Đề chi ra, đánh giá được thực trạng tác động của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phó Hồ Chí Minh hiện nay, trước tiên cần làm rõ các nội dung: khái quát về sự phát triển khoa học và công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (từ năm 2010 đến nay); khái quát những thành tựu, hạn chế tác động của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững
ở Thành phố Hồ Chí Minh, qua các nội dung cụ thé là: tác động của khoa học va công nghệ đến phát triển kinh tế bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh; tác động của khoa học và công nghệ đến phát triển văn hóa - xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ, công băng xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh; tác động của khoa học và công nghệ đến bảo vệ môi trường sinh thái bền vững ở Thành phó Hồ Chí Minh hiện nay, trong thời gian chủ yếu từ năm 2012 (khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết số định 432/QD-TT ngày 12/4/2012 về Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 — 2020).
2.2.1. Khái quát về sự phát triển khoa học và công nghệ ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Việc phát triển khoa học và công nghệ của thành phố gắn liền với phát huy, tăng cường tiềm lực của nó. Trong hơn 10 năm qua, tiềm lực khoa học và
92
công nghệ của thành phố được chú trọng, nâng cao trên nhiều mặt, nhiều phương
diện.
Thứ nhất, dau tư cho khoa học và công nghệ được chú trọng, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố đã từng bước được nâng cao và cải thiện qua từng giai đoạn. Theo báo cáo số 287-BC/TW ngày 21/07/2022 của Thành
ủy Thành phố H6 Chí Minh, tong giai đoạn từ 2012 - 2021, ty lệ % chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học tính trên tổng chi ngân sách địa phương là 2.38%, năm 2012 tỷ lệ này chỉ là 1,48%. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư cho khoa học và công nghệ bao gồm ngân sách và ngoài ngân sách bình quân hơn 10.000 tỷ đồng/năm, gấp 4,8 lần so với năm 2015. Tỷ lệ doanh nghiệp có
trinh độ công nghệ lạc hậu ngày cảng giảm, tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công
nghệ trung bình và trung bình tiên tiến ngày càng tăng, từ đó cho thấy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng đi từ nghiên cứu và phát triển đến sản xuất sản phâm đã đem lại hiệu quả. Theo Báo cáo đánh giá trình độ công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa ban Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 và 2017: Trình độ công nghệ của doanh nghiệp giai đoạn trước năm 2012 đạt mức trung bình chiếm 36%, trung bình tiên tiến chiếm 8%; trình độ công nghệ của doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2016 đạt mức trung bình chiếm 80%, trung bình tiên tiến chiếm 11%; và trình độ công nghệ của doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức trung bình chiếm 75%, trung bình tiên tiến chiếm 13%. Tốc độ đôổi mới công nghệ và thiết bị chung của thành phố xét trong cả giai đoạn 2016 - 2020 là 18,85 %/năm (Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 2022). Như vậy, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị của thành phố có sự cải thiện đáng ké so với giai đoạn trước năm 2016 là 15%/ năm. Trong
đó, tong chi phí mua sắm máy móc thiết bị trung bình khoảng 20.600 ty đồng/năm.
Thứ hai: Trong giai đoạn từ 2012 - 2022, các tổ chức khoa hoc và công nghệ được nâng cao, cơ sở vật chat kỹ thuật đảm bao cho phát triển khoa học và
93
công nghệ được tăng cường, hiện đại hóa. Trong đó, đã thành lập một số mô hình nghiên cứu - triển khai mạnh và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt trình độ tiên tiền trong khu vực Đông Nam Á như: Viện Khoa học và Công nghệ
Tính toán đã và đang thực hiện các công trình khoa học trong các lĩnh vực
nghiên cứu cơ ban và ứng dụng với các bai báo khoa học (ISI) được đăng trên
các tạp chí khoa học quốc té uy tín trong lĩnh vực khoa học vat liệu, khoa học sự sống với nội dung tập trung chủ yêu vào các van dé được thế giới quan tâm như nghiên cứu về virus H5N1, vật liệu mới, biến đổi khí hau, chip xử lý tính toán song song, bảo mật...; Công viên phần mềm Quang Trung - mô hình mẫu trong quản lý một ngành công nghệ cao, hoạt động từ tháng 3 năm 2001 đến nay, Công viên phần mềm Quang Trung đã thu hút 119 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin có 3 doanh nghiệp hàng đầu thế giới như HP, IBM
(Mỹ), KDDI (Nhật Bản). Khu Công nghệ cao thành phó, đã thu hút thành công các tập đoàn, công ty công nghệ đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao (Intel,
Samsung, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT...). Khu Nông nghiệp Công nghệ
cao đã hình thành một số vùng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp. Ké từ năm 2018, thành phó đã triển khai đề án xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố nhằm hình thành trung tâm động lực tăng trưởng mới cho thành phé trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến nay trên địa bàn Thành phố có có 236 tổ chức khoa học và công nghệ, 109 trường Đại học, cao đăng: 279 phòng thí nghiệm công lập, 21.200 cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Thứ ba, Thanh pho day mạnh ứng dung công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được triển khai ngày càng chuyên nghiệp (xây dựng khung kiến trúc, nền tảng mở, triển khai tập trung, an toàn thông tin, an ninh mạng), chuyên sâu (mã nguồn mở, điện toán đám mây, liên thông kết nối hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc, chỉ đạo điều hành đã được triển khai từ Ủy ban nhân dân thành phố đến các quận huyện và sở ngành;
94
các dịch vụ công trực tuyến từng bước được nâng cấp lên cấp độ 3, 4 góp phần đây nhanh quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư); tập trung ứng dụng những khâu đột phá, tạo sự khác biệt và hiệu quả gắn với cải cách hành chính (một cửa điện tử, ISO điện tử, doanh nghiệp điện tử cung cấp dịch vụ công đến tận nhà người dân, tổ chức, doanh nghiệp, hệ thống đánh giá hài lòng người dân). Hệ thống mạng Metronet đã được triển khai kết nối các sở - ban - nganh, quận - huyện, phường — xã - thi tran và các đơn vị trực thuộc khác, phục
vụ hiệu quả việc vận hành, liên thông hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành các cấp. Cổng thông tin điện tử thành phố (CityWeb) hình thành thực sự đã trở thành mạng thông tin tích hợp lớn nhất của thành phố, cung cấp các thông tin hữu ích cho người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức và đồng bào ta tại nước ngoài và nhiều lần được bình chọn là Website của Chính phủ tốt nhất trong cả nước.
