1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo giao lưu và hợp tác văn hóa của Việt Nam với các nước Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2016

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ DAO CUA DANG (20)
  • VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 1995 ĐÉN NĂM 2006 (20)
  • NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM (72)

Nội dung

Trong diễn trình lịch sử phát triển, Việt Nam vàcác nước Đông Nam Á thường xuyên có mối quan hệ giao lưu, tiếp biến văn hóa lẫnnhau, đây là mối quan hệ khá khăng khít nhưng cũng có những

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ DAO CUA DANG

VE GIAO LƯU VÀ HỢP TÁC VAN HÓA CUA VIỆT NAM

VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 1995 ĐÉN NĂM 2006

1.1 Những yếu tố tác động đến giao lưu, hợp tác văn hóa của Việt Nam với các nước Đông Nam Á và chủ trương của Đảng

1.1.1 Những yếu tô tác động đến giao lưu, hợp tác văn hóa của Việt Nam với các nước Đông Nam Á

Tình hình quốc tế Cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng đều có những chuyền biến lớn Trật tự thế giới “Hai cực lanta” vẫn còn tồn tại, song các nước tư bản chủ nghĩa từng bước phục hồi và tăng trưởng về kinh tế, phát triển khoa học - công nghệ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1973, ngược lại các nước xã hội chủ nghĩa dần rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội tram trọng.

Chiến tranh lạnh về cơ bản đã chấm dứt vào năm 1989 với sự tuyên bố của hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mỹ, và thật sự chấm dứt khi Chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên

Xô sụp đồ vào năm 1991 Trật tự thế giới chuyền từ “hai cực” sang “đa cực” với nhiều trung tâm Quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ giữa các nước lớn chuyên dần từ đối đầu sang đối thoại Một thời kỳ mới đã mở ra, đó là thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, các quốc gia có điều kiện thuận lợi dé tìm hiểu về nhau, cùng hợp tác và phát triển.

Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng lưới Internet đã lan rộng ra toàn cầu. Điều đó làm nảy sinh nhu cầu giao lưu, hợp tác, trao đổi thông tin giữa các quốc gia trên thé giới Từ đó thúc day sự phát triển của giao lưu trao đổi toàn diện các mặt của đời sông xã hội, trong đó có nhu câu về giao lưu, hợp tác vê văn hóa.

Gắn liền với cuộc cách mạng mới trong khoa học - công nghệ, những năm cuối thé ky XX, “xu thé toàn cầu hóa mà cốt lõi là toàn cầu hoá kinh tế tác động hang ngày, hàng giờ đến mọi hoạt động và các mối quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc”

[7 tr.8] “Toan cầu hóa trước hết và chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế là sự dich chuyền tự do các yếu tố của quá trình tái sản xuất từ nước này sang nước khác trên phạm vi toàn cầu Các dòng hàng hóa, dịch vụ, kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực, ngày càng vượt qua biên giới quốc gia, lưu thông trên phạm vi toàn cầu ngày càng tự do hơn Sự liên kết chặt chẽ về kinh tế của các nước trên thế giới thành các luồng phân phối lưu thông, các nguồn lực kinh tế toàn cầu, hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, kết nói thế giới” Nền kinh tế các nước trên thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập, ảnh hưởng và chế ước lẫn nhau; hình thành các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế khách quan “Xu thế toàn cầu hóa ngày càng gia tăng cả về bề rộng và chiều sâu do sự tác động mạnh mẽ của các nhân tô như: i) Sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ; ii) Sự chi phối mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia (TNC); iii) Các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đóng vai trò thúc day tiến trình toàn cầu hóa” [89, tr.307 - 308] “Với sức mạnh vốn có của mình, toàn cầu hóa đã tạo ra những mối liên kết, gan bó giữa các nền kinh tế, thúc đây sự phát triển khoa học và chuyền giao công nghệ, mở rộng thị trường trao đôi hàng hóa, thúc day phân công lao động va giao lưu văn hóa ” [68, tr.27].

