Ngoài ra, bức tranh kinh tế thương mại này có nhiềugiá trị thực tiễn: giúp làm rõ thêm quá trình xác lập va khang định chủ quyền của ViệtNam đối với vùng Nam Bộ trong lịch sử; làm rõ các
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
LUAN AN TIEN SI LICH SU VIET NAM
Nam 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
NGUYEN THE TRUNG
QUAN HE THUONG MẠI GIỮA VUNG NAM BO
VOI CAC NUOC DONG NAM A
TU THE KY XVII DEN GIỮA THE KY XIX
Nganh: LICH SU VIET NAM
3 PGS.TS HUYNH THI GAM
Thanh phố Hồ Chi Minh - Năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành Luận án Tiến sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM vì đã
tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để tôi có thể tham gia theo học Chương trình Đào tạo Sau Đại học và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình Đồng thời, tôi
cũng chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các Anh/Chị thuộc phòng Quản lý Đào tạo
của trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã nhiệt tình hỗ trợ nghiên cứu sinh
trong suốt quá trình học tập và làm luận án tốt nghiệp tại trường.
Tôi xin trân trong to lòng biết ơn đặc biệt đến Cô hướng dẫn khoa học của tôi: PGS.TS Trần Thị Mai - Giảng viên cao cấp, Khoa Lịch sử, trường ĐH
KHXH&NV, DHQG-HCM Cô đã giúp tôi có được định hướng nghiên cứu đúng,
tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện dé tài luận án.
Con xin cảm ơn Ba, Me, Chi, Anh đã luôn ở ủng hộ con/em trong suốt thời
gian học hành.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong luận án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp từ Hội đồng khoa học đề luận án của tôi được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến tất cả quý vị!
TP.HCM thang 8 năm 2024
Nguyễn Thế Trung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được hoàn thành trên cơ sở thu thập tài liệu và nghiên cứu một cách có hệ thông suôt nhiêu năm qua Các sô liệu, nguôn tài liệu được sử dụng, trích dan cũng như két quả trong
luận án này đều trung thực.
TP.HCM, tháng 08 năm 2024
Nguyén Thé Trung
Trang 500671005555 1
1 LY do Chom ôn nan ẽẽẽ 1
2 Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU 5-5 s-ss << ss<se ssesssse 2
2.1 Mục đích và mục tiêu nghién CỨU 5-5 s<s< ss<s s9 9 9999.9289 0983608 920000083 08 9eø 2
2.2 Nhiệm vụ NGHIEN CUU s s-s< << se s4 99 09999089 09 909 90890974608.900000800 400 3
3 Đối tượng nghiên cứ - -222+°°+©©©EEE2222vvvzzrsssssseteeerrrroorrrrrsssse 3
4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận nghiên cứu 3
5 Phạm vỉ nghién CỨU << 5 5s << % 99999.099.908 890908 000.008909000000808008009ø 6
6 Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu -vvcvsssccsssseteeeeerovvvrrzsssse 6
7 Đóng GOP Của luận AN s-s-s< << 9 9 0 090990908 09000.40900909090000800400000000050 8
7.1 VE mat khoa 0n - ÔÒỎ 87.2 VO mat thurc tien scsscssssscssssssssssssecsssnvesssssssssssscssessvesssssesssssvssssssessssnsesssssesessnsesssssesssesseess 8
8 BO cục luận AM cssssecsssssssssssscsscssssnsssccssecsssnssscccescsesssesceccsssnsusscceesssssnsssseesssessssscsecessssnssesseseees 8Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU -ccccc-s 10
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 10
1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu trong nưỚc -. - 5< + +++csx++s+ 10 1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu nước 'ØOảI - 55s 5s 5s+s+s+sss+ 19
1.2 Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 251.3 Những van đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu c.ss cccccss2 26Tiểu kết chương -°°EV2222#°©©2EE222dd99°22222222d39990922222203999022222222299ete 27
Chương 2 MOT SO KHÁI NIỆM, THUAT NGỮ VA TONG QUAN VE VUNGNAM BỘ (TỪ THE KY XVII DEN GIỮA THE KY XIX) ssssssssssssssssssssssssssssssssssees 28
2.1 Một số khái niệm, thuật Ing - 2° 22s22EE2vzssseeeeevvvzzssseeee 28
2.1.1 Vùng Nam HộỘI +5 Sà n1 11111111171111111111711111 111 kE 28
2.1.2 Đông Nam A và các khu vực (địa lý) thuộc Đông Nam A trong lịch sử 29
2.1.3 Thương mại, quan hệ thương TmạiI - + +++xexe+kexerxexerrxexee 32
2.1.4 Mậu dịch, mau dịch triều đình -¿ EVv222c++z++ttrrrrrrrrx 342.2 Tổng quan về vùng Nam Bộ (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX) 34
2.2.1 VỊ trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Nam Bộ 34
Trang 62.2.2 Điều kiện về văn hóa — xã hội - 2-2 ©+++2E+E+2EEE++EE+++EEEEtExz+zrreez 40
2.3 Quá trình xác lập chủ quyền, tô chức hành chính, khan hoang và lập làng ởNam Bộ (từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thé kỷ XI X) -s -cccccccssscccccee 44
2.3.1 Giai đoạn thé kỷ XVII — XYVIIT -©2VVEEEE2222222c+rettrtrrrrrrrrre 442.3.2 Giai đoạn Nguyễn Ánh xây dựng chính quyền ở Gia Định (1778 — 1802) 50
2.3.2 Dưới thời nhà Nguyễn (1802 — 18§58) -ccccccccc+errrrrrrrrrrre 51
3.3.1 Giai đoạn trước năm Í 776 - + + ++s+x+x+x + +eEeEeEexexexexexrkrererrrerree 80
3.3.2 Giai đoạn 1778—1802 -22222EEEE21212222221.2222222211111111122eccrrrrree 85
3.4 Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam A hải đảo(từ thế kỷ XVII đến thé KY VII]) s c22e°2EEE2ssseeeeevvvzrssseeee 92
3.4.1 Giai đoạn trước năm Í 776 + + + ++s+s+s+*+x£x££eEeEexexexrsrerererereeererree 92
Trang 73.5.3 Quan hệ chính trị — ngoại giao của chính quyền chúa Nguyễn tạo thuận lợi
Cho hoat dOng giao thuvong 00T 104
3.5.4 Vai trò năng động của thương nhân Nam Bộ, đặc biệt là thương nhân người Hoa trong hoạt động thương THậi - + + S+£+£+£++++kexexeEexererexeveeesexee 106 Tiểu kết chương 3 -s 22°°°EE2222299°222E222dd9999902222221999009022222499900900222224990 111 Chương 4 QUAN HỆ THUONG MAI GIỮA VUNG NAM BO VOI MOT SO NƯỚC ĐÔNG NAM A TRONG NỬA DAU THE KY XIX 113
4.1 Bối cảnh lich sử và chính sách thương mai của chính quyền nhà Nguyen (nửa đầu thế Ky XXIXX) -2222<%<22222EEEV222222244999990992222222222adddd4999908000000022222aaasssssse 113 4.1.1 Bối cảnh châu A trong nửa dau thế kỷ XIX -c:¿+‡ 113 4.1.2 Tình hình chính tri ở Xiêm và sự ra đời của cảng Singapore thuộc Anh 114
4.1.3 Một số quy định của nhà Nguyễn đối với kinh tế thương mại vùng Nam Bộ " Ô 116 4.2 Quan hệ thương mai giữa vùng Nam Bộ với Chan Lap (nửa dau thé ky XIX) —~ 119
4.2.1 Khái quát về bang giao giữa Việt Nam và Chân Lạp - 120
4.2.2 Mậu dich trong hệ thống triều cống giữa Việt Nam và Chân Lạp 121
4.2.3 Một số hoạt động buôn bán giữa vùng Nam Bộ với Chân Lạp 127
4.2.4 Hàng hóa, phương tiện và thương nhân trong giao thương giữa vùng Nam Bộ „u60 136
4.3 Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với Xiêm (nửa đầu thế ky XIX) 139
4.3.1 Khái quát về bang giao và giao thương giữa Việt Nam và Xiêm 139
4.3.2 Hoạt động buôn bán giữa vùng Nam Bộ với Xiêm - - 143
4.3.3 Trọng tải, hàng hóa trong giao thương giữa vùng Nam Bộ với Xiêm 146
4.4 Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Á hải đảo (intra 0713209 1001277 150
4.4.1 Một số hoạt động mậu dịch triều đình giữa chính quyền nhà Nguyễn với một số cảng thuộc dia của các nước phương Tây ở Đông Nam A hải đảo 150
4.4.2 Một số hoạt động buôn bán giữa vùng Nam Bộ với Singapore thuộc Anh I 54 4.4.3 Phương tiện, trọng tải và hàng hóa trong giao thương giữa Việt Nam với M1000 5® 158
4.5 Một vài nhận xét về quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước
Đông Nam A (nửa đầu thế kỷ XIX) cccccccccs°<eceevevvvvvvvvarssssssseee 169
Trang 84.5.1 Những nhân tố mới tác động đến quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ vớimột số nước Đông Nam Á 2+£22EEEE+++++t+2EEEEEEE+eetrtEEEEEEreerrrree 1694.5.2 Kế thừa thành quả giao thương của các thế kỷ trước (thương nhân và mạng
DU 00s: 100110177 173
4.5.3 Vai trò của thương mại vùng Nam Bộ đối với kinh tế Việt Nam và vị trí vùng
Nam Bộ trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á 5+5++5+>s 177
Tiểu kết chương 4 s 2°°©222222899°©222222444999902522224499909002242419990000222224990 1840n = 186TÀI LIEU THAM KHẢO -c222°°°©©©©©EEEEEV222222222ss999999eeevovvrrrosse 193
;0000/00575 211
PHU LUC BANG BIEU sssssssssssssssssssssssssssssssssssssveessssssceesssssssssssnveessssseeeesessssssssusveseesss 212PHU LUC SƠ BO, BAN DO VÀ HINH ẢNH - 2tr 250PHU LUC LƯỢC ĐỒ -22222++++++2222EEEE22111111122211 2212121111111112e ecrree 250008889/9:7029 22 A 252PHU LUC HÌNH ẢNH -22222:+++++222EEEEEEEEE122222221 222221221111111122eeecree 259
Trang 9DANH MỤC BIÊU ĐÒ
Biểu đồ 1: Tổng giá trị thương mại Việt Nam — Singapore (1824 —
159 1850)
Biểu đồ 2: So sánh trọng tải giữa mậu dịch triều đình và thương mại 166
tư nhân (Việt Nam — Singapore).
Biéu đồ 3: Số thuyền buồm vuông và thuyền tư nhân từ Việt Nam "
đến Singapore buôn bán (1829-1866)
Biểu đồ 4: Xuất khẩu gạo, muối và đường của Việt Nam sang 163
Singapore
Biểu đồ 5: So sánh nhập khâu thuốc phiện từ Singapore của Việt 169
Nam va Xiém (giai doan 1836-1866)
Trang 10DANH MỤC BANG BIEU
TÊN BANG BIEU Trang
Bang 1: Thuế tau các địa phương đến Dang Trong (tai cảng Hội An) 49
Bảng 2: Nhập khâu thiếc từ các cảng Đông Nam Á (1758-1774) 95—96Bang 3: Thuế thuyền buôn từ lục tỉnh Nam kỳ, Ba Xuyên đi Tran Tây 134
Bảng 4: Khối lượng đường được các thuyền hiệu của triều đình Huế
164
chở tới Singapore va Batavia năm 1838
Trang 11DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt Nội dung tiếng Việt Châu bản Châu bản triều Nguyễn
ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHQG-HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHSP Đại học Sư phạm
DNA Dong Nam A
Hội điển Khâm định Đại Nam Hội điền sự lệ
NXB Nhà xuất bản
KHXH Khoa học Xã hội
Thực lục Đại Nam thực lục chính biên
Toát yêu Quốc sử chính biên toát yêu Tiếng Anh
Chữ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt
CRIO Compagnie Royal des Indes Orientales | Công ty Đông An Phap EIC English East India Company Céng ty Dong An Anh
VOC Vereenigde Oost-Indische Compagnie | Công ty Đông An Ha Lan
Trang 12Thé (thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam ngày nay) của nước Phù Nam đã từng là một trung
tâm liên thế giới, kết nối phương Đông và phương Tây Sau khi nhà nước Phù Nam sụp
đồ, phần lớn diện tích đất đai vùng Nam Bộ bị hoang hóa Tuy nhiên, những bằng chứngkhảo cô học cho thấy hoạt động buôn bán (chủ yêu bằng đường thủy và đường bién) giữa
Nam Bộ với các vùng lân cận vân được duy trì ở một mức độ nhat định.
