1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn lịch sử văn hóa việt nam bài tiểu luận lịch sử văn hóa của việt nam thời bắc thuộc

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Văn Hóa Của Việt Nam Thời Bắc Thuộc
Tác giả Trương Thị Tuyết Hải, Lương Thị Thùy Linh, Nguyễn Ngô Quỳnh Như, Tô Mỹ Phương
Người hướng dẫn Lại Thị Ngọc Hồ
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 9,56 MB

Nội dung

Đây chính là cái hay củathời kỳ này, dù bị áp bức, đồng hóa suốt 1000 năm nhưng nhân dân ta vẫn không từ bỏ,đoàn kết quyết đấu tranh để giành lại đất nước của mình, quyết đấu tranh để bả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC

MÔN LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAMBÀI TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI

Trang 2

MỤC LỤC: Trang

3 Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc: -7

3.1 Ý thức đấu tranh chống xâm lược: -7

Trang 3

I Lời mở đầu:

Lịch sử văn hoá đóng vai trò quan trọng vì nó giúp ta hiểu biết những kiến thức cơbản về văn hóa, văn hóa học, các chức năng và đặc trưng của văn hóa Cho ta hiểu hơnvề văn hoá của con người, trong cách giáo dục đạo đức; phát huy dân chủ, đoàn kết vàgiữ gìn bản sắc văn hóa ở nhiều hình thức Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hìnhtôn giáo, tín ngưỡng Ngoài 14 tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận, Việt Nam cònthờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc … Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến họ,, những người anh hùng dũng cảm Lịch sử văn hóa ghi lại và diễn giải các sự kiện trongquá khứ liên quan đến con người thông qua môi trường xã hội, văn hóa và chính trịhoặc liên quan đến nghệ thuật và cách cư xử của từng thời kỳ Một trong những thờikỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc lâu nhất là 1000năm và đó là thời kì Bắc thuộc Thời kỳ này nước ta bị Trung Quốc thực hiện chínhsách đồng hóa, với ý đồ thôn tính nước ta Chính sách đồng hóa này bao trùm lên hầuhết các lĩnh vực đời sống của người Việt về vật chất, tinh thần và xã hội (kinh tế, ngônngữ, chữ viết, xã hội,…) Dù vậy người Việt ta vẫn không hoàn toàn chấp nhận hết màchỉ tiếp biến chúng, nghĩa là tiếp nhận và biến đổi, sáng tạo, biến cái của Trung Quốcthành cái riêng của mình, làm giàu cho bản sắc dân tộc, làn cho nền văn hóa thêmphong phú đa dạng và đặc sắc Nhóm em chọn đề tài này là để tìm hiểu, hiểu biết thêmvề lịch sử của đất nước, tìm hiểu về thời gian mà đất thước bị xâm lược lâu nhất đó là1000 năm và cách để người Việt ta chống lại sự áp bức đó Đây chính là cái hay củathời kỳ này, dù bị áp bức, đồng hóa suốt 1000 năm nhưng nhân dân ta vẫn không từ bỏ,đoàn kết quyết đấu tranh để giành lại đất nước của mình, quyết đấu tranh để bảo vệ nềnđộc lập, bảo vệ nền văn hóa của tổ tiên Có thể thấy được để có một đất nước hòa bìnhđộc lập như hôm nay, ông cha ta đã không ngừng đấu tranh, cực khổ hi sinh xươngmáu xuyên suốt 1000 năm để đổi lấy Vì vậy Bác Hồ đã từng nói “Các vua Hùng đã cócông dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Vì vậy bài Tiểu luận của nhóm em sẽ đi vào tìm hiểu những nét văn hóa của nước ta ởthời kỳ 1000 năm Bắc thuộc này

3

Trang 4

II Phân công công việc:

4

Số thứtự

1 Trương Thị Tuyết Hải Nguyên nhân dẫn đến Việt Nam bị

phương Bắc đô hộ, Bối cảnh lịch sử, tổng hợp bài, sửa bài, in bài 2 Lương Thị Thùy Linh Ý thức đấu tranh chống xâm lược,

kết cấu xã hội3 Nguyễn Ngô Quỳnh Như Lời mở đầu, Kinh tế, Nghệ thuật4 Tô Mỹ Phương Ngôn ngữ; tư tưởng, tôn giáo du

nhạp từ bên ngoài, kết luận

Trang 5

II.Nội dung:

