Bệnh nàycản trở sự phát triển của não, do vậy nó gây ra những sự phát triển không bìnhthường về tinh thần...Trẻ KTTT dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ýtưởng và khả năng tiếp nhậ
Trang 1GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
Tài liệu dành cho lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Trang 2MỤC LỤC CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ 2
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TRONG LỚP HÒA NHẬP
53
2.3 Phương pháp dạy một số kĩ năng học đường cho trẻ KTTT 62
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1 Thiết kế và tổ chức hoạt động hỗ trợ cá nhân cho trẻ KTTT 703.2 Thiết kế và tổ chức tiết dạy học hòa nhập trẻ KTTT 753.3 Quản lí hành vi trẻ khuyết tật trí tuệ trong lớp hòa nhập 79
Trang 3CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm về khuyết tật trí tuệ trên thế giới
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20 vấn đề nghiên cứu trẻ khuyết tật trítuệ (KTTT) đã được nhiều nhà khoa học quan tâm như: các bác sỹ, nhà tâm lí học,giáo dục học, sinh học, giải phẫu…
Alfred Binet và Theodore Simon là những người đầu tiên phát minh ra Trắc
nghiệm chỉ số trí tuệ vào đầu thế kỷ 20, họ cho rằng những người có chỉ số trí tuệ
dưới 70 bị coi là KTTT
Theo Edgardoll (1941) định nghĩa một trẻ KTTT phải biểu hiện ở 6 tiêu chísau: 1 Không thích nghi được với xã hội; 2 Trí thông minh thấp hơn mức bìnhthường; 3 Không có khả năng phát triển trí tuệ cao hơn nữa; 4 Chỉ đạt ở mức độ
phát triển nhất định; 5 Mức độ phát triển tuỳ theo sự phát triển của thể chất; 6.
Không có khả năng chữa trị được
Năm 1954 Benda cho rằng: KTTT là người không có khả năng điều khiểnbản thân và xử lý các vấn đề của riêng mình, hoặc phải được dạy mới biết làm, họ
có nhu cầu về sự giám sát, kiểm soát và chăm sóc cho sức khoẻ của bản thân mình
và cần đến sự chăm sóc của cộng đồng
Theo Luria (1966) thì: "Trẻ KTTT là những trẻ mắc phải bệnh về não rấtnặng từ khi còn trong bào thai hoặc trong những năm tháng đầu đời Bệnh nàycản trở sự phát triển của não, do vậy nó gây ra những sự phát triển không bìnhthường về tinh thần Trẻ KTTT dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ýtưởng và khả năng tiếp nhận thực tế bị hạn chế"
Theo AAMR 1 cho rằng: KTTT là một dạng tật có đặc điểm là bị hạn chế
đáng kể trong việc thực hiện chức năng trí tuệ và các kỹ năng thích nghi thực tế,thích nghi xã hội, kỹ năng nhận thức Loại tật này bắt đầu trước 18 tuổi
Trang 4(1) AAMR = American Association of Metal Retardation 2002 (Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Mỹ, nay gọi là hiệp hội khuyết tật trí tuệ Mỹ)
Theo DSM-V 2 cho rằng: KTTT (rối loạn phát triển trí tuệ) là một rối loạn
diễn ra trong suốt quá trình phát triển, bao gồm sự thiếu hụt cả về trí tuệ và chứcnăng thích ứng về khái niệm, xã hội và các lĩnh vực thực hành
1.1.2 Khái niệm về KTTT ở Việt Nam
Năm 1991 bác sỹ Nguyễn Khắc Viện cho rằng: KTTT, còn gọi là chậm khônhay thiểu năng trí tuệ) là hiện tượng thấp kém về trí tuệ của của một cá nhân, so vớicác thành viên khác trong xã hội Biểu hiện qua việc cá nhân đó không có khả nănghoàn thành các công việc trí óc và các hoạt động khác tương ứng với lứa tuổi hoặc
gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong thích nghi xã hội Về phương diện bệnh lý, cần
phân biệt KTTT với mất trí hay tổn thương trí tuệ
Theo chúng tôi, KTTT là một dạng tật có đặc điểm hạn chế đáng kể trong tiếp thu kiến thức, khả năng thực hiện chức năng trí tuệ, các kỹ năng thích nghi thực tế và xã hội của một cá nhân so với các thành viên khác trong xã hội Điều này làm cho cá nhân KTTT khó khăn trong việc hoàn thành các công việc trí óc và các hoạt động khác tương ứng với lứa tuổi.
Theo khái niệm về KTTT như trên, chúng ta có thể thấy rằng nhân tố chủ yếuquyết định các đặc điểm và đặc thù của một người KTTT là sự hạn chế về trí tuệ,khả năng nhận thức và thích nghi với xã hội
1.2 Tiêu chí chẩn đoán và phân loại
1.2.1 Tiêu chí chẩn đoán khuyết tật trí tuệ
Theo DSM-V, có 3 tiêu chí để chẩn đoán KTTT:
A Suy giảm chức năng trí tuệ thể hiện trong sự lí giải, giải quyết vấn đề,lập kế hoạch, tư duy trừu tượng, phán đoán, kĩ năng học đường và học qua trảinghiệm, được thực hiện bởi những đánh giá lâm sàng và trắc nghiệm trí thôngminh cá nhân mang tính tiêu chuẩn và chỉ số thông minh đạt gần 70
Trang 5
-2 American Psychiatric Association, 2013 Diagnostic and statistical manual of mental disorders, 5th Edition (DSM-5) American Psychiatric Pub, pp.31-85.
B Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết trong chức năng thích ứng kết quả là gặpthất bại trong việc đạt được các tiêu chuẩn về sự phát triển và tiêu chuẩn văn hóa
xã hội đối với sự độc lập cá nhân và trách nhiệm xã hội Nếu không có sự hỗ trợliên tục, những thiếu hụt về kĩ năng thích ứng sẽ hạn chế sự thích ứng ở một hoặchơn các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như giao tiếp, sự tham gia về mặt
xã hội, sống độc lập, vượt qua nhiều môi trường như: ở nhà, ở trường, nơi làmviệc và cộng đồng
C Những suy giảm về trí tuệ và thích ứng diễn ra trong suốt quá trình pháttriển và tật KTTT xuất hiện trước 18 tuổi
Chức năng trí tuệ tổng quát là chỉ số thông minh (có thể gọi là IQ hoặc các thuật
ngữ tương đương với IQ) được qua đánh giá bằng một hoặc hơn một trắc nghiệm trên
cá nhân về trí thông minh Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình là chỉ số thông minhđạt khoảng từ 70 hay thấp hơn (chỉ khoảng 2 điểm so với điểm chuẩn này)
Khả năng thích ứng có nghĩa là mức độ theo kịp yêu cầu của cuộc sống chung
của cá nhân và khả năng độc lập, kiến thức văn hoá và xã hội và khả năng hoà nhậpcộng đồng ở một lứa tuổi nào đó so với mức độ chuẩn mực
Khả năng thích nghi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳnghạn như giáo dục, động cơ, cá tính, cơ hội về xã hội và dạy nghề, rối loạn tinh thần
và những vấn đề sức khoẻ có thể xuất hiện cùng với KTTT Những khó khăn về khảnăng thích nghi có thể cải thiện đáng kể nhờ sự can thiệp của các nỗ lực giáo dục,còn chỉ số trí tuệ thì khó hơn
1.2.2 Phân loại mức độ
Để xác định mức độ KTTT của một trẻ cụ thể, phải dựa vào các dấu hiệu tâmvận động, về khả năng tự phục vụ, khả năng thích nghi với cuộc sống của trẻ Tuynhiên về mặt hành chính, cần có tiêu chí nào đó dễ thống nhất Đa số các nhà nghiêncứu chấp nhận dựa vào điểm trí tuệ được thực hiện qua các trắc nghiệm Theo cáchnày hiện nay có nhiều bảng phân loại(Tổ chức Y tế thế giới, bảng DSM của hiệp hội
Trang 6tâm thần Mỹ, bảng của các học giả Pháp (1993) Thông thường (tính theo trắcnghiệm Stanforrd- Benet và theo Wectresler), những trẻ có chỉ số IQ<70 được coi làKTTT Tuy nhiên, cũng có nhiều người đề xuất IQ<80 Chẳng hạn, theo NguyễnKhắc Viện (1991):
Chỉ số khôn 70-80: chậm khôn nhẹ
Chỉ số khôn từ 50-70: chậm khôn vừa
Chỉ số khôn từ 30-50: chậm khôn nặng
Chỉ số khôn dưới 30: chậm khôn rất nặng
Theo bảng phân loại của DSM-IV 3 có 4 mức độ KTTT như sau :
-3 DSM – IV = Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders IV - Sổ tay
chẩn đoán và thống kê những rối nhiều tinh thần IV.