Trong suốt hai thế kỷ XVII— XVIII, thương mại giúp Nam Bộ trở thành một trong
những vùng kinh tế sôi nổi nhất của Việt Nam và giúp vùng này hội nhập mạnh mẽ vào
thương mại khu vực Đông Nam Á Từ thế ky XVII, diện mạo cảnh quan và cơ sở vật chất
vùng Nam Bộ có những chuyên biến đáng ké bởi tác động của những hoạt động kinh tế
do những lớp người di cư tạo ra Các cảng thị như Mỹ Tho đại phố, Nông Nai đại phó,
Hà Tiên, Sài Gòn, Ba Xắc, năm trên một mạng lưới thương mại rộng lớn, kết nối ĐôngNam Á (ngày nay) với các tỉnh thành phía Nam Trung Quốc Các cảng thị này đều lànhững trung tâm thương mại, thu hút thuyền buôn từ các nước phương Đông lẫn phươngTây đến vùng Nam Bộ mua bán, trao đôi hàng hóa Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ởPhú Xuân, nhà Nguyễn chính thức được thành lập Trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XIX, vịtri địa lý gần kề với nhiều nước, các mỗi giao tiếp đa chiều (về tộc người và văn hoá) và
sự kế thừa mang tính lịch sử về các mạng lưới thương mại là những tiền đề quan trọnggiúp Nam Bộ trở thành vùng lãnh thé duy nhất của Việt Nam có hoạt động buôn ban
thường xuyên với các nước lân bang như Chân Lạp, Xiêm và các cảng thuộc địa của các
nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo (đơn cử như Singapore)
Là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên phong phú, tài nguyên vị thế đa dạng, vị tríđịa chiến lược quan trọng, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ đã thuhút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Tiếp cận từ những góc
độ khác nhau, các công trình nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ khá đa dạng, nghiên cứu
Trang 13trên nhiều lĩnh vực (chính tri, quân sự, kinh tế, văn hóa, tôn gáo và xã hội) Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về quan hệ thương mại giữa vùng Nam
Bộ với các đối tác thương mại thuộc khu vực Đông Nam Á trong hai giai đoạn: từ thế kỷ
XVII đến thế kỷ XXVIII và nửa đầu thé ky XIX Do đó, thực hiện đề tài luận án Quan
hệ thương mại giữa vùng Nam bộ với các nước Đông Nam A từ thé kỷ XVI đến giữa thé
kỷ XIX có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và cần thiết trong nghiên cứu
Thông qua việc tái hiện bức tranh về quan hệ thương mại giữa Nam bộ với các
nước Đông Nam A từ thế ky XVII đến thé kỷ XIX, kết qua luận án là một bổ sung quan
trọng về mặt khoa học đối với cái nhìn tổng thê về lịch sử Nam Bộ nói riêng, lịch sử ViệtNam nói chung trong giai đoạn này Ngoài ra, bức tranh kinh tế thương mại này có nhiềugiá trị thực tiễn: giúp làm rõ thêm quá trình xác lập va khang định chủ quyền của ViệtNam đối với vùng Nam Bộ trong lịch sử; làm rõ các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hộivùng Nam Bộ, cung cấp cơ sở cho việc tiếp tục thúc đây sự phát triển vùng đất này trong
tương lai; làm rõ các đặc điểm về quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế của Nam Bộ nói riêng,
Việt Nam nói chung trong mạng lưới Đông Nam Á
2 Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu về các mối quan hệ thương mại giữa vùng
Nam Bộ với một số nước Đông Nam Á và cảng thị thuộc địa của các nước phương Tây
ở Đông Nam A hải dao trong hai giai đoạn (từ thé kỷ XVII đến thé ky XVIII và nửa đầu
thé ky XIX), đặt các mối quan hệ thương mai đó trong bối cảnh lich sử Việt Nam và khuvực Đông Nam Á Từ đó để hiểu hơn về các đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
của vùng Nam Bộ cũng như hiểu hơn về bản chat lịch sử của quá trình hình thành zmội
nước Việt Nam thông nhất, toàn vẹn lãnh thé như ngày nay Đề thực hiện mục đích
nghiên cứu nêu trên, luận án hướng đên các mục tiêu cơ bản sau đây:
Thứ nhat, làm sáng rõ những đặc diém về điêu kiện tự nhiên, cư dân, văn hóa va lịch sử của vùng Nam Bộ và tác động của chúng đôi với hoạt động buôn bán giữa vùng
Nam Bộ với một sô nước Đông Nam A.
Thứ hai, tái hiện một cách có hệ thống và toàn điện về quan hệ thương mại giữavùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Á và cảng thị thuộc địa của các nước phươngTây ở Đông Nam Á hải đảo trong hai giai đoạn: từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII và nửađầu thế kỷ XIX
Trang 14Thứ ba, làm sáng rõ và rút ra những đặc điểm chủ yếu của thương mại vùng Nam
Bộ và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế — xã hội của vùng đất nay trong
hai giai đoạn: từ thé kỷ XVII đến thé ky XVIII và nửa đầu thé ky XIX.
Thứ tư, đánh giá vai trò của thương mại vùng Nam Bộ đối với kinh tế Việt Nam (từthế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX)
Thứ năm, đánh giá vị trí vùng Nam Bộ trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu và hướng tiếp cận nghiên cứu cho đê tài luận án.
Thứ hai, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, xác địnhnhững vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Thứ ba, nghiên cứu làm rõ hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Đông Nam
Á diễn ra ở vùng Nam Bộ trong hai giai đoạn: từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII và nửađầu thế kỷ XIX
Thứ tư, rút ra những nhận xét về hoạt động thương mại giữa vùng Nam Bộ vớimột số nước Đông Nam A trong hai giai đoạn: từ thé kỷ XVII đến thế ky XVIII và nửađầu thế kỷ XIX
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một sốnước Đông Nam Á diễn ra ở vùng Nam Bộ Luận án tập trung nghiên cứu hoạt độngthương mại giữa vùng Nam Bộ - với tư cách là một “bộ phận” đặc thù trong “tổng thể”
Việt Nam với một số nước Đông Nam Á, trong đó nồi lên các đối tác chính là Chân Lạp,
Xiém La va Singapore Lý do chọn Chan Lạp, Xiêm va Singapore (từ năm 1819) vì cả 3
đối tượng này đều có mối quan tâm lớn và thường xuyên đối với hàng hóa ở Nam Bộ vàđại điện cho ba dạng thức bang giao dưới nhãn quan chính trị của chính quyền DangTrong, sau đó là triều đình Huế
4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật
biện chứng để tái hiện bức tranh quan hệ thương mại giữa vùng Nam bộ với một số đối
Trang 15tác thương mại thuộc khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX.Hướng tiếp cận chính, đóng vai trò chủ đạo của dé tài là xem xét van đề dưới góc độ Sửhọc Cụ thể, luận án đứng dưới góc độ lịch sử Việt Nam, lấy Việt Nam làm chủ thể trongcác mối quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ (Việt Nam) với một số nước Đông Nam
Á và các cảng thị thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo
Dé tìm hiểu và nhận thức được quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một
số nước Đông Nam A trong hai giai đoạn: từ thé ky XVII đến thé ky XVIII và nửa đầu
thế kỷ XIX, luận án xác lập quan điểm nghiên cứu: khách quan, lịch sử cụ thé, toàn diện
và toàn bộ Nghĩa là, việc nghiên cứu các quan hệ thương mại được dựa trên hệ thống tư
liệu khai thác từ nhiều nguồn, các vấn đề nghiên cứu cụ thé đều đặt trong tiến trình vận
động dưới sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan, đặt trong bối cảnh quốc
tế, khu vực và Việt Nam Việc nhận định, đánh giá thành tựu và hạn chế của các hoạt động
thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Á, cảng thị thuộc địa của cácnước phương Tây ở Đông Nam Á đều dựa trên các nguồn sử liệu có giá trị khoa học và
độ tin cậy với thái độ phê phán sử liệu khách quan, công tâm.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu trên, tác giả sử dụng hai phương pháp chính là phương pháplịch sử và phương pháp logic Phương pháp lịch sử được sử dụng để tái hiện, phục dựng
lại lịch sử quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với các nước thuộc khu vực Đông Nam
Á Trên cơ sở phân tích những hoạt động thương mại đã diễn ra, nghiên cứu sinh sử dụngphương pháp logic dé rút ra một số nhận xét về quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ
với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong hai giai đoạn (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ
XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX)
Ngoài phương pháp lịch sử và phương pháp logic, nghiên cứu sinh sử dụng thêm
cách tiếp cận Khu vực học “Với quan điểm Khu vực là một không gian có đặc trưngriêng, một không gian tổng hợp của các yếu tố dé tạo thành những yếu tô đặc trưng của
mỗi khu vực Các yếu tố như môi trường tự nhiên, tộc người, sinh hoạt kinh tế, văn hóa
và truyền thống văn hóa, chính trị, có quan hệ với nhau rất chặt chẽ dé tạo thành mộtkhu vực riêng biệt ” (Nguyễn Văn Kim, 2008, tr.67) Theo lý thuyết Khu vực học,
nghiên cứu sinh tiếp cận vùng Nam Bộ như “một không gian địa lý, cư dân — tộc người,
lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa ” (Phan Huy Lê, 2008, tr.18)
Trang 164.3 Hướng tiếp cận nghiên cứu
Trong luận án này, nghiên cứu sinh sẽ tiếp cận vùng Nam Bộ “như một bộ phậncủa Việt Nam, ton tại và phát triển trong mối quan hệ giữa “bộ phận” với “tong thể” trongquan hệ giữa khu vực Nam Bộ và toàn bộ quốc gia — dân tộc Việt Nam” Theo giáo sưPhan Huy Lê (2011, tr.16), “nhìn vùng đất Nam Bộ dưới góc độ Khu vực học, có thê coi
là một không gian lịch sử — văn hóa” Theo đó, không gian lich sử — văn hóa vùng đất
Nam Bộ có các đặc trưng:
“Thứ nhất, tính đa tâng được tạo thành bởi sự chông xêp của nhiêu tâng lịch sử
của các vương quôc đã từng tôn tại, nhiêu tang văn hóa của các quôc gia và các
lớp cư dân.
Thứ hai, tinh đa nguyên của các tộc người từ bên trong và bên ngoài, của các yêu
tô nội sinh và ngoại sinh vê văn hóa.
Thứ ba, tính đa dạng và giao thoa của câu trúc và quan hệ tộc người, của kêt câu
xã hội, của đời sông văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng.
Thứ tư, tính năng động của một vùng đất mới trên một vị trí ngã tư các đường giaothông thủy bộ mang tính giao lưu cao về kinh tế, văn hóa của khu vực và thế giới,kết hợp với động lực bên trong của một cộng đồng cư dân, một xã hội mở và
thoáng”.
