1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn lịch sử văn hóa và xã hội các nước Đông nam Á lục Địa Đề tài lễ hội té nước Ở các quốc gia Đông nam Á lục Địa

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lễ Hội Té Nước Ở Các Quốc Gia Đông Nam Á Lục Địa
Tác giả Nguyễn Giáp Mỹ Huyền, Hoàng Phương Thảo, Phạm Hồng Ngọc, Nguyễn Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Thu Mai
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Dung
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Hóa Và Xã Hội Các Nước Đông Nam Á Lục Địa
Thể loại Báo Cáo Thảo Luận Giữa Kỳ
Năm xuất bản 10/2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA Đông Nam Á được biết đến là nơi giao thoa của rất nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, chính vì vậy nên khu vực này có một nề

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO THẢO LUẬN GIỮA KỲ

BỘ MÔN: LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI CÁC NƯỚC

ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA

ĐỀ TÀI: LỄ HỘI TÉ NƯỚC Ở CÁC QUỐC GIA

ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA

Nhóm nghiên cứu: 8 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu

Dung

Hà Nội 10/2023

Trang 2

Các thành viên nhóm:

1 Nguyễn Giáp Mỹ Huyền - 21030548

2 Hoàng Phương Thảo - 21030573

3 Phạm Hồng Ngọc - 21030567

4 Nguyễn Quỳnh Hương - 21030551

5 Nguyễn Thị Thu Mai - 20030558

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

hoàn thành nhiệm vụ

Nguyễn Giáp Mỹ Huyền

27/10

word

Hoàng Phương Thảo (Phần I, Phần

II – Mục 2) Phạm Hồng Ngọc (Phần IV) Nguyễn Quỳnh Hương (Phần II – Mục 1)

Nguyễn Thị Thu Mai (Phần III)

29/10

Trang 3

6 Thuyết trình Phạm Hồng Ngọc

Hoàng Phương Thảo Nguyễn Thị Thu Mai

31/10

BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 8

hoàn thành

nhiệt tình đóng góp ý kiến phát triển bài

tuy nhiên còn trầm trong các cuộc thảo

Huyền

Tích cực, chủ động trong các công việc của nhóm, xử lý công việc khá hiệu quả

Hương

Có ý thức chủ động nhận việc, làm đầy

đủ nội dung được giao tuy nhiên phần nội dung xử lý chưa thực sự hiệu quả, nội dung quá dài và bị thừa ý

8.25

nộp bài đúng hạn tuy nhiên không chủ động tìm ảnh (Dù đã được nhắc), lạc

đề, nội dung còn sai, phải sửa phút cuối khiến công việc bị trì hoãn

8

Trang 4

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

LỤC ĐỊA 1

II NGUỒN GỐC LỄ HỘI TÉ NƯỚC TRONG TẾT CỔ TRUYỀN 2

1 Nguồn gốc lễ hội té nước 2

2 Lí do lễ hội té nước không phổ biến ở các nước Đông Nam Á hải đảo 4

III CÁC NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG CỦA LỄ HỘI TÉ NƯỚC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA 5

1 Đặc điểm chung 5

2 Đặc điểm riêng biệt 6

2.1 Thái Lan – Songkran 6

2.2 Lào – Bun Pi May 7

2.3 Myanmar – Thing Yan 8

2.4 Campuchia – Chol Chnam Thmay 9

IV GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA 10 V KẾT LUẬN 11

Trang 5

I GIỚI THIỆU VỀ TẾT CỔ TRUYỀN TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG

NAM Á LỤC ĐỊA

Đông Nam Á được biết đến là nơi giao thoa của rất nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, chính vì vậy nên khu vực này có một nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và mang đậm đà bản sắc riêng của từng dân tộc Mỗi quốc gia trên thế giới đón năm mới theo phong tục và truyền thống riêng Ðể chào đón năm mới, mỗi nước lại có những lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình Trong số những phong tục truyền thống đặc sắc ấy thì Tết cổ truyền

là một bản sắc vô cùng nổi bật

- Tết cổ truyền ở Lào: Bun Pi May của Lào (lễ hội năm mới) hay Lễ hội

Hốt Nậm (Té nước) Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo (quốc giáo)