Trang 7Ví dụ: Lĩnh vực kĩ năng thực hành ở 4 mức độ:
- Mức độ nhẹ: Trẻ có thể thực hiện các chức năng chăm sóc bản thân phùhợp độ tuổi Trẻ có thể cần 1 số hỗ trợ trong một số nhiệm vụ kĩ năng sống hàngngày phức tạp so với độ tuổi
- Mức độ trung bình: Trẻ có thể thực hiện các nhu cầu cá nhân liên quanđến ăn, mặc, vệ sinh, như người lớn Tuy nhiên trẻ cần được dạy làm những việcnày và cho thêm thời gian thực hiện để có thể thực hiện các kĩ năng này một cáchđộc lập Trẻ cũng cần được gợi nhớ thường xuyên
- Mức độ nặng: Trẻ cần có sự hỗ trợ cho tất cả các kĩ năng sống hàng ngàynhư ăn, tắm gội Trẻ cần có sự giám sát thường xuyên
- Mức độ rất nặng: Trẻ phụ thuộc vào người khác trong tất cả các kĩ năngsống hàng ngày như chăm sóc thể chất, sức khỏe, an toàn đối với những trẻ cókhiếm khuyết về thể chất Những trẻ không có khiếm khuyết về thể chất vẫn có thểtham gia vào 1 số hoạt động rất đơn giản ở nhà như: mang bát đến bàn cho mẹ
Khái niệm của AAMR sử dụng tiêu chí thích nghi về mặt xã hội làm cơ sở để phân
Hỗ trợ có giới
hạn
Mức độ hỗ trợ tuỳ theo thời điểm, hạn chế về thời hạn nhưngkhông giống với hình thức hỗ trợ không thường xuyên, hìnhthức hỗ trợ này cần ít nhân viên hơn, và kinh phí thấp hơn
Hỗ trợ mở rộng Hỗ trợ diễn ra đều đặn ví dụ như là hỗ trợ hàng ngày tại những
môi trường nhất định có thể là ở nhà hoặc tại nơi làm việc vàkhông hạn chế về thời gian
Hỗ trợ toàn diện Hỗ trợ thường xuyên và ở mức độ cao; hỗ trợ trong nhiều môi
Trang 8trường; và trong suốt cuộc đời Hỗ trợ toàn diện đòi hỏi sự thamgia của nhiều người, hình thức hỗ trợ này mang tính chất canthiệp nhiều hơn so với hỗ trợ mở rộng và hạn chế hoặc hỗ trợhạn chế về thời gian
Tác dụng của việc phân loại mức độ KTTT:
Thông thường, các loại sách báo hay tạp chí thường sử dụng thuật ngữ KTTTnhưng không nói rõ là KTTT ở mức độ nào Những ai đã có kinh nghiệm làm việcvới trẻ KTTT đều biết rằng mức độ hoạt động của trí tuệ cho người ta những cơ sởđoán biết và kỳ vọng về mức độ hành vi của đứa trẻ, biết điều kiện về thể chất vàcuối cùng là mức độ và hình thức chăm sóc cần thiết cho đứa trẻ
Ví dụ: Trẻ KTTT loại nặng và nghiêm trọng thường mắc cả chứng động kinh;
Bé trai gãy nhiễm sắc thể X thường KTTT ở mức nhẹ và trung bình Những ngườiđàn ông có hội chứng này thường bị KTTT trung bình hoặc nặng
1.3 Nguyên nhân
Theo DSM-IV, KTTT có thể do các nguyên nhân sinh học hoặc xã hội gây nênhoặc cả hai nguyên nhân sinh học và xã hội Trong số những người bị KTTT thì có khoảng30-40% không rõ nguyên nhân Số người bị KTTT xác định được nguyên nhân có tỉ lệphân bổ như sau:
Biến đổi bất thường trong thời kỳ đầu của sự phát triển Khoảng 30%
Bất thường khi mang thai hoặc khi sinh Khoảng 10%
Tổn thương thời kỳ mới sinh hoặc thời thơ ấu Khoảng 5%
Môi trường và các khuyết tật tinh thần khác Khoảng 15-20%
Trang 91.3.1 Những nguyên nhân có trước khi sinh
1.3.1.1 Những yếu tố nội sinh
Đột biến nhiễm sắc thể gây nên hội chứng: Down, Klinefelter, Turner, thể ba
ở cặp nhiễm sắc thể 13, 18 Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tật KTTT.Với những đứa trẻ mắc phải hội chứng này, người ta còn có thể quan sát được nhiềurối loạn bên ngoài chỉ bằng mắt thường
- Hội chứng Down (Down syndrome): Do sự không phân ly của cặp nhiễm sắcthể thứ 21 nên ở những người này có ba cặp nhiễm sắc thể ở cặp 21 (gọi là thể ba) và
bộ nhiễm sắc thể của người mang hội chứng Down là 2n = 47, + 21
- Thể ba ở cặp nhiễm sắc thể 13 (2n = 47, +13) thường gây chết ở trẻ sơ sinh,dưới ba tháng tuổi nên hiếm thấy ở người lớn Một số ít sống đến 5 tuổi Triệu chứng
là não teo đi, mất trí, bị điếc và nhiều dị dạng khác ở nội quan và các cơ quan bênngoài
- Thể ba ở cặp nhiễm sắc thể 18 (2n = 47, +18), biểu hiện mất trí và nhiều tậtbẩm sinh Trẻ sinh ra bị hội chứng này thường do các bà mẹ lớn tuổi
- Hội chứng Turner (Turner syndrome) (2n = 45, X), người bị hội chứng này
có 44 NST thường và một nhiễm sắc thể giới tính X, Hội chứng được H.H Turnerphát hiện vào năm 1938 Những trẻ em bị hội chứng này thường chết trong bào thai,hơn 90% xảy thai đột ngột, rất ít người sống đến tuổi trưởng thành (1/15000) Nếusống đến tuổi trưởng thành thì thường có những dị hình như không có buồng trứng,thiếu các tính trạng giới tính thứ cấp do đó không có con, KTTT và nhiều dị dạngbên ngoài khác Nguyên nhân có thể do một tinh trùng không có nhiễm sắc thể giớitính, cũng có thể mất đi một NST giới tính XX hay XY Dạng thứ hai này thuộc
“thể khảm” thường có ít dị hình hơn, có thể tạo tính cái và vẫn có thể có con
- Hội chứng Klinefelter (47, XXY): Hội chứng này do H.F Klinefelter mô tảnăm 1942, chỉ xuất hiện ở nam giới nhưng không bình thường về tuyến sinh dục, cómột số đặc điểm giống nữ (có vú như nữ), không có con, KTTT, thân hình caokhông cân đối, chân quá dài, mù màu Nguyên nhân có thể trong quá trình thụ tinh,hợp tử được hình thành từ tinh trùng có NST giới tính Y với một trứng đặc biệt có
Trang 10NST giới tính XX, kết quả là tạo ra bộ NST lưỡng bội gồm 22 cặp NST thường vàcặp NST giới tính kiểu XXY (thừa một NST X).
Lỗi gen: (chủ yếu do thiếu một chất men nào đó) dẫn đến rối loạn các chuyểnhoá: Hội chứng PKU, San filippo, chứng xơ cứng dạng củ, gẫy nhiễm sắc thể, Rett,William Beuren, Angelman, Prader Willy
- Hội chứng Phenylketonuria (PKU), do gen lặn gây ra Do một nguyên nhânnào đó gen bị đột biến Lúc mới sinh thường vẫn khoẻ, nhưng sau một số tuần thì bịmất trí, nhiều trẻ không đi được, không nói được, lên cơn động kinh, KTTT và cóthể dẫn đến bị điên Việc rối loạn chuyển hoá bẩm sinh dẫn đến sự thừa (tích tụ)một số chất, đồng thời có thể thiếu mọt số chất khác, hơn nữa có thể xuất hiệnnhững chất mới vốn không có và không cần cho cơ thể, từ đó dẫn đễn sự đầu độc cơthể làm xuất hiện bệnh Bệnh này cần được phát hiện sớm, có thể phát hiện ngay từkhi còn nằm trong tử cung Khi đã phát hiện được khâu bị rối loạn có thể khôngdùng những chất mà cơ thể không chuyển hoá được hoặc bổ sung những chất cơ thểcòn thiếu
- Hội chứng Alcaptonuria (còn gọi là Ancapton) do một gen lặn gây ra,thường xảy ra trong những gia đình có người trong họ (cùng giòng họ) lấy nhau.Lúc còn bé, trẻ thường chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng về sau dẫn đếnnhiều biến loạn khác nhau như trẻ bị KTTT
- Hội chứng Gãy NST X (Fragile X syndrome) : Năm 1991, các nhà khoahọc phát hiện ra gen gây ra gãy nhiệm sắc thể X (gọi là gen FMR 1) Đối với những
cá nhân bị hội chứng gãy nhiễm sắc thể X, một đột biến ở FMR1 làm cho gen gãygập
- Hội chứng Prader- Willi (Prader- Willi syndrome)(viết tắt là PWS) là mộtrối loạn gen phức tạp Trong hầu hết trường hợp, PWS được coi là do một lỗi vềgen xảy ra một cách tự phát tại hoặc gần thời điểm thụ thai vì những lý do chưađược phát hiện Trong một tỷ lệ nhỏ PWS (dưới 2%), một đột biến gen không ảnhhưởng đến cha mẹ được truyền sang cho đứa con và ở những gia đình này, có thểhơn 1 trẻ sẽ bị ảnh hưởng Hội chứng này thường gây ra trương lực cơ thấp, tầm vócnhỏ, phát triển tình dục không đầy đủ, chậm phát triển nhận thức, có vấn đề về hành
Trang 11vi, trẻ có một cảm giác đói kinh niên mà dẫn đến ăn quá nhiều và sự béo phì có thểnguy hiểm đến tính mạng Về cơ bản PWS xảy ra là do việc thiếu một số gen trênmột trong hai NST số 15 - thường là NST do người bố truyền cho Trong hầu hết
các trường hợp, có hiện tượng biến mất những gen quan trọng trên NST Đối với
các trường hợp còn lại, toàn bộ NST từ người bố bị mất và thay vào đó sẽ có 2 NST
số 15 từ mẹ Việc thiếu những gen quan trọng từ người bố ở những người PWS làmrối loạn cảm giác ăn uống
- Bệnh U bã nhờn: Đây là một bệnh trội của nhiễm sắc thể thường Gần đây,người ta phát hiện thấy rằng sự đột biến ở gen và ở NST cặp 9 và 16 chính lànguyên nhân gây bệnh Khoảng 60% các trường hợp mắc bệnh xuất hiện dạng độtbiến mới/tự nhiên ở những cha mẹ khoẻ mạnh bình thường Trong những trườnghợp này, nguy cơ sinh thêm con mang bệnh tăng dần: 1/100 đến 1/10.000 Khoảng40% cha mẹ khác có những hội chứng nhẹ của bệnh, nếu được kiểm tra sẽ phát hiệnchồng hoặc vợ là người mắc chứng đột biến Có khoảng 50% cặp cặp vợ chồng này
sẽ sinh con bị bệnh u bã nhờn Hiện nay, vẫn chưa có đủ khả năng để tiến hành chẩnđoán trước khi sinh Tỉ lệ trẻ mắc bệnh u bã nhờn là: 1/10.000 Các loại u rải rácxuất hiện trong não, mặt, tay, chân, lưng, tim, phổi… Trẻ mắc bệnh này thường có
có vấn đề về ngủ, rối loạn HV, KTTT, động kinh…
- Hội chứng Rett (Rett syndrome): Được phát hiện vào năm 1996 do AdreasRett (người áo) Hiện nay chưa rõ nguyên nhân một cách chính xác tuy nhiên rất cóthể hội chứng này là bệnh di truyền trội liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính:thường là bé gái mang bệnh này còn bé trai mang bệnh sẽ chết trước khi sinh Cáccặp vợ chồng không phải lo ngại sẽ sinh thêm con gái bị hội chứng này do "nhữngđột biến mới" tỉ lệ xuất hiện: 1/10000 bé gái
- Hội chứng Angelman (Angelman syndrome): Năm 1965, Harry Angelman
một bác sỹ nhi khoa người Anh đã phát hiện ra Hầu hết trẻ mắc phải hội chứng nàyđều bị mất đoạn NST ở cặp số 15 và di truyền từ mẹ Không chỉ xét nghiệm nhiễmsắc thể của người mẹ mà ngay cả các chị em gái của người mẹ đó Nguy cơ sinhthêm con có hội chứng này là 1-50% Tỷ lệ: 1/20-30000
Trang 12Rối loạn nhiều yếu tố: Nứt đốt sống, quái tượng không não, tràn dịch màngnão, tật đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Nứt đốt sống: Do sự không khép kín được máng thần kinh ở phần sau, cóvài đốt sống không đóng kín được ống thần kinh (tuỷ sống) Kết quả là vùng tuỷsống không được bảo vệ có thể phình ra ngoài ra tạo thành một cái túi đen Túi thầnkinh” này được bao bọc bởi một lớp màng rất mỏng có thể để dịch tuỷ sống vào não
rỉ qua Nguyên nhân của dị tật này hiện nay vẫn chưa được tìm ra Nhưng cứ 250đến 5000 trẻ sinh ra có một trẻ bị tật nứt đốt sống
Nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh nặng, thường gây chết thai hoặc sơ sinh bịchết, nếu có sống sót thì thường tật nguyền và KTTT Khi phát hiện tật, cần phải tiếnhành phẫu thuật sớm để bảo vệ túi thần kinh cho trẻ, nếu không trẻ sẽ bị chết sớm
- Tật đầu to (Não úng thuỷ): Là tình trạng “ứ đọng trong não” thường gặp ở 4trong số 5 trẻ bị tật nứt đốt sống Dịch hình thành trong não không chảy xuống tuỷsống như bình thường, dịch tích tụ lại và gây tăng áp lực trong não và hộp sọ Mặc
dù trẻ đẻ ra đầu trông như bình thường nhưng dần dần to lên và chứa đầy dịch Hộichứng này có thể xuất hiện ngay sau khi sinh và tiến triển nặng dần trong vòng hainăm đầu, có thể dẫn tới tử vong Một số trường hợp bệnh ngừng tiến triển, trạngthái tinh thần và cơ thể tốt lên rõ rệt Bệnh có thể được điều trị bằng các phươngpháp phẫu thuật, dùng các thuốc giảm áp lực dịch não tuỷ
- Tật đầu nhỏ: Là kết quả của sự phát triển bất bình thường của não Tật đầunhỏ có thể là khuyết tật riêng biệt, cũng có thể là khuyết tật do sự tác động của nhiềutác nhân trong quá trình thai nghén hoặc sau đó như nhiễm trùng, chấn thương khi sinh,
mẹ mắc bệnh Phênylxêtôn niệu, bị nhiễm xạ Tật não nhỏ di truyền theo cơ chế ditruyền lặn nhiễm sắc thể thường, cũng có trường hợp di truyền theo cơ chế di truyềntrội nhiễm sắc thể thường Nếu được chăm sóc tốt, các trẻ mắc tật này có thể tăng tuổithọ cao hơn, giáo dục tốt có thể giúp trẻ thích nghi một phần trong cuộc sống
3.1.2 Do các yếu tố ngoại sinh:
Do lây nhiễm khi bà mẹ mang thai: Sởi rubella hay còn gọi là sởi Đức,nhiễm Toxoplasma, vi rút cự bào, giang mai, nhiễm HIV Do có tác động đến bào
Trang 13thai gây nên KTTT, vi rút thường tác động ở thời kỳ phôi, kí sinh trùng ở thời kỳthai, còn vi trùng có thể lây bệnh ở cả thời kỳ phôi và thai.