Thành phố đã có bước phát triển về chất lượng trong cung cấp dịch vụ
công trực tuyến và triển khai hệ thống một cửa điện tử. Công thông tin tiếp nhận
và giải đáp thông tin cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp đã ban hành kiến trúc chính quyền điện tử đóng vai trò là kế hoạch tổng thé giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của thành phó, hỗ trợ hiệu quả công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Quan tâm phát triển hạ tầng số, là địa phương đầu tiên triển khai mạng 5G trên cả nước.
Thứ tư, Thành phố luôn chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, xây dựng đối mới cơ chế, chính sách phát triển nguôn nhân lực, sử
dụng, trọng dụng và đãi ngộ chuyên gia khoa học và công nghệ.
Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung hơn 100 trường đại học, cao đăng, trung cấp chuyên nghiệp; các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia trọng
điểm, mỗi năm cung cấp gần 100.000 lao động chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Cùng với việc phát triển quy mô các trường, các viện và trung tâm đảo tạo, nghiên cứu khoa học, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, phòng thí
95
nghiệm phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã được nâng cấp
và cải thiện. Trình độ cán bộ khoa học và công nghệ được nâng lên một bước
đáng ké thông qua các chương trình đào tạo ở trong và ngoài nước. Đồng thời, khoa học và công nghệ Thành phố với nhiều thành tựu mới được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng... tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng, phát triển các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn ở các ngành kinh tẾ - kỹ thuật như: vi mạch - bán dẫn, công nghệ sinh
học, tế bảo gốc, công nghệ dược...
Trong giai đoạn từ 2012 - 2022, đội ngũ cán bộ khoa học va công nghệ
trên địa bàn thành phố không ngừng tăng nhanh về số lượng, theo báo cáo thống
kê hiện nay, hiện thành phố có 21.210 cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ. Vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ là đóng
góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các
chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của thực tiễn, tham gia tư vấn, góp ý, phản biện các chương trình, đề án trọng điểm của thành phố. Ngoài ra, đội ngũ các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã đóng góp, hiến kế, phản biện tích cực cho các chương trình,
dé án phát triển của thành phố. Thành phố đã từng bước xây dựng và hoàn thiện
chính sách đảo tạo, thu hút, trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt
coi trọng nguồn nhân lực trí thức Việt kiều ở nước ngoài, áp dụng mô hình thí điểm các giáo sư Việt kiều giữ chức vụ đồng Viện trưởng và Viện phó phụ trách
khoa học va dao tao, làm việc bán thời gian tại Viện Khoa học và Công nghệ
Tính toán, thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm ưu đãi đặc thù cho các nhà khoa học Việt kiều làm việc tại Viện. Thành phố đã ban hành Quy chế thực hiện thí điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ tại bốn đơn
vị: Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Viện Khoa học Công
nghệ Tính toán và Trung tâm Công nghệ sinh học dé thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.
96
Thứ năm, Thanh pho chú trong phat triển thị trường khoa hoc và công
nghệ.
Thị trường khoa học và công nghệ thành phố từng bước hình thành, tô chức hoạt động có hiệu quả và có sự tăng trưởng về quy mô trong những năm qua, và mang lại những kết quả tích cực. Các mô hình Chợ công nghệ và thiết
bị định kỳ - đa ngành và chuyên ngành; chợ công nghệ và thiết bị thường xuyên (Techmart Daily); chợ công nghệ và thiết bị trên mạng (Techmart Online) đã và đang từng bước phát huy hiệu quả phát triển thị trường công nghệ tại thành phố và trên cả nước. Từ 2012, thành phố đã hình thành và tổ chức triển khai đề án thử nghiệm Sàn giao dịch công nghệ Thanh phó, qua đó
đã tăng cường kết nối chuyển giao công nghệ, từ đó đây mạnh các hoạt động hợp tác, kết cấu cung cầu công nghệ, thúc đây hoạt động đổi mới và chuyền giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp tìm được cơ hội, đối tác hợp tác. Theo báo cáo số 287-BC/TW ngày 21/07/2022 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: giai đoạn từ 2012 - 2022, hon 1,6 triệu lượt doanh nghiệp, khách hàng đã được tiếp cận thông tin công nghệ qua sàn giao dịch này (tr. 22). Hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn được chú trọng, góp phan khang định tài sản trí tuệ và quyền sở hữu tài
sản trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng, là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho
doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trong quá trình hội nhập, là một trong những năng lực nội sinh quan trọng hàng dau dé phát triển bền vững. Cũng theo báo cáo trên, giai đoạn từ 2012 - 2022, số đơn đăng ký sáng chế, kiểu dang công nghiệp và nhãn hiệu của các chủ thé trên địa bàn thành phố đạt hơn 143 ngàn đơn, chiếm 37% số đơn của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương dẫn dau cả nước về số lượng Bằng độc quyền, sáng ché/giai pháp hữu
ích, chiếm 21% số băng của cả nước( tr. 22).
Thứ 6, Tập trung triển khai các định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học
97
và công nghệ. Thành phố chủ động đổi mới cơ chế, chính sách quản lý khoa học
và công nghệ.
Với chủ trương xem khoa học và công nghệ là động lực chủ yếu thúc đây
phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2012 - 2021, thành phố tập trung nghiên cứu va phat triển các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như công nghiệp cơ khí, chế tạo và tự động hóa, công nghệ thông tin và điện tử viễn thông, công nghệ vật liệu và công nghệ nano,
công nghệ vi sinh, môi trường, thực phẩm, trong y tế và khoa học xã hội và nhân
văn.
Hoạt động hợp tác quốc tế được thành phố quan tâm, tăng cường mở rộng hợp tác với các tổ chức đổi mới sáng tạo, tập đoàn lớn trên thé giới, khoảng 200 đất nước, tô chức khoa học và công nghệ quốc tế đến từ các quốc gia như Hoa
Ky, Canada, Anh, Đức, Thụy Điền, Phan Lan, Hàn Quốc, NewZealand, Israel... nhằm thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm, thu hút chuyên gia, phát triển thị trường; phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nâng cao chất lượng trình độ, hiệu quả nghiên cứu trong nước, đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế.
Thành phố chủ động đổi mới cơ chế, chính sách quản lý khoa học và công
nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ
thành phó, gắn kết chặt chẽ khoa học và công nghệ với sản xuất, dịch vụ và đào tạo, như cơ chế đặt hàng nghiên cứu khoa học xuất phát từ nhu cầu thực tế và sự
phát triển của xã hội, từ đó tránh được tình trạng đầu tư dàn trải, nâng cao đóng góp ứng dụng thực tế của nghiên cứu, gắn kết nghiên cứu khoa học với thực tế sản xuất, kinh doanh, cũng như các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố. Thành phố đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý tài chính đối với các hoạt động khoa học và công nghệ như cơ chế mua sản phâm từ công trình nghiên cứu khoa học, cơ chế này được thí điểm từ 2012 - 2015, từ đó tạo những bước đi mới dé góp phần đơn giản hóa về thủ tục thanh quyết toán kinh phí, và nâng cao tính ứng dụng của nghiên cứu. Thành phố cũng đây mạnh cơ chế đồng đầu tư, gắn kết doanh nghiệp với các viện, trường, tô chức nghiên cứu, thúc đây dau tư các
98
nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất của xã hội phục vụ đôi mới công
nghệ, nâng cao năng lực nội sinh sáng tạo công nghệ. Từ đó hình thành mô hình
liên kết Doanh nghiệp - Nhà nước- Viện, trường, Tổ chức nghiên cứu mà doanh nghiệp là trung tâm, nhà nước đóng vai trò cầu nối và chia sẻ rủi ro, đây là khâu đột phá rất quan trọng, nhằm phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Ngoài ra thành phố cũng ban hành quy chế hoạt động của quỹ phát triển khoa học và công nghệ nhằm huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội cho phát triển khoa học và công
nghệ.
Nhìn chung, thời gian qua tiềm lực khoa học và công nghệ Thành phố đã được đầu tư phát triển; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ gắn kết với hầu hết các ngành kinh tế - xã hội thành phó, đưa thành phố trở thành
trung tâm thương mại — dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao của khu vực phía
Nam nói riêng và cả nước nói chung, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Thi trường khoa học và công nghệ được mở rộng và cải thiện. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện rõ rệt, qua đó đã góp phần đây mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phô.
2.2.2. Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
Phát triển kinh tế là cơ sở, là động lực dé phat trién bén vững, xóa bỏ tình trạng đói nghèo, giữa các vùng, các quốc gia, như Mác đã nói: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1993, Toàn tập, tập 13, tr.15). Có nhiều yếu tố, điều kiện dé phát triển kinh tế, trong đó khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học va công nghệ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố trong hơn 30 năm qua đã có phần đóng góp quan trọng của việc