1 Nguyên nhân dẫn đến Việt Nam bị phương Bắc đô hộ:

Triệu Đà vốn là một quan viên nhà Tần, đi theo quân Tần đánh chiếm Bách Việt ở phíaNam Năm 214 TCN, Triệu Đà được đưa lên làm huyện lệnh của huyện Long Xuyên đểcai quản người Việt ở vùng này Vào lúc nhà Tần sụp đổ (206 TCN), Triệu Đà đemquân chiếm cứ Lĩnh Nam và thành lập ra nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt VũVương, đóng đô ở Phiên Ngung Kể từ đó, nước Nam Việt của nhà Triệu được thànhlập

5

Trang 6

Nước Nam Việt bao gồm 3 quận đó là: Nam Hải, Quế Lâm Tượng Quận và tiếp giápvới Âu Lạc ở phía Bắc Miền Nam Việt Nam có đất rộng (gồm Quảng Đông, QuảngTây và một phần của Quý Châu ở phía Nam Trung Quốc), kinh tế trên đà phát triển,giao thông thuận lợi, vì nằm gần với nước Âu Lạc về phía Bắc => có điều kiện xâmlược Âu Lạc.

Năm 187 TCN, Lữ Hậu của nhà Hán lên cầm quyền và nhiều lần đưa ra các biện phápuy hiếp, làm suy yếu nền kinh tế Nam Việt Triệu Đà cắt đứt quan hệ với nhà Hán, tựxưng là Hoàng đế, tìm cách bành trướng thế lực và mở rộng lãnh thổ Triệu Đà đẩy mạnhcác hoạt động vũ trang xâm lược về phía Nam, hướng chủ yếu là Âu Lạc

Triệu Đà đã từng nhiều lần đem quân sang xâm lược Âu Lạc Nhưng trong lúc bấy giờ,lực lượng quốc phòng của nước Âu Lạc còn khá mạnh, không những có nỏ thần lợi hạimà còn có thành Cổ Loa kiên cố Dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương và nhữngtướng lĩnh suất sắc như Cao Lỗ, Nồi Hầu, nhân dân và tướng sĩ nước Âu Lạc đã nhiều lầnđánh tan quân Triệu, bảo vệ được đất nước không bị chiếm đoạt bởi Triệu Đà

Sau nhiều lần không thành công, Triệu Đà đã thay đổi chiến lược để xâm lược nước ta,dùng mưu kế xảo quyệt, xin giảng hòa với Âu Lạc bằng hình thức liên hôn, cầu hôn congái của An Dương Vương là công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy Lợidụng phong tục của người Việt và cho Trọng Thủy sang ở rể với mục đích là để điều tratình hình phân bố phòng vệ và các bí mật quân sự của kinh thành Cổ Loa, cũng như nướcÂu Lạc

6

Trang 7

Không chỉ vậy, Trọng Thủy còn mua chuộc các lạc hầu, lạc tướng nhằm làm suy yếu sựđoàn kết, chia rẽ nội bộ chính quyền Âu Lạc Nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu,Đinh Toán… bị bạc đãi, bị giết hại hay phải bỏ đi.

Vua An Dương Vương vì chủ quan sau những lần thắng lợi, mắc phải mưu kế của TriệuĐà, bị kẻ thù dồn vào tình thế cô lập, xa rời nhân dân, xa những người cương trực, tàigiỏi Vận mệnh nước Âu Lạc đứng bên bờ vực thẳm, sắp sụp đổ

Khi Trọng Thủy về nước báo tin, Triệu Đà liền đem quân sang xâm lược nước Âu Lạc,đánh vào kinh đô Cổ Loa An Dương Vương mất cảnh giác, bị động đánh trả và rất nhanhsau đó thì bị thất bại Năm 179 TCN, đất nước Âu Lạc bị rơi vào ách đô hộ của phongkiến phương Bắc là nhà Triệu trong suốt 1000 năm, thời kỳ này được gọi là thời Bắcthuộc và chống Bắc thuộc (179 TCN – 905)

