HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI THUYẾT CẤP BẬC NHU CẦU ABRAHAM MASLOW VÀ THUYẾT CÔNG BẰNG CỦA J.STACY ADAMS BIỆN PHÁP ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN TRONG MỘT DOANH NGHIỆP TỪ HAI
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI THUYẾT CẤP BẬC NHU CẦU ABRAHAM MASLOW VÀ THUYẾT CÔNG BẰNG CỦA J.STACY ADAMS BIỆN PHÁP ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN TRONG MỘT DOANH
NGHIỆP TỪ HAI THUYẾT TRÊN
NHÓM: 05
GVHD : ThS DƯƠNG VĂN BÔN
TP.HCM, THÁNG 12 NĂM 2023
Trang 25 Nguyễn Anh Thư 050611231212
6 Nguyễn Hoàng Qui 050611231037
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô đã đọc và đánhgiá bài tiểu luận của chúng em Đây là một bài nghiên cứu không chỉ tiếp cận bằng lýthuyết mà còn thể hiện góc nhìn cá nhân cũng như cách nhóm áp dụng lý thuyết vàothực tiễn Tuy nhiên, do vốn kiến thức và khả năng tiếp thu của nhóm còn khá nhiềuhạn chế trước biển rộng tri thức của bộ môn quản trị học Mặc dù nhóm đã nỗ lực rấtnhiều, song bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót, mong giảngviên xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em thêm phần hoàn thiện hơn
Một bài tiểu luận được hoàn thành không chỉ dựa trên công sức của một cá nhân mà
cả một tập thể Trong suốt quá trình làm bản tiểu luận này chúng em đã được sự hỗtrợ nhiệt tình và chỉ bảo tận tâm của thầy Dương Văn Bôn Chúng em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy đã chỉ dẫn cho nhóm chúng em Đó là nguồn động lực to lớn đểchúng em hoàn thành bài tiểu luận này!
Trang 4PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN Điểm bằng số:
Điểm bằng chữ:
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU v
PHẦN I: THUYẾT NHU CẦU CỦA MASLOW 1
(Lý thuyết “Nhu cầu của con người”) 1
1 Khái niệm 1
2 Cơ sở lý thuyết Maslow 2
3 Ứng dụng của lý thuyết vào thực tế .5
4 Ưu điểm và nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow 7
PHẦN II: THUYẾT CÔNG BẰNG CỦA STACY ADAMS 9
1 Lý thuyết công bằng là gì? 9
2 Cơ sở của thuyết công bằng .9
3 Các yếu tố để đánh giá nhân viên trong lý thuyết công bằng 10
4 Ưu điểm và nhược điểm của thuyết công bằng 11
PHẦN III: BIỆN PHÁP RÚT RA TỪ 2 LÝ THUYẾT TRÊN 14
1 ABRAHAM MASLOW: 14
2 J.STACY ADAMS: 15
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 6MỞ ĐẦUTheo nghiên cứu của Farhaan và Arman (2009): “Nhân viên có động lực thì họ làmviệc đạt 80-90% hiệu suất, tỷ lệ nghỉ việc thấp, nghỉ phép thấp” Theo nghiên cứu củaKovach (1995) chỉ rõ: “Vấn đề lớn nhất của quản lý là cảm nhận chính xác các yếu tốthúc đẩy động lực làm việc của nhân viên” Ngày nay, khi nhắc đến các tập đoàn lớn nhưGoogle, Apple hay Disney, người ta không chỉ nhớ đến sự thành công, sức ảnh hưởng vàphạm vi hoạt động rộng lớn của nó, mà còn nhớ đến đó là những công ty có mức độ đãingộ cho nhân viên cực kì hấp dẫn Với cách xây dựng nên một môi trường làm việc thoảimái, sáng tạo, phát huy hết khả năng mà mỗi người đang có và đáp ứng đủ mọi nhu cầucông việc lẫn giải trí của nhân viên, các tập đoàn này trở thành “ nơi làm việc mơ ước”của phần lớn người lao động ở khắp nơi trên thế giới Trong bối cảnh cạnh tranh ngàycàng gay gắt, người lao động giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lựccạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Do đó, việc hiểu và nắm bắt nhucầu, tâm lý của người lao động là nhân tố quan trọng giúp cho các chính sách của doanhnghiệp gắn chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tư của người lao động Khi đạt được điềunày, mức độ hài lòng của người lao động về công việc và tổ chức của mình sẽ tăng lên, từ
đó họ cũng sẵn sàng cống hiến cho công ty Không chỉ quan tâm đến suy nghĩ của kháchhàng, việc tìm hiểu về các phương pháp động viên nhân viên cũng là một chiến lược quantrọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 7PHẦN I: THUYẾT NHU CẦU CỦA MASLOW (Lý thuyết “Nhu cầu của con người”)
1 Khái niệm
Abraham Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ Ông được xem là cha đẻ củachủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học và Thuyết Nhu cầu với việc đề xuất về Tháp Nhucầu - được hình thành và phát triển năm 1943
Theo A Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ Nhu cầu tựnhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”,theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng, phản ánh mức độ “cơ bản” của
nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là mộtthực thể xã hội Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơnđược đáp ứng Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theonhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động.Theo bậc thang nhu cầu của A Maslow, các nhu cầu gồm có hai cấp: cấp cao vàcấp thấp Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an ninh, an toàn Cấp cao gồm các nhucầu xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện Sự khác biệt giữa hai loại này là chúng thỏa mãn từbên trong và bên ngoài của con người A.Maslow cho rằng khi nhu cầu bậc dưới của conngười được thỏa mãn đến một mức độ nhất định thì tự nó nảy sinh các nhu cầu bậc caohơn Thuyết cấp bậc nhu cầu của A Maslow được đánh giá rất cao vì nó có ý nghĩa quantrọng đối với các nhà quản lý ở chỗ muốn động viên nhân viên thì cần phải biết người laođộng đang ở cấp độ nhu cầu nào, để từ đó có các giải pháp cho việc thỏa mãn nhu cầungười lao động Đồng thời, bảo đảm đạt đến các mục tiêu của tổ chức Các nhu cầu nàyđược sắp xếp và chia thành năm bậc như sau:
Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Nhu cầu an toàn (Safety Needs)
Nhu cầu xã hội (Love/ Belonging Needs)
Trang 8Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs).
Nhu cầu tự thể hiện (Self-Actualization Needs)
Đây là lý thuyết về động lực được xem là có giá trị nhất trong hệ thống lý thuyếttâm lý, và tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống
2 Cơ sở lý thuyết Maslow
Theo Rainey (2009) tháp nhu cầu Maslow được xem là lý thuyết nổi bật nhất vềnhu cầu của con người và đóng góp những khái niệm cơ bản cho việc nghiên cứu về độnglực làm việc Alduaij (2013) khẳng định, Maslow là người tiên phong vĩ đại trong việcphát triển ý tưởng cho rằng các cá nhân (hay các nhóm) sẽ làm việc hiệu quả nhất khi nhucầu của họ được thỏa mãn Ý tưởng hợp nhất nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của tổ chức
có sức thuyết phục rất mạnh mẽ Điều này cho thấy, khi người lao động được tạo điềukiện thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, thì họ sẽ càng có nhiều động lực để tìm cáchtheo đuổi mục tiêu cá nhân và thông qua đó đạt được các mục tiêu của tổ chức TrươngMinh Đức (2011) nhận định: “Các lý thuyết tạo động lực đều xoay quanh vấn đề xem xétnhu cầu của con người Muốn tạo động lực cho nhân viên, trước hết nhà lãnh đạo cần phảiquan tâm đến nhu cầu của họ, xem họ có nhu cầu gì và tạo điều kiện cho họ phấn đấu đểthỏa mãn nhu cầu”
5 Cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow
*Nhu cầu sinh lý (Bậc 1):
Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo cho con người tồn tại Nhucầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơbản của con người như: ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm chocon người thoải mái, Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất
Trang 9*Nhu cầu an toàn (Bậc 2):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này không
có điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhu cầu cao hơn Đó là nhữngnhu cầu về an toàn, không bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và giađình Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần Con ngườimong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm Nhu cầu này sẽ trởthành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng nhưchiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,
Nhu cầu này bao gồm 3 nội dung cơ bản như sau:
*Nhu cầu xã hội (Bậc 3)
Sau khi được thỏa mãn đầy đủ về thể chất, con người sẽ mong muốn được đáp ứngcác nhu cầu về tinh thần từ đó sự xuất hiện của bậc 3.Là những nhu cầu về tình yêu, đượcchấp nhận, mong muốn được tham gia vào một tổ chức hay một đoàn thể nào đó Do conngười là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận Con ngườiluôn có nhu cầu yêu thương gắn bó và để xóa bỏ cảm giác cô độc hay lo lắng khi ở mộtmình và có nhu cầu mở rộng mối quan hệ xã hội Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người
có nhu cầu giao tiếp để phát triển
*Nhu cầu tôn trọng (Bậc 4)
Trang 10Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thànhviên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng Nhu cầuloại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin Đây là mongmuốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xungquanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phâncông lao động xã hội Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mongmuốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộngcông” Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôntrọng và kính nể.
