Trong quá trình đôi mới, phát triển và hội nhập hiện nay, Thành phố luôn là một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, trung tâm khoa hoc va công nghệ, giáo dục vađào tạo..., có vị trí chi
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
2K ok 28 2k
PHAM THI THUY
LUAN AN TIEN Si CHU NGHIA DUY VAT BIEN CHUNG VA CHU NGHIA DUY VAT LICH SU
THÀNH PHO HO CHÍ MINH - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VA NHÂN VAN
3k 2K 2k ok
PHAM THI THUY
Nganh: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 9.22.90.02
LUẬN AN TIEN SĨ CHỦ NGHĨA DUY VAT BIEN CHUNG
VA CHU NGHIA DUY VAT LICH SU
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYEN QUOC VINH
PGS.TS NGUYEN THE NGHIA
THANH PHO HO CHi MINH - 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ vô
cùng quý báu từ các tập thé và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn giúp đỡ,
trang bị cho tôi hệ thống những kiến thức khoa học từ những ngày đầu nhập học
cho đến hôm nay
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến TS Trần Văn Khánh (đãmất năm 2021) và TS Nguyễn Quốc Vinh đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ,động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình dài nghiên cứu và thực hiện luận
án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Sau Đại học - Trường Dai
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn; Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã
giúp đỡ và cung cấp tư liệu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, cơ quan công tác và đồng nghiệp lòngbiết ơn sâu sắc vì đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận án này.
Xin chân thành và trân trọng cảm on!
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
Tác giả
PHẠM THỊ THÙY
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS Trần Văn Khánh (đã mất năm 2021) và TS Nguyễn QuốcVinh Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công
trình này.
TP Hô Chí Minh, ngày thang năm 2023
Tác giả
PHẠM THỊ THÙY
Trang 5MỤC LỤC
D7900, (06)71000 01 |
1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- 2-56 St St CS E1 112112 1111211111211 1111.111111 crk |
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -. 2 2 55+: 4
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án - 555 5 221 1E +23 E£cezseeeeees 15
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án -2- ¿2252 16
5 Cơ sở lý luận và phương pháp của luận án - - 55 5S+cc+ssessereeeesee 16
6 Đóng góp mới của luận áñ - - <6 + k9 ngư 17
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 2-5¿©s+¿ 17
8 Kết cấu của luận án + ©t+E+ESEESE+ESEEEESESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEkrkrkerrree 17
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VE KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ, VEPHAT TRIEN BEN VUNG VA VAI TRÒ CUA KHOA HỌC VÀ CONG
NGHỆ DOI VỚI SU PHAT TRIEN BEN VỮNG O VIỆT NAM 18
1.1 LY LUAN CHUNG VE KHOA HOC, CONG NGHE VA PHAT TRIEN
1.2.1 Khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế, tạo cơ sở và nguồn
lực đối với sự phát triển bền vững . 2-2 2£ ©E2E£2EE2EE£EEeEEeEErrrrrkrrkrred 371.2.2 Khoa học và công nghệ góp phần phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo tiến
bộ, công băng xã hội; là nên tảng xã hội vững chac đôi với sự phát triên bên
Trang 61.2.3 Khoa học và công nghệ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; là điều
kiện, cơ sở đôi với sự phát triên bên vững .- - s-cScs+kssessererererrrre 53
1.2.4 Khoa học và công nghệ là điều kiện góp phần 6n định chính trị, đảm bao
an ninh, quốc phòng; là nền tang vững chắc đối với sự phát triển bền vững 60
KET LUẬN CHUONG 2222¿2222vecttEEEkkrrrrttrrtrrrrrrrrrrrrriie 67
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀCÔNG NGHỆ DOI VỚI SỰ PHÁT TRIEN BEN VỮNG Ở THÀNH PHO
?0959:08/00):8:).08 701 4 70
2.1 NHỮNG YEU TO ANH HUONG DEN PHÁT HUY VAI TRO CUAKHOA HOC VA CONG NGHE DOI VOI SU PHAT TRIEN BEN VUNG OTHÀNH PHO HO CHI MINH HIEN NAY scscsescesecececeeseseceeseseseeststeeseteeeeeees 70
2.1.1 Ảnh hưởng từ quan điểm, đường lối của Dang, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đến phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển
bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh - 2-2 ¿+2 +S£+£x+2+++£x++zxerxeee 70
2.1.2 Ảnh hưởng của yếu tố địa lý - tự nhiên, của điều kiện kinh tế, văn hóa, xãhội và con người đến phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự pháttriển bền vững ở Thành phó Hồ Chí Minh 2 2 s2 s£+£E£+££+£z+£x+zseẻ 75
2.1.3 Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đếnphát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở
Trang 72.2.1 Khái quát về sự phát triển khoa hoc và công nghệ ở Thành phố Hồ Chí
MU 0 - 91
2.2.2 Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thànhphố Hồ Chí Minh - 2-2 2£ ++©+£+EE+2EE£EE+SEEEEEEEEEEEE2EE271121171121.221 2 xe 98
2.2.3 Hạn chế trong phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát
triển bền vững ở Thành phố H6 Chí Minh - 2-2 2 2+s£E+£E+£++£z+z£2 125
.430009/2)09:10/9) c2 21100 136
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁTHUY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÓI VỚI SỰ PHÁT
TRIEN BEN VUNG Ở THÀNH PHO HO CHÍ MINH HIỆN NAY 139
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHAT HUY VAI TRO CUA KHOA HOC VA CONGNGHỆ DOI VỚI SU PHÁT TRIEN BEN VUNG Ở Thành phố Hồ Chi Minh
HIEN NAY ueececscscscscscsesscscscsecsesescucsesesecacsesucacscsucacscsvsucacsessacavatsacacsnsnsarsveneaeeees 139
3.1.1 Quán triệt sâu sắc, toàn diện quan diém, đường lôi cua Dang, chính sách của Nhà nước về phát triên khoa học và công nghệ đôi với sự phát triên bên
3.1.2 Phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vữngphải xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaThành phố Hồ Chí Minh -2- 2-22 2 E2 EEE£EE£EEE+EE2EE£EEEEESEEEEEEEEEerkerkeri 144
3.1.3 Phát triển khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững cần khai tháctốt đặc điểm, tiềm năng, vị thế của Thanh phố Hồ Chí Minh - 149
3.2 GIẢI PHÁP CHỦ YÊU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ DOI VỚI SỰ PHÁT TRIÊN BEN VUNG Ở Thành phó Hồ
Chí Minh HIEN NAY :- ¿E2 SE+EEE+EEEEEEEEEEEESEEEESEEEESEEEEEEEEESEkrkrrkrkrrres 153
3.2.1 Nâng cao hơn nữa nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng vai trò của khoa học
và công nghệ đối với phát triển kinh tế, xã hội, môi trường bền vững ở Thànhphố Hồ Chí Minh - 2: ¿2+ E+EE+EE£EE£EE2EE£EEEEEEEEE21121122171711712 111 xeeg 153
Trang 83.2.2 Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò của khoahọc và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh I59
3.2.3 Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao đối với sự phát triển bền vững ở Thành phó Hồ Chí Minh 167
3.2.4 Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ; nângcao chất lượng các cơ sở hoạt động khoa học và công nghệ nhằm phát huy vaitrò khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí
Minh mm 171
KET LUẬN CHUONG 3 cccccscsscsssssessesscsecsessesssssssessecssstsatsussessessesateatsnssnsaneaees 178KET LUAN CHUNG oo cecccsssssssssssssssessssssssssssssssecssscssscssscsssssssssssecssecasecssesesess 180
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO 0 0.0 cccccssscssssesssesssesssseessessseesseeesees 184
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ
TÀI LUẬN ÁN -2 22-222 2EC2E1227112711271122112112112211 21101111 ee 195
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của dé tài
Trong thoi đại ngày nay, khoa học va công nghệ dang tác động mạnh mẽ,
đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển hưng thịnh của mỗi một quốc
gia, mỗi một dân tộc Vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ không phải
mới được nhắc đến mà đã được khẳng định từ rất sớm bởi rất nhiều nhà khoahọc, nhà tư tưởng khác nhau trên thế giới từ Galileo Galilei, René Descartes,Ch.S Montesquieu, Francis Bacon, dén Karl Marx, Friedrich Engels C Maccũng đã từng nêu một nhận định thể hiện dự báo thiên tai của mình về khoa học
và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có ý nghĩa quyết định đốivới nền sản xuất C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ sốcho thay tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyên hóa đến mức độnào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp” (C.Mác và Ph.Angghen, 2000, Toàntập, tập 4ó, phần II, tr.372) Trong công cuộc đôi mới toàn diện đất nước, Đảng
và Nhà nước Việt Nam đã khăng định tầm quan trọng của khoa học và côngnghệ là nền tảng, động lực quan trọng nhất dé phát triển lực lượng sản xuất hiệnđại, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả laođộng, đóng góp cho tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững đất nước, vì vậykhoa học và công nghệ có vai trò vị trí trở thành quốc sách hàng đầu, là vấn đềchiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam thống nhất cao vớinhững quan điểm trên, đồng thời trong những điều kiện, vị thế mới, Đảng cộngsản Việt Nam còn nêu cao khát vọng phát triển của dân tộc trên trường quốc tế
Để đưa đất nước vững bước tiễn lên, cần dựa trên sức mạnh tổng hợp, trên một
hệ thống các yếu tố và nguồn lực, trong đó không thé thiếu động lực từ yếu tố
khoa học và công nghệ.