2 Bối cảnh lịch sử:

Triệu Đà sáp nhập đất đai nước Âu Lạc vào NamViệt và chia thành 2 quận đó là Giao Chỉ (Bắc Bộ)và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ) Đứng đầu mọi quậnlà Điển sứ phụ trách về hành chính và một Tảtướng trông coi quân đội ở cấp huyện, chúng vẫngiữ nguyên chức Lạc tướng của người Việtnhưng không phải cống nạp cho họ Triệu

111 TCN, Hán Vũ Đế tiêu diệt Triệu Đà và tiến sau vào đất nước ta, chiếm thêm cácmiền đất cư trú ở phía nam của đèo Ngang, lập ra một quận mới là Nhật Nam Gộp 3quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam với các quận ở Trung Quốc thành Châu Giao ( hayGiao Châu)

Chính sách nhà Hán trong thời kỳ đầu vẫn kế tục chính sách của Nam Việt trước đây.Các chức Điển sứ và Tả tướng được thay bằng chức Thái thú và Đô úy Ở cấp huyện, Lạctướng mang danh hiệu mới là Huyện lệnh

7

Trang 8

*Thời kỳ Bắc thuộc này được chia làm ba giai đoạn:Bắc thuộc lần 1 (179 TCN 39): nhà Triệu, nhà Tây Hán.Bắc thuộc lần 2 (43 541): Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, Nhà tề,nhà Lương.

Bắc thuộc lần 3 (602 905): nhà Tùy, nhà Đường.

3 Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc: 3.1 Ý thức đấu tranh chống xâm lược:

Sự kiên cường bất khuất và thường trực không chịu khuất phục của con người Việt Namtrước sự ngang ngược hung tàn của bọn phong kiến phương Bắc Những tinh thần kiêncường bất khuất ấy đã bùng lên mạnh mẽ qua những trận khởi nghĩa tiêu biểu:

Bắc thuộc lần 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43): Hai bà Trưng là chị em ruột với nhau có

cha là tướng Mê Linh Trưng Trắc là chị còn Trưng nhị là em Vì khôngchịu được cảnh nước mất, bị bọn giặc Hán cướp bốc đô hộ, hai bà TrưngTrắc và Trưng Nhị đã đứng lên kêu gọi khởi nghĩa đấu tranh giành độc lập.Dù là phụ nữ nhưng tinh thần chiến đấu, ý chí không chịu khuất phục củahai bà đã mang lại những chiến công lớn lao cũng như bài học được TrưngTrắc và Trưng Nhị để lại vô cùng quý giá

Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc

Bắc thuộc lần 2:

8

Trang 9

 Khởi nghĩa Bà Triệu (248):Cuộc khởi nghĩa bùng nổ từ căn cứ Phú Điền,Bà Triệu cùng anh em nhà họ Lý lãnh đạo nghĩa quân tiến về phá các thànhấp của giặc ở quận Cửu Chân rồi đánh khắp Giao Châu Được tin, nhàNgô cử tướng Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh,vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân Thế giặc mạnh, nghĩa quânchống đỡ không nổi, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinhtrên núi Tùng.

Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh giặc

 Khởi nghĩa Lý Bí (542): Với xuất than là quan trưởng ở một địa phươngnhỏ ở Cửu Đức, Đức Châu (Hà Tĩnh) Ông từng thể hiện chống đối vớichính quyền đô hộ Ông yêu nước, hiểu rõ long dân vì bất bình với chế độphong kiến áp bức ông đã từ quan về quê ở huyện Thái Bình Sau này ôngcùng các hào kiệt các vùng đất ở Giao Châu (Việt Nam) xưa, đứng dậy đấutranh chống quân Lương Sau những chiến thắng của những cuộc nổi dậy ởchiến trường Tháng 2 - 554, Lý Bí đã tự xưng vương Đúc tiền riêng, niênhiệu nhà nước riêng (Vạn Xuân) đối chọi với nhà Lương ở phương Bắc

Trang 10

Khởi nghĩa Lý Bí (542)

