TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCMKHOA VĂN HÓA HỌC --- ---BÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ VĂN HÓA DÂN GIAN ĐỀ TÀI Đặc điểm nghệ thuật ca dao, dân ca Nam bộ dưới góc nhìn văn hóa dân gian Sinh viên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM
KHOA VĂN HÓA HỌC
-
-BÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
VĂN HÓA DÂN GIAN
ĐỀ TÀI Đặc điểm nghệ thuật ca dao, dân ca Nam bộ
dưới góc nhìn văn hóa dân gian
Sinh viên thực hiện : Trương Tố Nhung
Chuyên ngành : Công nghiệp văn hóa
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 2
Lý do chọn đề tài 2
Khái quát đề tài 3
Bố cục của tiểu luận 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4
1.1 Ca dao 4
1.2 Dân ca 4
1.3 Văn hóa dân gian 5
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ 6
2.1 Vài nét về miền đất Nam bộ 6
2.2 Ca dao, dân ca Nam bộ 8
2.3 Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh nghệ thuật 9
2.3.1 Ngôn ngữ 9
2.3.1.1 Ca dao 10
2.3.1.2 Dân ca 11
2.3.2 Hình ảnh nghệ thuật 11
2.4 Chủ đề, nội dung 12
2.4.1 Tình yêu quê hương, đất nước 12
2.4.2 Tình yêu nam nữ 14
2.4.3 Tình yêu gia đình 16
2.4.4 Các mối quan hệ xã hội khác 17
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CA DAO, DÂN CA NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA DÂN GIAN 18
3.1 Vai trò của ca dao, dân ca trong đời sống văn hóa Nam bộ 18
3.2 Phản ánh đặc điểm của một dân tộc 20
3.3 Nền văn học nghệ thuật có tính chất dân tộc và tính nhân dân 22
Trang 33.3.1 Tính dân tộc 22
3.3.1 Tính nhân dân 22
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 4LỜI CẢM ƠNĐầu tiên,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn hóaThành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Văn hóa dân gian vào chương trìnhgiảng dạy Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhấtđến giảng viên bộ môn – thầy Trần Hoài Anh đã tận tình dạy dỗ, tạo điều kiệnnghiên cứu cũng như truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em quatừng buổi học Trong suốt thời gian tham gia lớp học phần Văn hóa dân giancủa thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệuquả, nghiêm túc Nhờ có sự tâm huyết cũng như hết mình trong việc giảng dạycủa thầy đã giúp em có được cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong đời sốngthực tế Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em cóthể vững bước cho tương lai sau này.
Bộ môn Văn hóa dân gian là một môn học cực kì thú vị, vô cùng bổ ích và cótính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thựctiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế cũng như khảnăng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã dành nhiều thời gian và
cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếusót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bàitiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Trang 5MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
"Nam Bộ - vùng đất giàu trầm tích văn hóa" - Nam Bộ nổi tiếng với sự phong phú và đa dạng trong văn học, nghệ thuật dân gian, là một trong nhữngvùng đất đặc sắc nhất về văn hóa dân tộc Kho tàng văn học dân gian nơi đâykhông chỉ chứa đựng những giá trị nghệ thuật độc đáo mà còn phản ánh sinhđộng đời sống, tâm hồn và khát vọng của người dân Ca dao, dân ca Nam Bộmang đậm hơi thở của vùng sông nước, thể hiện bản chất phóng khoáng, chânchất, tình cảm nồng hậu, và lối sống cởi mở của người dân nơi đây Đồng thời,các làn điệu dân ca như hò, lý, ru con đã trở thành những nét văn hóa không thểthiếu trong các dịp sinh hoạt cộng đồng và lễ hội Với những nét đặc trưng riêngbiệt, Nam Bộ đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc vănhóa Việt Nam, đồng thời là nguồn cảm hứng, động lực để thế hệ trẻ giữ gìn,phát huy di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập và đổi mới