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ vừa là động lực, vừa là
phương thức phát triển của các quốc gia và vùng lãnh thé dang phát triển dénhanh chóng thịnh vượng và văn minh Sự phát triển của kinh tế thị trường và
Trang 10yêu cầu chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, tiễn trình công nghiệp hóa, hiện daihóa đang đòi hỏi mô hình phát triển tương ứng với cách mạng khoa học - côngnghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng những yêu cầu mới của toàncầu hóa và hội nhập quốc tế, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu, đó chính là phát triểnbền vững Khoa học va công nghệ đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sựphát triển bền vững, tức là sự phát trién đảm bảo cho tương lai, việc sử dụng hợp
lý thành quả của khoa học và công nghệ là cấp thiết Nguồn tài nguyên của quốcgia nhiều bao nhiêu cũng đến lúc cạn kiệt Sản phẩm nông nghiệp bán thô, tàinguyên khai thác bán thô không thể làm giàu cho đất nước, cần phải đầu tư khoahọc công nghệ vào, sản phẩm thô mới tăng giá trị trên thương trường Sản xuấtsản phẩm công nghiệp cũng phải không ngừng đổi mới công nghệ, giảm thiểu
chất thải gây ô nhiễm môi trường, đổi mới quy trình dây chuyền sản xuất liên
tục, muốn được như vậy phải có đầu tư chất xám, phải đầu tư khoa học và côngnghệ Phát triển bền vững là sự phát triển gan tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xãhội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái, ôn định chính trị, an ninhquốc phòng; khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự pháttriển bền vững, là yếu tố chủ đạo day nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tác độngđến chuyền dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống con người
Cả nước cũng như Thành phố Hồ Chí Minh gần bốn thập niên qua có
những bước phát triển ngoạn mục, có ý nghĩa lịch sử và cũng có những cơ hội
phát triển mới đồng thời cũng đứng trước những thách thức lớn chưa từng có.
Trong quá trình đôi mới, phát triển và hội nhập hiện nay, Thành phố luôn là một
trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, trung tâm khoa hoc va công nghệ, giáo dục vađào tạo , có vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu của cả nước; Thành phố HồChí Minh cần phát huy cao độ vai trò của khoa học và công nghệ, làm điều kiện,
cơ sở và động lực dé tiếp tục phát triển nhanh và bền vững với chất lượng và tốc
độ cao hơn.
Thời gian qua, khoa học và công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh luônđược Đảng bộ, lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo để phát huy những tiềm
Trang 11năng, lợi thế, nắm bắt những cơ hội, đây lùi khó khăn, tạo động lực cho sự pháttriển bền vững ở Thành phô Hồ Chí Minh, tạo ra nhiều sản pham có tính đột phátrên nhiều lĩnh vực như y té, co khi ché tao, năng lượng, quan lý đô thi, vi chip
điện tử, công nghệ nano, nông nghiệp công nghệ cao Theo bao cáo của Thanh
ủy Thành phố Hồ Chí Minh về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số
20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI về phát triển khoa học và côngnghệ khang định đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng TFP (chỉ
số năng suất yếu tô tổng hợp) ước tính khoảng 74% năm 2010 Đồng thời, tronggiai đoạn 2011 - 2021, năng suất lao động xã hội của thành phố cao hơn 2,7 lần
so với cả nước tốc độ tăng năng suất lao động xã hội cao gấp 1,7 lần so với cả
nước Thành phố H6 Chí Minh luôn nằm trong top 10 thành phố năng động nhấtthé giới ké từ năm 2017 đến nay Thành phố cũng là địa phương thuộc top 200
thành phố khởi nghiệp toàn cầu năm 2021 theo Bảng xếp hạng Hệ sinh thái Khởi nghiệp 2021 được StartupBlink - Trung tâm nghiên cứu khởi nghiệp và đổi mới
sáng tạo toàn cầu công bố cho 1,000 thành phố và 100 quốc gia trên toàn thế
giới.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của khoa học và công nghệ ở Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay còn nhiều van dé cần tập trung giải quyết như trình độ sảnxuất chưa hiện đại, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quản lý đô thịcủa thành phố và chưa thực sự trở thành động lực phát triển; nền sản xuất còndựa vào lao động thủ công; đội ngũ can bộ khoa học và công nghệ chưa có điều
kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của Thành phố Cũng như cơ sở vật
chất phục vụ nghiên cứu khoa học đã được đây mạnh đầu tư, nhưng cần đây
mạnh nâng cao hơn nữa nhất là trong những lĩnh vực công nghệ cao; đầu tư của
nhà nước và xã hội cho khoa học và công nghệ chưa tương xứng, môi trường ô
nhiễm đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Thành phố
Trong bối cảnh tình hình thế giới giai đoạn tiếp theo từ 2021-2030 được
dự báo sẽ tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường Đại dịchCOVID-19 đã gây ra suy thoái tram trọng và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc
Trang 12Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trênnhiều lĩnh vực, mang lại cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, cạnhtranh chiến lược, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị
trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước sẽ ngày càng quyết
liệt Vai trò của khoa học và công nghệ ngày càng trở thành nhân tố quyết định
đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia; công nghệ số sẽ thúc day phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi mạnh mẽ phương thức quản lý nhà nước,
mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội Từ đó tiếptục tạo ra những điều kiện đặt ra những yêu cầu, thách thức để Thành phố HồChí Minh phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh
mẽ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động, là trung
tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc tận dụng các cơ hộicủa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có khả năng cạnh tranh cao ở khuvực với tầm nhìn đến năm 2030: là đô thị thông minh, thành phố công nghiệptheo hướng hiện dai, gift vững vai trò đầu tàu về kinh tế, tầm nhìn đến năm 2045:
là thành phố công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâmkhoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm rd về mặt lý luận và về mặt thực tiễnvai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố
Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm phát
huy tốt vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở
Thành phó H6 Chi Minh hiện nay là hết sức cần thiết.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Khoa học và công nghệ đối với
sự phát triển bên vững ở Thanh phố Hô Chi Minh hiện nay” làm luận án tiễn sĩ
chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Trang 13của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Mỗi nhà khoa học, nhànghiên cứu tìm hiểu một góc độ khác nhau, tuy nhiên có những hướng nghiên
cứu chủ yếu như sau:
* Hướng thứ nhất: Vai trò của khoa học và công nghệ doi với sự pháttriển bên vững
Một là, những công trình nghiên cứu vé phát triển bên vững
Holger Rogall (1954) người Đức nhà nghiên cứu về kinh tế, khoa học
chính trị, trong tác pham “Kinh té học bên vững ” đặt ra vẫn đề cần thiết phải cải
tổ kinh tế học truyền thống, phải xây dựng nhận thức và cơ sở mới cho kinh tếhọc bền vững Ông nêu rõ, thế kỷ XXI là một thách thức đối với nhân loại,
chúng ta đứng trước hai ngả đường: Thế kỷ của sự phát triển bền vững hay thế
kỷ của các chiến tranh về khí hậu và tài nguyên Suy thoái toàn cầu trong 2009 —
2010, cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu làm cho ta nhận thức được
những gi mà từ lâu bị bỏ quên: người ta không thé xây dựng một nên kinh tế trên
cơ sở của đầu cơ và những tín dụng đều Bất cứ ai sống vượt quá mức về nhữngkhả năng của mình thì về lâu dài đều thất bại Từ đó ông đưa ra những cơ sở choviệc cải tổ về cơ bản kinh tế học truyền thống như cơ sở đạo đức, trách nhiệm giới thiệu những viên gạch cho một nhận thức mới của khoa học kinh tế Nhưvậy, công trình đã chỉ ra một số cơ sở thực tiễn khang định tinh tất yếu của pháttriển bền vững, đóng góp làm một cơ sở dé khang định tinh đúng đắn của chủtrương, chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh
Có nhiều tác giả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển bền vững ởViệt Nam Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu: “Phat triển bên vững ở ViệtNam - thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng” của Nguyễn Quang Thái,Ngô Thắng Lợi (Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội - 2007) Trong tácphẩm này, các tác giả nghiên cứu và đánh giá về phát triển bền vững ở ViệtNam, trình bày những tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững, trong đó có 12chỉ tiêu về kinh tế, 17 chỉ tiêu về phát triển xã hội, 12 chỉ tiêu về tai nguyên môi
trường và các chỉ tiêu vê văn hóa Những tiêu chí mà tác giả trình bày là luận cứ
Trang 14quan trọng dé từ đó nghiên cứu về thực trạng phát triển bền vững ở vùng, tinh
thành trong cả nước và đây cũng là một trong những đóng góp vô cùng quan
trọng của công trình để khi đánh giá về thực trạng phát triển bền vững của Thành
phố Hỗ Chi Minh tác giả xem xét trên các yếu tố trong nhóm chỉ tiêu này.
