1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập nhóm học phần thống kê kinh doanh và kinh tế Đề tài tình hình học tập của sinh viên trường Đại học kinh tế Đà nẵng

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Học Tập Của Sinh Viên Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Tác giả Trần Thị Thanh Vân, Đinh Thị Thuỳ Trang, Đỗ Lê Như Hằng, Trần Thuỷ Tiên, Trần Minh Tường Vy, Ngô Thị Minh Quỳnh, Hoàng Nguyễn Hương Nguyên
Người hướng dẫn Phan Thị Bích Vân
Trường học Đại học kinh tế Đà Nẵng
Chuyên ngành Thống kê kinh doanh và kinh tế
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Ước lượng trung bình tổng thể về thời gian làm thêm một tuần của sinh viên nam và sinh viên nữ với độ tin cậy 95%...17 3.. Bảng tần số thể hiện các khó khăn của sinh viên  Nhận xét: Vậy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA KẾ TOÁN ‗‗‗‗‗‗‗‗‗‗ 

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓMHỌC PHẦN: THỐNG KÊ KINH DOANH VÀ KINH TẾ

Thành viên nhóm : Trần Thị Thanh Vân

Đinh Thị Thuỳ Trang

Đỗ Lê Như HằngTrần Thuỷ TiênTrần Minh Tường VyNgô Thị Minh QuỳnhHoàng Nguyễn Hương Nguyên

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 3

I Lý do chọn đề tài 3

II Mục đích 4

1 Mục tiêu chung 4

2 Mục tiêu cụ thể 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN 2 NỘI DUNG 5

I Phương pháp nghiên cứu 5

Quy trình nghiên cứu 5

PHẦN 3 Kết quả phân tích 8

I Thống kê mô tả 8

1 Mô tả biến khóa học 9

2 Mô tả biến đam mê với ngành học của sinh viên 10

3 Mô tả biến tuổi 11

4 Bảng tần số thể hiện các nguồn tài liệu học tập của sinh viên 12

5 Bảng tần số thể hiện các khó khăn của sinh viên 13

6 Bảng tần số mô tả điểm trung bình học kỳ 1 của sinh viên 14

7 Bảng tần số mô tả điểm trung bình học kỳ 2 của sinh viên 14

8 Bảng chéo thể hiện thời gian tự học của các khoá học 15

9 Bảng chéo thể hiện thời gian làm thêm của các khoá học 16

II Ước lượng thống kê 16

1 Ước lượng tuổi trung bình 16

2 Ước lượng trung bình tổng thể về thời gian làm thêm một tuần của sinh viên nam và sinh viên nữ với độ tin cậy 95% 17

3 Ước lượng về điểm trung bình học kỳ 1 và học kỳ 2 của sinh viên trường đại học kinh tế năm 2023-2024 17

III Kiểm định tham số 17

1 Kiểm định giả thuyết về số trung bình một tổng thể 17

2 Kiểm định giả thuyết về số trung bình hai tổng thể mẫu cặp 19

3 Kiểm định hệ số tương quan hạng 20

4 Kiểm định tỷ lệ sinh viên nữ 21

5 Kiểm định giả thuyết về trung bình nhiều tổng thể 21

Trang 3

IV Kiểm định phi tham số: 22

1 Kiểm định giả thuyết về số trung bình hai tổng thể mẫu độc lập 22

PHẦN 4 KẾT LUẬN, NHẬN XÉT 24

1 Kết quả đạt được 24

2 Ý nghĩa 24

3 Hạn chế của đề tài 24

3.1 Xử lý số liệu 25

3.2 Hướng phát triển 25

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1 Dữ liệu thu thập được dưới file Excel 7Hình 2 Màn hình khai báo biến 8Hình 3 Màn hình nhập dữ liệu 8

