Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy DươngLỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân, hoạt động ngân hàng bán lẻNHBL là hoạt động truyền t
Trang 1Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
MỤC LỤC
CHUONG 1: LY LUAN CHUNG VE MO RONG TDBL TRONG NGAN
HÀNG THUONG MAL o.oo ccccescssscssesssessesssessessessusssecsscssessssscssessesssessessessessessesaseess 4
1.1 Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mạii 2-5: 4
1.1.1 Những vấn dé cơ bản về ngân hàng thương mại -s:©cz©ce+cse+ 41.1.2 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại .- - : - 61.2 Khái quát về hoạt động TDBL của ngân hàng thương mai 9
1.2.1 Khái niệm về TDBLL -5:©2©5++2E++2EEEttEEEEtSEEEtttEktttrtrrsrtrrrrrrrrrrriea 91.2.2 Đặc điểm của TDBLL -cc+StttcEEEttttEEkttrttrttrrttktrrrtrkrrrrrrrrre 10
1.2.3 Vai trò của hoạt động TTÏ) BÌL, - << «+ kg 12
1.2.4 Các sản phẩm của TDBLievsessessesssessessesssessesssessessesssessecsesssessessssssessessseesee 13
1.3 Mở rộng hoạt động TDBL - Ă 25 3+ 3233 SEEerertrrrrsrrrrrrrrrrree 14
1.3.1 Quan điển về mở rộng TDBL của ngân hàng thương mại - 14
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng TDBL của ngân hàng thương mại
20
1.4.1 Một số kinh nghiệm về hoạt động TDBL trên thé giới . - 201.4.2 Bài học kinh nghiệm VỀ mở rộng TDBL cho Việt Nam 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TDBL TẠI NGÂN HÀNG TMCPĐẦU TU VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM CHI NHÁNH BAC HÀ NỘI 24
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Bắc Hà Nội - 2-2 SE SE E2 121121121121111 1.1.1 1e, 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt NAim :-25:-555+2ESt2EEtt2EEttSEEEEEEEttErtrtrtrrrtrtrrrrrrerrieg 242.1.2 Giới thiệu về Chỉ nhánh Bắc Hà Nội . c-ccccccccccceecre 272.1.3 Cơ cầu tổ chức của Chỉ nhánh -cccccceccccceererrrreerrrrrrreeree 28
2.1.4 Khái quát thực trạng hoạt động của Chỉ nhánh - «+ « «<< «+3 33
SVTH: Bùi Thị Hằng Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 2Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
2.2 Thực trạng hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội -2- 2 2¿+E£2EE£2EE2EEtzEErrrxrrrrere 41
2.2.1 Chính sách cấp TDBL do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam ban hành c5 1111111623011 18111 1 11K 1kg kg key 41
2.2.2 Quy trình cấp TDBL dang áp dung tại ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam Chỉ nhánh Bắc Hà Nội -©2+©5c5cccccccerxeeresrsees 452.2.3 Tình hình TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChỉ nhánh Bắc Hà Nội cscescessessessssssessesssessesssessessesssessessusssessessusssecsecsusssessessseesees 482.3 Đánh giá thực trạng hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội - 2 2 5225255: 49
2.3.1 Kết quả đạt QUOC c5 ềEềEEEEEEEEEE11011211211211111111 1111111 502.3.2 Những Nan Chế 5-55 SE EEEỀEEEEEEE1211211211111211211211111111 1111 re 512.3.3 Nguyên nhân hạn Chế cececcecceccesveccesvessesvessessessessessessessssessessessssesessssseeseees 52CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺTẠI NGAN HÀNG TMCP DAU TU VÀ PHÁT TRIEN VIET NAM CHI
NHANH BAC HA NỘII 22-2222 EESEE22EE22E12711271127112711 21112112 1.1 56
3.1 Định hướng mớ rộng hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội 2-2 5Z25eccSzee 563.2 Một số giải pháp mở rộng hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội - 2 2 25255: 57
3.2.1 Da dang hóa sản phẩm TDBL, xây dựng chương trình đánh giá sản phẩmTDBL và kênh phân phối sản phẩm .-. -:- 2 + s52+S++£+E++E+Ezrzrerreee 57
3 2.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức và thực hiện đào tạo nguồn nhân lực đápứng yêu cau dé phát triển hoạt động TDBL từng bước nâng cao chất lượng dich
)J/837/860/18./7/1/7/7/0000NNnnnn6aa4 60
3.2.3 Cai tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng an toàn, đơn giản và tổ chức
khai thác thực hên nghiêm túc quy trình nghiệp vu tại Chỉ nhánh 61
3.2.4 Day mạnh công tác truyền thông, marketing cho hoạt động TDBL và toi
Aa hóa Bid trị khách hỒH, - - << vn ng 63
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng Nhà HHỚC 2- 252 5£+cccc+EzEerecrrerreres 663.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Dau tư và Phát triển Việt Nam 67KET LUAN ¿52-5252 E211 21711171 11111111111111 1111.11.1111 e 72TÀI LIEU THAM KHẢO 22 222S2£EEESEEEEEEECEEEEE22122732221222.cerkcee 73
SVTH: Bùi Thị Hằng Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 3Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
DANH MỤC TU VIET TAT
1 NHBL : Ngân hang bán lẻ 2.NHIM : Ngân hàng thương mại
3 BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
4NHNN : Ngân hàng nhà nước
5 TDBL : TDBL
6 CNTT : Công nghệ thông tin
7 TMCP : Ngân hàng thương mại cỗ phần
8 QHKH : Quan hé khach hang
SVTH: Bui Thi Hang Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 4Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
DANH MỤC BANG
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chinhánh Bắc Hà Nội 2+ 222 E + E11 21111 E211 Eeeieg 29Bảng 2.1 Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chinhánh Bắc Hà Nội - - 252: 52t 2E vv2221111272111122E11 2 1 34Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo loại tiền giai đoạn 2009-20 1 -. : 36
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thời han vay giai đoạn 2009-2011 37
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009-201 I 38
Bang 2.5: Thu dich vu rong tai Chi nhanh Bắc Hà NOi nw seccscccsssesscsesecessececsescevseee 39
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2009 — 201 1 41
Bảng 2.7: Hoạt động cho vay bán lẻ tại BIDV Bắc Hà Nội -c- sec: 48
Bảng 2.8: Chỉ tiêu du nợ TDBL tại BIDV Bắc Hà Nội 2-5-552 552552 48Bang 2.8: Cơ cấu cho vay theo sản phẩm tại BIDV Bắc Hà Nội 49Bảng 2.9: Thị phần cho vay bán lẻ của các Ngân hàng trên địa bàn Quận Long Biên
Va Huyén Gia Lam 00157 50
SVTH: Bui Thi Hang Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 5Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân, hoạt động ngân hàng bán lẻ(NHBL) là hoạt động truyền thống, hình thành nên hệ thống ngân hàng thương mại(NHTM) thé giới Từ khi hình thành, hoạt động NHBL luôn đóng vai trò quan trọngtạo nền tảng phát triển bền vững cho các NHTM Hoạt động NHBL góp phần to lớntrong việc tạo lập nguồn vốn, thu nhập 6n định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro
và là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế Ngoài ra, hoạt động NHBLcũng góp phan trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ồn
định hoạt động cho ngân hàng.
Vai trò này được thể hiện rõ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giớivừa qua, các NHTM có chiến lược tập trung vào hoạt động bán lẻ đã trụ vững, còncác ngân hàng dau tư lớn phá sản (Merrill Lynch, Lemon Brothers ) hoặc lâm vàokhó khăn cũng phải chuyển hướng sang phát triển hoạt động NHBL Vì vậy, xuhướng là hầu hết các NHTM trên thế giới ngày nay đều phát triển hoạt động NHBL
Thị trường NHBL Việt Nam được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng và cơhội phát triển cho các NHTM trong nước, ngoài nước Bởi vì chúng ta có môi
trường chính trị, xã hội 6n định, kinh tế phát triển, dân số đông, đời sống nhân dân
ngày càng được cải, xu hướng tiêu dùng và sử dụng dịch vụ ngày càng cao cùng với
sự phát triển còn thấp các dịch vụ tài chính cá nhân
Theo khảo sát của một số tổ chức nghiên cứu, hiện nay quy mô của thị
trường NHBL Việt Nam còn nhỏ, mới chỉ có khoảng 18% người dân Việt Nam mở
tài khoản tại ngân hàng, tuy nhiên, vài năm gần đây và trong thời gian tới sẽ tiếp tục
có tốc độ phát triển rất nhanh Theo ước tính, doanh thu từ ngành ngân hàng bán lẻ
sẽ tăng khoảng 25% mỗi năm trong vòng 5-10 năm tới.