- Sởi Rubella: Do bác sĩ Geeg tìm ra, ông mô tả trẻ bị KTTT kèm đục thuỷ tinh thể bẩmsinh bởi những bà mẹ bị nhiễm Rubella, nhất là trong thời kỳ 3- 4 tháng đầu mang thai.Trẻ có nhiều dị tật bẩm sinh khi nhiễm bệnh này như: mắt nhỏ, bệnh tim bẩm sinh,điếc, dị dạng xương sọ, tăng động- giảm tập trung, múa vờn, động kinh Trước khimang thai, các bà mẹ cần kiểm tra và tiêm thuốc phòng bệnh, không nên mang thaitrong tình trạng mang bệnh hoặc gần nơi người mang bệnh
- Bệnh Giang mai bẩm sinh: Phôi thai bị nhiễm khuẩn giang mai của người mẹtruyền qua nhau thai Tổn thương thường khu trú ở hệ thần kinh trung ương gây ratrạng thái viêm não, viêm màng não, dị dạng sọ, mũi lõm hình yên ngựa, da nhạt cósắc vàng, răng mọc lộn xộn, điếc, đục thuỷ tinh thể, gan lách to, dị dạng xương,phản xạ gân xương không đều ở hai bên, liệt cơ mặt và trẻ chậm phát triển ở nhiềudạng khác nhau, thường gặp ở mức độ nặng
- Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis: Là loại ký sinh trùng sống ở nhiều
vật chú, hầu hết các loại vật có vú và chim Thường là bệnh bẩm sinh do mẹ truyềnsang cho con qua đường nhau thai Mức độ KTTT dựa vào thời kỳ ký sinh trùngsớm hay muộn Những trẻ mắc bệnh này sau khi sinh vài tuần thường có triệuchứng sốt cao, viêm phổi, rối loạn đường ruột, viêm màng não, viêm võng mạc, cóđiểm đóng vôi ở não, ứ nước não và lên cơn co giật Khi mang thai bà mẹ nên tránhkhông tiếp xúc gần với các loại vật chú đó ví dụ như: chó, mèo, chim, phân và nướctiểu của các con vật này đồng thời cũng không nên ăn các loại thức ăn tái hay tiếtcanh
Do nhiễm độc: một số loại y dược mà bà mẹ dùng chẳng hạn như thuốcchống động kinh, chất rượu cồn, chụp tia x-quang, chất độc màu da cam (thế hệ thứhai), kháng thể RH
- Sự lạm dụng thuốc và dùng sai chỉ định đã trở thành nguyên nhân lớn ảnhhưởng tới sức khoẻ và khuyết tật hiện nay trên thế giới Điều này do một phần kêđơn bừa bãi và chỉ định sai Thuốc có thể chữa được bệnh, tuy nhiên khi mang thaihoặc cho con bú bà mẹ nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc
Trang 14- Kháng thể Rh (sự không tương hợp nhóm máu); Yếu tố Rh là một hệ nhómmáu, những người có yếu tố Rh gọi là Rh+ (dương) còn những người không có yếu tố
Rh gọi là Rh- (âm) Khi bà mẹ có yếu tố Rh- lấy chồng Rh+ cáccon có thể là Rh+ hoặc
Rh- Nếu thai là Rh+, trong quá trình mang thai một lượng nhỏ hồng cầu của thai nhi
có thể lọt qua nhau thai và đi vào trong máu của người mẹ Trong điều kiện này, cơthể sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh, kháng thể này từ cơ thể của người mẹxâm nhập vào thai nhi, tác động lên hồng cầu của thai nhi, thai nhi bị chứng thiếumáu tan huyết Ở lần có thai đầu tiên đứa trẻ vẫn phát triển và được sinh ra, nhữnglần thai sau nếu vẫn là Rh+ thì tác hại càng thể hiện rõ hơn và có thể sẩy thai Trẻđược sinh ra trong trường hợp này thường có triệu chứng của thần kinh như: múavờn, điếc, lên cơn có giật, rung giật nhãn cầu, lác mắt, liệt nửa người, khuyết tật trítuệ với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có nhiều trường hợp trí tuệ của trẻ vẫn pháttriển bình thường
- Rượu: Trong rượu có chất cồn làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của
thai nhi Có tới 1/3 số con cái của những người nghiện rượu nặng bị mắc nhiều vấn
đề gọi là hội chứng thai nhi nhiễm độc từ rượu Các trẻ nhỏ mắc hội chứng này biểuhiện ở ba đặc điểm chính: chậm lớn, khuôn mặt có những nét đặc biệt dễ nhận ranhư đầu nhỏ, mắt nhỏ, tai vểnh ra phía sau
- Thuốc lá: Những phụ nữ có mang, hút nhiều thuốc lá sẽ dễ dẫn đến bị đẻ
non hơn người không hút thuốc lá, trẻ sinh ra thường thiếu cân và KTTT
- Hêrôin và mêtanđon: Các chất gây ngủ này thấm qua nhau thai và ngấm vào
phôi hoặc vào thai Con cái của người nghiện ma tuý cũng bị nghiện Sau khi sinh ra,những đứa trẻ này có các triệu chứng lên cơn nghiện như khó thở, nôn mửa, run rẩy
và co giật Để giảm bớt các tác hại này, nên cho các trẻ bị nghiện đó dùng các chấtthuốc ngủ với liều lượng “duy trì” và sau đó giảm dần dần Ngay cả khi thôi dùngthuốc ngủ, các trẻ nhỏ này vẫn còn nhiều vấn đề khi còn bé chúng có khuynh hướngtrở thành quá nhạy cảm vì hệ thần kinh của chúng dễ bị “quá tải”, chúng có chiềuhướng tránh né sự kích thích và qua đó bỏ qua các cơ hội thăm dò và học tập từ moitrường xung quanh Sau này tính nhạy cảm quá mức này sẽ gây khó khăn cho việc học
Trang 15tập Khi lớn lên, chúng thường có những vấn đề về HV như: quá hiếu động và khả năngduy trì, chú ý kém.
- Côcain: phụ nữ có thai nếu dùng côcain sẽ có nguy cơ cao hơn mức trung
bình về các chuyện sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ (do nhau thai sớm tách rakhỏi thành tử cung) và đẻ non Trẻ sinh ra có khả năng thiếu cân và đầu nhỏ hơn cỡtrung bình Một số dễ bị kích động trong khi đó có nhiều đứa lại ủ rũ, đáp ứng môitrường xung quanh một cách uể oải Các trẻ này phần lớn thời gian chỉ ngủ hoặc kêukhóc
- Do nhiễm HIV: Vi rút HIV làm giảm khả năng suy giảm miễn dịch của
con người, là vi rút gây ra bệnh AIDS, nó là một mối đe doạ cho thai nhi HIV cóthể đi qua nhau thai và xâm nhập vào cái thai; vi rút này cũng có thể lan truyền sangđứa bé khi sinh ra do tiếp xúc với máu của người mẹ có chứa vi rút hoặc lan truyềnkhi bú mẹ Một phụ nữ có thể mang vi rút HIV trong mình một, hai năm mà khôngthể hiện triệu chứng gì, vì vậy không biết mình bị HIV dương tính khi mang thai.Không phải đứa trẻ nào có mẹ bị HIV cũng đều bị nhiễm HIV Các trẻ bé bị nhiễmHIV có biểu hiện những vấn đề có liên quan tới bệnh này ngay lúc mới sinh hoặckhông có triệu chứng gì sau nhiều năm Dấu hiệu đầu tiên của HIV thường là khônglớn lên được, tiếp đó là mắc chứng viêm nhiễm nặng như viêm phổi chẳng hạn Quátrình phát triển não cũng bị ảnh hưởng, gây nhiều vấn đề về phát triển vận động vànhận thức
1.3.1.2 Những nguyên nhân trong khi sinh
a Thiếu ô-xy ở trẻ
Do trong khi sinh quá lâu, do nhau thai, trẻ không thở hoặc không khóc ngay
sau khi sinh Việc sinh quá nhanh hoặc quá lâu cũng làm suy nhau thai, chèn épcuống nhau thai, trẻ bị ngạt thở Lúc mới sinh việc thiếu ôxy có thể là do sa (ép)cuống rốn, như thế việc cung cấp máu lên não bị cắt đứt hoặc do cuống rốn tự cắtrời khỏi người mẹ trước khi sinh ra Chính nhân tố gây ngạt này đã gây tổn thươngnão, trẻ dễ bị KTTT và khiếm thính Việc thiếu ôxy ở trẻ còn do bệnh của người
mẹ, mẹ phải lao động nặng liên tục trước khi sinh đây cũng là nguyên nhân gâyKTTT ở trẻ Tuy nhiên, tác hại của việc thiếu ôxy sẽ ít đi nhờ vào những cải tiến
Trang 16nhanh chóng trong việc quan tâm, chăm sóc những trẻ "trong tình trạng nguy hiểm"khi vừa chào đời Sinh khó phải nhờ vào các dụng cụ trợ giúp của thuốc men cũnglàm rối loạn nguồn cung cấp ôxy Kết quả các bộ phận nhạy cảm nhất là: não, tai,mắt sẽ bị tổn thương trước tiên.