Trang 5

PHẦN 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

I Lý do chọn đề tài

  Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội - nó quyết định tương lai củamỗi người và của cả xã hội Giáo dục còn là tiền đề cho sự phát triển cũng như là động lực,nền tảng cho phát triển kinh tế Trong khi đóhiện nay, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hộinhập, từng bước đi lên và chịu sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt từ khắp năm châu Tham gia hộinhập, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội vừa phải chịu thách thức trong nền kinh tế phát triển trêntoàn thế giới Đây là cơ hội đưa nước ta tiếp cận với nền kinh tế hiện đại đang phát triển, tiếp cậnvới nền khoa học tri thức của nhân loại, ngày càng nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc

tế Bên cạnh đó, không ít khó khăn buộc chúng ta phải đối mặt như nền kinh tế còn nghèo nàn,lạc hậu; đời sống của người dân nhiều khó khăn thiếu thốn; trình độ đào tạo nhân lực còn kém…

Để khắc phục những khuyết điểm còn thiếu sót, Việt Nam cần có một đội ngũ những con ngườihoạt động tích cực, năng động, sáng tạo Trong đó, tuổi trẻ chính là những chủ nhân tương laicủa đất nước mà sinh viên là những con người được đào tạo, giảng dạy Tuy nhiên, không phảitất cả sinh viên đều có được điều đó, vẫn còn những sinh viên chưa thực sự chủ động trong họctập, vẫn còn loay hoay trong việc xác định con đường đi cho mình, thành tích học tập vẫn đang ở mức trung bình, chưa thật sự cao Vì vậy, vấn đề đặt ra là sinh viên cần làm gì để phát huy hếtkhả năng vốn có vào học tập? Và tình hình học tập của sinh viên có thực sự tốt hay không cũngnhư những yếu tố nào ảnh hưởng đến thành tích học tập đó Xuất phát từ lí do đó chúng tôi tiếnhình nghiên cứu với đề tài: “Tình hình học tập của sinh viên đại học kinh tế Đà Nẵng” để phầnnào đó góp phần tìm hiểu những vấn đề trên

II Mục đích

1 Mục tiêu chung

  Khảo sát tình hình học tập của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, từ đó đưa

ra một số giải pháp phù hợp

  Tìm hiểu tình hình học tập của sinh viên thông qua điểm trung bình học kỳ

  Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học ĐàNẵng

2 Mục tiêu cụ thể 

  Khảo sát tình hình học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế thông qua bảng câu hỏi

  Phân tích tình hình học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế dựa trên những

dữ liệu đã thu thập được

  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên

  Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  Nội dung giới hạn nghiên cứu giới hạn: Khảo sát tình hình học tập của sinh viên Đạihọc Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

  Đối tượng khảo sát giới hạn: Sinh viên Đại học Kinh Tế Đà Nẵng

  Không gian giới hạn nghiên cứu: Đại Học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

  Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/10/2024 - 1/11/2024

Trang 6

PHẦN 2 NỘI DUNG

I Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Bước 1:Lựa chọn đề tài

Bước 2: : Lập bảng câu hỏi và điều tra

Bảng câu hỏi khảo sát:

Câu 1: Bạn đang học khóa nào?   ◯ Khoá 47K

◯ Khoá 48K

◯ Khoá 49K

◯ Khoá khácCâu 2: Giới tính của bạn là gì ?  ◯ Nam

  ◯   Nữ 

Câu 3: Bạn bao nhiêu tuổi ?

Câu trả lời ngắn

Câu 4: Ngành học của bạn là gì?

◯ Quản trị kinh doanh

◯ Kinh doanh quốc tế 

Trang 7

Câu 8: Bạn dành bao nhiêu thời gian trong một

Câu 10: Bạn gặp khó khăn nào trong học tập?

◯Bài tập, lượng kiến thức quá nhiều

◯Thiếu phương tiện học tập

◯Thiếu thời gian để học

◯ Không bao giờ 

Câu 12: Bạn đi làm thêm bao nhiêu giờ một tuần

◯ 0 giờ 

◯ 1 đến 10 giờ 

◯ 10 đến 15 giờ 

◯ Từ 15 giờ trở lên

Câu 13: Điểm trung bình học tập kì

1/2023-2024 của bạn là bao nhiêu?