Là một bộ phận trong “tổng thé” Việt Nam nên các hoạt động kinh tế giữa vùngNam Bộ với các đối tác chính như Chân Lạp, Xiêm, các vương quốc (từ thế kỷ XVII đếnthứ ky XVIII) và các cảng thị thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam A hải đảo(nửa đầu thé kỷ XIX) đều chịu sự ảnh hưởng, thậm chí là sự chi phối của nhiều yếu tố
chính tri, xã hội, ý thức hệ của giới cầm quyền Trong nghiên cứu Bức ranh kinh tế Viét
Nam thé kỷ XVII và XVIII, Nguyễn Thanh Nhã (2013, tr.14) khang định mặc du đối tượngnghiên cứu trong luận án của ông là đời sống kinh tế Việt Nam thé ky XVII và XVII
nhưng “công trình chỉ có thể đạt được đầy đủ ý nghĩa của nó khi gắn lĩnh vực kinh tế với
các lĩnh vực khác (chính trị, xã hội, ý thức hệ) được bao trùm trong việc nghiên cứu lịch
sử, khi cho thay “các dòng nước ngầm”, những “con sóng ngầm” (F.Braudel) lam day lêndòng biến chuyên chung, khi làm sáng tỏ sự hình thành của dân tộc Việt Nam hiện dav’
Ngoài những yếu tô kê trên thì trong các hoạt động buôn bán giữa vùng Nam Bộ,Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi
tính thứ bậc trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước lân bang Tuy nhiên, là
Trang 17vùng đất mới sáp nhập vào lãnh thô Việt Nam nên Nam Bộ vẫn giữ được những đặc trưngriêng, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa Vì vậy, dé đạt mục đích của luận án làlàm sáng rõ quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Á (chủyếu là thông qua các hoạt động buôn bán tư nhân) thì phải đặt các mối quan hệ đó trongtổng thê bức tranh chính trị và kinh tế Việt Nam cũng như trong sự tương tác quyền lựcgiữa Việt Nam với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong hai giai đoạn: từ thế kỷXVII đến thé kỷ XVIII và nửa đầu thé kỷ XIX.
5 Pham vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của luận án là vùng Nam Bộ Ở các thế ky XVII — nửađầu thế kỷ XIX, không gian hành chính Nam Bộ có các tên gọi tương ứng: Phủ Gia Định
(1698), Gia Định Thành (1808), Nam Kỳ (1834) Dù mang tên gọi khác nhau qua mỗi
thời kỳ, nhưng không gian lịch sử mà đề tài nghiên cứu cơ bản trùng với không gian lãnhthô Nam Bộ Việt Nam ngày nay
Giới hạn thời gian của đề tài là từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX (đến năm
1858) Sử liệu và di sản vật chất (hệ thống thương cảng, di vật) cho thay ít nhất từ giữa
thế ky XVII, hoạt động thương mại của vùng Nam Bộ với khu vực Đông Nam Á đã diễn
ra thường xuyên, các thương cảng Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên và Sài Gòn đã hội nhậpvào hệ thông thương cảng ven bờ của khu vực và quốc tế Trong luận án, quan hệ thươngmại giữa vùng Nam Bộ với các nước Đông Nam Á được chia thành hai giai đoạn Giaiđoạn thứ nhất là từ thé ky XVII đến thế ky XVIII Trong giai đoạn nay, Nam Bộ là vùnglãnh thé của chính quyền Dang Trong, sau đó là chính quyền Gia Định Giai đoạn hai lànửa đầu thế kỷ XIX (1802 — 1858) Trong giai đoạn thứ hai, Nam Bộ là một vùng lãnhthé, lãnh hai của nước Việt Nam thống nhất đưới sự thống trị của nhà Nguyễn Việc phân
chia quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với các nước Đông Nam Á thành hai giai
đoạn như trên còn xuất phát từ sự thay đôi bản chất trong quan hệ thương mai của vùng:
đi từ hoạt động thương mai mang tính tự do (từ thế ky XVII đến thế kỷ XVII) sang nềnthương mại do nhà Nguyễn quản lý (nửa đầu thế kỷ XIX)
6 Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu
Nguồn tài liệu đầu tiên là các bộ sách do Quốc sử quán và Nội các triều Nguyễn
biên soạn, cụ thé như Đại Nam thực lục Tiền biên, Đại Nam thực lục Chính biên, MinhMệnh chính yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc triều Chính biên toát yêu, Đại
Nam nhất thong chí, Đại Nam liệt truyện Ngoài những bộ sách nêu trên, một số sách
Trang 18do những nhân vật lịch sử sống trong khoảng thời gian này biên soạn là những tài liệu sơcấp, có giá trị tham khảo tốt đối với dé tài của nghiên cứu sinh, cụ thé: Phi: biên tap luc(Lê Quý Đôn), Gia Dinh Thành thông chí (Trinh Hoài Duc), Hà Tiên trấn — hiệptran — Mac thị gia pha (Vũ Thê Dinh), Hải trình chí lược (Phan Huy Chú), Hiện nay,
các bộ sách này đã được dịch và xuât bản.
Dé thực hiện luận án này, nghiên cứu sinh cũng khai thác một số hồi ký và những
ghi chép của những người nước ngoài từng đến Việt Nam và Đông Nam A như: A new
Account of the East Indies (Hamilton Alexander), Journal of an Embassy to the Courts of Siam and Cochinchina (John Crawfurd), The mission to Siam, and Hue, the capital of Cochin China, in the years 182 1—2 (George Finlayson), A Voyage to Cochin China (John
White), The Kingdom and People ofSiam with a Narrative of the Mission to that Country
in 1855 (Sir John Bowring), Cochin—China, and the Experience in it: A Seaman’ Narrative of his Adventures and Sufferings during a Captivity among Chinese Pirates, on
the Coast of Cochin—China (Brown Edward), Notices of the Indian Archipelago, and Adjacent Countries: being a collection of papers relating to Borneo, Celebes, Bali, Java,
Sumatra, Nias, the Philippine islands, Sulus, Siam, Cochin China, Malayan Peninsula (J.E Moor), Note on the Geography of Cochin China.” In The Journal of the Asiatic Society of Bengal (Taberd, Jean—Louis),
Trong những năm gần đây, việc số hóa tài liệu đã giúp khả năng tiếp cận các nguồn
sử liệu lưu trữ ở nước ngoài dé dang hơn Một nguồn tài liệu quan trọng khác về các hoạt
động buôn bán ở Đông Nam Á hải đảo là các tờ báo được xuất bản trong nửa đầu thế kỷ
XIX như: The Singapore Free Press and Mercantile Advertiser! (1837-1933), The
Singapore Chronicle and Commercial Register? (1831-1837), Chinese Repository,
Tabular Statement of the Commerce and Shipping of Singapore for the official year
Ngoài những nguôn tài liệu sơ cấp trên, nghiên cứu sinh còn tham khảo thêm kếtquả của các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; kỷ yếu của các hội thảo về chúa Nguyễn,
nhà Nguyễn; các luận án, luận văn, các bài nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên
ngành mà nội dung nghiên cứu của chúng có liên quan đến lịch sử thương mại Việt Nam
nói chung và lịch sử thương mại vùng Nam Bộ nói riêng.
! Từ chỗ này, The Singapore Free Press and Mercantile Advertiser sẽ được viết tắt là: S.F P.M.A.
? Từ chỗ này, The Singapore Chronicle and Commercial Register sẽ được viết tắt là: S.C.C.R.
Trang 197 Đóng góp của luận án
7.1 Về mặt khoa học
Thứ nhất, phục dựng lại bức tranh toàn cảnh, toàn diện và khách quan về quan hệ
thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Á từ thế kỷ XVII đến giữa
thế kỷ XIX, làm sáng rõ bản chat, đặc điểm của những mối quan hệ thương mại đó Từ
đó hiểu rõ hơn về các đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của vùng Nam Bộ
Thứ hai, kết quả luận án gợi mở một cái nhìn mới về lịch sử thương mại Việt Nam
nói chung, lịch sử thương mại vùng Nam Bộ riêng, từ đó góp phần nhận thức sâu sắc vàday đủ hơn về vương triều Nguyễn
Thứ ba, cùng với cách tiếp cận liên ngành và Khu vực học, luận án đưa ra một
cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về thương mại Việt Nam, đó là tiếp cận từ dưới lên(from the bottom up), từ “bộ phận” đến “tổng thể” Cách tiếp cận này giúp nhà nghiêncứu vượt qua quan điểm luôn xem nhà nước là chủ thé duy nhất, là nhân tố chi phối tiênquyết và tuyệt đối trong quan hệ thương mại của quốc gia này với quốc gia khác mà bỏqua vai trò của địa phương cũng như các đối sách của chính quyền địa phương thực hiệntrong việc triển khai những chính sách kinh tế của trung ương
7.2 Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, những đặc điểm, quy luật phát triển kinh tế của vùng Nam Bộ trong giaiđoạn thế ky XVII — nửa dau thé ky XIX mà luận án rút ra có thé vận dụng vào việc hoạchđịnh chính sách kinh tế đối với vùng Nam Bộ trong sự phát triển kinh tế của cả nước trongthời hội nhập quốc tế
Thứ hai, cung cấp một hệ thống tai liệu có giá trị cho những ai quan tâm nghiêncứu về Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với các nước Đông Nam A từ thé kỷ XVIIđến giữa thé kỷ XIX Đồng thời, luận án sẽ là một tài liệu tham khảo dùng trong nghiên
cứu và giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
Trang 20Chương 2: Một số khái niệm, thuật ngữ và Tổng quan về vùng đất Nam Bộ (từ thế
kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)
Chương 3: Quan hệ thương mại giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Á
từ thé kỷ XVII đến thé ky XVII
Chương 4: Quan hệ thương mai giữa vùng Nam Bộ với một số nước Đông Nam Atrong nửa đầu thế kỷ XIX
Trang 21Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Nhóm các công trình nghién cứu trong nước
Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử Đông Nam A (bao gom lịch sử thương mại)
Ở Việt Nam, một trong những nghiên cứu sớm về lich sử Đông Nam A là quyênLich sử các quốc gia Đông Nam A trừ Việt Nam (từ nguyên sơ đến thé ky XVI) do NguyễnThế Anh biên soạn, được xuất bản bởi NXB Lửa thiêng vào năm 1972 Nghiên cứu được
viết một cách ngăn gon, súc tích Nội dung sách tập trung làm rõ quá trình hình thành,
