1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài trình bày một công việc cụ thể phù hợp với ngành kinh tế quốc tế và Định hướng nghề nghiệp cụ thể của bản thân

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Một Công Việc Cụ Thể Phù Hợp Với Ngành Kinh Tế Quốc Tế Và Định Hướng Nghề Nghiệp Cụ Thể Của Bản Thân
Tác giả Lê Quỳnh Anh
Người hướng dẫn GVHD: Lê Thị Ánh Tuyết
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Ngoài ra, sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể sẽ được làmviệc trong một môi trường quốc tế năng động, chuyên nghiệp, thu nhập cao,… Để đi đúng với ước mơ, sở thích của bản t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Họ và tên sinh viên: Lê Quỳnh Anh

MSSV: 030837210059 Lớp: D03

GVHD: Lê Thị Ánh Tuyết

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 GIỚI THIỆU NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ 3

1.1 Kinh tế Quốc tế là gì? 3

1.2 Các công việc phù hợp với ngành Kinh tế Quốc tế 3

2 MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 4

2.1 Thế nào là xuất nhập khẩu? Tại sao lại cần nhân viên xuất nhập khẩu?.4 2.2 Nhân viên xuất nhập cần làm những công việc gì? 4

2.3 KIP công việc với vị trí nhân viên xuất nhập khẩu 5

2.4 Ưu điểm của công việc nhân viên xuất nhập khẩu 6

2.5 Thách thức của công việc nhân viên xuất nhập khẩu 7

2.6 Những yêu cầu, kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu 7

2.7 Nhân viên xuất nhập khẩu có thể làm việc ở đâu? 8

3 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN 8

3.1 Xác định mục tiêu nghề nghiệp 8

3.2 Lập kế hoạch thực hiện 11

3.3.1 Kế hoạch cho 4 năm đại học 11

3.3.2 Kế hoạch cho 2 năm sau khi ra trường 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong mọi thời đại, nền kinh tế luôn là yếu tố quan trọng, chủ chốt và ảnhhưởng trực tiếp đến sự phồn thịnh của một quốc gia Và với xu hướng hội nhậpquốc tế phát triển kinh tế được lấy làm chiến lược trọng tâm của mỗi quốc gia Bởi

vì một nền kinh tế phát triển sẽ là nền tảng, điều kiện vững chắc để một quốc gia dễdàng hội nhập quốc tế Sự trao đổi, mua bán giữa các quốc gia sẽ là cầu nối trongquá trình thực hiện toàn cầu hóa

Ngay từ khi còn là một học sinh trung học tôi đã nhận thấy được điều đó và đãtìm ra được ước mơ, sở thích của mình đối với lĩnh vực kinh tế, nhận thức được tầmquan trọng của nền kinh tế và những cơ hội nghề nghiệp mà ngành Kinh tế Quốc tếđem lại tôi quyết định chọn ngành học này để theo đuổi ước mơ của mình Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam là một điểm đến mới của các nhà đầu

tư nước ngoài và cũng có nhiều nhà đầu tư Việt Nam mạnh dạn đầu tư ra thế giới

Vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng tăng lên đặc biệt là nguồn nhân lựcchất lượng cao được đào tạo các kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành Kinh tếQuốc tế Do đó, ngành Kinh tế Quốc tế mang đến cho người học cơ hội nghề nghiệp

đa dạng Ngoài ra, sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể sẽ được làmviệc trong một môi trường quốc tế năng động, chuyên nghiệp, thu nhập cao,…

Để đi đúng với ước mơ, sở thích của bản thân tôi viết tiểu luận với đề tài

“Trình bày một công việc cụ thể phù hợp với ngành Kinh tế Quốc tế và định hướng nghề nghiệp cụ thể của bản thân” để tự mình đánh giá năng lực của bản thân từ đó

lựa chọn được công việc phù hợp và vạch ra được lộ trình, định hướng đúng đắn đểđạt được những mục tiêu nhất định sau khi ra trường

