Bài giảng bộ môn Bệnh Học, giúp bạn tóm tắt được các ý chính để học một cách tốt nhất Bài giảng bộ môn Bệnh Học, giúp bạn tóm tắt được các ý chính để học một cách tốt nhất
Trang 1BỆNH HỌC
SỎI TIẾT NIỆU
Trang 3ĐỊNH NGHĨA
Sỏi tiết niệu
- Vị trí: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
- Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp, chiếm 3-4% dân số thế giới, có thể là mãn tính hoặc lành tính kéo dài
- Do chế độ ăn uống không hợp lý (quá nhiều đạm,Natri, Oxalat, Hydrat cacbon), hay sống tại vùng nóng, vùng nhiệt đới.
- Thường gặp ở lứa tuổi 30-60 tuổi, 80% bệnh nhân là nam giới.
- Bệnh dễ tái phát trở lại.
Trang 4NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH
- Nhiều nguyên nhân và yếu tố phức tạp gây nên
- Chưa biết hết đầy đủ các nguyên nhân tạo thành sỏi
- 2 nhóm nguyên nhân:
Trang 5NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH
- Sỏi : muối khoáng hòa tan trong nước tiểu
kết tinh thành một nhân nhỏ rồi lớn dần
thành sỏi/rối loạn về sinh lý bệnh học và kết hợp với điều kiện thuận lợi.
- Đau (nhất là khi sỏi di chuyển),
- Nhiễm khuẩn tiết niệu,
- Ứ nước, ứ mủ ở thận
suy thận.
Trang 6NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH
Loại sỏi Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi
Calci
phosphat
Cường cận giáp trạng, tăng calci niệu vô căn, chiếm 90%
Calci oxalat Tăng calci niệu vô căn, thức ăn nhiều oxalat, uống nhiều
vitamin C kéo dài, tăng calci máu nguyên phát không rõ nguyên nhân
Urat Tăng acid uric máu và acid uric niệu, ăn thức ăn nhiều
purin, nước tiểu quá acid kéo dài.
Cystin Tăng cystin niệu
Struvit Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính và tái phát
Trang 8Đái sỏi hoặc nhiễm khuẩn tiết
niệu tái phát nhiều lần, có đái
buốt, đái rắt, đái mủ tái phát
nhiều lần.
Trang 9TRIỆU CHỨNG
2 Đau
- Cơn đau dữ dội “cơn đau
quặn thận”
+ Đau thường khởi phát từ các
điểm niệu quản, lan dọc theo
đường đi của niệu quản xuống
phía gò mu
+ Cũng có khi đau xuyên hông,
lưng Có khi nôn, buồn nôn
+ Nguyên nhân đau thường do
sỏi di chuyển từ trên đài,bể
thận uống gây căng niệu quản,
tăng áp lực trong lòng niệu
quản và co thắt niệu quản
Trang 10- Đau hông lưng còn có thể do ứ
nước bể thận do sỏi trung bình
và to ở niệu quản gây tắc nghẽn
niệu quản
- Đau hông lưng âm ỉ đôi khi có
thể có thể là một biểu hiện lâm
Trang 11TRIỆU CHỨNG
3 Tiểu máu
Đại thể hoặc vi thể và
là biến chứng khi sỏi
đang di chuyển bên trong
niệu quản gây đau kèm
đái ra máu.
4 Tiểu buốt tiểu rắt,
tiểu mủ
Là biểu hiện của viêm
bàng quang hoặc viêm
thận bể thận
Trang 12TRIỆU CHỨNG
5 Sốt
Sốt cao, rét run kèm theo
các triệu chứng đau hông
lưng, đái buốt, đái rắt, đái
mủ là dấu hiệu của viêm
niệu quản hoặc sỏi bể thận
vướng lại chỗ đổ ra niệu
quản
Trang 13nhiều bạch cầu đa nhân
thoái hóa trong nước tiểu
là có nhiễm khuẩn tiết niệu.
Trang 15TRIỆU CHỨNG
- Siêu âm: đánh giá kích
thước thận và xác định
số lượng, vị trí sỏi trên
đường tiết niệu.
- Phân tích sỏi: để biết
thành phần cùa sỏi, giúp
cho lựa chọn thuốc điều
trị và các biện pháp dự
phòng tái phát.
