Cu thé: 1 Kiểm tra lý thuyết của Hoffman1988 về sự ảnh hưởng của cấu trúc xã hội đến giá tri con cái, quan niệm và hành visinh con và nuôi dạy con ở Việt Nam mà cụ thê là ở Thành phố Hồ
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH _TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN
HÀ TRỌNG NGHĨA
NHỮNG KHUÔN MẪU SINH CON VÀ NUÔI DẠY CON
Ở THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Thanh pho Hồ Chí Minh — năm 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH |TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
HA TRONG NGHIA
Chuyên ngành: Xã hội hoc
Mã số: 9310301
LUẬN ÁN TIỀN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan
2 TS Nguyễn Nữ Nguyệt Anh
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1 GS.TS Nguyễn Hữu Minh
2 PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan và TS Nguyễn Nữ Nguyệt Anh Các
đữ liệu sơ cấp được trình bày trong luận án do chính tôi thực hiện và các dữ liệu thứ cấp
khác được trích dẫn theo đúng quy định của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Nêu có bât kỳ sự gian lận nào được phát hiện từ công trình này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2024
Tác giả luận án
Hà Trọng Nghĩa
Trang 4LOI CAM ON
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan va TS Nguyễn Nữ
Nguyệt Anh đã tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện luận án này Các cô không chỉ giúp tôi
định hướng nghiên cứu về mặt lý luận mà còn chỉ dẫn cách thức phân tích dữ liệu, viết
báo cáo Ngoài ra, các cô còn cung cấp những cơ hội cho tôi tiếp xúc với những hội thảo,
tạp chí khoa học uy tín làm nền tảng cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học tiếp theo của
hơn trong việc thực hiện luận án này Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Ban
Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, các thầy cô Khoa Xã hội học, Phòng Quan lý đào tạo, Phòng Đối ngoại
và Quản lý khoa học, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Hành chính - Tổng hợp, PhòngQuản trị thiết bị đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn giáo sư John Hutnyk đã giới thiệu cho tôi các trang
web mà ở đó tôi đã tìm được hau như tat cả những tài liệu phục vụ cho phần tổng quancủa luận án Giáo sư Hutnyk cũng đã giới thiệu cho tôi các hội thảo quốc tế uy tin dé tôi
viết bài tham dự và xuất bản sách, đáp ứng yêu cầu của thủ tục bảo vệ
TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2024
Tác giả luận án
Hà Trọng Nghĩa
Trang 51 Bối cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu e 2s s se ssssessessessessesse 1
2 Mục tiêu, câu hỏi nghiÊn CỨU o- 5 << 9 999 99 999.9 9890988588985.” 4
3 Giá thuyết nghiên CUU - << s° £ s£ SE Es£ se EseEseSsesesesersersee 5
@, PRAM VỆ HPNHIGN CHÍ sessscssscsscsccassesssssssssssscesssassesseesseasecsssssssasansossssessesssesssssscsssassessans 9
5 Phương phấpp luUẬ - œ s- << s< 9.99 9004 0 000.0 00400009000906 10
6 Những đóng gop của luận ấïn do - << 6 << 69 499 894 9996 994899499899686650566 14
7 Bố cục của luận án e - << <ss se S9 s24 Es# E2 E3EE3EE9E39 5 592303559059 523 24g59 15
CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE SINH CON VÀ NUOI DAY CON 16
1.1 Các lý thuyết tiẾp cận - << < se se seSsEsEseEseEseEsessesessersersersesee 16
1.1.1 Các lý thuyết trong nghiên cứu VỀ SÌHÏ COM cescessssessessessessessessessessessessessessessessessecseese 16 1.1.2 Các lý thuyết trong nghiên cứu về nuôi dạy CON csessesssessessesssessesssessessessessessesssesseess 19
1.2 Các nghiên cứu thực NghiéM <5 9 9 989 9.989 9995 5995890959498 23
1.2.1 Các nghiên CUU Ở HƯỚC HO ÀÌ «HH ng ngư 23
1.2.2 Các nghiên cứu ở Viet ÌNIH - - + + E919 vn ng ng nề 30
1.2.3 Các nghiên cứu về chính sách khuyến khích sinh con và hỗ trợ nuôi day con 38
1.3 Cac phương pháp nghién CwUU ccccccsccsscsscessccsssssccscsssssscessssssssssessssssesses 41
1.3.1 Cac phương pháp được áp dung trong các nghiên cứu ở Hước ngoài 41 1.3.2 Cac phương pháp duoc áp dung trong các nghiên cứu ở Việt NAM 43
1.44 TIỂU KẾ 2 se E.3 07.14 E794 0 280779407984 979419294 07041022410 45
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1 Định nghĩa khái miéM <6 G2 %9 9 999 9999.9949 98994.998998948994.9989688965ø 49
2.1.1 Khuôn mẫu (P4€TH|) - - 5S ‡E‡EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEkrrerkerree 49
2.1.2 Sinh con (having ChỈÏdÏY€HI) c6 3311 1131 81911 11 1119 111 1111 111kg kg kh 31
Trang 62.1.3 Thực hành nuôi dạy con (Child-rearing Practice) «sex +svksseEsseeseeeses 52
2.1.4 Cấu trúc giai cấp (CÏA$S SIFICfHIF€) 22-52 ©5£©S££E£‡E‡EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrerree 52
2.2 Các lý thuyết áp dụng "“=—=- ` “=—=-
2.2.1 Mô hình lý thuyết Ảnh hưởng của cau trúc kinh tế đến khuôn mẫu sinh con và nuôi
TAY COM EEEEREERER 55
2.2.2 Mô hình lý thuyết Các yếu tô ảnh hưởng đến giá trị con cái . -: -5:©5s+ 56
2.2.3 Mô hình lý thuyết Ảnh hưởng của tang lớp xã hội và một số yếu tố khác đến khuôn
INGU TUOT CON 8 P0n0Ẽ0ẼnẼn858Ẽ66e 4 58
2.2.4 Lý thuyết Giá trị con cái và những khuôn mẫu nuôi €OH - -5:©52-55 555552 59
2.3 Mô hình lý thuyết của luận án se 2s se +ssss£sseseexsexsexsezsess 63
2.4 Phương pháp nghién CỨU œ5 < << 5 9 9 999 91919 985.999498998896 65
2.4.1 Địa bàn nghiÊH CUU - «s0 HT Hi HH HH gi nhờ 66
UV 121.11), 21 ụ 68
2.5 Đặc điểm của những người tham gia «5° s<ssssssessessessesses 79
2.6 Tiểu KẾT «2e E17130E77134 877140 E17149 E72249 E24etEtrdderetrrdetie 81
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CON CÁI, QUAN NIỆM VÀ HÀNH VI SINH CON VÀ NUÔI
DẠY CO N 5-5 HH HH H00 0000000400050 0000000800404 82
Dolls (i00 TG CO CAN ses ssassessscssscscassscssacsesssesssassesssassesscessassscssscsssessassosssassessssssissacessassesss 82
3.2 Số con hiện tại, dự định sinh con, giới tính con và sở thích về giới tinh của
CON CẤÍÌ 0-55 9 9 0000000009800 089080 85
3.2.1 Số con và dự định sinh CON cccccccccscsssevesescsvssesveresvessssveresesverssveerssvsueavavsusassveneavaeeees 65 3.2.2 Giới tinh con và sở thích về giới tính của CON Cầi s- c5eeceteEerersrersrs 68
3.3 Hành vi nuôi day con và những kỳ vọng của cha mẹ về con cái 91
3.3.1 Ăn uống và VỆ SNM ececceccessessessessessessessessessessessessessessssscsssssesussssssessssssessessessesseeseeses 91
3.3.2 Giúp việc nhà và tự chăm sóc bản thÂN: oo ceecccccccceccccesceeseeeeseeeseeeesecesseeeseeseaeensneenseees 95
3.3.3 Kiểm soát và kÙ VONG OA0E cecscessesssesssesssesssesssesssesssesssessusssscssssssecssecssecsuecsucssscssecsses 100
3.4 Mối liên hệ giữa giá trị con cái với hành vi sinh con và nuôi day con 1063.5 TiỂu kế «<9 7.44 07144 0794197141 07094 02241 029410902990P 113
CHƯƠNG 4: MỘT SO YEU TO ANH HUONG DEN GIÁ TRI CON CAI, QUAN
NIỆM VA HANH VI SINH CON VA NUÔI DAY CON s scssccssccssccsess 115
Trang 74.1 Môi liên hệ giữa đặc điêm nhân khâu và tang lớp xã hội với giá trị con cái
— ,ÔỎ 115
4.2 Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu và tầng lớp xã hội với quan niệm và
011080483) 01.00.0007 7 121
4.3 Môi liên hệ giữa đặc điểm nhân khâu va tang lớp xã hội với quan niệm và
hành vỉ nuôi day COII 0-6 5 9 9 %9 89 9 999 99969 999 9.989.904 9.99998894896.9 125
4.3.1 Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu đến quan niệm và hành vi nuôi day con 125
4.3.2 Ảnh hưởng của tang lop xã hội đến quan niệm và hành vi nuôi day con 135
4.4 So sánh mức độ ảnh hưởng giữa yếu tố đặc điểm nhân khẩu với yếu tố tầng
lớp xã hội đên quan niệm và hành vi nuôi day COM s- 5< «5< « «5< ss 139
4.4.1 Những khía cạnh nuôi dạy con mà yếu tô tang lớp xã hội ảnh hưởng mạnh hon 140 4.4.2 Những khía cạnh nuôi dạy con mà yếu tô đặc điểm nhân khẩu ảnh hưởng mạnh hơn
DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH DA CÔNG BO CUA TÁC GIÁ 163
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5° ss°sse©v+seev+seervseeevsseessse 165
3:000002007 187
Trang 8DANH MỤC BANG
Bang 2 1 Chỉ báo khái niệm dùng cho bảng câu hỏi - - 5555 <5s<<<+2 71
Bảng 2 2 Các câu hỏi chính trong bản hướng dẫn phỏng van sâu 77
Bang 2 3 Đặc điểm nhân khẩu của khách thé nghiên cứu - 80
Bang 3 1 Quan niệm của cha mẹ về giá tri CON cái - 2: 5c 5e+czzcxccerxec 83 Bang 3 2 Số con hiện tại và dự định sinh con - 2-2-5252 2+Ezxecxzezzzed S6 Bang 3 3 Giới tính con và sở thích của cha mẹ về giới tính của con cái ở lần sinh tp HOO 1 88 Bang 3 4 Hanh vi cho trẻ bú sữa va ăn vặt ở Cha mẹ - - 5+5 <++s+++2 92 Bang 3 5 Day đi vệ sinh va phản ứng khi trẻ dính ban theo giới tinh cha mẹ và con CAD eee -.- 94
Bang 3 6 Kỳ vọng giúp việc nhà và giao ít nhất một việc nha cho con 96
Bang 3 7 Kỳ vọng về các công việc nhà cụ thé đối với Con cái 97
Bảng 3 8 Mức độ cho phép trẻ hung hăng với người khác - - 100
Bang 3 9 Phương pháp khiến trẻ vâng lời 2-22 ©5c2zc£Eczxzxeerxerred 101 Bảng 3 10 Người thực hiện kỷ luật tré - G51 EsEseersrrsrreekres 102 Bang 3 11 Các phẩm chất cha mẹ kỳ vọng ở con -2- 2-5 secx+c++Ezerxee 104 Bảng 3 12 Dự định sẽ sinh con phân theo quan niệm của người cha về giá trị con Bảng 3 13 Mối liên hệ giữa số con hiện tại với mức độ dễ dãi trong việc cho con ăn vặt và phản ứng khi trẻ dính Dam - 2-2-2 S2 2EE2EE£EEEEEEEEErErrkrrkrrrrred 108 Bang 3 14 Mối liên hệ giữa số con hiện tại với giao việc nhà cho con 109
Trang 9Bảng 3 15 Mối liên hệ giữa số con hiện tai và cách kiểm soát, kỷ luật và kỳ vọng
về phẩm chất tương lai của tFề 2-52 E+SEEEEEEEEE21121122127171 111.1 re 110
Bảng 3 16 Mối liên hệ giữa giá trị con cái với kỳ vọng và hành vi nuôi dạy con! I IBang 4 1 Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu và giá trị con cái 116Bang 4 2 Mối liên hệ giữa tang lớp xã hội và giá trị con cái 118
Bảng 4 3 Tống hợp một số yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái 1 19
Bang 4 4 Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu với số con 122
Bang 4 5 Khái quát về ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu đến số con 123
Bảng 4 6 Môi liên hệ giữa đặc diém nhân khẩu với việc ăn uông và vệ sinh của con
Bảng 4 7 Quan niệm và hành vi nuôi dạy con theo đặc điểm nhân khau 129Bang 4 8 Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu với việc giao việc nhà cho con 130
