng, phong thưởng các tước hàm cao cấp, kí các sắc lệnh và tuyên bố tình trạng chiến tranh

Ở Việt Nam, nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước Chủ tịch nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là ông Trần Đại Quang

Trang 4

Nguyên thủ quốc gia

Đông Nam Á

Việt Nam Chủ tịch nước Trần Đại QuangLào Tổng Bí thư, Chủ tịch BounnhangVorachithCampuchia Quốc vương Norodom SihamoniIndonesia Tổng thống Susilo Bambang

YudhoyonoThái Lan Vua VajiralongkornPhilippines Tổng thống Rodrigo Duterte

Malaysia Yang di-Pertuan Agong Abdul

HalimSingapore Tổng thống Trần Khánh Viêm

Đông Bắc Á

Nhật Bản Nhật hoàng AkihitoHàn Quốc Tổng thống Park Geun-hye

Triều Tiên

Chủ tịch nước vĩnh viễn Kim Nhật

ThànhChủ tịch Hội đồng Quốc phòngtối cao Kim Jong-unNguyên thủ quốc gia trên thực

tế Kim Yong NamTrung Quốc Chủ tịch nước Tập Cận BìnhNga Tổng thống Vladimir PutinTây Âu

Tây Ban Nha Vua Juan Carlos IItalia Tổng thống Giorgio Napolitano

Bồ Đào nha Tổng thống Aníbal Cavaco SilvaMột số nước khác

Cannada Toàn quyền: David JohnstonNữ hoàng Elizabeth IIĐài Loan Tổng thống Thái Anh Văn

c Chính phủ và Người đứng đầu chính phủChính phủ là một chủ thể có quyền lực để thi hành luật pháp trong một tổ chức quốc gia hay một nhóm người ở tầm quốc gia Trong ý nghĩa rộng, chính phủ có nghĩa là quản lý hoặc chỉ đạo trong một khu vực, trong một nhóm người hay bộ sưu tập tư sản

Trang 5

Thông thường, chính phủ là một cơ quan hành pháp của một cơ cấu nhà nước hoặctương tự nhà nước.

Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nướcCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của Nhà nước

Chính phủ do Chủ tịch nước thành lập và Quốc hội phê chuẩn, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm) Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước và phê chuẩn chính phủ mới Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội

Quốc hội bầu Thủ tướng theo đề nghị của Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội và chỉ có Quốc hội mới có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng trước khi kết thúc nhiệm kỳ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ

Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

Theo Điều 112 Hiến pháp 1992, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

• Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước;

• Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;

• Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường

vụ Quốc hội;

Trang 6

• Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước;

• Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;

• Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;

• Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra

và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;

• Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

• Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;

• Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương;

• Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ có quyền ban hành các Nghị quyết, Nghị định Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ

Ở Việt Nam, ngưới đứng đầu chính phủ hiện nay là thủ tướng ông Nguyễn Xuân Phúc

d Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản

Trang 7

lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 Bộ trưởng hiện nay là ông Phạm Bình Minh

2.1.2 Cơ quan đại diện chuyên ngành: bao gồm các Bộ, Cơ quan ngang Bộ và các

Ủy ban Nhà nước

2.2 Ngoài nước

Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Namtrong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế bao gồm

• Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán

• Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán

• Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ

• Các cơ quan đại diện có những nhiệm vụ sau:

• Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

• Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

• Thúc đẩy quan hệ văn hóa

• Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

• Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

• Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

• Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện

• Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện

Các cơ quan đại diện được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ phù hợp với phápluật quốc tế Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan đại diện nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được quy định bởi Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

a Cơ quan đại diện ngoại giao

Trang 8

Cơ quan ngoại giao ở nước ngoài đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tiền thân của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là văn phòng đại diện tại Pari, trong thời gian đàm phán tại Hội nghị Fontainebleau 1946 Sau đó một văn phòng đại diện được mở

ở Bangkok vào năm 1948, và nó đã bị đóng cửa vào năm 1951 khi chính phủ Thái Lan công nhận Việt Nam Cộng hòa Đại sứ quán đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khánh thành tại Bắc Kinh vào năm 1950, sau đó là Mát-xcơ-va năm 1952, các lãnh

sự quán tại Nam Ninh, Côn Minh và Quảng Châu nhanh chóng được mở ngay sau đó Năm 1964, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có 19 đại sứ quán ở nước ngoài; sáu năm sau con số này tăng lên 30

Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm

Cơ quan đại diện ngoại giao có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận và có quyền kiểm tra hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện lãnh sự tại quốc gia tiếp nhận ( Theo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài )

Chức vụ ngoại giao bao gồm:

a) Đại sứ đặc mệnh toàn quyền;

Trang 9

mình cũng như công dân và pháp nhân nước mình trong một khu vực lãnh thổ nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 quốc gia.

c Phái đoàn đại diện ngoại giao tại các tổ chức quốc tế

Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.Tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức, điều lệ, hiến chương của các tổ chức quốc tế mà thành phần này có thể có những đặc điểm riêng nhất định

Chức năng của Phái đoàn đại diện Ngoại giao của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế:

- Đại diện cho nhà nước mình tại tổ chức quốc tế

- Duy trì và phát triển mọi mối quan hệ giữa nhà nước mình và tổ chức quốc tế

- Tiến hành đàm phán trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế

- Tìm hiểu và báo cáo với chính phủ nước mình trong các hoạt động của tổ chức quốc tế