- Tết cổ truyền ở Myanmar: Thingyan - là một ngày lễ quan trọng nhất

trong các kỳ nghỉ lễ và là một phần của kỳ nghỉ hè sau một năm học

- Tết cổ truyền ở Campuchia: Chol Chnam Thmay hoặc là Chaul Chnam

Thmay Đây là một trong những lễ hội lớn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người dân Khmer

- Tết cổ truyền ở Thái Lan: Songkran bắt nguồn từ tiếng Phạn, có nghĩa là

sự chuyển giao Đây cũng chính là khoảnh khắc bước sang một năm mới theo lịch của người dân xứ chùa Vàng

- Tết cổ truyền ở Việt Nam: Khác với các quốc gia có quốc giáo là Đạo Phật

kể trên, ở Việt Nam, tết cổ truyền là Tết Nguyên Đán Tết Nguyên đán không chỉ

là đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, mà còn là dịp để những người con xa quê hương trở về đoàn tụ trong không khí đầm ấm của gia đình, thắp nén hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên

Trang 6

Tuy nhiên, tại một số khu vực ở Việt Nam như xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cũng diễn ra lễ hội té nước (Bun Vốc Nậm), đây là lễ hội

truyền thống của người dân tộc Thái trắng, hay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tết Chol Chnam Thmay của dân tộc người Khmer cũng diễn ra vào khoảng

13 – 15/4 hàng năm với các lễ hội tắm Phật, té nước, cầu siêu, dâng cơm cho sư cả… Bên cạnh những nghi lễ linh thiêng, hoạt động được hưởng ứng tưng bừng nhất là té nước mừng năm mới

II NGUỒN GỐC LỄ HỘI TÉ NƯỚC TRONG TẾT CỔ TRUYỀN

1 Nguồn gốc lễ hội té nước

bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Trong những ngày trung tuần tháng 4 dương lịch, người dân theo Phật giáo Tiểu thừa tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa lại tương bừng tổ chức lễ hội té nước đón Tết cổ truyền theo Phật lịch Xuất phát từ yếu

tố tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước và đặc điểm tôn giáo, hiện nay tại Đông Nam Á

có bốn nước là Lào, Myanmar, Thái Lan và Campuchia tổ chức lễ hội té nước mừng năm mới

- Từ xa xưa, nước đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có nền nông

nghiệp lúa nước Không những vậy, lễ hội té nước còn thể hiện sự linh thiêng của tôn giáo và mang tính vui nhộn của hội hè vì thường được tổ chức vào giai đoạn giữa tháng 4 hàng năm Bên cạnh đó, trong quá trình giao lưu văn hoá, bởi sự tác động, ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ, các nước Đông Nam Á đã tính thời gian theo Lịch Phật nên họ kế thừa, tiếp thu ngày Tết cổ truyền của Ấn Độ và coi đây là thời điểm thích hợp để khởi đầu cho lễ hội đón năm mới với nhiều điều may mắn, tốt đẹp

Trang 7

- Lễ hội của mỗi đất nước có cái tên khác nhau nhưng chúng được tổ chức cùng một mốc thời gian với các hoạt động văn hoá đặc sắc và những nghi lễ có khá nhiều nét tương đồng với nhau Sự ra đời của lễ hội gắn với tín ngưỡng nông nghiệp của các quốc gia trồng lúa nước, đồng thời nó cũng xuất phát từ những truyền thuyết mang đậm màu sắc tôn giáo

- Đông Nam Á được biết đến là một khu vực với nền văn minh lúa nước, người dân từ xa xưa đã sinh sống và canh tác bằng ngành nông nghiệp trồng lúa Theo quan niệm của giới nông nghịêp, lễ hội té nước xưa kia nhằm đưa tiễn mùa khô và cầu mưa xuống Tục té nước đón năm mới có lẽ vốn là một phần của nghi lễ phồn thực nhằm cầu mong nguồn nước mưa dồi dào tại các đất nước nông nghiệp ở Đông Nam