Bắc thuộc lần 3: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722): thời đó Vua Đường có một phi tử với

nhan sắc diễm lệ nhưng tính tình thì ngược lại rất thất thường Bà DươngQúy Phi rất thích ăn quả lệ chi, chỉ có nước ta (An Nam lúc bấy giờ) mớicó Vì vậy vua Đường bất nhân dân nước ta cống nạp “quả lệ chi” (trái vải).Mùa lệ chi năm 722 Mai Thúc Loan cùng những người khác mang vải đicống nạp cho nhà Đường Tầm giữa trưa có một người trong đoàn di cốngnạp hái một quả vải ăn để giải khát thì bị lính nhà Đường dùng vũ khí đánhvào đầu, khi hắn định đánh thêm lần nữa liền bị Mai Thúc Loan đánh chếttại chỗ Sau vụ việc này trở thành một cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loanđứng đầu và bắt đầu lan rộng trên cả nước

Vẻ đẹp của Dương Qúy Phi Mai Thúc Loan giết hổ

trai là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm Nhân dân ở các vùngxung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được vùng đất của mình Khônglâu sau đó, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình Cao

10

Trang 11

Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, sau đó vì sinh bệnh mà chết PhùngHưng chiếm được thành, sắp đặt lại việc cai trị.

Khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 794)

 Giành thắng lợi và mang lại độc lập, vang danh sáng rực cho lịch sử nướcta là cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938): Ông là con rể và làtướng dưới trướng của Dương Đình nghệ Năm 937 Kiều Công Tiễn sát hạiDương Đình Nghệ, hành động phản tướng của Kiều Công Tiễn đã bị phảnđối kể cả họ Kiều của ông Bị cô lập, Kiều Công Tiễn sang cầu cứu quânNam Hán Ngô Quyền kéo quân ra bắc và giết chết phản tặc Kiều CôngTiễn, chuẩn bị chiến đấu với quân Nam Hán Chiến Thắng của ông trênsông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho thời kì Bắc Thuộccủa Việt Nam, giành lại tự do cho dân tộc

Trang 12

Trận chiến trên sông Bạch Đằng

3.2 Kết cấu xã hội:

Khi chưa bị các triều đại phương Bắc xâm lược và đô hộ xã hội Âu Lạc đã có sự phânhóa đẳng cấp giữa tầng lớp quý tộc và nhân dân công xã Có sự phân biệt giữa ngườigiàu người nghèo, là cơ sở kinh tế-xã hội đưa đến sự ra đời của nhà nước, Văn Lang-Âu Lạc vào khoảng thế kỷ VI- thế kỷ III trước CN

Từ lúc bị Triệu Đà và các triều đại khác ở phía Bắc xâm chiếm đô hộ đất nước VănLang-Âu Lạc đã bị xem là nước chư hầu, biến thành quận huyện của phong kiến TrungQuốc, nhà nước Việt cổ với thiết chế xã hội là chế độ lạc tướng đã bị xoá bỏ

Bảng mô tả cơ cấu xã hội Văn Lang, Âu Lạc và thời Bắc thuộc

Chính sách đô hộ, tàn bạo của nhà nước phía Bắc đã kìm lại sự phát triển của kinh xã hội và văn hóa nhà nước ta Người dân Âu Lạc từ từng làm chủ đất nước của chínhmình đã trở thành kẻ phục tùng của nước láng giềng phương Bắc

Mối quan hệ xã hội bao trùm trong suốt thời Bắc thuộc Nhà nước Âu Lạc cũ là quanhệ giữa kẻ thống trị ngoại tộc (chính quyền đô hộ), nhân dân lao động nước ta (nôngdân, thợ thủ công và các tầng lớp lao động khác)

12

Trang 13

Về danh nghĩa tất cả đất đai của nước Âu Lạc đều thuộc quyền sở hữu cao nhất củanhà nước đô hộ Nông dân Âu Lạc phải nộp tô thuế cao, đi lao động cho chính quyềnngoại bang Bởi những chính sách bóc lột nặng nề của chính quyền, bọn quan lại đãlàm cho nhân dân ta nhiều nơi bị phá sản, nghèo đói

Bọn đô hộ còn tích cực đẩy mạnh chính sách đồn điền, xâm chiếm ruộng đất của cáclàng xã, phường và bắt nhân dân ta cày cấy, nộp tô thuế nặng Thực trạng xã hội ở thờiBắc thuộc rất đáng chú ý là sự di dân từ phương Bắc vào đất nước ta ngày càng mộttăng và không có giấu hiệu giảm