Trang 4

1 GIỚI THIỆU NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Kinh tế Quốc tế là gì?

Kinh tế quốc tế (International Economics) là một chuyên ngành của kinh tế

học, đi sâu vào nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữacác vùng quốc gia Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính mở rộng toàn cầu.Nói cách khác, kinh tế quốc tế nghiên cứu về các hoạt động giao dịch, kinh doanhhàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia nhằm đạt được lợi ích kinhtế

Ngành Kinh tế Quốc tế ra đời khi Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh quá trình hộinhập kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới Vì thế đã nảy sinh ra nhu cầu vềnguồn lao động chất lượng cao Đặc biệt là đội ngũ lao động trẻ, sở hữu những kiếnthức, hiểu biết vững vàng và sâu rộng về lĩnh vực kinh tế quốc tế Ngành Kinh tếQuốc tế được sinh với sự giao thoa giữa ngoại ngữ và thương mại

Ngành Kinh tế Quốc tế trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng và cácvấn đề tổng quan, chuyên sâu về thương mại quốc tế, chính sách đối ngoại, luậtquốc tế, nghiên cứu cách mở rộng hội nhập quốc tế, giải quyết trinh chấp thươngmại, thanh toán quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,…Ngoài ra, sinhviên sẽ được trau dồi, nâng cao các kỹ năng như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng đàmphán, giao tiếp, thuyết phục, làm việc nhóm,…

1.2 Các công việc phù hợp với ngành Kinh tế Quốc tế

Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Quốc tế vô cùng rộng

mở, xán lạn và nhiều lựa chọn như:

- Nhân viên xuất nhập khẩu

- Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế

- Chuyên gia marketing quốc tế

- Chuyên gia tư vấn đầu tư tài chính quốc tế

- Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng

- Chuyên gia xúc tiến thương mại

- Nhân viên cảng biển, hàng không

- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế

Và còn nhiều ngành nghề hấp dẫn khác phù hợp với ngành Kinh tế Quốc tế.Nhưng trong số đó Nhân viên xuất nhập khẩu là một ngành “hot”, thu hút đông đảo

Trang 5

sinh viên đang theo học và người lao động có chuyên môn Đây cũng là công việc

mà tôi định hướng và mong muốn được làm sau khi tốt nghiệp

2 MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU

2.1 Thế nào là xuất nhập khẩu? Tại sao lại cần nhân viên xuất nhập khẩu?

Xuất nhập khẩu (Import – Export) là hoạt động kinh doanh giữa các quốc

gia, vùng lãnh thổ với nhau Quốc gia này mua hàng hóa, dịch vụ mà mình khôngsản xuất được của các quốc gia khác bằng tiền tệ Hoạt động một quốc gia muahàng của quốc gia khác vào vùng lãnh thổ họ là nhập khẩu Ngược lại, một quốc giabán ra mặt hàng của mình cho quốc gia khác là xuất khẩu

Theo Luật Thương mại: “Xuất nhâ p khẩu là ho1t đô ng mua b2n hàng ho2 của Thương nhân Viê t Nam với thương nhân nước ngoài theo c2c hợp đ6ng mua b2n hàng ho2, bao g6m cả ho1t đô ng t1m nhâ p t2i xuất và t1m xuất t2i nhâ p, chuyển khẩu hàng ho2”.

Nhân viên xuất nhập khẩu (Import – Export Staff) là vị trí nhân sự trực tiếp

tham gia và quyết định quá trình hoàn tất hồ sơ cùng với các thủ tục hải quan chodoanh nghiệp để nhập khẩu hàng hóa và xuất bán thành phẩm ra nước ngoài với sốlượng và giá cả khác nhau