phát triển và sự tương tác giữa quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Theo Nguyễn ThếAnh, chiến tranh giữa các thủ lĩnh địa phương (trước khi quốc gia hình thành) và giữacác quốc gia (sau khi quốc gia hình thành) xuất phát từ ý thức dân tộc và những lợi ích
về chính trị, kinh tế Hạn chế của sách này là nội dung sách chưa đi vào những vấn đềlịch sử cụ thé của từng quốc gia cũng như quá trình tương tác quyền lực, đặc biệt là trênlĩnh vực giao thương, giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á
Quyển Lịch sử Đông Nam A, tập IV (2012, NXB Khoa học Xã hội) tập hợp nhiều
bài nghiên cứu của các tác giả như Tran Khánh, Hoàng Anh Tuan, Nguyễn Văn Kim
Về cấu trúc, sách gồm hai phần chính: phần thứ nhất — Quá trình thực dân hóa và biến đồikinh tế, xã hội của Đông Nam A (gồm 3 chương), phần thứ hai — Đánh giá sự hưng khởi
của phong trào dân tộc, dau tranh giành độc lập của các nước trong khu vực nay, nhất là
trong nửa đầu thế kỷ XX (gồm 3 chương) Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách tiếpcận hệ thống, phương pháp nghiên cứu liên ngành của khoa học xã hội và nhân văn, trong
đó phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic Một số nội dung của sách liênquan đến đề tài luận án như: thời điểm các nước phương Tây thiết lập chế độ cai trị ở
Đông Nam A; qua trinh di cu, biến đổi di cư, dân tộc; sự hình thành các cộng động người
Hoa, người Ấn và vai trò của những cộng đồng này đối với sự phát triển kinh tế — xã hội,chính trị và văn hóa của Đông Nam Á thời kỳ thuộc địa
Một số chuyên dé lich sử thé giới, tập III (2015, NXB ĐHQG-HN) do Vũ DươngNinh và Nguyễn Văn Kim chủ biên với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu như LươngNinh, Nguyễn Văn Hồng, Choi Byung Wook, Li Tana, Charles Wheeler, Về cách tiếpcận, các tác giả xem Đông Nam A là “một thực thé gắn bó hữu cơ với những vận động,phát triển, và cả những biến đồi, thăng trầm của lịch sử châu A” Một số bài nghiên cứutrong tuyên tập liên quan đến các nội dung trong luận án như “Chau thô Mékong và thé
Trang 22giới thủy biên thé ky XVIII” (Li Tana); “Nghiên cứu các thương cảng cổ ở Đông Nam A:
trường hợp thương cảng Manila (Philippines) thế kỷ XVII” (Dương Văn Huy); “Ngoại
thương Việt Nam thé ky XVIII” (Nguyễn Mạnh Dũng); “Xứ Dang Trong trong các quan
hệ và tương tác quyên lực khu vực” (Nguyễn Văn Kim); “Sự phát triển của nền hải thươngChampa thời kỳ Vijaya (cuối thé kỷ X đến cuối thé kỷ XV)” (Đỗ Trường Giang), Cácbài nghiên cứu trong sách đều có chất lượng tốt, là tài liệu tham khảo có giá trị về lịch sửĐông Nam A trong thé kỷ XVII-XIX
Nhóm các công trình nghiên cứu về lich sử thương mại Việt Nam, trong đó có
thương mại Nam Bộ
Ngoại thương Việt Nam hoi thé kỷ XVII, XVIII và dau XIX (1961, Hội Sử học) củatác giả Thành Thế Vỹ là một trong những nghiên cứu sớm về lịch sử thương mại ViệtNam Trong nghiên cứu này, Thành Thế Vỹ đi từ việc phân tích bối cảnh lich sử, nhữngnhân tô chủ quan và khách quan tác động đến kinh tế thương mại Việt Nam Trên cơ sở
đó, tác giả làm rõ những vấn đề xung quanh kinh tế thương mại như chính sách thươngmại, hệ thống thuế khóa, cách thức buôn bán, phương tiện buôn bán, thương nhân củaViệt Nam từ thế kỷ XVII đến đầu XIX
Kinh tế và Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn của Nguyễn Thê Anh làmột nghiên cứu có tính khái quát cao Ngoài lời nói đầu, nghiên cứu gồm các chương:Dân cư Việt Nam dưới các vua nhà Nguyễn, Tổ chức xã hội: Giới sĩ phu, Nông dân vàcác hoạt động nông nghiệp, Các hoạt động thương mại, Các van đề xã hội và các đề nghịcải cách Trong nghiên cứu này, Nguyễn Thế Anh đề cập đến quan hệ thương mại giữaViệt Nam và Singapore trong nửa đầu thế kỷ XIX nhưng chỉ dừng ở mức độ khái quátvan đề, chưa có những phân tích sâu Đáng chú ý, Nguyễn Thế Anh đưa ra nhận địnhrằng nhà Nguyễn đã không độc quyền thương mại như nhiều nhà nghiên cứu nhận định
Năm 1970, Nguyễn Thanh Nhã xuất bản quyền sách nhan đề ức ranh kinh tế
Việt Nam thé kỷ XVII va XVII năm 1970 tại Paris (NXB.Cujas) Đây vốn là luận án tiến
sĩ được nhà nghiên cứu bảo vệ tại Dai học Sorbonne (Paris) Với một nguồn tư liệu không
lồ được hệ thống hóa, Nguyễn Thanh Nhã đã dựng lại một bức tranh kinh tế Việt Namvào các thé ky XVII va thé ky XVIII thật sống động Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận,sách gồm 5 chương được chia thành 2 nội dung lớn: (1) Những biến đổi trong nông nghiệp
và (2) Sự phát triển của kiến trúc thượng tầng đô thị và thương mại Năm 2013, bản dịchtiếng Việt của sách do Nguyễn Nghị thực hiện đã được NXB Tri thức xuất bản
Trang 23Viét sử xứ Dang Trong (1588-1777) — Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam doPhan Khoang viết và NXB Khai Trí xuất bản năm 1970, cung cấp cái nhìn toàn cảnh vềquá trình Nam tiến của người Việt Phan Khoang dành một dung lượng khá lớn để viết
về kinh tế thương mại của Đàng Trong Tuy nhiên, đáng tiếc là phần viết dành cho vùng
Đồng Nai — Gia Định trong quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á chưa nhiều
Về mặt quan điểm tiếp cận, Phan Khoang đứng trên quan điểm chủ nghĩa dân tộc, xemViệt Nam là một “đại quốc” trong khu vực Đông Nam A đề nhìn nhận và đánh giá mối
bang giao giữa Việt Nam và các nước lân bang Tác giả cũng miêu tả Đàng Trong như
một quốc gia độc lập so với Đàng Ngoài Sách đã được tái bản nhiều lần
Thương nghiệp Việt Nam dưới triểu Nguyễn của Đỗ Bang (1997) là nghiên cứumang tính tiên phong trong quan điểm tiếp cận so với các nghiên cứu về lịch sử kinh tếthương mại Việt Nam thời nhà Nguyễn Theo Đỗ Bang, triều đình Huế không thực hiệnchính sách “đóng cửa” và “bế quan tỏa cảng” mặc đù trọng tâm trong chính sách kinh tếcủa triều đình Hué là “trọng nông, ức thương” Nguyên nhân dẫn đến việc chính quyềnnhà Nguyễn xem trọng buôn bán với Trung Quốc và hạn chế thương mại với các nướcphương Tây là do nỗi lo sợ về sự toàn vẹn của biên giới, lãnh thổ
Quyên Lich sử bang giao Việt Nam — Đông Nam A của tac giả Trần Thị Mai do
NXB Dai học Quốc gia (TP.HCM) xuất bản vào năm 2007, gồm 5 chương Nội dungchương II của sách tập trung vào quan hệ Việt Nam với Chân Lạp, Lào, Thái Lan, Miến
Điện và khu vực Đông Nam Á hải đảo thời cổ trung đại Ở cấp độ là giáo trình nên sách
tập trung vào những sự kiện quan trọng dé làm bật lên bản chất của những mối bang giaogiữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á trên phương diện chính trị — ngoại giao — quân
sự, kinh tế, văn hóa — xã hội Tác giả Trần Thị Mai còn có bài viết nghiên cứu “VỊ trí và
vị thé của Nam Bộ thế kỷ XVII-XIX” được đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vanhóa phi vật thể người Việt miền Tây Nam bộ” vào năm 2010 Ở phần hai của bài viết, tácgiả trình bày rõ về vị thế của Nam Bộ trong giai đoạn thé ky XVII — XIX ở hai cấp độ:
đối với quốc gia và đối với quốc tế
Trương Minh Đạt được xem là “nhà Hà Tiên học” Ông là tác giả của nhiều công
trình nghiên cứu về Hà Tiên như: Nghiên cứu Hà Tiên, tập 1 (2008, NXB Trẻ), Nghiên
cứu Hà Tiên: Họ Mạc với Hà Tiên (NXB.Téng hợp TP.HCM) Bên cạnh nghiên cứu về
lịch sử, văn hóa và con người vùng đất Hà Tiên, Trương Minh Đạt đưa ra nhiều luận giải
và ý kiến cá nhân của ông nhằm hiệu đính những thông tin chưa chuẩn xác về sự kiện
lịch sử (cụ thé như thời điểm Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn) và một số
Trang 24tạp chí chuyên ngành Quyền sách cung cấp cho độc giả một bức tranh toàn cảnh nhưng
có trọng điểm về những đặc trưng của vùng Nam Bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội từ thế ky XVII đến thé kỷ XVIII Nghiên cứu nay cũng làm rõ vai trò của nhữngtiền đề về điều kiện địa lý, lịch sử đối với sự phát triển thương mại của các trung tâm kinh
tế như Mỹ Tho, Sài Gon, cũng như vị thé của những trung tâm kinh tế này đối với sựphát triển của thương mại vùng Nam Bộ
Lich sử hình thành và phát triển vùng dat Nam Bộ (từ khởi thủy đến năm 1945)
do Trần Đức Cường, Võ Sĩ Khải, Nguyễn Đức Nhuệ và Lê Trung Dũng (2016) biên soạn,gồm ba phan chính: phan thứ nhất — Vùng đất Nam Bộ từ khởi thủy đến đầu thế ky XVII,phan thứ hai — Vùng đất Nam Bộ thời kỳ từ đầu thế ky XVII đến năm 1858, phan thứ ba
— Vùng đất Nam Bộ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1958 — 1945) Nội dung
thứ hai của sách cung cấp nhiều tư liệu có giá trị tham khảo đối với luận án
Đề án Khoa học Xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng
đất Nam Bộ” là một công trình quy mô, chất lượng và có hàm lượng khoa học cao về lịch
sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiêncứu của đề án đã cung cấp những luận cứ khoa học xác thực về quá trình xác lập chủquyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ Về ý nghĩa khoa học, những ý kiến thốngnhất về phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cập khi nghiên cứu về lịch sử vùng đất Nam
Bộ đóng vai trò làm nền tảng cho những công trình nghiên cứu tiếp theo Kết quả của đề
án là bộ sách Vùng đất Nam Bộ (gồm 10 tập) do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản Day
là công trình nghiên cứu công phu về vùng đất Nam Bộ Với cách tiếp cận đa chiều vàliên ngành, “nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từđiều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội,
quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế” (Nguyễn Quang Ngọc, 2017, tr.7).