Nhu cầu tôn trọng trong tháp nhu cầu Maslow thể hiện mong muốn nhận được sựcoi trọng và chấp nhận từ người khác -> con người sẽ không ngừng cố gắng và nỗ lực.Biểu hiện rõ nhất của nhu cầu này là lòng tự trọng, mức độ thành công, tin tưởng của mộtngười
*Nhu cầu thể hiện bản thân (Bậc 5)
“Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh mà là để lưulại dấu ấn riêng trên mặt đất và trong trái tim người khác” Đây có lẽ là câu nói diễn tảđúng nhất nhu cầu này Con người luôn mong muốn những nỗ lực của mình sẽ được ghinhận và có thể cống hiến cho xã hội, cộng đồng Nhu cầu thể hiện bản thân là những nhu
Trang 11cầu tự nhiên của con người nói chung Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đếncao cho thấy độ “dã man” của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăngdần Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích
và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng Như vậy, theo lýthuyết này, trước tiên các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến các nhu cầu vật chất, trên cơ sở
đó nâng dần lên các nhu cầu bậc cao
Tháp nhu cầu Maslow mở rộng:
Ngoài 5 cấp bậc chính trên, tháp nhu cầu Maslow hiện tại còn mở rộng thêm 3 cấp độ nữa,gọi là tháp nhu cầu Maslow 8 bậc, bao gồm:
- Nhu cầu nhận thức (Cognitive): Nhu cầu về việc tò mò, tìm hiểu, mở rộng kiếnthức
- Thu cầu thẩm mỹ (Aesthetic): Đây là nhu cầu về việc tìm kiếm cái đẹp, đó có thể
là nghệ thuật, âm nhạc, cảnh quan
- Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self-Transcendence): Nhu cầu này được thúc đẩy bởinhững giá trị vượt ra ngoài bản thân, nhận thức và theo đuổi những giá trị vô hình, mangtính tâm linh, khám phá những khái niệm thần bí, kết nối với thế giới tự nhiên xung quanh
3 Ứng dụng của lý thuyết vào thực tế
Đối với nhu cầu sinh lý: doanh nghiệp Vua Nệm tại Việt Nam đã xây dựng khunghỉ trưa riêng mà nhân viên có thể tùy ý lựa chọn các mẫu nệm, loại nệm mới nhất Từ
đó nâng cao năng suất, khả năng tập trung, sáng tạo cũng như tinh thần làm việc của họ.Vua nệmchia sẻ về ý tưởng tạo không gian nghỉ trưa riêng cho nhân viên, VuaNệm cho biết: “Chúng tôi đem lại phúc lợi cho nhân cùng những tiện ích gia tăng giúpmỗi nhân viên có cảm giác đến công ty cũng như sống trong gia đình, tận tâm nhiệt huyếtcống hiến cùng tập thể Khu nghỉ trưa tại văn phòng sẽ vừa là nơi nghỉ ngơi, vừa là nơitrải nghiệm các sản phẩm nệm mới, hiểu sản phẩm để tư vấn cho người thân, bạn bè vàkhách hàng”.Hơn nữa, các loại nệm đa dạng, được thay đổi theo mẫu mới liên tục giúpnhân viên của công ty này có thể tùy ý lựa chọn loại nệm phù hợp với cơ thể
Trang 12Với cách làm này, Vua Nệm thu về bốn lợi ích chỉ trong một chính sách Cụ thể,nhân viên khỏe hơn, làm việc nhiệt tình hơn, hiểu sản phẩm và truyền cảm hứng về sảnphẩm ấy tới khách hàng một cách tốt nhất.Theo Vua Nệm, giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưngmang lại nhiều lợi ích, không chỉ giúp nhân viên cải thiện sức khỏe, tỉnh táo hơn khi bướcvào làm việc đầu giờ chiều mà còn kích thích sự sáng tạo.