Bộ máy phong kiến phương Bắc từ cấp bộ, quân xuống đến huyện ngày càng được bổsung, tăng cường rất đông đảo còn có cả gia đình, dòng họ và bà con của bọn quan lạiđô hộ đã đi sang lập nghiệp trong thời gian dài ở nhà nước Âu Lạc cũ Vào cuối đờiĐông Hán rồi cuối đời Tây Tấn và thời Tam Quốc do loan ở Trung Quốc xảy ra NgườiHán đã vượt biên giới sang nước ta để bắt đầu phát triển một cuộc sống mới Nhờ cóthế lực của chính quyền đô hộ, một số người đã lấn chiếm ruộng đất của các làng xã,gia nhập hàng ngũ giai cấp bóc lột và thống trị Nhiều nông dân công xã tự do bị phásản trở thành nông dân tá điền lê thuộc các địa chủ Hán tộc

Do sinh sống lâu dài, trải qua nhiều thế hệ nhiều quý tộc và quan lại dân Hán lậpnghiệp ở nước ta đã bị Việt hoá Người Hán Việt hóa ngày càng đông trở thành một bộphận của tầng lớp phong kiến bản địa sau này

Tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt hình thành tử sự phân hóa xã hội thờiVăn Lang-Âu Lạc tiếp tục tồn tại và ngày càng mở rộng thế lực kinh tế dù bị chínhquyền đô hộ chèn ép khống chế Do sự bất lực của chính quyền đô hộ trong việc kiểmsoát các làng xã người Việt, họ vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tíntrong nhân dân người Việt Đây cũng là tầng lớp quý tộc bản địa có nhiều mâu thuẫnvới bọn quan lại và chính quyền độ hộ phương Bắc

Ba thế kỷ ách xâm lược Giao Châu nhà Đường đã thực hiện nhiều biện pháp như tổchức lại các đơn vị hành chính theo phương Bắc chia huyện làm tiểu hương, đạihương, xã lớn, xã nhỏ Nhà Đường lại cho kê khai sổ hộ, định thuế các loại tô, dung,cho phép các chính quyền đô hộ cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta làm ruộng côngdo chính quyền đô hộ quản lý, ban cấp ruộng đất, chức phận cho bọn quan lại cao cấp Những chính sách và biện pháp nói trên thực hiện trong nhiều thế kỷ, rõ ràng đã cóảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hóa xã hội người Việt Như vậy là, dưới thời Bắcthuộc, xã hội Việt Nam đã có một sự chuyển biến, đã hình thành một tầng lớp địa chủ

13

Trang 14

có thế lực ở địa phương Mặc dù vậy, đại bộ phận cư dân là nông dân sống trong cáclàng xã mang tính tự trị Những bộ phận rơi xuống địa vị nô lệ hoặc là nông dân lệthuộc cày ruộng nộp tô thuế cho bọn quan, hào trưởng địa phương.

3.3 Về kinh tế:

3.3.1 Kinh tế Bắc thuộc lần 1:

Chủ yếu dựa vào nông nghiệp, có sự tiếp thu kỹ thuật từ phương Bắc trong sản xuất thủcông nghiệp và chịu ảnh hưởng nhiều về thương mại của Trung Quốc với những nướckhác

về nông nghiệp:

Phương thức và công cụ sản xuất:

 Cơ sở kinh tế thời kỳ này là nông nghiệp tàn dư của công cụ đá (rìu, cuốcđá), gỗ (mai, vồ ), nhiều công cụ đồng thau (lưỡi cuốc, cày, xẻng, rìu,hái ) và một số nông cụ sắt (có rìu sắt lưỡi xéo phỏng chế rìu đồng ĐôngSơn)

 Vẫn còn sót lại tàn dư phương thức sản xuất "hỏa canh", đó là việc đốtnương rẫy ở miền núi quận Giao Chỉ và Cửu Chân, họ có quan hệ mật thiếtvới hoạt động săn bắn Ngoài ra cũng còn tàn dư của phương thức "thủynậu", là đưa nước vào ruộng ngâm cho chết cỏ, dùng trâu và người giẫm

14

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:55

w