1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tin đồn và dư luận xã hội ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trong xã hội như thế nào phân tích đặc điểm dư luận xã hội qua 1 sự kiện hiện tượng diễn ra trong thời gian gần đây

18 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tin đồn và dư luận xã hội ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trong xã hội như thế nào? Phân tích đặc điểm dư luận xã hội qua 1 sự kiện, hiện tượng diễn ra trong thời gian gần đây.
Tác giả Lê Văn Khánh Linh, Võ Lê Trâm, Huỳnh Ngọc Kim Trang, Bùi Thị Kim Ngân, Phạm Nhật Anh
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Kim Liên
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Dư luận xã hội có thể tạo ra hoặc tăng cường nhu cầu và sự quan tâm đối với một chủ đề cụ thể thông qua việc thảo luận và chia sẻ trên các nền tảng xã hội và điều này có thể ảnh hưởng đế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG

MÔN XÃ HỘI HỌC

§§§§§&&§§§§§

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

ĐỀ TÀI : Tin đồn và dư luận xã hội ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trong xã hội như thế nào? Phân tích đặc điểm dư luận xã hội qua 1 sự kiện, hiện tượng diễn ra trong thời gian gần đây

Nhóm sinh viên thực hiện : nhóm Xanh dương

Lớp học phần : Xã hội học 232_71SOCI20252_07

GVHD : ThS Phan Thị Kim Liên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Văn Lang đã tạo điều kiện đưa môn học Xã hội học vào chương trình đạo tạo ngành Quan hệ công chúng – Truyền trông và cũng như những ngành khác Đối với sinh viên ngành Quan hệ công chúng, em hiểu rõ sự cần thiết của môn học này trong thực tiễn

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Phan Thị Kim Liên, cô là người trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền đạt và hướng dẫn chúng em trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận này Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức trong suốt quá trình học tập và tìm kiếm thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn nhiều hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Rất mong được

sự góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em chân thành cảm ơn quý thầy cô !

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ

Họ và tên Mã số sinh viên Đánh giá

Lê Văn Khánh Linh 2373201080683 100%

Võ Lê Trâm 2373201041619 100% Huỳnh Ngọc Kim Trang 2373201081609 100% Bùi Thị Kim Ngân 2373201080834 100% Phạm Nhật Anh 2273201080100 100%

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU _ 5

1 Lý do chọn đề tài 5

1 Bài báo nghiên cứu _ 5

2 Khách thể nghiên cứu _ 5

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu _ 6

4 Câu hỏi nghiên cứu 6

5 Giả thuyết nghiên cứu 6

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1 Khái niệm dư luận xã hội 7

2 Đặc điểm của dư luận xã hội _ 8

3 Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến hoạt động truyền thông trong

xã hội hiện nay _ 9

PHẦN III DƯ LUẬN CỦA SINH VIÊN NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BÀI BÁO “SINH VIÊN MẶC ĐỒ HỞ RỐN, HỞ NGỰC, QUẦN NGẮN ĐI HỌC TỰ

DO CÁ NHÂN HAY THIẾU Ý THỨC.” 10

1 Thực trạng 10

2 Dư luận về bài báo 11

3 Ảnh hưởng 13

PHẦN IV KẾT LUẬN 14 PHẦN V BẢNG KHẢO SÁT _ 15

Trang 5

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, có vai trò lớn trong việc hình thành dư luận xã hội bằng cách truyền tải thông tin, ý kiến và quan điểm đến với công chúng Các nội dung trên mạng xã hội thường được chia sẻ rộng rãi và có thể ảnh hưởng lớn đến quan điểm của cộng đồng Dư luận xã hội có thể tạo ra hoặc tăng cường nhu cầu và sự quan tâm đối với một chủ đề cụ thể thông qua việc thảo luận và chia sẻ trên các nền tảng xã hội và điều này có thể ảnh hưởng đến việc các phương tiện truyền thông quyết định báo cáo về chủ đề đó Dư luận

xã hội có thể thúc đẩy sự tương tác giữa công chúng và phương tiện truyền thông qua việc chia sẻ và bình luận về các nội dung truyền thông Điều này có thể tạo một môi trường tương tác và thú vị hơn cho độc giả và người xem Dư luận xã hội có thể tạo ra sự phản ứng và phản biện đối với các thông tin được truyền đạt qua phương tiện truyền thông, nếu một câu chuyện dây tranh cãi, nó có thể lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và tạo ra sự chú ý lớn đối với các phương tiện

truyền thông Chính vì những điều trên, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Dư

luận xã hội ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trong xã hội như thế nào? Phân tích đặc điểm dư luận xã hội qua 1 sự kiện, hiện tượng diễn ra trong thời

ngành Thiết kế thời trang trường Đại học Văn Lang về bài bài báo "Sinh viên mặc đồ hở rốn, hở ngực, quần ngắn đi học Tự do cá nhân hay thiếu ý thức”.”