Đến nay, hầu hết các NHTM hoạt động tại Việt Nam đều có định hướng tậptrung phát triển hoạt động NHBL
Hoạt động NHBL của BIDV đã được cung cấp tới các khách hàng cá nhân từ
năm 1995 khi BIDV trở thành một NHTM đây đủ, tuy vậy mức độ phát triển hoạt
động NHBL của BIDV còn chưa xứng đáng với tiềm năng Gần đây BIDV mới bắtđầu quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn Theo nghị quyết Hội đồng quản trị BIDV
về việc đây mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, hướng tới năm 2015 BIDV sẽ làSVTH: Bùi Thị Hằng 1 Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 6Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Trong toàn bộ hoạt động NHBL của BIDV, hoạt động TDBL là hoạt động
chính, mang lại lợi nhuận cao, có những điều kiện thuận lợi nhất dé tăng trưởng cả
về quy mô và chât lượng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nộicũng đã dé ra mục tiêu đây mạnh hoạt động NHBL, vươn tới là Chi nhánh dẫn đầu
về bán lẻ trên địa bàn phía bắc sông Hồng theo nghị quyết và chỉ đạo của Hội sởchính Ban lãnh đạo BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội cũng xác định phát triển dịch
vụ NHBL là nhiệm vụ trọng tâm, có tính chiến lược lâu dài đảm bảo an toàn và hiệuquả trong thời điểm hiện nay Việc tìm ra những giải pháp phát triển hoạt độngTDBL là vấn đề bức xúc và nhận được nhiều sự quan tâm của Ban lãnh đạo Chinhánh Bắc Hà Nội
Xuất phát từ thực trạng đó, em đã lựa chọn đề tài: Mở rộng TDBL tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chỉ nhánh Bắc Hà Nội
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về mở rộng TDBL trong ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tw vàPhát triển Việt Nam - Chỉ nhánh Bắc Hà Nội
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chỉ nhánh Bắc Hà Nội
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết những vấn đề cơ bản về TDBL, tìm hiểu vai trò, đặcđiểm và một số quy định chung về TDBL
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội từ năm 2009 đến nay
Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng TDBL, bài viết cũng đề xuất một số giảipháp mở rộng TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc Hà
Nội.
SVTH: Bùi Thị Hằng 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 7Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội từ 2009 đến nay
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: phươngpháp logic biện chứng, phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh trên cơ sở số liệuthống kê của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội qua
các năm nghiên cứu dé luận giải các van đê đê cập trong nội dung bài viet.
SVTH: Bùi Thị Hằng 3 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 8Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VE MỞ RỘNG TDBL TRONG NGAN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại
1.1.1 Những vấn dé cơ bản về ngân hàng thương mại
a Khái niệm về ngân hàng thương mại
NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hăng trăm năm, gắn liền với sựphát triển của kinh tế hàng hóa Sự phát triển hệ thống NHTM có tác động rất lớn ,quan trọng đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh té hàng hóa pháttriển mạnh mẽ ở giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM càng đượchoàn thiện, trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được
Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều khái niệm về NHTM ở Mỹ: NHTM
là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong
ngành công nghiệp dịch vụ tài chính Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng
định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghé nghiệp thường xuyên lànhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức kí thác và sử dụng tài nguyên đó chochính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Ở Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá 12 thông qua vào
ngày 16/06/2010 định nghĩa: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tat cả
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Luật này cũng định nghĩa: “Tổ chức tín dụng” làdoanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng, tổ chứctín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tin dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi
mô và quỹ tín dụng nhân dân”.
Từ những định nghĩa trên ta có thé thay NHTM là một định chế tài chính mađặc trưng cơ bản là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản lànhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
của xã hội.
SVTH: Bùi Thị Hằng 4 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 9Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
b Vai trò ngân hàng thương mại
e Cung cấp von cho nên kinh tê
NHT là tổ chức đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đứng rahuy động các nguồn vốn nhàn rỗi, tạm thời nhàn rỗi ở các tô chức, cá nhân, thànhphan kinh tế, dùng nguồn vốn huy động được dé cung cấp cho các hoạt đông kinh tế
và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho quá trình tái sản xuất Như vậy, NHTM vớichức năng trung gian tài chính của mình đã biến tiết kiệm thành đầu tư
e Nâng cao hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thi trường, hoạt động của doanh nghiệp chịu nhiều sự tácđộng của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cung cau, quy luật giá trị , sản xuất phải dựa trên sự đáp ứng nhu cầu thị trường trên mọi phương điện: chấtlượng, giá cả, chủng loại, khối lượng, Để đáp ứng các nhu cầu thị trường thì cầnnâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, timnhững nguén nguyên liệu mới, mở rộng quy mô sản xuat Hoat động này yêu cầumột khối lượng lớn vốn đầu tư và vốn tự có của doanh nghiệp mà không phải lúcnào doanh nghiệp cũng có thể đáp ứng được Để giải quyết vấn đề này thì doanhnghiệp có thé vay vốn ngân hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất kinh doanh.Nhờ vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp các điều kiện mở rộng sản xuất kinhdoanh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao công nghệ, tăng năng suất lao động và nângcao hiệu quả kinh tế Như vậy, nguồn vốn ngân hàng có vai trò quan trọng trongviệc nâng cao chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho quá
trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng, từ đó tạo cho
doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thương trường
e Góp phan vào sự 6n định, phát triển của thị trường tài chính và thị
trường chứng khoán
NHTM có vai trò quan trọng trong tài chính gián tiếp, có khả năng chi phốihoạt động của hệ thống tài chính Điều này thê hiện thông qua hai điểm Một là,NHTM là trung gian tài chính, có số lượng lớn nhất trong hệ thống các trung giantài chính, thực hiện phần lớn hoạt động của tô chức trung gian tài chính nói chung.Hai là, NHTM có vai trò đáp ứng đầy đủ lợi ích của hệ thống tài chính, thườngxuyên nhận tiền gửi và cho vay do đó tiết kiệm được chi phí giao dịch đáng ké chocác khoản vay Nguồn vốn ngân hàng huy động được, dùng dé dau tư kiếm lời, đảmbảo khả năng thanh toán cho các nhà đầu tư và mở rộng khả năng cung ứng các dịch
vụ cho nên kinh tê.
SVTH: Bùi Thị Hằng 5 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 10Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
NHTM gop phan thực hiện điều hòa cung cau và ồn định thị trường chứng
khoán NHTM cung cấp hàng hóa cho thị trường chứng khoán, tạo thị trường và cóthé làm tăng hoặc giảm nhu cầu chứng khoán khi cần thiết.Với cơ chế giao dịch nhưvậy, ngân hàng tham gia điều hòa cung cầu chứng khoán một cách nhanh nhạy Khi
ngân hàng tham gia mua bán một khối lượng chứng khoán lớn sẽ làm thay đổi giá
trị chứng khoán theo chiều hướng nhất định Đặc biệt, khi ngân hàng thay đổi mứctín dụng sẽ làm tác động trực tiếp đến giá chứng khoán Ngoài ra, ngân hàng còngiúp của các công ty niêm yết khi họ gặp khó khăn về tài chính, đảm bảo khả năngthanh toán, tự chủ của họ trên thị trường, tạo sự ôn định tâm lý cho các nhà đầu tưchứng khoán Ngân hàng cung cấp các thông tin chính xác, hạn chế phần nào cáchành vi buôn bán tay trong, đầu cơ bất chính trong hoạt động kinh doanh chứng
khoán.
e NHTM là cau noi nên tài chính quốc gia với nên tài chính quốc tê
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hộigiữa các nền kinh tế trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách NHTM
đã đóng góp vai trò quan trọng trong sự hòa nhập giữa các nền kinh tế Thông quacác hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hangnước ngoài, các NHTM đã thực hiện điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với
sự vận động của nên tài chính quôc tê.
NHTM ra đời, phát triển trên cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hóa pháttriển Khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động ngân hàng cũng phát triển theo
Thông qua việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình đặc biệt chức năng trung
gian tín dụng NHTM đã trở thành một bộ phận quan trọng thúc đây sự phát triển
của nên kinh tê.
Như vậy, hệ thống NHTM luôn có vai trò quan trọng và là một trong nhữngtrung tâm của nền kinh tế Moi sự tác động từ kinh tế thế giới, mọi dấu hiện củakhủng hoảng, lạm phát, suy thoái, hầu hết đều có thể nhìn thấy qua hệ thốngngân hàng thương mại, đồng thời cũng có thé thông qua chính hệ thống ngân hàngnày mà có những tác động phù hợp nhằm điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô Vì vậy dé
có thể tiếp tục duy trì sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế trong nước trong thờigian tới, hệ thống ngân hàng cần được sự quan tâm hơn nữa, vai trò chỉ đạo và điềutiết của NHNN phải tiến hành sát sao hơn nhưng đồng thời cũng phải hợp lý hơn
1.1.2 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại
a Hoạt động huy động vốnSVTH: Bùi Thị Hằng 6 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 11Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức: cho vay, đầu tư và cung cấp
các dịch vụ khác Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM đóng vaitrò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng NHTMhuy động vốn dưới các hình thức sau:
- Ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức, các tổ chức tín dụngkhác dưới các hình thức như tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn Đây lànguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốncủa NHTM Tiền gửi thanh toán gửi vào ngân hàng với mục đích nhờ thanh toán
hộ, lãi suất của khoản tiền này rất thấp Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn là nguồn vốntương đối 6n định ngân hàng có thé dùng chúng dé cho vay
- Khi có những tình huống phát sinh liên quan đến khả năng thanh toán, tỷ
lệ dự trữ bắt buộc theo qui định, đáp ứng nhu cầu tín dụng thì ngân hàng phải huyđộng thêm bằng việc phát hành Chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá khác
dé huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Vay vốn của các tô chức tin dụng khác hoạt động trong và ngoài nước
- Vay von ngăn hạn của NHNN.
- Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NHNN
b Hoạt động tín dụng
Là hoạt động co ban va mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất, cho ngân hàng
Dé mở rộng tín dụng có hiệu quả thì phải xây dựng và thực hiện chính sách tíndụng đúng đắn, đồng thời cũng cần không ngừng đa dạng hóa các hình thức tíndụng cho phù hợp với nhu cau, thị hiếu của khách hàng NHTM cấp tín dụng cho
các tô chức, cá nhân dưới các hình thức sau:
- Cho vay: Là hoạt động quan trọng nhất, chiếm ty trọng lớn trong tổng tàisản, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng
- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác: Là nghiệp vụ cho vaygián tiếp, ngân hàng sẽ cung ứng vốn cho một chủ thể và một chủ thể khác, thựchiện việc thanh toán nợ cho ngân hàng Các thương phiếu phải còn thời hạn hiệulực, người sở hữu thương phiếu sau khi bán lại cho ngân hàng sẽ nhận được một sốtiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi khoản lợi tức chiết khấu
- Bảo lãnh: Là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng, khi khách hàng không
thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết Mức bảo lãnh đối với một khách hàng,tong mức bảo lãnh của ngân hàng không được phép vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có
của ngân hàng đó.
SVTH: Bùi Thị Hằng 7 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 12Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
- Cho thuê tài sản: Là hình thức tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng
cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là ngân hàng với khách hàng thuê Thời hạn cho
thuê đảm bảo sao cho ngân hàng phải thu gần đủ, hoặc đủ giá trị của tài sản chothuê cộng với lãi thu được Khi kết thúc thời hạn thuê thì khách hàng mua lại, hoặctiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê
c Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
Dé thực hiện các dich vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân
hàng, NHTM mở tài khoản cho khách hàng trong, ngoài nước Đề thực hiện thanh
toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua ngân hàng nhà nước, NHTM mở tài
khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước nơi NHTM đặt trụ sở chính, duy trì tại đó sốtiền gửi dự trữ bắt buộc theo qui định Bên cạnh đó, Chi nhánh của ngân hàngthương mại được mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặttrụ sở của Chi nhánh Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các hoạt
động sau:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế khi được NHNN cho
- Góp vốn và mua cô phần: NHTM được phép dùng vốn điều lệ, quỹ dự trữ
dé góp vốn, mua cổ phan của các doanh nghiệp và các tổ chức tin dụng khác trongnước theo qui định của ngân hàng Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua céphần, liên doanh với ngân hàng nước ngoài đề thành lập ngân hàng liên doanh
- Tư vấn tài chính: cung cấp thông tin, hướng dẫn chính sách tiền tệ, lập dự
án đầu tư cho khách hàng
SVTH: Bùi Thị Hằng 8 Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 13Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
- Uy thác và nhận ủy thác: là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại làm theo
sự ủy thác của khách hàng như quản lý tài sản hộ, bảo quản chứng khoán, vật có giá, thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản
- Cung ứng dich vụ bảo hiểm: ngân hàng được cung ứng dịch vụ bảo hiểm,thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh đề kinh doanh bảo hiểm theo qui định
Hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có khái niệm thống nhất về TDBL.Tin dụnggồm hai loại là tín dụng bán buôn và TDBL
Theo cách hiểu truyền thống trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bán buôn
là hình thức mua bán hàng hóa thông qua các trung gian, đại lý, để bán với khốilượng lớn, trong khi đó: bán lẻ là hình thức bán hàng mà người bán trực tiếp bánhàng cho người mua là người sử dụng, tiêu dùng với khối lượng nhỏ, lẻ Khi áp
dụng trong hoạt động tín dụng, trên thế giới có hai cách hiểu khác nhau về bán buôn
và bán lẻ tín dụng.
Thứ nhất, tín dụng bán buôn được hiểu là tất cả các khoản vay thông qua thịtrường tài chính hoặc cho vay đối với các trung gian tài chính khác không tính đếnquy mô giá trị khoản vay Trong khi đó, TDBL bao gồm những khoản cho vay trực
tiép đên người vay cuôi cùng với các khoản cho vay với quy mô, giá trị khác nhau.
Người vay cuối cùng không được phân biệt theo quy mô lớn hay nhỏ, màđược xác định chủ yếu dựa trên là người trực tiếp sử dụng vốn vay đưa vào đầu tư,không thực hiện cho bay tiếp với các đối tượng khác
Thứ hai, tín dụng bán buôn hiểu tương tự như trên nhưng cộng thêm những
khoản cho vay công ty và doanh nghiệp lớn khác có giá tri lớn hơn một quy mô nào
đó tùy theo quy định cụ thể của từng nước,ví dụ, ở nước Anh, những khoản cho vay
có giá trị từ 50.000 bảng Anh trở lên được coi là khoản cho vay bán buôn Còn
SVTH: Bùi Thị Hằng 9 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 14Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
TDBL là bao gồm tat cả các khoản cho vay trực tiếp đến người vay cuối cùng là các
cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ, cộng thêm các khoản cho vay đối
với các công ty và doanh nghiệp lớn nhưng có quy mô nhỏ hơn một mức giá tri nào
đây, ví dụ ở Nhật là các khoản cho vay có giá trị 50.000 bảng Anh
Trong thực tế hiện nay việc phân định về bán buôn và bán lẻ chỉ là tương
đối, không mang tính phổ biến với mọi quốc gia, và các ngân hàng, thay đổi theothời gian, tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn cũng như mục đích quản lý từng nơi
Theo Tiến Sỹ Lê Khắc Trí, TDBL là hình thức cho vay trực tiếp đến cácngười vay cuối cùng, chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa vànhỏ Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Chau A — AIT, dich vụngân hàng bán lẻ chính là việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới từng cá
nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới chi nhánh, khách
hàng có thê tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các
phương tiện điện tử viễn thông, công nghệ thông tin Theo định nghĩa trên TDBL
được hiểu là hình thức cho vay, những khoản vay trực tiếp từng khách hàng cá nhân
riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới Chi nhánh, được công
nghệ thông tin hỗ trợ triển khai các sản phẩm, giao dịch trực tuyến, lưu giữ và xử lí
cơ sở dữ liệu tập trung
Theo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cấp TDBL là việccấp tín dụng cho khách hàng bán lẻ băng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiếtkhấu và các nghiệp vụ khác Trong đó, khách hàng bán lẻ là cá nhân, hộ gia đình cónhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của BIDV
1.2.2 Đặc điểm của TDBL
TDBL có đặc điểm là thị trường tương đối rộng lớn và không ngừng tăngtrưởng, khách hàng thường quan tâm đến số tiền trả nợ hơn là lãi suất, do đó ngânhàng có thể cho vay với lãi suất cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp Giá trịtừng món vay thường nhỏ lẻ và phân tán Vì vây mà thường dẫn đến tăng chi phí
quản lý của ngân hàng cho từng món vay Kỹ thuật cho vay cũng khá đơn giản, tuy
nhiên nó lại luôn tồn tại nhóm khách hàng chây y, lừa đảo vì vậy đòi hỏi thẩm địnhcho vay có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp
Cùng tín dụng doanh nghiệp, TDBL cũng góp phần quan trọng vào việc tăngtrưởng tín dụng cho các ngân hàng Tốc độ cho vay các cá nhân tăng nhanh gópphần vào việc day nhanh dư nợ, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng Thông quaTDBL, ngân hàng có thể xây dựng mạng lưới khách hàng da dang, rộng khắp, làm
nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ và góp phan đa
SVTH: Bùi Thị Hằng 10 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 15Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro cho ngân hàng.
Mục tiêu của TDBL là khách hàng cá nhân, hộ gia đình vì vậy dịch vụ
thường đơn giản, dé thực hiện thường xuyên và nhu cầu ngày càng cao
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanhchóng của công nghệ thông tin, các NHTM: bắt đầu quan tâm đây mạnh hiện đạihóa, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻTóm lại, một số đặc điểm nổi bật của TDBL như sau:
Thứ nhất là lợi nhuận cao
Lãi suất cho vay TDBL thường cao hơn so với lãi suất các khoản cho vaykhác của NHTM Mặc dù lãi suất cao một phan là dé bù dap lại chi phí cho vay củangân hàng như thời gian, nguồn nhân lực đi thâm định, quản lý các khoản vay này
nhưng lãi suât cao cũng đem vê một khoản lợi lớn cho ngân hàng.
Thứ hai là rủi ro cao nhưng phân tán được rủi ro
Bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính,tình trang sức khỏe, công việc nên mat khả năng chi trả hay khi khách hàng cé tình
không chịu trả nợ Việc thâm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia
đình cũng hết sức khó khăn Ngoài ra, để có được khoản vay, nhiều khách hàng đã
cô tình dấu các thông tin về tình hình sức khỏe và công việc tương lai của mình nênngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay, gây tốn that cho ngân hàng Chovay TDBL được coi là, tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng
Tuy vậy, giao dịch TDBL thường có giá trị nhỏ nên mức ảnh hưởng của các khoản
vay này cũng không lớn đối với hoạt động tông thé của ngân hàng Số lượng khách
hàng lớn nên rủi ro khoản mục vay được phân tán cho nhiêu người.