Câu trả lời ngắn

Câu 14: Điểm trung bình học tập kì

2/2023-2024 của bạn là bao nhiêu?

Câu trả lời ngắn

Hình 1. Dữ liệu thu thập được dưới file Excel

Trang 8

Bước 3:Mã hóa và nhập liệu

• Name: tên biến, viết liền, ngắn gọn, không có dấu cách và không có kí tự đặc biệt(ví dụ: khoahoc, gioitinh…)

• Type: Biểu diễn biến này bằng số hay bằng chữ, hệ thống sẽ mặc định bằng số(numeric)

• Width: độ rộng, hay số ký tự mà dự kiến câu trả lời của biến sẽ sử dụng

• Decimals: số các số thập phân nếu có

• Label: Nam và Label có điểm chung là đều dùng để mô tả tên biến, nhưng Label

mô tả chi tiết, đầy đủ hơn, có thể dùng dấu cách

• Values: đây là phần quan trọng nhất, dùng để gắn số cho các câu trả lời của câuhỏi

• Missing: nơi gắn số cho các trường hợp bị lỗi

• Column: độ rộng cột

• Align: căn chỉnh văn bản

• Measure: mô tả các thang đo, Nominal: thang đo định danh, Scale: thang đo tỷ lệ,Ordinal: thang đo thứ bậc

Trang 9

Hình 2 Màn hình khai báo biến

Hình 3 Màn hình nhập dữ liệu

Bước 4: Phân tích kết quả bằng SPSS

Từ nguồn dữ liệu sơ cấp thu được từ sau quá trình khảo sát, sử dụng phần mềm SPSS 20 đểtiến hành phân tích dữ liệu

Bước 5: Đưa ra kết luận

Kết quả sau khi phân tích được nhóm trình bày thông qua bài báo cáo này

PHẦN 3 Kết quả phân tích

I Thống kê mô tả

1 Mô tả biến khóa học

Trang 10

 Nhận xét: Vậy sinh viên ĐHKT-ĐHĐN chủ yếu là khóa 49K với 78 biểu hiện, các khoákhác là ít nhất chỉ có 4 biểu hiện

 Nhận xét: Vậy phần lớn sinh viên ĐHKT-ĐHĐN là nữ với 85 biểu hiện, còn nam chỉ có

15 biểu hiện, khoa Kế toán chiếm nhiều nhất với 41 biểu hiện, khoa Lý luận chính trị là ítnhất chỉ có 1 biểu hiện

2 Mô tả biến đam mê với ngành học của sinh viên

 Nhận xét: Vậy phần lớn sinh viên ĐHKT-ĐHĐN chỉ đam mê một phần với ngành mình

đã chọn với 65 biểu hiện, còn không đam mê với ngành là ít nhất chỉ có 8 biểu hiện

Mô tả biến tự học

Trang 11

 Nhận xét: Vậy phần lớn sinh viên ĐHKT-ĐHĐN chọn ở nhà là nơi tự học với 59 biểuhiện, ở quán cà phê là 21 biểu hiện, thư viện có 11 biểu hiện, ở trường có 7 biểu hiện vànhững nơi khác là ít nhất chỉ có 2 biểu hiện

3 Mô tả biến tuổi

Trang 12

 Nhận xét: Vậy sinh viên ĐHKT-ĐHĐN có độ tuổi 19 tuổi là nhiều nhất với 76 biểu hiện

và ít nhất là 25 tuổi chỉ có 1 biểu hiện Độ tuổi trung bình của sinh viên ĐHKT-ĐHĐN là19,3 tuổi Nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 25 tuổi

Trang 13

 Nhận xét: Vậy qua bảng mô tả trên có thể thấy phần lớn sinh viên trường ĐHKT-ĐHĐNdành khoảng từ 2 - 4 tiếng để tự học với 56 biểu hiện, từ 0 -2 tiếng có 28 biểu hiện, 4 - 6tiếng có 11 biểu hiện và có rất ít sinh viên dành ra từ 6 tiếng trở lên để tự học chỉ với 5biểu hiện.