2 Bài báo nghiên cứu

(https://tuoitre.vn/buc-xuc-viec-sinh-vien-mac-ho-nguc-ho-ron-len-truong-20240311105028047.htm)

3 Khách thể nghiên cứu : sinh viên ngành Thiết kế thời trang trường Đại học

Văn Lang các khoá K26, K27, K28, K29 và các anh chị cựu sinh viên cùng ngành

Trang 6

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Chúng em chỉ nghiên cứu anh/chị/bạn sinh viên ngành Thiết kế thời tranh vì tính chất nghành này đòi hỏi sự sáng tạo, chịu thể hiện cái tôi, các tính, cách thể hiện rõ ràng nhất là qua trang phục, vậy nên các bạn có thể hiểu rõ nhất về việc ăn mặc thế nào là phản cảm và thế nào là phong cách cá nhân Bên cạnh đó, chúng em tiến hình nghiên cứu thêm về anh chị cựu sinh viên cùng ngành vì sẽ có thêm nhiều ý kiến, nhận định của thế hệ đi trước

5 Câu hỏi nghiên cứu

a) Sự đồng tình hay phản đối của sinh viên ngành Thiết kế thời trang đối với bài báo “Sinh viên mặc đồ hở rốn, hở ngực, quần ngắn đi học Tự do cá nhân hay thiếu ý thức.”

b) Sự đồng tình hay phản đối của sinh viên ngành Thiết kế thời trnag khi cho rằng việc mặc đồ phản cảm khi đi học là một vấn đề quan trọng ?

c) Tại sao sinh viên có những quan điểm khác nhau về bài báo “Sinh viên mặc đồ

hở rốn, hở ngực, quần ngắn đi học Tự do cá nhân hay thiếu ý thức.” ?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Đồng tình hay không đồng tình với bài báo “Sinh viên mặc đồ hở rốn, hở

ngực, quần ngắn đi học Tự do cá nhân hay thiếu ý thức.”

- Sinh viên đồng tình với bài báo trên Sinh viên nhận thấy việc ăn mặc phản cảm tạo ra một môi trường học đường thiếu chuyên nghiệp, thiếu ý thức và không tôn trọng mọi người xung quanh Có thể tạo nên nhiều cơ hội cho việc quấy rối tình dục, sự an toàn của bản thân Có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ cộng đồng, gây nên những làn sóng dư luận ảnh hưởng đến hình ảnh, danh tiếng nhà trường

- Sinh viên phản đối với bài báo Sinh viên cho rằng mỗi người đều có quyền

tự do cá nhân bao gồm về vấn đề ăn mặc Nhất là đối với môi trường năng động như trường Đại học Văn Lang thì việc thể hiện cá nhân rất bình

thường Sinh viên ủng hộ việc tôn trọng và chấp nhận sự đa dạng trong phong cách cá nhân, họ không muốn bị kìm chế

Đồng tình hay không đồng tình ăn mặc phản cảm là vấn đề quan trọng

- Sinh viên đồng tình với quan điểm ăn mặc phản cảm khi đi học là một vấn

đề quan trọng vì họ cho rằng môi trường học tập cần giữ gìn sự chuyên

Trang 7

nghiệp Họ cho rằng việc chọn một trang phục phản cảm không chỉ là một vấn đề quyền tự do cá nhân mà còn là một vấn đề ý thức và tôn trọng người xung quanh Sinh viên tin rằng việc ăn mặc phản cảm còn có thể tạo nên sự phân biệt đối xử và đánh giá không công bằng dựa trên vẻ bề ngoài

- Sinh viên không đồng tình quan điểm ăn mặc phản cảm khi đi học là một vấn đề quan trọng vì họ tin rằng quyền tự do cá nhân là họ có thể mặc gì họ muốn, miễn là không gây ra sự không thoải mái hoặc xúc phạm người khác Sinh viên phản đối việc xem xét và đánh giá người khác dựa trên cách họ ăn mặc Sinh viên cho rằng chuẩn mực về trang phục đã thay đổi trong xã hội hiện đại và không nên giữ nguyên

