DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1: Những mạng xã hội thường được người dân thành phố Hà Nội sửdụng để tiếp cận thông tin về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19...53Biểu đồ 2.2: Nội dung chủ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ TRONG CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2 Quy trình xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội 13
1.3 Sự cần thiết phải xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm phòng vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội 18
Tiểu kết chương 1 22
CHƯƠNG 2: XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ VỀ CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 23
2.1 Khái quát về thành phố Hà Nội và công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay 23
2.2 Thực trạng xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay 47
2.3 Nguyên nhân đạt được những thành tựu trong xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội 58
2.4 Nguyên nhân xuất hiện các hạn chế trong xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội 62
Tiểu kết chương 2 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ VỀ CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 68
3.1 Một số giải pháp tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay 68
Tiểu kết chương 3 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 2DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Những mạng xã hội thường được người dân thành phố Hà Nội sửdụng để tiếp cận thông tin về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 53Biểu đồ 2.2: Nội dung chủ yếu của tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xinphòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội 54Biểu đồ 2.3: Mức độ xuất hiện của các tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay 64Biểu đồ 2.4: Đánh giá công tác xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xinphòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay 67
Trang 4Hình 2.1: Hình ảnh cô gái “khoe” việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mà không
cần đăng ký (Ảnh báo Vietnamplus) 57
Hình 2.2: Đối tượng Vương Đức Toàn tại buổi làm việc với lực lượng cơ quan
chức năng (Ảnh báo Tuổi trẻ Thủ đô) 58
Hình 2.3: Đối tượng N.T trong buổi làm việc tại cơ quan công an (Ảnh báo
Công an nhân dân) 59
Hình 2.4: Hai website lan truyền thông tin giả về công tác tiêm vắc-xin phòng
Covid-19 (Ảnh báo Thanh niên) 60
Hình 2.5: Tài khoản mạng xã hội Zalo của Sở Thông tin và Truyền thông thànhphố Hà Nội – nơi cập nhập các thông tin thiết thực về tình hình dịch bệnh 64
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nếu như trước đây chiến tranh hay đói nghèo chính là điều mà con người
lo ngại, thì giờ đây, ở thời kỳ mà công nghệ số lên ngôi, mạng lưới thông tinbước vào thời kỳ bùng nổ thì những hệ lụy liên quan đến nó, đặc biệt là vấn nạntin đồn, tin giả, lại càng trở nên sục sôi hơn bao giờ hết
Trong thế kỉ 21, con người phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh kinhhoàng mang tên Covid-19 Covid-19 là căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lannhanh và có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người Bên cạnh
đó, trên mặt trận truyền thông, một loại virus khác cũng đã xuất hiện cùng vớiđại dịch và để lại hệ lụy nghiêm trọng không kém, đó chính là vấn nạn tin đồn,tin giả
Ở giai đoạn đầu, các loại tin đồn, tin giả chủ yếu xoay quanh việc phòng,chống dịch bệnh thì sang giai đoạn tiếp theo, khi vắc-xin xuất hiện và được đưavào sử dụng, tình trạng tin đồn, tin giả lại bắt đầu có những diễn biến đặc biệtnghiêm trọng hơn Trong tháng 7/2021, tại Nhật Bản đã có tới 110.000 bàiđăng lan truyền thông tin tiêm vắc-xin có thể dẫn tới vô sinh Indonesia pháthiện và gỡ bỏ 2.000 tin giả liên quan đến việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19.Tin giả cũng gây ra tâm lý lo ngại khi tiêm vắc-xin cho người dân Trong mộtcuộc khảo sát hồi tháng 6/2021 tại Philippines, có 36% người dân không muốntiêm vắc-xin Tại Nhật Bản tính đến tháng 7/2021, chỉ có khoảng 45% dân sốtrong độ tuổi 20, 30 đã tiêm hoặc muốn tiêm phòng Đầu tháng 9/2021, cókhoảng 30% dân số ở Anh, Israel chưa được tiêm vắc-xin và con số này ở Mỹlên tới 40% [1]
Tại Việt Nam, mặc dù tỉ lệ bao phủ vắc-xin được WHO đánh giá cao khitính đến tháng 11/2021 tỉ lệ bao phủ ít nhất một liều vắc-xin của Việt Nam/dân
số xếp thứ 4 trong khu vực (sau Singapore, Campuchia và Brunei) [9] Tuy
Trang 6nhiên, tình trạng tin đồn, tin giả liên quan đến chính sách tiêm vắc-xin phòngCovid-19 trên cả nước nói chung và đặc biệt là thành phố Hà Nội nói riêng đãgây nên những tác động tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch bệnh của cảnước.
Ngày 07/5/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kếhoạch số 118/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 chongười dân trên địa bàn thành phố năm 2021 - 2022 Đến ngày 21/7/2021, Ủy bannhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành phương án “Triển khai chiến dịch tiêmchủng vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố” với những quy định rõràng
Tuy nhiên ngay trong giai đoạn triển khai chính sách tại thành phố, hàngloạt những thông tin trái chiều, chưa được kiểm chứng xuất hiện trôi nổi trênInternet, mạng xã hội,… như vắc-xin không an toàn vì được tạo ra quá nhanh,vắc-xin sẽ làm thay đổi DNA của con người, phân bổ vắc-xin không đồng đều,vắc xin có thể gây vô sinh,…khiến cho dư luận vô cùng hoang mang, lo lắng,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình tiêm vắc-xin của thành phố Hà Nội
Đứng trước thực trạng tin đồn, tin giả tràn lan, đặc biệt là trong thời kỳtiêm vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh, nhiều quốc gia đã đặt ra những biện phápchế tài nghiêm khắc đối với loại “virus” trên mặt trận thông tin này Singaporeban hành đạo luật chống thông tin sai trái và thao túng trên mạng, với án tù lêntới 10 năm; Thái Lan đề ra mức phạt tiền hoặc phạt tù lên đến 5 năm,… [21].Tại Việt Nam, ở Hà Nội cũng như tất cả các tỉnh thành, việc cung cấp, chia sẻthông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tíncủa cơ quan, tổ chức,… trong thời kỳ Covid-19, sẽ bị phạt hành chính từ 5-10triệu đồng đối với các cá nhân, 10-20 triệu đồng đối với các tổ chức theo khoản
1 Điều 101 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vôtuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử Bên cạnh đó, tùy vào tính
Trang 73chất, mức độ vi phạm, hành vi tung tin giả liên quan đến dịch Covid-19 có thể bịtruy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 7 năm tù theo Điều 288 Bộluật hình sự số 100/2015/QH13.