Thứ ba là có xu hướng phát triên mạnh
Những năm gần đây, áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, việc áp dụng lộ trìnhnới lỏng các quy định đối với các tô chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mởrộng chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằngVNĐ, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hang, sự phát triển bùng nỗ của công nghệ
thông tin Khách hàng là các doanh nghiệp lớn đã bão hòa nên các NHTM Việt
Nam đã bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ và đặc biệt là
TDBL.
Ngày nay, sự phát triển của xã hội, quy mô dân số ngày càng tăng, nhu cầu
nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư thúc đây Sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ
TDBL Đây là xu thế tất yếu nó phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàngSVTH: Bùi Thị Hằng 11 Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 16Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
trong khu vực và trên thế giới.
Ngân hàng nào năm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ TDBL cho mộtlượng lớn dân cư sẽ trở thành những ông chủ mạnh nhất trong hệ thống ngân hàng
Thứ tư là thị trường tiêm năng nhưng đang còn bị bỏ ngỏ
Thị trường dịch vụ TDBL là rất lớn và không ngừng phát triển cùng với sự
phát triển của nền kinh tế xã hội Các ngân hàng vẫn có rất nhiều cơ hội để tung rathị trường những sản phim TDBL của mình Việt Nam trong những năm gần đâyđạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, môi trường pháp lý dần dần hoànthiện, mức thu nhập và trình độ dân trí của dân cư ngày càng tăng Đây là dấu hiệuđáng mừng cho các ngân hàng đang có chiến lược phát triển mạnh các sản phẩm
TDBL của mình.
Mặc dù hiện nay hầu hết các NHTM Việt Nam đều đã bắt đầu cung cấp cácdịch vụ TDBL cho khách hàng của mình, nhưng đây là các sản phẩm mới, dựa trênnên tảng CNTT hiện đại nên trong quá trình triển khai cũng có một số khó khănnhất định Trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ TDBL của dân cưthì tăng nhanh Như vậy, có thể nói răng thị trường TDBL đang còn bị bỏ ngỏ vàtất cả các ngân hàng đều có cơ hội đề phát triển trong lĩnh vực này
1.2.3 Vai trò của hoạt động TDBL
a Đối với nền kinh tế
Hoạt động TDBL có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đây kinh tế phát
triển, bên cạnh đó hoạt động TDBL có một số vai trò đặc thù như sau:
Tín dụng bán lẻ góp phan đây nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, sử dụng
hiệu quả nguôn vôn đê các cá nhân, hộ gia đình mở rộng sản xuât hàng hóa, dịch
vụ, giải quyết khôi lượng lớn công ăn việc làm, nâng cao vai trò các thành phân
kinh tế, đóng góp ngày càng tăng trong GDP.
Có vai trò trong việc kích cau tiêu dùng cùng với các sản pham cho vay muanhà ở, ô tô trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình phù hợp với khả năng chỉ trảcủa khách hàng, các sản phẩm tiêu dùng thông qua các loại thẻ nội địa và quốc tế,kích thích người dân tăng cường chỉ tiêu, đồng thời thúc đây các doanh nghiệp đầu
tư gia tăng năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế
Góp phần đây lùi tệ nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở nhiều nơi KênhTDBL được khai thông giúp các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, dé dàng tiếp
cận nguồn von ngân hàng có lãi suat hợp lý sẽ hạn chê cho vay năng lãi ở nhiêu nơi.
SVTH: Bùi Thị Hằng 12 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 17Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
b Đối với ngân hàng
Đây là xu thế chung, phù hợp với xu hướng phát triển của các ngân hàngtrong khu vực và trên thế giới, đảm bảo cho các ngân hàng đa dạng hóa kinh doanh,
mở rộng các phân khúc khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, phân tán rủi ro,cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng
TDBL góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng và đem lại hiệu
quả kinh doanh cho các ngân hàng TDBL là một trong hai bộ phân trong nghiệp vụ
cho vay của NHTM bên cạnh cho vay bán buôn, tốc độ bán lẻ tăng nhanh góp phầnđây nhanh dự nợ Cho vay bán lẻ thường có lãi suất cao hơn, đồng nghĩa với việctăng nguồn thu nhập cho ngân hàng Phát triển các sản phẩm, dịch vụ NHBL nóichung, TDBL nói riêng yêu cầu các ngân hàng phải đầu tư mạnh vào hạ tầng côngnghệ thông tin, cải tiến chất lượng sản phẩm, xây dựng mạng lưới kênh phân phối
đa dạng, rộng khắp thì mới có cơ sở để phát triển các sản phẩm, dịch vụ TDBL,
phục vụ một lượng khách hàng đông đảo.
sử dụng vôn vay, một sô sản phâm phô biên hiện nay gôm:
- Cho vay sản xuất kinh doanh: là sản phẩm tín dụng ngắn hạn, đáp ứngđược nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước, mua vật tư, hàng hóa, chi phí nhâncông, nhiên liệu, nộp thuế, xuất nhập khâu nhiên vật liệu, hàng hóa, thông thường
thông qua hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc theo món.
- Cho vay mua sắm đầu tư tài sản cố định: là sản phẩm tin dụng trung, dài
hạn nhăm bô sung von dau tư mới hoặc sửa chữa, nâng cap máy móc thiệt bi,
SVTH: Bùi Thị Hằng 13 Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 18Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng,,
- Cho vay kinh doanh chứng khoán: là sản phẩm cho nhà đầu tu vay bằngVND dé kinh doanh chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán đã được khớp
lệnh công ty chứng khoán.
- Cho vay tiêu dùng cá nhân: nhằm tài trợ cho nhu cầu chỉ tiêu của ngườitiêu dùng, đây là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các nhu cầu sinh hoạt gia
đình, mua sắm đồ dùng, chỉ tiêu cho y tế, giáo dục, du lich,
- Cho vay du học: nhằm cung cấp tài chính dé hỗ trợ các du học sinh tham
dự khóa học đại học, sau đại học ở nước ngoài.
- Cho vay học phí: thông thường là sản phẩm cho vay tín chấp dưới hìnhthức trả định kỳ nhằm hỗ trợ người vay có đủ khả năng chỉ trả học phí khi bản thân
người vay hoặc thân nhân người vay theo học các khóa học tại Việt Nam.
- Cho vay mua nhà đất dé ở: dành cho khách hàng cá nhân vay vốn dé thựchiện việc xây, mua, sửa nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của Nhà nước, chuyểnquyền sử dụng đất,
- Cho vay mua 6 tô: khách hàng vay vốn dé có thể sở hữu và sử dung mộtchiếc ô tô mới, đẹp, hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh
1.3 M@é rộng hoạt động TDBL
1.3.1 Quan điểm về mở rộng TDBL của ngân hàng thương mại
Mo rộng TDBL là sự phát triển về số lượng, chất lượng các loại hình dịch
vụ, sản phẩm cung cấp cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình thông qua việc đa danghóa dịch vụ, phát triển số lượng khách hàng, thị phần, thu nhập và tăng tính tiện ích,
an toàn nhằm mục đích phân tán rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quảkinh doanh của ngân hàng Mở rộng TDBL phải được thực hiện trên sự phát triểnbền vững, hài hòa và đồng bộ
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở nângcao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao
dich, coi trọng dịch vụ TDBL, tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch
vụ tài chính — ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhấtnhu cầu của nền kinh tế, tối đa hóa giá trị gia tăng cho các NHTM, khách hàng và
xã hội.
Xây dựng hệ thống sản phâm TDBL chất lượng, an toàn và đạt hiệu quả kinh
tế cao, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, phát triển hợp lý mạng lưới phânphối để cung ứng day đủ, kịp thời, thuận tiện các sản pham dich vụ và tiện ích
SVTH: Bùi Thị Hằng 14 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 19Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
NHBL cho mọi đối tượng khách hàng, chú trọng đáp ứng dịch vụ TDBL cho sự
phát triển của khách hàng cá nhân, hộ gia đình
Các hình thức mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng thường được áp dụng kê
từ trước đên nay:
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường hiện có hoặc trên thị
trường mới.
- Kết hợp các sản phẩm, dịch vụ hiện có với nhau nhằm tận dụng tối đanguồn lực sẵn có của ngân hàng đề cung cấp cho khách hàng
- Trong quá trình phát triển của ngân hàng, danh mục các sản phẩm và dich
vụ thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môitrường, nhu cầu của thị trường, điều kiện kinh doanh Điều này thể hiện sự năngđộng và nhạy bén của ngân hàng với sự thay đôi của môi trường kinh doanh và nhucầu của khách hàng, tạo cho ngân hàng khả năng cạnh tranh cao trong việc thoảmãn nhu cau của khách hàng Sự biến đổi danh mục sản phẩm TDBL của ngân hàngthường gan liền với sự phát triển dich vụ theo một trong hai hướng phát triển sau:
Nâng cao và hoàn thiện danh mục sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện có: theo
đó các sản phẩm tín dụng của ngân hàng sẽ được phát triển theo chiều sâu, ngàycàng nâng cao chất lượng hoàn thiện các tính năng sẵn có đề tăng sự hài lòng và đápứng các kỳ vọng của người sử dụng, giảm thiểu rủi ro của ngân hàng, nâng cao hiệu
quả hoạt động ngân hàng.