Bảng 4 9 Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu với phương pháp kiểm soát và kỳ
vọng về phẩm chất của €0H 2-2 SE SE9SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1112117171 111111 xe 132Bảng 4 10 Mối liên hệ giữa tầng lớp xã hội với kỳ vọng và hành vi nuôi day con
Bảng 4 11 Ảnh hướng của tầng lớp xã hội mạnh hơn đặc điểm nhân khẩu trong
.\ÀU:-02:8:/71//828.11080v): 0001017 140
Bảng 4 12 Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu mạnh hơn tầng lớp xã hội trong
kỳ vọng và hành vỉ nuôi €OIA - 6 6 6 6+1 E21E91 1511511 1 91 911 111 11 1 11x re 141
Trang 10DANH MỤC BIEU BDO VÀ SƠ DO
Sơ đồ 01 Khuôn mẫu sinh con và nuôi dạy con tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện
0 146
Sơ đồ 02 Mô hình lý thuyết Những khuôn mẫu sinh con và nuôi con theo giới tinh
của cha mẹ và con cái (hiệu chỉnh) - 6S 21t St E+EESEEErEerersrrsrrseerer 152
Sơ đồ 03 Một số giải pháp nâng cao mức sinh va chất lượng nuôi dạy con 156
Sơ đồ 2 1 Mô hình về ảnh hưởng của cấu trúc kinh tế đến khuôn mẫu sinh con và
ÌÌL)N:EÀ/ZU1)¡Ytđdddiiiii 56
Sơ đồ 2 2 Mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nuôi day con cái 57
Sơ đồ 2 3 Mô hình về sự ảnh hướng của tầng lớp xã hội và các yếu tố khác đến
khuôn mẫu nuôi €0n - 2 St SE SE SE EềEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETE1 1x1 xce, 59
Sơ đồ 2 4 Mô hình lý thuyết Giá tri con cái và những khuôn mẫu nuôi con 62
Sơ đồ 2 5 Mô hình lý thuyết Những khuôn mẫu sinh con và nuôi day con 64
Sơ do 3 1 Môi quan hệ giữa giá trị con cái với quan niệm và hành vi sinh con va 0008:7000 "YỶÝ£ 112
Sơ đồ 4 1 Quan niệm của các tầng lớp xã hội về giá trị tình cảm của con cái 120
Sơ đồ 4 2 Lý do không muốn sinh thêm con giữa các tầng lớp xã hdi 124
Sơ đồ 4 3 Nuôi day con giữa các tầng lớp xã hội 5- 55c 138
Biểu đồ 4 1 Quan niệm về giá trị kinh tế của con trai phân theo tầng lớp xã hội và
trình độ học van của người m\ 2-2 + S+E22EE2EE2 E2 EEEEEEEEEEEEEEEEEerrrrkrree 118
Trang 11DANH MỤC CAC TỪ VIET TAT
VIET TAT VIET DAY DU
CD/DH Cao dang/Dai hoc
N Số lượng
PVS Biên bản phỏng vấn sâuTHPT Trung học phô thông
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban Nhân dân
Trang 12PHẢN MỞ ĐẦU
1 Bối cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu
Sinh con và nuôi day con: Lịch sử nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
Nghiên cứu về vấn đề sinh con và nuôi dạy con được chú ý từ nửa sau thế kỷ 20
với những công trình của các tác giả tiên phong như Davis & Havighurst (1946), White
(1957), Bulatao (1984), Mai Quỳnh Nam (1984), Phạm Bích San (1985), Vũ Mạnh Lợi
(1990) Hiện nay, chủ đề sinh con và nuôi dạy con vẫn đang tiếp tục nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà xã hội học
Sự quan tâm của các chuyên gia về vấn đề sinh con xuất phát từ thực trạng dân
số phát triển không đồng đều ở các khu vực khác nhau trên thế giới Trong khi mức sinh
có xu hướng giảm trên phạm vi toàn thé giới, từ các quốc gia phát triển (A dhikari, 2010;
Majumder & Ram, 2015; Awad, 2017; Cabella, 2018) đến các quốc gia đang phát triển
(Matsumoto, 2013; Kato, 2018; Song và cộng sự, 2018; Chabé-Ferret, 2019) thì ở châu
Phi, dân số vẫn tiếp tục tăng (Makinwa-Adebusoye, 2001; Bakilana, 2016) Các nha
khoa học trong khi nghiên cứu về sinh con thường tập trung tìm hiểu mức sinh và các
yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh (Yousif, 2001; Đặng Nguyên Anh, 2007; Adhikari, 2010;
Majumder & Ram, 2015; Dorjee, 2016; Awad, 2017; Cabella, 2018; Azmoude, 2019).
Các nghiên cứu về nuôi dạy con thường tập trung tìm hiểu sự thực hành nuôi dạy
con của cha mẹ khi con cái của họ ở độ tuổi trước khi học mẫu giáo hoặc độ tuổi vị thànhniên Những nghiên cứu ở nước ngoài thường tập trung nhiều nhất vào sự thực hành nuôi
dạy con của các gia đình đang có con dưới độ tuổi đi học hoặc đang học mẫu giáo (Davis
& Havighurst 1946; White, 1957; Havighurst & Davis, 1955; Littman và cộng sự, 1957; Yarrow và cộng sự, 1962; Lareau, 2002) Trong khi đó, các nghiên cứu ở Việt Nam
thường khảo sát các gia đình có trẻ ở độ tuổi vị thành niên nhiều hơn (Vũ Mạnh Lợi,
1990; Pham Hoàng Nam Phác, 2006; Mai Huy Bích, 2009; Mai Thi Qué, 2012; Phạm
Văn Quyết, 2012; Châu Thị Thu Thủy, 2014; Nguyễn Thị Trang, 2017; Nguyễn ĐứcChiện và cộng sự, 2017; Nguyễn Kiều Tiên, 2017; Trịnh Thị Quynh, 2019) Có rất ít các
Trang 13nghiên cứu về vấn đề nuôi dạy trẻ dưới sáu tuổi như của Vũ Thị Tố Uyên (2015) và
Phạm Thị Thúy (2015, 2017, 2018).
Mặc dù các nghiên cứu về chủ đề sinh con và nuôi day con khá phố biến, có rat
ít nghiên cứu kết nối hai van dé này với nhau Các nghiên cứu về mối liên hệ việc sinhcon và nuôi dạy con trước đây chủ yếu phân tích mối liên hệ giữa quy mô gia đình (sốlượng con) đến cách thức nuôi dạy con Các tác giả cho rằng ở những gia đình công con,người cha tham gia nhiều hơn vào hoạt động nuôi dạy con (Elder và Bowerman, 1963)
Bên cạnh đó, những gia đình càng đông con, cha mẹ cảng có khuynh hướng sử dụng các phương pháp bạo lực khi kỷ luật trẻ (Erlanger, 1974; Wagner và cộng sự, 1985).
Ở khía cạnh lý thuyết, các nhà khoa học đề xuất các cách tiếp cận lý thuyết khác
nhau về van đề sinh con và nuôi day con Trong đó, phổ biến là cách tiếp cận cấu trúc
Một số tác giả áp dụng cách tiếp cận cấu trúc kinh tế - xã hội (với các lý thuyết Quá độ
dan số của Kirk (1996), lý thuyết kinh tế của Becker (1965) và Caldwell (1982) Một số
khác chú trọng đến ảnh hưởng của yếu tố văn hóa (Freedman, 1994; Jose và cộng sự,
2000; Trommsdorff, 2006; Rubin, 2006; He và cộng sự, 2021) Cách tiếp cận phân tầng
xã hội cũng được áp dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong các nghiên cứu về nuôi dạy con
(Davis & Havighurst 1946; Havighurst & Davis, 1955; Littman và cộng sự, 1957; White,
1957; Yarrow và cộng sự, 1962; Kohn, 1963, 1969; Mussen & Beytagh, 1969; Lareau,
2002; Keller va cộng sự, 2006) Tuy nhiên, rat ít nghiên cứu khảo sát về mối liên hệ giữa
tầng lớp xã hội với việc sinh con Các tác giả bàn về vấn đề này thường tập trung nhiều
vào trải nghiệm sinh nở giữa phụ nữ ở các tầng lớp khác nhau (trung lưu và lao động)theo cách tiếp cận định tính (Nelson, 1983; Zadoroznyj, 1999; Liamputtong, 2005)
Lý thuyết Giá tri con cái va những khuôn mẫu nuôi con của Hoffman (1988) có thé
xem là sự tổng hợp cách tiếp cận cấu trúc xã hội và văn hóa trong van dé sinh con và nuôi
dạy con Tuy nhiên, Hoffman (1988) chưa phân tích chỉ tiết các khía cạnh sinh con và nuôidạy con Ở khía cạnh sinh con, tác giả chỉ bàn về giá trị con cái mà chưa đề cập đến các yếu
tố như giới tính con, sở thích giới tính đối với con cái, dự định sinh, ) Ở khía cạnh nuôi
dạy con, tác giả chỉ phân tích kỳ vọng của cha mẹ về phâm chất tương lai của trẻ mà không
đê cập đên các khía cạnh ăn uông, vệ sinh, giúp việc nhà, tự chăm sóc bản thân, cách kiêm
Trang 14soát trẻ Ngoài ra, mô hình lý thuyết của Hoffman (1988) chưa quan tâm day đủ đến yếu tố
giới Tác giả đề cập ảnh hưởng của nghề nghiệp của cha đến kỳ vọng về pham chất của
con nhưng không khảo sát sự ảnh hưởng có thé có của nghề nghiệp người mẹ Tương tự,
Hoffman (1988) phân tích ảnh hưởng của quốc tịch của người mẹ đến kỳ vọng về phâm
chất tương lai của con trai và con gái nhưng không bàn đến quốc tịch của cha
Sinh con và nuôi dạy con: Những vấn đề thực tiễn
Thanh phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - thương mại - giáo dục — khoa họccông nghệ - y tế - văn hóa - du lịch của Việt Nam và là cửa ngõ cho quá trình tiếp biếnvăn hóa giữa Việt Nam và quốc tế Về dân só, tính đến năm 2021, đây là địa phương
đông dân nhất cả nước với 9.167.000 người (mật độ dân số 4.375 người/km?), trong đó
khoảng 80% dân cư sống ở khu vực đô thị Tốc độ tăng dân số bình quân của thành phố
là 2,28%/nam nhưng đang có xu hướng chậm lại Đây cũng là địa phương có mức sinh
thấp nhất cả nước với tổng tỷ suất sinh (TER) là 1,48 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay
thé (2,1 con/phụ nữ) (Tổng cục Thống kê, 2023)
Bên cạnh vấn đề tỷ suất sinh thấp, nhiều vấn đề gia đình cũng còn tồn tại như: bất
bình dang giới, bạo lực gia đình, xung đột giá tri giữa các thế hệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em (Vụ Gia đình, 2022) Các vấn đề nảy sinh trong phương pháp nuôi dạy con, đặc
biệt là con nhỏ, cũng khiến nhiều bậc cha mẹ bối rối và thậm chí nảy sinh mâu thuẫn
Chăng hạn như quan niệm về dinh dưỡng và cách cho con ăn, chọn trường cho con khi
con sắp vào lớp một, dạy con học (Hy An, 2022) Các bậc cha mẹ phản ứng trước các
khó khăn, thách thức này bằng cách hoặc là tự tìm hiểu các thông tin từ sách, báo, mạng
xã hội, v.v.; hoặc là tham gia các khóa học dành cho cha mẹ với chi phí cao nhưng hiệu
quả không đáng kể (Hoài Nam, 2014) Mặt khác, công tác gia đình của UBND Thanh
phó Hồ Chí Minh hiện tại vẫn chỉ chủ yếu là thực hiện phố biến kiến thức pháp luật vềgia đình, việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho nam nữ thanh niên trước khi kết hôn và
sau khi sinh con mặc dù có nhưng chưa rộng rãi và it thiết thực Bên cạnh đó, sự hỗ trợ
vật chất cho các gia đình còn rất hạn chế và chủ yếu là về hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế
(Long Hồ, 2019)
Trang 152 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm góp phần bổ sung một số khoảng trống trong lý thuyết tiếp cận
trong nghiên cứu về sinh con và nuôi day con Cu thé: (1) Kiểm tra lý thuyết của Hoffman(1988) về sự ảnh hưởng của cấu trúc xã hội đến giá tri con cái, quan niệm và hành visinh con và nuôi dạy con ở Việt Nam (mà cụ thê là ở Thành phố Hồ Chí Minh); (2) Mởrộng khung lý thuyết của Hoffman (1988) thông qua việc đưa vào mô hình các biến đặcđiểm nhân khẩu (dé kiêm định ảnh hưởng của các biến này đến giá trị con cái, quan niệm
và hành vi sinh con và nuôi dạy con) và chi tiết hóa khái niệm “sinh con” và “nuôi dạycon”; (3) Dua vào yêu tố giới (của cha mẹ và con cái) trong phân tích về giá trị con cái,quan niệm, hành vi sinh con và nuôi dạy con.