Có thể thấy, thực trạng tin đồn, tin giả đang diễn ra vô cùng nghiêmtrọng, đặc biệt là ở thành phố lớn, trung tâm thủ đô của đất nước như Hà Nội.Những thông tin giả nhằm vào các chính sách bao phủ vắc-xin phòng ngừaCovid-19 ở thành phố đã và đang là những mối hiểm họa gây ảnh hưởng trựctiếp đến sức khỏe và cả đời sống tinh thần của người dân Nếu Covid-19 cần cómũi vắc-xin để ngăn chặn sự phát triển của nó thì loại virus mang tên tin đồn,tin giả cũng cần có những quy trình xử lý nghiêm ngặt để có thể hạn chế sự lâylan của nó trong cộng đồng đến mức tối đa Việc bao phủ vắc-xin có thể đạtđược hiệu quả tốt hay không, người dân có thể tiếp cận với nguồn thông tinchính thống về vắc-xin hay không, một phần quan trọng là phụ thuộc vào khảnăng xử lý những con virus trên mặt trận thông tin của thành phố nói riêngcũng như cả nước nói chung Vì vậy, tác giả muốn tiến hành nghiên cứu thựctrạng của việc xử lý tin tức đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòngCovid-19 ở thành phố Hà Nội hiện nay để từ đó phát hiện những vấn đề đangcòn tồn tại cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm tăng cường xử lývấn nạn tin đồn, tin giả, đem lại một không gian mạng trong sạch, lành mạnh -nơi cung cấp thông tin hiệu quả nhất cho người dân Tác giả lựa chọn đề tài
“Xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa nhất định về mặt lý
luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài mà tác giả đãtìm hiểu bao gồm:
- Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội: Cuốn sách là công trình nghiên cứu của
Trang 8Giáo sưMichael Schudson – giảng viên ngành Thông tin liên lạc và Xã hội họccủa đại học California (Mỹ) Cuốn sách là góc nhìn của ông về tin tức hay sự lantỏa của thông tin trong thời đại mới Với ông, tin tức truyền thông đơn giản chỉ
là phản ánh thế giới nhưng đôi khi nó cũng là khẩu hiệu tuyên truyền, đề caoquan điểm của các đảng phái Bên cạnh đó cuốn sách còn đề cập đến sự pháttriển của báo chí, truyền thông, hoạt động đưa tin hay bản chất và thông lệ củaphỏng vấn
- Vaxilépva và L.A (2004), Chúng tôi làm tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội:
Cuốn sách đề cập đến các phương diện quan trọng của báo chí hiện nay, điểnhình như các công tác thu thập, đưa tin Một số phương pháp lấy tin, đưa tin,nguyên tắc tiếp xúc chọn lọc thông tin cơ bản của nhà báo trong những tìnhhuống khác nhau
- Ngô Thị Hồng Hạnh (2019), Tin tức giả trên mạng xã hội và vai trò định hướng của báo chí Việt Nam (Nghiên cứu các trường hợp trên mạng xã hội từ 3/2017 - 3/2019), luận văn thạc sĩ ngành Báo chí, Viện Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền Luận văn khái quát về mối quan hệ giữa các đặc tính và cơchế lan truyền tin tức của các mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam với một gócnhìn chân thực, khách quan; đồng thời xác định rõ tin tức giả là gì, khảo sát cáctrường hợp tin tức giả điển hình trên mạng xã hội trong thời gian từ tháng3/2017 - 3/2019 Ngoài ra, luận văn còn đánh giá mức độ ảnh hưởng, cách ứngphó với tin tức giả trên mạng xã hội và rút ra các bài học kinh nghiệm cụ thể từnhững đánh giá trên
- Phan Văn (2000), Thông tin học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội:
Đây là cuốn sách nêu lên góc nhìn bao quát về ngành thông tin học Thông tinhọc trình bày những quy luật, phương pháp, phương tiện trong quá trình xử lýthông tin nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này trong nhiều lĩnh vực hoạtđộng như: sản xuất, quản lý, văn hóa, khoa học và công nghệ,…
Trang 9- Hoàng Hà My (2021), Tác động của tin giả (fake news) trên mạng xã hộiđối với công chúng của Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ ngành Báo chí, Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn nghiên cứu về thực trạng tin giảtrên mạng xã hội hiện nay, những tác động tiêu cực của nó đối với đời sống xãhội cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tin giả trên nền tảngkhông gian mạng hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích của khóa luận là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động
xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố
Hà Nội hiện nay Trên cơ sở đó, khoá luận đề xuất một số giải pháp tăng cường
xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố
Hà Nội hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận liên quan đến thực trạng xử lý tin
đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của công tác xử lý tin
đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nộihiện nay
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác xử lý tin đồn, tin
giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 10Khóa luận nghiên cứu hoạt động xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêmvắc-xin phòng Covid-19 tại Hà Nội hiện nay.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận: Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động xử lý tin đồn, tingiả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay
+ Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu kết hợp với phương pháplogic- lịch sử, phương pháp anket sử dụng câu hỏi đóng để tiến hành khảo sát
6 Đóng góp mới của khóa luận
Khóa luận làm rõ thực trạng của công tác xử lý tin đồn, tin giả về chínhsách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay, đánh giá ưuđiểm cũng như hạn chế còn tồn tại trong quá trình xử lý, qua đó đưa ra các giảipháp nhằm tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòngCovid-19 tại thành phố Hà Nội
7 Kết cấu khóa luận
Trang 117Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài luận gồm 3chương và tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xử lý tin đồn, tin giả trong chính sáchtiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội
Chương 2: Xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng
Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay - thực trạng và nguyên nhân
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường xử lý tin đồn, tin giả về chínhsách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay
Trang 12Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TIN ĐỒN, TIN GIẢ
TRONG CHÍNH SÁCH TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm tin đồn, tin giả
1.1.1.1 Tin đồn (Rumor)
Tin đồn (rumor) có lẽ là khái niệm phổ biến với chúng ta trong kỷ nguyêncông nghệ số hiện nay Có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi chúng tatập trung phân tích về cụm từ này
“Tin đồn là hiện tượng tâm lý xã hội và là một hiện tượng dễ nhầm lẫn với