Mở rộng hoạt động TDBL bền vững phải được thực hiện từng bước vữngchắc nhưng cần bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững đượcthị trường đã có, mở rộng thị trường mới đồng thời phát triển và nuôi dưỡng thị
trường tiêm năng.
Danh mục sản phâm TDBL phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợiích của khách hàng và lợi ích của ngân hàng Trong giai đoạn đầu tiên thì cần mangđến cho khách hàng những sản phẩm tiên tiến với mức phí, lãi suất hợp lý, đảm bảo
bù đắp được một phần chi phí ngân hàng bỏ ra nhưng đủ để thu hút khách hàng,chiếm lĩnh thị trường
Mở rộng TDBL phải được tiễn hành đồng bộ, tạo nhiều tiện ich cho người sửdụng Cần phối hợp với các bộ phận chức năng khác dé thu hút thêm mọi đối tượngkhách hàng nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa
khách hàng và ngân hàng.
Tuy nhiên trong qúa trình mở rộng TDBL, điều vô cùng quan trọng đó làSVTH: Bùi Thị Hằng 15 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 20Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
phải đảm bảo được sự phát triển, tăng trưởng an toàn, tức là đảm bảo các chỉ tiêuđánh giá chất lượng tín dụng trong tầm kiểm soát
1.3.2 Các chỉ tiêu phản anh mở rộng TDBL của ngân hàng thương mai
a Quy mô hoạt động TDBL
Quy mô hoạt động TDBL thé hiện số lượng sản phẩm dich vụ mà ngân hàngcung cấp, sự đa dạng chủng loại sản phẩm trong hệ thống danh mục sản phẩmTDBL và dư nợ TDBL của ngân hàng Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạnghon vi thế các sản phẩm của ngân hàng cũng phải không ngừng cải tiến, phát triểnthêm nhiều sản pham mới cũng như tăng cường cung cấp cho khách hàng nhữngsản phẩm tiện ích nhất Thêm vào đó, đo nhu cầu phân tán rủi ro, tăng thu nhập nêncác ngân hàng cũng tăng cường mở rộng các danh mục sản phẩm TDBL
b Số lượng khách hàng và thị phầnMột ngân hàng hoạt động càng tốt bao nhiêu thì thu hút được càng nhiềukhách hàng bấy nhiêu Trong hoạt động TDBL, khách hàng là cá nhân, hộ gia đình
là đối tượng đông đảo và là thị trường đầy tiềm năng đề các ngân hàng khai thác
Khách hàng cá nhân dễ bị tác động bởi các yếu tố như chất lượng phục vụ,lãi suất, thời gian xử lý hồ sơ tín dụng Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay,các ngân hàng cần nâng cao vị thế, đặc biệt là phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch
vụ dé mở rộng thị phan Hoạt động TDBL cần đa dạng về sản phẩm, nâng cao chất
lượng Mở rộng hoạt động TDBL chính là việc gia tăng số lượng khách hàng cũng
như thị phần hoạt động của ngân hàng Thị phần hoạt động TDBL của ngân hàng
càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có uy tín và hoạt động hiệu quả Các ngân hàng
cần có chiến lược phát triển hoạt động TDBL riêng của mình Mỗi ngân hàng tậptrung thị phan cho sản phẩm nhất định như ngân hàng có thế mạnh trong sản phẩmcho vay mua ô tô, có ngân hàng chiếm thị phần lớn trong cho vay du học v.v
c Tăng thu nhập cho ngân hàng
Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động TDBL của ngân hàng không
ngừng tăng lên Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng sản phẩm, khả năng cungcấp vốn và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ của ngân hàng tăng lên Chấtlượng dịch vụ có tính nổi trội hơn cả Nếu như chất lượng dịch vụ không đảm bảo,không được nâng cao, thì sự đa dạng các sản pham va khả năng cấp vốn sẽ không
có ý nghĩa vì không được khách hàng chấp nhận
1.3.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến mở rộng TDBL của ngân hàng thương mai
Hoạt động TDBL cung cấp các sản phẩm tín dụng cho đối tượng là cá nhân,SVTH: Bùi Thị Hằng l6 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 21Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
các hộ gia định, chịu tác động của nhiêu nhân tô bao gôm cả nhân tô khách quan và
nhân tố chủ quan:
1.3.3.1 Nhân tô chủ quan
a Định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh để phát triển tốt và hiệu quả các ngân hàng cần xâydựng một định hướng và một chiến lược phát triển đúng đắn Định hướng và chiến
lược phát triển giúp ngân hàng đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Các ngân hàng thường xây dựng định hướng trên cơ sở phân tích và dự kiến
xu hướng phát triển chung của nên kinh tế, khu vực, phân tích được các điểm mạnh,điểm yếu, lợi thế của ngân hàng Chiến lược phát triển của ngân hàng được xâydựng theo từng kỳ nhất định, có thé trong ngắn hạn hoặc dài hạn Chiến lược mở
rộng TDBL thường nam trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hang bán lẻ của
ngân hành Chiến lược mở rộng TDBL bao gồm: chiến lược khách hàng, chiến lượcxâm nhập thị trường, phát triển mạng lưới và đào tạo nhân sự, chiến lược dịch vụ,chiến lược doanh lợi
b Năng lực tài chính
Là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến việc phát triển hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Năng lực tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đểngân hàng xâm nhập sâu hơn vào thị trường Dé phát triển dich vụ ngân hàng, ngânhàng phải có tiềm lực tài chính vững mạnh dé hiện đại hóa công nghệ, mua sắmmáy móc thiết bị phục vụ cho đa dạng hóa dịch vụ, đầu tư vào mạng lưới
SVTH: Bùi Thị Hằng 17 Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 22Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
c Cơ cầu tô chức của ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng gồm: hệ thống tô chức, chức năng nhiệm vụcủa từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Xây dựng một cơ cấu tổchức phù hợp, hiệu quả sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng làm việc, từ đóđây mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngày nay, các ngân hàng đều tậptrung vào việc hiện đại hoá, xác định và phân cấp rõ ràng trách nhiệm của từng bộphận, từng phòng/ban dé đảm bảo cho việc xử lý công việc hiệu quả
d Mạng lưới Chi nhánh và kênh phân phối
Do đối tượng của TDBL là các cá nhân và hộ gia đình, do đó để phát triểnhoạt động TDBL của ngân hàng, để đưa sản phẩm TDBL đến tay người tiêu dùng
thì việc phát triển mạng lưới Chi nhánh và kênh phân phối đóng vai trò rất quantrong Mạng lưới của ngân hàng ngày càng được mở rộng bao gồm các Chi nhánh,các phòng giao dịch, các điểm giao dịch, các quỹ tiết kiệm Hệ thống mạng lưới và
các kênh phân phối phát triển càng mạnh thì ngân hàng càng thu hút được nhiều
khách hàng.
e Ứng dụng công nghệ thông tin
CNTT được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cải thiện
môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lí giao dịch với tốc độ
an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công và vì vậy cải thiện được dịch vụ.
Ngày nay, ngân hàng nào mà ứng dụng được CNTT vào sản phẩm, dịch vụ, tăngtiện ích của sản phẩm thì dich vụ ngân hàng đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn
f Nguồn nhân lực
Con người đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động dịch
vụ ngân hang Dé ứng dụng được công nghệ hiện đại, cán bộ ngân hàng phải đượcđào tạo thường xuyên dé cập nhật và sử dụng các công nghệ mới Sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng của các ngân hàng thường có tính chất tương đồng và khá giống nhau
vì vậy để tạo ra sự khác biệt, các ngân hàng thường phải chú trọng vào chất lượngsản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng vào công tác chăm sóc khách hàngtrước và sau khi bán sản phẩm Các ngân hàng cũng chú trọng vào kỹ năng bánhang và xây dựng một phong cách bán hàng chuyên nghiệp Việc tổ chức các khoáđào tạo nhằm trang bị thêm các kiến thức cho cán bộ ngân hàng ngày càng cần được
các ngân hàng quan tâm và thực hiện thường xuyên hơn nữa.
SVTH: Bùi Thị Hằng 18 Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 23Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
1.3.3.2 Các nhân tổ khách quan
a Môi trường kinh tế
Tốc độ và trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến thu nhập của người dânNền kinh tế càng phát triển thì người dân càng có tiềm lực tài chính, nhu cầu vềdịch vụ tài chính ngày càng cao nhất là dịch vụ thanh toán, gửi tiền, vay tiêu dùng
Các yêu tố như lạm phát, thất nghiệp, lợi tức đầu tư vào các lĩnh vực khácngoài ngân hàng như bat động sản, sự biến động của tỷ giá hối đoái, thị trườngvàng đều ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ ngânhàng của khách hàng Đối tượng khách hàng cá nhân thường rất nhạy cảm với biếnđộng kinh tế vì tâm lí họ không ổn định, theo tâm lí bay đàn và tính chuyên nghiệpchưa cao những biến động đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động “đầutư” của họ Đây là một đặc điểm quan trọng mà các NHTM không thể tính đến
trong quá trình cung ứng các sản phâm, dịch vụ.