Có rất nhiều các công trình gúp chúng ta tìm hiểu và tổng quan được vềthực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam trong hơn thập niên qua của thế kỷXXI từ đó làm cơ sở dé hiểu được về lịch sử hình thành quan niệm phát triểnbền vững, tính tất yếu của phát triển bền vững ở Việt Nam; nội hàm của pháttriển bền vững bao gồm bền vững về kinh tế, về chính trị xã hội, bảo vệ môitrường, một số giải pháp cụ thé dé phát triển bền vững các yếu tố đó Có thé kế
đến các công trình tiêu biểu như: Tác giả Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh
trong tác phẩm “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động” (Nhà xuấtbản Khoa học xã hội, Hà Nội - 2009) trình bảy quan niệm về phát triển bền vữngnhư về lịch sử hình thành quan niệm phát triển bền vững và kinh nghiệm địnhhướng phát triển bền vững của các nước phát triển và các nước đang pháttriển “Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay - lý luận vàthực tiễn” của Nguyễn Văn Hậu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2012 “Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nên kinh tế” của Vũ Văn Phúc,Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội, 2012, “Những vấn dé đặt ra trongphát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020” của tập thê tác giả Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, do Lê Quốc Lý chủ biên, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013 Tập thé tác giả Hà Văn Hiền, Phạm HồngChương trong tác pham “M6 hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậukhủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cẩu” của của tập thé tác giả do Hà VănHiền, Phạm Hồng Chương (Đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2013 Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030
được xác định là mô hình tăng trưởng bên vững, hiệu quả và vì con người, dựatrên cơ sở khai thác và sử dụng tốt nhất các lợi thế cạnh tranh quốc té
Trang 15Liên quan đến chủ dé này, còn có rất nhiều bai báo của nhiều tác giả, trênnhiều tạp chí phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa kinh tế - văn hóa - xã hội -môi trường Dương Hà Minh trong nghiên cứu “Biến đổi khí hậu: Nhanh, rộng,mạnh và khó lường” Tạp chí Tia Sáng, số 16, 2021 Phạm Văn Hưng với bàibáo: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về moi quan hệ giữa con người với tunhiên và ý nghĩa của nó đối với chiến lược phát triển bên vững ở Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Triết học, 2021; tác giả phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác
về môi quan hệ giữa con người với tự nhiên, qua đó giúp nâng cao nhận thức
về tiêu chí của phát triển bền vững Đỗ Ngọc Hanh trong bài nghiên cứu: Quanđiểm phát triển - Bước đột phá trong tw duy ly luận của Đảng cộng sản ViệtNam tai đại hội XIII, Tạp chí Triết học, 2021, chỉ ra những trụ cột trong quanđiểm phát triển bền vững theo Đại hội XIII của Đảng Đặng Hữu Toàn, “7chiện công bằng xã hội trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, phát triểnvăn hóa và tiễn bộ xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới ”, Tạp chí Triết học, 2019,chi ra tiến trình nhận thức, thực trạng, giải pháp về mối quan hệ giữa công bằng
xã hội với tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ xã hội ở Việt Nam
Những công trình, bài viết này đều đi đến quan điểm thống nhất về pháttriển bền vững: Phát triển bền vững đó là quá trình phát triển ôn định, trong đókết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, thực hiện côngbang và tiến bộ xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chấtlượng cuộc sống người dân Phát triển bền vững là lựa chọn tất yếu khách quan
của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Các
công trình đi sâu vào các mục tiêu cụ thê để phát triển bền vững về kinh tế, vănhóa, chính trị Chưa có công trình nào chuyên sâu và hệ thống về những yếu tốtác động đến phát triển bền vững đặc biệt là phân tích đánh giá có hệ thống vềphát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững
Hai là, vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế,phát triển xã hội bên vững
Trang 16Một số nhà tư tưởng lớn của phương Tây đã xây dựng nên những luận
điểm, học thuyết lý luận quan trọng về vai trò của khoa học giúp nghiên cứu
sinh hiểu được vai trò của khoa học đã được khẳng định từ rất sớm trên thế
giới Có thé kế đến một số quan điểm như sau: Ph Bacon (1561 -1626) nhà
triết học người Anh đưa ra những vai trò của khoa học như khoa học có vai trò
quan trọng trong việc tạo ra những phương tiện hữu ích cho cuộc sống, và vậndụng vào dé quản lý xã hội, con người tro nên trí tuệ hơn, tao nhiều của cải cho
sự giàu có của người dân và từ đó giúp cho vương quốc thịnh vượng, phát triển
Dé khái quát hóa, trừu tượng hóa về vai trò của khoa học, ông đưa ra khang
định tri thức là sức mạnh của con người C.Mác, Ph.Angghen, V.I.Lénin, những
bậc thiên tài về phát minh chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học cũng bàn về
vai trò của khoa học trong đời sống xã hội Ông có quan điểm rất khoa học, cách
mạng về nguồn gốc, động lực của khoa học chính là xuất phát từ thực tiễn sản
xuất, thực tiễn đấu tranh gial cap, dé cải tạo tự nhiên, cải tao xã hội của con
người Trong bộ “7 bản” tác phẩm chính của C Mác thé hiện những phát hiện
vĩ đại của mình về triết học chủ nghĩa duy vật lịch sử, tìm ra quy luật khách quan
chi phối sự vận động của các hình thái kinh tế - xã hội, đặc biệt ông nêu ra dự
báo thiên tài về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp mà đến đến cuốithé ky XIX, luận điểm trên được chứng minh bằng chính thực tiễn công nghiệp
hóa ở các nước tư bản phát triển lúc bấy giờ Alvin Toffler (1928 -2016) nha
tương lai học người Mỹ đưa ra quan điểm về vai trò của khoa học là yếu tố để
phân kỳ lịch sử loài người thành các giai đoạn khác nhau Trong tác phâm “Làn
sóng thứ ba”, dé khang định vai trò của khoa học, ông cho rằng lịch sử nhân loạinối tiếp nhau qua ba làn sóng văn minh, sự thay thế và nối tiếp này không gì
khác chính là do những thành tựu của khoa học và công nghệ tạo nên Tác giả
Peter Townsend lại đưa thêm một cái nhìn khác về vai trò của khoa học và côngnghệ, tác phẩm Mặt trái của công nghệ ” Nhà xuất bản chính trị Quốc gia sự thật,
Hà Nội, 2018 khẳng định nhờ có tiến bộ khoa học và công nghệ mà năng suất
lao động tăng nhanh, người dân ở nhiêu quôc gia trở nên giàu có, sung túc, khỏe
Trang 17mạnh và sống lâu hơn, tuy nhiên tất cả chúng đều có tác động phụ, tiêu cực Với
15 chương, nội dung cuốn sách đã đề cập nhiều van đề cụ thé về những tac độngtiêu cực của công nghệ như việc con người biết sử dụng than đá, phát triển mạnh
khai thác khoáng sản nhưng lại làm biến đổi tự nhiên và khí hậu, gây nhiều thiên tai cho nhân loại, những phát minh sáng chế liên quan đến chữ viết, thuốc kháng sinh, mạng xã hội có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự an toàn, kỹ
năng sống và văn hóa của các thành viên trong xã hội Như vậy đây cũng là mộtcông trình rất hay giúp tác giả có quan điểm toàn diện khi xem xét, đánh giá vềvai trò của khoa học và công nghệ, thấy tính hai mặt của nó đối với sự phát triển
Ở trong nước, trong nhiều năm trở lại đây, có rất nhiều tác giả phân tích
về vai trò của khoa học và công nghệ, nhất là từ khi bước vào cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ ba đến nay Đây đều là những công trình giúp nghiên cứu
sinh có cái nhìn khái quát được về những vai trò của khoa học và công nghệ đối
với các phương diện khác nhau của đời sống xã hội như đối với kinh tế, văn hóa,
xã hội Các công trình có thé ké đến như: Tác giả Hoàng Đình Phu trong côngtrình nghiên cứu “Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hóa” (Nhà xuất bảnKhoa học kỹ thuật, Hà Nội - 1998) phân tích mối liên hệ biện chứng chặt chẽvăn hóa và khoa học công nghệ; khoa học và công nghệ tác động tới triết học,
đạo đức, nghệ thuật, lối sống; văn hóa có tính định hướng đối với sự phát triển
của khoa học và công nghệ Tác giả Vũ Đình Cự với công trình “Khoa học và
công nghệ lực lượng sản xuất hàng đâu” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996)
khăng định vai trò nền tảng của khoa học và công nghệ đối với công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; mối quan hệ chặt chẽ giữa khoa học, công nghệ với sản xuất hàng
hóa Tác giả Phạm Thị Ngọc Tram trong công trình nghiên cứu của mình “Khoa
học công nghệ với nhận thức biến đổi thé giới và con người — Máy vấn dé lý
luận và thực tiến”, (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2003) đã luận giải về
nguồn sốc, bản chất, sự phát triển của khoa học và công nghệ; mối quan hệ giữa
khoa học, công nghệ và sản xuất Vai trò của khoa học và công nghệ là thực hiện
chức năng nhận thức và cải tạo thê giới Phân cuôi của công trình tác giả tập
Trang 18trung phân tích vai trò là nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ đốivới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam như vai trò quyết định
đối với việc trang bị thiết bị hiện đại cho nền sản xuất, có vai trò quan trọng
trong việc đào tạo bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người, hoàn thiện cơ chế,
tổ chức quản lý sản xuất, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu pháttriển bền vững “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa và hiện đạihóa và phát triển bên vững”, do TS Tạ Bá Hưng (chủ biên), Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, xuất bản năm 2012, ngoài phần phân tích những vai trò của khoahọc và công nghệ, thì cuốn sách cũng cung cấp những thông tin phát triển, mụctiêu phát triển của khoa học và công nghệ Việt Nam theo từng ngành, từng lĩnhvực nghiên cứu “Quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển
kinh tế xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, cuốn sách do
nhiều tác giả, gồm TS Danh Sơn, TS Nguyễn Thị Anh Thư và TS Nguyễn
Mạnh Huan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1999, nội dung cuốn
sách nói về: Vai trò động lực của khoa học và công nghệ đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội, những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với hoạt động khoahọc và công nghệ và đôi mới cơ câu công nghệ cho phù hợp yêu cầu chuyền dịch
cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cũng về vấn đề này
có cuốn “Tiém lực và vai trò khoa học — công nghệ Việt Nam”, do Nxb Cục
thống kê Thành phó Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2003, hoặc cuốn “Mộ số van
đề ly luận và thực tiên về đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ Việt Nam”,
do Phan Xuân Dũng và Hồ Thị Mỹ Dué biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, xuất bản năm 2006 Viết về vai trò của tri thức có cuốn “Phát triển kinh tế
tri thức với quả trình công nghiệp hóa, hiện dai hóa ở Việt Nam”, do GS Đặng
Hữu, TS Đinh Quang Ty và TS Hồ Ngọc Luật (đồng chủ biên), Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2009, nội dung gồm hai phần, phần thứ nhất viết
về kinh tế tri thức — xu thé phát triển của thời đại và phan thứ hai viết về hộinhập xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu là đòi hỏi tất yêu với Việt Nam.Đặc biệt Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Trang 19Việt Nam, luôn chú trọng phát huy vai tro là nền tảng, động lực của khoa học vàcông nghệ đối với sự phát triển xã hội, cũng như với sự phát triển bền vững và
được cụ thể trong các văn kiện, các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp
cua Nhà nước như “ăn kiện Đảng toàn tập”, “Văn kiện các kỳ đại hội đại biểutoàn quốc” được Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản từ năm 1998 đến
nay; “Luật Khoa học và công nghệ”, năm 2013; “Luật Sở hữu trí tué’, nam
2005; “Luật Chuyển giao công nghệ”, năm 2007 Đây là những định hướng cótính chất kim chỉ nam và căn cứ pháp lý cho phát huy vai trò của khoa học vàcông nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung và Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng Để cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu về khoa học vàcông nghệ, cũng như vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển,Tổng cục Thống kê có phát hành các “Miền giám thống kê Việt Nam”, do Nxb
Thống kê xuất bản hàng năm.
