Phat triển bền vững đất nước là một xu hướng tat yếu khách quan, mục tiêu tối thượng trong tiền trình phát triển của nhân loại, tác động đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của các nước trên thế giới; trong đó khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố trọng yếu đối với công cuộc phát triển bền
vững.
37
1.2.1 Khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế, tạo cơ sở
và nguồn lực đối với sự phát triển bền vững
“Động lực” trong tiếng anh là “motivation”, tiếng Pháp là “motivation”, nghĩa trong từ điển Tiếng Việt là: “cái thúc đây, làm cho biến đổi, phát triển”. Như vậy trở thành động lực có nghĩa là sinh ra lực thúc đây sự phát triển của sự
vật, hiện tượng, lực sinh ra này từ nội lực bên trong.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế trong thời đại hiện nay, lợi thé so sánh không chỉ nằm ở nguồn tự nhiên đồi dào, không phụ thuộc ở vốn, ở lực lượng lao động dồi dào như các nền kinh tế trước đây mà phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển của khoa học và công nghệ. Nền kinh tế đó là nền kinh tế tri thức. Khoa học trong nên kinh tế tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và hàng đầu, từ đó trở thành động lực quyết định đến quá trình phát triển, quyết định trực tiếp đến không chỉ mẫu mã sản phẩm mà còn là năng suất lao động xã hội, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Nó làm cho sự kết tinh sức lao động cơ bắp, kết tinh giá trị tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên giảm xuống mức thấp nhất, thay vào đó là sự gia tăng hàm lượng chất xám, hàm lượng tri thức kết tỉnh trong giá trị sản pham hang hoá. Với một nền kinh tế như vậy, sức lao động, tài nguyên chưa phải là lợi thế so sánh, chưa phải là yếu tố quyết định đến sự phát triển và cạnh tranh kinh tế. Yếu tố quyết định, thúc đây kinh tế tri thức hình thành và phát triển phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực văn hoá biểu hiện trực
tiếp nhất ở trình độ chất lượng nguồn nhân lực và trình độ phát triển của khoa
học va công nghệ, sẽ tác động trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.
Một là, khoa học và công nghệ là động lực phát triển sản xuất vat chat.
Sản xuất vật chat là quá trình con người sử dung tu liệu sản xuất chủ yếu trước nhất là các công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải tạo tự nhiên, nhăm mục đích tạo ra sản phẩm vật chất thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu thiết yếu khách quan của con người, bất kỳ quá trình sản xuất nào từ trước đến nay và ở trình độ
nào: từ thô sơ đên hiện đại, bao giờ cũng phải dựa trên hai yêu tô: một là người
38
lao động, hai là kết hop với tư liệu sản xuất, trong đó người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định hàng đầu trong lực lượng sản xuất của toàn nhân loại; bởi trong quá trình sản xuất, con người phát hiện ra, sử dụng toàn bộ tư liệu sản xuất tác động vào giới tự nhiên tạo ra của cải vật chất. Không có lao động sống của người lao động, thì toàn bộ tư liệu sản xuất đều vô nghĩa, đều là gia tri chét sé bi mat dan, hao mòn dan theo thời gian. Đồng thời với tư cách là chu thé trong quá trình sản xuất, con người luôn tìm mọi cách cải tiến công cụ lao động, từ đó tạo
ra công cụ lao động cách mạng hơn, có ý nghĩa quyết định để giải phóng sức lao động. Để thực hiện điều đó người lao động cũng phải không ngừng nâng cao trình độ tri thức, để kết hợp với trình độ của tư liệu sản xuất tạo nên sức mạnh cả
về vật chat và tinh thần giúp con người cải tạo chinh phục tự nhiên. Cũng chính phải nhờ vào khoa học phát triển, lượng thông tin tri thức khoa học ngày càng được san sinh nhiều hơn sẽ làm nền tảng thông tin tri thức của xã hội, thông qua giáo dục đào tạo phát triển dé từ đó nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng của
con người nói chung, người lao động trong lực lượng sản xuất nói riêng. Như
vậy, khoa học và công nghệ thâm nhập vao moi yếu tố của lực lượng sản xuất,
phát triển các yếu tố đó lên những trình độ cao hơn, hiện đại hơn, tạo thành một động lực thúc day sản xuất vật chat phát triển.