Thế giới dần xích lại gần nhau hơn, nhưng dé hiểu và có thé tin tưởng hợp tác thì văn hóa chính là cầu nối dé đưa các dân tộc xích gần lại nhau, thấu hiểu nhau hơn, trên cơ sở đó đưa ra những nguyên tắc dé hợp tác cùng nhau trên một nền tang chung vững chắc Điển hình cho van dé này, năm 1987, UNESCO đã tổ chức phat động phong trào thập niên xây dựng và phát triển văn hóa thé giới Day là điều kiện rat thuận lợi để các nước trên thế giới mở rộng giao lưu, hợp tác về văn hóa, qua đó thấu hiểu nhau hơn, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, coi trọng sự đa dạng văn hóa như là một điều kiện để cùng tồn tại trong hòa bình, cùng nhau bảo vệ và thúc day sự phát

15 triển văn hóa của nhân loại Trong xu hướng đó có các quốc gia Đông Nam Á đã tăng cường giao lưu, hợp tác về văn hóa và đây cũng là thời điểm mà Việt Nam cũng đây mạnh các hoạt động nay với các nước láng giéng, khu vực và quốc tế. Ở Đông Nam Á, tình trạng suy thoái kinh tế đặc biệt là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính - tiền tệ năm 1997 - 1998, bắt nguồn từ Thái Lan đã làm mất cân đối cơ câu kinh tế và tình trang tài chính - thương mai ở các nước trong khu vực Kinh tế của nhiều nước đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng: theo báo cáo tình hình thế giới và công tác đối ngoại, năm 2001, “tăng trưởng GDP của Singapore là -3%, Malaysia là 1%, Thái Lan là 1,5%, Philippin là 2,5%,

Inđônêxia là 3%” [4, tr.7] Về mặt chính trị, các nước trong khu vực Đông Nam Á thường xảy ra các hoạt động bạo lực vũ trang, các xung đột tôn giáo Ở Malaysia có hoạt động nhóm bạo lực Kumpulan Mujahideen Malaysia, ở Philippin có nhóm vũ trang Abu Sayyaf, ở Thái Lan có tổ chức giải phóng thống nhất Patani Sau sự kiện ngày 11/09/2001 ở Mỹ, khu vực Đông Nam Á được trở thành nơi lánh nạn của tô chức Al-Qaeda Các thành viên của tổ chức này ngày một lớn mạnh, đã gây ra những vụ khủng bố đẫm máu tại Inđônêxia, đánh bom vào khách sạn Marriot của Jakarta.

Trong những năm 2004 - 2005 đã liên tiếp có nhiều cuộc đụng độ đẫm máu đã xảy ra giữa chiến binh Hồi giáo với cảnh sát ở Thái Lan, Philippin và Malaysia.

Cùng với xu hướng chung của tình hình thế giới, ở khu vực Đông Nam Á cũng dần hình thành xu hướng hội nhập, hợp tác để cùng nhau phát triển, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi dé các quốc gia Đông Nam A mở rộng sự giao lưu và trao đổi văn hóa với nhau Mặt khác, các quốc gia Đông Nam A muốn xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định tin tưởng nhau thì buộc phải thấu hiểu nhau Và nhân tố mở đường cho quá trình xác lập niềm tin dé hợp tác chính là cầu nối văn hóa Các quốc gia cần phải hiểu được văn hóa, bản sắc riêng của các nước láng giềng và khu vực, bởi văn hóa là cái hồn của mỗi dân tộc, văn hóa thể hiện bản lĩnh quốc gia, thé hién su riéng biét, su coi md của mỗi dân tộc Văn hóa cũng chính là nhân tố thuận lợi nhất dé các quốc gia xoa dịu và hòa giải những bat đồng, tạo ra sự hòa đồng đề hội nhập với nhau.

Chính bởi văn hóa là cái hồn cốt của mỗi quốc gia dân tộc nên ở mỗi quốc gia sẽ có những đặc trưng riêng biệt, những khác biệt này vừa có ưu điểm là tạo nên sự đa dạng trong khu vực Đông Nam Á song nó cũng tạo ra những thách thức không nhỏ, thậm chí là nguyên nhân của những bất đồng, xung đột trong quá trình giao lưu và hợp tác.