Trang 16CHẨN ĐOÁN – NGUYÊN NHÂN
• Chế độ ăn uống: nhiều
calci, nhiều acid uric…
• Nhiễm khuẩn (sỏi truvit).
• Cường cận giáp (sỏi
calci )
• Loạn dưỡng cystin,
oxalic…
Trang 17CHẨN ĐOÁN - BIẾN CHỨNG
- Tắc nghẽn đường tiết niệu,
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu,
- ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết,
Trang 18- Siêu âm thấy đài bể thận
giãn, có khi không còn
phát hiện được ranh giới
thận
mất chức năng thận
Trang 19CHẨN ĐOÁN - BIẾN CHỨNG
• Bí tiểu: bí tiểu xảy ra khi sỏi bàng
quang gây bít tắc lỗ niệu đạo hoặc
sỏi ở niệu đạo cầu bàng quang
căng
• Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm
khuẩn: sốt có cơn rét run, bạch cầu
trong máu tăng, cấy máu dương
tính cùng loại vi khuẩn với cấy nước
tiểu
Trang 20CHẨN ĐOÁN - BIẾN CHỨNG
• Nhiễm khuẩn đường
tiết niệu: Tiểu rắt, buốt,
đau hố thắt lưng, có thể
sốt có cơn rét run hoặc
gai rét
• Xét nghiệm nước tiểu có
bạch cầu niệu, protein
niệu, vi khuẩn niệu.
Trang 21CHẨN ĐOÁN - BIẾN CHỨNG
• Ứ mủ thận: hố thắt lưng
đầy, thận to, đau hố thắt
lưng, điểm sườn thắt lưng
đau, vỗ hố lưng đau
• Có mủ niệu, vi khuẩn niệu
dương tính
• Toàn thân có sốt, bạch cầu
trong máu tăng
• Siêu âm thấy giãn đài bể
thận, dịch trong đài bể thận
tăng âm không đồng nhất
Trang 22CHẨN ĐOÁN - BIẾN CHỨNG
• Viêm thận bể thận cấp: đau
vùng hố thắt lưng một hoặc hai
bên, gai rét có thể rét run Bạch
cầu trong máu tăng, bạch cầu
niệu nhiều có thể có mủ niệu,
• Viêm thận bể thận mạn: Bạch
cầu niệu dương tính trong đợt
bùng phát, protein niệu thường
trên dưới 1g/24 giờ Khả năng cô
đặc nước tiểu của thận giảm
Trang 23CHẨN ĐOÁN - BIẾN CHỨNG
• Suy thận cấp: biểu hiện
lâm sàng là vô hiệu xét
nghiệm urê, creatinin, K+
máu tăng nhanh, toan
chuyển hóa.
• Suy thận mạn: do viêm
thận – bể thận là hậu
quả nặng nề nhất của sỏi
thận, tiết niệu vì không
còn khả năng hồi phục
do thận xơ hóa dần.
Trang 24ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
• Nguyên tắc chung
- Uống nhiều nước, tăng vận động là biện pháp giúp cho những sỏi nhỏ và vừa có thể ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Các biện pháp can thiệp lấy sỏi: nội soi,
mổ lấy sỏi phá sỏi bằng sóng cao tần.
- Đề phòng sỏi tái phát: với những bệnh
nhân bị sỏi thận, sau điều trị luôn phải ự phòng tái phát bằng cách uống nhiều
nước (>2 lít/ngày), áp dụng chế độ ăn và dùng thuốc tùy loại
Trang 25ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
• Điều trị
Phương pháp điều trị dựa
vào vị trí sỏi, kích thước
của sỏi, thành phần của
Trang 26ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
1 Điều trị nội khoa
- Đối với sỏi có đừng kính <4mm, nhẵn, có khả năng lọt qua được đường tiết niệu
Điều trị:
+ Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc có tác dụng tán sỏi (Rowatinex) kết hợp với thuốc giãn cơ trơn, uống nhiều nước kết hợp với vận động + Nước nụ vối: Sỏi ~1,5mm không gây tắc
nghẽn, dự phòng sỏi tái phát nhất là các bệnh nhân sau mổ sỏi.
Trang 27ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:điều trị
kháng sinh theo kháng sinh đồ/ kháng sinh tác dụng với vi khuẩn gram (-) và được
đào thải qua thận.
- Các triệu chứng và biến chứng khác: kiểm soát huyết áp, điều trị suy thận cấp, suy
thận mạn.