Ngược lại, khi trình độ sản xuất phát triển thúc đây khoa học và công nghệ phát triển. Bởi vì, trình độ phát triển của công nghệ ngày càng cao trình
độ công nghệ, kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại thì người lao động phải được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao mới có thể vận hành, sử dụng, khai thác hiệu quả nhất các thiết bị đó được; con người không ngừng vươn lên hoàn thiện mình về mọi mặt đặc biệt là mặt năng lực trí tuệ, chuyên môn, kỹ năng lao động; khi con người lao động trong nên sản xuất vật chất hiện đại từ đó thúc day lại và tạo điều kiện để con người không ngừng tìm kiếm, sáng tạo ra khoa
học và công nghệ tiên tiến mới. Đầu tiên phải kế đến, khoa học và công nghệ
chính là động lực và là điều kiện, tiền đề phát triển nguồn nhân lực - yếu tô
quyết định nhất trong lực lượng sản xuất của xã hội trong một giai đoạn. Khoa
39
học và công nghệ là thách thức, động lực đòi hỏi người lao động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khoa học và công nghệ cũng là cơ sở, nền tảng, tiền đề để nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, tại vì nhờ có khoa học và công nghệ, con người ngày càng tạo ra được nhiều công cụ lao động có tính cách mạng hơn, tạo ra, tìm ra đối tượng lao động nhân tạo, khắc phục được hạn chế của đối tượng lao động tự nhiên; khoa học và công nghệ trở thành phương tiện, công cụ trực tiếp tạo nên sức mạnh dé sản xuất và chinh phục tự nhiên, tạo điều kiện tiền đề vật chất cho lao động trình độ cao cho con người. Chính vì vậy đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cho sáng tạo, cho phát triển bền vững đồng thời để nâng cao trình độ tư duy, chất lượng nguồn nhân lực; là nguồn lực nội sinh của dân tộc dé phát triển bền vững.
Ngoài tác động đến người lao động, khoa học và công nghệ còn có tác
dụng là động lực và điều kiện, tiền đề thúc day công cu lao động phat triển theo
hướng tự động hóa, hiện đại hóa. Sự thay đôi, phát triển của công cụ lao động
có thé được cải tiến dựa trên tri thức kinh nghiệm trong lao động sản xuất của người lao động, trong đó sự cải tiến công cụ lao động luôn bắt nguồn gắn chặt
chẽ với những phát minh, thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ. Thành tựu của khoa học và công nghệ là yếu tố then chốt, quyết định nhất tạo nên sự đột phá cách mạng cho công cụ lao động. Hoạt động sản xuất vật chất trước đây của con người dựa trên công cụ thủ công, thô sơ, năng suất lao động thấp kém, đời sống của con người kém phát triển về tất cả mọi mặt. Ngày nay con người biết dùng máy móc, trang thiết bị hiện đại, có tính chất tự động hóa, xã hội hóa ngày càng cao, mang lại nang suất lao động vượt trội. Do
đó, dé đưa đất nước từ trạng thái nghèo, lạc hậu, đời sống vật chat và tinh than của người dân không ngừng tăng lên, các nước đang phát triển phải tất yếu áp dụng công cụ lao động hiện đại vào nền sản xuất xã hội, tạo nên cuộc cách mạng chuyền đổi từ chỗ lao động thủ công với công cụ lao động giản đơn, lên trình độ sản xuất cao với công cụ, phương tiện, trang thiết bị hiện đại, dựa trên tiến bộ của khoa học và công nghệ. Công cụ lao động vốn là một yếu tố quyết
40
định trực tiếp nhất đến năng suất lao động, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội.