Liên quan đến đề tài khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xãhội ở Việt Nam còn có rất nhiều bài đăng trên các tạp chí, kỷ yếu chuyên ngành.Bài báo“ Một số điểm mới về định hướng bảo vệ môi trường ở nước ta trongvăn kiện Đại hội XIII của Đảng” của Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Triếthọc, số 12 -2021, bài viết xác định vị trí quan trọng của bảo vệ môi trườngtrong phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2030, đặc biệt là mối quan
hệ giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ,đồng thời dự báo những van dé môi trường nổi cộm hiện nay và định hướngcác giải pháp giải quyết các vấn đề trên Bùi Thị Tỉnh trong bài báo “Đổi mớisang tạo dé phat trién nhanh va bén ving đất nước”, tạp chí Triết học, 2021 chỉ
ra vai trò của đổi mới sáng tạo đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.Phạm Công Thưởng với bài viết: Về trụ cột phát triển bền vững đất nước theo
tinh thần Đại hội XIII của Đảng, Tap chí Triết hoc, 2021, chi ra: phát triển bền
vững là yêu cầu xuyên suốt, là con đường thích hợp nhất dé phát triển tronggiai đoạn hiện nay, phải dựa vào khoa học và công nghệ, đôi mới sang tao,công nghệ số dé phat trién bền vững
Trang 20Tóm lại, tong quan tình hình nghiên cứu đã cho thay, van đề về khoa học
và công nghệ, về phát triển bền vững và vai trò của khoa học và công nghệ đốivới sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với sự phát triển bền vững nói
riêng, đã có khá nhiều công trình đề cập, nghiên cứu, song việc nghiên cứu đó van là những công trình riêng lẻ, chưa chuyên sâu va có hệ thống, chưa có công
trình nào trực tiếp và hệ thống về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sựphát triển bền vững Trước thực tiễn phát triển và sự tác động lớn của khoa học
và công nghệ đến moi mặt đời sống: khoa học và công nghệ đã trở thành yêu tôquan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia Các công trình khoa họcluận giải về vai trò của khoa học và công nghệ xuất hiện nhiều hơn Tuy nhiênmột trong những điều còn khó hiện nay, nhưng cũng đã xuất hiện một vài côngtrình nghiên cứu quan trọng khác nhau, là về xây dựng công cụ để đo lường,đánh giá tác động của khoa học và công nghệ đến đời sống xã hội Đây cũng là
một khía cạnh quan trọng trong phân tích và đánh giá về tác động của khoa học
và công nghệ trong đời sống Những công trình kể trên trên, chính là nguồn tàiliệu quý báu đề tác giả kế thừa, luận giải một cách chuyên sâu và hệ thống nhữngvan dé lý luận về khoa học và công nghệ và vai trò của nó đối với phát triển bền
vững trong luận án.
* Hướng thứ hai: Các công trình về khoa học và công nghệ, về phát triểnbên vững ở Thành phố Hồ Chi Minh
Liên quan đến chủ dé này cũng đã có khá nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành
nghiên cứu với rất nhiều công trình, sách an pham khoa học đã được công bố.
Những kết quả nghiên cứu trong công trình các công trình này là tài liệu quantrọng dé tác giả khái quát được những yếu tố tác động đến phát huy vai trò củakhoa học và công nghệ ở Thành phó Hồ Chí Minh Trước hết, “Dia chi văn hóaThành phố Hồ Chí Minh” do GS Trần Văn Giàu, Trần Bạch Dang, GS Nguyễn
Công Binh (Chủ biên), Nxb Thành phố Hồ Chi Minh, 1978, gồm 4 tập Đây là
bộ sách hết sức công phu, phản anh toàn diện về Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh từ thời tiền sử cho đến ngày nay Công trình “300 năm
Trang 21Sài Gòn - Thành phố Hô Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, đãtóm tắt lịch sử 300 năm khai phá, xây dựng, bảo vệ và những thành tựu pháttriển của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ khi hình thành cho đến năm
1996.
Tiếp theo là các công trình chỉ ra thực trạng phát triển bền vững ở Thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn vừa qua Đây là những công trình góp phần
giúp tac giả khái quát được về thực trạng phát triển bền vững ở Thành phố HồChí Minh, từ đó đánh giá được tầm quan trọng của phát huy vai trò của khoa học
và công nghệ đối với sự phát triển bền vững Các công trình có thé kế đến như:
“Tang trưởng kinh tế và công bằng xã hội lý thuyết và thực tiễn ở Thành phố HồChí Minh” của Đỗ Phú Tran Tình, Nxb Lao động, 2010 “7e đẩy chuyển dich
cơ cau kinh tế, chuyển đổi mô tăng trưởng kinh tế Thành phó Hồ Chi Minh theo
hướng cạnh tranh” của PGS.TS Đào Duy Huân - PGS.TS Lương Minh Cừ
(đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015
Đỗ Văn Thắng trong công trình “Khoa học và công nghệ với quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” Nxb Chínhtrị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016 đã khái quát được những luận điểm rất cụ thể
về vai trò của khoa học và công nghệ đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa nói chung và ở Thành phố Hồ Chi Minh nói riêng Tác giả đi đến khangđịnh, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực để phát triển kinh tế, pháttriển đời sống văn hóa xã hội, và là nền tảng để hoàn thiện hệ thống chính trị
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, khoa học và công nghệ là động lực của công
nghiệp hóa hiện đại hóa, như phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin liên lạc;hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyền dich
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bảo vệ môi trường thiên nhiên và phát triển
bền vững Đây là công trình tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay khái quát về tamquan trọng của khoa hoc và công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độtriết học rất gần với công trình của nghiên cứu sinh Nhưng công trình này phân
tích theo hướng tác động của khoa học và công nghệ với qua trình công nghiệp
Trang 22hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh; luận án của nghiên cứu sinh phântích khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phó Hồ Chí
Minh
Dé tác giả đánh giá thực trạng phát triển của khoa học và công nghệ ở
Thành phố Hồ Chí Minh, và đánh giá được vai trò của khoa học và công nghệ
đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chi Minh hiện nay, công trìnhtiêu biểu cung cấp nguồn đữ liệu quý báu là:
Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, Sở Khoa học
và Công nghệ Thành phó Hồ Chí Minh, đã phân tích các chủ trương, chính sách,thực trạng phát triển khoa học và công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2010 đến 2015, qua đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát
triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới
Văn kiện Hội nghị đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tại lần thứ VI, VII, VIIL, IX và lần thứ X, XI đã phân tích, đánh giá tổng quát sâu
sắc những kết quả, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề ra phươnghướng, giải pháp cơ bản phát triển khoa học và công nghệ đối với sự phát triểnbền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ (năm 2013) đã ban hành: Quyết định số2631/QĐ-TTg ngày 31/8/2013, “Phê duyệt Quy hoạch tong thể phát triển kinh tế
- xã hội Thành pho Hô Chí Minh đến năm 2020, tam nhìn đến năm 2025”, trong
đó đã dé ra mục tiêu, phương hướng phát triển cụ thé kinh tế - xã hội cũng nhưkhoa học và công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Thành ủy,UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành những kế hoạch triển khai dé pháttriển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xây dựng Thành phốvăn minh, hiện đại Gần đây nhất, Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ chính trị về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Tong kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của
ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệphục vụ sự nghiện? công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
Trang 23phát triển khoa học va công nghệ, giúp chúng ta có thé thấy được vai trò của
khoa học và công nghệ trong tong thé sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phô
Như vậy, các công trình nêu trên đều góp phần phản ánh những thànhtựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong phát triển khoa học và côn g nghệđối với phát triển kinh tế xã hội, đề xuất một số giải pháp phát triển khoa học
và công nghệ ở Thành phố H6 Chí Minh Tuy nhiên các công trình đó chỉ đề
cập đến một cách sơ lược, khái quát, mang tính định hướng chiến lược, màchưa phân tích sâu về vấn đề vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát
triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh nhất là dưới góc độ chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời cũng chưa chỉ ra đượcnhững yếu tố tác động đến phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với
sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chi Minh, chưa đánh giá cụ thé và rõnét về thực trạng phát huy vai trò của khoa học và công nghệ và đề ra phươnghướng và giải pháp một cách có hệ thống hóa và cụ thé hóa, nhằm phát huy vaitrò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố HồChí Minh hiện nay Tuy nhiên, những công trình trên luôn là nguồn tư liệuphong phú, có giá trị cao cả về về lý luận và thực tiễn, để nghiên cứu sinh kếthừa chọn lọc và bổ sung, phát triển trong nội dung công trình nghiên cứu của
mình.