- Đảm bảo sự tham gia của nhà nước mình trong các hoạt động tổ chức quốc tế

- Bảo vệ quyền lợi của nhà nước mình trong quan hệ với tổ chức quốc tế

- Thúc đẩy sự phát triển hợp tác giữa các nước thành viên của tổ chức nhằm thực hiện mục đích và tôn chỉ của tổ chức

2.3 Cơ quan đại diện ngoại giao

Trang 10

- Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ của một quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại

- Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo sự thỏa thuận của hai quốc gia

Cơ quan này đại diện cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ đối ngoại với nước nhận đại diện và quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác

ở nước nhận đại diện

Từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XV, cơ quan đại diện ngoại giao của Nhà nước ở nước ngoài chỉ mang tính chất tạm thời, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định trong một thời gian cụ thể Từ giữa thế kỷ XV bắt đầu xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thườngtrực ở nước ngoài Tuy vậy, cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, chỉ có các cườngquốc mới trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp đại sứ quán Ngày nay, trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, mọi quốc gia đều có thể đặt cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài Theo Luật quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao được phân thành ba loại như sau:

2.3.1 Đại sứ quán: Là cơ quan đại diện ngoại giao thường trú cao nhất ở nước

ngoài Người đứng đầu Đại sứ quán là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền

Đại Sứ quán Việt Nam được đặt ở 72 quốc gia (theo thống kê trên Wiki)

- Đại sứ quán và Lãnh sự quán có công việc giống nhau, nhưng Lãnh sự quán chịu

sự quản lý từ Đại sứ quán Đại sứ quán chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ trưởng Ngoại giao và Thủ tướng hay Nguyên thủ Quốc gia của nước mình Cho tiện việc ngoại giao giữa hai nước, Đại sứ quán luôn đặt trụ sở tại thủ đô nước bạn Ngoài ra do các yếu tố khách quan nên thành lập thêm Lãnh sự quán có văn phòng đại diện tại các thành phố lớncủa nước bạn

Lãnh sự quán Hàn Quốc được đặt ở địa chỉ : 107 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh Tên tiếng Anh là Ministry of Foreign Affairs – Republic of Korea

2.3.2 Công sứ quán: Là cơ quan đại diện ngoại giao thường trú thấp hơn, sau Đại

sứ quán Người đứng đầu Công sứ quán là Công sứ đặc mệnh toàn quyền Trước đây, trong quan hệ bất bình đẳng giữa các nước đế quốc và các nước chư hầu thường có tình trạng là các nước đế quốc thì đặt cơ quan đại sứ ở các nước chư hầu, còn các nước chư hầu thì chỉ được đặt cơ quan công sứ ở các nước đế quốc Hiện nay cơ quan này còn rất

ít Trước đây giữa nước ta với Công hòa nhân dân Mông Cổ có trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao ở cấp Công sứ nhưng hiện nay cơ quan này được nâng lên cấp đại sứ quán

2.3.3 Đại biện quán: Là cơ quan đại diện ngoại giao thường trú nhưng không

phải là hình thức phổ biến Đứng đầu cơ quan đại biện là một đại diện ngoại giao thuộc

Trang 11

cấp đại biện thường trú Đại biện thường trú là cấp ngoại giao thấp nhất trong quan hệ ngoại giao Thực tế hiện nay cơ quan này không còn nữa

2.3.4 Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao:

Theo Điều 3 Công Ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao có các chức năng sau:

- Đại diện cho Nước cử đi tại Nước tiếp nhận;

- Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế;

- Đàm phán với Chính phủ Nước tiếp nhận;

- Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại Nước tiếp nhận và báo cáo với Chính phủ của Nước cử đi;

- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận

- Ngoài ra, cơ quan đại diện ngoại giao còn có thể thực hiện chức năng lãnh sự

2.4 Cấp bậc, hàm, chức vụ ngoại giao

2.4.1 Cấp bậc ngoại giao:

Từ thế kỷ 19 trở về trước, cấp ngoại giao chưa được quy định thống nhất Giữa cácnước có những danh hiệu và cấp hàm ngoại giao khác nhau, do đó thường xảy ra các cuộc tranh chấp về ngôi thứ trong hàng ngũ các đại diện ngoại giao Đến năm 1961, Côngước viên năm 1961 ra đời đã thống nhất quy định về cấp bậc ngoại giao, đảm bảo sự bìnhđẳng và tôn trọng sự thỏa thuận của các quốc gia trong việc xác định cấp bậc ngoại giao, theo đó:

- Cấp ngoại giao: là thứ bậc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, đượcxác định theo quy định Luật quốc tế và sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan Theo Điều 14, Công ước Viên 1961 thì những người đứng đầu cơ quan đại diện được phân làm ba cấp như sau:

- Cấp Đại sứ (hoặc Đại sứ của tòa thánh và các trưởng đoàn khác có cấp bậc tương đương) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm

- Cấp Công sứ (hoặc Công sứ tòa thánh) do Nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm

- Cấp Đại biện thường trú do Bộ trưởng bộ ngoại giao bổ nhiệm

Ngày đăng: 28/05/2024, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w