Mục tiêu nghiên cứu
1 Tìm hiểu giá tri con cái, quan niệm và hành vi sinh con và nuôi day con ở các
gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo giới tính của cha mẹ và con cái.
2 Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu, tầng lớp xã hội đến giá trị
con cái, quan niệm và hành vi sinh con và nuôi day con theo giới tính của cha mẹ va con
cái ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
3 Từ đó, xây dựng mô hình lý thuyết về ảnh hưởng của cấu trúc xã hội đến giá
tri con cái, quan niệm và hành vi sinh con, nuôi dạy con theo giới tính của cha mẹ và con
cái.
Câu hỏi nghiên cứu
1 Giá tri con cái, quan niệm và hành vi sinh con và nuôi dạy con tại Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay có những đặc trưng gì?
2 Giá tri con cái, quan niệm và hành vi sinh con và nuôi day con có mối liên hệtuần tự và có sự khác biệt theo giới tính của cha mẹ và con cái như thế nào?
3 Ngoài sự ảnh hưởng của tuần tự của yếu tố tang lớp xã hội đến giá tri con cái,quan niệm và hành vi sinh con và nuôi dạy con; yếu tố đặc điểm nhân khẩu nhân khẩu
có thê có ảnh hưởng gây nhiễu trong mô hình như thế nào?
Trang 163 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1 Đa số các bậc cha mẹ tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
đề cao giá trị thành tích, sinh ít con, bình đẳng về sở thích giới tính con, nuôi dạycon theo phong cách đề cao sự tự do, tự chủ sáng tạo
về giá tri con cái, Hoffman (1988) lập luận rằng ở các xã hội có trình độ pháttriển kinh tế cao hơn (xã hội công nghiệp, dịch vụ), cha mẹ sẽ thiên về giá tri tình cảm
và thành tích hơn giá trị kinh tế như các xã hội có trình độ phát triển thấp hơn (xã hộinông nghiệp) Về vấn đề sinh con, lý thuyết Quá độ dân số (Kirk, 1996) cho rằng xã hộicàng có mức độ công nghiệp hóa cao thì tỷ lệ sinh càng ít dần Ở khía cạnh nuôi dạy con,
Lý thuyết Hiện đại hóa nhận định rằng xã hội càng hiện đại, cha mẹ càng nuôi dạy con
theo hướng dân chủ (Goode, 1970; Bilton và cộng sự, 1987; Boocock, 1999; Ha Trong
Nghĩa và cộng sự, 2021).
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng ủng hộ nhận định này khi cho thấy hầu hết các
gia đình ở những quốc gia dang phát triển đã định hình ở mô hình gia đình ít con (dưới
3 con) (Adhikari, 2010; Majumder & Ram, 2015; Awad, 2017; Cabella, 2018) Bên cạnh
đó, các nghiên cứu về nuôi dạy con cũng cho thay xu hướng hội tu về phương pháp nuôidạy con chú trọng thực hành, thực tế (Boocock, 1999), dân chủ, bình đăng, tôn trọng cá
tính của con (Đặng Cảnh Khanh & Lê Thị Quý, 2007; Hoàng Bá Thịnh, 2008; Trương
Quang Lâm, 2013) và hướng đến sự tự do, tự chủ, sáng tạo (Super & Harkness, 1982;
Lin & Fu, 1990; Boocock, 1999).
Thành phố Hồ Chi Minh là một trong những đô thi phát triển mạnh nhất và cótính quốc tế hóa cao nhất của Việt Nam Do đó, giả định rằng các đặc trưng sinh con và
nuôi dạy con ở các gia đình hướng đến các giá trị thành tích, sinh ít con và nuôi dạy con
theo hướng phát triển sự sáng tạo của con là phù hợp
Giả thuyết H2 Có sự khác biệt về giá trị con cái, quan niệm và hành vi sinh
con và nuôi dạy con theo giới tính của cha mẹ và con cái.
Lý thuyết Giá trị con cái và những khuôn mẫu nuôi con của Hoffman (1988) đề
cập đến giá trị con cái, quan niệm và hành vi sinh con và nuôi dạy con Tuy nhiên, tác
giả chi phân tích quan niệm và hành vi của người mẹ đôi với con trai và con gái ma chưa
Trang 17phân biệt sự khác biệt trong quan niệm và hành vi giữa người cha và người mẹ Tác giả
phân tích ảnh hưởng của nghề nghiệp cha đến khuôn mẫu nuôi dạy con nhưng không đề
cập đến nghề nghiệp của mẹ Ngược lại, tác giả phân tích ảnh hưởng của quốc tịch mẹnhưng không đề cập đến quốc tịch cha Ngoài ra, ở khía cạnh sinh con, Hoffman (1988)không phân tích đầy đủ các khía cạnh sinh con như giới tính, sở thích giới tính đối vớicon cái, số con, dự định sinh con mà chỉ bàn đến khía cạnh giá trị con cái Tương tự, ởkhía cạnh nuôi dạy con, tác giả chỉ tập trung vào biến kỳ vọng của mẹ về phẩm chất
tương lai của con khi chúng trưởng thành mà không đề cập đến kỳ vọng của người cha
Bên cạnh đó, Hoffman (1988) cũng không phân tích các khía cạnh khác của quá trình
nuôi dạy con như cho con bú, vệ sinh, giao việc nhà, kỷ luật trẻ, v.v.
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thay có sự khác biệt về van dé sinh con và nuôi
dạy con theo giới tính của con cái Ở khía cạnh sinh con, người Việt Nam thường thích
con trai hơn con gái (Đỗ Long, 1985; Trương Xuân Trường, 1996; Đặng Hà Phương,
2006; Hàn Thị Hồng Thúy, 2004; Lê Thi, 2011; Bùi Quyết Định, 2016; UNFPA ViệtNam, 2016) Ở khía cạnh nuôi dạy con có sự phân biệt đối xử của cha mẹ đối với con
cái Cha mẹ (nhất là ở nông thôn) thường thiên vi con trai hon trong việc đầu tư cho con
học hành nhưng áp dụng các biện pháp bạo lực thê chất đối với con trai nhiều hơn congái Vũ Mạnh Lợi (1990) cũng cho rằng có sự khác biệt trong đánh giá các đức tính quantrọng và định hướng nghề nghiệp giữa con trai và con gái Con gái được dạy theo hướng
“hướng nội” nhưng con trai được dạy dé “hướng ngoại”
Như vậy, một nghiên cứu về những khác biệt có thể có trong hành vi sinh con và
nuôi dạy con theo giới tính của cha mẹ và con cái một cách có hệ thống là cần thiết dé
hiểu rõ sự khác biệt trong hành vi sinh con và nuôi dạy con theo giới tính của cha mẹ và
con cái trong bối cảnh văn hóa - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Namnói chung hiện nay Các kết quả nay cũng là cơ sở dé bổ sung lý thuyết của Hoffman
(1988) ở khía cạnh giới.
Giả thuyết H3 Có mối liên hệ có ý nghĩa giữa giá trị con cái với quan niệm
và hành vi sinh con va nuôi day con theo giới tính của cha mẹ và con cái.
Trang 18Ở khía cạnh ảnh hưởng của giá trị con cái đến quan niệm và hành vi sinh con,
nghiên cứu của Kirk (1996) cho thấy ở những cộng đồng đề cao giá trị có con, giá trịkinh tế của trẻ em, người phụ nữ có khuynh hướng sinh nhiều con Bên cạnh đó, phụ nữcảm thấy việc làm mẹ sẽ mang lại hạnh phúc, cảm giác thỏa mãn và một bản sắc trưởng
thành an toàn (The ESHRE Capri Workshop Group, 2001) Các nghiên cứu khác cũng cho
rằng có mối liên hệ việc sinh con và nuôi dạy con Quy mô gia đình càng tăng lên, vai trò
của người cha càng trở nên nổi bật (Elder & Bowerman, 1963; Wagner và cộng sự, 1985).
Ở khía cạnh ảnh hưởng cua giá tri con cái đến hành vi nuôi dạy con, các nghiên
cứu của Hoffman (1974, 1977, 1980, 1984, 1986, 1987, 1988) chứng minh rằng nhữnggia đình xem trọng các giá trị kinh tế thường mong muốn con có phẩm chất tuân lệnhhơn là độc lập Những gia đình đề cao giá trị tình cảm sẽ mong muốn con có những phẩmchất như hướng ngoại, vui vẻ, hài hước, am áp, nhân hậu, thăng thắng Những gia đình
đề cao giá trị thành tích, năng lực, sáng tạo sẽ định hướng cho con cái trở thành những
người tốt, trung thực, biết tôn trọng người khác, không đánh nhau, không uống rượu và
biết kính Chúa
Như vậy, một sự kiểm định về tác động tuần tự giữa giá tri con cai đến hành vi
sinh con và nuôi day con là cần thiết trong bối cảnh xã hội - văn hóa ở Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung Hơn nữa, cũng cần tìm hiểu tác động tuần
tự này theo giới tính của cha mẹ và con cái dé hiểu được ảnh hưởng của yếu tố giới tínhđến vấn đề sinh con và nuôi dạy con Điều này càng có ý nghĩa khi Việt Nam được xem
là thuộc phương Đông nhưng đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giả thuyết H4 Mặc dù sự khác biệt về tầng lớp xã hội của cha mẹ có ảnhhưởng lớn đối với giá trị con cái, quan niệm và hành vi sinh con và nuôi dạy contheo giới tính của con; yếu tố đặc điểm nhân khẩu cũng có tác động, thậm chi đóng
gây nhiễu trong mô hình
Giả thuyết H4.1 Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đặc điểm nhân khẩu, tang lớp
xã hội với giá trị con cái theo giới tính của cha mẹ và con cái.
Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu, tầng lớp xã hội cha mẹ đến giá trị con cái
được thê hiện trong cách tiép cận lý thuyêt vê câu trúc xã hội cua Barry và cộng sự
Trang 19(1959), LeVine (1974) và sau đó được tích hợp trong mô hình Lý thuyết Giá tri con cái
và những khuôn mẫu nuôi con của Hoffman (1988) Quan điểm nay cho rang cấu trúckinh tế ảnh hưởng đến quan niệm của cha mẹ về giá trị con cái Xu hướng chung là các
gia đình sống trong xã hội có nền kinh tế càng phát triển thì càng ưu tiên các giá trị tìnhcảm và sáng tạo hơn và ít quan tâm đến giá trị kinh tế ở con cái
Giá thuyết H4.2 Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đặc điển nhân khẩu, tang lớp
xã hội với quan niệm và hành vi sinh con theo giới tính của cha mẹ và con cái.
Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu (đặc biệt là ở cấp độ văn hóa cá nhân) đến
quan niệm và hành vi sinh con được chứng minh thông qua các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sinh con là kinh tế (Bulatao, 1984;
Adhikari, 2010; Awad, 2017; Cabella, 2018), giáo dục (Chandiok và cộng sự, 2016;
Awad, 2017; Azmoude, 2019), điều kiện kinh tế (Nguyễn Minh Thắng, 1992; Barbiery,
1996; Phạm Thị Mỹ Lệ, 2019), nơi cư trú (Trịnh Thị Quang, 1985; Đoàn Kim Thắng,
2017), vùng miền (Nguyễn Minh Thắng và cộng sự, 1996) Tuy nhiên, ảnh hưởng củatầng lớp xã hội đến quan niệm và hành vi sinh con chưa nhận được nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu Một số nhà nghiên cứu (Hurst và Summey, 1984; Zadoroznyj,
1999: Liamputtong, 2005) có tìm hiểu sự ảnh hưởng của tầng lớp xã hội đến việc sinh
con, nhưng là ở khía cạnh trải nghiệm sinh đẻ giữa phụ nữ trung lưu và lao động.
Giả thuyết H4.3 Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đặc điểm nhân khẩu, tang lớp
xã hội với quan niệm và hành vi nuôi day con theo giới tính của cha me và con cái.
Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khâu, tang lớp xã hội đến quan niệm và hành vi
nuôi dạy con được nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng thực Các nhân tố như quốc tịch
(Lin & Fu, 1990; Shin, 1996), chủng tộc (Elder & Bowerman, 1963; Blau, 1965; Pew
Research Center, 2015), tôn giáo (Bartkowski & Ellison, 1995; Wilcox, 1998), dia ban
cư trú (Daniel, 2015), điều kiện kinh tế (Cao Thi Phuong Nhung, 2010; Nguyễn ĐứcTruyến & Tran Thi Thái Hà, 2014), trình độ học van, độ tuổi (Đoàn Thị Thanh Huyền,2006) Bên cạnh đó, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây cho thấy yếu tố
cấu trúc xã hội - mà một trong những biểu hiện cụ thể của nó là cấu trúc giai cấp - đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi nuôi dạy con (Davis & Havighurst, 1946; Kohn, 1963;
Trang 20White, 1957; Littman và cộng sự, 1957; Bronfenbrenner, 1962; Gillies, 2008; Lareau,
2002) Xu hướng chung là theo hướng những gia đình trung lưu day con theo hướng dân
chủ, xem trọng sự tự chủ, sáng tạo hơn các gia đình thuộc tầng lớp lao động
Giả thuyết H4.4 Trong một số trường hợp, các yếu tô đặc điểm nhân khẩu củacha mẹ có ảnh hưởng mạnh hơn yếu tô tang lớp xã hội đến giá trị con cái, quan niệm và
hành vi sinh con và nuôi dạy con theo giới tính cua con.
Mục tiêu của luận án là kiểm định ảnh hưởng của tầng lớp xã hội đến giá trị còn
cái, quan niệm, hành vi sinh con và nuôi dạy con như là một trục phân tích chính Bên
cạnh đó, các yếu tố đặc điểm nhân khẩu (ở khía cạnh học van, văn hóa và hiện đại hóa
và một số yếu tố khác) cũng được đưa vào mô hình dé kiểm tra khả năng gây nhiễu của
chúng Sự kiểm tra này là cần thiết do xu hướng xích lại gần nhau trong quan niệm vàhành vi sinh con, nuôi dạy con giữa các tầng lớp xã hội hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu
Khách thể Người cha và người mẹ người Việt Nam thuộc mô hình gia đình đầy
đủ (có cả bố mẹ và con cái) dù là thuộc kiểu gia đình hạt nhân hay gia đình mở rộng
Trong những năm gan đây, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam có xu hướng tang, trong đó, tỷ lệ ly
hôn ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn Ở thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2022,
có 41.362 cuộc kết hôn và 1.656 vụ ly hôn (Tổng cục Thống kê, 2023) Có thê thấy, cứ
25 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn Với tỷ lệ ly hôn cao như vậy, một nghiên cứu về
khuôn mau sinh con và nuôi day con trong các gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh nên
khảo sát ít nhất hai loại hình gia đình đầy đủ và gia đình ly hôn Lý tưởng hơn, có thể
phải khảo sát thêm các loại gia đình khác đã xuất hiện trong thời gian gần đây như: gia
đình đơn thân, gia đình đa chủng tộc, gia đình đồng tính, gia đình huyết thống (cha/mẹtái hôn) Tuy nhiên, do đây là một trong những nghiên cứu tiên phong về vấn đề này,
luận án muốn tập trung vào loại hình gia đình chiếm đa số và mang tính truyền thốnghơn Những nghiên cứu khác trong tương lai có thể tham chiếu các kết quả của luận án
để có hướng phát triển mới Bên cạnh đó, luận án chỉ tiến hành khảo sát cha và mẹ trong
gia đình mà không khảo sát các thành viên khác (ví dụ như ông bà, cô, dì, chú, bác) vì
Trang 21sát là Quận 7 và huyện Nhà Bè như là đại diện cho hai khu vực thành thị và nông thôn ở
Thành phó Hồ Chí Minh Đây là hai địa phương liền kề nhau trong khu đô thị phía namThành phô Quận 7 là một quận mới (thành lập năm 1997) và là một trong những quận
sự phát triển năng động của Thành phố (Bản đồ Việt Nam, 2021) Huyện Nhà Bè là khuvực có mức độ phát triển trung bình so với các huyện còn lại (Thiên Ân, 2022)
Thời gian: Các gia đình đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, sinh con tại
đây trong giai đoạn con họ từ 0 - dưới 6 tuổi Với phạm vi nghiên cứu về thời gian rộng
như vậy, phương pháp hồi có được sử dụng cho các bậc cha mẹ thuộc thế hệ lớn tuổi
(thế hệ X, Y) dé thu thập thông tin về van đề sinh con và nuôi dạy con của họ (trong thời
gian con họ dưới 6 tuổi) Mục tiêu là để khám phá ảnh hưởng của yếu tố đoàn hệ đến
vấn đề sinh con và nuôi dạy con của các gia đình
Nội dung: Khái niệm khuôn mẫu sinh con và nuôi dạy con trong luận án được định nghĩa là quan niệm của các bậc cha mẹ thuộc các nhóm xã hội khác nhau (phân
theo đặc điểm nhân khâu và tầng lớp xã hội) về giá trị con cái, quan niệm, hành vi sinh
con và nuôi dạy con Các biến độc lập chủ yếu là giới tính của cha mẹ và tầng lớp xã hội
của cha mẹ Các biến liên quan đến yếu tố đoàn hệ (độ tuổi của cha mẹ), văn hóa vùngmiền (quê quán của cha mẹ), di cư (tình trạng hộ khẩu) không phải là trục chính nhưngvẫn được phân tích như là các biến đặc điểm nhân khẩu của cha mẹ
5 Phương pháp luận
Mô hình lý thuyết dé xuất
Mô hình lý thuyết được luận án đề xuất sử dụng là M6 hình lý thuyết Những khuôn
mẫu sinh con và nuôi day con theo giới tính của cha mẹ và con cái (xem Sơ đồ 2.5) Mô
hình này là kết hợp giữa các mô hình lý thuyết: Anh hưởng của cấu trúc kinh tế đếnkhuôn mẫu sinh con và nuôi dạy con, Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị con cái, Anh
hướng cua tang lớp xã hội và một số yêu to khác dén khuôn mâu nuôi con, Giá tri con
Trang 22cái và những khuôn mẫu nuôi con với cách tiếp cận giới của Hoffman (1977) và Henslin
(1996).
Trong mô hình mà luận án dé xuất, các biến phụ thuộc là quan niệm và hành vi
sinh con theo giới tính cua con va quan niệm và hành vi nuôi day con theo giới tính cua
con Các bién độc lập là đặc điểm nhân khẩu, tang lớp xã hội, giá trị con cái của ngườicha và người mẹ Sự tắc động của biến độc lập đến biến phụ thuộc được tìm hiểu thôngqua hai trường hợp: tuần tự và không tuần tự Đầu tiên, khảo sát ảnh hưởng của các biến
đặc điểm nhân khẩu, tang lớp xã hội cua cha va mẹ đến giá trị con cái Sau đó tìm hiểumối liên hệ của gid tri con cái đến quan niệm và hành vi sinh con Cuỗi cùng, xác định
sự tương quan giữa quan niệm và hành vi sinh con với quan niệm và hành vi nuôi dạy
con theo giới tính của cha mẹ và con cái Khái niệm “Quan niệm và hành vi nuôi sinh
con” được phân tích dưới các khía cạnh: (1) Quan niệm sinh con (dy định sinh con, sở
thích về giới tính của con cdi); (2) Hành vi sinh con (số con hiện tại và giới tính con cái)
Khái niệm “quan niệm và hành vi nuôi dạy con” được phân tích qua các khía cạnh: (1)
Quan niệm về nuôi day con (ky vọng về việc ăn uống và vệ sinh, kỳ vọng về việc trẻ giúp
việc nhà và tự chăm sóc bản thân, kỳ vọng về phẩm chất tương lai của trẻ), (2) Hanh vi
nuôi dạy con (các hoạt động cho trẻ ăn ung, vệ sinh, giúp việc nhà, tự chăm sóc bản
thân và các phương pháp kiển soát trẻ)
Thiết kế nghiên cứu
Mặc dù độ tuôi sinh đẻ của phụ nữ là từ 15-49 tuổi, khách thể được chọn là nhữngngười cha, mẹ từ 18 - 53 tuổi Đây là độ tuổi được quyền kết hôn theo Luật hôn nhân vàgia đình 2014 Bên cạnh đó, độ tuôi tối đa của các khách thê được chọn là 53 tuổi caohơn bốn tuổi so với độ tudi sinh đẻ tối đa của phụ nữ Lý do là vì theo công bố của Tổngcục Thống kê (2022), độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới cao hơn nữ giới4,26 tudi (29 tuổi đối với nam so với 24,74 tuôi đối với nữ) Ngoài ra, những gia đình
được chọn trong cuộc khảo sát sẽ thuộc hai tầng lớp trung lưu và lao động, đang sinh
sống tại Thành phố Hồ Chí Minh Các bậc cha mẹ được phỏng vấn về quan niệm và hành
vi nuôi day con cái của họ trong giai đoạn con họ dưới 6 tuôi Những gia đình có từ 2
con trai hoặc 2 con gái trở lên thì các thông tin về nuôi dạy con được lây ở người con út.
Trang 23Đối với những gia đình đang có con từ 6 tuổi trở lên, phương pháp phỏng van hồi có sẽđược thực hiện dé lay các thông tin về van dé sinh con và nuôi day con khi con họ tronggiai đoạn dưới 6 tuổi
Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện trong thời gian 2 năm, từ 2020 đến 2022
tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, các dữ liệu định lượng được thu thập
trong năm 2020-2021 và các dữ liệu dinh tính được thu thập từ năm 2021 đến 2022
Thành phó Hồ Chí Minh được chọn làm địa bàn nghiên cứu vi tinh đại diện của nó Day
là là thành phố có trình độ phát triển kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ hàng đầuViệt Nam Tuy nhiên, trong những năm gan đây thành phố nay đã chứng kiến sự suygiảm về mức sinh và trở thành địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước (Cục thống kêThành phó Hồ Chí Minh, 2019) Bên cạnh đó, thành phố này cũng như xuất hiện các vấn
đề về đời sống gia đình liên quan đến nuôi dạy trẻ (bạo lực gia đình, cha mẹ thiếu kỹ
năng nuôi day trẻ, thiếu thời gian chăm sóc trẻ, v.v.) Trong khi đó, các chính sách gia
đình của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân (Vụ Gia
đình, 2022).