dư luận xã hội Theo hai nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Allport và Postman thì tin đồn là một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà không có đủ bằng chứng đáng tin cậy được đưa ra” [30; tr.54]
Ngoài ra cũng theo hai ông, “tốc độ lan truyền về một chủ đề lan truyền trong một nhóm tỷ lệ thuận với tầm quan trọng và sự mập mờ của chủ đề này trong cuộc sống các thành viên trong nhóm” [30; tr.55] Nói một cách dễ hiểu,
nếu như vấn đề mà tin đồn đề cập đến càng quan trọng, hấp dẫn, đáng quan tâmhay mơ hồ bao nhiêu thì càng nhiều tin đồn xuất hiện bấy nhiêu
Theo hai nhà nghiên cứu khoa học Peterson và Gist, tin đồn được hiểu
theo một cách thông thường nhất đó là “thông tin chưa được xác minh hoặc lời giải thích về các sự kiện, lan truyền từ người này sang người khác và liên quan đến một đối tượng, sự kiện hoặc vấn đề công chúng quan tâm” [31, tr.42]
Theo Shibutani, “tin đồn là tin tức ngẫu hứng xuất phát từ quá trình cân nhắc tập thể, dựa trên một thực tế quan trọng và mơ hồ Đó là một hành động
Trang 13tập thể để đưa ra ý nghĩa cho các sự thật khó hiểu Tuy nhiên, nhiều lần, những tin đồn tự nó là sự thật hoặc tạo ra một sự thật, thay vì trả lời trước đó.” [28]
Theo ông Nguyễn Hoàng Sơn, Trưởng phòng Dư luận xã hội – Ban Tuyên
giáo Thành ủy Hà Nội “tin đồn thường là dạng thông tin không ᴄhính thứᴄ, bịa đặt ᴠà không đáng tin ᴄậу Tin đồn thường có bản chất là đánh vào mặt tâm lý, tình cảm nhiều hơn thay vì lý trí Ngoài ta, tin đồn thường dựa trên sự tò mò của các cá nhân trong xã hội Sự tò mò kết hợp với yếu tố tâm lý, tình cảm là cơ sở thúc đẩy hình thành và lan truyền tin đồn.” [10]
Đối với Phó Giáo sư Lê Văn Hảo của Viện tâm lý Việt Pháp, ông cho rằngkhi một tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lạithiếu vắng thông tin lý giải đã được kiểm chứng, chính thức và thuyết phục thìcách lý giải chưa được kiểm chứng, không chính thức và có phần “bán tín, bánnghi” sẽ là cơ sở để xuất hiện tin đồn [32, tr.45]
Từ những nhận xét trên, tác giả có thể tóm gọn lại rằng tin đồn là nhữngtin tức về một hiện tượng hay sự kiện có thể có thật hoặc không có thật hoặc chỉ
có một phần là sự thật được lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác
Về bản chất, cơ chế hình thành của nó có thể bị nhào nặn, chỉnh sửa theokhuynh hướng cá nhân của người truyền tin Nó thường mang đậm sắc màu chủquan của đối tượng truyền tin Tin đồn có thể được truyền tải dưới nhiều hìnhthức như truyền miệng giữa các cá nhân, qua các trang mạng không được kiểmduyệt, qua các phương tiện truyền thông đại chúng,…
Tin đồn liên quan đến hầu hết các lĩnh vực như: chính trị, tài chính, tộiphạm, văn hóa, nghệ thuật,… Tin đồn tiêu cực thường dễ lan truyền hơn trongcộng đồng so với các tin đồn tích cực
1.1.1.2 Tin giả (Fake news)
Trang 14Tin giả (Fake news) có lẽ là một khái niệm khá mới và đang dần trở nênphổ biến trong thời gian gần đây khi các phương tiện truyền thông thường xuyên
sử dụng cụm từ này Vào năm 2017, cụm từ này được trang từ điển Collins lựachọn là cụm từ nổi bật trong năm bởi tần suất sử dụng của nó Đây cũng là cụm
từ được cựu Tổng thống Mỹ - Donal Trump - sử dụng phổ biến khi ông giữ chức
vụ cao nhất tại đây
Theo trang từ điển Collins, “tin giả là những thông tin giả mạo, sai lệch, giật gân, được phát tán đi dưới hình thức tin tức.” [33]
Trong tài liệu hướng dẫn “Journalism, Fake News and Disinformation”(2018) của UNESCO, các nhà nghiên cứu chia tin giả thành hai khái niệm cụ thể
là thông tin sai lệch (misinformation) và tin dắt mũi (disinformation)
Tin sai lệch (misinformation) là những thông tin sai được cung cấp mộtcách tự nhiên, có thể do người nói hoặc người đọc hiểu sai vấn đề
Tin dắt mũi (disinformation) là thông tin được các đối tượng cố ý đưa ranhằm làm người khác hiểu sai, hiểu nhầm vấn đề để có thể đạt được mục đíchchính trị, vụ lợi, lừa đảo, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội [12]
Theo Claire Wardle của First Draft News - dự án “chống lại sự sai lệchthông tin trực tuyến” được thành lập vào năm 2015 bởi chín tổ chức do Phòngthí nghiệm Google News tập hợp lại thì có bảy loại tin giả khác nhau:
+ Châm biếm/giễu nhại: Đây là loại thông tin không có ý định gây hạinhưng có thể gây nhầm lẫn
+ Các yếu tố liên quan đến bài viết bị sai: Tin tức có các tiêu đề, hình ảnhhoặc chú thích không đúng với nội dung bài viết
+ Nội dung sai lệch: sử dụng thông tin sai lệch để đánh giá về một vấn đềhoặc một cá nhân
Trang 1511+ Bối cảnh sai: Nội dung được chia sẻ với thông tin ngữ cảnh sai.
+ Tin mạo danh: Dựng tin tức mạo danh từ các nguồn đáng tin cậy
+ Nội dung bị thao túng: Khi thông tin hoặc hình ảnh chân thực bị thaotúng, bị chỉnh sửa để đánh lừa người đọc
+ Nội dung bịa đặt: Các thông tin đưa ra hoàn toàn không đúng, được tạo
ra để đánh lừa và chuộc lợi [11]
Như vậy từ các quan điểm trên, chúng ta thấy rằng thực chất tin giả chỉ làmột danh từ chung chỉ những thông tin sai lệch, không đúng sự thật, được lantruyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiệntruyền thông xã hội trực tuyến
Mặc dù là một cụm từ mới nhưng về bản chất tin giả đã xuất hiện và tồntại từ hàng thập kỉ trước Vào những năm 1971, Marc-Antoine Calas, con trai 22tuổi của một thương nhân theo đạo Tin lành ở Toulouse đã tự sát Vào thời điểm
đó, các nhà hoạt động Công giáo loan đi tin tức rằng ông Jean cha của Calas
-đã giết cậu vì cậu muốn cải đạo Nhà chức trách tư pháp địa phương đăng cáothị kêu gọi các nhân chứng hợp tác, qua đó chính thức biến tin đồn thành sự thật.Sau đó, người cha đã bị tra tấn tàn nhẫn và xử tử Mãi đến sau này khi điều tralại sự việc, người ta mới xác nhận lại rằng Marc-Antoine tự sát vì nợ nần do cờbạc mà không phải bị sát hại [18]
Và cho đến thời điểm hiện tại, thời đại mà công nghệ chiếm sóng, internetcùng với mạng xã hội là thứ tất yếu, thì dường như tin giả lại càng có thêm đấtdụng võ cho mình
Với khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, lan tỏa, tự do và khó kiểmsoát, thật không khó để tin rằng các nền tảng mạng xã hội như Facebook,Youtube… dường như là các nền tảng được công chúng sử dụng nhiều nhấttrong thời điểm hiện nay.Và cũng chính bởi những đặc điểm riêng biệt này mà
Trang 16nơi đây dường như trở thành mảnh đất màu mỡ của trú chân của các thể loại tinđồn, tin giả
Viện công nghệ Massacusetts (MIT) cho biết: Một nghiên cứu về 126.000tin đồn và tin giả với sự tham gia của hơn 3 triệu người trên mạng Twiter trong
11 năm qua cho thấy chúng lan nhanh hơn, xa hơn, sâu hơn và rộng hơn so vớitin chính thống [19]
Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng năm 2017 củacông ty công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực an ninh mạng BKAV cho thấy63% người dùng thường xuyên tiếp xúc với tin tức giả mạo trên Facebook, trong
đó 40% là nạn nhân hằng ngày [34]
Tin giả có tốc độ lan truyền nhanh gấp 10-20 lần so với các tin thật vàchúng thường xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống thông qua các hình thứckhác nhau, đặc biệt là trên không gian mạng xã hội
Nguyên nhân của tình trạng này được ông Nguyễn Hoàng Nhật (Phó Tổng
biên tập báo điện tử VietnamPlus) nhận định là do một số nền tảng mạng xã hội
phổ biến có xu hướng ưu tiên lượt tiếp cận những tin tức, bài mua quảng cáo,bất chấp những thông tin đó có thể là giả Bên cạnh đó, một số lượng lớn độc giảcũng ưu tiên việc tương tác và chia sẻ những thông tin có nội dung “hot”, câu
“view” mà không xác minh nguồn thông tin Điều này đã dẫn dến hiện tượngnhững thông tin đúng tới từ các nguồn chính thống thường có chỉ số tiếp cậnthấp [20]
Tại Việt Nam, có thể thấy tin giả xuất hiện ở khắp mọi nơi, xâm nhập mọingành nghề, lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anninh,… Đặc biệt, tin giả còn được các đối tượng xấu, phản động thường xuyên
sử dụng khi đất nước có những sự kiện quan trọng như: Đại hội Đảng, các kỳhọp Quốc hội, các chính sách pháp luật mới ban hành, sự xuất hiện của thiên tai,dịch bệnh,…
Trang 17Cụ thể hơn, trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành ở nước tahiện nay, có thể nói bên cạnh sự lây lan nhanh chóng của mầm bệnh thì tốc độphát tán của các “virus thông tin” mang tên tin đồn, tin giả cũng là thứ khiếnchúng ta phải đau đầu và cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp ngăn chăn, xử
lý kịp thời
1.1.2 Khái niệm về chính sách
Cụm từ “chính sách” có lẽ không phải là một cụm từ quá xa lạ với chúng
ta khi mỗi người có lẽ đều đã nghe truyền thông hay các bản tin thời sự nhắc đến
ít nhất một lần Chính sách là một khái niệm với nhiều những lớp nghĩa khácnhau mỗi khi chúng ta tiến hành phân tích, mổ xẻ chúng dưới những góc nhìnriêng biệt
Theo Từ điển tiếng Việt, “chính sách là một đường lối, chủ trương của một
chính phủ hay một chính đảng căn cứ vào đặc điểm tình hình trong và ngoàinước mà đặt ra” [22]
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, chính sách là những chuẩn mực, quy
tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ, được thực hiện trong một thời giannhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó [13]
Trong cuốn Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật, tác giả Hoàng Thế Liên cho rằng chính sách được
hiểu một cách chung nhất là các “chủ trương và các biện pháp của đảng phái,một chính phủ trong các lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội [18]
Trong cuốn Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, trích lời của tác
giả Vũ Cao Đàm “chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một chủthể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra định hướng hoạt động cho các tổchức, cá nhân trong xã hội nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lượcphát triển của xã hội” [8, tr 38]
Trang 18Theo Giáo sư Dean G Kilpatrick người Anh, ông cho rằng chính sách là
hệ thống pháp luật, các đo lường quy tắc, chuỗi hành động, và ưu thế tài trợ cótương quan đến chủ đề nhất định được Chính phủ hay đại diện Chính phủ banhành [20]
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng chính sách tựu trunglại là các chương trình, hành động do các tổ chức, nhà lãnh đạo hay nhà quản lý
đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình
Hiện nay, trên thế giới, chính sách được chia làm hai loại là chính sáchcông và chính sách tư Chính sách công (public policy) là các chính sách doChính phủ ban hành Chính sách tư (private policy) là các chính sách do nhóm
xã hội, đảng phái chính trị, các tập đoàn, công ty,… ban hành nhằm phục vụ lợiích cho các nhóm, tổ chức đó [21, tr.10]
Trên các phương tiện báo chí nước ngoài, có thể thấy được rất nhiều các ýkiến quan điểm riêng biệt khi tiến hành phân tích các khái niệm xung quanh cụm
Trang 1915Dưới mỗi góc nhìn khác nhau, mặc dù chúng ta vẫn thấy những điểmriêng biệt khi tiến hành phân tích những vấn đề xoay quanh cụm từ “chính sáchcông”, nhưng khi tập hợp lại những góc nhìn ấy, theo giáo trình lý thuyết và kỹnăng truyên thông chính sách, chúng ta có thể tóm gọn lại những điểm chungnhất liên quan đến khái niệm này đó là chính sách công là quyết định của cácchủ thể quyền lực nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế địnhhành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định
mà xã hội đặt ra [45, tr.11]
Khác với một số quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam do tính chất đặc thùcủa hệ thống chính trị khi chỉ có duy nhất một Đảng lãnh đạo, cầm quyền làĐảng Cộng sản Đây cũng được xem là hạt nhân duy nhất lãnh đạo và đi vàovận hành toàn bộ hệ thống chính trị Theo đó, tại Việt Nam, chính sách đượchiểu theo hai hàm nghĩa khác nhau là nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Dưới hàm nghĩa rộng, chính sách được hiểu là các quan điểm, đường lốichính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Theo hàm nghĩa hẹp, chính sách được nói đến ở đây là chỉ các chủ trương
cụ thể trong một cái lĩnh vực cụ thể nào đó do Nhà nước (Quốc hội hay Chínhphủ) ban hành Điều này là khác với một số quốc gia có rất nhiều Đảng thaynhau cầm quyền Bởi tại các nước ấy, chính sách đưa ra từ các đường lối, quanđiểm của các Đảng chính trị khác nhau là các chính sách tư bởi chúng sinh ra đểphục vụ lợi ích cho các thành viên, giai cấp cầm quyền của Đảng ấy
1.2 Quy trình xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội
Nếu nói tin đồn, tin giả là một loại “virus” lây lan nhanh và nguy hiểm thìquá trình xử lý, giải quyết chúng cũng là một cuộc chiến cam go và thử thách.Tin đồn, tin giả có thể thâm nhập, xuất hiện ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộcsống, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện thì làn sóng nàylại xuất hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết
Trang 20Ngay từ giai đoạn đầu, bên cạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19,Đảng và Nhà nước ta cũng như chính quyền thành phố Hà Nội đã tập trungtăng cường công tác rà soát, quản lý thông tin, ngăn không cho tình trạng tinđồn, tin giả lan tỏa và có những tác động tiêu cực đếm cộng đồng trong thời kìdịch bệnh.