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Muc dich của luận án
Luận án nhằm mục đích chủ yếu là làm rõ về mặt lý luận chung dé nâng
cao nhận thức về khoa học và công nghệ, về phát triển bền vững, về vai trò củakhoa học và công nghệ trong công cuộc phát triển bền vững ở Việt Nam nóichung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Đồng thời luận án góp phan phân
Trang 24tích, phản ánh thực trạng phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sựphát triển bền vững về tất cả các mặt một cách khái quát hệ thống, cụ thé và toàndiện các phương diện kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường ở Thành phó Hồ Chí
Minh hiện nay Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, mục đích cao nhất của luận án
là đưa ra được một số phương hướng và chỉ ra những giải pháp cụ thé cần thựchiện để phát huy tốt hơn nữa vai trò của khoa học và công nghệ trong công cuộcphát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh, cải tạo thực tiễn, phát triểnThành phố Hồ Chí Minh tương xứng với tiềm năng, vị trí của nó
Nhiệm vụ của luận an
Một là: Làm rõ lý luận chung về khoa học và công nghệ, về phát triển bền
vững và vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Việt
Nam.
Hai là: Phân tích và đánh giá thực trạng phát huy vai trò của khoa học và
công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phó Hồ Chí Minh
Ba là: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp để phát huy vai trò củakhoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận ánĐối tượng nghiên cứu của đề tài: Vai trò của khoa học và công nghệ đốivới sự phát triển bền vững
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu van đề này ở thành phố Hồ Chi Minh,
khoảng thời gian từ 2012 - nay.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp của luận án
Cơ sở lý luận của luận án: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới
quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam vềvai trò của khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững xã hội
Phương pháp nghiên cứu: Ngoài việc sử dụng phương pháp luận chung là phép biện chứng duy vật của triệt hoc Mác — Lénin, dé tài còn dựa trên các
Trang 25phương pháp nghiên cứu như: kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháplogic, kết hợp phương pháp phân tích và phương pháp tông hợp, kết hợp phươngpháp diễn dịch và phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp so
sanh,
6 Đóng góp mới của luận án
Một là, trên cơ sở lý luận chung về vai trò của khoa học và công nghệ đốivới phát triển bền vững, luận án góp phan làm rõ thực trạng phát huy vai trò củakhoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững kinh tế, chính trị, xã hội,môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh trong hơn mười năm qua
Hai là, từ những phân tích, đánh giá về thực trạng phát huy vai trò của
khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay, luận án góp phần đề xuất một số phương hướng và những giải pháp cụthé chủ yếu dé phát huy tốt hơn nữa vai trò của khoa hoc và công nghệ đối với
sự phát triển bền vững ở Thành phô Hồ Chí Minh hiện nay, tương xứng với tiềmnăng, lợi thế, vị trí của Thành phố và những đòi hỏi, thách thức của giai đoạnphát triển mới
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm sâu sắc hơn những van đề lyluận chung về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển bền vững,những nhân tố tác động và thực trạng phát huy vai trò của khoa học và côngnghệ đối với quá trình phát triển bền vững ở Thành phó Hồ Chí Minh hiện nay
Về ý nghĩa thực tiên: Những kết quả nghiên cứu của luận án về thực trạng
phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, phương hướng và giải pháp mà luận án đưa ra
sẽ góp phần làm luận cứ khoa học cho chính quyền và người dân Thành phố
trong việc phát huy vai trò của khoa học và công nghệ.
8 Kết cau của luận án
Ngoai phan mo đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án cân đôi, hai hòa gôm 3 chương với 6 tiệt
Trang 26Chuong 1
LY LUẬN CHUNG VE KHOA HỌC VA CÔNG NGHE, VE PHAT
TRIEN BEN VUNG VA VAI TRO CUA KHOA HOC
VA CONG NGHE DOI VOI SU PHAT TRIEN BEN VUNG O VIET NAM
1.1 LY LUAN CHUNG VE KHOA HOC, CONG NGHE VA PHAT
TRIEN BEN VUNG
1.1.1 Quan điểm về khoa hoc và công nghệTrong suốt chiều đài lịch sử tư tưởng nhân loại, đã có nhiều nhà khoa học,nhiều nhà tư tưởng, quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu các phương diện, góc cạnhkhác nhau, từ đó đưa ra quan điểm của mình về khoa học và công nghệ, bởi khoahọc và công nghệ ngày càng có vai trò to lớn đối với phát triển xã hội, ảnh
hưởng toàn diện, sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Làm rõ về mặt lý luận
bản chất, phân loại khoa học và công nghệ có ý nghĩa phương pháp luận quan
trọng cho luận án.
* Quan điểm về khoa họcXoay quanh khái niệm về khoa học cho đến nay van tồn tại nhiều quanđiểm khác nhau
Theo Vũ Cao Đàm, trong Khoa học và công nghệ luận, Giáo trình sau đại
học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, chỉ ra rằng: “khoahọc” Scientia, có nghĩa là sự hiểu biết, trong đó gốc của Scio có nghĩa là “Tôi
hiệu BB) Theo ông, Scientia còn có nghĩa là “phân biệt, chia ra”, hiểu biết là phânbiệt, càng biết phân biệt giữa các thứ thì càng hiểu biết, càng phân biệt giữa cácthứ thì hiểu biết càng cao
Cùng với quan điểm trên, tác giả Nguyễn Tiến Dũng trong bài viết Góc
và nghĩa của các từ khoa học, công nghệ và kỹ thuật đăng trên tạp chi Tia Sáng
ngày 5/6/2012, cho rằng: “Khoa học là gồm chữ khoa gắn với chữ học Khoa là
chỉ lĩnh vực, học là dé chi sự học tập, nghiên cứu dé đạt hiểu biết Khoa học là
nghiên cứu học tập dé đạt hiéu biết trong các ngành khác nhau” (tr.34)
Trang 27“Khoa học” tiếng Pháp là “ sciences”, tiếng Anh là “ science” Trong từ
điển Oxford advanced Learner’s dictionary, tac giả AS Hornby, Nhà xuất ban
Oxford University Press, 2000, viết:
“Science is knowledge about the structure and behavior of the natural and physical world based on facts that you can prove, or the study of science, or a particular brand of science, or a system for organizing the knowledge about a
particular subject ” [tr.1142]
Trong khái niệm được đưa ra từ từ điển này, nhấn mạnh đến bản chất,
mục đích của khoa học là sự tìm tòi, khám phá ra tri thức mới.
Còn Tir điển Bách khoa Việt Nam đưa ra quan niệm: Khoa hoc là hệ thốngtri thức phản ánh bản chất, tính quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy Khoa học
vừa là một dạng hoạt động để tìm ra tri thức, một công cụ nhận thức; vừa là một trong những hình thái ý thức xã hội trong đời sống tinh thần của con người, vừa
bị quyết định bởi tồn tại xã hội nhưng cũng có tính độc lập tương đối của nó (Từđiển bách khoa Việt Nam, 2002, tr.508)
Hau hết các cuốn từ điển Tiếng Việt của Việt Nam đều giải thích khoa họcvới một số ý nghĩa khác nhau nhưng tương đồng với các giải thích ở trên nhưkhoa học là hệ thong tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử va được thực tiễnchứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũngnhư hoạt động tỉnh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế
giới hiện thực Khoa học cũng có ý nghĩa dé chỉ ngành của từng hệ thống tri
thức Ngoài ra khoa học còn được hiểu là có tính chất khoa học: tính khách quan,chính xác, có hệ thống như thái độ khoa học, tác phong khoa học, văn phong
khoa học, phương pháp làm việc khoa học, tư duy khoa học
Trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khoa học là một hình thái ýthức xã hội xuất phát từ thực tiễn và từ nhu cầu về nhận thức dé khám phá, giải
thích về thế giới của con người, trong đó thực tiễn sản xuất và đấu tranh xã hội
luôn là nguồn động lực cao nhất, quyết định nhất, thúc đây sự phát triển của
khoa học Trong nguyên lý tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã chỉ ra rằng khoa
Trang 28học là một hình thái ý thức xã hội mà về lập trường thế giới quan sẽ đối lập vớithé giới quan duy tâm, tôn giáo; khoa học luôn thé hiện rõ tính độc lập tương đốicủa mình ở đặc điểm có khả năng vượt trước tồn tại xã hội, dự báo về tương lai
Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph Ăngghen khăng địnhđộng lực thúc đây sự phát triển của khoa học chính là nhu cầu của xã hội, thực
tiễn, nhiệm vụ của khoa học 1a phục vụ thực tiễn, thông qua việc đi tìm chân lý
khách quan, khám pha bản chất của sự vật, hiện tượng, chỉ ra những thuộc tính,những mối liên hệ bên trong của sự vật, cuối cùng dé con người dựa vao đó cảitạo thế giới, vươn lên trở thành chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo Tri thức khoahọc có thể phát triển từ tri thức kinh nghiệm, tri thức thông thường nhưng trêntrình độ cao hơn, là sự tổng hợp và khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết, là nhữngkết luận về quy luật tất yếu
Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng điểm chung trong cáchhiểu về khoa học thể hiện ở ba nội dung cơ bản: một là khoa học vừa là một hệthống tri thức, hai là khoa học là một dạng, lĩnh vực hoạt động đặc biệt, ba làkhoa học là một trong những hình thái ý thức xã hội gắn với những thiết chế xã
hội tương ứng.