b Tổn thương trong lúc sinh
Tổn thương não do tử cung co quá mức dẫn đến mẹ đẻ khó, do dùng hoặc
do tác hại của dụng cụ y tế trợ giúp khi sinh như dùng phooc-sép để kéo đầu trẻ ratrong khi sinh và có thể dẫn đến tổn thương não, chảy máu não
c Đẻ non hoặc thiếu trọng lượng (tức là thời gian mang thai của bà mẹ thì đủ nhưng
trọng lượng của đứa trẻ thì thiếu)
Đẻ non được xác định vào trọng lượng của trẻ lúc sinh ra dưới 2,3kg Đẻ nonthường dẫn đến KTTT hoặc điếc tiếp nhận Trong thời kỳ mang thai bà mẹ thiếu ăn,đứa con thường bị đẻ non hoặc cân nặng thấp, những trẻ này có nguy cơ bại não Mộtvài dị tật bẩm sinh cũng liên quan tới tình trạng thiếu ăn của bà mẹ trong những thángđầu mang thai
d Lây nhiễm: vi rút Herper hoặc Giang mai
Herpes, theo chữ Hy Lạp cổ có nghĩa bò hoặc trườn, là tên của một họ viruttrong đó có virut herpes simplex 1 (TrẻV-1) và virut herpes simplex 2 (TrẻV-2) làhai tác nhân gây bệnh cho người quan trọng TrẻV-1 thường gây các nhiễm virutvựng miệng, mặt và viờm nóo, trỏi lại, TrẻV-2 thường gây các nhiễm virut sinh dục
và có thể lây truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh
Cả hai virut đều gây nhiễm virut tiềm ẩn tại các nơron cảm giác, và một khiđược tái hoạt, sẽ tạo nên những tổn thương ở gần hoặc ngay nơi virut xâm nhập vào
cơ thể
Viêm não do TrẻV là một tai họa và được xem là nguyên nhân thường gặpnhất của các trường hợp viêm não lẻ tẻ có gây tử vong Trên 70% bệnh nhân khôngđiều trị bị tử vong và chỉ có 2,5% trong số bệnh nhân sống sót phục hồi được chứcnăng thần kinh bỡnh thường TrẻV tác động đến tất cả các vùng của hệ thần kinh,gây viêm màng não, viêm não và viêm rễ thần kinh TrẻV cũn được phân lập ở
Trang 17đường hô hấp của các bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển và co thắtphế quản cấp Trong tình huống này, nó là gia tăng mức độ nặng và tử vong.
1.3.1.3 Những nguyên nhân sau khi sinh
Có rất nhiều các yếu tố tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ làm ảnhhưởng tới trí tuệ cuả các em Các yếu tố này có thể gộp thành ba nhóm:
Viêm nhiễm Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ đậu, và viêm
phổi (có thể gây ra bệnh tràn dịch màng não sau này) Viêm màng não
sẽ ít diễn ra hơn nếu bà mẹ tiến hành các biện pháp phòng ngừa trongthời kỳ thai nghén, sinh đẻ và nếuđứa trẻ được tiêm phòng đầy đủ
Tổn thương
não
Tổn thương não do trấn thương đầu nặng do tai nạn hoặc do ngạt hoặctổn thương do các bệnh (u não) hay do tác động của chỉnh trị: phẫuthuật, dùng phóng xạ hay nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, tăng đột ngộtcũng gây nên tổn thương não
Nhiễm độc Chất độc có ở xung quanh như khói xe, ống dẫn nước bằng chì, mầu
vẽ chì hoặc một số loại mỹ phẩm Ngoài ra chất độc còn có trong thức
ăn, nước uống, không khí nơi làm việc
Suy dinh
dưỡng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu ăn chúng dễ mắc những bệnh nhiễmtrùng và bị nặng hơn Trẻ bụ bẫm thường tiêu chảy nhẹ hơn, ở nhữngđứa trẻ gầy gò ốm yếu suy dinh dưỡng tiêu chảy thường dẫn đến mấtnước nặng, sốt cao, đôi khi tổn thương não kèm theo co giật hoặc bạinão Một vài vùng núi cao, thiếu iốt trong thực phẩm cũng gây ảnhhưởng đến việc suy dinh dưỡng và tổn thương não Điều này dẫn đếnmột dạng khuyết tật gọi là bệnh ngu đần (Cretinism) Trẻ có triệuchứng da khô, ít tóc, đầu nhỏ, KTTT Đây là bệnh chữa được nếuđược phát hiện sớm, nhất là sau khi sinh
1.3.1.4 Các nguyên nhân do môi trường
Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đứa trẻ là:
- Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất: Thiếu dinh dưỡng, nhiễm độcchì, không được tiêm phòng đầy đủ
Trang 18- Sử dụng ngôn ngữ một cách rất hạn chế trong gia đình, cụ thể là chỉ sử dụngnhững câu rất ngắn với những mẫu câu và vốn từ giới hạn.
- Việc nuôi dưỡng đứa trẻ nói chung theo cách là cuộc sống của nó do người khácđịnh đoạt Trong một hoàn cảnh như vậy, một người thường không tự kiểm soátcuộc sống của mình do vậy họ ít khi tin rằng hành động của họ là quan trọng vàquyết định sự thành bại của riêng mình Điều này cũng có thể là nguyên nhândẫn đến việc trẻ học kém ở trường
- Ít có cơ hội được đến trường
- Thiếu thốn về tâm lý xã hội: Thiếu sự chăm sóc nhạy cảm, không được khuyếtkhích hoặc bị các khiếm khuyết về giác quan, kích thích quá mức, bị bỏ rơi hoặc
bị lạm dụng
- Những tổn thương do lạm dụng hoặc đối xử thô bạo
Một số hội chứng kể trên mang tính ổn định tức là không lây lan hoặc phát triểnchẳng hạn như chứng rối loạn nhiễm sắc thể, lây nhiễm hoặc tổn thương
Nhưng lại có một số hội chứng phát triển Sau một giai đoạn nhất định, xảy
ra hiện tượng dị biến trong sự phát triển của trẻ và từ sau đó sự phát triển của trẻ sẽ
bị ngưng lại hoặc giảm sút chẳng hạn như do sự sai lệch về chuyển hoá bẩm sinhnhư PKU, San Filippo, Rett Những vấn đề khác chẳng hạn như động kinh và liệtcứng có thể làm cho tật của trẻ nặng thêm Chứng động kinh đôi lúc suy giảm hoặcbiến mất khi trẻ lớn dần lên, đôi lúc lại xuất hiện thường xuyên, thậm chí ở mức độnặng; Chứng liệt co cứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới dạng nhược trương vàsau đó thì trương lực giảm dần, trẻ mất sức và không thể cử động được
Tóm lại: Phát hiện nguyên nhân gây tật KTTT không phải là một việc dễ dàng,KTTT thường là hệ quả của sự tác động phức tạp do nhiều loại nguyên nhân
1.4 Dấu hiệu nhận biết trẻ khuyết tật trí tuệ
- Chậm lẫy, ngồi, đi hơn trẻ cùng tuổi
- Hình dáng không cân đối, ánh mắt và nét nhìn khờ dại
- Ít biết cách chơi chức năng với đồ chơi
Trang 19- Ít chú ý quan sát và bắt chước
- Chậm nói, vốn từ hạn chế, nói năng ngây ngô
- Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài
- Ít giao tiếp với các bạn
- Tiếp thu chậm, nhanh quên
Đao là hội chứng gây nên bởi việc thừa vật chất di truyền trong nhiễm sắc thể NST21 ở con người Mọi trẻ Đao trên thế giới nhìn bề ngoài đều tương đối giống nhau
và rất dễ được nhận diện dù chúng có khác nhau về chủng tộc, màu da và giới tính
Trang 20tuổi, tỉ lệ rủi ro là 1/100 đối với những cặp vợ chồng dưới 30 tuổi.
Phân loại
Tiêu chí phân loại hội chứng Đao dựa trên cách thức và số lượng tế bào mang bộnhiễm sắc thể bất thường ở cặp số 21 Theo đó, có 3 dạng Đao cơ bản: Dạng tam bội, dạngkhảm và dạng sai vị trí
Có 3 NST ở cặp số 21
trong tất cả các tế bào
Có 3 NST ở cặp số 21 trong một số tế bào
Một phần của NST 21 bị mắc vào NST khác
Các đặc điểm nhận dạng bên ngoài của trẻ có hội chứng Đao
Hình 1 Một số biểu hiện bên ngoài của hội chứng Đao
+ Hộp sọ có hình dạng khác: đầu ngắn, đường kính của hộp sọ ngắn
+ 65% luôn há miệng nhỏ (lưỡi thè ra ngoài), tai nhỏ
+ Gáy mỏng và dẹt
Trang 21+ Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón chân cái toè (ngón chân cái choẽ ra,khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai khá xa) Khớp háng, cổ chân,khuỷu lỏng lẻo.
+ Cứ 10 trẻ Đao có 1 trẻ bị tổn thương đốt sống cổ gây nên tổn thương tuỷsống và bị liệt
+ Bàn tay ngắn, to, các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo (ngón úp quặpvào trong vì đốt giữa của ngón út có hình tam giác)
+ Trương lực cơ giảm và các khớp lỏng
Các vấn đề tâm lý và thể chất thường gặp ở trẻ có hội chứng Đao
Các vấn đề về tâm lý: Trẻ Đao được coi là trẻ KTTT điển hình, với một số đặc
điểm về mặt phát triển tâm lý như sau:
+ KTTT từ mức độ rất nặng đến nhẹ
+ Có những mức độ khó khăn trong học tập khác nhau từ nhẹ tới nặng
+ Những nhân tố của môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự pháttriển của Trẻ không kém những nhân tố di truyền
+ Trẻ Đao có quá trình phát triển chậm hơn so với những Trẻ đồng trang lứa,đạt được các mốc phát triển ở thời điểm chậm hơn và do đó kéo dài hơn về mặt thờigian trong tong giai đoạn phát triển Vì vậy, khoảng cách về sự phát triển giữa trẻĐao và trẻ bình thường tăng dần theo lứa tuổi
+ Các kĩ năng của trẻ Đao sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời
+ Trẻ Đao ít có các hành vi không phù hợp, là những Trẻ tình cảm, dễ tiếpxúc, nhanh quen với người lạ
+ Trẻ Đao không phải gặp hạn chế về mọi mặt trong quá trình phát triển, trẻ cónhững đặc điểm đặc thù về mặt học tập với những thế mạnh và điểm yếu riêng.Những đặc điểm sau đây, cùng với các nhu cầu cá nhân của Trẻ cần được lưu ý tới:
Trang 22Các vấn đề về thể chất
+ 40% trẻ Đao có bệnh tim bẩm sinh
+ 10% trẻ nhỏ bị Đao và 30% người lớn bị Đao thiểu năng tuyến giáp
+ 35% trẻ Đao bị lác mắt; 75% bị đục thuỷ tinh thể; 70% bị cận thị, 10% cógiác mạc hình chóp (giác mặc lồi ra phía trước) Ba tật cuối cùng (đục thuỷ tinh thể,cận thị, giác mạc hình chóp) sẽ tiến triển chậm hơn trong suốt cuộc đời của trẻ Đao.+ Trẻ có hội chứng Đao thường có ráy tai làm cản trở khả năng tiếp thu âm thanh;viêm tai giữa kinh niên, 60% bị điếc dẫn truyền và điếc bẩm sinh
+ Trẻ Đao có vấn đề về ruột bẩm sinh, khoảng 6% có đường ruột nhỏ
+ Hay mắc bệnh bạch cầu, sai khớp đốt sống cổ
Khả năng học tập và sử dụng ngôn ngữ viết.