Có thể thấy, tại Hà Nội trong giai đoạn đầu khi dịch Covid-19 bắt đầuchuyển biến phức tạp, thật không khó để nhìn thấy những bài viết với thông tinsai lệch về dịch bệnh như số lượng ca mắc tăng nhanh, số lượng ca tử vong cao,lan truyền tin tức giả mạo về khu vực phong tỏa, cách ly… được truyền tải mộtcách nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,
… Và giờ đây, khi vắc-xin phòng chống dịch bắt đầu xuất hiện thì cũng là lúcvấn nạn này trở nên nhức nhối hơn khi các tin tức giả mạo chủ yếu nhằm vàochính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội mà điển hình làtin tức giả về chính sách phân bổ vắc-xin tại thành phố, đồn thổi về tính hiệu quảcủa các loại vắc-xin sử dụng trong tiêm chủng,…
Để có thể xử lý tốt vấn nạn tin đồn, tin giả trên, ngay từ giai đoạn đầuĐảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác rà soát, phát hiện và có quy trình
xử lý cụ thể các tin đồn, tin giả liên quan đến tình hình dịch bệnh nói chung vàcác chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nói riêng
Theo Công văn số 2765/BTTTT-PTTH&TTĐT ban hành ngày 20/7/2021của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin vàTruyền thông về việc thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và tăngcường xử lý tin đồn, tin giả về Covid-19 trên mạng, chúng ta có quy trình xử lýcác thể loại tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại HàNội nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung như sau:
Thứ nhất, khi phát hiện tin đồn, tin giả được các đối tượng đăng tải trên
các phương tiện thông tin đại chúng, chậm nhất trong vòng 2 giờ, lực lượngcông an và các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan tại thành phố Hà Nội hay
Trang 2117các tỉnh thành khác sẽ tiến hành xác minh kịp thời thông tin về các đối tượngphát tán tin giả, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyềnthông để thẩm định nguồn tin, công bố, cảnh báo tin đồn, tin giả; chủ động xử lýnghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn Trongtrường hợp không xác minh được danh tính, nhân thân của các đối tượng viphạm, các cơ quan ban ngành có liên quan cần phải phối hợp với Bộ Thông tin
và Truyền thông, lực lượng công an của tỉnh thành để có biện pháp ngăn chặnnội dung vi phạm trên không gian mạng
Thứ hai, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội căn cứ thẩm
quyền được giao, xử lý nghiêm các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổnghợp, mạng xã hội đăng tải các thông tin giả, sai sự thật gây hoang mang, hiểulầm về tình hình dịch bệnh, chính sách ban hành hay công tác phòng, chống dịchtại địa phương
Theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 15/4/2020 của Chínhphủ về quy định “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễnthông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử” với 124điều, 09 chương, trong đó đáng chú ý là điều khoản quy định rõ mức xử phạt viphạm đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận Theo
đó, chúng ta có các quy định về mức phạt cụ thể đối với hành vi tung thông tingiả mạo như sau:
- Chế tài hành chính:
+ Tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 99 Nghị định số15/2020/NĐ-CP, hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúcphạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân của các trang tinđiện tử vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng Bị áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặcgây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm
Trang 22+ Tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 100 Nghị định số15/2020/NĐ-CP, hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thôngtin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự,nhân phẩm của cá nhân; chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gâyhoang mang trong nhân dân sẽ phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng; bị ápdụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gâynhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm.
+ Tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định số
15/2020/NĐ-CP, hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thôngtin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơquan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịađặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng;
bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặcgây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm
+ Tại Điểm n, Khoản 3, Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, hành vigiả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâmhại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ phạt tiền từ 10 triệuđến 20 triệu đồng
+ Tại Điều 116 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP nêu rõ thẩm quyền xử phạtcủa các cấp trong lực lượng công an nhân dân, trong đó, lực lượng công an nhândân có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 200 triệu đồng đối với hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệthông tin, bưu chính, giao dịch điện tử; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạmhành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạnhoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quyđịnh tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hànhchính [7]
Trang 2319Ngoài ra, đối tượng vi phạm phải tiến hành gỡ bỏ các thông tin sai sựthật, gây hoang mang dư luận đồng thời đính chính lại thông tin chính xác đến
dư luận
- Chế tài hình sự:
+ Hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiệnđiện tử bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạmnghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợppháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vu khống"theo Khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự Người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 01năm đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệuđến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ 01 năm đến 05 năm
+ Hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin tráivới quy định của pháp luật để thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệuđồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luậnxấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về “Tội đưahoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo Khoản
1 Điều 288 Bộ luật Hình sự Người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến
200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệuđến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ 01 năm đến 05 năm
+ Hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vậtphẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằmchống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử lý về tội
“Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằmchống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117, Bộ luậtHình sự; người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 05 đến 12 năm [26]
Trang 24Bên cạnh đó, theo Điều 8 Luận An ninh mạng số 24/2018/QH14, nghiêmcấm các hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gâythiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quannhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân khác Người có hành vi này, gây hậu quả nguy hiểm cho
xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự
số 100/2015/QH13 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy tính, viễnthông, mạng Internet với mức phạt tù lên đến 3 năm [27]
Cần phải nhấn mạnh rằng, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng,người dân cần hết sức tỉnh táo, chọn lọc các nguồn thông tin chính thống để tìmhiểu, không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, xác thực, kịp thờibáo cáo với cơ quan chức năng các tài khoản, tổ chức đăng tải thông tin bịa đặt,sai sự thật, có như vậy cuộc chiến chống tin giả trong thời kỳ dịch bệnh mới cóthể đạt được kết quả tốt
1.3 Sự cần thiết phải xử lý tin đồn, tin giả về chính sách tiêm phòng vắc-xin phòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội
Covid-19 là một cuộc chiến trường kỳ trên mọi mặt trận và mặt trậntruyền thông cũng là một trong những chiến trường gian nan mà chúng ta phảiđối mặt Từ thời điểm dịch bệnh bùng nổ cho đến khi cuộc chiến đã bước vàochặng đường mới với các chính sách cũng như chỉ thị về tiêm vắc-xin phòngtránh Covid-19 ra đời, thì trên mặt trận truyền thông, những tin tức giả mạo vẫnluôn là điểm “nóng” khiến dư luận nhức nhối
Thực tế cho thấy, trong khi các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực triểnkhai chiến dịch tiêm chủng đại trà nhằm chống lại Covid-19 thì lượng thông tinđồn, tin giả mạo về chính sách tiêm vắc-xin trên không gian mạng cũng gia tăngtheo chiều hướng xấu Chính vì vậy, việc tăng cường xử lý tin đồn, tin giả vềchính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở Việt Nam nói chung và thành phố HàNội nói riêng vấn đề cần được chú trọng hơn bao giờ hết
Trang 25Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các luồng thông tin sai lệch, tingiả liên quan đến vắc-xin Covid-19 đang gây tổn hại cho các chương trình tiêmchủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia Tin giả được ví như mộtloại virus khác trên mặt trận truyền thông, chúng đang tấn công và làm suy yếucuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia, thậm chí đẩy tính mạngcủa người dân vào vùng nguy hiểm
Khi chiến dịch tiêm vắc-xin được các nước triển khai, các chủ đề liênquan tới chiến dịch tiêm chủng như các loại vắc-xin được sử dụng, hiệu quả củavắc-xin, cách thức vắc-xin hoạt động, lời khuyên sau khi tiêm vắc-xin,… đượcnhiều người quan tâm, tìm kiếm trên mạng
Sự gia tăng về nhu cầu tìm kiếm thông tin cũng là đòn bẩy khiến cácluồng tin đồn, tin giả, không có căn cứ khoa học nổi lên hàng loạt thông qua cácnền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,… với mục đích gây
ra tâm lý e ngại, nghi ngờ về tính hiệu quả của vắc-xin Đây cũng là nguyênnhân dẫn đến tình trạng người dân không tin tưởng vào vắc-xin hay thậm chí làtẩy chay vắc-xin
Trung tâm Chống thù ghét trên mạng xã hội (CCDH) - tổ chức phi lợinhuận hoạt động nhằm chống lại những phát ngôn gây thù ghét và tin giả trênkhông gian mạng - đang hối thúc các nền tảng như Facebook, Google, Twitter,
… chặn tài khoản của 12 cá nhân tại Mỹ - các tài khoản được cho là đã tạo rađến 65% thông tin sai lệch về các chính sách cũng như thông tin về vắc-xinngừa Covid-19 Được biết nhóm này có nhiều tài khoản khác nhau với hơn 59triệu người theo dõi, khiến cho các tin tức sai lệch được lan truyền với tốc độchóng mặt, gây nên hiệu ứng lo ngại về vắc-xin cho người dân Theo khảo sát từquỹ Kaiser Family cho thấy, có tới 42% người Mỹ tham gia khảo sát khôngmuốn tiêm hoặc do dự khi tiêm vắc-xin [23]
Tại Nga, những thông tin bịa đặt hay xuyên tạc xuất hiện dày đặc với nộidung chủ yếu như vắc-xin là sản phẩm chống lại con người, tiêm vắc-xin có thể
Trang 26gây tử vong đối với phụ nữ mang thai,… Điều này đã trở thành một trong nhữngnguyên nhân khiến người dân nơi đây không tích cực đi tiêm chủng, dẫu choNga là nước đầu tiên cấp phép sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 từ tháng 8/2020
và cũng là nước tự sản xuất ra nhiều loại vắc-xin [4]
Tại Nhật Bản, thông tin sai lệch về các chính sách vắc-xin như tiêm chủnggây vô sinh đã được lan truyền rộng rãi trên Internet với tốc độ chóng mặt Hậuquả là những thông tin này làm suy yếu lòng tin của người dân, ảnh hưởngkhông nhỏ đến nỗ lực của Chính phủ nước này với mong muốn hoàn thànhchiến dịch tiêm chủng quy mô lớn vào tháng 11/2021 và đạt được miễn dịchcộng đồng
Ở Indonesia, những tranh cãi về hiệu quả của vắc-xin trên mạng xã hộikhiến cho nhiều người dân hoang mang không muốn tiêm phòng vì cho rằngviệc tiêm có thể khiến họ mắc bệnh nặng hơn hoặc tử vong Không ít người Hồigiáo ở Indonesia không chịu tiêm chủng sau khi đọc những thông tin sai lệchnhư vắc-xin không được sản xuất theo tiêu chuẩn Halal của đạo Hồi
Hồi tháng 4/2021, nhà chức trách Campuchia đã bắt giữ đối tượng ở xãChak Angre Krom, huyện Meanchey vì đăng video lên mạng xã hội với nộidung “nhiều người Campuchia tử vong sau khi tiêm vắc-xin và kích động mọingười không nên tiêm vắc-xin” [2]
Tại Việt Nam, sau khi các chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đượcban hành và triển khai, vấn nạn tin đồn, tin giả bắt đầu có dấu hiệu gia tăng trêncác nền tảng không gian mạng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, phát triển nhưthủ đô Hà Nội
Lợi dụng sự rộng mở với độ lan tỏa cao của các nền tảng mạng xã hội nhưFacebook, Zalo, Youtube,… không ít các đối tượng phản động đã tung lên hàngloạt các tin bài với nguồn thông tin sai lệch nhằm vào các chính sách, chiến lượctiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại thành phố Hà Nội Các bài viết trên đều được
Trang 2723xây dựng với nội dung, thông tin giả mạo cho rằng Chính phủ chỉ ưu tiên tiêmvắc-xin ngừa Covid-19 cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, đảng viên hay các đốitượng “con ông, cháu cha” chứ không hề quan tâm đến sức khỏe của người dân,người yếu thế trong xã hội Bên cạnh đó, nhiều thông tin thậm chí còn vu cáochính quyền thành phố Hà Nội sử dụng quỹ vắc-xin không đúng mục đích, haycho rằng vắc-xin Sinopharm của Trung quốc là không tốt,… Một số nhữngthông tin sai lệch được phát tán rộng rãi trên mạng liên quan đến chất lượng củavắc-xin như: vắc-xin ngừa Covid-19 có thể làm thay đổi ADN, vắc-xin có thểkhiến cho phụ nữ vô sinh hay sảy thai, vắc-xin ngừa Covid-19 có chứa vi mạchhay thiết bị theo dõi,… cũng là những thông tin sai lệch nguy hiểm xuất hiệntrên không gian mạng mà chúng ta cần phải bàn tới.