4 Bảng tần số thể hiện các nguồn tài liệu học tập của sinh viên

 Nhận xét: Vậy qua các bảng mô tả trên có thể thấy được phần lớn sinh viên ĐHĐN chọn tìm kiếm tài liệu học tập ở trên mạng nhiều nhất với 63 biểu hiện, tiếp theo

ĐHKT-là ở thư viện 31 biểu hiện, tìm kiếm tài liệu trong sách chỉ có 4 biểu hiện, và có 2 biểuhiện khác

5 Bảng tần số thể hiện các khó khăn của sinh viên

 Nhận xét: Vậy qua bảng mô tả trên có thể thấy được phần lớn sinh viên ĐHKT-ĐHĐNgặp khó khăn trong học tập vì bài tập và lượng kiến thức quá nhiều với 63 biểu hiện, tiếptheo là vì thiếu thời gian để học với 12 biểu hiện, thiếu phương tiện học tập chỉ có 5 biểuhiện, và có 1 biểu hiện khác

Trang 14

6 Bảng tần số mô tả điểm trung bình học kỳ 1 của sinh viên

 Nhận xét: Điểm trung bình bình quân học kỳ 1 của 100 sinh viên là 3,1559 Điểm trungbình thấp nhất là 1,1 và cao nhất là 4.0

7 Bảng tần số mô tả điểm trung bình học kỳ 2 của sinh viên

Trang 15

 Nhận xét: Điểm trung bình bình quân học kỳ 2 của 100 sinh viên là 3,2099 Điểm trungbình thấp nhất là 1,1 và cao nhất là 4.0

8 Bảng chéo thể hiện thời gian tự học của các khoá học

 Nhận xét: Vậy sinh viên khóa 49K thường dành từ 2-4 tiếng để tự học với 43 biểu hiện,0-2 tiếng với 22 biểu hiện, 4-6 tiếng với 9 biểu hiện và trên 6 tiếng trở lên với 4 biểuhiện

Trang 16

9 Bảng chéo thể hiện thời gian làm thêm của các khoá học

 Nhận xét: Vậy phần lớn sinh viên khóa 49K không đi làm thêm với 37 biểu hiện, thường

đi làm thêm từ 1 giờ trở lên với 20 biểu hiện, dành khoảng từ 1-10 giờ để làm thêm trongtuần với 12 biểu hiện, và 9 biểu hiện đi làm từ 10-15 giờ 

II Ước lượng thống kê

1 Ước lượng tuổi trung bình

Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng độ tuổi trung bình bình quân của sinh viên TrườngĐại học Kinh tế Đà Nẵng

Nhận xét: với độ tin cậy 95% độ tuổi trung bình của sinh viên trường ĐHKT-ĐHĐN nằmtrong khoảng từ 19.13 đến 19.47 tuổi

Trang 17

2 Ước lượng trung bình tổng thể về thời gian làm thêm một tuần của sinhviên nam và sinh viên nữ với độ tin cậy 95%

 Nhận xét: Vậy với độ tin cậy 95%, chênh lệch trung bình tổng thể về thời gian làm thêmmột tuần của sinh viên nam và sinh viên nữ nằm trong khoảng -0.88921 đến 7.27744

3 Ước lượng về điểm trung bình học kỳ 1 và học kỳ 2 của sinh viên trườngđại học kinh tế năm 2023-2024

Vậy với độ tin cậy 95%, chênh lệch về điểm trung bình học kỳ 1 và học kỳ 2 là 0.00098 đến 0.10898

-III Kiểm định tham số 

1 Kiểm định giả thuyết về số trung bình một tổng thể 

Bài toán: “Kiểm định điểm trung bình học kỳ 1 năm 2023/2024 của sinh viên trường Đại họcKinh tế- ĐHĐN có điểm trung bình là 3 với mức ý nghĩa 5%”