Thứ nhất: Với ý nghĩa là hệ thống tri thức về quy luật, bản chất của sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy như trên tri thức khoa học có fính
sáng tao, tính khách quan, bam sát vào thực tiễn, có tinh lịch sử - xã hội
Lich sử phát triển của khoa học qua các thời kỳ cho thay tri thức khoa học
luôn bám sát vào thực tiễn, có cơ sở nguồn sốc, động lực từ thực tiễn, phản ánh
điều kiện lịch sử - xã hội qua các giai đoạn khác nhau Trong thời cô đại xã hộicon người còn sơ khai, lao động sản xuất giản đơn, năng suất thấp, con người
sống phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, tất cả các hoạt động khác của xã hội như
pháp luật, nghệ thuật, khoa học còn kém phát triển Tri thức con người tíchlũy được chủ yếu là dựa trên trực quan, cảm tính, tạo thành tri thức kinh nghiệmthông thường Triết học lúc này được coi là khoa học của mọi khoa học khi tích
hợp những tri thức của các ngành khoa học khác vao trong mình, các khoa học
Trang 29cu thé chua phan tach thành các khoa học riêng, độc lập Với sự ra đời của tư
duy triết học, đã đánh dấu bước chuyền quan trọng về mặt thế giới quan và trình
độ nhận thức của con người, từ chỗ giải thích thế giới chủ yếu bang trí tưởngtượng qua các nhân vật huyền thoại va bằng niềm tin vào các lực lượng siêu tự
nhiên và tôn giáo, sang giải thích thế giới bằng tư duy phân tích, khái quát hóa hiện thực dưới dạng khái niệm, phạm trù Đặc điểm của tri thức khoa học lúc này
còn chất phác sơ khai, dựa trên quan sát, chưa phát triển hệ thống phương phápkhoa học kiểm chứng nó
Trong suốt thời thời kỳ trung cô, còn gọi là đêm trường trung cô, kéo daihàng ngàn năm, từ thé kỷ IV — XIV, sự phát triển của khoa học và vai trò củakhoa học với xã hội rất hạn chế Giai cấp phong kiến sử dụng giáo hội, nhà thờthành một công cụ, phương tiện duy trì sự thống trị của mình Cùng với đó là sựphát triển của thần học, và khoa học trở thành nô lệ của thần học với nhiệm vụ
chứng minh chân lý có sẵn trong kinh thánh Sang thé kỷ XV — XVIII, theo sự
vận động của những quy luật khách quan của lịch sử, thực hiện sự phủ định biện
chứng thay thế quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ băng sự rađời của chế độ tư bản chủ nghĩa, với phương thức sản xuất mới dựa trên trênmáy móc, đã thúc đây và tạo tiền đề cho khoa học phát triển mạnh mẽ hơn nữa,
tạo động lực, tiền đề cho các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, cách mạng
công nghiệp vĩ đại trong suốt ba thế kỷ qua XVIII - XXI Trong giai đoạn lịch sử
thế kỷ XV-XVI, các ngành khoa học thoát ly khỏi thần học, nhiều ngành khoa
học độc lập ra đời và phát triển Khoa học càng phát trién mạnh mẽ hơn, chuyênsâu hơn với nhiều ngành nghiên cứu mới hơn
Hệ thống tri thức khoa học phản ánh khách quan, chân thực, đúng đắn về
quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy, là kết quả quá trình con người
phản ánh thế giới bằng phương pháp khoa học trên cơ sở, động lực của thực tiễn Trong thời đại hiện nay, giáo dục đào tạo được coi trọng và đạt được nhiều thành
tựu, nó trở thành nhân tố giữ vai trò quan trọng dé phô biến rộng rãi, lan truyền
thông tin khoa học, và phạm vi mà tri thức khoa học được lan truyền vượt qua
Trang 30giới hạn địa lý, ranh giới quốc gia với tốc độ nhanh chóng dưới tác động củatoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế và công nghệ thông tin Như vậy, hệ thống tri
thức khoa học không chỉ mang tính lịch sử mà còn là tính xã hội, bởi đó luôn là
là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục của tư duy nhân loại, kháchthể nghiên cứu của khoa học là toàn bộ thế giới khách quan với năm hình thứcvận động cơ bản của nó, chủ thể của khoa học là con người từ thế hệ nảy qua thế
hệ khác, tri thức khoa học khi được tạo ra, mang dấu ấn công sức của cá nhân tổ
chức phát hiện ra nó, điều này hiện nay được thể hiện bởi quyền sở hữu trí tuệ,nhưng bản chất tri thức khoa học đó vẫn mang tính xã hội, trở thanh tai sảnchung phục vụ cho xã hội loài người.
Tri thức khoa học còn mang đặc tinh cơ ban là tinh chân lý khách quan,
đáng tin cậy Khoa học là hệ thống tri thức đúng đắn, sự đúng đắn đáng tin cậy
này không phải là sự phù hợp với nhận thức của số đông, hay của các nhân có
địa vị, uy quyên, uy tín thậm chí chuyên gia của các lĩnh vực; mà tiêu chuẩntuyệt đối cao nhất là sự phù hợp với hiện thực khách quan và được kiểm nghiệmchứng minh bởi phương pháp riêng của nó và còn được kiểm nghiệm bởi thựctiễn, từ đó thực hiện được chức năng giải thích thế giới và cải tạo thế giới Hệthống tri thức khoa học đã tác động trực tiếp đến các cuộc cách mạng côngnghiệp về cả kinh tế, chính trị, xã hội; hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng,
tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức và đưa nhân loại bước vào sự bùng nỗ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ hai: Với ý nghĩa là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, khoa
học là một quá trình nghiên cứu để tìm ra những kiến thức mới, những họcthuyết mới Quá trình nghiên cứu là một quá trình họat động tìm kiếm, xem xét,điều tra, hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt được
từ các thí nghiệm đề phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự
nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới caohơn, giá trị hơn Con người muốn làm các hoạt động nghiên cứu khoa học phải
Trang 31có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và nắm vững các phương phápnghiên cứu Xuất phát từ đó, xã hội hiện nay yêu cầu tạo ra cho khoa học một
đội ngũ những người hoạt động chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn nhất
định, có phương pháp và làm việc theo yêu cầu của từng lĩnh vực khoa học Dé
tiễn hành hoạt động nghiên cứu khoa học phải xác định đối tượng nghiên cứu, có
hệ thống khái niệm, quan niệm, phạm trù, nguyên tắc, nguyên lý làm cơ sở lý
luận cho nó, có hệ thống phương pháp luận nghiên cứu, có mục đích nghiên cứu
Thứ ba: Khoa học mang ý nghĩa là chỉ một hình thái ý thức xã hội gắn vớithiết chế xã hội tương ứng, phân biệt với các hình thái xã hội khác ở bản chất và
chức năng của nó, khoa học tồn tại vừa bị quyết định bởi tồn tại xã hội vừa mang
tính chất độc lập tương đối, tác động trở lại đến tồn tại xã hội và có mối liên hệ
biện chứng với các hình thái ý thức xã hội khác Trong giai đoạn hiện nay, hình
thái ý thức xã hội chính trị, bao gồm chủ yếu các quan điểm, đường lối của Đảngcầm quyền, chính sách, pháp luật của nhà nước có tác động quan trọng hang đầuđến việc phát huy vai trò của khoa học và công nghệ
Sự phân loại khoa học là một tất yêu khách quan gắn với sự phát triển của
xã hội, và gắn với sự phân công lao động xã hội Sự phân loại khoa học có ýnghĩa quan trong dé xác định đối tượng nghiên cứu của từng khoa học, mục dich
và ý nghĩa của nó, thấy được hệ thống cấu trúc của tri thức khoa học, thúc đây sựphát triển của khoa học Phân loại khoa học được hình thành từ rất sớm
Ngày nay, số lượng các ngành khoa học ngày càng nhiều, cách phân loạikhoa học cũng dựa trên nhiều cách phân chia để phân loại Theo lĩnh vực màkhoa học nghiên cứu, khoa học được phân thành ba lĩnh vực chủ yếu bao quáttoàn bộ về thế giới khách quan gồm, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
khoa học tư duy.
Dựa theo mục đích nghiên cứu và giá trị nội tại của sản phẩm nghiên cứu
dé phan khoa hoc thanh khoa hoc co ban va khoa hoc tng dung Cac khoa hoc
cơ ban như toán học, vat ly, hóa học, sinh hoc, tâm ly học, triết hoc ; có đặcđiểm là tạo ra tri thức, thông tin nền tảng cho các khoa học chuyên ngành Còn
Trang 32liên hệ giữa khoa học và công nghệ.
Từ những sự phân tích trên, tác gia quan niệm: Khoa học là hệ thống tri
thức của con người về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, dat duoc
sau quả trình nghiên cứu khoa học, có độ tin cậy cao, boi nó được kiểm
nghiệm bằng phương pháp chứng mình riêng của mình và bởi thực tiễn, thực hiện được chức năng giải thích thé giới và cải tạo thé giới Hệ thong tri thức khoa học đã tác động trực tiếp đến các cuộc cách mạng công nghiệp về cả kinh tế, chính trị, xã hội; hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội trong tiễn trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển kinh tế tri thức Khoa học cũng bao hàm ý nghĩa là là một
quá trình nghiên cứu để tìm ra những kiến thức mới, những học thuyết mới vàmột hình thái ý thức xã hội gắn với thiết chế xã hội tương ứng
* Quan điểm về công nghệNhư sự phân tích về khoa học cho chúng ta thấy, khoa học không chỉ cóchức năng nhận thức thế giới mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới ấy, điều nàythể hiện qua việc con người van dụng những tri thức khoa học đạt được dé tao ranhững công cụ lao động mới, tiến bộ hon, cách mạng hơn, quyết định đến tăngnăng suất lao động, từ đó mang lại những giá trị ưu việt cho kinh tế - xã hội, giảiphóng sức lao động, giải phóng con người, thúc đầy tiến bộ, dân chủ, công bằng,
văn minh cho xã hội.