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát với hai công cụ đo lường là
bảng câu hỏi và phỏng van sâu - là những phương pháp nghiên cứu phổ biến đối với chủ
đề này Đối với phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp chọn mẫu chỉ tiêu
theo cụm được sử dụng Công thức tính cỡ mau của Slovin (1984; được trích dẫn bởi Võ
Thị Thanh Lộc, 2010) được áp dụng đề xác định dung lượng mẫu Có 506 phiếu của các
hộ thành thị (77,0%) và 151 phiếu của các hộ nông thôn (23,0%) được thu thập Như
vậy, cơ câu mẫu khá tương đồng với tông thê khi cơ cấu dân số thành thị/nông thôn ở
Thành phố Hồ Chí Minh là 2.026.763 (79,20%)/ 532 (20,80%) (Cục thống kê Thành phó
Hồ Chí Minh, 2019)
Quy trình chọn mẫu: (1) Quận 7 và huyện Nhà Bé được chon làm đại diện cho
hai khu vực thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh; (2) Ở mỗi quận, huyện
kể trên, điều tra viên chọn các khu vực dan cư mà ở đó có khả năng có các hộ thuộc tầng
lớp trung lưu (khu phố, khu chung cư) và tầng lớp lao động (các khu nhà trọ giá rẻ); (3)
Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình cho đến khi nào đủ chỉ tiêu đã đề ra
Trang 24Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả vàthống kê suy luận Phương pháp phân tích đơn biến được sử dụng dé mô tả đặc điểmnhân khẩu của người trả lời và để mô tả giá trị con cái, quan niệm và hành vi sinh con
và nuôi day con (trong đó có so sánh giữa cha và mẹ, giữa con trai va con gái) Phương
pháp thong kê suy luận được sử dụng để làm rõ ảnh hưởng của các biến độc lập (đặc
điểm nhân khẩu, tầng lớp xã hội) đến các biến phụ thuộc (gia tri con cái, quan niệm va
hành vi sinh con và nuôi đạy con) Phương pháp phân tích ba biến được dùng để so sánh
sự hơn kém về mức độ ảnh hưởng của các biến đặc điểm nhân khâu với biến tầng lớp xã
hội đến gia tri con cái, quan niệm, hành vi sinh con và hành vi nuôi day con
Đối với phương pháp điều tra bằng phỏng vấn sâu (bán cấu trúc), luận án sử dụng
phương pháp chọn mẫu có mục đích Đối tượng được chọn là những người cha mẹ đang
có con từ một tuổi đến dưới sáu tuổi, sống ở Thành phố Hồ Chí Minh Những người
tham gia phải đảm bảo sự cân bằng trong cơ cau giới tinh (cha, mẹ), tang lớp xã hội (lao
động và trung lưu), vùng miền (Bắc, Trung, Nam), quy mô gia đình (hạt nhân, mở rộng),
khu vực cư trú (thành thị và nông thôn) Tối thiêu là 8 trường hợp được chọn Tuy nhiên,
dé khai thác các thông tin đến mức bão hòa nhất có thé dung lượng mẫu đã được tăng
lên 18 trường hợp Trong đó theo tiêu chí cấu tầng lớp xã hội thì có 9 trường hợp thuộc
tang lớp lao động, 9 trường hợp thuộc tang lớp trung lưu; theo tiêu chí giới tính thì có 7
người cha, 11 người me Các cuộc phỏng van dành cho người cha và người mẹ được
thực hiện riêng biệt và có thé được phỏng van qua điện thoại trong một số trường hợp
không thê tiếp xúc trực tiếp vì dịch bệnh Covid hoặc vì những người tham gia bận không
sắp xếp gặp trực tiếp phỏng vấn viên được
Các dữ liệu định tính thu được xử lý bằng phương pháp pháp phân tích theo chủ
đề (Thematic Analysis) Các dữ liệu từ biên bản gỡ băng các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được
phân loại theo ba nhóm chủ đề lớn là sinh con, nuôi day con và các yếu tổ ảnh hưởng
đến sinh con và nuôi dạy con Các dữ liệu định tính được phân tích qua ba bước: (1) Đọc
các cuộc phỏng van dé có sự hiểu biết chung; (2) Định nghĩa các danh mục từ dữ liệu
trong các biên bản gỡ bang; (3) Mã hóa thủ công các biên bản phỏng van Sau khi xử lý,
Trang 25các dữ liệu định tính sẽ được trình bày dưới ba dạng cơ bản là các bảng ma trận, mẫu
trích và sơ đồ nhân quả
6 Những đóng góp của luận án
Ý nghĩa lý luận:
Luận án nỗ lực kiện toàn một khung lý thuyết có hệ thong về anh hưởng của cau
trúc xã hội và văn hóa đến giá tri con cái, quan niệm và hành vi sinh con và nuôi daycon Cụ thé, nghiên cứu này:
(1) Kiểm tra lý thuyết của Hoffman (1988) về sự ảnh hưởng của cấu trúc xã hội
và văn hóa đến khuôn mẫu nuôi con ở Việt Nam (mà cụ thé là ở Thành phố Hồ ChíMinh.
(2) Chi tiết hóa khung lý thuyết của Hoffman (1988) thông qua việc đưa biến sinh
con (với các khía cạnh: số con đã có, số con dự định sinh, sở thích giới tính đối với con
cái), bién nuôi day con (với các khía cạnh: cho con ăn uống, phản ứng khi trẻ hung hăng,phản ứng khi trẻ dính bân, các biện pháp nuôi dạy trẻ, giao việc nhà cho trẻ, các biệnpháp kỷ luật trẻ, các phương pháp khiến trẻ vâng lời, kỳ vọng về phẩm chất tương lai
của trẻ).
(3) Mở rộng khung lý thuyết của Hoffman (1988) bằng việc đưa biến giới tính
(của cha mẹ và của con cái) vào mô hình lý thuyết và bằng việc khảo sát ảnh hưởng trực
tiếp của yếu tố đặc điểm nhân khẩu và tang lop xã hội của cha mẹ đến quan niệm va
hành vi sinh con và nuôi day con (mà không nhất thiết phải thông qua biến giá tri con
cái).
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu được phô biến trong xã hội thông qua các bài báo trên cácphương tiện truyền thông đại chúng cũng như qua các buổi toa đàm nhăm góp phần nâng
cao nhận thức của xã hội về một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến dân số và
gia đình ở Việt Nam hiện nay: sinh ít con và gặp nhiều khó khăn khi nuôi dạy con
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận án có giá trị tham khảo để xây
dựng các chính sách khuyến khích sinh sản và nâng cao chất lượng nuôi dạy con ở Thành
phô Hô Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Trang 267 BO cục của luận án
Luận án có ba phan: (1) Phần mở dau, (2) Các chương, (3) Phần kết luận và
khuyến nghị Ở Phan mo dau, người viết trình bày bối cảnh lý luận và thực tiễn thúc đâyviệc lựa chọn vấn đề nghiên cứu Từ đó, các mục tiêu và câu hỏi chính được nêu ra Cuối
cùng, luận án giới thiệu tóm tắt mô hình lý thuyết và phương pháp nghiên cứu được áp
dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Luận án có bốn chương nội dung chính Chương | - Tổng quan nghiên cứu vềsinh con và nuôi day con - trình bày tong quan về các lý thuyết, kết quả thực nghiệm vànhững phương pháp đã được áp dụng trong nghiên cứu về sinh con và nuôi dạy con trên
thế giới và ở Việt Nam Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - lập
luận về sự phù hợp của mô hình lý thuyết Những khuôn mẫu sinh con và nuôi dạy con
theo giới tính của cha mẹ và con cái mà luận án đề xuất, giả thuyết nghiên cứu và những
chi báo khái niệm dé kiểm định các giả thuyết nói trên Các phương pháp nghiên cứu
cũng được trình bày chỉ tiết ở phần này Chương 3 — Giá trị con cái, quan niệm và sinh
con và nuôi dạy con - mô tả thực trạng về quan niệm và hành vi sinh con và nuôi dạy
con theo giới tính của cha mẹ và con cái ở các gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay Chương 4 - Một số yếu tô ảnh hưởng đến giá trị con cái, quan niệm và hành vi sinh
cơn và nuôi dạy con — phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu và tầng lớp xã
hội đến quan niệm và hành vi sinh con và nuôi dạy con ở các bậc cha mẹ tại Thành phố
Hỗ Chí Minh
Phần cuối cùng - Kết luận và khuyến nghị tóm tắt lại những phát hiện chính, bàn
luận về ý nghĩa lý luận của kết quả nghiên cứu, những hạn chế và đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp theo Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất một số khuyến nghị về chính sách sinh
con và hỗ trợ nuôi dạy con áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam
nói chung.
Trang 27CHUONG 1: TONG QUAN NGHIEN CUU VE SINH CON
VA NUOI DAY CON
Chương | trình bày tổng quan về các lý thuyết, kết qua thực nghiệm và nhữngphương pháp đã được áp dụng trong nghiên cứu về sinh con và nuôi dạy con trên thế
giới và ở Việt Nam Mục tiêu của Chương I là mô tả bối cảnh nghiên cứu về mặt lý
thuyết và thực nghiệm đề làm rõ phạm vi nghiên cứu, những nền tảng lý thuyết mà luận
án áp dụng, từ đó làm nổi bật những đóng góp về lý luận của luận án
1.1 Các lý thuyết tiếp cận
1.1.1 Các lý thuyết trong nghiên cứu về sinh con
Các lý thuyết trong nghiên cứu về vấn đề sinh con bắt nguồn từ nhân khẩu họcvới học thuyết Malthus (1926) và lý thuyết Quá độ dân số với Hankins (1944) là gươngmặt nồi bật Về sau, các nhà khoa học chú ý đến các nhân tố xã hội và văn hóa hon vớicác lý thuyết của Davis (1963), Becker (1965), Caldwell (1982), Freedman (1994), ĐặngNguyên Anh (2007) Ở phần tổng quan về các lý thuyết về sinh con này, trong khi nhữngđiểm cốt yếu của Lý thuyết Malthus và lý thuyết Quá độ dân số được giới thiệu, bài viết
chủ yêu bàn về các lý thuyét trong về sinh con của Xã hội học dân sô.
Lý thuyết Malthus (1926) cho rằng trong điều kiện bình thường, dân số của nhânloại sẽ tăng liên tục theo cấp số nhân và điều đó sẽ gây ra tình trạng cạn kiệt tài nguyên,
gây nguy hiểm cho sự phát triển của nhân loại Ông cho răng chỉ nhờ thiên tai, dịch bệnh
và chiến tranh mà quá trình này mới được kiềm hãm Tuy nhiên, quan điểm cực đoan và
bi quan của Malthus đã bị thực tiễn bác bỏ Do vậy, các nghiên cứu về mức sinh hiệnnay thường chi nhắc đến Lý thuyét Malthus như một cách tiếp cận quan trọng trong lịch
sử các học thuyết dân số hơn là áp dụng nó dé nghiên cứu quá trình dân số hiện đại Thay
vào đó, các nghiên cứu thường dựa vào lý thuyết quá độ dân số để mô tả xu hướng sinhsản của dân số qua các thời kỳ
Lý thuyết qua độ dân số được đề xuất bởi các nhà khoa học phương Tây từ khoảngnửa đầu thế kỷ 20 và người đầu tiên hệ thống hóa các tư tưởng đó là Hankins (1944).Bắt nguồn từ việc quan sát sự phát triển của nhân khẩu học châu Âu, Hankins (1944)
Trang 28đang phát triển hiện nay.