Tập 4 với nhan dé “Nam Bộ từ thé kỷ XVII đến thé ky XIX: Quá trình khai phá và xác lậpchủ quyên của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ” do giáo sư Nguyễn Quang Ngọc chủ
biên là một nghiên cứu công phu, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh và góp phan khỏa lấp
những khoảng trồng hiểu biết về vùng đất phương Nam của Việt Nam Trong nghiên cứu
Trang 25này, tập thé tác giả đã dành một dung lượng đáng kê dé viết về sự hình thành va phát triểncủa cảng thị Hà Tiên, một trong những thương cảng quan trọng hàng đầu trong vịnh Xiêm
La vào thế ky XVIII
Nguyễn Phúc Nghiệp (2017) với bài viết “Buôn bán thóc gạo ở Tién Giang và
Nam Bộ trong các thé kỷ XƯII, XVII và nửa dau thé lạ; XIX” đã tái hiện những hoạt độngkinh tế thương mại của Nam Bộ với các nước và cảng thị thuộc khu vực Đông Nam Á vàTrung Quốc Một phan thú vị của nghiên cứu này là tác gia Nguyễn Phúc Nghiệp đã cốgang miéu ta “Su hinh thanh va phat trién hé thống chợ buôn bán thóc gạo” ở Nam Bộ,
tuy nhiên điều đáng tiếc là tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp chỉ đừng lại ở việc trích dẫn cáctài liệu nhưng chưa chỉ ra được mối liên kết giữa các trung tâm thương mại Việt Namtrong hệ thống thương mại khu vực Đông Nam Á
Trong quyền Nam Bộ dưới thời chúa Nguyễn (NXB Khoa học Xã hội, 2018), tácgiả Trần Nam Tiến nhận định chính sách phát triển thương mại của chúa Nguyễn trênvùng dat Nam Bộ là “cởi mo’, đáp ứng nhu cau cấp thiết của xã hội Dang Trong và phùhợp với xu hướng phát triển thương mại của khu vực và thé giới bay giờ Đây cũng làquan điểm của giới sử học Việt Nam khi đánh giá về những vấn đề liên quan đến chúaNguyễn Trong nghiên cứu này, tác giả Trần Nam Tiến cho rằng từ thé kỷ XVII đến thé
kỷ XVIII, Nam Bộ vẫn là vùng đất “gần như vô chủ” và chính những lớp di dân ngườiViệt đã đánh thức “tiềm năng của vùng đất này”
Nguyễn Đức Hòa với Lịch sử hình thành, phát triển cảng thị trên vùng đất Nam
Bộ (thé kỷ XVII — XIX) (NXB Đại học Huế, 2020) viết về quá trình hình thành, phát triển
“đô” và “thị” của các đô thị cảng phong kiến ở vùng Nam Bộ Ngoài ra, tác giả “còn trìnhbày về các van đề khá thú vị liên quan đến biến đổi cư dân, tiếp biến và hỗn dung văn hóatrên vùng dat mới Nam Bộ” Dựa trên cơ sở tái hiện bức tranh toàn cảnh vẻ hệ thống cảngthị Nam Bộ, tác giả đánh giá vai trò của cảng thị đối với sự phát triển kinh tế — xã hội vàgiao lưu, tiếp bién văn hóa của vùng đất mới này trong giai đoạn thé ky XVII — XIX
Một trong những công trình tiêu biểu về vai trò của người Hoa trong kinh tếthương mại Việt Nam là quyên Người Hoa trong xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc vàdưới chế độ Sài Gon) của Trần Khánh Sách tập trung vào những nội dung sau: (1) đặcđiểm hình thành cộng đồng người Hoa và các hoạt động kinh tế của họ ở Đông Nam Átrước thời kỳ thuộc địa hóa, (2) các hoạt động kinh tế của người Hoa trong thời kỳ tư bảnphương Tây xâm nhập vào Đông Nam A, (3) vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các
Trang 26nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thế giới thứ lần II đến nay Trần Khánh cũng là
tác giả của các bài nghiên cứu như: “Bàn về thuật ngữ và khái niệm người Hoa ĐôngNam A” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam A, 1997, số 27: 115—124); “Sự hình thành cộng
đồng người Hoa ở Việt Nam thé kỷ XVII—XVIII và nửa dau thé ky XIX” (Tạp chi Nghiên
cứu Lịch sử, số 318: 39-47); “Người Hoa trong xã hội Việt Nam” (Thông tin Khoa hoc
Xã hội, số 239: 38-40); “Dac trưng văn hóa kinh doanh của người Hoa” (Tap chí Nghiêncứu Đông Nam A, số 67: 59-63); Một nghiên cứu sâu sắc khác về người Hoa là quyềnNgười Hoa ở Việt Nam — Thời ky nhà Nguyễn trước Pháp thuộc của Dương Văn Huy doNXB Khoa Học Xã Hội xuất bản năm 2023 Kế thừa những thành quả nghiên cứu củahọc giả trong và ngoài nước, nghiên cứu của Dương Văn Huy cung cấp một bức tranh
toàn cảnh về người Hoa ở Việt Nam từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, trong đó
nhấn mạnh đến sự đóng gop (tích cực lẫn tiêu cực), vai trò và vị thế của người Hoa đối
với sự phát triển kinh tế Việt Nam
Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam — Chân Lạp
Một trong những nghiên cứu hiếm hoi của học giả Việt Nam nghiên cứu về quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và Chân Lạp trong thế kỷ XIX là bài viết nhan đề “Quan
hệ kinh tế của triều Nguyễn với Chân Lạp hồi nửa đầu thé ky XIX” (Tap chí Nghiên cứuLịch sử, số 8(2007): 63-71) của Lâm Minh Châu Bài viết tập trung vào 3 nội dung: pháttriển quan hệ giao thương; mở mang hệ thống các kênh dao, thiết lập hệ thống đồn điền,
mở rộng khai hoang và phát triển sản xuất ở vùng đất bảo hộ (Tran Tây Thanh) Theo tác
giả, vùng Nam Bộ là địa phương chính diễn ra các hoạt động giao thương giữa Việt Nam
và Chân Lạp và chính các hoạt động buôn bán giữa hai nước đã thúc đây kinh tế hànghóa vùng Nam Bộ phát triển
Ngoài nghiên cứu chọn quan hệ kinh tế Việt Nam — Chân Lạp làm đối tượng
nghiên cứu chính của Lâm Minh Châu, chủ đề này chỉ được đề cập rải rác trong các
nghiên cứu về quan hệ bang giao giữa hai nước Tiêu biểu trong số này như “Tai định vị
xứ Dang Trong trong không gian Đông A và Đông Nam A, thế kỷ XVI-XVIII” của tácgia Vũ Đức Liêm đăng trên Tap chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130), năm 2006 Day
là một nghiên cứu có nhiều điểm mới Theo Vũ Đức Liêm, xét về không gian địa lý, Đàng
Trong là một chủ thê mở, luôn có sự thay đồi, biến chuyên do những yếu tố chủ quan lẫn
khách quan Thông qua khảo sát sự mở rộng lãnh thé, kết nối các mạng lưới giao thương,
và xác lập cau trúc quyên lực vùng, bài viết góp phan “{ ] tái định hướng vi trí xứ DangTrong như một khu vực kết nói giữa Đông và Đông Nam Á” Theo Vũ Đức Liêm (2016),
Trang 27“{[ ] Dang Trong không phải là ngoại biên của văn minh như cách nó vẫn được mô tả bởi
giới sĩ phu Bắc Hà (Lê 1776), cũng không nằm trên đường biên của một Đàng Ngoài
“Hán hóa” (Siniczation) và Champa “An hóa” (Indianozation) như cách gọi của các học
giả thuộc địa (Coedés, 1944)” Trong bài viết nhan đề “Vietnam at the Khmer Frontier:
Boundary Politics, 1802—1847”, Cross—Currents: East Asian History and Culture Review.
E-Journal No 20 (September 2016), Vũ Đức Liêm nhận định việc mở rộng lãnh thé vềphía Nam, thậm chí là vào lãnh thổ Chân Lạp của chính quyền nhà Nguyễn (trước đó làchúa Nguyễn) nhằm mục đích tìm kiếm an ninh ngoại vi, đáp ứng yêu cầu tranh chấp ảnhhưởng trong khu vực lúc bấy giờ, cụ thể là với Xiêm
Ngoài những nghiên cứu ké trên, quan hệ Việt Nam — Chân Lạp còn được dé cậptrong một số nghiên cứu khác như: Lược sử Đông Nam Á của Phan Ngọc Liên, Việt Nam
sử lược của Trần Trọng Kim, Người Việt gốc Miên của Lê Huong (1969), hay “Quan hệngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” (NXB ĐHQG-HCM, 2020) của tác
gia Dinh Thị Dung 3.
Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam — Xiêm
Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Xiêm của các nhà nghiêncứu Việt Nam khá nhiều nhưng tập trung chủ yếu vào mâu thuẫn chính trị, xung đột quân
sự Lịch sử quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn là một chủ đề còn khá mới và ít đượcquan tâm Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu sử liệu và
cách chép sử của sử gia dưới triều dai Rama và triều Nguyễn đều tập trung vào các van
đề chính trị, quân sự và bang giao Hoạt động giao thương giữa hai nước được trình bày
như là một nội dung phụ trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Xiêm.
Cho đến nay, luận án tiến sĩ “Quan hệ Xiêm — Việt từ năm 1782 đến 1847” (năm2003) của Đặng Văn Chương vẫn là một trong những nghiên cứu đầy đủ nhất về quan hệ
giữa Việt Nam và Xiêm Nội dung của luận án tập trung vào quan hệ giữa Việt Nam và
Xiêm trong ba giai đoạn: 1782 — 1802 (thời Chính quyền Gia Định), giai đoạn 1802 —
1833 và giai đoạn 1834— 1847 Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn 1782 — 1802, tác giả ĐặngVăn Chương dành một dung lượng khá lớn về quan hệ thương mại giữa chính quyền
3 Sách được in từ luận án tiến sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Sư Phạm TP.HCM vào năm 2001 Nghiên cứu tập
trung vào đường lối, chính sách đối ngoại của triều Nguyễn đối với Trung Quốc, Pháp và các nước lân bang Tác giả dành một tiểu mục viết về quan hệ Việt Nam — Chân Lạp trong nửa đầu thế kỷ XIX.
Trang 28Rama I và chính quyền Gia Định thì quan hệ về chính trị, quân sự lại chiếm gần như toàn
bộ dung lượng của chương II và chương III.
Dương Duy Băng với chuỗi bài viết “Quan hệ giữa Việt Nam — Campuchia —
Xiém giai đoạn 1802 — 1834” (năm 2006), “Quan hệ giữa Việt Nam— Campuchia— Xiêm
giai đoạn 1834 — 1848” (năm 2008) và “Quá trình kết thúc cuộc chiến tranh giữa Việt
Nam và Xiêm ở Campuchia trong những năm 1845 — 1847 (từ góc độ của sử liệu triều
Nguyễn)” đã khái quát mối quan hệ phức tạp giữa ba nước vùng hạ lưu sông Mékong:
Việt Nam, Chân Lap và Xiêm Trong suốt giai đoạn từ thế ky XVII đến thé ky XVIII,Chân Lạp là chư hầu của Xiêm nhưng cũng giữ lệ triều cống với Việt Nam Trong thế kỷXVII và đầu XVIII, so với chính quyền Dang Trong dang gặp nhiều thách thức trongchiến tranh với Đàng Ngoài thì Xiêm vẫn là thế lực chính trị và quân sự hùng mạnh nhất
ở Đông Nam Á lục địa Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, Xiêm và Việt Nam duy trì bang giaohữu hảo như là di sản lịch sử của việc Xiêm từng giúp đỡ Nguyễn Ánh chống Tây Sơn.Trong giai đoạn 1820 — 1832, bằng nhiều cách thức (bao gồm cả ngoại giao hôn nhân,chiến tranh với Chân Lạp), Việt Nam đã làm suy giảm ảnh hưởng của Xiêm tại Chân Lạp.Sau khi Lê Văn Duyệt mat và cuộc khởi binh Lê Văn Khôi diễn ra, ba nước Việt Nam —Chân Lạp và Xiêm xung đột dẫn đến hậu quả là chiến tranh giữa Việt Nam và Xiêm
Vũ Đức Liêm có một nghiên cứu thú vị về lịch sử thương mại đường biển của
Xiêm (Thái Lan) với nhan đề “Người Thái với biển: quá trình tương tác, quản lý và xác
lập chủ quyền trong lịch sử Thái Lan” (Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (127): 104
— 127) Nghiên cứu tái dựng lại quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của những trungtâm kinh tế vùng cửa sông, cửa biển của Xiêm Nghiên cứu chỉ ra tham vọng “HướngĐông” của Xiêm từ nửa sau thế kỷ XVIIL, thời điểm vương triều Thonburi (1767—1782)được thành lập Tham vọng của vương triều Thonburi là mở rộng lãnh thổ, kiểm soátvùng duyên hải, vùng biển đảo trong vịnh Xiêm La Đề thực hiện được chính sách đó,
vương triều Thonburi mở những cuộc tan công vào các nước lân bang Nghiên cứu nay
cung cấp một cái nhìn khái quát về quan hệ giữa các nước Đông Nam Á lục địa trênphương diện kinh tế, quân sự lẫn chính trị
Trong nghiên cứu nhan đề “Triều Nguyễn với việc dung hòa mối quan hệ Việt
Nam - Chân Lạp — Xiêm La, tránh nguy cơ chiến tranh nửa dau thế kỷ XIX (1802-1847)”(Tạp chí Khoa học, số 5 (2017): 134-139), Nguyễn Văn Luận nhận định nhà Nguyễn là
một thé lực “có tiếng nói” trong khu vực Đông Nam A, có những đóng góp đáng kể trong
việc đảm bảo an ninh khu vực lúc bấy giờ Năm 2024, Nguyễn Văn Luận bảo vệ thành
Trang 29mà chưa nghiên cứu sâu.
Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam — Đông Nam A hải đảo
Cho đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Singapore đã được một số nhà nghiêncứu chọn làm đối tượng nghiên cứu nhưng thời gian nghiên cứu trong các đề tài thườngtập trung vào giai đoạn hiện đại (sau năm 1975) Một số nghiên cứu về lịch sử quan hệgiữa Việt Nam và Singapore nôi bật như: Phạm Nguyên Long (1997), Những van dé và
xu hướng, vị thế của Singapore trong hợp tác kinh tế với Việt Nam NXB Khoa học Xãhội; Trần Thị Vịnh (1999), “Quan hệ Việt Nam — Singapore (1991—1998), Tap chí Nghiêncứu Đông Nam Á, tháng 6; Lưu Thị Mai Anh (2001), “Quan hệ Việt Nam — Singapore
(1973-2000), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường ĐHSP.HN; Nguyễn Trọng Minh (2004),
“Thành tựu hợp tác kinh tế Việt Nam — Singapore trên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
giai đoạn 1992—20007”, luận văn Thạc sĩ, trường DHKHXH&NV, ĐHỌG-HCM
Trong chủ đề về quan hệ giữa Việt Nam và Singapore, Lịch sử Việt Nam —Singapore 1965-2005 của Phạm Thị Ngoc Thu (2012, NXB.Téng hợp) là nghiên cứukhá tiêu biểu Sách gồm 4 chương: chương 1: “Quan hệ Việt Nam — Singapore giai đoạn
từ 1965-1973”, chương II: “Quan hệ Việt Nam — Singapore giai đoạn 1973-1991”; chương III: “Quan hệ Việt Nam — Singopore giai đoạn 1991—2005”; chương IV: “Đặc
điểm, vị thế và triển vọng của quan hệ Việt Nam — Singapore giai đoạn 1965-2005”.Trong nghiên cứu này, tác giả Phạm Ngọc Thu nhận định rằng quan hệ thương mại giữaViệt Nam với Singapore trong nửa đầu thế kỷ XIX là một xu hướng mới trong lịch sử
quan hệ giao thương của Việt Nam với nước ngoài.
Một trong những nghiên cứu hiểm hoi chọn quan hệ thương mại giữa Việt Namvới Singapore làm đối tượng nghiên cứu chính là khảo cứu “Singapore — Sài Gòn —Hongkong: Quan hệ thương mại người Hoa từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” củaNguyễn Đức Hiệp Bài nghiên cứu tập trung vào một số nội dung: Sự thành lập Singapore
và hệ quả kinh tế xã hội ở Đông Nam Á; Saigon — Chợ Lớn, trạm trung chuyên hàng hải
giữa Singapore và Hong Kong; Quan hệ hỗ tương, liên kết giữa tầng lớp thương mại vàtrí thức ở Singapore; Tiêu biểu người Baba ở Saigon và Singapore trong thế kỷ XIX Kết
Trang 30qua của nghiên cứu này góp phần chứng minh rằng giao thương giữa Việt Nam, chủ yếu
là Sài Gòn, với Singapore rất phát triển trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX và những
thập niên đầu thé ky XIX Điều đáng tiếc là do chưa khai thác các nguồn tai liệu lưu trữ của Singapore nên tác giả chưa phát họa trọn vẹn quan hệ Sài Gòn — Singapore trong giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XIX
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu nước ngoài
Nhóm các công trình nghiên cứu về lịch sử Đông Nam ÁQuyên A History of South-East Asia (1981, Macmillan Asian Histories Series, UK:
Macmillan Education) của Daniel George Edward Hall (Hall, D.G.E) là một nghiên cứu
công phu về lich sử Đông Nam A Sách gồm 4 phan: phan thứ nhất — Lich sử các nướcĐông Nam A từ thuở ban đầu đến khi người châu Âu xuất hiện; phan thứ hai — Lich sửcác nước Đông Nam A từ thế ky XVI cho đến cuối thế ky XVII; phần thứ ba — Sự bành
trướng của chủ nghĩa thực dân Phương Tây và sự thiết lập chế độ cai trị ở các nước thuộcđịa Đông Nam Á (đến đầu thế kỷ XX), phần thứ tư — Lịch sử giành lại độc lập của các
dân tộc Đông Nam A (nửa dau thế ky XX) D.G.E Hall đã tham khảo nguồn sử liệu phongphú, bao gồm tài liệu thành văn, văn bia, để viết một công trình có hàm lượng khoahọc và giá trị tham khảo tốt Khác với nhiều nhà nghiên cứu phương Tây trước đó, Daniel
George Edward Hall khang dinh Dong Nam A là một khu vực có nền văn hóa đặc trưng,
khác biệt so với văn hóa Án Độ, văn hóa Trung Hoa Tuy nhiên, nếu như Hall đã viết một
cách xuất sắc về lịch sử thương mại ở Đông NamÁ trong Kỷ nguyên thương mại
(1450-1680) thì trong phan lịch sử các nước Đông Nam A từ thé kỷ XVII trở về sau, ông lại tậptrung vào các mỗi quan hệ chính tri, quân sự mà ít chú ý vào mối quan hệ kinh tế giữacác nước thuộc khu vực Đông Nam Á ngày nay
Một trong những công trình nồi tiếng khác về lịch sử Đông Nam A là History ofSoutheast Asia do Nicholas Tarling chủ biên Công trình này gồm 2 tập, được đại họcCambridge xuất bản năm 1993 Trong tập 1 nhan đề “From Early Times to C.1800”,nhóm tác giả xem Đông Nam A như một thé thống nhất Bên cạnh việc trình bày lịch sử
sơ khai của các nhà nước Đông Nam A, nghiên cứu tập trung làm rõ sự thay đối của ĐôngNam A khi người phương Tây đến đây — giai đoạn đánh dấu những chuyền biến đáng kế
của kinh tế thương mai Đông Nam A Tập 2 của bộ sách có nhan đề “Zhe Cambridge
History of Southeast Asia: The Nineteenth and Twentieth Cenfuries ” Trong tập 2, hai bài
viết liên quan đến nội dung của luận án là “Political Structures in the Nineteeth and early
Trang 31Twentieth Centuries” (Cấu trúc chính trị trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ XX) của Carl A
Trocki và “International Commerce, The state and society: Economic and Social Change”
(Thương mai thé giới, nhà nước và xã hội: thay đổi kinh tế và xã hội) của Robert E Elson.
Hai bài viết này dựng nên cau trúc chính trị và kinh tế của Đông Nam Á, mối quan hệ và
tác động giữa cấu trúc chính trị với thương mại thế giới và những biến đổi trên bình diệnkinh tế với xã hội dưới tác động của những chuyền biến lịch sử
Nghiên cứu A History of Early Modern Southeast Asia, 1400—1630 cua Barbara
Watson Andaya (2015, Cambridge University Press) phục dung bức tranh về sự phát triển
của Dong Nam A thời ky so kỳ cận dai Nữ tác gia phân tích những cách thức mà các xã
hội địa phương phải đối mặt dé thích ứng với sự xâm nhập của những ý tưởng tôn giáo
và chính trị mới đến từ bên ngoài Nghiên cứu này khăng định rằng Đông Nam Á là khuvực sở hữu nguồn tài nguyên rừng và biển không lồ — điều mà các nước phương Tây luôn
mong muôn chiêm hữu.
Victor B.Lieberman với nghiên cứu Strange Parallels gồm 2 tập, lần lượt là
“Integration on the Mainland: Southeast Asia in Global Context, c 800-1830” (Cambridge University Press, 2003) va “Mainland Mirrors: Europe, Japan, China, South
Asia, and the Islands: Southeast Asia in Global Context, c.800-1830” (Cambridge
University Press, 2010) Day là kết qua của một “nỗ lực nghiên cứu day tham vọng” trongviệc vượt qua quan điểm “phân mảnh cực đoan” trong nghiên cứu về lịch sử Đông Nam
Á Trong tập 1, Victor Lieberman (2003) chia Đông Nam Á lục địa thành: Westernmailand (vùng đất phía Tây Đông Nam A lục địa, chủ yếu là Myanmar), central mainland
(vùng đất trung tâm lục địa) và Eastern mainland (vùng đất phía Đông lục địa) Tác giảphát họa tiến trình lịch sử của các triều đại tồn tại trên những vùng đất này, điển hình nhưtriều đại Toungoo (1597-1752), triều đại Kon-baung (1752-1885) của Myanmar; giaiđoạn Ayudhya* sớm (1351-1569), giai đoạn Ayudhya muộn (1569-1767), triều đạiTaksin (1767-1782), triều dai Chakri của Xiém; chúa Trinh, chúa Nguyén, nha Tay Son
và vương triều Nguyễn của Việt Nam Theo Victor Lieberman (2010), “không chi ĐôngNam Á mà cả châu Âu, Nhật Bản, Trung Hoa và Nam Á đều là những phiên bản đặctrưng tiêu biểu của mô hình rộng khắp A — Âu [ ] Theo đó các nhóm địa phương phânlập kết hợp lại với nhau đề trở thành hệ thống chính trị và văn hóa rộng lớn hơn, ôn địnhhơn, phức tạp hon” Victor B.Lieberman cũng là tác giả của nghiên cứu nhan đề Burmese
4 Cách viết khác của Ayutthaya.
Trang 32Administrative Cycles: Anarchy and Conquest, c.1580—1760 (1984, Princeton University
Press), được xem là một trong những nghiên cứu dau tiên về lich sử hành chính và chính
trị ở Miễn Điện giai đoạn tiền hiện đại.