Dé duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải không ngừngsản xuất ra của cải vật chất Trong khi con người tiến hành sản xuất vật chất dénuôi sống bản thân mình đồng thời cũng quyết định đến việc hình thành cácquan hệ xã hội, tổ chức, thiết chế chính tri- xã hội, các giai cấp, tang lớp người,
quan điểm tư tưởng, cách sinh hoạt; tức là toàn bộ yếu tố chính trị - văn hóa - xã
Trang 33hội Sản xuất vật chất được tiến hành là do có sự kết hợp về phương diện vậtchất, kỹ thuật giữa con người với tự nhiên, và về phương diện hình thức kinh tế
là mối quan hệ giữa con người với nhau tạo nên cách thức sản xuất trong mỗi
giai đoạn lịch sử còn được gọi là phương thức sản xuất Trong quá trình sản xuất
vật chất đó, các khái niệm kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất được ra đời.
Vậy công nghệ là gì? Theo quan điểm thống nhất của nhiều nhà nghiêncứu khác nhau, thuật ngữ công nghệ xuất hiện muộn mới đây vào khoảng giữathế kỷ XIX, tiếng Anh là “technology”, tiếng Pháp là “technologie” Từ “côngnghệ” có nguồn gốc Hy Lạp là “technologia”, trong đó “techne” là kỹ năng, kỹthuật và “log1a” là sự học, sự tìm hiểu, sự nghiên cứu
Khoản 2 điều 3 Luật khoa hoc và công nghệ Việt Nam năm 2013 đưa racách giải nghĩa, công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theohoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng dé biến đổi nguồn lực thànhsản phẩm
Theo cách trình bày khác của Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa củaLiên hợp quốc (UNESCO), mỗi công nghệ đều bao gồm 4 thành phần chính: Kỹthuật (T): bao gồm máy móc, thiết bị, là thành phần chủ chốt của công nghệ, con
người (H): con người trong công nghệ chính là trí lực, chuyên môn, kỹ năng, thái
độ, đạo đức lao động được sử dụng dé vận hành công nghệ, thông tin (I): baogồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và tô chức, tổ chức (O): là phần
tổ chức quản lý, là phần phức tạp và năng động nhất của công nghệ, nó bao gồm
việc tổ chức hệ thống, phân công, quan hệ giữa các bộ phận sản xuất trong hệ
thong, quan hệ thị trường trong nước và toàn cầu, tổ chức tiếp thị xây dựng chiến
lược phát triển
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu về công nghệ, tác giả đúckết về công nghệ, công nghệ là kết quả của sự kết hợp khoa học, kỹ thuật vớihoạt động của con người một cách hợp lý, có hiệu quả để biến các nguồn lựcthành sản phẩm Công nghệ vừa bao gồm kiến thức, vừa bao gồm thiết bị, trong
đó kiến thức là sự áp dụng khoa học để tạo thành các giải pháp, phương pháp,
Trang 34công nghệ mới - new technology, công nghệ tiên tiến — advanced technology,
công nghệ hiện đại — modern technology Một số lĩnh vực công nghệ cao hiện
nay như công nghệ nano, công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông
tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa.
Về phân loại công nghệ, theo mức độ ô nhiễm môi trường, công nghệ
được phân chia thành hai loại là công nghệ sạch và công nghệ ô nhiễm Công
nghệ sạch là công nghệ tối ưu hóa trong việc sử dụng năng lượng, nguyên nhiênvật liệu, bảo vệ môi trường Ngược lại với công nghệ sạch, công nghệ ban làcông nghệ mà khi sử dụng và chế tạo ra sản phẩm làm tiêu hao nhiều năng
lượng, nguyên nhiên vật liệu, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường Theo trình độ
của công nghệ, có thể phân loại công nghệ thành công nghệ truyền thống vàcông nghệ hiện đại Công nghệ truyền thống thường là công nghệ thủ công, năngsuất hiệu quả không cao, chất lượng sản phâm không đồng đều, thường mang sắcthái văn hóa truyền thống lâu đời của một cộng đồng, dân tộc gắn với tồn tại xãhội của nó Công nghệ hiện đại là công nghệ gan liền với thành tựu mới trong
phát triển khoa học, cho năng suất lao động cao hon, giá tri gia tăng cao, ít gây 6
nhiễm môi trường, tiết kiệm hao phí lao động, nguyên nhiên liệu, sức lao động ,
vốn là các yêu tố truyền thống cho tăng trưởng kinh tế Ví dụ, nghề gốm Bát
Tràng xưa kia vuốt nặn bằng tay, vẽ và tráng men bằng tay mà phần lớn dùng kĩthuật đồ rót hoặc in trên khuôn thạch cao, đó là công nghệ truyền thống Ngàynay, công nghệ truyền thống này được hiện đại hóa như phun men bằng máy.Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu về công nghệ, theo cau trúc của công nghệ cóthé phân loại thành công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm Công nghệ
Trang 35phần cứng là công nghệ chuyên đi vào lĩnh vực vật tư, kỹ thuật, máy móc, thiết
bị và nó cũng là cơ sở, nền tảng để trên đó các phần mềm có thé chạy và hoạtđộng Công nghệ phần mềm đi vào các yếu tố tổ chức, thu thập, xử lý thông tin,
con người Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng dân dụng thì công nghệ phần cứng làthiết bị xây dựng như cầu tháp, vận thăng, thiết bị chiếu sáng, thang cuốn công
nghệ phần mềm như smarthome, phần mềm đo nhiệt độ, phần mềm điều khiển
tưới nước tự động, phần mềm đo độ pH
* Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ
“Khoa học” và “công nghệ” không ton tại biệt lập, tách rời nhau, mà giữachúng có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ, tác động qua lại, chi phối, chuyển hóalẫn nhau, trong mối quan hệ biện chứng hai chiều đó, những tri thức khoa học
đóng vai trò là tiền đề, cơ sở cho công nghệ, bởi trong các thành tố tạo nên một
công nghệ mà chúng ta phân tích ở trên mới cần có thông tin, tri thức khoa học.
Ngược lại công nghệ đóng vai trò là động lực, là mục đích cho khoa học, đặt ra
nhiệm vụ thúc đây khoa học không ngừng nghiên cứu tim ra tri thức mới dé đổimới công nghệ, góp phần tạo nên những công nghệ, giải pháp, quy trình tiên tiễnhơn công nghệ, giải pháp, quy trình cũ; tiết kiệm thời gian, hao phí lao động,nguyên liệu, sức lao động, đạt năng suất, hiệu quả cao hơn về cả kinh tế và xãhội Công nghệ cũng góp phần tạo ra những điều kiện vật chất tốt hơn để khoahọc phát triển như giúp con người tiết kiệm được thời gian để có thể yên tâmnghiên cứu khoa học, tạo ra những điều kiện vật chất, thiết bị thí nghiệm hiệnđại, tiên tiễn, công cụ nối dai nhận thức cho con người, đặc biệt cho nghiên cứukhoa học Công nghệ là yêu tô kiểm nghiệm tính đúng dan, vai trò, hiệu qua củatri thức khoa học, vì nó là sự áp dụng, vận dụng tri thức, kết quả khoa học vaogiải quyết một van dé của thực tiễn
Ở một ý nghĩa khái quát cao nhất, khoa học và công nghệ được coi là một
bộ phận hợp thành của văn hóa Văn hóa không chỉ hạn hẹp là các lĩnh vực văn
học nghệ thuật mà theo nghĩa rộng nhất, văn hóa bao gồm tất cả các các gia tri
vat chat và các gia tri tinh thân ma con người sang tao ra trong lịch sử của minh,
Trang 36tạo ra chìa khóa dé giải thích thế giới, phát triển khả năng giao lưu và sáng tạo
Văn hóa tạo nên con người làm chủ được cuộc sông của chính minh, và khoa
học với tư cách là kiến thức, tri thức đúng đắn về các quy luật, bản chất của thếgiới; và công nghệ với tư cách là tập hợp phương pháp, quy trình, bí quyết, công
cụ phương tiện dé biến đổi nguồn lực, là một yếu tố của nền văn hóa ấy
1.1.2 Quan điểm về phát triển bền vữngTrải qua các giai đoạn lịch sử, nhận thức của con người về phát triển vàphát triển bền vững ngày càng được mở rộng với nhiều cách tiếp cận và tư duymới phù hợp với thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội Vào thế kỷ XVII, pháttriển được đồng nhất với tiến bộ, văn hóa, văn minh Voltaire, Montesquieu hay
Jean Jacques Rousseau dé cao con người có văn hóa, lý trí, dé phat triển xã hội,con người cần được khai sáng về văn hóa dé giải phóng khỏi sự mông muội, ngu
dốt Các lý thuyết về phát trién được hình thành từ sớm, theo các nhà nghiên cứu
vào khoảng giai đoạn trước chiến tranh thế giới hai Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ
XIX, nội hàm khái nệm phát triển chuyển dich sang lĩnh vực kinh tế, bởi vì lĩnh
vực kinh tế lúc này bắt đầu có những biến đổi rất nhanh chóng dưới tác động củacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai diễn ra mạnh mẽ ở các
nước Châu Âu
Khảo cứu về lý luận và thực tiễn phát triển của nhân loại cho ta thấy, từtrước đến nay, trong quá trình phát triển của mình, các quốc gia, cộng đồng có
thê rơi vào trạng thái phát triển xoay quanh hai mô hình chủ yếu là mô hình phát
triển không bền vững và mô hình phát triển bền vững Mô hình phát trién khôngbền vững là mô hình không đạt được phát triển vì có thể tạo ra tăng trưởng trongmột thời gian ngắn nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dan, tức là không duytrì được tăng trưởng, đồng thời về mặt chất cũng không tăng được phúc lợi,
không thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghéo Hoặc là cũng duy trì được
tăng trưởng trong một thời gian dài, nhưng tăng trưởng có được chủ yếu dựa
vào khai thác vốn tài nguyên, von vật chat chứ không hoặc ít dựa vào đôi mới