Thời đại hội nhập nền kinh tế, việc mở cửa giao lưu với các nước bên ngoài,trao đổi buôn bán là tiêu điểm hàng đầu của các tập đoàn, quốc gia Đối với ViệtNam hiện nay, xuất nhập khẩu chính là một trong những mũi nhọn hàng đầu, đưanền kinh tế quốc dân đạt đến cột mốc tăng trưởng mới (theo Tổng cục thống kê: ViệtNăm trong năm 2021, tỉ lệ xuất khẩu hàng hóa tăng 19%, tỉ lệ nhập khẩu hàng hóatăng 26,5%, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng22,6% so với năm trước) Vậy nên, nhu cầu về nhân lực đối với ngành xuất nhậpkhẩu là rất lớn, Nhân viên xuất nhập khẩu là một vị trí quan trọng và không thểthiếu trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty vận tải quốc tế,…

2.2 Nhân viên xuất nhập cần làm những công việc gì?

Tùy vào từng vị trí cũng như lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mànhân viên xuất nhập khẩu sẽ làm những công việc khác nhau Một số công việcchính mà một nhân viên xuất nhập khẩu thường phải làm như sau:

- Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán với đối tác có liên quan, ký kết hợp

đồng với khách hàng và nhà cung cấp

- Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.

Trang 6

- Lên kế hoạch nhập hàng, tìm kiếm hàng hóa và các đơn vị cung cấp ở trong và

ngoài nước để đề xuất với cấp trên lựa chọn nhà cung cấp cũng như đối tác giaodịch

- Quản lý, theo dõi tình trạng các đơn hàng, hợp đồng.

- Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hóa.

- Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau.

- Giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề phát sinh có liên quan đến hàng hóa, sản phẩm

trong quá trình vận chuyển

- Tham mưu cho người đứng đầu các bộ phận liên quan như trường phòng kinh

doanh chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời trực tiếp lập báo cáo nội bộ

và thực hiện báo cáo với các cơ quan nhà nước có liên quan

- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.

Nhìn chung, tùy vào từng vị trí, từng bộ phận mà nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đảmđương những công việc khác nhau Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc thì cầnphải hiểu cơ bản toàn bộ chu trình của ngành này

2.3 KIP công việc với vị trí nhân viên xuất nhập khẩu

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá chất lượng công việc, là

công cụ đo lường hiệu quả, đánh giá công việc thông qua tỷ lệ, số liệu, chỉ tiêu địnhlượng, phản ánh hiệu quả hoạt động của tổ chức hoặc bộ phận

Mỗi ngành nghề khi làm việc đều sẽ có những chỉ số để đánh giá mức độ hiệuquả khi làm việc của mình Đối với vị trí nhân viên xuất nhập khẩu có những chỉ sốđánh giá chất lượng công việc như sau:

- Thời gian vận chuyển từ cảng về kho và ngược lại

- Các loại phí vận chuyển

- Tỷ lệ giao/nhận hàng đúng hạn

- Tỷ lệ giao/nhận hàng đúng chất lượng, số lượng

- Giá trị thiệt hại do giao nhận hàng

- Số lượng khách hàng mới

- Tỷ lệ duy trì khách hàng cũ

- Tỷ lệ để lại sai sót trong hóa đơn, chứng từ,…

Trang 7

Việc đặt ra các chỉ tiêu và chỉ tiêu trong công việc là đóng góp một vai trò vôcùng quan trọng trong quá trình thúc đẩy kết quả làm việc của tất cả các ngành nghềchứ không riêng gì nhân viên xuất nhập khẩu Chỉ số đó sẽ giúp cho các nhà quản lý

dễ dàng quản lý công việc một cách tốt hơn, nắm được hiệu suất làm việc cũng nhưtheo dõi được quá trình làm việc đó có hiệu quả hay không Đối với nhân viên làmtrong lĩnh vực xuất nhập khẩu, KIP không chỉ là chỉ số đánh giá chất lượng mà còn

là những thước đo để xem lại chính mình Là mục tiêu phấn đấu để làm việc có hiệuquả và phát triển hơn Việc hoàn thành KIP cũng như một lời động viên, khích lệ để