Trang 18

Đây là kiểm định 2 phía với Ho điểm trung bình = 3

  H1 điểm trung bình ≠ 3

 Nhận xét: Từ bảng one-sample test ta thấy giá trị sig=0.000<alpha=0.05 nên bác bỏ giảthuyết Ho Vậy với mức ý nghĩa 0.05 thì điểm tb học kỳ 1 năm 2023/2024 của sinh viêntrường kinh tế là không bằng 3

Bài toán : “Kiểm định thời gian tự học trung bình của sinh viên trường kinh tế là 3 giờ với mức ýnghĩa 5%”

Ho giá trị trung bình = 3

H1 giá trị trung bình ≠ 3

 Nhận xét: Từ bảng one sample test: sig= 0,365 > alpha=0.05 → chấp nhận giảthuyết Ho Vậy với mức ý nghĩa 0.05, thời gian tự học trung bình của sinh viêntrường ĐHKT, ĐHĐN là 3 giờ

Bài toán: “Kiểm định trung bình thời gian làm thêm mỗi tuần của sinh viên Đại học Kinh tế ĐHĐN là 8 tiếng, với mức ý nghĩa 5%”

Trang 19

-Ho giá trị trung bình =8

H1 giá trị trung bình ≠ 8

 Nhận xét: Từ bảng one sample test: sig=0.79 > alpha=0.05 → chấp nhận giả thuyết Ho.Vậy với mức ý nghĩa 0.05, thời gian đi làm thêm trung bình mỗi tuần của sinh viêntrường Đại học Kinh tế - ĐHĐN là 8 tiếng

2 Kiểm định giả thuyết về số trung bình hai tổng thể mẫu cặp

Bài toán: Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định điểm trung bình học kỳ

1 và học ký 2 của sinh viên trường Đại học kinh tế, ĐHĐN

H0: Điểm trung bình học kỳ 1 và học kỳ 2 của sinh viên là bằng

Trang 20

3 Kiểm định hệ số tương quan hạng

Bài toán: “Kiểm định điểm trung bình học kỳ 1 và thời gian tự học có mối quan hệ với mức

ý nghĩa 5%”

H 0: điểm trung bình học kỳ 1 và thời gian tự học không có mối quan hệ tương quan

H 1: điểm trung bình kì 1 và thời gian tự học tồn tại tương quan tương quan

Từ bảng Correlations: sig= 0.76> alpha= 0.05, chấp nhận H0

Nhận xét: Vậy với mức ý nghĩa 0.05, không đủ chứng cứ để bác bỏ giả thuyết cho rằngkhông tồn tại mối quan hệ tương quan giữa điểm trung bình học Kỳ 1 và thời gian tự họcBài toán : “Kiểm định điểm trung bình kỳ 2 và thời gian làm thêm một tuần có quan hệ vớimức ý nghĩa 5%”

H 0: điểm trung bình học kỳ 2 và thời gian làm thêm không có mối quan hệ tương quan

H 1: điểm trung bình kì 2 và thời gian làm thêm tồn tại tương quan tương quan

Trang 21

Từ bảng Correlations: sig=0.908> alpha= 0.05, chấp nhận H0

Nhận xét: Vậy với mức ý nghĩa 0.05, không đủ chứng cứ để bác bỏ giả thuyết cho rằngkhông tồn tại mối quan hệ tương quan giữa điểm trung bình học kỳ 2 và thời gian làm thêmmột tuần

4 Kiểm định tỷ lệ sinh viên nữ 

H0: Tỷ lệ sinh viên nữ là 0.5

H1: Tỷ lệ sinh viên nữ khác 0.5

 Nhận xét:Sig = 0 < 0.05, nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0

Vậy với mức ý nghĩa 0.05, có thể kết luận rằng tỷ lệ sinh viên nữ là khác 50%

5 Kiểm định giả thuyết về trung bình nhiều tổng thể 

Bài toán : Kiểm định nhận định cho rằng thời gian làm thêm một tuần và điểm trung bình học kỳ