Á Sau ngày lễ thường có những trận mưa đầu mùa làm cho cỏ cây trở lại xanh tươi, những cánh đồng khô trở nên màu mỡ, người nông dân có thể bắt tay vào vụ sản xuất Từ ý nghĩa, vai trò quan trọng đó mà lễ hội té nước dần dần được coi là lễ hội lớn nhất trong năm, bắt đầu một mùa vụ mới cũng như bắt đầu một năm mới tại các nước nông nghiệp Đông Nam Á

- Theo truyền thuyết, ngày lễ được tổ chức hàng năm xuất phát từ ý nghĩa mong muốn giữ gìn sự bình yên cho vạn vật trên thế gian và cầu mong sự phù hộ của các vị thần Chính bởi vậy, phần nghi lễ trong ngày Tết cổ truyền tại các đất nước Đông Nam Á không thể thiếu lễ cúng, rước các vị thần

Trang 8

2 Lí do lễ hội té nước không phổ biến ở các nước Đông Nam Á hải đảo

- Sự khác nhau trong văn hóa (tôn giáo): Dù đều chịu ảnh hưởng từ nền văn

minh Ấn Độ nhưng tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, hầu hết các quốc gia đều theo Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Bà La Môn giáo trong khi đó khu vực Đông Nam Á lục địa chủ yếu chịu ảnh hưởng của Phật giáo tiểu thừa nên sẽ tạo nên sự khác biệt trong việc tổ chức các lễ hội truyền thống Các quốc gia Đông Nam Á hải đảo bị ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hóa Ấn Độ, khu vực này còn được biết đến là những “Quốc gia Ấn Độ hóa ở Đông Nam Á” vì vậy nên ở khu vực này cũng diễn

ra những lễ hội truyền thống của họ như : lễ hội ánh sáng Diwali ở Malaysia,

Singapore là một trong những lễ hội chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ

- Yếu tố địa lý: các nước Đông Nam Á hải đảo thường không có tài nguyên

nước ngọt lớn bởi chúng thường giáp biển và có nhiều đảo nước mặn Vì vậy nên các nước hải đảo không có sông hay hồ nước ngọt lớn để có thể tổ chức lễ hội té nước Lễ hội té nước thường được diễn ra ở các khu vực có nguồn nước ngọt như sông, hồ

- Thiên nhiên khắc nghiệt: các quốc gia nằm trong khu vực hải đảo thường

phải đối mặt với nhiều thiên tai hàng năm như động đất, sóng thần, bão lớn vì vậy thời tiết có phần khắc nghiệt hơn so với các nước Đông Nam Á lục địa Điều này có thể gây khó khăn và nguy hiểm nếu như các nước hải đảo tổ chức lễ hội té nước

Trang 9

III CÁC NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG CỦA LỄ HỘI TÉ NƯỚC TẠI

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA

1 Đặc điểm chung

- Thời gian: bắt đầu vào ngày 13 hoặc 14 tháng 4 dương lịch, tuỳ theo Phật Lịch

- Ý nghĩa chung: Mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tươi tốt cầu may, bình yên cho cả năm, mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người Đồng thời, thanh tẩy, gột rửa đi hết những điềm xui rủi, bênh tật, tội lỗi năm cũ, đón chào một năm tươi mới sắp sang

- Lễ tắm Phật: được coi là nghi lễ tôn giáo mở đầu cho lễ hội đón năm

mới.Tại các ngôi chùa, nhà sư cùng người làng sẽ rước tượng Phật ra một gian riêng để người dân có thể dễ dàng thực hiện nghi lễ tắm nước cho Phật trong

những ngày Tết

- Xây núi cát cầu may mắn trong năm mới: Đây là phong tục không thể thiếu trong dịp lễ cổ truyền và thường được tổ chức vào buổi chiều mùng hai Tết với sự tham gia của hầu hết các thành viên trong gia đình Có quan niệm cho rằng núi cát

Trang 10

sau khi được xây và làm lễ bởi các vị sư tăng thì trong năm mới họ sẽ gặp nhiều điều may mắn như số hạt cát trên núi của mình