Anthony Reid là nhà nghiên cứu nỗi tiếng về lịch sử Đông Nam Á Một số công
trình đáng chú ý của ông như: Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680 gồm
2 tập, tập 1: The Lands Below the Winds (1988, Yale University Press), tập 2: Expansion
and Crisis (1995, Yale University Press) Theo Anthony Reid, một trong những yếu tố taonên đặc trưng của thương mại Đông Nam A là tính chất gió mùa Anthony Reid cũng là
chủ biên của quyên The Last Stand of Asian Autonomies: Responses to Modernity in the
Diverse States of Southeast Asia and Korea, 1750-1900 (1997, New York: St Martin's
Press) gồm 17 bài nghiên cứu của các học gia đến từ nhiều quốc gia Mỗi bài viết trongsách tập trung vào một khu vực nhỏ của Đông Nam Á Kết quả nghiên cứu chứng minhrang Đông Nam A có mạng lưới thương mại riêng biệt trước khi phương Tây xâm nhập
vào khu vực này Thương mại khu vực Đông Nam Á không hoàn toàn chỉ là một hệ thốngcác quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc hay thực dân phương Tây Khi đánh giá về công
trình này, nhà nghiên cứu Michael W Charney cho rằng việc thiếu đi những nghiên cứu
về Cambodia, Philippines, Lào, đã làm lịch sử Đông Nam Á chưa được trọn vẹn
Nhóm công trình nghiên cứu về lich sử quan hệ giữa Việt Nam với Đông Nam A
Wong Lin Ken là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý về thươngmại Đông Nam A như: “The Trade of Singapore, 1819-69”, Singapore: Malayan Branch
of the Royal Asiatic Society (1961); “Singapore: It Growth as an Entrepot Port, I819—
1914”, Journal of Southeast Asian Studies, vol 9, No.1 (Mar 1978): 50-84 Những
nghiên cứu của Wong Lin Ken mô tả chỉ tiết quan hệ thương mai giữa Singapore với các
nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và cả các nước ngoài khu vực Đông Nam Á
Việc xây dựng các bang thống kê dựa trên số liệu của các tờ báo xuất bản ở Singapore
nhự Commercial Register va Singapore Free Press, là một thành công đáng ghi nhận
cứu của Wong Lin Ken Những công trình nghiên cứu của ông cũng cho thấy sự tăngtrưởng hoặc suy giảm thương mại nội khu vực Đông Nam Á qua từng giai đoạn lịch sử
Trần Kính Hòa — “nhà Đông phương học” nồi tiếng người Dai Loan — có nhiều
công trình nghiên cứu về Việt Nam Tại trụ sở Hội Nghiên cứu liên lạc văn hoá Á châu
ngày 7/9/1958, ông đã trình bày tham luận có nhan đề “Ho Mac và chúa Nguyễn ở HàTiên ” Nội dung tham luận tập trung làm rõ vai trò của họ Mạc trong việc phát triển Hà
Trang 33Tiên thành một thương cảng thịnh đạt ở Đông Nam Á Cũng theo Trần Kính Hòa, quan
hệ giữa họ Mạc và chúa Nguyễn là tốt đẹp, Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ đều duy trì sự
trung thành với chúa Nguyễn Bài viết này sau đó đã được đăng trên Văn hóa Á châu, số
10/1958 Một nghiên cứu khác của ông là “Mac Thien Tu and Phraya Taksin: A survey
on their Political Stand, Conflicts and Background” được trình bày tại Hội nghị thường
niên lần thứ 7 của Hiệp hội các nhà Sử học châu Á (LAHA Conference, Bangkok, August22-26, 1977) Trong nghiên cứu này, Trần Kính Hòa đã so sánh các nguồn tài liệu khácnhau để phân tích những vấn đề: sự hình thành của các thế lực chính trị người Hoa ởĐông Nam Á, sự xung đột về quyền lợi thương mại giữa hai thế lực Mạc Thiên Tứ vàPhraya Taskin, Cũng theo tác gia, dòng họ Mạc ở Hà Tiên đã xây dựng được một thếlực mạnh mẽ, nhiều lần chi viện cho các chúa Nguyễn cũng như Chân Lap
Trong nghiên cứu nhan đề Dragon and Elephant — Relations between Vietnam and
Siam, 1782-1847 (Ph.D Dissertation, The George Washington University, 1989), Michael Dent Eiland đã chia quan hệ giữa Việt Nam va Xiêm thành ba giai đoạn: 1785—
1809, được xem là giai đoạn nồng ấm khi mà vua Rama I của Xiêm đã viện trợ choNguyễn Ánh khi Nguyễn Ánh trốn chạy sự tan công của Tay Sơn; giai đoạn 1809 —1827:
tương quan sức mạnh giữa Xiêm và Việt Nam thay đổi, nguyên nhân chính là (i) Xiêmđang suy yếu trong cuộc chiến tranh với Miễn Điện, (ii) Rama II là một ông vua thích thơvăn (the poet-king) trong khi Nguyễn Anh của Việt Nam lại là ông vua của trận mạc (thesoldier-king), (iii) vai trò của Tổng tran Lê Văn Duyệt; giai đoạn thứ 3: Việt Nam mởrộng phạm vi an ninh và chiến tranh với Xiêm (Eiland, Michael Dent, 1989, tr.3) Trongluận án này, Michael Dent Eiland nhìn nhận những xung đột về văn hóa chính trị, haytheo một cách diễn giải khác là mong muốn xây dựng nhà nước theo những mô hình khácnhau, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xung đột giữa Việt Nam và Xiêm
Theo tác giả, chính quyền chúa Nguyễn, vua Nguyễn mở rộng lãnh thô về phía Nam là
xuất phát từ sức ép khan hiếm đất canh tác, áp lực từ phía Trung Quốc, sự gia tăng dân
SỐ, Trong khi đó, Xiêm mở rộng lãnh thé dé tìm kiếm nguồn nhân lực.
Về quan hệ thương mại giữa ba nước Xiêm, Việt Nam và Chân Lạp, luận án tiến
sĩ với nhan đề War and trade: Siamese intervention in Cambodia, (1767-1851) củaPuangthong Rungswasdisab (1995) là một nghiên cứu đáng tham khảo Luận án này khắchọa bức tranh kinh tế — chính trị - xã hội và mối quan hệ ngoại giao lẫn ngoại thương kháphức tạp giữa các nước trong khu vực Đông Nam A lục địa, nhất là “cac tiêu quốc” trong
vịnh Xiêm La Theo tác giả này, mục tiêu chiên tranh của Việt Nam và của Xiêm không
Trang 34chỉ là đê biên nước khác thành chư hâu mà còn nhăm chiêm đoạt các nguôn lực tài nguyên,
nhân lực, cảng thị và cả quyền thu thuế thương mai
“Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (thông qua mỗi quan
hệ biển và lục địa ” của Sakurai Yumlo (Vũ Minh Giang dịch, Tap chí Nghiên cứu Đông
Nam A, số 4: 39-48, năm 1996) là một thử nghiệm trong việc phat họa cau trúc kinh tếthương mại Đông Nam Á từ đầu Công nguyên Sakurai Yumlo phân cấp các trung tâm
kinh té/cang thị từng xuất hiện ở Đông Nam A thành các thứ bậc: trung tâm vùng, trungtâm liên vùng, trung tâm liên thé giới, Mỗi trung tâm chiếm giữ vai trò, vị thế khác nhautrong mạng lưới liên kết thương mại phương Đông và phương Tây Trong cấu trúc do
Sakurai Yumlo phát họa, Việt Nam, đặc biệt là vùng Nam Bộ có vi trí quan trong Tùy
từng thời điểm, các cảng thị Nam Bộ đóng vai trò là trung tâm vùng, trung tâm liên vùng
và thậm chí là trung tâm liên thé giới (kết nối thương mại Đông — Tây) Cảng thi Oc Eo(thuộc tỉnh An Giang) được xác định từng là một trung tâm liên thế giới
Khi nghiên cứu về thương mai vùng Nam Bộ, không thé không tham khảo quyên
From Japan to Arabia Ayutthaya’ Maritime relations with Asia do Kennon Breazeale
chủ biên, xuất bản năm 1999 Nghiên cứu này miêu tả mối quan hệ chính tri, ngoại giao,
kinh tế của Đông Nam Á với các khu vực khác cũng như những mối quan hệ song phươnggiữa các nước trong khu vực Đông Nam Á Yumio Sakurai và Takako Kitagawa với bài
viết “Ha Tien or Banteay Meas in the time of the fall of Ayutthaya” hiệu đính lại nhữngnhằm lẫn của các ghi chép nước ngoài về địa danh Ha Tiên Hai tác giả đánh giá cao vithé của Hà Tiên đối với công cuộc mở rộng lãnh thé về phía Nam của các chúa Nguyễn,nhất là trên lĩnh vực thương mại Ngoài bài viết của Yumio Sakurai và Takado Kitagawa,quyền sách này gồm 7 chương khác Các nhà khoa học đến từ Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản,Philippines đã “kê lại” lịch sử quan hệ thương mại giữa Ayutthaya và Nhật Bản cũng như
một sô cảng biên và quôc gia ở khu vực Đông Nam A và Nam A một cách tuyệt voi.
Trong nghiên cứu nhan đề “Ngoại tương của Việt Nam thé ky XIX: Quan hệ vớiSingapore ”, bang cách sử dung phương pháp định lượng, Li Tana (2000) đã tái dung lạilịch sử của mối giao thương giữa Việt Nam với Singapore Theo nữ tác giả, chính quyền
Minh Mệnh đã chủ động và có chính sách thương mại cởi mở trong giao thương với các
cảng thị thuộc địa phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo, cụ thể là Singapore Trong giaothương giữa Việt Nam với Singapore, gạo, đường và muối là các mặt hàng chủ lực Với
dung lượng một tham luận hội thảo nhưng nghiên cứu này đã trình bày cô động về các
Trang 35hoạt động giao thương giữa Việt Nam với Singapore, đặc biệt là mau dịch triều đình Huế.Bài viết này đã được dịch và in trong kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần I (năm 2000)
Năm 2001, Charles James Wheeler bảo vệ thành công luận án có nhan đề “Cross—
Cultural Trade and Trans — Regional Networks in the port of Hoi An: Maritime Vietnam
in the Early Modern Era” tai Đại học Yale Hai trong nhiều nội dung mà luận án này tậptrung làm rõ là: sự khuếch tán các mạng lưới thương mại hải ngoại qua châu Á, và côngcuộc Nam tiến của người Việt vào giai đoạn sơ kỳ cận đại Charles James Wheeler phân
tích tầm quan trọng của các cảng thị và vai trò của kinh tế thương mại đối với việc xâydựng sức mạnh của chính quyền Đàng Trong Một tiểu mục nhỏ trong luận án này đã làm
rõ sự chuyên giao vai trò từ Hội An sang cảng Sài Gòn trong lịch sử thương mại Việt Namtrong thé ky XVI— XIX
Sach Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mékong Region,
1750 — 1880 (2004, NUS Press and Rowan & Littlefield) do Li Tana va Nola Cooke chủ
biên là công trình nghiên cứu quy tu nhiều học giả nồi tiếng về lich sử Đông Nam A như
James Kong Chin, Choi Byung Wook, Anthony Reid, Puangthong Rungswasdiasb,
Yumio Sakurai, Carl Trocki and Geoff Wade Duong biên nước (Water Frontier) trong
thé ky XVIII — XIX là một không gian đa văn hóa, da sắc tộc, nơi chứng kiến khoảngtrống quyền lực nhà nước cuối cùng ở Đông Nam A với sự dịch chuyền tự do của các
dòng di cư, thương mại và cả những xung đột chính trị Theo Richard A O'Connor
(Sewanee: The University of the South), bằng cách sử dụng nguồn tài liệu ít được chú ý
và mới được phát hiện, các nhà nghiên cứu đã miêu tả một Đường biên nước mà các quốcgia đã vượt qua đường biên của mình đề tham gia và trở thành một phần của mạng lướithương mại nội vùng như một thé thong nhất Quyên sách mở ra cái nhìn mới về lịch sửthương mại Đông Nam Á
Năm 2007, Li Tana cùng với Paul A.Van Dyke xuất bản một nghiên cứu nhan đề
“Canton, Cancao, and Cochinchina: New Data and New Light on Eighteenth — Century Canton and the Nanyang” trén tap chi Chinese Southern Diaspora Studies, volume 1,
2007 Băng cách tiếp cận khu vực hoc, nghiên cứu đã định vị lai vi thé của Hà Tiên
(Cancao) trong mạng lưới cảng thị thuộc Đông Nam Á hải đảo và Cantao (Quảng Châu,Trung Quốc) Trước khi bị quân Xiêm tàn phá vào năm 1771, Hà Tiên là cảng cung cấp
gạo, các mặt hàng nông thủy sản cho lực lượng lao động người Trung Quốc làm thuê tạicác trung tâm khai thác mỏ, trồng tiêu ở Đông Nam Á hải đảo Ngược lại, thuyền buôn
Trang 36diện nhất về vùng đất Nam Bộ dưới thời vua Minh Mệnh Một trong những nội dung
đáng chú ý trong nghiên cứu này là Choi Byung Wook chỉ ra các sách lược, biện pháp mà
chính quyền Minh Mệnh đã áp dụng đối với người Khmer như: dùng hình thức kết hợpcác làng Khmer và làng Việt dé hình thành một tổng Việt, đưa các làng Việt vào một
huyện Khmer và ngược lại; sap nhập các huyện của người Khmer với các huyện của
người Việt; thiết lập làng Việt giữa các làng Khmer; phân tán các người Khmer ra khỏi
quê hương cua họ; Việt hóa tín ngưỡng của người Khmer (Wook, C.B, 2011, tr.220—223).