Một môi trường kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tạo điều kiện cho việc kích thíchsản xuất cũng như tiều dùng, qua đó mà các hoạt động của ngân hàng cũng tạo đượcđiều kiện để phát triển như sản xuất gia tăng kèm theo nhu cầu sử dụng các dịch vụtín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyền tiền Kinh tế phát triển cũng tạo điều kiệncho người dân tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại Ngược lại nên kinh tếkém phát triển, trì trệ sẽ làm hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ, các hoạt
động ngân hàng trở nên kém hấp dẫn và khó có thê phát triển được.
b Môi trường chính trị- pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật tạo cơ sở pháp lý ràng buộc và tác động đến
việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng cũng như tác động đến cácsản pham, dịch vụ mà ngân hàng có thé được cung ứng trên thị trường Tùy vào
mức độ tự do hóa của thị trường tài chính, các ngân hàng sẽ được nới lỏng, ràng
buộc tương ứng Nếu các quy định của luật pháp không đầy đủ, không rõ ràng vàthiếu tính đồng bộ, nhất quán sẽ gây khó khăn cho các hoạt động ngân hàng Tráilại, hệ thống luật pháp đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là một hành lang pháp lí vững chắc
cho các ngân hàng trong hoạt động của mình.
c Môi trường văn hóa — xã hội
Môi trường văn hóa — xã hội là yếu tố quyết định đến tập quán sinh hoạt vàthói quen chỉ tiêu của người dân Sản phẩm dịch vụ ngân hàng yêu cầu những đòihỏi cao về điều kiện kỹ thuật và pháp chế Vì vậy, khả năng cung ứng các sản phẩm
SVTH: Bùi Thị Hằng 19 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 24Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ dân trí Trình độ dân trí cao nghĩa là khả
năng tiếp cận của người dân đối với những thành tựu khoa học mới, những ứngdụng của công nghệ thông tin sẽ tốt hơn tạo điều kiện cho những sản phẩm, dịch vụmới dễ được chấp nhận hơn Yếu tố tâm lí, thói quen cũng đóng vai trò quyết địnhviệc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của từng khách hàng Các ngân hàng cần phải tìmhiểu kỹ đặc điểm văn hoá, thói quen, lối sống của từng khu vực, từng địa bàn đểtriển khai các sản phẩm phù hợp Hiện nay nhiều ngân hàng nước ngoài đã nắm bắtđược yếu tố tâm lý, thói quen và tập quán của người dân trong nước và cung cấp cácsản phẩm có tính đặc thù cao, hiệu quả, được khách hàng chấp nhận
d Môi trường công nghệ
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì các dịch vụ của ngân hàngngày càng được nâng cấp và hoàn thiện hơn với nhiều tiện ích và tính năng hơnCông nghệ có thể coi là chìa khoá để phát triển các sản phẩm, dịch vụ của ngânhàng Một số dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao đã được các ngân hàng đưavào sử dụng như Internetbanking, Mobile banking, giúp khách hàng có thé tracứu thông tin về tài khoản có thể theo dõi, quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay củamình một cách thuận tiện mà không cần thiết phải trực tiếp đến giao dịch tại ngân
hàng.
Công nghệ phát triển cũng đi đôi với vấn đề bảo mật và quản lý rủi ro cho cả
ngân hàng và khách hàng Các ngân hàng càng phải chú trọng trong công tác bảo
mật và quản lý thông tin khách hàng Ứng dụng công nghệ hiện đại cũng là mộttrong các điều kiện giúp các ngân hàng đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngàycàng gay gắt
1.4 Kinh nghiệm về hoạt động TDBL tại một số ngân hàng trên thế giới
1.4.1 Một số kinh nghiệm về hoạt động TDBL trên thé giới
TDBL là gói san phâm nằm trong gói sản phẩm dịch vụ bán lẻ, dé mở rộngTDBL cần có sự phát triển về tat cả các sản phẩm dich vụ của NHBL Việc mở rộng
các dịch vụ bán lẻ có những rủi ro đặc thù Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu kinh
nghiệm về hoạt động TDBL của một số nước trên thế gidi
a Citibank với kinh nghiệm hoạt động tại Australia
Citibank N.A là công ty trực thuộc Citicorp được thành lập vào năm 1812 tại United States với 3400 Chi nhánh, có trụ sở trên 100 nước và hơn 160.000 nhân
viên trên toàn thế giới Năm 1977, Citibank bắt đầu hoạt động tại Australia với hơn
10 tỷ đồng sở hữu và 1.500 nhân viên Citibank đã thành công do khả năng tận dụngSVTH: Bùi Thị Hằng 20 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 25Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
mạng lưới toàn cầu và những kinh nghiệm chuyên môn quốc tế.
Các sản phẩm của Citibank được thiết kế theo nguyên tắc hướng đến kháchhang, sáng tạo và khác biệt so với sản phẩm cùng loại vi dụ như Citibank’sMortgage Power là hình thức vay tín dụng tuần hoàn đầu tiên tại Australia giúp chokhách hàng có thê tăng lợi nhuận; hay Business Power cung cấp khả năng linh hoạtcho phép kết nối tài chính cá nhân và tài chính kinh doanh cho những kinh doanh
nhỏ và tư nhan,
Hệ thống phân phối đa dạng, rộng khắp, dễ tiếp cận với 7 Chi nhánh, 4700điểm ATM và 2700 điểm thanh toán bưu điện, dịch vụ ngân hàng qua telephoneđược thực hiên 24/24h và phần lớn khách hàng cua Citibank được sử dụng dịch vụ
từ Xa.
Nhân viên được đảo tạo, tuyên dụng bài bản, am hiêu về sản phâm và kỹ
năng bán hàng, đảm bảo rằng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất
Công tác quảng cáo và hậu mãi đặc biệt được quan tâm Trang web của
Citibank cung cấp tỷ giá chung, các thông tin sản phẩm, tin tức về thé thao Cáckhách hàng có thê thực hiện các cuộc giao dịch ngân hàng trực tuyến, là một trongnhững trang web phong phú và thân thiện với người sử dụng Có nhiều chươngtrình tiếp thị trực tiếp với nhiều sản phẩm sáng tạo, cung cấp cho khách hàng nhữngchuyên du lịch, trò chơi giải trí đặc biệt và hàng loạt các sản phẩm dịch vụ độc dao
khác.
Nhìn chung Citibank được biết đến với chất lượng phục vụ khách hàng cao,những sản phâm mới dựa trên sự hiểu biết và năm rõ nhu cầu khách hàng, mang giátrị tinh thần bên cạnh những giá trị về tài chính, tạo sự khác biệt của sản phẩm, hệ
thống kênh phân phối thuận lợi, đa dạng, ứng dụng công nghệ hiện đại và áp dụng
chọn lọc kinh nghiệm trên thế giới vào các thị trường nội dia
b Ngân hang BNP Paribas với kinh nghiệm tái cơ cấu tổ chức
BNP Paribas là ngân hàng có hoạt động bán lẻ rộng lớn tại Pháp giữ vi trí
dẫn đầu trong dịch vụ ngân hang qua mang internet.Thông qua 2.200 Chi nhánh bán
lẻ khắp quốc gia, BNP Paribas đã duy trì mối quan hệ của họ với khách hàng cánhân BNP Paribas là ngân hàng Pháp đầu tiên thực hiện một hệ thống internet toànquốc, 12/2000 công ty nghiên cứu Forrester BNP Paribas là ngân hàng trực tuyếntốt thứ 4 Châu Âu
Dé có thé tối đa hóa hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ và đáp ứng tốt hơnnhu cầu của khách hàng, PNB Paribas đã tái cơ câu tô chức gồm ba nhóm cốt lõi
SVTH: Bùi Thị Hằng 21 Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 26Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
Nhóm 1: Phân phối và phát triển sản phẩm Nhóm này tập trung vào doanh
số và chiến lược phát triển sản phẩm trên cơ sở mối quan hệ khách hàng bao gồm
nghiên cứu hành vi và mong đợi khách hàng, theo dõi thị trường cũng như đối thủ
cạnh tranh và tạo ra sản phẩm mới Doanh số bán sẽ giúp nhóm xác định làm thế
nào để những sản phẩm, dịch vụ được bán, từ đó nhóm có thể đề ra mục tiêu và nhà
biện pháp thực hiện Nhóm thường xuyên điều chỉnh các loại sản phẩm, dịch vụ chonhiều kênh phân phối khác nhau của ngân hàng, mở rộng cung cấp dịch vụ ngânhàng bán lẻ tại Pháp và thúc đây cơ hội bán chéo sản phẩm cho các tập đoàn và các
bộ phận đầu tư khác
Nhóm 2: Thực hiện nghiệp vụ và chăm sóc khách hàng Nhóm này có hai
nhiệm vụ chính là tổ chức và thực hiện các công việc hàng ngày Mục tiêu củanhóm là xử lý các giao dịch một cách chuyên môn hóa đề đạt chất lượng tốt nhất.Nền tảng đặc biệt này được thiết kế cho từng sản phẩm riêng biệt chứ không phụ
thuộc vao vùng dia ly.