Tuy vậy, các nghiên cứu hiện đại cho thấy ở một số nước đang phát triển như
Srilanca, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Hoa, Indonesia thời gian quá độ dân số nói chung và
quá độ mức sinh nói riêng nhanh hơn so với mô hình Tây Âu truyền thống Hơn nữa, ở
nhiều quốc gia và vùng lãnh thé phát triển cao, mô hình sinh con chịu ảnh hưởng không
chỉ bởi yếu tố kinh tế - xã hội mà còn cả yếu tố văn hóa Freedman (1994) cho rằng có
những nhân tố thuộc lĩnh vực văn hóa đã tác động đến mức sinh, ví dụ như địa vị phụ
nữ Ông đã chứng minh mô hình sinh nhiều con là phổ biến ở những nơi mà địa vị phụ
nữ thấp, ví dụ ở các nước đạo Hồi Ngược lại, mô hình sinh ít con chiếm đa số ở những
quốc gia có sự bình đăng giới, ví dụ ở Thái Lan Ngoài ra, Freedman (1994) cũng lập
luận rằng xu hướng sinh ít con ở hầu hết các nước đang phát triển là do sự tiếp biến vănhóa phương Tây (trước cả khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra ở các nước sở tại) Điều
này ngụ ý yếu tố văn hóa (sự học hỏi mô hình ít con và sự lan truyền tư tưởng, tâm lýsinh ít con) anh hưởng độc lập và có thé đến trước yếu tố kinh tế Bên cạnh đó, sự ảnhhưởng của các giá trị gia đình truyền thống phương Đông cũng khiến cho khuôn mẫusinh con ở các quốc gia này trở nên khác biệt so với phương Tây Ví dụ ở Đài Loan, sởthích có con trai và mong muốn sống cùng với con trai khi cha mẹ lớn tuổi vẫn rất mạnh
mẽ mặc dù đây là một trong những vùng lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế - xã hộihàng đầu châu Á
Khi xây dựng định nghĩa khái niệm văn hóa trong các nghiên cứu thực nghiệm,
các tác giả thường tập trung vào thành tố giá trị của văn hóa trong nghiên cứu về mô
hình sinh con Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị con cái có ảnh hưởng then chốt đến
hành vi sinh con Becker (1965) đưa ra quan niệm về “giá trị tiêu dùng của con cái”
-xem con cái (trong quan niệm của các cặp đô!) - là một hàng hóa tiêu thụ đặc biệt Do
đó, việc lựa chọn sinh con hay không sinh con, sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào quan
Trang 29niệm của cha mẹ về lợi ích (vật chất và tỉnh thần) so với chi phí (tiền bạc, thời gian) mà
họ phải trả Tương tự, Caldwell (1982) cho rằng mức sinh của một cộng đồng, quốc gia
cao hay thấp phụ thuộc vào quan niệm của xã hội về giá trị đứa con Trong xã hội nôngnghiệp, cha mẹ sinh con nhiều vì lý do kinh tế (tăng lực lượng lao động và đảm bảo cóngười nuôi dưỡng khi về già) Ngược lại, trong xã hội công nghiệp, cha mẹ lại dànhnhiều công sức và nguôn lực tài chính dé chăm sóc con và không có nhu cau về việc concái sẽ nuôi đưỡng cha mẹ khi về già nên mức sinh thấp Tuy nhiên, quan điểm của Becker
(1965) và Caldwell (1982) thiên về cách tiếp cận kinh tế học nên chưa lý giải được cácnguyên nhân phi kinh tế trong hành vi sinh con Davis (1963) lập luận rằng hiện tượngsinh ít con ở các gia đình không phải chỉ do yếu tổ chi phí nuôi con mà do sự cân nhắcthăng tiến trong công việc và hưởng thụ cuộc sông ở các cặp đôi Điều này khiến cho
việc có con trở thành một lựa chọn chứ không còn là điều bắt buộc cho một cuộc hôn
nhân hạnh phúc trong xã hội hiện đại Ảnh hưởng của giá tri con cái càng trở nên mạnh
mẽ, thậm chí tác động trực tiếp đến quyết định sinh con ở các gia đình phương Đông
nhưng theo xu hướng thúc day việc có con và sinh nhiều con Đặng Nguyên Anh (2007)
cho rằng văn hóa thích con trai tồn tại ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia
phương Đông như Hàn Quốc, Nhật Bản đã ảnh hưởng đến quyết định sinh con của các
cặp vợ chồng và trong chừng mực nhất định, còn mạnh mẽ hơn yếu tố kinh tế Các cặp
vợ chồng có xu hướng sinh con cho đến khi có được con trai mới thôi
Các lý thuyết Quá độ dân số và Giá trị con cái mặc dù đã góp phần lý giải sự ảnhhưởng của cấu trúc xã hội và văn hóa đến mô hình sinh con nhưng gặp khó khăn trongviệc xây dựng các biến số đồng nhất dé áp dung cho các cộng đồng, dân tộc, quốc gia
khác nhau do tinh da dạng của các loại hình xã hội và văn hóa ở từng vùng lãnh thé khác
biệt Đề khắc phục nhược điểm này, một số tác giả đã thiết lập các biến độc lập (biến
trung gian) ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh bat kể khách thể nghiên cứu thuộc quốcgia, lãnh thổ và vùng văn hóa nào Nghiên cứu của Davis và Blake (1956) nêu lên các
biến số trung gian ảnh hưởng đến sinh đẻ như: (1) Các biến tác động đến quan hệ sinhlý; (2) Những yếu tố anh hưởng đến việc thụ thai; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc
mang thai và đẻ thành công Từ nghiên cứu của Davis và Blake (1956), Bongaarts (1978)
Trang 30rút gọn thành 7 biến là: (1) Kết hôn (hoặc chung sống lần đầu) và hôn nhân tan vỡ; (2)Hết khả năng sinh sản; (3) Vô sinh sau đẻ; (4) Khả năng sinh đẻ; (5) Sử dụng biện pháptránh thai; (6) Chết bào thai tự phát; (7) Nao phá thai
Tom lại, những đề xuất lý thuyết ban đầu về mô hình sinh sản của Malthus (1926)
và lý thuyết Quá độ dân số của Hankins (1944) chủ yếu bàn về mức sinh và ảnh hưởng
của yếu tố kinh tế - xã hội đến mức sinh Sau đó, lý thuyết của Freedman (1994) bàn đến
sở thích về giới tính trẻ của cha mẹ và ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi sinh con và
sở thích giới tính con cái Các nghiên cứu khác phân tích sâu hơn chiều cạnh văn hóa
sinh con khi tập trung vào yếu tố giá trị con cái (Davis, 1963; Becker, 1965; Caldwell,
1982, Đặng Nguyên Anh, 2007) Những cách tiếp cận lý thuyết này đã giúp xây dựngmột nhận thức đầy đủ hơn về khái niệm sinh con ở các khía cạnh mức sinh, sở thích giớitính con cái và giá trị con cái Điều đó giúp xây dựng một nhận thức đầy đủ hơn về khái
niệm khuôn mẫu sinh con Khi những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khuôn mẫusinh con đã khá đầy đủ, các nhà nghiên cứu khác (ví dụ như Davis & Blake, 1956;Bongaarts, 1978) đã xây dựng các biến trung gian ảnh hưởng đến hành vi sinh con với
kỳ vọng có thể áp dụng ở mọi xã hội với các nền văn hóa khác nhau
1.1.2 Các lý thuyết trong nghiên cứu về nuôi dạy con
Các lý thuyết về nuôi day con rất phố biến trong tâm lý học Hầu hết các nghiêncứu về chu đề này đều khởi nguồn từ các công trình của Baumrind (1971, 1989, 1991),
trong đó, ông khái quát bốn phong cách nuôi dạy con cái là: độc đoán (authoritative),
thâm quyền (authoritarian), dé dai (permissive), bỏ mặc (disengaged) Các tác giả tiếpcận dưới góc nhìn tâm lý học sau Baumrind hoặc là tổng hợp dé rút gọn các phong cách
nuôi dạy con hoặc là chỉ tiết hóa mô hình của ông Các nghiên cứu này thường tập trung
phân tích thực trạng tương tác giữa cha mẹ và trẻ, thái độ của các bậc làm cha mẹ đối
với mỗi loại phong cách nuôi dạy trẻ và hệ quả của mỗi phong cách ấy đối với sự pháttriển của trẻ Phần tổng quan này chỉ đề cập đến các cách tiếp cận xã hội học, đặc biệt là
xã hội học gia đình liên quan đên chủ dé nuôi day con.
Trang 31Các lý thuyết tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu về van dé nuôi day con thường
ở hai cấp độ vi mô và vĩ mô Ở cấp độ vi mô, các lý thuyết tương tác biểu tượng, lý
thuyết trao đôi, lý thuyết về đời sống gia đình thường được sử dụng Vào khoảng cuốithé ky 20, các tác giả theo trường phái tương tác biểu tượng nỗ lực tìm hiểu quá trình
hình thành các khuôn mẫu nuôi con ở cha mẹ Ví dụ có tác giả phân loại các kiểu nuôi
con theo vai tro, như: (1) Vai trò “tử đạo” (“martyr”); (2) Vai trò “bạn bè” (“buddy”)
(Schaefer, 1983) Vào những năm đầu thế kỷ 21, các nhà khoa học có xu hướng áp dụng
thêm một số quan điểm mới như cách tiếp cận trao đổi, các lý thuyết về đời sống giađình dé nghiên cứu sự xung đột vai trò (gitra vi trí cha mẹ với vi trí nhân viên) (Macionis,2012), vẫn đề gia đình vắng cha (Mai Huy Bích, 2009)
Mặc dù cách tiếp cận vi mô giúp mô tả vai trò làm cha mẹ cũng như sự tương tác
giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nhưng nó không giúp giải thích ảnh hưởng của
yếu tố cầu trúc xã hội đến mô hình nuôi dạy con hiện đại Chính vì vậy, nhiều nhà xã hội
học đã sử dụng cách tiếp cận vĩ mô (Lý huyết cơ cầu - chức năng và Lý thuyết xung dot)
đê khám phá sự ảnh hưởng của xã hội đên hành vi nuôi dạy con.
Các nhà chức năng luận nhận định rằng có một sự chuyên đôi phổ biến trong mô
hình nuôi dạy con ở các quốc gia phương Tây Từ quan điểm của Goode (1970) về sự
thay đổi của mô hình gia đình theo hướng hạt nhân hóa dưới anh hưởng của quá trìnhcông nghiệp hóa, các nghiên cứu tiếp theo áp dụng quan điểm này vào lĩnh vực nuôi dạy
con Lý thuyết Hiện đại hóa giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình
công nghiệp hóa mà đi kèm theo nó là sự hiện đại hóa về xã hội và lối sống đã góp phan
hình thành phong cách nuôi dạy con hiện đại ở các gia đình Kết quả cho thấy mặc dùvẫn có những biến số gây nhiễu như văn hóa (Ma và Smith, 1990), sự tác động của quátrình hiện đại hóa là khá rõ nét và sẽ hội tụ về mô hình nuôi con theo kiểu Tây phương
Nghiên cứu của Boocock (1999) chứng minh sự tương đồng trong cách thức dạy con
giữa các bậc cha mẹ Nhật Bản với các bậc cha mẹ ở Mỹ, Pháp Dù là một quốc gia Á
Đông, các bậc cha mẹ người Nhật dạy con chú trọng đến việc hướng dẫn con các hành
vi hợp lý trong thực tế hơn là thuyết giảng về đạo lý Các nghiên cứu khác ở Việt Nam
cũng cho thay có sự gia tang quan niệm và sự thực hành nuôi con theo khuôn mẫu hiện
Trang 32đại (ví dụ như sự dân chủ hóa, bình đăng, tôn trọng cá tính của con) ở những gia đình đô
thị lẫn nông thôn (Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý, 2007; Hoàng Bá Thịnh, 2008;
Trương Quang Lâm, 2013) Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự phát
triển kinh tế (Cao Thị Phương Nhung, 2010; Nguyễn Đức Truyến và Trần Thị Thái Hà,
2014).