Đây cũng là lý do, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến trang bị khônggian nghỉ trưa cho nhân viên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả năng suất công việc tạicông ty
Đối với nhu cầu an toàn: thương hiệu Google đã biến văn phòng làm việc trở nênhiện đại và thân thiện hơn bằng việc sử dụng các loại nội thất thân thiện với môi trường,cung cấp dịch vụ giặt khô, dịch vụ đưa đón nhân viên đến các cuộc họp
Đối với nhu cầu xã hội: công ty The Nerdery tại bang Chicago, Mỹ đã cho ra chínhsách “Fun Friday” mà mỗi thứ sáu hàng tuần các nhân viên sẽ cùng ngồi lại cùng ăn uống
và trò chuyện với đồng nghiệp
Đối với nhu cầu tôn trọng: các CEO của Facebook tổ chức việc gặp gỡ mọi nhânviên ở mọi chức vụ, cho dù chức vụ đó không yêu cầu chuyên môn cao hay kinh nghiệmdày dặn để nhân viên của họ cảm thấy được lắng nghe
Đối với nhu cầu thể hiện bản thân: công ty Walt Disney đã tạo ra “Creative Lab”,cộng đồng kỹ thuật số nội bộ của Disney Cộng đồng là một nơi để các nhân viên đượcchia sẻ sức sáng tạo, các ý tưởng riêng của họ
Thông qua Creative Lab, cộng đồng kỹ thuật số nội bộ của Disney Cộng đồng lànơi để các nhân viên, những người được gọi là diễn viên, chia sẻ "buzz" với nhau Buzz
có thể ở dạng ý tưởng, trải nghiệm, sản phẩm, quảng cáo, đồ họa, bất cứ thứ gì họ thấytruyền cảm hứng, sâu sắc hoặc chỉ đơn giản là thú vị Dòng ý tưởng nuôi dưỡng sự sángtạo của nhân viên và kiểm tra các ý tưởng để có thể thích ứng Nó cũng thúc đẩy kết nối
Trang 13phép nhân viên bắt đầu điều chỉnh buzz thành sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoặc trảinghiệm có thể mang lại lợi ích cho Disney Sau khi thực hiện các bước ban đầu trên trangweb, nhân viên được khuyến khích đưa ý tưởng của họ ngoại tuyến đến phòng thí nghiệmsáng tạo vật lý của Disney để trải qua quá trình giải quyết vấn đề / phát triển ý tưởng sángtạo chính thức hơn Kitchen cũng đưa ra những thách thức cho các thành viên thông quatrang web, để tìm giải pháp cộng đồng cho các vấn đề có thể phát sinh và tận dụng các cơhội trong thời điểm này.
Ta thấy rằng, tháp nhu cầu của Maslow cho nhà quản trị một định hướng cơ bản để
từ đó có kế hoạch và hành động cụ thể Có thể xem đây là một trong những lý thuyết tâm
lý nền tảng mà nhà quản trị cần nắm rõ và quan tâm nhằm hỗ trợ cho cả cá nhân, nhânviên và doanh nghiệp tạo ra hiệu quả cao nhất
4 Ưu điểm và nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow
Ưu điểm:
Đối với tiếp thị: Lý thuyết này cung cấp một bản tóm tắt hữu ích về nhu cầu củacon người, có thể được sử dụng trong thiết kế sản phẩm, định vị sản phẩm, định giá,…Bên cạnh đó, các nhà tiếp thị có thể dựa trên tháp nhu cầu Maslow để xây dựng chiếndịch Marketing tập trung vào các nhu cầu cụ thể của thị trường mục tiêu
Đối với môi trường làm việc: Tháp nhu cầu Maslow còn giúp các nhà quản lý cóthể hưởng lợi từ việc được hiểu nhu cầu cơ bản của nhân viên, sự đảm bảo công việc vàđược công nhận đối với một nhiệm vụ được hoàn thành tốt Tạo ra một môi trường đápứng những nhu cầu này sẽ giúp nhân viên hoạt động hết khả năng của họ cho doanhnghiệp
Nhược điểm:
Một nhược điểm bị chỉ trích rộng rãi của lý thuyết này là khi tạo ra hệ thống phâncấp, Maslow chỉ nghiên cứu một bộ phận nhỏ trong xã hội Các thuật ngữ trong hệ thốngnhư “lòng tự trọng” và “an toàn” có các định nghĩa rất khác nhau trong các nền văn hóa