Tat cả những sự biến động của tình hình thế giới và khu vực đã có những ảnh hưởng to lớn và sâu sac đến van đề mở rộng các mối quan hệ giao lưu văn hóa của Việt Nam với các nước Đông Nam A trong thời kỳ đổi mới đất nước và các quan điểm, chủ trương của Dang Cộng sản Việt Nam về van đề này.

Với chiến thắng vang dội của cuộc Tổng tiễn công và nồi day Xuân năm 1975, Việt Nam đã giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước, non sông thu về một mối là thời cơ mới thuận lợi để Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước.

Quân và dân ta đã chiến thắng dé quốc Mỹ, nhưng sự tàn phá của chiến tranh va những hậu quả mà cuộc chiến ác liệt dé lại không hề nhỏ Sau chiến thắng, cả nước bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục, phát triển sản xuất Lúc này trong xã hội Việt Nam ton tại 2 luồng văn hóa, một luồng văn hóa cũ, văn hóa phong kiến thực dân tư bản chủ nghĩa, và luồng văn hóa mới xã hội chủ nghĩa.

Hậu quả nặng nề của cuộc chiến chống Mỹ chưa được khôi phục, sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch thực hiện chính sách bao vây cấm vận nước ta trong một giai đoạn dài Hơn nữa, các nước ở trong khu vực cũng thực hiện các cuộc chiến tranh biên giới dọc lãnh thé Việt Nam.

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân - Ưu điểm:

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đúng và trúng vai trò của giao hưu và hợp tác văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời đặt đúng vị trí của giao lưu văn hóa xứng tam với giao lưu hop tác chính trị và kinh tế.

Trong hoạt động giao lưu và hợp tác về văn hóa Đảng đã sớm xác định đúng và nhận thức được ý nghĩa hợp tác cùng phát triển của các nước trong khu vực Bởi quan hệ tốt với các nước láng giéng, các nước cùng địa vực là nền tang dé Việt Nam bước ra quốc tế Việt Nam đã xác định các mục tiêu, cách thức của giao lưu và hợp tác văn hóa Xây dựng van hóa Việt Nam vừa tiên tiễn vừa đậm đà bản sắc dân tộc lại không ngừng mở rộng ra bên ngoài Hơn nữa, Đảng đã đặt vị trí của giao lưu văn hóa xứng tầm với giao lưu chính trị và kinh tế đây là chủ trương kịp thời và rất phù hợp trong giai đoạn này, coi văn hóa là một trụ cột trong chiến lược phát triển đất nước.

Hai là, Các quan điểm của Đảng là cơ sở chính trị, các văn bản chỉ đạo của Nhà nước là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động giao lưu và hợp tác văn hóa với các nước Đông Nam Á: Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định về tăng cường công tác ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài nói chung và với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng Trên cơ sở những chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban ngành đoàn thể đã thực hiện biên soạn, ban hành các văn ban dé tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới Các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Về ngoại giao văn hóa Chỉ thị của Bộ Ngoại giao Về việc tăng cường công tác ngoại giao văn hóa Quyết định về Quy chế tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài, số tay

Ngoại giao văn hóa của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việc ban hành kịp thời các chủ trương, văn bản chỉ đạo, hướng dân, các chỉ thị là vô cùng quan trọng, bởi đó là nên

66 tang dé các hoạt động ngoại giao văn hóa được diễn ra, đồng thời cũng là quy phạm pháp luật đề thống nhất và quản lý các hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam.

Ba là, Đảng đã tận dụng tốt vai trò cau noi cua giao lưu và hợp tác văn hóa để Việt Nam vươn ra khu vực: Giao lưu va hop tác văn hóa với nước ngoai là điều kiện để Việt Nam nâng cao vai tro, v1 thé va sức hap dẫn của Việt Nam, là động lực để Việt Nam phát triển toàn diện các lĩnh vực Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, mang trong mình những đặc tính của người châu Á nói chung nhưng ở Việt Nam cũng có những nét riêng, nét khác biệt tạo nên sự khác biệt của Việt Nam với các nước còn lại trong khu vực Với thực tế vừa tương đồng vừa khác biệt, vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt Nam đó là làm sao dé hòa nhập được với khu vực nhưng vẫn giữ được những bản sắc riêng làm sao dé hình ảnh Việt Nam có chỗ đứng trong khu vực.

Khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các nước phát triển đã đem đến Việt Nam những giá trị văn hóa mới về phim ảnh, nghệ thuật, lối sống, song Việt Nam cũng đem những sản phẩm văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè khu vực Đồng thời Đảng cũng đã kịp thời chỉ đạo phải tiếp thu có chọn lọc, nói không với những văn hóa phẩm độc hại, những nét văn hóa lai căng ảnh hưởng xấu tới các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam.

Bon là, Trên cơ sở chủ trương cùng những chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các hoạt động giao lưu và hợp tác văn hóa diễn ra đa dạng: So với các giai đoạn trước thì các hoạt động giao lưu và hợp tác văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á đã có sự đổi mới, với nhiều hoạt động mang đậm tính Việt Nam Sự đa dạng trong giao lưu, hợp tác được thê hiện qua hình thức giao lưu, cấp độ giao lưu, hợp tác của Nhà nước, các cơ quan, tô chức, cấp, ngành và của nhân dân:

Sự đa dạng về lĩnh vực giao lưu và hợp tác thể hiện qua các chương trình nghệ thuật biéu diễn, thể hiện qua du lịch, qua các chương trình thể thao đặc biệt là qua thế vận hội SEAGAME, các kỳ thế vận hội chính là dấu an của văn hóa Đông Nam A nói chung Quá trình giao lưu văn hóa cũng được thể hiện thông qua các hoạt động giáo dục, các nghiên cứu khoa học và công nghệ, bằng chứng là hằng năm ở Việt

Nam và các quôc gia trong khu vực cũng thường xuyên tô chức các hội thảo, các trao

67 đổi khoa học đơn phương, đa phương, các chương trình trao đôi, các học bồng chính phủ, học bồng nghị định được ký kết và trao cho rất nhiều lượt học sinh, sinh viên của Việt Nam và khu vực Đặc biệt trong chương trình giáo dục đại học, khu vực Đông Nam Á đã xây dựng mạng lưới các trường đại học hàng đầu của khu vực Đông Nam A viết tắt là AUN (ASEAN University Network) Đạt chuân AUN là đạt các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn AUN-QA là những tiêu chí đánh giá chất lượng dao tạo của toàn bộ chương trình dao tạo Việt Nam cũng có rất nhiều chương trình đào tạo của các trường đại học được Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á công nhận.

- _ Nguyên nhân của ưu điểm Có thé thấy, quá trình giao lưu và hợp tác văn hóa của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã có nhiều khởi sắc Có được những thành tựu bước đầu là sự kết hợp của nhiều yếu tó.

Thứ nhất, Đảng đã đặt đúng vị trí của văn hóa trong tiến trình phát triển của dân tộc, coi trọng các giá tri văn hóa trong phat triển.

Bởi trong quá trình phát triển Đảng ta đã xác định xây dựng nền văn hóa tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc và nền văn hóa tiên tiến được coi là một đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa van hóa nhân loại làm cho văn hóa thắm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thé và cộng đồng, từng địa ban dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người” [37, tr.303] Bên cạnh việc xây dựng nền văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng luôn gắn quá trình bảo vệ bản sắc dân tộc với hoạt động mở rộng giao lưu và hợp tác văn hóa với bên ngoài.

Thứ hai, trong quá trình lãnh đạo Đảng luôn sử dụng sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chỉ đạo là văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển Đó là quan điểm nhất quán, trong đó các nhân tố gắn kết với nhau, tạo thành nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển, đồng thời, Đảng

68 cũng khang định phải mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài, mà trước hết là các nước khu vực Đông Nam Á.

Thứ ba, trong mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài Đảng đã có những sự chủ động nhất định, đặc biệt là với khu vực Đông Nam Á Trong định hướng và chỉ đạo Dang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách dé phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và phát triển giao lưu văn hóa nói riêng.

Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành đã quan tâm và đặt vấn đề văn hóa vào VỊ trí trụ cột là động lực cho sự phát triển vì thé van dé phát triển văn hóa đã được đầu tư và phát triển Sự chung tay, nỗ lực của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương là yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên những thuận lợi và thành công hoạt động của giao lưu và hợp tác văn hóa của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:57

w