Minh chứng cho vai trò trên của khoa học và công nghệ là sự phát triển
của công cụ lao động qua các cuộc cách mạng công nghiệp - các cuộc cách mạng
làm biến đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội, dựa trên tiễn bộ khoa học va công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào khoảng giữa thế kỷ XVIII đã chuyên nền sản xuất từ chỗ dùng công cụ lao động thủ công sang động
cơ máy hơi nước, việc phát minh ra và sử dụng máy dét nâng năng suất lao động tăng lên 40 lần. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai dựa trên tiền đề khoa học kỹ thuật là động cơ điện, xăng dầu, gang thép tiếp tục nâng cao năng suất lao động tăng lên nhiều lần so với trước, và tạo ra rất nhiều hàng tiêu dùng tiện ích cho sinh hoạt hàng ngày, mức độ phô biến của cuộc cách mạng này lan rộng hơn
so với trước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào nửa cuối thế kỷ
XX, dựa trên tiền đề kỹ thuật là máy tính, internet... chuyển sản xuất sang trình
độ tự động hóa, và kinh tế tri thức, cách thức quản trị của doanh nghiệp và nhà nước thay đổi, hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh
mẽ. Hiện nay, thé giới đã và dang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang diễn ra từ những năm 2012 đến nay, được gọi là cuộc cách mạng số, với những tiền đề là phát minh khoa học kỹ thuật, công nghệ trực tiếp như là về trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, big data, công nghệ blockchain, công
nghệ in3D, công nghệ xe tự hành, công nghệ gen... Cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 làm biến đồi to lớn, sâu sắc, toàn diện trong cơ cau kinh tế và xã hội, đánh dấu sự phát triển của một trình độ lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới, thay đổi phương thức quan trị phát triển, điều hành của doanh nghiệp và chính phủ, nham đáp ứng nhu cầu ngày càng thông minh, hiện đại hơn cho xã hội, phát triển kinh tế tri thức, kỹ thuật cao. Các cuộc cách mạng công nghiệp không chỉ tạo nên sự biến đôi về chất trên phương diện công nghiệp, kinh tế mà theo nghĩa
rộng và toàn diện nó lan tỏa sang mọi lĩnh vực của đời sông xã hội như chính trị,
4I
văn hóa; các cuộc cách mạng công nghiệp đều dựa trên tiền đề trực tiếp và gián tiếp của tri thức khoa học và phát minh công nghệ.
Trong quá trình lao động sản xuất vật chất, ngoài người lao động và tư liệu lao động thì không thể thiếu đối tượng lao động. Đối tượng lao động dù đa dạng và phong phú nhất là loại đối tượng có sẵn trong tự nhiên nhưng vẫn có giới hạn, vì thế trong sản xuất con người phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bảo ton, bảo vệ nó; đồng thời tạo ra những đối tượng thay thé cho những đối tượng có sẵn trong tự nhiên, nếu khai thác một cách vô ý thức thì tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt. Khoa học và công nghệ phát triển sẽ giúp con người sử dụng tiết kiệm đối tượng lao động, và tạo ra những sản phẩm tái tạo từ chất thải công nghiệp và đời sống. Khoa học và công nghệ phát triển còn tạo ra nhiều đối tượng lao động
mới thân thiện với môi trường, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng
biển... Như vậy, ngày nay khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và hàng dau, trở thành nền tảng, thành động lực quyết định đến sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế với nhau vì nó quyết định trực tiếp đến không chỉ mẫu
mã sản phẩm mà còn là năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Khoa học và công nghệ làm cho sự kết tinh sức lao động cơ bắp, kết tinh giá trị tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên giảm xuống mức thấp nhất, thay vào đó là sự gia
tăng hàm lượng chất xám, hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hang hoá.
Thực tiễn phát triển ở Việt Nam hiện nay cũng cho thấy, khoa học và
công nghệ là động lực của sản xuất. Việt Nam quá độ di lên chủ nghĩa xã hội từ một nước có trình độ sản xuất phô biến là sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp,
ở trình độ thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ. Mục tiêu phát triển của chúng ta trong
giai đoạn hiện nay là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bang, van minh
- đó cũng là những giá trị ma toàn nhân loại hướng tới; tăng trưởng kinh tế gắn với tiễn bộ công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Đề hoàn thành nhiệm vụ trên tất yêu phải lẫy: Giáo duc va dao tạo cùng với khoa học va công nghệ là quốc sách hàng dau, là động lực then chốt hang đầu cho đổi mới, sáng tạo. Đồng thời trong quá trình phát triển hướng đến mục tiêu phát triển bền vững đã xuất hiện
42
hàng loạt những vấn đề thiếu bền vững như tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, suy thoái; bién đổi khí hậu gây ra hàng loạt tác động tiêu cực... Đề khắc phục những tác động tiêu cực đó nên rất cần thiết phải sử dụng khoa học và công nghệ kết tinh trong công cụ lao động nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Hai là, khoa học và công nghệ là nên tảng, động lực đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế.