- Lễ rước hoa hậu năm mới: Được tổ chức đặc biệt công phu ở cố đô Luông Pha Bang hay tỉnh Chiêng Mai, tại Thái nó được gọi là lễ rước “Nang Songkran” ở Lào “Nang San Khan” Năm mới được bắt đầu bằng ngày nào trong tuần (theo Phật lịch) thì cô gái đẹp nhất trong bảy người con gái sẽ là nữ thần biểu tượng cho ngày đó và xuất hiện như nhân vật chính trong lễ diễu hành Có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm của mỗi một nữ thần qua trang phục, trang sức, vũ khí mang theo và con vật linh mà nữ thần cưỡi Điều đặc biệt là họ xuất hiện trên lưng con vật linh của mình ở các tư thế khác nhau tuỳ theo thời điểm năm mới

2 Đặc điểm riêng biệt

2.1 Thái Lan – Songkran

- Thời gian: Từ năm 1948, Hoàng gia Thái đã quy định ngày Tết Songkran được tổ chức cố định vào ngày 13 đến 15 tháng 4 dương lịch hàng năm, Tết

Songkran bắt nguồn từ ngày sinh của Đức Phật Songkran mang hàm ý việc Mặt

Trang 11

thành phố du lịch như Phuket, Pattaya, lễ hội Songkran Thái Lan có thể kéo dài đến 1 tuần hoặc 10 ngày, diễn ra sôi nổi khắp cả nước

- Đặc điểm:

• Ngày 1: Chuẩn bị đồ cúng Người dân Thái sẽ dành thêm một ngày trước đợt lễ để dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, sắm sửa đồ đạc trang hoàng mới mẻ

• Ngày 2: Theo tập tục, họ còn đi đến bờ sông làm những ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát trôi đi sẽ cuốn theo một tội lỗi Họ có nghi lễ Rod Nam Dum Hua - những người nhỏ tuổi sẽ vẩy nước thơm vào những bậc lớn tuổi để cầu mong sự tha thứ và thể hiện sự thành kính cũng như chúc phúc lộc

• Ngày 3: Người dân sẽ ăn mặc thật đẹp, đi lễ chùa vào sáng sớm Ngày này cũng diễn ra nhiều nghi thức đặc sắc như tắm tượng Phật Đây cũng

là khi lễ hội té nước Songkran chính thức bắt đầu Bên cạnh nước, có người còn sử dụng bột màu để ném vào nhau

2.2 Lào – Bun Pi May

- Thời gian: Theo truyền thống, Tết Lào thường bắt đầu từ ngày 6 của tháng thứ 5 và kéo dài đến ngày 5 của tháng thứ 6 thì kết thúc Nhưng hiện nay đã có sự thay đổi, Tết Lào thường kéo dài trong 3 ngày, từ ngày 13 đến 15/4 (dương lịch)

Trang 12

- Đặc điểm: Trong thời gian này, khách đến xông nhà đều được buộc tay một sợi chỉ đỏ hoặc xanh để cầu chúc may mắn, sức khỏe

2.3 Myanmar – Thing Yan

- Thời gian: Lễ hội té nước tại Myanmar diễn ra từ ngày 11/4 đến hết ngày 16/4 Đặc điểm:

- Đặc điểm: Vào dịp lễ này, người Myanmar sẽ có ba truyền thống chính:

• Người trẻ tuổi tưới nước lên tóc người lớn tuổi thể bày tỏ sự kính trọng

và lòng biết ơn

• Phóng sinh: Người dân địa phương mua cá rồi thả xuống ao hồ, sông suối để phóng sinh tích đức cho bản thân

• Những vũ điệu truyền thống, uyển chuyển, đặc sắc của người

Myanmar

Trang 13

2.4 Campuchia – Chol Chnam Thmay

- Thời gian: Lễ hội té nước ở Campuchia có tên là Bom Chaul Chnam diễn ra vào các ngày 13- 15/4 dương lịch, tổ chức cùng lúc với những ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Campuchia

- Nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ lòng tin của người dân về một vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho đời sống của người dân trong năm

Do đó, hàng năm ngày này được định làm ngày lễ hội, tết cổ truyền của toàn dân Campuchia