Khả năng học tập các HV và thái độ đúng mực đối với bạn đồng trang lứa và người lớn
Khả năng học tập các HV và thái độ đúng mực đối với bạn đồng trang lứa và người lớn
Khả năng học được cách sử dụng các đồ dùng học tập và các hoạt động cần đến sự thao tác bằng tay với các đồ vật
Khả năng học được cách sử dụng các đồ dùng học tập và các hoạt động cần đến sự thao tác bằng tay với các đồ vật
Trang 23+ Khó uống đối với trẻ sơ sinh, khó nhai nuốt với trẻ lớn hơn.
Những điều giáo viên cần lưu ý trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ Đao+ Cân nhắc về mức độ phát triển khả năng học tập của trẻ Đao Trẻ Đao đượcđánh giá là nhóm trẻ có cơ hội hoà nhập trong lớp học và trong cộng đồng lớn, vìcác em khá thân thiện, ít có hành vi không phù hợp.Tuy nhiên, cần lưu ý về khảnăng học tập của trẻ.Các em có những khó khăn về mặt học tập khác nhau, từKTTT mức độ nhẹ đến mức độ nặng Do vậy, cần điều chỉnh chương trình, phươngpháp cho phù hợp với trẻ Đao
+ Có những kì vọng về hành vi giống như những trẻ khác Đây là kì vọng nên
có ở giáo viên và cha mẹ, vì thực tế trẻ Đao rất có triển vọng trong việc học tập vàbắt chước được những hành vi phù hợp
+Trong lớp các em cần có thêm sự hỗ trợ của nhóm bạn, vì những khiếm khuyết
về mặt ngôn ngữ ở trẻ Đao có thể hạn chế sự tiếp nhận thông tin và các hướng dẫn từgiáo viên
+ Trực quan hoá về những tình huống học tập sắp tới, ví dụ các thẻ nhắc việc,các đồ vật trực quan, làm mẫu các nhiệm vụ cần thực hiện
+ Khả năng nghi nhớ của trẻ Đao không tốt, và khi ghi nhớ các em cũng khókhăn trong việc nhắc lại, tái hiện kiến thức Hơn nữa tư duy trừu tượng ở các em cũngkém phát triển, do vậy giáo viên nên tăng cường đồ dùng trực quan trong các tiết dạy.+Trẻ Đao cũng là nhóm trẻ có khả năng chú ý thấp, do vậy thời lượng học tậpkhông nên quá dài đối với các em, nội dung học cũng không nên nặng, mà thiên vềhọc mà chơi - chơi mà học
+Cần chú ý là môi trường học tập có thể hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin củaTrẻ từ các hình ảnh trực quan, ví dụ như đồ đạc, bàn ghế nếu như chúng quá cao hay quáto
+ Sắp xếp chỗ ngồi, do trẻ Đao thường có vấn đề về thị giác, thính giác và khảnăng chú ý, tốt nhất giáo viên nên sắp xếp trẻ ngồi ở đầu bàn, nơi giáo viên có thể chú
ý tới em nhiều nhất và các bạn khác thì chú ý tới em ít nhất
+ Cần chú ý tới các lĩnh vực đặc biệt trẻ Đao cần nhiều sự hỗ trợ: Phát triển ngônngữ và giao tiếp; Phát triển các kĩ năng tự phục vụ; Phát triển kĩ năng vận động thô vàvận động tinh
1.5.2 Rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý (Attention Deficit/Hyper-activity Disoder- AD/HD)
Trang 24 Khái niệm
Rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý (AD/HD- Attention Deficit/Hyperactivity Disoder) là một dạng rối nhiễu về mặt phát triển diễn ra trong suốtthời kì thơ ấu, với những triệu chứng quá hiếu động - hấp tấp và giảm tập trung xuấthiện trước 7 tuổi Các biểu hiện này mâu thuẫn với mức độ phát triển và phải xuấthiện ít nhất ở trong hai môi trường [DSM-IV]
AD/HD là một trạng thái sinh học gây ra các kiểu khó khăn vĩnh viễn biểu hiện ởmột hoặc nhiều hành vi dưới đây:
Thiếu
chú ý
Khó khăn trong việc tham gia hoặc tập trung vào một công việc cụ thể Người có rối nhiễu thiếu chú ý có thể ngay lập tức trở thành một đối tượng gây nhiễu cho người khác Hành vi thiếu chú ý cũng có thể gây ranhững khó khăn như duy trì tổ chức (ví dụ đánh mất đồ vật), duy trì thờigian, hoàn thành công việc, và mắc những lỗi do bất cẩn
Hiếu
động
Khó kiềm chế hành vi Kiểu người này luôn vận động không ngừng Họ
có thể có quá nhiều hành vi như liên tục bồn chồn, đung đưa chân và vặn vẹo người liên tục trên ghế
Hấp tấp Khó kiểm soát phản ứng Kiểu người này không ngừng lại và suy nghĩ
trước khi hành động Họ nói và làm bất cứ điều gì vừa thoát ra khỏi ý nghĩ mà không bao giờ để ý đến hậu quả Họ có thể nói những điều không hợp lý và hối tiếc sau đó, buột ra câu trả lời cho một câu hỏi mà thậm chí người hỏi còn chưa kịp hỏi hết câu, hoặc gặp nhiều khó khăn khi phải đợi đến lượt
Hầu hết những định nghĩa hay thuật ngữ hiện đang được sử dụng đối với rốiloạn AD/HD đều vẫn còn được các nhà chuyên môn bàn cãi Những định nghĩađược đưa ra hầu hết là các định nghĩa mang tính mô tả các triệu chứng của rối loạn.Tuy nhiên khi một định nghĩa được xây dựng theo hình thức là một định nghĩa mô
tả cũng có những tồn tại nhất định Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số hành
vi cụ thể trên khách thể nghiên cứu là hệ quả trực tiếp của AD/HD, nhưng đồng thờinhững hành vi đó cũng xuất hiện ở các rối nhiễu khác không phải là AD/HD Sau
Trang 25đây là một số thuật ngữ được nhiều nhà chuyên môn sử dụng khi nhắc tới rối loạnAD/HD.
(4) Theo Hệ thống phân loại quốc tế các bệnh và các vấn đề sức khoẻ liên quan (Xuất
bản lần thứ 10) ( International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems (ICD-10)
Thuật ngữ của DSM –IV
Trong lần xuất bản mới nhất vẫn sử dụng thuật ngữ AD/HD DSM –IV chia
AD/HD thành ba dạng: Dạng giảm tập trung là cơ bản (thường được viết tắt
là ADD - Attention Deficit Disorder); Dạng hiếu động hấp tấp và Dạng kết
hợp Những cá nhân có triệu chứng giống như AD/HD nhưng không đủ các tiêu chí để chẩn đoán là AD/HD theo ba dạng trên được gọi là “AD/HD
không điển hình” (AD/HD Not Otherwise Specified).
Thuật ngữ của DSM –IV
Trong lần xuất bản mới nhất vẫn sử dụng thuật ngữ AD/HD DSM –IV chia
AD/HD thành ba dạng: Dạng giảm tập trung là cơ bản (thường được viết tắt
là ADD - Attention Deficit Disorder); Dạng hiếu động hấp tấp và Dạng kết
hợp Những cá nhân có triệu chứng giống như AD/HD nhưng không đủ các tiêu chí để chẩn đoán là AD/HD theo ba dạng trên được gọi là “AD/HD
không điển hình” (AD/HD Not Otherwise Specified).
Thuật ngữ của ICD4Những Trẻ có triệu chứng của AD/HD được gọi là “Rối nhiễu
Hyperkinetic” Dạng rối nhiễu này còn được ICD phân loại thành “Rối nhiễu hoạt động và tập trung”(Disturbance of Activity and Attention); “Các rối nhiễu Hyperkinetic khác” (Other Hyperkinetic Disorders); “Rối nhiễu Hyperkinetic không điển hình” (Hyperkinetic Disorders, Unspecified).
Thuật ngữ của ICD4Những Trẻ có triệu chứng của AD/HD được gọi là “Rối nhiễu
Hyperkinetic” Dạng rối nhiễu này còn được ICD phân loại thành “Rối nhiễu hoạt động và tập trung”(Disturbance of Activity and Attention); “Các rối nhiễu Hyperkinetic khác” (Other Hyperkinetic Disorders); “Rối nhiễu Hyperkinetic không điển hình” (Hyperkinetic Disorders, Unspecified).
Một số thuật ngữ khác
Hội chứng giảm tập trung (Attention-deficit syndrome - ADS): Thuật ngữ
này tương đương với thuật ngữ AD/HD, được đưa ra vì các nhà chuyên
môn không muốn gọi AD/HD là một “Rối nhiễu”/Disorder.
Giảm chức năng não bộ tối thiểu (Minimal cerebral dysfunction- MCD)
Thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ AD/HD, tuy nhiên được sử dụng rộng rãi ở Mỹ hơn so với các quốc gia khác.
Suy giảm khả năng tập trung, kiểm soát vận động và tri giác (
Deficits in Attention, Motor control and Perception (DAMP) Thuật ngữ
này được sử dụng khi Trẻ mang AD/HD kèm dyspraxia Thường được sử dụng ở Đan Mạch và Thuỵ Điển.
Một số thuật ngữ khác
Hội chứng giảm tập trung (Attention-deficit syndrome - ADS): Thuật ngữ
này tương đương với thuật ngữ AD/HD, được đưa ra vì các nhà chuyên
môn không muốn gọi AD/HD là một “Rối nhiễu”/Disorder.
Giảm chức năng não bộ tối thiểu (Minimal cerebral dysfunction- MCD)
Thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ AD/HD, tuy nhiên được sử dụng rộng rãi ở Mỹ hơn so với các quốc gia khác.
Suy giảm khả năng tập trung, kiểm soát vận động và tri giác (
Deficits in Attention, Motor control and Perception (DAMP) Thuật ngữ
này được sử dụng khi Trẻ mang AD/HD kèm dyspraxia Thường được sử dụng ở Đan Mạch và Thuỵ Điển.
Trang 26Theo DSM-IV, hiện nay rối loạn AD/HD không chỉ tồn tại với 3 biểu hiệnchính như đã đề cập ở trên mà người ta xem xét AD/HD còn đi kèm với các biểuhiện khác như: chịu đựng sự thất bại kém, thường xuyên bùng phát các cơn cáugiận, cư xử hách dịch, thiếu tự trọng Một tỉ lệ cao trẻ AD/HD được chẩn đoánkèm với Rối loạn tính khí (Mood Disorders), Rối loạn chống đối (OppositionalDefiant Disorders), Rối loạn lo âu (Anxiety Disorders).