Khoa học và công nghệ thúc day lực lượng sản xuất phát triển, giúp các quốc gia đang phát triển thực hiện phát triển rút ngắn, và là nền tảng, điều kiện
dé thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Chuyên dịch cơ cau kinh tế là sự biến đổi cơ cấu kinh tế, tức là chuyên dịch vị trí, ty trọng các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận của nền kinh tế theo xu hướng phù hợp với điều kiện phát triển nhất định trong một giai đoạn, từ đó chuyên dịch cơ cấu lao động
và thúc day phát triển kinh tế theo hướng tăng giá trị gia tăng, chất lượng, năng suất cao hơn, đảm bảo các định hướng, mục tiêu chiến lược của phát triển kinh tế bền vững. Một nền kinh tế lạc hau, nông nghiệp gan với kiểu tổ chức kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, ở đó trình độ kỹ thuật sản xuất thô sơ sẽ chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, ở các nền kinh tế phát triển và xu thế trên thế giới hiện nay là công nghiệp và dịch vụ mới là những thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất, nông nghiệp chỉ nên chiếm một phan rất nhỏ trong nền kinh tế. Có nhiều yếu tố tác động đến chuyền dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm những điều kiện khách quan va nhân t6 chủ quan của con người; trong các yếu tô ảnh hưởng đến quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng hàng dau, chuyển dich cơ cấu kinh tế phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của khoa học và công nghệ. Vì khoa học và công nghệ phát triển sẽ đi đôi với các ngành công nghiệp, dịch vụ có những bước nhảy vọt trong
nên kinh tế, giúp ty trọng trong GDP của các ngành công nghiệp và dich vụ tăng
dần, gián tiếp đây tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống. Đặc biệt là với
những nước đang phát triển, còn ở trình độ phát triển thấp, có thể lựa chọn việc phát triển khoa học va công nghệ dé thực hiện được các bước phát triển rút ngắn,
43
thực chất của phát triển rút ngắn là tạo được sự đột phá dé phat trién luc luong sản xuất hiện đại, di tắt, don đầu. Vì vậy phát triển rút ngắn không phải là đốt cháy giai đoạn, không vi phạm nguyên tắc về mối liên hệ giữa lượng và chất, mà thực chất là phát triển nhảy vọt trình độ của lực lượng sản xuất mới dựa trên sự phát triển của khoa học và công nghệ, tận dụng lợi thế của nước đi sau.
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững dựa trên khoa học và công nghệ là tất yếu, là mục tiêu định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay và giai đoạn tiếp theo, góp phần phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, phát triển kinh tế số, tăng năng suất lao động. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay về
cơ bản vẫn là nền sản xuất nông nghiệp có năng suất và hiệu quả thấp, năng suất lao động của Việt Nam có tăng trong các giai đoạn gần đây nhưng thấp nhất trong khu vực Đông Nam A, dé nang cao nang suất, hiệu quả lao động, đồng thời việc chuyển dịch cơ cau kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải vừa tiến hành song song hai nội dung trọng yếu là xây dựng các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại vừa phát triển các ngành kinh tế tri thức dựa trên phát huy
năng lực trí tuệ nội sinh, đặc biệt là mở rộng một cách có hiệu quả việc áp dụng
công nghệ mới hiện đại vào phát triển các ngành truyền thống, day mạnh phát triển và tăng ty trọng các ngành công nghiệp hiện đại. Trong Đại hội đại biểu toan quéc lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam nêu những mục tiêu cột mốc phát triển của Việt Nam trong những năm tiếp theo là :
“Các định hướng lớn của đất nước trong 10 năm tới là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thê chế phát triển bền vững đất nước, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thé chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới sáng tạo, đây mạnh chuyên đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2021, tr. 37).