Bên cạnh các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, nhiều nghiên cứu
khác cũng phân tích ảnh hưởng của yếu tố văn hóa (cụ thể là giá trị, niềm tin) đến hành
vi nuôi dạy con Nghiên cứu của Super và Harkness (1982) cho thấy các bậc cha mẹ có
niềm tin về bản chất của trẻ em khác nhau sẽ có cách nuôi dạy trẻ khác nhau Cách tiếpcận văn hóa thường so sánh cách nuôi dạy con ở các quốc gia phương Đông và phương
Tay Lin & Fu (1990), Boocock (1999) cho rang các quốc gia phương Đông chủ yếu tậptrung bàn về các khía cạnh đạo đức và tinh thần, chú trọng thành tích và kiểm soát trẻthì ở phương Tây lại tập trung đưa ra những lời khuyên nuôi dạy con thực tế và chú trọngcác phương pháp thực hành, dé cao sự tự do, tự chủ và sáng tạo
Như vậy, các cách tiếp cận lý thuyết kế trên cho thấy hai yếu tố kinh tế và vănhóa đều ảnh hưởng đến hành vi nuôi dạy con Đề dung hòa hai yếu tố này, một cách tiếpcận tổng hợp đã được triển khai - cách tiếp cận phân tang xã hội Bắt đầu từ các nghiêncứu của Kohn (1963, 1969), Hoffman (1974, 1977, 1980, 1984, 1986, 1987) đã dé xuấtmột số lý thuyết dé giải thích sự anh hưởng của tang lớp xã hội đến cách nuôi dạy con
Lập luận chính của bà là: (1) Nghề nghiệp của cha mẹ (tiêu chí quan trọng nhất để phân
chia giai tầng) ảnh hưởng đến thái độ và giá tri sống của cha mẹ; (2) Đến lượt nó, giá trỊ
sống của cha mẹ ảnh hưởng đến vai trò làm cha mẹ; (3) Cuối cùng sự thực hiện vai trò
của cha mẹ đã tạo ra các hành vi nuôi dạy con khác nhau Từ đó bà xây dựng Lý thuyết
Giá trị con cái và những khuôn mẫu nuôi con (The value of children and childrearing
patterns) (Hoffman, 1988) Mô hình lý thuyết này xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc xã
hội (bằng một cuộc nghiên cứu xuyên quốc gia thông qua biến quốc tịch và giai cấp) với
nhu cầu sinh con (quan niệm của cha mẹ về giá tri con cái) và mục đích nuôi day con
(những mong muốn của cha mẹ về phẩm chat của con cái họ khi con cái trưởng thành,
ví dụ như: ngoan ngoãn, có công việc tôt, tự lập, có đạo đức).
Trang 33Có một xu hướng nghiên cứu khác khá phô biến là áp dụng cách tiếp cận giới
trong nghiên cứu nuôi dạy con Chính Hoffman (1977) và sau đó là Henslin (1996) đã
vận dụng công cụ phân tích giới trong nghiên cứu về sự khác biệt ở cách thức nuôi dạy
con giữa cha và mẹ thuộc các tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động Mặc dù vậy, sự
phân tích giới của các tác giả trên còn mờ nhạt Trong khi sự ảnh hưởng của người cha
chỉ được khai thác ở khía cạnh nghề nghiệp; các quan niệm và hành vi nuôi dạy con chỉ
lấy phản hồi từ người mẹ Nghiên cứu của Tulviste và Ahtonen (2007) cho thấy sự ápdụng cách tiếp cận giới rõ rệt hơn ở khía cạnh cha mẹ Trong khi bàn về van dé giá trinuôi dạy con cái của các bà mẹ và ông bố người Estonia và Phần Lan, Tulviste và
Ahtonen (2007) cho rằng không có sự khác biệt về giá trị nuôi dạy trẻ theo giới tính của
trẻ nhưng có khác biệt theo giới tính của cha mẹ.
Tóm lại, các lý thuyết nghiên cứu về sinh con và nuôi dạy con theo cách tiếp cận
xã hội học dần được hình thành trong quá trình kế thừa những thành tựu của dân số học
và tham khảo cách tiếp cận tâm lý học So với tâm lý học, các cách tiếp cận lý thuyết xã
hội học trong nghiên cứu về nuôi dạy con (ở cấp độ vi mô và vĩ mô) chú trọng khía cạnh
cấu trúc xã hội hơn Ở khía cạnh vi mô, cách tiếp cận tương tác biểu tượng, cách tiếp cận
trao đối và các lý thuyết về đời sống gia đình thường được áp dụng Ở cấp độ vĩ mô, Lý
thuyết chức năng - cấu trúc, Lý thuyết hiện đại hóa khảo cứu sự ảnh hưởng của yếu tốkinh tế đến mô hình nuôi dạy con Trong khi đó, cách tiếp cận văn hóa tìm hiểu tác động
của niềm tin, giá trị nuôi dạy con đến hành vi nuôi con Lý thuyết Giá trị con cái và
những khuôn mẫu nuôi con của Hoffman (1988) khảo sát sự tác động đồng thời của nhân
tố kinh tế và văn hóa đến mô hình nuôi dạy con Ở một khía cạnh khác, cách tiếp cận
giới cũng được quan tâm khi các nhà khoa học bàn về sự khác biệt về cách nuôi dạy con
giữa bố và mẹ
về mặt định nghĩa khái niệm, có sự phát triển nội hàm khái niệm khuôn mẫu sinhcon Ban đầu chỉ chú trọng phân tích khía cạnh mức sinh sau đó mở rộng thêm các khía
cạnh khác mang tính chất xã hội hơn như sở thích giới tính đứa con, giá trị nuôi dạy con
Về khái niệm khuôn mẫu nuôi dạy con, các lý thuyết tiếp cận đã nêu ra những dạng cơ
bản như: (1a) Nuôi con kiểu “tử đạo” (“martyr”); (1b) “Bạn bè” (“buddy”); (2a) Nuôi
Trang 34con theo mô hình xem con cái là “người lớn thu nhỏ” (“miniature adults”); (2b) “Tre con
là trung tâm”; (3a) phương pháp nuôi con hướng đến thực hành, thực tiễn; (3b) Phươngpháp nuôi con lý thuyết và đạo lý; (4a) Phương pháp nuôi con nhắn mạnh sự kiểm soát
và thành thích; (4b) Phương pháp nuôi con dé cao sự tự đo, tự chủ và sáng tạo Mặt khác,các lý thuyết về sinh con và nuôi dạy con đều nỗ lực phân tích sự ảnh hưởng của cả haiyếu tô kinh tế và văn hóa Khi tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, các lý thuyếthướng đến phân tích ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa (mà cụ thé là sự thay đổi
điều kiện kinh tế) đến hành vi sinh con và nuôi dạy con của các bậc cha mẹ Khi tìm hiểuảnh hưởng của các nhân tố văn hóa, các lý thuyết dần tập trung về ảnh hưởng của giá trịcon cái đến hành vi sinh con và nuôi dạy con
1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
1.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về sinh con
Các nghiên cứu về chủ đề sinh con cho thấy có sự khác biệt nhất định về khuôn
mẫu sinh con theo trình độ phát triển quốc gia Nhìn chung, các nước đang phát triển có
xu hướng sinh nhiều con hơn các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, xu hướng này
đang suy giảm nhanh (Bulatao, 1984; Makinwa-Adebusoye, 2001; Majumder & Ram,
2015; Croix, 2017) Hiện nay, hầu hết các quốc gia đang phát triển đã định hình ở mô
hình gia đình ít con (dưới ba con) (Adhikari, 2010; Majumder & Ram, 2015; Awad,
2017; Cabella, 2018) Chỉ có ở một số ít các quốc gia thuộc khu vực châu Phi, phụ nữ
có ý định sinh nhiều hơn hai con (Makinwa-Adebusoye, 2001; Bakilana, 2016) Ở một
số nước có trình độ phát triển cao như ở châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, người dân thậm
chí không sinh con (The ESHRE Capri Workshop Group, 2001; Hoorens, 2011; Fiori và cộng sự, 2014; Fahlén, 2015; Marcén, 2018; Chabé-Ferret, 2019; Matsumoto, 2013;
Trang 35Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sinh con như kinh tế, giáo dục, y tế, văn
hóa Các yếu tố như sự phát triển kinh tế (Bulatao, 1984; Adhikari, 2010; Awad, 2017;
Alam, 2018; Cabella, 2018), tăng độ tudi giáo duc (Bulatao, 1984; Yousif, 2001;
Adhikan, 2010; Chandiok và cộng sự, 2016; Awad, 2017; Cabella, 2018; Azmoude, 2019), sử dụng các biện pháp tránh thai (Adhikari, 2010; Dorjee, 2016; Alam, 2018),
tăng độ tuổi kết hôn (Adhikari, 2010; Aladeniyi, 2013; Chandiok và cộng sự, 2016;Azmoude, 2019), sự phổ biến của mô hình gia đình ít người (Majumder & Ram, 2015),
bình đăng giới (Adhikari, 2010; Majumder & Ram, 2015; Awad, 2017; Cabella, 2018)
thường có tác động kìm hãm mong muốn và quyết định sinh con hoặc sinh nhiều con ở
các hộ gia đình.
Ngược lại, các yêu tố ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định sinh nhiều con là chế
độ đa thê - ví dụ - ở châu Phi (Makinwa-Adebusoye, 2001), ty lệ chết trẻ sơ sinh cao
(Awad, 2017), sở thích có con trai (Chandiok và cộng sự, 2016) và tín ngưỡng, tôn giáo
(nghiên cứu của Makinwa-Adebusoye (2001) và Bakilana (2016) cho thấy phụ nữ châu
Phi sinh nhiều con vì cộng đồng xem con cái là sự “quay trở lại của những người tổ tiên
đã khuất”) Ngoài ra, quan niệm về giá trị con cái cũng ảnh hưởng thuận chiều đến hành
vi sinh con Ở những cộng đồng mà giá trị kinh tế của trẻ em được đề cao, người phụ nữ
có khuynh hướng sinh nhiều con (Kirk, 1996) Mặt khác, đối với một số phụ nữ, con cái
có giá trị khăng định địa vị xã hội và thỏa mãn nhu cầu tình cảm và điều đó thúc đây họ
sinh con và/hoặc sinh nhiều con Nhiều phụ nữ cảm thấy không có con là một hành vi
lệch lạc, và những người không có con, đặc biệt là phụ nữ có chồng không có con, bị xã
hội kỳ thị Bên cạnh đó, những người phụ nữ này cảm thấy việc làm mẹ sẽ mang lại hạnh
Trang 36phúc, cảm giác thỏa mãn và một bản sắc trưởng thành an toàn (The ESHRE Capri
Workshop Group, 2001).
Một số ít nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố giai cấp có ảnh hưởng đến việc sinh
con, ví dụ nghiên cứu của Nelson (1983), Zadoroznyj (1999), Liamputtong (2005) cho thấy
rằng phụ nữ thuộc tầng lớp lao động và trung lưu có thái độ khác nhau đối với việc mang
thai, có trải nghiệm khác nhau trong quá trình sinh nở và những đánh giá khác nhau sau khi
sinh con Những phụ nữ trung lưu có nguồn lực tài chính, trình độ học van cao hơn thì có
thái độ tự tin về quyền quyết định của bản thân, có nhiều cơ hội lựa chọn các dịch vụ khám
thai và sinh con hơn so với phụ nữ lao động Tuy nhiên, ở những lần sinh tiếp theo, sự khác
biệt liên quan đến giai cấp đã giảm xuống đáng kể Những phụ nữ lao động, do đã có kinh
nghiệm và kiến thức hơn đã tỏ ra chủ động, tự tin hơn và có những hành vi chăm sóc sức
khỏe giống những phụ nữ trung lưu trong giai đoạn chuẩn bi, sinh và sau sinh
Các nghiên cứu về nuôi dạy con
Các nghiên cứu về nuôi dạy con ở nước ngoài chủ yếu tập trung ở khách thê là
cha mẹ của những trẻ em ở tuổi trước tuổi đến trường từ (2 - 5 tuổi) (Davis và Havighurst
1946; White, 1957), đang hoc mẫu giáo (từ 5 - 6 tudi) (Havighurst va Davis, 1955;
Littman và cộng sự, 1957), hoặc ở khoảng độ tuôi dài hơn từ 4 - 11 tuổi (Yarrow và cộng
sự, 1962; Lareau, 2002) Cũng có nghiên cứu khảo sát việc nuôi dạy trẻ từ 6 - 18+
(Munch và cộng sự, 1997).