Hậu quả là hàng loạt thông tin trên đã khiến cho không ít người dân tại HàNội nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung cảm thấy hoang mang, lo lắng vềcác chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đang được triển khai như chínhsách phân bổ vắc-xin, hiệu quả của các loại vắc-xin sử dụng, biến chứng có thểgặp phải sau khi tiêm,… Với tâm lý trên, không ít gia đình, đặc biệt là những giađình có con trẻ, người già, người mắc bệnh nền, mang tư tưởng e ngại, khôngdám tiêm vắc-xin Từ đó khiến cho tỉ lệ bao phủ vắc-xin trên cả nước nói chung
và Hà nội nói riêng gặp ảnh hưởng, nguy hiểm hơn chúng còn là nguyên nhângây nên tình trạng mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Chính vì vậy, ngay từ khi làn sóng virus độc hại mang tên tin giả bắt đầulây lan trong cộng đồng, Đảng, Nhà nước cũng như Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội cần phải tập trung tăng cường, hỗ trợ, có những biện pháp chấn chỉnh,
xử lý kịp thời thực trạng này, không để loại “virus” độc hại này có cơ hội pháttriển, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với cộng đồng cũng như toàn xãhội Có như vậy thì chính sách liên quan đến tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mới
có thể được triển khai một cách hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc-xin,tăng khả năng nhanh chóng dành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đại dịchthế kỉ
Trang 29Tiểu kết chương 1
Tại Hà Nội, tình trạng tin đồn, tin giả liên quan đến chính sách tiêm xin phòng Covid-19 đang gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xãhội Chính vì sự nguy hiểm của nó, chính quyền thành phố Hà Nội đã tập trungđẩy mạnh, tăng cường triển khai hoạt động rà soát, kiểm tra và xử lý tin đồn, tingiả về chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19
vắc-Để người đọc có thể hiểu rõ hơn, tác giả đã xây dựng và làm rõ hệ thống
lý thuyết về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của đề tài trong Chương 1 này, baogồm: khái niệm về tin đồn, tin giả, chính sách; các chính sách tiêm vắc-xinphòng Covid-19 ở thành phố Hà Nội (giai đoạn năm 2021); quá trình xử lý tinđồn, tin giả hiện nay; cũng như những phân tích cụ thể về những hệ lụy mà vấnnạn tin đồn, tin giả sẽ đem lại khi chúng nhắm tới các chính sách tiêm vắc-xinphòng, ngừa Covid-19 tại thành phố để từ đó nêu lên sự cần thiết của việc tăngcường xử lý tình trạng tin đồn, tin giả về chính sách tiêm vắc-xin phòng, ngừaCovid-19 tại thành phố Hà Nội hiện nay Những phân tích, đánh giá cơ bản này
sẽ là cơ sở để tác giả khảo sát và tiến hành phân tích sâu hơn thực trạng xử lýcác thông tin đồn, tin giả nhằm vào chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại
Hà Nội cũng như đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường xử lý tin đồn, tin giả vềchính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại Hà Nội hiện nay
Trang 30Địa hình thành phố thấp dần theo hướng từ bắc xuống nam và từ tây sangđông Nhờ phù sa bồi đắp, ¾ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, còn lạiphần diện tích đồi núi phần lớn tập trung ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, QuốcOai, Mỹ Đức,… Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp như gò Đống Đa, núiNùng [35]
- Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội mang nét đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa Thời tiết
có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh với bốn mùa rõ ràng là xuân,
hạ, thu và đông
- Giao thông:
Là thủ đô của đất nước, Hà Nội nằm ở vị trí khu vực trung tâm miền Bắcbên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh thành khác củaViệt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường hàng không, đường bộ,
Trang 3127đường thủy và đường sắt.Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế NộiBài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phíađông, thuộc quận Long Biên, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho cácchuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch Ngoài ra, Hà Nộicòn có sân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Thạch Thất, sân bay quân sự MiếuMôn tại huyện Chương Mỹ.
Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và mộttuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc) Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm,Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnhtỏa đi khắp đất nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam
- Dân số:
Tính đến năm 2020, dân số Hà Nội là 8,25 triệu người, mật độ dân sốtrung bình của Hà Nội là 1.979 người/km2 Mật độ dân số cao nhất là ở quậnĐống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thànhnhư Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km² [14]
- Văn hóa - Du lịch:
Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiềutiềm năng về tự nhiên, văn hóa, kinh tế, chính trị,… Với 8 tuyến đường bộ, 6tuyến đường sắt lại có cảng hàng không quốc tế và nội địa, Hà Nội là đầu mốiquan trọng nối các tỉnh miền Bắc với nhau Với lợi thế sở hữu các trục giaothông chính và quan trọng mà Hà Nội vừa là thị trường tiếp nhận du kháchcủa khu vực, đồng thời cũng là thị trường cung ứng du khách cho du lịch của
cả nước
2.1.2 Các chính sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 triển khai tại thành phố Hà Nội hiện nay
Trang 32Thứ nhất, Công văn số 3141/BYT-DP ngày 21/4/2021 của Bộ Y tế về việc
“Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho đối tượng thuộc các Bộ, ngành và tổ chức quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Ngày 19/4/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1906/QĐ-BYT vềviệc phân bổ, sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 đợt 2 trong số 20.000 liều giaocho Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đó giao cho Trung tâm Kiểmsoát bệnh tật Hà Nội 12.880 liều để tiêm chủng cho cán bộ nhân viên thuộc các
Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Liên Hợp Quốc, trên địa bàn HàNội
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Y tế vàcác đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung:
- Sở Y tế thực hiện việc tiếp nhận 12.880 liều vắc-xin phòng Covid-19theo Quyết định số 1906/QĐ-BYT ngày 19/4/2021 của Bộ Y tế; phối hợp vớicác Bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Liên Hợp Quốc tại Hà Nội đểxây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo Điều
2, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ trong đợt này
- Sở Y tế chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quanthực hiện rà soát, lập kế hoạch và tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng trên địabàn Hà Nội bao gồm đối tượng ở Trung ương và địa phương theo quy định tạiNghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ theo các đợt phân bổvắc-xin tiếp theo của Bộ Y tế [5]
Thứ hai, Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 7/5/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2022”.
* Mục tiêu:
Trang 33+ Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.
* Kế hoạch triển khai:
- Nguyên tắc:
+ Huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm các cơ sở y
tế trên toàn thành phố, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức chiến dịch tiêm chủng
+ Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc-xin
+ Đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, an toàn tiêm chủng và tiếp cận công bằngcho người dân
- Thời gian: Năm 2021 và năm 2022
- Đối tượng triển khai:
+ Đối tượng 1: Đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày26/02/2021 của Chính phủ)
+ Đối tượng 2: Người từ 18 đến 65 tuổi không thuộc các nhóm đối tượngnêu trên
- Phạm vi triển khai: Địa bàn thành phố Hà Nội
- Hình thức triển khai:
Trang 34+ Tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên và tiêm chủng miễn phí cho tất cả cácđối tượng trên.
+ Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng
- UBND các quận, huyện, thị xã
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thểphối hợp thực hiện [36]
Thứ ba, Công văn số 1712/UBND-KT ngày 02/6/2021 của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid-19”.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày02/6/2021 về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố
Trang 35Hà Nội; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc; đểtriển khai tập trung và có hiệu quả phong trào vận động theo đúng tinh thần chỉđạo của Trung ương và thành phố, góp phần kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịchbệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố; UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo:
Một là, giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:
- Khẩn trương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận,huyện, thị xã và đơn vị liên quan để xây dựng phương án và tổ chức tuyêntruyền, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ kinh phí cho Quỹ phòng,chống dịch Covid-19 của các quận, huyện, thị xã để phục vụ công tác phòng,chống dịch Covid-19 và tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch Covid-19 cho người dânđịa bàn các quận, huyện, thị xã
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn chủ động nguồnkinh phí để đảm bảo việc tiêm vắc-xin cho cán bộ, công nhân, người lao độngcủa doanh nghiệp, đơn vị
Hai là, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan đônđốc, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội nội dung công việc nêu trên vàcân đối nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện tiêm vắc-xin phòng ngừa dịchCovid-19 trên địa bàn thành phố [37]
Thứ tư, Công văn số 1835/UBND – KGVX ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Quán triệt kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2022”.
Nhằm đảm bảo việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho ngườidân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2022 theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 07/5/2021 của UBND Thành phố, đảm bảo đúng quy định, côngbằng, minh bạch; tiêm miễn phí cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu
Trang 36các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm một số nộidung sau:
Một là, UBND các quận, huyện, thị xã cần:
- Triển khai xây dựng kế hoạch, rà soát, lập danh sách đối tượng theo thứ
tự ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn theo đúngchỉ đạo tại Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 07/5/2021 của UBND Thành phố
- Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã vàcác đơn vị liên quan triển khai hiệu quả phong trào vận động theo đúng tinh thầnchỉ đạo của Trung ương và thành phố; huy động các nguồn lực xã hội hóa đểthực hiện phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19theo chỉ đạo tại văn bản số 1712/UBND-KT ngày 02/6/2021 của UBND thànhphố
- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và kịp thời chấn chỉnh việc ban hành văn bảnkhông rõ nội dung, không thống nhất với chủ trương, kế hoạch của thành phố đãban hành
- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, đổi mới, sáng tạo các hìnhthức, biên tập nội dung, tăng cường tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn đểkịp thời nắm bắt, thực hiện và ủng hộ chủ trương của Chính phủ và thành phố
Hai là, Sở Thông tin và Truyền thông cần:
- Tiếp tục phối hợp Sở Y tế và các Sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiệncác hoạt động truyền thông; chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông thành phốphối hợp các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương tăng cường tuyêntruyền ý nghĩa, mục đích và các chính sách của thành phố để người dân hiểu, kịpthời nắm bắt thông tin và ủng hộ chủ trương của Chính phủ và thành phố
Trang 37- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng các nộidung, thông điệp, kịp thời cập nhật, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã tuyêntruyền trên các phương tiện truyền thanh tại cơ sở
- Nắm bắt các thông tin phản ánh của nhân dân, dư luận, chủ động traođổi, kịp thời hướng dẫn các quận, huyện, thị xã
Ba là, Sở Y tế cần:
- Thực hiện các nhiệm vụ của ngành Y tế theo chỉ đạo của Bộ Y tế vàthành phố
- Tổ chức việc thực hiện, triển khai Kế hoạch tiêm vắc-xin phòng
Covid-19 theo đúng lộ trình, hiệu quả, kịp thời
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tronghoạt động truyền thông, xây dựng nội dung thông điệp truyền thông, thông cáobáo chí, phóng sự truyền thông về chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-
19 [38]
Thứ năm, Công văn 2105/UBND-KGVX ngày 2/7/202 của Uỷ ban Nhân
dân thành phố Hà Nội về việc “Rà soát, đăng ký tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đối với người dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã”.
Thực hiện chỉ đạo Chính phủ tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày26/02/2021 về việc mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 Để sẵn sàng tiếpnhận vắc-xin từ Bộ Y tế và chủ động triển khai tiêm chủng cho nhân dân Thủ đôtrong năm 2021 đảm bảo tiến độ và an toàn tiêm chủng, Ủy ban nhân dân thànhphố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện việc rà soát,đăng ký tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 đối với người dân trong độ tuổi 18-
65 trên địa bàn, cụ thể:
- Yêu cầu người dân đăng ký tiêm chủng qua phần mềm “Sổ sức khỏeđiện tử” theo đường link: https://hssk.kcb.vn/#/sskdt
Trang 38- Thực hiện đăng ký bằng giấy (theo mẫu gửi kèm) đối với những ngườikhông sử dụng điện thoại thông minh và gửi về UBND xã, phường, thị trấn.
- Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn chỉ đạo các lực lượng của địaphương để nhập nội dung tại bản đăng ký giấy vào phần mềm “Sổ sức khỏe điệntử” [39]
Thứ sáu, Phương án số 170/PA-UBND ngày 21/7/2021của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
* Mục đích, yêu cầu:
- Mục đích: Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19trên quy mô lớn để phòng ngừa chủ động, tạo miễn dịch cộng đồng trong thờigian sớm nhất
* Đối tượng, thời gian, phạm vi và hình thức triển khai:
- Đối tượng tiêm chủng: Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáotrong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn cảm với hoạt chấthoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin
Trang 3935+ Hiện tại Việt Nam đang sử dụng các loại vắc-xin phòng Covid-19 củacác hãng Astra Zeneca, Pfizer, Modema và Sinopharm; theo hướng dẫn của Bộ
Y tế các vắc-xin này đều được chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, riêngvắc-xin Astra Zeneca, theo hướng dẫn của nhà sản xuất được tiêm cho người từ18-65 tuổi (người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính cần thậntrọng trong tiêm chủng)
+ Về thứ tự ưu tiên đối tượng tiêm: Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghịquyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 đồng thời mở rộng sang các đối tượng khác
và đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vắc-xin
+ Khi có đủ vắc-xin: triển khai đồng loạt trên toàn thành phố
Thứ hai, nguyên tắc phân bổ vắc-xin trong trường hợp tiếp nhận cùng lúcnhiều loại vắc-xin
Trang 40+ Tiêm mũi 01 bằng loại vắc-xin nào thì tiêm trả mũi 02 bằng loại vắc-xin
đó Với người được tiêm mũi 01 bằng vắc-xin của Astra Zeneca, có thể tiêm mũi
02 bằng vắc-xin của Pfizer, khoảng cách từ 8-12 tuần sau tiêm mũi 01
+ Vắc-xin có hạn sử dụng ngắn cấp phát trước
- Hình thức tổ chức và bố trí nhân lực cho điểm tiêm chủng:
+ Tổ chức tại các điểm tiêm chủng cố định đã đủ điều kiện tiêm chủng baogồm: trạm y tế, bệnh viện, cơ sở tiêm chủng dịch vụ, phòng khám đa khoa cảtrong và ngoài công lập
+ Thiết lập các điểm tiêm chủng lưu động để triển khai tiêm chủng với sốlượng lớn như: thực hiện tiêm cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm côngnghiệp, khu vực có nhiều cơ quan, đơn vị, các trường Đại học, Cao đẳng, hoặckhu vực đô thị có mật độ dân cư lớn trong khi các điểm tiêm cố định không đápứng được yêu cầu (diện tích không đảm bảo cho giãn cách với số lượng ngườiđông trong cùng một thời điểm)
- Bố trí nhân lực trong dây chuyền tiêm chủng:
+ Tại điểm tiêm chủng cố định: Một dây chuyền tiêm cần tối thiểu 03nhân viên chuyên ngành Y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên chuyên môn từ y sỹtrở lên
+ Tại điểm tiêm chủng lưu động: Một dây truyền tiêm cần tối thiểu 02nhân viên chuyên ngành Y, trong đó nhân viên trực tiếp thực hiện khám sànglọc, tư vấn, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng có trình độ chuyên môn
từ y sỹ trở lên
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng:
+ Các dây chuyền tiêm chủng đều thực hiện công tác an toàn tiêm chủngtheo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế Đồng thời tăng cường 100 tổ cấp cứu từ các