Mức độ phổ biến
AD/HD là dạng rối nhiễu xuất hiện ở trẻ em trại tất cả các quốc gia trên thếgiới với các nền văn hoá khác nhau Có khoảng 5% đến 8% trẻ em AD/HD trongtổng dân số, tỉ lệ ở người lớn AD/HD là 4% đến 8%, 10% ở nam giới và 4% ở nữgiới
Nguyên nhân
Nguyên nhân sinh học
Di truyền là nguyên nhân gây ra 50 – 92% các hành vi quá hiếu động-hấp tấp
và giảm tập trung Khi khoa học di truyền phát triển, người ta có khả năng sẽ tìm ragen gây AD/HD Trong nhiều nghiên cứu di truyền, các nhà khoa học đã gợi ý rằngAD/HD không phải là một tình trạng bệnh lí mà là một đặc điểm của con người.Tất cảc chúng ta ít nhiều đều có những đặc điểm của AD/HD Tuy nhiênngười được chẩn đoán là có AD/HD khi những đặc điểm này của học trở nên mạnh
mẽ, không kiểm soát được và ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động học tập và sinh hoạtcủa họ
Các nghiên cứu về gen di truyền xác nhận có nhiều loại gen ảnh hưởng lên HVcủa con người, đặc biệt khi những gen này liên quan tới quá trình sản xuất dopamine.Các giả thuyết về loại gen mã hoá quá trình sản xuất dopamine rất tương thích vớicác nghiên cứu não bộ, từ nghiên cứu này, có bằng chứng cho thấy một số khu vựctrên não của người mang AD/HD có nồng độ dopamine cao hơn bình thường
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách thức di truyền AD/HD, một số chorằng có một nhóm gen gây nên AD/HD, một số khác lại cho rằng chỉ một loại genduy nhất nào đó gây ra AD/HD Nhìn chung các nhà khoa học nghiêng nhiều về giảthuyết cho rằng AD/HD là do một nhóm gen gây nên Nghiên cứu khẳng định rằng
Trang 27AD/HD xuất hiện từ sự kết hợp một số loại gen, trong đó có gen ảnh hưởng lên quátrình luân chuyển dopamine Những loại gen được đề cập bao gồm gen DAT1, genDRD4, và gen DBH TaqI Sử dụng máy scan SPECT, các nhà khoa học nhận thấynhững người mắc AD/HD có lưu lượng máu lưu thông thấp hơn so với người bìnhthường và có mức lưu thông dopamine ở thể vân vùng trước trán nhiều hơn.
Các nghiên cứu gia đình chỉ ra rằng có khoảng 40% cha mẹ có con bị ADHDchính họ cũng mang những triệu chứng AD/HD và khoảng 30% những cặp anh chị
em trong tổng số gia đình có trẻ mang AD/HD cùng bị AD/HD
Các nghiên cứu trên Trẻ sơ sinh khẳng định so với các dạng rối nhiễu khác,AD/HD có tính di truyền cao hơn Các nghiên cứu đó cũng xác nhận các triệuchứng AD/HD mang tính cộng hưởng và tích luỹ, giống như chiều cao, cân nặnghay huyết áp, khi các triệu chứng AD/HD xuất hiện với mức độ và tần suất cao hơnbình thường, rối loạn AD/HD sẽ hình thành ở trẻ
Những vấn đề về gen nảy sinh có thể do di truyền từ các thế hệ hoặc do khimang thai, người mẹ hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý, ăn uống thiếu dinhdưỡng hoặc bị nhiễm độc hoá chất
Nguyên nhân môi trường
Các căng thẳng, ngược đãi, thiếu kích thích từ môi trường
Một số nhà khoa học cho rằng mối tương tác giữa cha mẹ và Trẻ từ tuổi ấu thơ có thể là nguyên nhân gây nên AD/HD Trẻ em có nguy cơ bị AD/HD cao hơn nếu sống trong môi trường thiếu kích thích, bị ngược đãi và có các căng thẳng trong gia đình Tuy nhiên, tỉ lệ ADHD do nguyên nhân này không đáng kể, đôi khi sự căng thẳng của gia đình là hệ quả của việc trong gia đình có Trẻ AD/HD chứ không phải là nguyên nhân gây nên AD/HD
Các căng thẳng, ngược đãi, thiếu kích thích từ môi trường
Một số nhà khoa học cho rằng mối tương tác giữa cha mẹ và Trẻ từ tuổi ấu thơ có thể là nguyên nhân gây nên AD/HD Trẻ em có nguy cơ bị AD/HD cao hơn nếu sống trong môi trường thiếu kích thích, bị ngược đãi và có các căng thẳng trong gia đình Tuy nhiên, tỉ lệ ADHD do nguyên nhân này không đáng kể, đôi khi sự căng thẳng của gia đình là hệ quả của việc trong gia đình có Trẻ AD/HD chứ không phải là nguyên nhân gây nên AD/HD
Trang 28 Tiêu chí chẩn đoán AD/HD
Người ta dựa vào các tiêu chí của DSM-IV để chẩn đoánAD/HD
b Thường khó duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động giải trí
c Thường có vẻ không chăm chú vào những điều người đối thoại đang nói
d Thường không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập ở trường, các việc vặt và hoặc những nhiệm vụ khác ở nơi làm việc (không phải HV chống đối hay không hiểu được lời hướng dẫn)
e Thường khó tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động
f Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các hoạt động đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ (ví dụ như học bài ở trường hoặc bài tập về nhà)
g Thường quên những thứ quan trọng cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (Vd như:
đồ chơi, bài tập giao về nhà, bút chì, bút hay đồ dùng học tập)
h Thường dễ bị sao lãng bởi kích thích bên ngoài
i Thường đãng trí trong các hoạt động hàng ngày
(2): Sáu hoặc hơn các triệu chứng quá hiếu động-hấp tấp sau đây kéo dài trong ít
nhất 6 tháng ở mức độ thích nghi không tốt và mâu thuẫn với mức phát triển:
Chế độ dinh dưỡng
Những nghiên cứu khác nhau đã tìm ra sự khác nhau về quá trình trao đổi chất giữa Trẻ AD/HD và Trẻ bình thường, nếu một Trẻ không có khả năng hấp thu hay chuyển đổi một số loại chất nào đó từ thức ăn, có thể sẽ dẫn tới AD/HD Vào năm 1990, nhà hoá học Neil Ward đã chứng minh rằng Trẻ AD/HD bị thiếu chất kẽm khi sưe dụng thức ăn được nhuộm tartrazine Một
số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, việc thiếu hụt một số acid béo, đặc biệt là acid béo omega-3 có thể gây nên AD/HD Các giả thuyết này được đưa ra khi nhiều nghiên cứu nhận thấy những Trẻ được ăn dặm từ 6 tháng tuổi (hoặc hơn một chút) có ít nguy cơ bị AD/HD hơn so với những Trẻ ăn dặm muộn, vì những loại thức ăn sẵn dành cho Trẻ nhỏ thường không có đủ acid béo omega-3.
Chế độ dinh dưỡng
Những nghiên cứu khác nhau đã tìm ra sự khác nhau về quá trình trao đổi chất giữa Trẻ AD/HD và Trẻ bình thường, nếu một Trẻ không có khả năng hấp thu hay chuyển đổi một số loại chất nào đó từ thức ăn, có thể sẽ dẫn tới AD/HD Vào năm 1990, nhà hoá học Neil Ward đã chứng minh rằng Trẻ AD/HD bị thiếu chất kẽm khi sưe dụng thức ăn được nhuộm tartrazine Một
số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, việc thiếu hụt một số acid béo, đặc biệt là acid béo omega-3 có thể gây nên AD/HD Các giả thuyết này được đưa ra khi nhiều nghiên cứu nhận thấy những Trẻ được ăn dặm từ 6 tháng tuổi (hoặc hơn một chút) có ít nguy cơ bị AD/HD hơn so với những Trẻ ăn dặm muộn, vì những loại thức ăn sẵn dành cho Trẻ nhỏ thường không có đủ acid béo omega-3.
Trang 29Quá
hiếu
động
a Thường hay cựa quậy chân tay hoặc cả người khi ngồi
b Thường rời khỏi ghế trong lớp học hoặc trong những trường hợp cần ngồi cố định
c Thường chạy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không phù hợp
d Thường khó khăn khi chơi hoặc tham gia một cách yên tĩnh vào các hoạt động giải trí
e Thường “luôn tay luôn chân” hoặc thường hành động như thể “được gắn động cơ”
f Thường nói quá nhiều
g Thường quên những thứ quan trọng cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (Vd như: đồ chơi, bài tập giao về nhà, bút chì, bút hay đồ dùng học tập)
h Thường dễ bị sao lãng bởi kích thích bên ngoài
i Thường đãng trí trong các hoạt động hàng ngày
Diễn dịch kết quả:
Nếu cả tiêu chí A1 và A2 đều có trong
6 tháng qua Rối loạn tăng động/ giảm tập trung dạng liên kết
Nếu có tiêu chí A1 nhưng không có tiêu
chí A2 có trong 6 tháng qua Rối loạn tăng động/ giảm tập trung dạng giảm tập trung
Nếu có tiêu chí A2 nhưng không có tiêu
chí A1 có trong 6 tháng qua Rối loạn tăng động/ giảm tập trung dạng tăng động-hấp tấp
Thường khó duy trì sự tập trung vào các nhiệm vụ hoặc các hoạt động giải trí và khó có thể chịu đựng được nhiệm vụ cho tới khi hoàn thành
Thường có vẻ mơ màng, thẫn thờ, hay quên, đầu óc như “đang ở một thế
Trang 30giới khác” Có vẻ như không nghe những gì người khác đang trực tiếp nói với mình.
Thường không theo dõi hết các chỉ dẫn và không làm hết bài tập ở trường, các nhiệm vụ trong các hoạt động khác Thường chuyển từ hoạt động chưa hoàn thành này sang hoạt động khác và cuối cùng chẳng hoàn thành việc nào cả
Thường khó tổ chức các công việc và các hoạt động
Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các hoạt động đòihỏi phảiduy trì nỗ lực trí tuệ (như các bài giảng ở lớp)
Hay làm mất mát và hư hỏng đồ vật Quên các nhiệm vụ
Dễ bị lôi cuốn bởi các kích thích bên ngoài Trẻ có thể bỏ nhiệm vụ đang làm
để theo dõi một kích thích bên ngoài mà Trẻ bình thường bỏ qua, như tiếng còi tàu, ai đó nói chuyện, có người đi qua…
b Dạng
tăng
động là
chủ yếu
Thường ngọ nguậy chân tay hoặc nhúc nhích trên ghế (nhúc nhích với các
đồ vật, vỗ tay, đung đưa bàn chân hoặc cả chân)
Thường rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hay trong các hoạt động khác ở những tình huống yêu cầu phải ngồi cố định một chỗ
Thường chạy nhảy quá mức trong những tình huống đáng ra không nên làm thế
Thường khó khăn khi chơi hoặc khó tham gia một cách bình tĩnh vào các hoạt động giải trí
Thường luôn chân, luôn tay và hành động như thể “được gắn động cơ”
Thường nói quá nhiều hoặc gây ồn ào trong các hoạt động cần sự im lặng
Biểu hiện hấp tấp (đi kèm với biểu hiện tăng động):
Thường không kiên nhẫn, khó kiềm chế phản ứng, trả lời trước khi người khác hỏi hết câu hỏi
Khó khăn để đợi đến lượt
Thường ngắt lời hoặc nói leo theo người khác Đi linh tinh vào những chỗ không được phép Trạng thái hấp tấp khiến Trẻ hay bị các tai nạn vô tình
c Dạng
kết hợp Trẻ ở dạng kết hợp có các biểu hiện của tình trạng thiếu tập trung lẫn quá hiếu động Đôi khi, các em mất tập trung lơ đãng như “đang ở
một thế giới khác”, đồng thời lại có vấn đề với sự quá hiếu động, hấp tấp.