Các nghiên cứu trẻ ở độ tuổi từ 2-6 thường tìm hiểu việc nuôi dạy trẻ ở các khía
cạnh: (1) Bu sữa me và cai sữa; (2) Tap đi vệ sinh; (3) Yêu cầu giúp việc nhà; (4) Kiểm
soát sự tức giận của trẻ; (5) Cách thức ky luật; (6) Người thực hiện kỷ luật trẻ; (7) Ky
vọng về trình độ học vấn của trẻ (Davis & Havighurst, 1946, 1955; Littman và cộng sự,
1957) Trong khi đó, những nghiên cứu trẻ ở độ tuổi lớn hơn thường bàn về van đề kỷ
luật (Yarrow và cộng sự, 1962; Elder & Bowerman, 1963; Ma & Smith, 1990;
Bartkowski & Ellison, 1995; Rutherford, 2009) Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn
đề cập đến vấn đề giá trị nuôi dạy trẻ của những người làm cha mẹ (Wilcox, 1998;
Boocock, 1999; Xiao, 2000; Rutherford, 2009; Vincent, 2009).
Trang 37Trong khi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức nuôi dạy trẻ của cha mẹ,yếu tố tầng lớp xã hội được các tác giả quan tâm nhiều nhất Hau hết các nghiên cứu đều
tập trung tìm hiểu sự khác biệt về các khuôn mẫu nuôi con giữa hai tầng lớp trung lưu
và tầng lớp thấp hơn Kết quả cho thấy cha mẹ tầng lớp trung lưu ít nghiêm khắc hơn,
tham vấn chuyên gia nhiều hơn (Davis & Havighurst, 1946, 1995; Littman và cộng sự,
1957; White, 1957; Kohn, 1963) và thường áp dụng các biện pháp trừng phạt mang tính
tâm ly (Erlanger, 1974) so với tầng lớp thấp trong quá trình nuôi dạy trẻ nhỏ
Mặt khác, trong khi các gia đình tầng lớp lao động chú trọng nhiều hơn đến việc
phát triển thể chất của trẻ thì các gia đình trung lưu thường dạy con theo hướng khám
phá, trau dỗi và phát triển tài năng của trẻ hơn (Lareau, 2002) Các gia đình trung lưu
cũng quan tâm nhiều hơn đến cá tính của trẻ và thúc đây sự tự tôn của trẻ hơn (Tudge vàcộng sự, 2013; Burke và Kuczynski, 2018) và có nhiều nguồn lực (thời gian, tiền bạc và
mạng lưới xã hội) dé nuôi dạy trẻ chất lượng hon so với các gia đình lao động (Gillies,
2008) Tóm lại, các gia đình trung lưu, đặc biệt là các bà mẹ trung lưu thường có khuynh
hướng và dễ dàng áp dụng phương pháp làm mẹ chuyên sâu hơn so với các bà mẹ thuộc
tầng lớp lao động và tầng lớp thấp (Vincent, 2009) Các nghiên cứu liên quốc gia cũng
cho thấy kết quả tương tự Tudge và cộng sự (2000) khi xem xét các giá tri và niềm tin
của 37 bà mẹ và 34 ông bồ đến từ hai thành phố ở Mỹ va Nga cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa trong các giá trị và niềm tin nuôi dạy con cái theo tầng lớp xã hội đối với cảcha và mẹ Các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu thường coi trọng việc tự định hướng
và tin rằng trẻ em nên có tự do trong và xung quanh nhà, trong khi các bậc cha mẹ thuộctầng lớp lao động có nhiều khả năng tin rằng trẻ em phải tuân theo các quy tắc
Yếu tố tiếp theo được nhắc đến nhiều là văn hóa Có sự khác biệt khá đáng kế về
các ưu tiên nuôi dạy con cái giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây Sự khác
biệt về quốc tịch trong cách dạy con thê hiện rõ nét ở nhóm người Trung Hoa nhập cư
so với người Mỹ da trắng Lin & Fu (1990) cho răng thấy có sự khác biệt trong thực
hành nuôi dạy con giữa cha mẹ người Hoa, người Hoa nhập cư và người Mỹ da trắng có
con đang học mẫu giáo, lớp một và lớp hai tại Mỹ Cha mẹ gốc Hoa có xu hướng đánh
giá cao sự kiểm soát, khuyến khích tính độc lập và chú trọng vào thành tích hơn so với
Trang 38một số gia đình di cu Han Quéc Cac ba me nhap cu Han Quéc tin vào việc kiểm soát
nhiều hơn và sử dụng hình phạt thể xác cũng nhận thức rằng cha mẹ nên kiểm soát concái của họ thông qua đảo tạo, và trẻ em nên quan tâm và thê hiện sự tôn trọng đối với giađình (Shin, 1996) Một trong những nét văn hóa ảnh hưởng đến cách thức nuôi dạy trẻ
được các nhà nghiên cứu thường nhắc đến chính là Không giáo Nghiên cứu của Ma &
Smith (1990) nhận định rằng Nho giáo ảnh hưởng đến sự phân công nhiệm vụ nuôi con
giữa vợ và chồng Người mẹ chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con, trong khi
người cha chịu trách nhiệm chính trong việc kỷ luật và trừng phạt con.
Sự khác biệt về văn hóa cũng tồn tại ở giữa các quốc gia phương Đông Cách nuôi
dạy con của người Mỹ gốc Philippines khác một số dân tộc châu A do các đặc trưng van
hóa, lịch sự và kinh tế Thứ nhất, trong khi các nền văn hóa Đông Á chịu ảnh hưởng bởi
tư tưởng Không giáo, Philippines lại bị ảnh hưởng nhiều bởi Công giáo và văn hóa Tây
Ban Nha Thứ hai, không giống như các nền văn hóa dựa trên Nho giáo, văn hóa
Philippines không nhắn mạnh quyền gia trưởng va phân tầng tuổi tác như các nền vănhóa Đông A Ở Philippines, cả vợ và chồng đều chia sẻ tài chính và quyết định gia đình(Blair & Qian, 1998) Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng có sự khác biệt rõ ràng vềphong cách nuôi dạy con cái giữa các nền văn hóa Đông - Tây Một số nghiên cứu chothấy có sự hội tụ trong cách nuôi dạy con theo mô hình phương Tây Boocock (1999)
lập luận rằng trong khi các sách dạy con ở Trung Quốc chủ yêu tập trung bàn về các khíacạnh đạo đức và tinh thần, thì ở sách ở Nhật Bản lại giống các quốc gia như Mỹ, Pháp,tập trung đưa ra những lời khuyên nuôi dạy con thực tế và chú trọng các phương pháp
thực hành Và trong thực tế, người Nhật có nhiều hành vi nuôi dạy con giống các quốcgia phương Tây như Mỹ, Pháp Sự tương đồng này còn rõ rệt hơn đối với những gia đình
gốc châu A định cư ở các nước phương Tây Aronfreed (1969) cho biết, cách nuôi day
Trang 39con từ 4-7 tuổi của những gia đình thượng lưu và trung lưu Nhật Bản sống tại Houston,Texas, Mỹ so với các gia đình người Mỹ da trăng đều giống nhau ở một điểm là các bậc
cha mẹ đều tạo cơ hội và hướng dẫn trẻ thực hiện các hành vi phù hợp với mong đợi hơn
là thực hiện các hình phạt và sự can thiệp thể chất
Tôn giáo cũng là một yếu tô có ảnh hưởng đến cách thức nuôi dạy con Các nghiên
cứu ở phương Tây thường tìm hiểu sự ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa giáo (chủ yếu là
Ki-tô giáo và Tin Lành) đến cách thức nuôi dạy trẻ em Một số tác giả cho biết các bậc
cha mẹ theo dao Tin Lành thường tham khảo Kinh Thánh khi nuôi dạy con Điều này
khiến họ có phong cách nuôi dạy con bảo thủ và nghiêm khắc hơn so với các nhóm xãhội khác ở các khía cạnh như: (1) Mục tiêu nuôi dạy con cai lâu dai; (2) Cau trúc của
quan hệ cha mẹ - con cái; (3) Định nghĩa về vai trò của cha me; (4) Các chiến lược kỷ
luật và trừng phạt trẻ em (Bartkowski & Ellison, 1995) Tuy nhiên, điều đó không ngăncan họ thé hiện tình cảm ấm áp đối với con cái (Wilcox, 1998)
Một số yếu tố khác tác động đến phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ cũngđược đề cập là chủng tộc, giới tính, địa bàn cư trú, chính trị Tuy nhiên, hai nhân tố nàythường được phân tích lồng ghép trong tầng lớp xã hội (Blau, 1965; Elder & Bowerman,
1963) hoặc trong sự khác biệt văn hóa Hu & Yeung (2019) Chăng hạn, nghiên cứu của
Pew Research Center (2015) cho thấy mặc dù các bậc cha mẹ Mỹ trong các nhóm nhânkhẩu học đều cho rằng làm cha mẹ là trọng tâm của cuộc sống của họ, nhưng cách họ
tiếp cận với việc nuôi dạy con cái - và mối quan tâm của họ về con cái - khác nhau giữa
các chủng tộc, các nhóm dân tộc Cha mẹ da đen và da trang đều đánh gia cao các gia tri
trung thực và có đạo đức, biết quan tâm và nhân ái khi nuôi day con Tuy nhiên, trong
khi các bậc cha mẹ da đen, gốc Tây Ban Nha, cho rằng sự thành công hay thất bại của
con cái họ bị ảnh hưởng bởi địa vị xã hội của cha mẹ nhiều hơn; những người cha mẹ da
trang cho rang sự thành đạt của con cái là do năng lực vốn có của người con Yếu tố địa
bàn cư trú (nông thôn hay đô thị) được phân tích trong khái niệm văn hóa, cụ thê là sự
tiếp thu văn hóa nuôi con ở đô thị của các gia đình di cư từ nông thôn (Daniel, 2015)
Nhân tố chính trị ít được quan tâm nhưng một kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc của
Xiao (2000) cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các bậc cha mẹ trong nền kinh tế chỉ huy
Trang 40Quy mô gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách thức nuôi
dạy con Những nghiên cứu về ảnh hưởng của quy mô gia đình đến việc nuôi dạy con
chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của số lượng con đến trí thông minh, thành tích học tập
của trẻ (Bonney, 1942; Pulvino & Lupton, 1978; Polit, 1984; Liang & Sugawara, 1996)
hơn là ảnh hưởng của quy mô gia đình đến cách nuôi dạy con Một số ít nghiên cứu(Elder & Bowerman, 1963; Wagner và cộng sự, 1985) đã khắc phục khoảng trống này.Elder & Bowerman (1963) cho rằng quy mô gia đình càng tăng lên, vai trò của ngườicha càng trở nên nồi bật hơn Bên cạnh đó, cha mẹ ở các gia đình đông con hơn thường
xuyên sử dụng hình phạt thể xác hơn và ít sử dụng các biện pháp khen ngợi hơn Wagner
và cộng sự (1985) cũng cho rằng trong các gia đình lớn hơn, cha mẹ áp đặt nhiều quytắc và sử dụng các hình phạt thé xác nhiều hơn Ngoài ra, các gia đình nhiều con ít chú
ý đến yếu tô cá nhân, ít đầu tư nguồn lực; ngược lại, các gia đình ít con đầu tư nguồn lực
nhiều hơn cho con cái, chú trọng vào thành tích học tập và hiệu suất nghề nghiệp hơn.
Yếu tố giá trị con cái cũng ảnh hưởng đến định hướng nuôi day con Hoffman(1974, 1977, 1980, 1984, 1986, 1987, 1988) cho rang quan niệm cua cha me về giá trỊ
con cái có ảnh hưởng đến những phẩm chất mà cha mẹ kỳ vọng đối với con khi con
trưởng thành Những gia đình xem trọng các giá trị kinh tế hoặc thực dụng thường mong
muốn con có phẩm chất tuân lệnh hon là độc lập Những gia đình dé cao giá trị tình cảm
và sự gắn kết sẽ mong muốn con có những phẩm chất như hướng ngoại, vui vẻ, hài hước,
am áp, nhân hậu, thang thắng Những gia đình dé cao các giá trị thành tích, năng lực,
sáng tạo sẽ định hướng cho con cái trở thành những người tốt, trung thực, biết tôn trọng
người khác, không đánh nhau, không uống rượu và biết kính Chúa Mặc dù vậy, Hoffman
không khảo sát ảnh hưởng của giá trị con cái đến quan niệm và hành vi sinh con, cũng
như đến các khía cạnh đa dạng khác của việc nuôi dạy con như cho con ăn uống, vệ sinh,
giao việc nhà, v.v.