1 của sinh viên là không bằng nhau với mức ý nghĩa 5%

Trang 22

H0: μ1 = μ2 = μ3  = μk

H1: ∃ i≠j với i, j =1,2, ,k màμi ≠μ j

H0: Thời gian đi làm thêm một tuần và điểm trung bình học kỳ 1 của sinh viên là bằng nhauH1: Thời gian đi làm thêm một tuần và điểm trung bình học kỳ 1 của sinh viên là không bằngnhau

Từ bảng Test of Homogeneity of Variances ta thấy sig=0.178> alpha=0.05 phương sai haitổng thể bằng nhau Nên ta đọc kết quả bảng Anova

Từ bảng Anova sig=0.097>0.05⟶chấp nhận giả thuyết H0. Vậy với mức ý nghĩa 0.05, thời gian

đi làm thêm một tuần và điểm trung bình học kỳ 1 của sinh viên là như nhau

IV.Kiểm định phi tham số:

1 Kiểm định giả thuyết về số trung bình hai tổng thể mẫu độc lập

Bài toán: “Kiểm định thời gian tự học trung bình của sinh viên khóa 48K và 49K là khác nhauvới mức ý nghĩa 5%”

H0: Me1 = Me2

H1: Me1 ≠ Me2

 Nhận xét: từ bảng test statistics: sig=0.812> alpha= 0.05 → chấp nhận giả thuyết Ho.Vậy với mức ý nghĩa 0.05, thời gian tự học trung bình của sinh viên khóa 48K và khóa49K là bằng nhau

Bài toán: “Kiểm định thời gian làm thêm trung bình của sinh viên nam và sinh viên nữ là bằngnhau với mức ý nghĩa 5%”

Trang 23

H0: Me1 = Me2

H1: Me1 ≠ Me2

Nhận xét: Từ bảng test statistics: sig=0.141> alpha = 0.05 → chấp nhận giả thuyết Ho Vậyvới mức ý nghĩa 0.05, thời gian làm thêm trung bình của sinh viên nam và sinh viên nữtrường Đại học Kinh tế - ĐHĐN là bằng nhau

PHẦN 4 KẾT LUẬN, NHẬN XÉT

1 Kết quả đạt được

Việc thực hiện đề tài cho ta biết về tình hình học tập của sinh viên Đại học Kinh tế - Đạihọc Đà Nẵng Chỉ một phần nhỏ sinh viên không có đam mê với ngành học của mình, động lựcchủ yếu cho việc học tập là vì tương lai của bản thân, thời gian học tập của sinh viên đại họcKinh tế là không đồng đều, nguồn tài liệu chủ yếu là từ mạng Internet với hơn 95% sinh viên sử dụng, khó khăn lớn nhất trong học tập là vì lượng kiến thức quá nhiều, chỉ 9% sinh viên không tổchức học nhóm, quan trọng là điểm trung bình của sinh viên trong hai kỳ học gần nhất lần lượt là3.2099 và 3.1599

Ngoài những kết quả cơ bản trên, phần thực hành SPSS cũng giúp ước lượng tỉ lệ sinhviên chắc đam mê với ngành học của mình, kiểm định sự bằng nhau của hai tổng thể mẫu độc lập

là thời gian học và khóa học, kiểm định sự bằng nhau của hai tổng thể mẫu gặp là điểm trungbình học tập mới và cũ từ việc điều tra mẫu 100 sinh viên từ các khóa và ngành học khác nhau

2 Ý nghĩa

Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn chung về tình hình học tập của sinh viên Đại họcKinh tế Đà Nẵng thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, tính toán các khoảng ước lượng và kiểmđịnh cũng như tìm ra mối liên hệ, tương quan giữa các biến Từ một mẫu điều tra gồm 150 sinhviên, ta có thể suy luận ra kết quả cho cả một tổng thể là toàn bộ sinh viên trường đại học Kinh tế 

Ngày đăng: 06/12/2024, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w