kỹ thuật, công nghệ, đầu tư vào vốn con người Hoặc là tăng trưởng theo chiều
Trang 37rộng: có thê tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chất lượng tăng trưởng thấp, đặcđiểm của mô hình này là thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực khaithác vốn tài nguyên và khai thác lợi thé so sánh giá nhân công rẻ, thé hiện sự matcân đối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, tăng trưởng chủ yêudựa vào xuất khẩu Tăng trưởng không bền vững cũng bao gồm các loại hình
mà Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (1996) UNDP đã liệt kê, là
tăng trưởng không lương tâm (thành quả của tăng trưởng chỉ dành cho người
giàu), tăng trưởng không việc làm (tăng trưởng kinh tế nhưng không tạo thêmviệc làm, hoặc năng suất lao động xã hội thấp), tăng trưởng kinh tế không cótiếng nói, (tăng trưởng kinh tế không đi kèm với việc mở rộng nền dân chủhay là việc không đi kèm với trao thêm quyền lực làm chủ của nhân dân,không đi kèm với thực hiện sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng vào cácchính sách của quốc gia giải quyết các van đề xã hội); tăng trưởng mat gốc:tăng trưởng khiến cho nền văn hóa của con người trở nên nghèo nàn, lạc hậu,
suy thoái; tăng trưởng không tương lai là tăng trưởng làm lãng phí những
nguồn lực mà thế hệ tương lai sẽ phải gánh chịu, phải trả giá, hoặc thiếu thốn
để phát triển
Chính vì vậy mô hình phát triển bền vững thé hiện được tính ưu việt hơnvới mặt đối lập của mình, khắc phục dần những hạn chế của loại hình phát triểnkhông bên vững như vậy
Quan điểm phát triển bền vững ban đầu được đưa ra xuất phát từ mối longại trước những suy thoái của môi trường tự nhiên, sự cạn kiệt về tài nguyênthiên nhiên do tác động của con người trong quá trình sản xuất Về nội hàm vàkhái niệm cũng có một quá trình và phát triển, hoàn thiện dần Hiép hội quốc tế
bảo tôn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đã đưa ra quan niệm về phát triển
bền vững từ sớm vào những năm 1980, nhưng quan điểm ban đầu này còn phiến
diện khi nhắn mạnh đến tính phát triển bền vững về mặt sinh thái, chứ chưa dé
cập đến tính phát triển bền vững về mặt xã hội như bền vững và văn hóa, chính
tri.
Trang 38Trong báo cáo Tương lai của chúng ta năm 1987, Ủy ban thê giới về Môitrường và phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã chính thức nêu định nghĩaphát triển bền vững một cách tương đối day đủ, với nội dung cơ bản về phát triểnbền vững, “Phát triển bên vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại
nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” (tr.43).
Nhu vậy dé phát triển bền vững, cần phải duy trì mối liên hệ giữa con người với
giới tự nhiên, mỗi liên hệ giữa hiện tại với tương lai.
Tại các Hội nghị: Hội nghị Rio de Janeiro 1992, Hội nghị Johannesburg
2002 và Hội nghị Rio+20 vào tháng 6 - 2012 của Liên hợp quốc, khái niệm phát
triển bền vững được mở rộng và cụ thé hóa bao gồm các van đề xóa đói giảm
nghèo, bất bình đăng, việc làm, an sinh xã hội hướng đến phát triển lấy con
người lam trung tâm của sự phát trién Đặc biệt, Hội nghị Rio+20 với nội dung chính là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội người dân, phát triển nền kinh tế xanh và khuôn khổ cho phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, nhận thức về phát triển bền vững hoàn toàn phù hợp vớiquan niệm của thế giới, phát triển bền vững là một trong những vấn đề chiếnlược dé thực hiện đổi mới phát triển kinh tế, xã hội Chỉ thị số 36-CT/TW ngày
25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tang cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ đó, quan điểm phát triển
bền vững (sau này là phát triển nhanh và bền vững) không ngừng được ĐảngCộng sản Việt Nam bồ sung, phát triển phù hợp với điều kiện của đất nước Như
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ
rõ mục tiêu là tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiễn
bộ và công băng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường Trong mục 4, Điều 3,
Luật Bảo vệ môi trường, ban hành ngày 23/06 năm 2014, phát triển bền vững
được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các
thé hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiên bộ xã hội và bảo vệ môi trường” Đại hội đại biêu toàn quôc lân thứ
Trang 39XIII của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếp tục khăng định, phải phát triển đất nướcnhanh và bền vững, phải gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng làthen chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tỉnh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh
là trọng yếu, thường xuyên
Có thé nhận thấy, về lý luận và thực tiễn quan niệm phát triển bền vững đãđược Việt Nam bổ sung thêm yếu tố mới cho phù hợp với điều kiện, lịch sử cụthé của đất nước đó là, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng - anninh, yêu tô này phản ánh đúng đắn thực trạng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếhiện nay và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều
hành và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; nhắn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa tăng cường quốcphòng, quân sự, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, với
phát triển kinh tế; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong bối cảnh xung đột sắc
tộc, tranh chấp chủ quyên biển đảo, cạnh tranh thương mại trên thế giới và ởtừng khu vực đã tác động rất lớn đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam,Việt Nam nằm ở khu vực được đánh giá là rất năng động của thế giới, với nhiềutiềm năng và lợi thế mà bất kỳ quốc gia nào cũng đều muốn có được sự ảnhhưởng của mình, nhất là đối với các nước lớn, các nước phát triển Nghị quyếtĐại hội XIII của Đảng về thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh có ýnghĩa đặc biệt quan trọng Sự vững mạnh của quốc phòng, an ninh cho phép
chúng ta phát triển các lĩnh vực khác một cách bền vững Đầu tư cho quốc
phòng, an ninh là đầu tư cho lâu dai, đầu tư cho sự 6n định Quốc phòng, an ninh
được củng có vững chắc chính là tạo ra tiềm lực đủ mạnh dé bảo vệ thành quảcách mạng mà các thế hệ người Việt Nam đã nối tiếp nhau sẵn sàng hy sinh tất
cả vi sự trường tồn của dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân Quốc phòng, an ninhđược củng cô vững chắc còn là điều kiện quan trọng mở rộng đầu tư, thúc đâykinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Trang 40Dé có cơ sở lý luận đánh giá được về phát triển bền vững và vai trò củakhoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững, cần phải xem xét đến các
tiêu chí có thể định lượng được về phát triển bền vững Về hệ thống tiêu chí phát
triển bền vững ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của dự án VIE/01/021, một
số tiêu chí về kinh tế gồm: 1 GDP bình quân đầu người: phản ánh trình độ phát
triển kinh tế và đối với những nước có trình độ phát triển thấp, việc tăng trưởng
cao trong một thời gian khá dài là yêu cầu cực kỳ quan trọng 2 Cơ cấu kinh tếcủa các ngành: phản ánh một phần tiến trình công nghiệp hóa, xu hướng chungtăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng năng suất
lao động xã hội vẫn tăng 3 Tỷ lệ lao động làm nông nghiệp: Khi lao động chủ
yếu làm nông nghiệp với năng suất thấp thì khả năng phát triển eo hẹp 4 Cáncân xuất nhập khâu: phản ánh năng lực xuất khẩu và sự lệ thuộc vào yếu tố ngoại
nhập của nền kinh tế 5 Tỷ lệ nợ nước ngoài, nếu tỷ lệ này chiếm trên 50% GDP
là báo hiệu nguy cơ lâm vào khủng hoảng, thiếu bền vững của nền kinh tế 6 Tỷ
lệ vốn ODA và FDI, phan ánh sự phụ thuộc vao vay và viện trợ bên ngoài 7.Ty
lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, phản ánh khả năng vươn lên làm chủcông nghệ 8 Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đảo tạo so với GDP là tính năng quantrọng bậc nhất để đưa đất nước phát triển dựa vào nhân tố con người 9.Tiêu thụ
năng lượng cho một đơn vị GDP: Phản ánh tình trạng công nghiệp hóa và hiệu
quả sử dụng năng lượng 9.Tỷ lệ tái chế và tái sử dụng được cái rác thải: Phản
ánh chất lượng phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế v.v.
Các tiêu chí xã hội phát triển bền vững: 1.Ty lệ dan số nghèo 2 Tỷ lệ thấtnghiệp ở thành thị 3 Tuổi thọ: chỉ tiêu tuổi tho được xem là thước do chungnhất về trình độ phát triển sự nghiệp y tế 4 Dân số được sử dụng nước sạch là
chỉ tiêu quan trọng để đảm bảo có được cuộc sông ồn định 5 Ty lệ biết chữ ở
người lớn 6 Tỷ lệ phố cập trung học co sở đối với trẻ em 7 Ty lệ sinh viên đạihọc và cao đăng trên 1000 dân: phản ánh khả năng tiếp cận khoa học và côngnghệ của thế giới và từng bước phát triển kinh tế tri thức 8 Tỷ lệ lao động đượcđào tạo 9 Tỉ lệ dân số được tiếp cận phương tiện truyền thông hiện đại: Đảm