Choi Byung Wook cũng là tác giả của một số nghiên cứu khác về Nam Bộ dưới thời nhàNguyễn, cụ thé như “Hoạt động ngoại thương của những thuyền quan Việt Nam ở ĐôngNam A vào nửa đầu thé ky XIX (1823—1847)”,Journal of Asian Historical Studies No.70,
2000); “Sự trỗi day của thương nhân Việt ở miền Nam trong giai đoạn giữa thế ky XIX”,
Journal of Asian Historical Studies No.78, 2000; “Sự “phóng ting” của phụ nữ miền NamViệt Namở thé ky XIX và những hàm ý của nó”, the Southeast Asian Review Vol.13 No.1,2003; “Hoạt động kinh tế của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử: từ làng xã đến đại dương”(Journal of Asian Historical Studies No.96, 2006) Các bài viết này đều là nguồn tài liệu
tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử thương mại Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu trên đây đều chọn quan hệ giữa Việt Nam với một
số nước Đông Nam Á làm đối tượng nghiên cứu chính Tuy nhiên, số lượng các nghiêncứu tập trung vào lĩnh vực quan hệ chính trị gấp nhiều lần so với những nghiên cứu vềquan hệ kinh tế Trong khi đó, nội dung của các nghiên cứu về lịch sử thương mại vùngNam Bộ dưới thời chúa Nguyễn, sau đó là nhà Nguyễn chi đừng lại ở mức khái quát van
đề Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào chọn quan hệ thương
mại giữa vùng Nam Bộ (với tư cách là một bộ phận lãnh thé đặc thù trong tổng thê Việt
Nam thống nhất) với một số nước ở Đông Nam Á trong hai giai đoạn (từ thế kỷ XVII đếnthế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX) làm đối tượng nghiên cứu chính
1.2 Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tàiThứ nhất, Nam Bộ là một không gian văn hóa — lịch sử đặc trưng của Việt Nam
5 Sách đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam bởi Nhà xuất bản Thế giới vào năm 2011.
Trang 37Thứ hai, cảng thị vùng Nam Bộ là những mắt xích trong mạng lưới thương mạiĐông NamÁ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX;
Thứ ba, chính sách hướng thương của chính quyền Đàng Trong (giai đoạn từ thế
ky XVII đến thế ky XVIII) và chính quyền Gia Định (cuối thế kỷ XVIII);
Thứ tư, sự phát triển kinh tế thương mại vùng Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến đầu thế
ky XIX chủ yếu là dựa trên sản xuất nông nghiệp mang tinh hang hóa;
Thứ năm, trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam nói chung, vùng Nam Bộ với
các nước Đông Nam Á nói riêng, Hoa thương giữ vai trò quan trọng Họ là lực lượng tiênphong trong việc thiết lập các cảng thị ở vùng Nam Bộ và kết nối thương mại vùng Nam
Bộ vào mạng lưới thương mại Đông Nam Á
1.3 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu hoạt động thương mại của Việt Nam với Chân Lạp, Xiêm
và Singapore diễn ra trên vùng Nam Bộ, trong đó Nam Bộ được tiếp cận như là một bộphận lãnh thổ đặc thù trong tổng thé Việt Nam thống nhất;
Thứ hai, làm rõ quan hệ bang giao giữa chính quyền Đàng Trong, sau là chính
quyền nhà Nguyễn với một số nước Đông Nam Á và ảnh hưởng của nó lên giao thương
giữa vùng Nam Bộ với ba đối tác chính là Xiêm, Chân Lạp và Singapore;
Thứ ba, “tính địa phương” và vai trò của vùng Nam bộ trong các mối quan hệthương mại giữa Việt Nam với một số nước Đông Nam A;
Thứ tư, tính kế thừa và liên tục trong sự phát triển quan hệ thương mại giữa vùngNam Bộ với một số nước Đông Nam Á và cảng thị thuộc địa của các nước phương Tây
ở Đông Nam Á hải đảo trong hai giai đoạn;
Thứ năm, chỉ ra được những đặc điểm của quan hệ thương mại giữa vùng Nam
Bộ với một số nước Đông NamÁ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, từ đó sáng rõhơn những vấn đề về kinh tế — xã hội của vùng đất này;
Thứ sáu, tính chủ động của triều đình nhà Nguyễn, chủ yếu là thời vua Minh Mệnh,trong việc thúc đây các hoạt động mậu dịch triều đình với các cảng thị thuộc địa phươngTây ở Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore
Trang 38Tiểu kết chương 1
Cho đến nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á tronggiai đoạn từ thé ky XVII đến thế ky XVIII và giai đoạn nửa đầu thé ky XIX là đề tài thuhút sự quan tâm của một số học giả trong và ngoài nước Mỗi học giả, nhóm học giả đứng
trên những quan điểm và bằng phương pháp nghiên cứu khác nhau đã đưa ra những nhậnđịnh, đánh giá khác nhau về lịch sử thương mại Việt Nam trong hơn hai thế kỷ nêu trên
Đã từng có một thời kỳ mà trong công trình nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á của một
số học châu Âu hay Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á thường bị đánh giá như là
những quốc gia nhỏ bé, riêng biệt và nam trong vùng chịu ảnh hưởng cũng như chi phốihoàn toàn của Trung Quốc, An Độ Chính điều này đã làm cho hiểu biết về lich sử thươngmại Đông Nam A thường phiến diện, tính phong phú của lịch sử thương mại từng quốcgia ở khu vực Đông Nam Á chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo Trong khi đó, mộtđiểm hạn chế của giới nghiên cứu Việt Nam khi nghiên cứu về thương mại Việt Nam làcác công trình này chưa làm rõ những đặc trưng, tính địa phương của từng vùng đất mà
Nam Bộ là một ví dụ điển hình Vì vậy, nghiên cứu vùng Nam Bộ với tư cách “như một
bộ phận của Việt Nam, ton tại và phát triển trong mối quan hệ giữa “bộ phận” với “tổng
thể” trong quan hệ giữa khu vực Nam Bộ và toàn bộ quốc gia — dân tộc Việt Nam” (Phan
Huy Lê, 2008, tr L9), đặc biệt là trên lĩnh vực thương mại là một việc đáng thực hiện.
Trang 39Chương 2 MỘT SO KHÁI NIEM, THUAT NGỮ VA TONG QUAN VE VUNG
NAM BO (TU THE KY XVII DEN GIỮA THE KY XIX)2.1 Một số khái niệm, thuật ngữ
2.1.1 Vùng Nam Bộ
Trên bản đồ hành chính Việt Nam hiện nay, “Nam Bộ không phải là một đơn vị hành chính mà là một khu vực phía nam của nước Việt Nam, tương tự với khu vực miền trung gọi là Trung Bộ và khu vực miền bắc gọi là Bắc Bộ” (Phan Huy Lê, 2017, tr.23).
Hiện nay, khái nệm về vùng lãnh thổ chưa được thống nhất và còn nhiều tranh luận Theogiáo sư Lê Bá Thảo (1998, tr.272), “Vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái
đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa
các thành phần cấu tạo nên nó và có mối quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bênngoài” Lãnh thô của vùng “bao gồm một số tỉnh, thông thường có những điều kiện tựnhiên, kinh tế — xã hội hay lịch sử tương đối đồng nhất” Theo cách hiểu này, vùng Nam
bộ là vùng lãnh thé phía Nam của Việt Nam Từ năm 2004, vùng Nam Bộ gồm 19 tinhthành, chia thành miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ Đông Nam Bộ bao gồm cáctỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Binh Dương, Đồng Nai, Bà Rịa — Vũng Tàu và thành phố
Hồ Chí Minh Miền Tây Nam Bộ (còn gọi là đồng băng sông Cửu Long) bao gồm Long
An, Tiền Giang, Bén Tre, Tra Vinh, Vinh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (Tổng Cục Thống kê, 2014, tr.64)
Trong từng giai đoạn lịch sử, ranh giới địa lý vùng Nam Bộ có những thay đổi
nhất định Vùng Nam Bộ từng là địa bàn phân bố chủ yếu của văn hóa Óc Eo, từng là
vùng lãnh thé chủ yếu của vương quốc Phù Nam, sau đó là vùng đất phụ thuộc của Thủy
Chân Lạp (Phan Huy Lê, 2008, tr.17) Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa
Nguyễn Phúc Chu vào Nam kinh lược Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại làm phủ GiaĐịnh, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng đinh Tran Biên, lập xứ Sài Gòn làmhuyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Tran Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bộ và Ký lục đểcai trị Nguyễn Hữu Cảnh đã thực hiện nhiều chính sách nhằm chuyên vùng Sài Gòn từ
một vùng “tự phát tự quản” đi vào trật tự dưới sự cai quản của chúa Nguyễn Nguyễn
Hữu Cảnh đã lập xã thôn phường ấp, chia cắt địa phận, quy định lại khai khẩn ruộng đất,
chuẩn định thuế đỉnh, thuế điền và lập số bộ đinh điền
Từ vị trí là vùng đất đặt dưới sự cai trị của chính quyền Đàng Trong, là nơi tranh
chấp giữa hai lực lượng chính trị và quân sự là chúa Nguyễn với Tây Sơn (30 năm cuối
Trang 40thế ky XVIII), vùng Nam Bộ trở thành một phan lãnh thé của nước Việt Nam thống nhất.Năm 1802, Nguyễn Ánh lấy hiệu Gia Long, phủ Gia Định được đổi thành tran Gia Định.Năm 1808, vua Gia Long thành lập Gia Dinh Thành, bao gồm5 tran là Phiên An, Biên
Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên Toàn bộ vùng Nam Bộ (ngày nay) thuộc Gia
Định Thành Năm 1831, vua Minh Mệnh bắt đầu tiến hành cải cách hành chính, bỏ cácTổng tran, đôi các dinh, tran thành tinh Từ năm 1834, vùng Nam Bộ được biết đến với
tên gọi Nam kỳ lục tỉnh (Phiên An (Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên) Dưới thời Pháp thuộc, địa danh Nam kỳ lục tỉnh tiếp tục được sử dung®
Sau khi Phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp (09/03/1945) ở Việt Nam, Chính
phủ Trần Trọng Kim dùng địa danh Nam Bộ thay cho Nam kỳ Sau Cách mạng thángTám năm 1945, địa danh Nam Bộ được chính thức công nhận như Xứ ủy Nam Bộ, Ủyban Nhân dân Nam Bộ, Nam Bộ kháng chiến, Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp(1945—1954) và sau đó là kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), vùng Nam Bộ
có những thay đôi về tên gọi lẫn các đơn vị hành chính Ngày 30/04/1975, miền Nam
được hoàn toàn giải phóng, hai miền Nam — Bắc được thống nhất Năm 1976, vùng Nam
Bộ được chia thành 13 tỉnh, thành Sau đó, các tỉnh, thành này có những điều chỉnh vềđơn vị hành chính Từ năm 2004 đến nay, Nam Bộ gồm 19 tỉnh, thành phố như đã đề cập
ở trên Vì vậy, nghiên cứu sinh thống nhất sử dụng tên gọi vùng Nam Bộ trong xuyênsuốt luận án
2.1.2 Đông Nam A và các khu vực (địa ly) thuộc Đông Nam A trong lịch sử
Khu vực Đông NamA án ngữ từ khoảng 92° đến 141° kinh Đông và từ 20° vĩ Bắcđến 110° vi Nam (Lim Chong Yah, 2002, tr.12—13) Khu vực Đông Nam A gồm 11 quốcgia, gồm hai khu vực chính là phan luc địa được gọi là Indo — China (Đông Duong) va
phan hai đảo gọi là Thể giới Mã Lai (Vũ Dương Ninh, 2007) Đông Nam A hải đảo gồm
các nước Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei và Đông Timor Đông Nam
Á lục địa gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myamar và Thái Lan Hầu như toàn khu vựcĐông Nam A đều thuộc vùng nhiệt đới, nóng và 4m (Heidhues, M.S., 2007) với nhiệt độ
trung bình vào khoảng 269-280.
Về thuật ngữ Đông Nam A, theo Hall, D.G.E (1997, tr.19), “Đông Nam A là mộtthuật ngữ đã trở nên thông dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, ding để miêu tả cáclãnh thổ thuộc lục địa Đông Á tạo thành bán đảo Đông Dương và quần đảo rộng lớn bao
5 Trong thời Pháp thuộc, người Pháp còn đặt ra địa danh Cochinchine dé chỉ Nam kỳ.