Tại sao có nhiều quan điểm khác nhau về bài báo

- Sinh viên có nhiều quan điểm khác nhau về bài báo có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố Sự đa dạng văn hoá vùng miền, môi trường đại học rộng lớn quy tụ nhiều vùng miền khác nhau, ở đâu cũng có giá trị văn hoá, quan niệm riêng Vì vậy nên việc ăn mặc cũng có thể phụ thuộc vào nền văn hoá của mỗi người Sự khác biệt về giáo dục và giáo dục đạo đức cũng có ảnh hưởng lớn đến quan điểm của mỗi người về các vấn đề xã hội Một người được giáo dục trong một môi trường chuẩn mực, nghiêm túc có quan điểm khác biệt so với người được phát triển trong một môi trường tự do Trải nghiệm cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng khi hình thành lối suy nghĩ của mỗi người, những ai có kinh nghiệm tiêu cực liên quan đến vấn đề ăn mặc phản cảm có thể có quan điểm tiêu cực hơn những người chưa gặp phải Giá trị cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan điểm mỗi người, mỗi người có những giá trị và ưu tiên riêng, điều này ảnh hưởng đến cách họ đánh giá và đối xử với các vấn đề xã hội như việc ăn mặc

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm dư luận xã hội

- Theo B.K.Paderin : “Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu

là các ý kiến thể hiện sự phản xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc

Trang 8

không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái dộ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động cạm đến các lợi ích chung của họ.”

- Hoặc theo Glen M.Broom thì “Dư luận xã hội được hình thành từ một nhóm người, họ trao đổi và cùng nhau xác định rõ bản chất của vấn đề là gì, tại sao vấn đề này lại làm xã hội lo lắng hoặc vui mừng và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề đó.”

- Trong tiếng Việt, “dư luận xã hội” còn được gọi theo những cách khác nhau bằng những thuật ngữ tương đương như công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, … Thuật ngữ này xuất hiện nhiều trong một số ngành khoa học như chính trị học, triết học, tâm lý học,… nhưng đến nay vẫn “không có một định nghĩa được chấp nhận chung” Do đó hiểu một cách chung nhất thì

“dư luận xã hội” là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận trao đổi trong xã hội Nói cách khác, nó là kết quả của quá trình thảo luận xã hội

- Dư luận xã hội khác với tin đồn Tin đồn cũng là một hiện tượng xã hội và

có nhiều điểm tương tự như dư luận xã hội Tuy nhiên, dư luận xã hội

thường xuất phát từ sự thật, từ những chủ thể có liên quan tuyên bố, được truyền thông chính thức, thông tin chính thống; còn tin đồn thường không có nguồn gốc cụ thể

(https://tuyengiao.yenbai.gov.vn/tin-hoat-dong-tong-hop/detail?article=Ban-ve-khai-niem-Du-luan-xa-hoi-#)

2 Đặc điểm của dư luận xã hội

- Đa dạng ý kiến : dư luận xã hội thường phản ánh sự đa dạng của ý kiến và suy nghĩ trong một cộng đồng; không phải tất cả mọi người đều có cùng một quan điểm về một vấn đề cụ thể và dư luận thường phản ánh sự phức tạp của các quan điểm này

- Tính khuynh hướng : dư luận xã hội mang tính chất mở, luôn tỏ thái độ, có thể là đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình nhưng nhất thiết là phải có ý kiến về một vấn đề nào đó; dư luận xã hội trong bắt buộc người ta theo một quan điểm duy nhất và mãi mãi, ngược lại người

ta có thể thay đổi quan điểm theo thời gian, quá trình theo dõi sự kiện

Trang 9

- Tính biến đổi : dư luận xã hội có thể được hình thành và ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa các thành viên của cộng đồng; các ý kiến và suy nghĩ có thể lan truyền qua mạng xã hội, phương tiện truyền thông và các cuộc trò

chuyện trực tiếp giữa cá nhân

- Sự phản ứng đối với sự kiện và thông tin : dư luận xã hội thường được hình thành dựa trên phản ứng của cộng đồng đối với các sự kiên, thông tin và vấn

đề xã hội; những phản ứng này có thể bao gồm nhiều cảm xúc và có thể ảnh hưởng đến các quyết định và hành động của cộng đồng

- Sự ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông : phương tiện truyền thông có vai trò quan trọng trong việc hình thành và lan truyền dư luận xã hội bằng cách truyền tải thông tin, ý kiến và quan điểm đến công chúng; sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông có thể làm thay đổi ý kiến và suy nghĩ của một cộng đồng

3 Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến hoạt động truyền thông trong xã hội hiện nay

a) Dư luận xã hội cung cấp nguồn sự kiện và vấn đề cho truyền thông

- Dư luận xã hội phản ánh ý thức của công chúng với những biểu hiện thực tế

và đa dạng, những cảm xúc, thái độ của công chúng về một sự kiện, hiện tượng liên quan đến mọi mặt trong cuộc sống Sự hỗ trợ của truyền thông làm cho dư luận xã hội càng được lan truyền nhanh chóng và phát tán rộng rãi Hiểu dư luận xã hội là hiểu được công chúng đang nghĩ gì Dư luận xã hội là nguồn thông tin quan trọng cung cấp cho truyền thông, nguồn tin đề cập đến các sự kiện và vấn đề đa chiều, đa dạng, đầy đủ và chân thực Nếu như nguồn tin từ dư luận xã hội có thể xem như chất liệu chính thì người làm truyền thông có thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh

b) Dư luận xã hội làm tăng tương tác và tham gia của người dùng

- Dư luận xã hội tạo ra một môi trường tương tác mạnh mẽ hơn giữa người dùng và nội dung truyền thông Người dùng có thể bình luận, chia sẻ, tương tác trực tiếp với các sự kiện, hiện tượng, thông điệp truyền thông

c) Dư luận xã hội thúc đẩy sự lan truyền nhanh chóng của thông tin

Trang 10

- Dư luận xã hội đã làm cho việc lan truyền thông tin trở nên nhanh chóng Bất kì tin tức, sự kiện, hiện tượng hoặc thông tin nào có sức hấp dẫn đều có thể lan truyền rộng rãi trong thời gian ngắn thông qua việc chia sẻ trên các nền tảng xã hội

d) Dư luận xã hội tạo ra nhu cầu và xu hướng mới

- Dư luận xã hội thường tạo ra hoặc tăng cường nhu cầu và xu hướng mới trong nội dung truyền thông Các hastag, thử thách, trend bắt nguồn từ dư luận xã hội rất nhiều và có thể tạo ra sự chú ý lướn đối với các nội dung truyền thông

e) Dư luận xã hội tăng cường tầm ảnh hưởng cá nhân

- Dư luận xã hội tăng cường tầm ảnh hưởng của các người dùng đối với nội dung truyền thông Người dùng có thể trở thành người có ảnh hưởng

(influencers) với số lượng người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội, có khả năng ảnh hưởng đến ý kiến và quan điểm người khác

f) Dư luận xã hội thúc đẩy sự đa dạng và đa chiều quan điểm

- Dư luận xã hội thúc đầy sự đa dạng và đa chiều trong quan điểm và ý kiến Các diễn đàn trực tuyến và mạng xã hội cho phép người dùng thảo luận và chia sẻ quan điểm của họ giúp cho các quan điểm khác nhau được phản ánh

và thảo luận

PHẦN III DƯ LUẬN CỦA SINH VIÊN NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG VỀ BÀI BÁO “SINH VIÊN MẶC ĐỒ HỞ RỐN, HỞ NGỰC, QUẦN NGẮN ĐI HỌC TỰ

DO CÁ NHÂN HAY THIẾU Ý THỨC.”

1 Thực trạng

- Các bạn sinh viên trường Đại học Văn Lang là những bạn trẻ năng động, sáng tạo, cá tính đi kèm với đó là một tinh thần tự do trong phong cách Các bạn sinh viên hiện nay thường thể hiện sự đa dạng trong phong cách ăn mặc,

Trang 11

trang phục thoải mái cho đến trang phục chính thống và lịch sự Đa số sinh viên đều ưa chuộng phong cách đơn giản và thoải mái

- Các bạn sinh viên ảnh hưởng phong cách thời trang mạng xã hội hoặc tạo ra phong cách riêng của mình dựa trên sở thích và cá tính Nhưng nhiều bạn đang lạm dụng về việc ăn mặc thời trang, xu hướng, thể hiện cái tôi quá mức qua việc ăn mặc hở hang quá nhiều, phản cảm trong môi trường học đường

- Là một môi trường năng động, sáng tạo, nhà trường có thể cho phép sinh viên thoải mái khi đi học, nhưng dường như các bạn sinh viên cố tình hiểu lầm sự thoải mái mà nhà trường đề cập đến Các bạn cố tình hay vô ý diện những bộ trang phục thoải mái quá đà, hở hang, phản cảm tạo ra một môi trường thiếu chuyên nghiệp Nhiều bạn thoải mái đến mức thái quá khi mặc

đồ ngủ đi học, quần short hay váy quá ngắn, áo quá hở,…

- Theo bảng khảo sát của nhóm, các khoá của ngành Thiết kế thời trang

trường Đại học Văn Lang từ mọi giới tính phần lớn đều đã từng gặp phải tình trạng ăn mặc không phù hợp trong trường học, chiếm tỉ lệ đến 74,5%

2 Dư luận về bài báo

- Nguyên nhân khiến các bạn sinh viên hiện nay ăn mặc quá thoải mái khi đến trường là vì các bạn chịu ảnh hưởng từ việc giới trẻ hiện nay phải ăn mặc “hở một tí” thì mới gọi là sành điệu, hợp thời hoặc các bạn muốn thể hiện tính cá nhân và sự tự do, họ muốn thay đổi quy chuẩn hoặc họ cố tính đánh tráo ý nghĩa từ “thoải mái” mà nhà trường đề cập, thiếu nhận thức về quy chuẩn ăn mặc khi đi học

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w