- Đặc điểm: Vào những ngày này người dân Campuchia, nghe giảng kinh, thực hiện nghi thức tắm Phật, cắm cờ hoa lên bảo tháp được đắp bằng cát và đổ ra đường lấy nước tạt vào nhau, thưởng thức màn trình diễn điệu múa Apsara cổ truyền hay các món ăn truyền thống đậm chất hương vị Khmer như Amok, cà ri đỏ Khmer, lạp, cua chiên, thịt bò xào kiến,… được dùng chung với các rượu thốt nốt thơm lừng

Trang 14

IV GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á LỤC

ĐỊA

- Bảo tồn và thể hiện văn hóa địa phương: Lễ hội té nước đón Tết cổ truyền

tại các nước Đông Nam Á là tấm gương phản chiếu khá đậm nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng và tình cảm thắm thiết của con người Đặc biệt lễ hội còn là dịp để người dân đi làm công đức Mọi hoạt động của lễ hội đều hướng vào làm việc thiện để tâm thanh thản và cầu mong may mắn, là dịp để tín đồ tích thêm phúc đức cho bản thân, gia đình, họ hàng bằng cách làm từ thiện cho nhà chùa

- Thúc đẩy du lịch văn hóa: Nghi lễ té nước và lễ Tết cổ truyền tạo ra một

điểm thu hút du khách và người tham quan từ khắp nơi Du lịch văn hóa là một nguồn thu hút mạnh mẽ, đóng góp vào kinh tế và phát triển cộng đồng trong khu vực Đông Nam Á Du lịch nghi lễ té nước giúp tạo ra nguồn thu nhập và cơ hội làm việc cho người dân trong ngành du lịch Chẳng hạn, Lễ té nước Songkran được coi là dịp thu hút hàng chục nghìn du khách ghé thăm các điểm du lịch trên khắp Thái Lan, thúc đẩy hoạt động đi lại, ăn uống và chi tiêu, nước này dự kiến tết té nước năm 2023

Trang 15

có thể mang lại doanh thu 125 tỷ Bath (3,5 tỷ USD), giúp hồi phục kinh tế sau khoảng thời gian khủng hoảng bởi COVID-19

- Tăng cường giao lưu văn hóa: Sự kiện nghi lễ té nước thường thu hút sự

quan tâm của người nước ngoài Điều này tạo cơ hội cho giao lưu văn hóa và học hỏi giữa người dân và du khách đến từ các quốc gia khác Sự kết hợp giữa nền văn hóa địa phương và yếu tố quốc tế giúp mở rộng tầm nhìn và đa dạng hóa văn hóa

- Bảo vệ tài nguyên tự nhiên: Nghi lễ té nước thường diễn ra tại các địa điểm

thiên nhiên như sông, hồ, hoặc biển cả Việc quan tâm và bảo vệ những tài nguyên

tự nhiên này trở thành một phần quan trọng của nghi lễ Nó giúp tạo ra ý thức về bảo

vệ môi trường và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho khu vực

- Giới thiệu văn hóa: Nghi lễ té nước và lễ Tết cổ truyển là một phần của

những yếu tố đặc sắc trong văn hóa Đông Nam Á, giúp thúc đẩy sự hào hứng và quyến rũ đối với khu vực này Đây là một phần quan trọng của việc giới thiệu cho thế giới những giá trị văn hóa và lịch sử của Đông Nam Á

V KẾT LUẬN

Nghi lễ té nước, một trong những truyền thống văn hóa phổ biến trong nhiều quốc gia Đông Nam Á lục địa Dù có nhiều tên gọi khác nhau giữa các quốc gia

như lễ Songkran ở Thái Lan, Bunpimay ở Lào, Thingyan ở Manmar và Chol

Chnam Thmay ở Campuchia, nhưng Tết té nước tại các quốc gia này có nhiều

điểm chung về hình thức, mang lại nhiều giá trị quan trọng không chỉ bảo tồn và thể hiện văn hóa địa phương, mà còn thúc đẩy du lịch văn hóa, giao lưu quốc tế, bảo vệ môi trường, và giới thiệu văn hóa đặc sắc của khu vực Đông Nam Á lục địa cho thế giới Đây là một phần quan trọng của sự đa dạng và giàu có văn hóa của khu vực này

Ngày đăng: 01/12/2024, 20:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w