họ có thể ngày càng cố gắng hơn trong công việc

2.4 Ưu điểm của công việc nhân viên xuất nhập khẩu

Giống như tất cả các nghề nghiệp khác, công việc nhân viên xuất nhập khẩu

có cả những ưu điểm và những thách thức Tuy nhiên, so với những thách thức thì

ưu điểm của công việc nhân viên xuất nhập khẩu vẫn nhiều hơn đáng kể

- Cơ hội làm việc với các thương hiệu toàn cầu: Là một nhân viên xuất nhập

khẩu, có thể được làm việc với các doanh nghiệp trên khắp thế giới, bao gồm cáccông ty đa quốc gia, các tập đoàn sản xuất, phân phối lớn và bán các hàng hóa cóthương hiệu từ may mặc, giày dép, xe hơi,… Với xu hướng toàn cầu hóa như hiệnnay, nhân viên xuất nhập khẩu cũng có thể làm việc với những nhân sự trong cáclĩnh vực như hàng không, vận chuyển, tàu hàng và các nhà cung cấp khác có thươnghiệu quốc tế

- Có cơ hội làm việc, công tác ở nhiều nơi: Ngành xuất nhập khẩu là một ngành

có mạng lưới toàn cầu cung cấp các sản phẩm trên toàn thế giới bằng đường biểnhoặc đường hàng không, vì vậy nhân viên xuất nhập khẩu có cơ hội di chuyển đếnnhiều quốc gia khác trên thế giới Một công ty xuất nhập khẩu cũng có thể có cácchi nhánh ở các quốc gia khác và nhân viên xuất nhập khẩu có thể ghé thăm nhưmột phần công việc của mình

- Cơ hội thăng tiến trong công việc: Để được thăng cấp và năng lương trong

ngành xuất nhập khẩu không khó khăn như nhiều ngành khác Vì trong phạm viphòng xuất nhập khẩu bao giờ cũng ít nhân sự hơn các phòng ban khác Trung bìnhphòng xuất nhập khẩu chỉ cần 1/3 đến 1/4 nhân sự so với kế toán hoặc kinh doanh,

vì vậy việc chiến đấu để thăng tiến sẽ dễ dàng hơn vì ít đối thủ cạnh tranh hơn

- Cơ hội việc làm: Với xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay, xuất nhập khẩu là

một ngành mới mẻ, chưa bị bão hòa và đang có nhu cầu về nhân lực cao nên khitham gia vào ngành này sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau

Trang 8

- Cơ hội phát triển bản thân: Đối với công việc nhân viên xuất nhập khẩu thường

xuyên phải làm việc, tiếp xúc với các đối tác nước ngoài nên thường xuyên phải sửdụng ngoại ngữ và làm việc dựa trên các thông lệ Quốc tế,… Nhìn chung, môitrường làm việc ở một công ty có hoạt động xuất nhập khẩu tốt hơn so với nhữngcông ty chỉ hoạt động trong nội địa; khi làm việc trong một môi trường tốt đặc biệt

là môi trường có yếu tố Quốc tế bạn sẽ có nhiều cơ hội để trau dồi kỹ năng, kiếnthức, kinh nghiệm tốt nhằm phát triển bản thân

- Mức thu nhập cao: Công việc nhân viên xuất nhập khẩu được xem là một công

việc mang lại thu nhập cao cho các ứng viên có nền tảng kiến thức kinh tế, kinhdoanh, ngoại ngữ Thu nhập của nhân viên xuất nhập khẩu ngoài lương cứng còncác có khoản hoa hồng dựa trên doanh số, các dự án, khách hàng bạn xử lý Mứclương trung bình của một nhân viên xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay khoảng

10 triệu đồng/tháng và có thể lên đến vài chục triệu đồng một tháng

2.5 Thách thức của công việc nhân viên xuất nhập khẩu

Mặc dù có nhiều ưu điểm, công việc nhân viên xuất nhập khẩu phải đối mặtnhững thách thức nhất định Trong đó, phải kể đến những vấn đề như sau:

- Áp lực công việc lớn: Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu tương đối vất

vả, thường xuyên phải làm thêm giờ, xử lý các tình huống phát sinh ngoài ý muốn

và phải theo sát từng bước trong quá trình vận chuyển hàng hóa để đảm bảo khôngxảy ra sự cố gì trong quá trình vận chuyển dẫn đến những kết quả không mongmuốn Vì vậy, cần có những kỹ năng, kiến thức cũng như khả năng sắp xếp thờigian để không bị quá tải công việc

- Địa điểm làm việc không cố định: Một nhân viên xuất nhập khẩu có thể làm việc

ở bất cứ đâu, từ văn phòng công ty đến các cảng biển, cảng hàng không, cục hảiquan,… điều này đồng nghĩa với việc họ phải di chuyển rất nhiều

- Các hạn chế thương mại liên quan đến chính sách: Ngành xuất nhập khẩu chịu

ảnh hưởng từ các hạn chế thương mại như thuế, trợ cấp của chính phủ cho cácngành công nghiệp trong nước, luật chống bán phá giá được một số quốc gia thựchiện như là biện pháp bảo hộ Việc kinh doanh của nhân viên xuất nhập khẩu trongdoanh nghiệp cũng vì thế mà bị chi phối và tác động bởi các yếu tố vĩ mô

2.6 Những yêu cầu, kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu

Để có thể trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu thì cần phải có đủ điều kiện

về các yêu cầu và kỹ năng

Một số yêu cầu công việc của vị trí nhân viên xuất nhập khẩu như sau:

Trang 9

- Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành có liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩunhư Xuất nhập khẩu, Kinh tế Quốc tế, Ngân hàng, Quan hệ quốc tế, Hải quan,…

- Có nghiệp vụ về lĩnh vực xuất nhập khẩu, nắm vững các quy trình và quy địnhtrong xuất - nhập khẩu, các thủ tục xuất nhập khẩu, chứng từ

- Thông thạo tiếng Anh

- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và phần mềm quản lýdoanh nghiệp

- Có khả năng lập kế hoạch công việc và kỹ năng trình bày

- Hiểu biết rộng về những khái niệm có liên quan đến công việc như các phươngthức thanh toán quốc tế, điều kiện và luật pháp thương mại quốc tế, các văn bảnpháp lý,…

- Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc

- Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng đàm phán, thuyết phục; kỹ năng phân tích;

xử lý tình huống và ra quyết định; kỹ năng xây dựng mối quan hệ; quản lý thờigian; quản lý kho; làm việc nhóm; tư duy tập trung vào kết quả; năng lực giải trình

- Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, nhạy bén, trung thực, đảm bảo bảo mật kinh doanh.

2.7 Nhân viên xuất nhập khẩu có thể làm việc ở đâu?

Một nhân viên xuất nhập khẩu có thể làm việc ở các công ty xuất nhập khẩu,logistics, công ty forwarder (trung gian kết nối và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu)

và có thể là ở các hãng tàu vận chuyển, hãng vận tải dịch vụ lớn… Khi làm việc ởcác nơi khác nhau công việc của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ khác nhau, tuy nhânvẫn xoay quanh quá trình thực hiện các bước cần thiết cho quy trình xuất nhập khẩuhàng hóa Phổ biến nhất thì nhân viên xuất nhập khẩu thường làm việc ở các công

ty xuất nhập khẩu, công ty logistics hay công ty forwarder

Trang 10

3 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN

3.1 Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Việc đặt ra mục tiêu là một trong những bước vô cùng quan trọng và cần thiếtđối với mỗi người Mục tiêu giúp chúng ta xác định được đích đến, từ đó nỗ lực,phấn đấu để đặt được thành công, phát triển sự nghiệp

Như Francie Smith đã chia sẻ: “Điều quan trọng nhất về động lực là thiết lập mục tiêu B1n luôn luôn nên có một mục tiêu”