Tôi chọn đề tài này để tìm hiểu vì tôi là một con người sinh sống và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, dù ít hay nhiều thì cũng đã từng được nghe qua những câu cadao, dân ca mộc mạc mà đong đầy cảm xúc nơi đây Những câu hò, điệu lýquen thuộc không chỉ là ký ức tuổi thơ mà còn là cầu nối giúp tôi hiểu thêm vềtruyền thống văn hóa của quê hương mình, để từ đó thêm yêu và tự hào vềmảnh đất đã nuôi dưỡng tôi trưởng thành Mỗi lần lắng nghe những câu ca dao,dân ca ấy, tôi như được trở về với không gian yên bình, liên tưởng đến một nơi
có những dòng sông hiền hòa, tiếng mái chèo khua nhè nhẹ, và những con ngườichất phác, nghĩa tình Đó không chỉ là một phần của văn hóa, mà còn là mộtphần của tâm hồn tôi, góp phần hình thành nên con người tôi hôm nay Chính vìvậy, tôi muốn khám phá sâu hơn, để không chỉ hiểu mà còn góp phần nhỏ vàoviệc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa ấy cho thế hệ mai sau
Trang 6Khái quát đề tài
Đề tài "Đặc điểm nghệ thuật ca dao dân ca Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóadân gian" tập trung vào nghiên cứu và tìm hiểu các đặc trưng nghệ thuật độcđáo của ca dao, dân ca Nam Bộ, đồng thời phân tích vai trò của chúng trong hệthống văn hóa dân gian Ca dao, dân ca Nam Bộ không chỉ phản ánh đời sốnglao động, tâm hồn và tính cách phóng khoáng, nghĩa tình của con người vùngđất phương Nam, mà còn là sản phẩm gắn bó mật thiết với bối cảnh lịch sử, xãhội, và văn hóa đặc thù của vùng đất này Từ ngôn ngữ mộc mạc, bộc trực, giàuhình ảnh đến hình thức thể hiện phong phú như hò, lý, hát ru, các sáng tác nàychứa đựng tinh thần lạc quan, khát vọng tự do và tình yêu quê hương tha thiết.Dưới góc nhìn văn hóa dân gian, ca dao dân ca Nam Bộ không chỉ góp phần lưugiữ bản sắc văn hóa địa phương mà còn tạo cầu nối giữa truyền thống và hiệnđại, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền văn hóa Việt Namphong phú và đa dạng
Đề tài này không chỉ tập trung khám phá các giá trị nghệ thuật đặc sắc của cadao, dân ca Nam Bộ mà còn hướng đến việc nâng cao nhận thức về tầm quantrọng của việc bảo tồn và phát huy di sản này trong bối cảnh văn hóa đương đại.Qua đó, đề tài góp phần khẳng định vai trò của ca dao, dân ca Nam Bộ như mộtnguồn lực quý giá trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và thúc đẩy sự phát triểnbền vững của văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa dân gian nói riêng
Bố cục của tiểu luận
Ngoài Mở đầu (2 trang), Kết luận (1 trang), Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nộidung chính của tiểu luận được chia làm 03 chương:
Chương 1: Một số khái niệm
Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật của ca dao dân ca Nam bộ
Chương 3: Ca dao dân ca Nam bộ dưới góc nhìn văn hóa dân gian
Trang 7NỘI DUNGCHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1 Ca dao
Ca dao là một khái niệm Hán Việt, trong đó, “ca” ám chỉ một bài hát có cấutrúc chương và giai điệu Trong khi “dao” là một bài hát ngắn không có chươnghoặc giai điệu cụ thể Đây là một hình thức thơ dân gian Việt Nam được truyềnmiệng dưới dạng lời thoại không theo một nhịp điệu cụ thể, thường được viếttheo thể thơ lục bát để dễ nhớ Ca dao không chỉ thể hiện tâm trạng và tình cảmcủa người nói hay người viết, mà còn đề cập đến mọi khía cạnh trong cuộcsống Những bài ca dao Việt Nam thường được sáng tác và lưu truyền quamiệng từ những người dân lao động từ thời xa xưa, không có ai biết rõ về nguồngốc hoặc tác giả của những bài ca dao này Đến ngày nay, ca dao vẫn giữ nguyên giá trị và thường được sử dụng cả trong giao tiếp hàng ngày lẫn trongvăn học Từ thời xa xưa, ca dao đã có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàngngày và sản xuất, được coi như một “bữa ăn tinh thần” Ca dao là loại hình vănhọc dân gian trong kho tàng văn học đa dạng và phong phú của Việt Nam Mỗibài ca dao không chỉ chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc mà còn mang đến vẻ đẹp