Nhóm 3: Phân tích và nghiên cứu chiến lược phát triển BNP Paribas muốncác khách hàng của họ tiếp cận ngân hàng không chỉ qua Chi nhánh mà còn với cácđiểm giao dịch khác, cũng như việc cung cấp sản phâm của họ không chỉ bó hẹptrong phạm vi quốc gia Công việc chính của nhóm là đưa ra cách thực hiện các dự
án theo đúng chiến lược của ngân hàng Trong quá trình thực hiện nhóm có cách: họ
Sẽ cung cấp dịch vụ qua mạng lưới các Chi nhánh, sau đó thiết kế và triển khai hệthống các kênh phân phối khác
Ngoài ra BNP Paribas còn thực hiện một số chương trình đầu tư rất quy mô
để hiện đại hóa mạng Chi nhánh Sự lớn mạnh của mạng lưới tiêu thụ phối hợp với
nhân viên trẻ hon dé tạo ra thế mạnh cho họ
Với cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, thương hiệu BNP Paribas sẽ ngàycàng xứng đáng là “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Pháp”
c Kinh nghiệm của Singapore
Các ngân hàng ở Singapore đã khai thác sự phát triển của công nghệ trongviệc triển khai dịch vụ bán lẻ tại các ngân hàng Những bài học kinh nghiệm trong
việc kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ đó là:
- Hé thống Chi nhánh rộng lớn đã tạo điều kiện cho việc quản lý vốn hiệuquả, giúp cho các ngân hàng thành lập nên những quỹ tiền tệ cung cấp cho kháchhàng, điều này đã làm tăng thị phần của các ngân hàng ở Singapore
- Thành lập mạng lưới kênh phân phối dịch vụ tự động như: máy nhận tiềnSVTH: Bùi Thị Hằng 22 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 27Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
gửi, internet banking, phone banking, home banking để phục vụ cho khách hàng.
Việc sử dụng các kênh tự động đã mang lại hiệu quả và tiện ích cho khách hàng.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm về mở rộng TDBL cho Việt Nam
Để phát triển mạnh các sản phẩm dich vụ NHBL nói chung và TDBL nóiriêng, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần xác định chiến lược và lộ trình cụthé cho ngân hang minh, trong đó cần lưu ý một số mặt cụ thé như sau:
- Mở rộng và đa dạng hóa kênh phân phối nhằm tăng tiện ích, tăng khả năng
tiếp cận khách hàng, mở rộng mang lưới Chi nhánh và đặc biệt là các kênh phân
phối điện tử, công nghệ cao qua Internet, qua điện thoại, hệ thống các máy ATM,
điểm chấp nhận thẻ rộng khắp Mở rộng mang lưới cần thiết kế dựa trên nền tảngcông nghệ thông tin của khách hàng tiềm năng, khả năng khai thác hiệu quả thị
trường, việc mở rộng phải song song với quá trình rà soát mạng lưới và rà soát,
đóng cửa những điểm giao dịch không hiệu quả để bố trí lại
- Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ: Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và
mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân Hình thành bộ phận nghiên cứu
chuyên trách phát triển sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng côngnghệ cao, có đặc điểm nổi trội, tiện ích khác biệt so với sản phẩm trên thị trườngnhằm tăng tính cạnh tranh Việc thiết kế sản phẩm phải dựa trên quan điểm hướngtới khách hàng, dựa trên yêu cầu của khách hàng và thị trường, các quy trình thủ tụcđơn giản, tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận
- Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tăng cường hoạt động tiếp thi,chăm sóc khách hàng và hậu mãi nhằm tăng cường chuyền tải thông tin với côngchúng giúp khách hàng cập nhập thông tin về năng lực, uy tín của ngân hàng, hiểu
biết cơ bản về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo mối liên hệ chặt chẽ, đa chiều giữa
ngân hàng với khách hàng.
- Thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt
động trong lĩnh vực TDBL, cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao tiếp và nhậnthức về tầm quan trọng của dịch vụ bán lẻ, sắp xếp lại mô hình tổ chức phù hợp
SVTH: Bùi Thị Hằng 23 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 28Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
-2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamTên đầy đủ : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamTên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Là ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cap các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân tho được thiết kế phùhợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu
tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn
quôc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp dé đầu tư các dự án,
SVTH: Bùi Thị Hằng 24 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 29Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
trong đó nỗi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như:Công ty Cổ phan cho thuê Hàng không, Công ty phát triển đường cao tốc, Dau tưsân bay Quốc tế Long Thành
Nhân lực
- BIDV cơ hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chínhđược đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyền giao trong hơn nửathế kỷ, BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy cao nhất
Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 Chi nhánh và trên 500 điểm mạnglưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tinh/thanh phố trên toàn quốc
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư , Công ty
Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư với 20 Chi nhánh trong cả nước
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga,
Séc
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tácMalaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liêndoanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tácSingapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)
Cam kết
- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có
chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã
cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”
- Voi Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhan tô quyét định mọi
SVTH: Bùi Thị Hằng 25 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 30Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
thành công theo phương châm mỗi cán bộ BIDV là một lợi thé trong cạnh tranh”
về cả năng lực chuyên môn và phẩm chat đạo đức
Khách hàng
- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thốngcác Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như
World Bank, ADB, JBIC, NIB
- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV.
Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tô chức kinh tê, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiép cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là mộttrong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam
- Là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ nhân viên và của ngành tài chính ngânhàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất
nước.
Lịch sử phát triển-Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, BIDV đã góp phần vào việc khôi
phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất(1957 — 1965); thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống
chiên tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miên Bắc, chi viện cho miên Nam, đâu tranh
SVTH: Bùi Thị Hằng 26 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 31Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
thống nhất đất nước (1965- 1975); xây dựng và phát triển kinh tế đất nước 1989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệphoá hiện đại hoá đất nước (1990 — nay) Dù ở bat cứ đâu, trong bat cứ hoàn cảnhnào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình — làngười lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát
(1975-triên của đât nước
Ghi nhận những đóng góp của BIDV qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước
CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huânchương Độc lập hạng Nhat, hang Ba; Huân chương Lao động Nhat, hạng Nhì, hangBa; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đôi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,
2.1.2 Giới thiệu về Chỉ nhánh Bắc Hà Nội
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nộiđược thành lập ngày 31/10/1963, với tiền thân là Phòng cấp phát 3, sau chuyểnthành chỉ điểm với tên gọi là chi điểm 3 — Ngân hàng kiến thiết thành phố Hà Nội,thuộc Ngân hàng kiến thiết Việt Nam Khi đó, chi điểm 3 gồm 25 cán bộ phụ tráchcấp phát vốn tại hai huyện Gia Lâm và Đông Anh
Năm 1981, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hang Dau tư và Xâydựng khu vực 3 — thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Năm 1990, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tu và Pháttriển Gia Lâm - trực thuộc Chi nhánh Ngân hang Đầu tư và Phát triển Hà Nội (Chinhánh cấp 2)
Tháng 08/2001, tách khỏi Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Hà Nội và sáp nhập trở thành 1 Chi nhánh trực thuộc Sở Giao dịch 1 — Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngày 10/10/2002, Hội đồng Quản trị của BIDV đã có Quyết định số 80/QD
— HĐQT về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội
trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở tách, nâng cấp Chinhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khu vực Gia Lâm- trực thuộc Sở giao dịch
Trang 32Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
Tên gọi tắt : Chỉ nhánh Bắc Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh : Bank for Investment and
Development of Vietnam, North Hanoi Branch.
Tru so dat tai : Số 137A đường Nguyễn Văn
Cừ - Phường Gia Thụy - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội
Chi nhánh Bắc Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng,theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam, theo Quy chế tổ chức hoạt động của Chi nhánh và theo uy quyền của TổngGiám đốc BIDV
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chỉ nhánh
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng và vớicác tô chức phi tài chính khác, cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng củakhách hàng, đòi hỏi mỗi ngân hàng, mỗi Chi nhánh đều phải không ngừng hoàn
thiện mình Do đó,từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Chi nhánh Bắc Hà Nội đã
không ngừng phát triển và hoàn thiện về hệ thống và cơ cấu tô chức của mình Hiệnnay mô hình tổ chức của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội như sau:
SVTH: Bùi Thị Hằng 28 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 33Chuyên dé thực tập tot nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
chính Phòng kê hoạch tông
Ngoc Lam
Khối trực thuộc Phòng Giao dic
Ngoc Thu Quy tiệt kiệm
Nguyên Hữu Huân
Quỹ tiết kiệm
Trang 34Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
a Ban giám đốcBan giám đốc của Chi nhánh bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
Vai trò của giám đốc vô cùng quan trọng Là người quy định cụ thé quy trìnhphối hợp giữa các phòng ban, và các đơn vị trực thuộc sao cho phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh của Chi nhánh và phù hợp với tình hình thực tế Là người có trách
nhiệm thu thập, và thông tin cho các phó giám đốc biết về các thông tư, quy định,
biện pháp chỉ đạo và quy định khác của ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát Triển Việt Nam Giám sát, theo dõi, đôn đốc các hoạt động của cácphó giám đốc
Phó Giám đốc thì chịu trách nhiệm điều hành chung, công tác của Chi nhánhngân hàng dưới sự chỉ đạo kiểm soát của giám đốc, giải quyết các công việc độtxuất khác do giám đốc giao, và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trongcông việc được giao trước pháp luật và Giám đốc Chi nhánh
b Các phòng ban
e Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, duy trì, và quản lý và phát triển mối quan
hệ khác hàng, hỗ trợ, tiếp thị và bán các sản phẩm cho các khách hàng doanhnghiệp Bên cạnh đó, tiến hành phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu,khách hành mục tiêu, xây dựng chính sách khách hàng, chương trình tiếp thị để mở
rộng kênh khách hàng, và hoạt động kinh doanh Kiểm tra giám sát quá trình sử
dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc lãi, đề xuất
cơ cấu lại thời hạn trả nợ
e Phòng Quan hệ khách hang cá nhân
Trực tiếp tiếp xúc khách hàng, nham tư van và bán các sản phẩm như thẻ, trảlương qua tài khoản, cho vay tiêu dùng, huy động tiết kiệm và các sản phẩm liênquan tới các khách hàng cá nhân Đồng thời, chăm sóc khách hàng, khai thác cácđiểm hợp tác liên kết, tiếp nhận, và kiểm tra các hồ sơ cá nhân trước khi chuyển chocác bộ phận khác thâm định, xác định, và đưa ra các quyết định đề xuất có liên quanđến lĩnh vực tín dụng, nghiên cứu, và đưa ra các đề xuất, tham mưu trong lĩnh vựclãi suất huy động vốn, thực hiện phân loại nợ theo quy định
e Phòng quản lý rủi ro
Hỗ trợ Phong sản phẩm xây dựng chính sách, từ đó triển khai, và giám sát
các chính sách, quy định, quy trình tín dụng trong toàn Ngân hàng Kiểm soát, đánh
SVTH: Bùi Thị Hằng 30 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 35Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
giá, có những kiến nghị cần thiết đối với các rủi ro, hạn chế phát sinh trong các
quy trình, quy định dành cho khách trước khi ban hành, xây dựng chính sách về hỗ
trợ tín dụng trên toàn bộ hệ thống ngân hàng
Thực hiện thâm định rủi ro độc lập với các khoản đầu tư, và cho vay sau đó
trình cap có thầm quyền theo quy định, quản lý giám sát danh mục cho vay đầu tư,
và cho vay, thực hiện thâm định tái thâm định đối với các khoản vay, tài sản đảm
bảo theo quy định.