Những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ AD/HD
Để có thể chăm sóc và giáo dục tốt cho trẻAD/HD, điều quan trọng nhất là cácnhà chuyên môn, giáo viên và cha mẹ phải có quan điểm và thái độ đúng đắn vềnhững vấn đề trẻ AD/HD gây nên trong gia đình và lớp học Các GV hoặc các nhàchuyên môn có thể ngăn được một vài hậu quả thường có nguy cơ đi kèm vớiAD/HD bằng việc hỗ trợ và giúp Trẻ thích nghi, thay vì kết tội và xử phạt trẻ
Trang 31Chúng ta sẽ giúp trẻ AD/HD một cách dễ dàng hơn nếu hiểu được những đặc trưngcủa rối loạn này, cụ thể là hiểu được những kết quả có thể có từ hành vi của trẻ:
Xu hướng hỗ trợ hiện nay đối với mọi nhóm trẻ khuyết tật là hướng hỗ trợ tổngthể, hướng hỗ trợ này bao gồm nhiều hoạt động hỗ trợ, trị liệu khác nhau, với sự thamgia của nhiều nhà chuyên môn, bao gồm: nhà tâm lý, bác sĩ, giáo viên, cha mẹ, cácchuyên gia trị liệu hành vi, ngôn ngữ… nhằm hướng vào tất cả các lĩnh vực phát
Về quá trình nuôi dưỡng và giáo dục
Vì Trẻ thường hành động khác với những điều người ta mong đợi nên Trẻ thường hay xung đột với môi trường của mình, với cha mẹ, GV… Do vậy, cần giữ thái độ ôn hòa đối với Trẻ.
Về quá trình nuôi dưỡng và giáo dục
Vì Trẻ thường hành động khác với những điều người ta mong đợi nên Trẻ thường hay xung đột với môi trường của mình, với cha mẹ, GV… Do vậy, cần giữ thái độ ôn hòa đối với Trẻ.
Đa số Trẻ AD/HD đều kèm theo KTTT từ mức độ nặng tới khó khăn
về học.
Một số Trẻ có trí tuệ thông minh bình thường, tuy nhiên kết quả học tập cũng không khả quan, do Trẻ giảm khả năng tập trung nên đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin và tiếp thu kiến thức.
Đa số Trẻ AD/HD đều kèm theo KTTT từ mức độ nặng tới khó khăn
về học.
Một số Trẻ có trí tuệ thông minh bình thường, tuy nhiên kết quả học tập cũng không khả quan, do Trẻ giảm khả năng tập trung nên đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin và tiếp thu kiến thức.
Về những thành tựu học tập của Trẻ
Thông thường, Trẻ có khó khăn về học tập bởi vì Trẻ không có khả năng sắp xếp thông tin, không có khả năng tập trung vào nhiệm vụ Đồng thời Trẻ cũng gặp khó khăn với việc định hướng trong không gian, với nhận thức về các tri tiết, trí nhớ, ngôn ngữ và kĩ năng vận động.
Về những thành tựu học tập của Trẻ
Thông thường, Trẻ có khó khăn về học tập bởi vì Trẻ không có khả năng sắp xếp thông tin, không có khả năng tập trung vào nhiệm vụ Đồng thời Trẻ cũng gặp khó khăn với việc định hướng trong không gian, với nhận thức về các tri tiết, trí nhớ, ngôn ngữ và kĩ năng vận động.
Trang 32triển của trẻ Hướng hỗ trợ tổng thể dành cho trẻ AD/HD thường bao gồm các lĩnhvực sau đây: Giáo dục; Trị liệu hành vi; Trị liệu ngôn ngữ; Sử dụng thuốc; Dinhdưỡng; Trị liệu nghề nghiệp.
- Sự cố định chính là chìa khoá nhằm hỗ trợ trẻ AD/HD Trẻ AD/HD nghèo nàntrong khả năng ứng phó với các thay đổi, ngay cả khi đó là những thay đổi hợp lí.Các em cần có được những cấu trúc hay định hình rõ rệt về các hoạt động hàngngày
- Những trẻ AD/HD là những trẻ như có hai con người trong một, vừa rất thông minhlại vừa rất ngốc nghếch Các em thực sự gặp khó khăn khi phải tổ chức các nhiệm vụ
và thời gian, do vậy điều giáo viên nên làm là hướng dẫn các em chia nhỏ nhiệm vụthành các bước nhỏ và thực hiện từng bước một
- Vị trí ngồi của các em cũng rất quan trọng, nên cho các em ngồi ở bàn đầu (nơi gầnbảng nhất) hoặc nơi mà giáo viên có thể dễ dàng chú ý nhất Đặc biệt, nếu các emthuận tay phải nên cho các em ngồi ở phía ngoài cùng dãy bàn bên phải lớp, ngược lại,nếu các em thuận tay trái nên cho các em ngồi ở phía ngoài cùng dãy bàn bên trái lớp,
để khi các em viết, tay em sẽ không chạm vào tay ai cả, và sẽ không có thêm một kíchthích xao lãng nào xuất hiện khi em viết
- Tránh để trẻ ngồi ở vị trí trung tâm lớp, ở vị trí có nhiều trẻ nghịch ngợm hay ngồitrên một ghế đơn với nhiều trẻ khác Hãy hạn chế tối đa các kích thích gây xao lãngquá trình học tập của trẻ AD/HD Khi có nhiệm vụ học tập được đưa ra, hãy tạo mộtkhông gian yên tĩnh, tránh khỏi các xao lãng (không nên cho trẻ AD/HD ngồi gầncửa sổ)
- Sử dụng các mầu sắc, hình ảnh để giúp trẻ nắm được các cấu trúc về hoạt động,thời gian, vị trí…
Trang 33- Đưa ra các nhiệm vụ học tập vừa sức phù hợp với khả năng duy trì chú ý của trẻAD/HD Thay đổi các hoạt động học tập một cách tuần tự để các em có thể theo dõi
và thực hiện một cách hiệu quả
- Ghi nhớ rằng những trẻ AD/HD dễ khiến cho mọi người xung quanh trẻ căngthẳng, do vậy cần hết sức kiên nhân và cố gắng giữ trạng thái ở mức cân bằng, điềunày đúng với cả GV và cha mẹ
- Một số trẻ trong nhóm trẻ AD/HD học được tốt nhất nếu có hình ảnh minh hoạ
Do vậy nên tăng cường đồ dùng trực quan khi dạy các em, giúp các em có cơ hộiđược nhìn, sờ… đồ vật Thay vì yêu cầu các em phải ghi nhớ các thông tin chỉ dựatheo ngôn ngữ, hãy sinh động hoá bài học
Nghe cô hướng dẫn
Trang 34Bại não là thuật ngữ được dùng để chỉ một nhóm các rối loạn có ảnh hưởng tới
sự di chuyển của cơ thể và sự phối hợp các cơ
Về mặt Y học, bại não được định nghĩa là sự rối loạn về di chuyển và/hoặc tưthế, không tiếp diễn nhưng cũng không thay đổi, gây ra bởi sự tổn thương hoặc biến
bị của bộ não trong quá trình phát triển
Bại não không phải là một bệnh tiếp diễn Tổn thương não (nguyên nhân thựcthể trực tiếp gây nên bại não) chỉ xảy ra một lần và sẽ không xấu đi Những người
bị tổn thương não có thể có tuổi thọ như người bình thường Mặc dù tổn thương não
là không tiến triển, nhưng ảnh hưởng của bại não có thể thay đổi theo thời gian.Trong một vài trường hợp, ảnh hưởng của bệnh có thể được giảm nhẹ, nhất là khiđược luyện tập, phục hồi chức năng Ví dụ một trẻ bại não không kiểm soát đượchoạt động cầm nắm của tay, nhưng khi được luyện tập có thể dần điều khiển tay để
tự mặc quần áo Ngược lại, có những ảnh hưởng của tật ngày một nghiêm trọnghơn, ví dụ: do bị bại não, cơ của Trẻ bị co chặt, nếu nó ảnh hưởng lên phần xươngchậu và cột sống, quá trình phát triển xương của trẻ sẽ gặp khó khăn, gây ra sự congvẹo, bất thường về hình dáng, nhất là vào giai đoạn trẻ đang lớn Bại não không lâylan và không thể chữa khỏi, những trẻ đã mắc bại não sẽ phải mang nó suốt đời
Mức độ phổ biến
Tại các nước phát triển, tỉ lệ mắc bại não dao động từ 1,8 - 2,3% tổng số trẻ sơsinh Tỉ lệ mắc bại não ở các nước phát triển đang có xu hướng tăng lên Tại ViệtNam: tỉ lệ mắc bại não chiếm 1,8% trẻ em (Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị MinhThuỷ, 2004)
Nguyên nhân
Nguyên nhân thực thể gây nên bại não chính là tổn thương não.Tuy nhiên, trongnhiều trường hợp người ta không thể tìm được nhân tố nào đã dẫn tới tổn thương đó.Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tổn thương não, từ đó gây nên tật bạinão
1/400 1950-1970: 3/2000
1980- nay: 5/2000
500.000 người bịbại não
Cứ 18 giờ thì có 1 trẻ
bị BN ra đời
Trang 35Các yếu tố nguy cơ trước khi sinh (gây nên bại não bẩm sinh):
Các bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai (sởi Đức, Rubella,cytomegalovirus và toxoplasmois…), bệnh vàng da, không tương hợp Rh, đột quỵ,chấn thương, bào thai ngộ độc rượu, mẹ dùng cocain, đẻ non và thiếu cân
Các yếu tố nguy cơ trong khi sinh (gây nên bại não mắc phải):
Trẻ bị ngạt khi sinh, sinh ngược, sinh nở khó khăn (sinh quá lâu gây trạng tháithiếu ôxi ở trẻ sắp sinh)
Các yếu tố nguy cơ sau khi sinh (gây nên bại não mắc phải):
Khoảng 10% đến 20% trẻ em mắc bại não là do những vấn đề sau khi sinh.Bại não mắc phải có thể do ngạt thở (ngạt thở do những vật bên ngoài như đồ chơi,mẩu thức ăn, hạt đỗ; ngộ độc; gần chết đuối; bị tổn thương não do tai nạn (bị đậpđầu do tai nạn, bị đánh vào đầu, lắc trẻ quá mạnh khiến não bị đập vào hộp sọ với
áp lực cao); các bệnh truyền nhiễm (viêm màng não, viêm não), chảy máu não.Các nhà khoa học đã kiểm tra hàng ngàn bà mẹ mang thai, theo dõi họ qua quátrình sinh nở và giám sát sự phát triển thần kinh của đứa trẻ trong giai đoạn đầu Họ đãphát hiện ra một số nhân tố nguy cơ làm tăng khả năng bị bại não ở trẻ:
+ Trẻ ra ngược
+ Biến chứng khi sinh (các vấn đề về hô hấp và cơ bắp)