và thông điệp riêng biệt Mặc dù là những câu chữ đơn thuần nhưng truyền tảinhững bài học quý báu và kinh nghiệm sống sâu sắc.(học, 2023)
1.2 Dân ca
Dân ca là loại hình nghệ thuật dân gian gồm nhiều lối hát phong phú, đa dạngtrải dài từ Bắc vào Nam, di sản phi vật thể của 54 tộc người trong mái nhàchung dân tộc Việt Thành quả sưu tầm dân ca để lại đến nay một kho tàng lớn
hệ thống làn điệu Những làn điệu chèo lới lơ , con gà rừng mộc mạc, trongsáng, bình dị đậm màu sắc văn hóa làng, không chỉ là sản phẩm của người dânchâu thổ sông Hồng thuộc, mà còn theo bước chân người dân thời kinh tế mớilan tỏa vào Tây Nguyên như Đắc Lắc, Kon Tum Điều này cho thấy sinh hoạt
Trang 8nghệ thuật dân gian tự phát trong đời sống hàng ngày Đặc biệt ở nông thôn,miền núi, trong nhiều bản làng, làn điệu dân ca luôn cuốn hút mạnh mẽ mọingười, mặc dù bộ phận tầng lớp thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng làn sóng cakhúc mới (Tiến, 2009)
Dân ca Việt Nam thể hiện sự đa dạng về âm giọng và ca từ ở mỗi tỉnh thành,phản ánh đặc trưng văn hóa của từng vùng miền Bắc, Trung, và Nam Mặc dù
có những điểm chung, dân ca mỗi miền vẫn có nét độc đáo riêng: miền Bắc nổibật với dân ca Quan họ, miền Trung với Dân ca Huế, và miền Nam với Dân caNam Bộ Thể loại này mang phong cách bình dị, mộc mạc, phản ánh chân thựcđời sống và tinh thần của con người Việt Nam
1.3 Văn hóa dân gian
Thuật ngữ quốc tế "folklore (phôn-clo)" - Văn hóa dân gian, được W J.Thom
sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín,
ca dao, tục ngữ của người thời trước" Ở Việt Nam, thuật ngữ "phôn-clo" đãđược sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là "văn họcdân gian", "văn nghệ dân gian" và nay là "văn hóa dân gian" Việc quan niệmrộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng Việt khác nhau như vậy là do sự thay đổinhận thức của chúng ta về văn hóa dân gian và cũng do sự tiếp thu ảnh hưởngcủa các quan niệm phôn-clo từ các trường phái khác nhau trên thế giới Văn hóadân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạtvăn hóa cộng đồng của quần chúng lao động Vì vậy, khi nhận thức, lý giải cáchiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của
nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng đồng gia tộc,cộng đồng làng xã giữ vai trò quan trọng Văn hóa dân gian với hệ giá trị vàbiểu tượng của nó đã làm nên cái gọi là tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc.Những cái đó, tới lượt nó quy định các hành vi, tình cảm, hoài vọng của conngười Bởi vậy, để nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm dân tộc, xây dựng và củng cốcác biểu tượng của dân tộc, chúng ta cũng phải bắt đầu từ Văn hóa dân gian
Trang 9CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO, DÂN CA NAMBỘ
2.1 Vài nét về miền đất Nam bộ
Buổi đầu mở đất Nam Bộ, trong điều kiện thiên nhiên hoang vu và khắcnghiệt, những cư dân Việt đã sớm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau theo tinh thần
"lá lành đùm lá rách" Họ lập nên các thôn ấp tự quản, mở rộng dân số và đấtđai, đồng thời vận dụng kinh nghiệm canh tác từ đồng bằng sông Hồng, sông
Mã để khai phá vùng đất mới Không giống những làng xóm Bắc, Trung Bộ tậptrung đông đúc với lũy tre và cổng làng, các xóm ấp Nam Bộ thường trải dàidọc bờ sông rạch
Năm 1698, Nguyễn Hữu Kính chính thức tổ chức thôn ấp thành các đơn vịhành chính, mở mang vùng đất Hà Tiên, Long Hồ, Sa Đéc Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển này, các mâu thuẫn xã hội cũng gia tăng, đặc biệt là sự xuất hiệntầng lớp điền chủ chiếm giữ đất đai Sự xâm lược của thực dân Pháp và sự suyyếu của triều Nguyễn đã làm biến đổi mạnh mẽ đời sống kinh tế, xã hội và vănhóa Nam Bộ, khiến tình cảnh của người nghèo thêm khốn khó dưới áp bức thựcdân và phong kiến