e Phòng thanh toán quốc tế
Thực hiện việc phát triển, và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại
của Chi nhánh, thực hiện tác nghiệp các giao dich về tài trợ thương mai cũng nhưcác thanh toán liên quan đến quốc tế Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúngđăn, đảm bảo an toàn vốn tài sản của Chi nhánh BIDV và của khách hàng trong cácgiao dịch kinh doanh đối ngoại
e Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
Chịu trách nhiệm về quản lý kho quỹ để đảm bảo an toàn, đồng thời điềuhòa tiền mặt của ngân hàng Thực hiện việc điều chuyên tiền, đảm bảo tính kip thoi,trong nhu cau tiền mặt của ngân hang, theo dõi, tong hợp lập báo cáo về tiền tệ vàtình hình kho quỹ dé trình lên cấp trên Đồng thời, tham gia đóng góp nhằm hoànthiện, và nâng cao chế độ, quy trình liên quan đến tiền tệ, kho quỹ dé đảm bao tính
nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, nâng cao hình ảnh cho ngân hàng.
e Phòng quản trị tín dụng
Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh, xây dựng chiến lược về mang tin dụng,tiền hành phân loại khách hàng, và từ đó đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từngloại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề, danh mục khách hàng dé lựa chọn biện
pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao, giảm thiểu tối da tốn thất cho ngân hàng,thấm định va đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
nước ngoài, các dự án FDI
e Phòng kế hoạch tổng hợp
Thực hiện việc tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển, và kế hoạch kinhdoanh, t6 chức triển khai kế hoạch kinh doanh, theo dõi tình hình thực hiện kế
hoạch kinh doanh, thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp.
SVTH: Bùi Thị Hằng 31 Lop: Tai chinh doanh nghiép 51A
Trang 36Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
Ngoài ra phòng kế hoạch tổng hợp còn tham gia giúp giám đốc quan lý,
đánh giá một cách tông thé tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đề xuất,
và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách, biện pháp, giải pháp phát
triên nguôn vôn và các biện pháp giảm chi phí vôn đê góp phân nâng cao lợi nhuận.
e Phòng điện toán
Tổ chức hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trựcthuộc Chi nhánh, các bộ phận trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thâmquyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thôngtin Đồng thời, giúp bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin củaChi nhánh góp phan bảo vệ an ninh chung của toàn hệ thống Đồng thời, phối hợpvới Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc phòng Công nghệ thông tin khu vực décùng đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh, góp phần quan trọng trong việc vậnhành liên tục thông suốt cho cả Chi nhánh nhằm đảm bảo nhu cầu trong mọi tìnhhuống có thé xảy ra
e Phòng tổ chức hành chínhChịu trách nhiệm thực hiện công tác tô chức nhân sự, cán bộ, quản lý việc sử
dụng các phương tiện tài sản của Chi nhánh, thực hiện công tác quản tri văn phòng,
cung cấp, và lưu trữ tài liệu, công tác về hành chính tiếp khách, công tác thi đuakhen thưởng, công tác bảo vệ tài sản, và sự an toàn cho Chi nhánh, cung cấp, và lưu
trữ tài liệu văn bản phục vụ cho kinh doanh, theo dõi bảo dưỡng sửa chữa tài sản
theo thâm quyền
e Phòng tài chính — kế toán
Là phòng có chức năng quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chitiết, kế toán tổng hợp Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kếtoán của Chi nhánh, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiệnchế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức vàquản lý tài chính, tiết kiệm chỉ tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ
e Khối trực thuộc
Là các phòng đại diện theo ủy quyền của Chi nhánh dé thực hiện các hoạt
động kinh doanh hay phục vụ các hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định
của pháp luật và chịu sự giám sát trực tiếp của Chi nhánh
Chịu trách nhiệm về việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xử lýcác nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với khách hàng, tiến hành quản lý các hoạt
SVTH: Bùi Thị Hằng 32 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 37Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
động kinh doanh của đơn vi theo quy định của pháp luật, của BIDV va Chi nhánh
nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất
c Mối quan hệ giữa các phòng banBan Giám đốc có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng phòng ban
thông qua các Trưởng phòng, Phó phòng nghiệp vụ.
Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ là mối quan hệ phối hợp để thực hiệnphần công việc Trưởng phòng hoặc Phó phòng được phân công, ủy quyên
Nếu phát sinh các công việc có liên quan, giữa các phòng ban cần có sự phốihợp dé hoàn thành, nguồn gốc công việc có liên quan phát sinh ở phòng nào Trưởngphòng nghiệp vụ đó chịu trách nhiệm gặp các Trưởng phòng có liên quan để traođổi bàn bạc cùng thực hiện
2.1.4 Khái quát thực trạng hoạt động của Chỉ nhánh
Trong những năm qua, do chịu ảnh hưởng của cuộc tài chính toàn cầu
và các tác động trái chiều của nền kinh tế sau một giai đoạn phát triển nóng,nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển Năm 2011, kinh tế dần phục hồi và
có những bước khởi sắc Mặc dù xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và môi trườngcạnh tranh ngày càng quyết liệt, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng ngày càng mạnh
mẽ như hiện nay nhưng BIDV nói chung, Chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng vẫn đảmbảo được hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả và khẳng định vị thế của mình trên
thị trường.
a Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động của NHTM thì huy động vốn được xem là khâu trọng yếu.Ngân hàng có tiềm lực về vốn lớn, ngân hàng đó sẽ có khả năng hoạt động kinh
doanh với quy mô ngày càng mở rộng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Nghiệp vụ huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội được thực hiệndưới nhiều hình thức đa dạng: nhận gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều
kỳ hạn từ 1 tuần đến 12 tháng, trả lãi trước, trả lãi sau hoặc trả lãi theo tháng,
Bên cạnh đó, ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, các công cụ nợ như: kỳphiếu, trái phiếu bằng đồng nội tệ dé tăng thêm nguồn vốn cho ngân hang
Trong những năm qua ngân hàng đã đạt được kết quả sau:
SVTH: Bùi Thị Hằng 33 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A
Trang 38Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thùy Dương
Bảng 2.1 Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Bắc Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng.%
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
_— Số tiền Ôn Số tiền ch Số tiền tong
1 Theo nguồn vốn huy động |3540 |100 |4498 |100 |4520 |100
Nhìn bảng số liệu trên có thé thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh có
sự tăng trưởng đều qua các năm Đặc biệt, trong năm 2010, với sự chỉ đạo sát saocủa lãnh đạo Chi nhánh, và tăng cường nhân lực cho công tác huy động vốn nênnguôn vốn huy động được trong năm 2010 tăng vượt trội so với năm 2009
> Về cơ cấu nguồn vốn huy động
- Theo nguồn vốn huy động: Hiện nay, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm
tỷ trọng lớn (gần 80% năm 2009, 64% trong năm 2010 và 2011) trong tổng nguồnvốn huy động, tập trung ở một số khách hàng tiền gửi truyền thống của Chi nhánhnhư: Bảo hiểm xã hội thành phó Hà Nội, Văn phòng Ngân hang phát triển, Kho bạcNhà nước thành phố Hà Nội — khu vực Long Biên, Với các tổ chức kinh tế khác,đặc biệt là các tổ chức có quan hệ tín dụng, sử dụng các dich vụ ngân hang Chinhánh đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi dé thu hút nguồn tiền gửi nhưng kết quađạt được còn nhiều hạn chế, nguồn vốn huy động tại chỗ còn chưa đáp ứng đủ nhuSVTH: Bùi Thị Hằng 34 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 51A