+ Sang chấn trong quá trình sinh nở dẫn tới các biến dạng ở các bộ phận ngoài
hệ thống cột sống (vẹo cột sống, xương hàm quá nhỏ…)
+ Điểm Apgar thấp
+ Trẻ nhẹ cân và bị thiếu tháng
+ Sinh nhiều con cùng lúc (đa thai)
+ Biến dị của hệ thống thần kinh (tật đầu nhỏ)
+ Chảy máu hoặc hiện tượng thừa protein nghiêm trọng ở người mẹ trong giaiđoạn cuối thai kì
+ Thừa hoc-mon tuyến giáp, KTTT hoặc có các tai biến động kinh
+ Tai biến động kinh khi sinh
Nhận biết các dấu hiệu này sẽ giúp bác sĩ theo dõi trẻ mắc các bệnh lâu dài về
hệ thần kinh Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng nếu con mình có một trongnhững nhân tố nêu trên, hầu hết những trẻ này không có hoặc không mắc bại não
Trang 36 Phân loại bại não
Bại não có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí: trương lực cơ, các phầncủa cơ thể bị ảnh hưởng và mức độ biểu hiện Trong đó phân loại theo tiêu chítrương lực cơ là cách phân loại được sử dụng rộng rãi nhất, và cách phân loại dựatheo tiêu chí mức độ biểu hiện có thể được lồng ghép để phân loại những Trẻ trongtừng dạng đã được phân loại theo hai tiêu chí trên
a Tiêu chí trương lực cơ
Trẻ bại não bị tổn thương vùng não có chức năng điều khiển cơ bắp Tuỳ theo
vị trí xảy ra tổn thương não và mức độ của chấn thường mà cơ của Trẻ có thể quálỏng, quá chặt hoặc liên tục thay đổi Trương lực cơ giữ cho cơ thể trong các tư thếkhác nhau, và sự thay đổi trương lực cơ giúp cơ thể tạo ra các vận động và dichuyển
Trẻ bại não không có khả năng thay đổi trương lực cơ một cách nhẹ nhàng vàhợp lí, do vậy cử động của các em thường giật cục hoặc run rẩy
Theo tiêu chí trương lực cơ, người ta phân ra một số dạng bại não như sau:
+ Bại não thể co cứng: Là dạng bãi não mà cơ luôn quá chặt và không có khả
năng giãn ra Trẻ bại não thể co cứng thường có vận động giật cục, khó chuyển từ tư thếnày sang tư thế khác Khoảng 50% người bị bại não ở dạng co cứng
Hình 1 Bại não thể co cứng
+ Bại não thể thất điều (mất khả năng kiểm soát và điều hoà các vận động di
chuyển): Là dạng bãi não mà cơ luôn thay đổi giữa các bộ phận khiến trẻ trông luônmất thăng bàng và run rẩy
Hình 2 Bại não thể thất điều
Trang 37+ Bại não thể múa vờn: Là dạng bãi não mà cơ luôn thay đổi tại cùng một bộ
phận, là tình trạng cơ thể mất khả năng điều khiển cử động của các cơ Bại não thể mứavờn khó giữ tư thế thẳng và vững khi ngồi trên hoặc đi lại, thường biểu hiện nhiều cử độngtrên mặt, cánh tay, phần trên của cơ thể mặc dù không chủ đích Khoảng 25% người bị bạinão ở dạng múa vờn
Hình 3 Bại não thể múa vờn
Bại não hỗn hợp: Là dạng bãi não gây nên khi trẻ vừa có biểu hiện của bại não
co cứng lẫn múa vờn Khoảng 25% người bị bại não ở dạng hỗn hợp
b Tiêu chí các phần cơ thể bị ảnh hưởng
Dựa theo tiêu chí các phần cơ thể bị ảnh hưởng, bại não bao gồm các dạng:
+ Liệt một chi: Bại não chỉ tác động tới một chi (chân hoặc tay) Dạng bại não này
không phổ biến và thường phối hợp với dạng liệt nửa người ở mức độ nhẹ
+ Liệt hai chi: Là trường hợp bại não khiến trẻ bị liệt ở hai chân hoặc hai tay,
nhưng hầu hết là liệt hai chân, trường hợp liệt hai tay là rất hiếm Khi trẻ bị liệt haichân, trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và chạy nhảy, trẻ có thể giữ thẳngngười và sử dụng hai tay thành thạo
+ Liệt nửa người: Là trường hợp khi bại não tác động tới một phía cơ thể Do
vậy trẻ sẽ gặp khó khăn về vận động của tay trái, chân trái hoặc tay phải, chân phải,phần còn lại của cơ thể vẫn hoạt động bình thường Nhiều trẻ bị liệt nửa người vẫnvẫn có thể đi lại, chạy nhảy nhưng trông chúng cử động không được bình thườnghoặc khập khiễng
+ Liệt tứ chi: Là trường hợp khi bại não tác động tới cả bốn chi của trẻ, trẻ bị
liệt tứ chi gặp rất nhiều khó khăn khi cử động và di chuyển vị trí, hầu hết phải cầntới xe lăn
Trang 38c Theo tiêu chí mức độ biểu hiện
Dựa theo tiêu chí mức độ biểu hiện, bại não thường được phân loại theo ba dạng: nặng, trung bình và nhẹ Tuy nhiên, cách phân loại này thường được lồng ghép để tiếp tục phân loại khi trẻ đã được phân loại theo các tiêu chí nêu trên Tiêu chí mức độ
thường dựa trên mức độ độc lập và mức độ cần tới các hỗ trợ ở Trẻ bại não
Gần như không thể di chuyển và
tự thực hiện các hoạt động từ
đơn giản như chăm sóc bản thân
(ăn, uống, đi vệ sinh) đến các
hoạt động phức tạp hơn như học
tập nếu không có sự hỗ trợ hầu
hết của người khác hoặc dụng
cụ: xe lăn, ghế ngồi cố định
Trẻ có thể tự làm được các việc đơn giản như: di chuyển, ăn, uống, đi vệ sinhnhưng khó khăn nhiều trongviệc thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tinh xảo như: đánh răng, viết, cắt , cần sự hỗ trợ từ người khác
và các dụng cụ
Trẻ có thể làm được nhiều việc như tự chăm sóc bản thân và có thể thực hiện các kĩ năng trường lớp đòi hỏi Có thể tự di chuyển hoặc cần hỗ trợ nhưng không đáng kể
Đặc điểm của các dạng bại não phân loại theo tiêu chí trương lực cơ
a Bại não thể co cứng
Khi trẻ có trương lực cơ luôn cao khiến các cơ luôn co chặt lại sẽ dẫn tới tình trạng bại não thể co cứng Trẻ em bại não thể co cứng thường có vận động giật cục, khó chuyển từ tư thế này sang tư thế khác, chậm chạp trong việc bắt đầu một cử
động mới hoặc buông một vật đang cầm ra
Dưới đây là một số biểu hiện của trẻ bại não thể co cứng ở tư thế nằm:
37
Đầu quay về một phíaMột tay thẳng
Chân khép lại, đầu gối co
Đầu ngửa về sauNgón cái quặp vào
Liệt một chi hoặc hai chi Liệt nửa người Liệt tứ chi
Hình 4 Bại não xét theo các phần cơ thể bị ảnh hưởng
Trang 39Hoặc: người ưỡn cong, hoặc cúi đầu về phía trước, hai tay co trước ngực, hoặc haitay bắt chéo vào nhau, đầu ngửa ra sau (Xem hình dưới đây)
Khi trẻ bắt đầu tập đi, trẻ có thể đứng với hai chân bắt chéo vào nhau như chiếckéo, đứng nhón gót Hoặc hai đầu gối hướng vào nhau, hai bàn chân toẽ ra
b Bại não thể thất điều
Trẻ mắc bại não thể thất điều thường rung người liên tục hoặc run rẩy nhưngười già, nhất là khi chúng cố gắng thực hiện các vận động tinh như viết hay cắtbằng kéo Trẻ cũng khó giữ thăng bằng và đi lại loạng choạng Biểu hiện điển hìnhcủa trẻ bại não thể thất điều là biểu hiện rối tầm, tức là trẻ không thể dùng ngón taytrỏ để chỉ chính xác ngay lập tức một vị trí nhỏ (ví dụ như chỉ vào mũi mình) Donhững cử động rung và những vấn đề trong phối hợp hoạt động của các cơ nên trẻmất nhiều thời gian để viết hoặc làm các công việc yêu cầu vận động tinh xảo
b Bại não thể múa vờn
Trang 40Trẻ bị bại não múa vờn khó giữ tư thế thẳng và vững khi ngồi trên hoặc đi lại,thường biểu hiện nhiều cử động trên mặt, cánh tay, phần trên của cơ thể mặc dù khôngchủ đích Có một số trẻ bại não múa vờn thường phải nỗ lực và tập trung rất lớn mới cóthể đưa tay vào một vị trí nào đó, ví dụ như vươn tay ra để lấy một cái cốc Vì sự thayđổi trương lực cơ và khó khăn trong việc giữ vững tư thế nên Trẻ hầu như không thể cầmcác vật nhỏ như bàn chải đánh răng, bút, thìa…
c Bại não thể hỗn hợp
Khi bị bại não thể hỗn hợp, trẻ có biểu hiện của trạng thái cơ cứng lẫn múavờn, có những bộ phận cơ luôn tăng khiến trẻ vận động giật cục, có một số bộ phậnkhác (thường là tay) lại có các vận động tự do không thể kiểm soát
Các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ bại nãoNhững dấu hiệu sớm của bại não thường xuất hiện trước 3 tuổi, cha mẹ thường
là người đầu tiên nghi ngờ rằng con họ không phát triển các kĩ năng vận động mộtcách bình thường Những trẻ bại não thường đạt tới các mốc phát triển một cáchchậm chạp Hiện tượng này gọi là trì hoãn phát triển
Việc chẩn đoán bại não không dễ dàng, đặc biệt là trong giai đoạn trước mộttuổi và với bại não dạng nhẹ Hầu hết trẻ bại não được phát hiện vào khoảng 18tháng tuổi trở lên
Các ảnh hưởng của bại não là khác nhau đối với từng cá thể Nhưng nhìnchung có thể phát hiện các dấu hiệu bại não sớm như sau:
Khi mới sinh, trẻ có biểu hiện mềm nhẽo, tuy nhiên cũng có khi rất bình thường
Khi mới sinh, trẻ có thể không thở được như trẻ bình thường, từ đó dẫn tới sắcthái xanh xao và mềm nhẽo ở trẻ.Chính việc không thở được có thể dẫn tới nhữngtổn thương não ngay khi sinh vì não không được cung cấp đủ ôxi