Hoàn cảnh sống khắc nghiệt đã sớm hun đúc trong người dân Nam Bộ nhữngtính cách đặc trưng: chân thật, bộc trực, cởi mở, ngang tàng và hào hiệp, ít chịuràng buộc bởi các khuôn phép phong kiến Những phẩm chất này thể hiện rõtrong cách đối nhân xử thế hằng ngày: chân tình, phóng khoáng với bạn bè vàcương trực, nghĩa khí với kẻ thù Trong đấu tranh, những tính cách này càngđược phát huy mạnh mẽ, trở thành tinh thần đấu tranh quyết liệt và tinh thần đạinghĩa cứu nước Tiêu biểu là các phong trào chống thực dân phong kiến đầy khíthế, như vụ Ninh Thạnh Lợi, vụ đồng Nọc Nạn, hay những cuộc khởi nghĩavang danh của Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Hồ Huân Nghiệp, VõDuy Dương Hào khí ấy được khắc họa đậm nét trong câu ca dao:
Trang 10Bao giờ hết cỏ Tháp Mười,Thì dân Nam mới hết người đánh Tây
Ở Nam Bộ, chế độ phong kiến không đủ thời gian và sức mạnh để thiết lậpcác cấu trúc xã hội như ở các miền ngoài Nhà Nguyễn và ngai vàng nhanhchóng suy tàn, trong khi sự xâm lăng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã gặpphải sự phản kháng mạnh mẽ từ nhân dân Ngọn lửa yêu nước cháy sáng quacác thế kỷ, đặc biệt khi Đảng Cộng sản ra đời và dẫn dắt phong trào cách mạng.Những cuộc khởi nghĩa như Khởi Nghĩa Nam Kỳ (1940), Cách mạng ThángTám (1945) và chiến thắng giải phóng miền Nam đã kết thúc kỷ nguyên đấutranh chống ngoại xâm khi cắm cờ đỏ sao vàng trên << dinh Độc Lập>> giữaSài Gòn – Sào huyệt của Mỹ - ngụy Những điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử
đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Nam Bộ, nơi không thể đòi hỏi một hệ thốngvăn hóa cổ điển như các miền ngoài, nhưng lại thể hiện sức mạnh bền bỉ và sángtạo trong quá trình phát triển văn hóa của người dân nơi đây Song với bản lĩnhtinh thần của con người, đời sống văn hóa ở Nam bộ rất phong phú, đặc sắc vàphong phú Văn hóa Nam Bộ không chỉ phản ánh sự chịu đựng, đấu tranh màcòn là biểu hiện của tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương và khát vọng pháttriển, mang đậm dấu ấn của sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc và vùngmiền
Những đoàn người Việt vào phương Nam mở đất mang theo con cái, lươngthực và cả những truyền thống văn hóa của ông cha Tiềm thức văn hóa ấy, như những hạt giống tiềm tàng, được ươm trên mảnh đất Nam Bộ màu mỡ, kết hợpvới những hình thức văn hóa mới tràn đầy sức sống do nhân dân sáng tạo vàtiếp thu từ các dân tộc anh em Văn hóa Nam Bộ vì vậy trở thành dòng chảy hợplưu, nơi hội tụ và kết tinh của nhiều nguồn văn hóa vật chất và tinh thần, tạo nênmột bản sắc văn hóa đặc biệt, phong phú và đa dạng
Văn hóa Nam Bộ thể hiện rõ nét trong cách ăn, mặc, ở, và các phương tiệnsản xuất, giao thông Những ngôi nhà mái lá dừa nước ven sông, chiếc áo bà ba
Trang 11giản dị nhưng duyên dáng, và các công cụ lao động như phảng náp, phảng cổ
cò, đều phản ánh sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và cuộc sống của ngườinông dân Nền văn hóa ấy cũng biểu hiện qua lề thói sinh hoạt và các phong tụctập quán: cách ứng xử chân tình, bộc trực, phóng khoáng, và một nếp sống giản
dị, hồn nhiên Các công trình kiến trúc, văn học, nghệ thuật ở Nam Bộ vừa đậm
đà bản sắc dân tộc vừa mang màu sắc địa phương Dù còn một số mặt lạc hậu,nhưng chủ yếu, văn hóa Nam Bộ nổi bật với những truyền thống giàu tính nhânvăn, tạo nên bản lĩnh và tâm hồn Việt Nam, khó có thể bị đồng hóa
2.2 Ca dao, dân ca Nam bộ
Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu) Ca dao Nam bộ nói riêng, cả nướcnói chung, là những tượng đài bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhândân Ca dao Nam Bộ là một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian ViệtNam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long Các bài ca dao này không chỉthể hiện cuộc sống lao động, tình yêu đôi lứa, mà còn phản ánh tình cảm giađình, tình yêu quê hương đất nước, và những hiện tượng thiên nhiên Ca daoNam Bộ mang đậm nét đặc trưng của con người và văn hóa nơi đây
Dân ca Nam Bộ phản ánh sâu sắc cuộc sống sinh hoạt, lao động và tâm tư tình cảm của người dân vùng sông nước Những làn điệu dân ca này không chỉđơn thuần là nghệ thuật mà còn là phương tiện truyền tải tri thức, kinh nghiệmsống và đạo lý làm người Nổi bật trong dân ca Nam Bộ có các thể loại như Hò,
Lý, và Vè Hò là hình thức dân ca tập thể, thường được thể hiện trong các hoạtđộng lao động như chèo thuyền hay cấy lúa Lý mang tính trữ tình, diễn tảnhững tình cảm, tâm tư của con người trong cuộc sống hàng ngày Trong khi
đó, Vè là thể loại dùng để kể lại những câu chuyện lịch sử, các sự kiện đáng nhớ hoặc những câu chuyện mang tính giáo dục Các làn điệu dân ca này chính làkho tàng văn hóa quý báu, góp phần bảo tồn và truyền lại các giá trị truyềnthống của người dân Nam Bộ
Trang 122.3.1 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong ca dao và dân ca Nam Bộ có sức mạnh đặc tả cao, thể hiệnsống động và mạnh mẽ qua những từ ngữ giàu cảm xúc và âm hưởng đặc trưng,tạo tác động mạnh vào giác quan người nghe Cách sử dụng danh từ, động từ kết hợp với các tính từ mức độ như “trời sáng phứt,” “áo rách te,” hay “khănướt mem” giúp mô tả chính xác và cụ thể trạng thái, cảm xúc của người dân.Những từ ngữ như “yêu đại,” “kêu đại,” “thương quấn, thương quýt” mang đếnmột sự chân thật, gần gũi, làm nổi bật sự phóng khoáng và cởi mở trong tínhcách người Nam Bộ Mức độ đặc tả này khiến ngôn ngữ ca dao Nam Bộ khôngchỉ là lời nói, mà còn là sự bộc lộ tâm tư sâu kín nhất của con người Những câunhư:
Tui than với anh hết sức, tui cũng dứt hết mìnhThiếu điều cắt ruột trao cho mình, thấy chưa?
hay
Đêm khuya con gà gáy vang trờiBầm gan nát ruột nhớ lời anh than
Trang 13Thể hiện cảm xúc tận cùng, đến mức như muốn “cắt ruột” để bày tỏ lòngmình Những từ ngữ này giản dị mà mạnh mẽ, diễn tả được những cảm xúc bứcbối, đau đáu, như không thể kìm nén Chẳng hạn, câu:
Anh mất cây hộp quẹt bực đà quá bực Anh giang tay đấm ngực, căm đã quá cămDiễn tả nỗi bực bội đến mức tột cùng, không chỉ qua ngôn ngữ mà còn quahình ảnh mạnh mẽ của hành động, như đấm ngực thể hiện tâm trạng bức xúc.Những hình ảnh này làm cho ca dao Nam Bộ trở nên độc đáo, không chỉ là lờinói mà còn là sự bộc lộ gan ruột, những nỗi niềm trĩu nặng và khắc khoải củangười dân vùng sông nước
mực, không thay đổi
trong từng câu ca dao
Âm điệu trầm buồn, thểhiện được tính cách vàcuộc sống chịu thươngchịu khó của người dânvùng đất thường xuyênchịu thiên tai
Nhiều từ ngữ mang tínhchất riêng biệt Ví dụ, từ
mạ (mẹ), tía (cha), mi(mày), và răng (sao)làm cho lời ca dao thêmphần mộc mạc, chânchất và gần gũi vớingười dân địa phương
Thân mật, giản dị, vàvui tươi, phản ánhphong cách sống phóngkhoáng, chân thật củangười dân miền sôngnước
Một số từ ngữ tiêu biểunhư má (mẹ), ba (cha),chị Hai, chú Ba, hoặccác từ hổng (không),chèn ơi (trời ơi) đềumang nét đặc trưng củangôn ngữ Nam Bộ
Tạo cảm giác gần
Trang 14gũi, dễ thương và tự nhiên trong từng câu cadao, đồng thời truyền tảiđúng tinh thần phóngkhoáng của người dânmiền Nam
Thường có chữ “má(mẹ), bậu (em), đặng(được)…” chữ “ê” đọcthành chữ “ơ”, dấu ngãđọc thành dấu hỏi,…Nhưng nhìn chung thìvẫn là thoát thai từ lòngdân với đậm tính chấtmộc mạc giản dị của họ
2.3.2 Hình ảnh nghệ thuật
Ca dao và dân ca mỗi vùng miền Việt Nam đều mang những hình ảnh tiêubiểu, gắn liền với phong cảnh và cuộc sống của người dân nơi đó, tạo nên bảnsắc độc đáo cho từng vùng