Vạch ra mục tiêu cũng như là vạch ra cho bản thân một lộ trình gần như hoànhảo để đi theo Các mục tiêu định hướng cho bản thân chúng ta biết mình phải làm

gì để đạt được thành công thay vì làm những việc vô bổ

Bảng 1: X2c định mục tiêu 4 năm đ1i học

Học kỳ 1

- Điểm trung bình đạt trên 8.0

- Thi đạt kì thi đánh giá năng lực đầu vào Tiếng Anh, Tin học củatrường

- Điểm rèn luyện đạt 78 điểm

- Tham gia 1 câu lạc bộ, hội, nhóm

- Không vi phạm nội quy nhà trường

- Học và rèn luyện các thao tác trên word, powerpoint, excel

- Rèn luyện tiếng anh giao tiếp, học các từ vựng chuyên ngànhHọc kỳ 2 - Điểm trung bình đạt trên 8.0

- Điểm rèn luyện đạt 80 điểm

Trang 11

- Tham gia công tác tình nguyện, phong trào của trường

- Không vi phạm nội quy nhà trường

- Học và thi chứng chỉ tin học MOS đạt 850/1000 điểm

- Bắt đầu ôn luyện tiếng anh đầu ra và tìm hiểu, học thêm tiếngNhật

- Tìm hiểu trước các môn chuyên ngành

- Lựa chọn chuyên ngành phù hợp

Học kỳ 3

- Điểm trung bình đạt trên 8.0

- Điểm rèn luyện đạt 80 điểm

- Tham gia các phong trào, công tác tình nguyện

- Không vi phạm nội quy nhà trường

- Tìm hiểu và tham gia một số cuộc thi dành cho sinh viên

- Tìm hiểu và trau dồi các kĩ năng liên quan đến ngành

- Ôn thi TOEIC 4 kỹ năng

- Tiếp tục trau dồi từ vựng tiếng Nhật

Học kì 4

- Điểm trung bình đạt 8.0

- Điểm rèn luyện trên 78 điểm

- Tham gia các phong trào, công tác tình nguyện

- Không vi phạm nội quy nhà trường

- Rèn luyện các kĩ năng mềm liên quan đến ngành

- Tiếp tục tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên

- Thi TOEIC 2 kỹ năng nghe, đọc đạt 650/990 điểm

- Giao tiếp được tiếng Nhật cơ bản

Học kì 5 - Điểm trung bình đạt trên 8.0

- Điểm rèn luyện trên 78 điểm

- Tham gia các phong trào, công tác tình nguyện

- Không vi phạm nội quy nhà trường

- Các kỹ năng tiếp tục rèn luyện và nâng cao đặc biệt là kỹ năngtin học văn phòng

Trang 12

- Thi TOEIC 2 kỹ năng nói, viết đạt đạt 300/400 điểm

- Rèn luyện tiếng Nhật giao tiếp

- Tìm hiểu công việc, nơi thực tập phù hợp

Học kì 6

- Điểm trung bình đạt trên 8.0

- Điểm rèn luyện trên 78 điểm

- Tham gia các phong trào, công tác tình nguyện

- Không vi phạm nội quy nhà trường

- Tham gia các dự án, hoạt động để học hỏi, rèn luyện kỹ năngnghề nghiệp

- Rèn luyện Tiếng Anh giao tiếp

- Ôn thi tiếng Nhật

- Bắt đầu đi thực tập hoặc làm thêm những công việc liên quanđến ngành nghề xuất nhập khẩu

Học kì 7

- Điểm trung bình đạt trên 8.0

- Điểm rèn luyện trên 78 điểm

- Tham gia các phong trào, công tác tình nguyện

- Không vi phạm nội quy nhà trường

- Các kỹ năng mềm rèn luyện ở mức tốt

- Giao tiếp Tiếng Anh ổn định, lưu loát

- Thi tiếng Nhật cấp độ N5 đạt 120/180 điểm

- Tích lũy đủ tín chỉ và đủ điểm để làm khóa luận tốt nghiệp

- Tích cực nộp CV vào các công ty xuất nhập khẩu

- Nhận bằng tốt nghiệp đạt từ loại khá trở lên

Ngày đăng: 05/12/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN