LY LUAN CHUNG VE KHOA HOC, CONG NGHE VA PHAT TRIEN BEN VUNG

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 26 - 44)

VA CONG NGHE DOI VOI SU PHAT TRIEN BEN VUNG O VIET NAM

1.1 LY LUAN CHUNG VE KHOA HOC, CONG NGHE VA PHAT TRIEN BEN VUNG

1.1.1 Quan điểm về khoa hoc và công nghệ Trong suốt chiều đài lịch sử tư tưởng nhân loại, đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà tư tưởng, quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu các phương diện, góc cạnh khác nhau, từ đó đưa ra quan điểm của mình về khoa học và công nghệ, bởi khoa học và công nghệ ngày càng có vai trò to lớn đối với phát triển xã hội, ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Làm rõ về mặt lý luận bản chất, phân loại khoa học và công nghệ có ý nghĩa phương pháp luận quan

trọng cho luận án.

* Quan điểm về khoa học Xoay quanh khái niệm về khoa học cho đến nay van tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.

Theo Vũ Cao Đàm, trong Khoa học và công nghệ luận, Giáo trình sau đại

học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, chỉ ra rằng: “khoa học” Scientia, có nghĩa là sự hiểu biết, trong đó gốc của Scio có nghĩa là “Tôi

hiệuBB) . Theo ông, Scientia còn có nghĩa là “phân biệt, chia ra”, hiểu biết là phân biệt, càng biết phân biệt giữa các thứ thì càng hiểu biết, càng phân biệt giữa các thứ thì hiểu biết càng cao.

Cùng với quan điểm trên, tác giả Nguyễn Tiến Dũng trong bài viết Góc

và nghĩa của các từ khoa học, công nghệ và kỹ thuật đăng trên tạp chi Tia Sáng

ngày 5/6/2012, cho rằng: “Khoa học là gồm chữ khoa gắn với chữ học. Khoa là chỉ lĩnh vực, học là dé chi sự học tập, nghiên cứu dé đạt hiểu biết. Khoa học là nghiên cứu học tập dé đạt hiéu biết trong các ngành khác nhau” (tr.34).

19

“Khoa học” tiếng Pháp là “ sciences”, tiếng Anh là “ science”. Trong từ điển Oxford advanced Learner’s dictionary, tac giả AS Hornby, Nhà xuất ban Oxford University Press, 2000, viết:

“Science is knowledge about the structure and behavior of the natural and physical world based on facts that you can prove, or the study of science, or a particular brand of science, or a system for organizing the knowledge about a

particular subject..” [tr.1142]

Trong khái niệm được đưa ra từ từ điển này, nhấn mạnh đến bản chất,

mục đích của khoa học là sự tìm tòi, khám phá ra tri thức mới.

Còn Tir điển Bách khoa Việt Nam đưa ra quan niệm: Khoa hoc là hệ thống tri thức phản ánh bản chất, tính quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học vừa là một dạng hoạt động để tìm ra tri thức, một công cụ nhận thức; vừa là một trong những hình thái ý thức xã hội trong đời sống tinh thần của con người, vừa

bị quyết định bởi tồn tại xã hội nhưng cũng có tính độc lập tương đối của nó. (Từ điển bách khoa Việt Nam, 2002, tr.508)

Hau hết các cuốn từ điển Tiếng Việt của Việt Nam đều giải thích khoa học với một số ý nghĩa khác nhau nhưng tương đồng với các giải thích ở trên như khoa học là hệ thong tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử va được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tỉnh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực. Khoa học cũng có ý nghĩa dé chỉ ngành của từng hệ thống tri thức. Ngoài ra khoa học còn được hiểu là có tính chất khoa học: tính khách quan, chính xác, có hệ thống như thái độ khoa học, tác phong khoa học, văn phong

khoa học, phương pháp làm việc khoa học, tư duy khoa học...

Trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khoa học là một hình thái ý thức xã hội xuất phát từ thực tiễn và từ nhu cầu về nhận thức dé khám phá, giải

thích về thế giới của con người, trong đó thực tiễn sản xuất và đấu tranh xã hội

luôn là nguồn động lực cao nhất, quyết định nhất, thúc đây sự phát triển của

khoa học. Trong nguyên lý tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã chỉ ra rằng khoa

20

học là một hình thái ý thức xã hội mà về lập trường thế giới quan sẽ đối lập với thé giới quan duy tâm, tôn giáo; khoa học luôn thé hiện rõ tính độc lập tương đối của mình ở đặc điểm có khả năng vượt trước tồn tại xã hội, dự báo về tương lai.

Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăngghen khăng định động lực thúc đây sự phát triển của khoa học chính là nhu cầu của xã hội, thực tiễn, nhiệm vụ của khoa học 1a phục vụ thực tiễn, thông qua việc đi tìm chân lý khách quan, khám pha bản chất của sự vật, hiện tượng, chỉ ra những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong của sự vật, cuối cùng dé con người dựa vao đó cải tạo thế giới, vươn lên trở thành chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo. Tri thức khoa học có thể phát triển từ tri thức kinh nghiệm, tri thức thông thường nhưng trên trình độ cao hơn, là sự tổng hợp và khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết, là những kết luận về quy luật tất yếu.

Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng điểm chung trong cách hiểu về khoa học thể hiện ở ba nội dung cơ bản: một là khoa học vừa là một hệ thống tri thức, hai là khoa học là một dạng, lĩnh vực hoạt động đặc biệt, ba là khoa học là một trong những hình thái ý thức xã hội gắn với những thiết chế xã

hội tương ứng.

Thứ nhất: Với ý nghĩa là hệ thống tri thức về quy luật, bản chất của sự vật,

hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy như trên tri thức khoa học có fính

sáng tao, tính khách quan, bam sát vào thực tiễn, có tinh lịch sử - xã hội.

Lich sử phát triển của khoa học qua các thời kỳ cho thay tri thức khoa học

luôn bám sát vào thực tiễn, có cơ sở nguồn sốc, động lực từ thực tiễn, phản ánh

điều kiện lịch sử - xã hội qua các giai đoạn khác nhau. Trong thời cô đại xã hội con người còn sơ khai, lao động sản xuất giản đơn, năng suất thấp, con người sống phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, tất cả các hoạt động khác của xã hội như pháp luật, nghệ thuật, khoa học ...còn kém phát triển. Tri thức con người tích lũy được chủ yếu là dựa trên trực quan, cảm tính, tạo thành tri thức kinh nghiệm thông thường. Triết học lúc này được coi là khoa học của mọi khoa học khi tích

hợp những tri thức của các ngành khoa học khác vao trong mình, các khoa học

21

cu thé chua phan tach thành các khoa học riêng, độc lập. Với sự ra đời của tư duy triết học, đã đánh dấu bước chuyền quan trọng về mặt thế giới quan và trình

độ nhận thức của con người, từ chỗ giải thích thế giới chủ yếu bang trí tưởng tượng qua các nhân vật huyền thoại va bằng niềm tin vào các lực lượng siêu tự nhiên và tôn giáo, sang giải thích thế giới bằng tư duy phân tích, khái quát hóa hiện thực dưới dạng khái niệm, phạm trù. Đặc điểm của tri thức khoa học lúc này còn chất phác sơ khai, dựa trên quan sát, chưa phát triển hệ thống phương pháp khoa học kiểm chứng nó.

Trong suốt thời thời kỳ trung cô, còn gọi là đêm trường trung cô, kéo dai hàng ngàn năm, từ thé kỷ IV — XIV, sự phát triển của khoa học và vai trò của khoa học với xã hội rất hạn chế. Giai cấp phong kiến sử dụng giáo hội, nhà thờ thành một công cụ, phương tiện duy trì sự thống trị của mình. Cùng với đó là sự phát triển của thần học, và khoa học trở thành nô lệ của thần học với nhiệm vụ chứng minh chân lý có sẵn trong kinh thánh. Sang thé kỷ XV — XVIII, theo sự

vận động của những quy luật khách quan của lịch sử, thực hiện sự phủ định biện

chứng thay thế quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ băng sự ra đời của chế độ tư bản chủ nghĩa, với phương thức sản xuất mới dựa trên trên máy móc, đã thúc đây và tạo tiền đề cho khoa học phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tạo động lực, tiền đề cho các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, cách mạng công nghiệp vĩ đại trong suốt ba thế kỷ qua XVIII - XXI. Trong giai đoạn lịch sử thế kỷ XV-XVI, các ngành khoa học thoát ly khỏi thần học, nhiều ngành khoa học độc lập ra đời và phát triển. Khoa học càng phát trién mạnh mẽ hơn, chuyên sâu hơn với nhiều ngành nghiên cứu mới hơn.

Hệ thống tri thức khoa học phản ánh khách quan, chân thực, đúng đắn về quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy, là kết quả quá trình con người

phản ánh thế giới bằng phương pháp khoa học trên cơ sở, động lực của thực tiễn. Trong thời đại hiện nay, giáo dục đào tạo được coi trọng và đạt được nhiều thành tựu, nó trở thành nhân tố giữ vai trò quan trọng dé phô biến rộng rãi, lan truyền

thông tin khoa học, và phạm vi mà tri thức khoa học được lan truyền vượt qua

22

giới hạn địa lý, ranh giới quốc gia với tốc độ nhanh chóng dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế và công nghệ thông tin. Như vậy, hệ thống tri

thức khoa học không chỉ mang tính lịch sử mà còn là tính xã hội, bởi đó luôn là

là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục của tư duy nhân loại, khách thể nghiên cứu của khoa học là toàn bộ thế giới khách quan với năm hình thức vận động cơ bản của nó, chủ thể của khoa học là con người từ thế hệ nảy qua thế

hệ khác, tri thức khoa học khi được tạo ra, mang dấu ấn công sức của cá nhân tổ chức phát hiện ra nó, điều này hiện nay được thể hiện bởi quyền sở hữu trí tuệ, nhưng bản chất tri thức khoa học đó vẫn mang tính xã hội, trở thanh tai sản

chung phục vụ cho xã hội loài người.

Tri thức khoa học còn mang đặc tinh cơ ban là tinh chân lý khách quan,

đáng tin cậy. Khoa học là hệ thống tri thức đúng đắn, sự đúng đắn đáng tin cậy

này không phải là sự phù hợp với nhận thức của số đông, hay của các nhân có địa vị, uy quyên, uy tín thậm chí chuyên gia của các lĩnh vực; mà tiêu chuẩn tuyệt đối cao nhất là sự phù hợp với hiện thực khách quan và được kiểm nghiệm chứng minh bởi phương pháp riêng của nó và còn được kiểm nghiệm bởi thực tiễn, từ đó thực hiện được chức năng giải thích thế giới và cải tạo thế giới. Hệ thống tri thức khoa học đã tác động trực tiếp đến các cuộc cách mạng công nghiệp về cả kinh tế, chính trị, xã hội; hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức và đưa nhân loại bước vào sự bùng nỗ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ hai: Với ý nghĩa là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, khoa

học là một quá trình nghiên cứu để tìm ra những kiến thức mới, những học thuyết mới. Quá trình nghiên cứu là một quá trình họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,... đạt được

từ các thí nghiệm đề phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm các hoạt động nghiên cứu khoa học phải

23

có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và nắm vững các phương pháp nghiên cứu. Xuất phát từ đó, xã hội hiện nay yêu cầu tạo ra cho khoa học một đội ngũ những người hoạt động chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn nhất định, có phương pháp và làm việc theo yêu cầu của từng lĩnh vực khoa học. Dé tiễn hành hoạt động nghiên cứu khoa học phải xác định đối tượng nghiên cứu, có

hệ thống khái niệm, quan niệm, phạm trù, nguyên tắc, nguyên lý làm cơ sở lý luận cho nó, có hệ thống phương pháp luận nghiên cứu, có mục đích nghiên cứu.

Thứ ba: Khoa học mang ý nghĩa là chỉ một hình thái ý thức xã hội gắn với thiết chế xã hội tương ứng, phân biệt với các hình thái xã hội khác ở bản chất và chức năng của nó, khoa học tồn tại vừa bị quyết định bởi tồn tại xã hội vừa mang tính chất độc lập tương đối, tác động trở lại đến tồn tại xã hội và có mối liên hệ

biện chứng với các hình thái ý thức xã hội khác. Trong giai đoạn hiện nay, hình

thái ý thức xã hội chính trị, bao gồm chủ yếu các quan điểm, đường lối của Đảng cầm quyền, chính sách, pháp luật của nhà nước có tác động quan trọng hang đầu đến việc phát huy vai trò của khoa học và công nghệ.

Sự phân loại khoa học là một tất yêu khách quan gắn với sự phát triển của

xã hội, và gắn với sự phân công lao động xã hội. Sự phân loại khoa học có ý nghĩa quan trong dé xác định đối tượng nghiên cứu của từng khoa học, mục dich

và ý nghĩa của nó, thấy được hệ thống cấu trúc của tri thức khoa học, thúc đây sự phát triển của khoa học. Phân loại khoa học được hình thành từ rất sớm.

Ngày nay, số lượng các ngành khoa học ngày càng nhiều, cách phân loại khoa học cũng dựa trên nhiều cách phân chia để phân loại. Theo lĩnh vực mà khoa học nghiên cứu, khoa học được phân thành ba lĩnh vực chủ yếu bao quát toàn bộ về thế giới khách quan gồm, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và

khoa học tư duy.

Dựa theo mục đích nghiên cứu và giá trị nội tại của sản phẩm nghiên cứu

dé phan khoa hoc thanh khoa hoc co ban va khoa hoc tng dung. Cac khoa hoc

cơ ban như toán học, vat ly, hóa học, sinh hoc, tâm ly học, triết hoc...; có đặc điểm là tạo ra tri thức, thông tin nền tảng cho các khoa học chuyên ngành. Còn

24

khoa học ứng dụng tạo ra quy trình, giải pháp, cách thức, kỹ thuật, công nghệ dé giải quyết một vấn đề thực tế. Ngày nay con đường từ khoa học đến công nghệ,

từ tri thức đến thực tiễn, từ hiểu biết thé giới đến cải tạo thế giới càng thu hẹp, dé thấy rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng làm rõ quan điểm về công nghệ và mối

liên hệ giữa khoa học và công nghệ.

Từ những sự phân tích trên, tác gia quan niệm: Khoa học là hệ thống tri thức của con người về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, dat duoc sau quả trình nghiên cứu khoa học, có độ tin cậy cao, boi nó được kiểm nghiệm bằng phương pháp chứng mình riêng của mình và bởi thực tiễn, thực hiện được chức năng giải thích thé giới và cải tạo thé giới. Hệ thong tri thức khoa học đã tác động trực tiếp đến các cuộc cách mạng công nghiệp về cả kinh tế, chính trị, xã hội; hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội trong tiễn trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức. Khoa học cũng bao hàm ý nghĩa là là một quá trình nghiên cứu để tìm ra những kiến thức mới, những học thuyết mới và một hình thái ý thức xã hội gắn với thiết chế xã hội tương ứng.

* Quan điểm về công nghệ Như sự phân tích về khoa học cho chúng ta thấy, khoa học không chỉ có chức năng nhận thức thế giới mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới ấy, điều này thể hiện qua việc con người van dụng những tri thức khoa học đạt được dé tao ra những công cụ lao động mới, tiến bộ hon, cách mạng hơn, quyết định đến tăng năng suất lao động, từ đó mang lại những giá trị ưu việt cho kinh tế - xã hội, giải phóng sức lao động, giải phóng con người, thúc đầy tiến bộ, dân chủ, công bằng,

văn minh cho xã hội.

Dé duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải không ngừng sản xuất ra của cải vật chất. Trong khi con người tiến hành sản xuất vật chất dé nuôi sống bản thân mình đồng thời cũng quyết định đến việc hình thành các quan hệ xã hội, tổ chức, thiết chế chính tri- xã hội, các giai cấp, tang lớp người, quan điểm tư tưởng, cách sinh hoạt; tức là toàn bộ yếu tố chính trị - văn hóa - xã

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ: Khoa học và công nghệ đối với sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 26 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(291 trang)