Trang 29ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
2 Điều trị ngoại khoa
• Sỏi to, sỏi san hô bể thận
• Sỏi gây biến chứng nặng:ứ nước, ứ mủ
• Sỏi do nhiễm khuẩn (sỏi struvit)
• Sỏi trên dị tật tiết niệu
• Béo phì không thuận lợi cho tán sỏi
• Đã tán sỏi nhưng thất bại
• Đã xử trí bằng biện pháp ít sang chấn
không kết quả
• Điều trị ngoại khoa hoặc tán sỏi xong, cần
tiếp tục điều trị dự phòng nội khoa tránh tái
phát
Trang 30ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
Tán sỏi ngoài cơ thể: phương
pháp ít gây hoặc không gây sang
chấn, áp dụng rộng rãi Dùng sóng
xung động làm vỡ hoặc vụn sỏi
sau đó bài xuất ra ngoài tự nhiên
Chỉ định:
+ Phương pháp này chủ yếu áp
dụng cho sỏi đài bể thận
+ Sỏi có đường kính < 2cm, không
Trang 31ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
Lấy sỏi qua da: đặt ống soi
vào thận xuyên qua thành
lưng và nhu mô thận, dùng
dụng cụ đặc biệt đưa qua ống
nội soi lấy sỏi Kỹ thuật đặt
ống soi khó dễ gây tai biến
chỷ máu, nhiễm khuẩn thủng
đại tràng…
- Chỉ định:
+ Các sỏi can thiệp lần đầu
+ Sỏi đơn giản (sỏi bể thận, sỏi
đài dưới) có đường kính >
2cm mà tán sỏi ngoài cơ thể
không hiệu quả
Trang 32ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
Tán sỏi qua nội soi: sỏi
bàng quang hoặc sỏi niệu
quản đoạn cuối.
Lấy sỏi qua soi niệu quản:
- Sỏi nhỏ
- Vị trí: sỏi đã xuống thấp ở
đoạn cuối niệu quản.
- Không có nhiễm khuẩn
bàng quang.
Lấy sỏi niệu đạo: sỏi nhỏ,
ra niệu đạo ngoài
Trang 34ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
3 Điều trị giảm đau
- Nhóm thuốc giảm đau chống viêm
non-steroids như: Voltaren, Mobic,
Felden dùng đường uống hoặc
thận trong trong trường hợp bệnh
nhân đang có mất nước.
Trang 35ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
• Dự phòng
1 Những đối tượng cần dự phòng sỏi
Những người cần dự phòng sỏi là những người có nguy
cơ tạo sỏi đường tiết niệu cao như:
+ Tiền sử gia đình có người bị sỏi đường tiết niệu
+ Người mà trong tiền sử đã có sỏi đường tiết niệu (đái rasỏi hoặc đã phẫu thuật lấy sỏi)
+ Người sống ở vùng có tỉ lệ sỏi đường tiết niệu cao
+ Người sống ở các vùng có khí hậu khô nóng
+ Người phải thường xuyên lao động trong điều kiện nóng
do nghề nghiệp
+ Người có nồng độ calci trong nước tiểu thường xuyêncao (cường calci niệu)
Trang 36ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
+ Người có bệnh cường chức năng tuyến cận giáp
+ Những người uống kéo dài thuốc có calci, hoặc vitamin
D, hoặc các chất chuyển hóa của vitamin D như calcitriol+ Người uống kéo dài corticoid để điều trị các bệnh khớp, bệnh hệ thống
+ Người phải bất động kéo dài
Trang 37ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
2 Theo từng loại sỏi
Sỏi calci (Calci phosphat,
- Thăm dò tìm nguyên nhân
rối lạn chuyển hóa.
Trang 38ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG Sỏi urat:
- Uống nhiều nước đảm bảo
lượng nước tiểu >= 2,5 lít/24
giờ.
- Hạn chế thức ăn nhiều acid
uric (đạm 0,6g/kg/24 giờ)
Sỏi struvit:
- Uống nhiều nước.
- Điều trị tích cực nhiễm khuẩn
tiết niệu.
- Su khi mổ lấy sỏi vẫn cần
kiểm soát, điều trị tốt nhiễm
khuẩn tiết niệu.
Trang 39ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
Sỏi Cystin:
- Uống nhiều nước đảm
bảo chất lượng nước