Đối với Ngân hàng Nghiệp vụ cấp tín dụng có thể coi là nghiệp vụ quan trọng nhất của tất cả các ngân hàng vì: ~— Kinh doanh tiền tệ là bản chat của ngân hàng: Ngân hàng huy động vốn từ n
Trang 1Cấu LIASE Pi Set bị ete keo
CHUYTXN ĐỂ THUC TAP
Choyeb quanh: Ng?u hằng
TH rên NÀNG CAO CHAT CƯỜNG TRNEH SG TẠI NGAN HANG TRICP QUAN BOL H NHANH ĐÔNG ĐÁ
Hộ và lần sinh viên ¡Phạm Noor Hiển
Ha Ves, năm A017
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH CHAT LUQNG CAO
TRUNG TÂM
THONG TIN THU VIÊN
Họ và tên sinh viên : Pham Ngọc Hiền
[ Chat (đóaa cao | ĐẠI HỌC K.T.Q.D _Chât lông cát |
TT THONG TIN THƯ VIỆN
PHONG LUAN AN - TU LIEU 55
Hà Nội, năm 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề thực tập “Nang cao chất lượng tín dụng
tại ngân hàng thương mại cỗ phan Quân Đội chỉ nhánh Dong Da” Em
xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Kinh
Tế Quốc Dân.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn Đàm
Văn Huệ đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các phòng ban ngân hàng thương
mại cỗ phần Quân Đội chi nhánh Đống Đa đã tạo điều kiện cho em được
tiếp xúc, tìm hiểu, khảo sát thực tế để hoàn thành chuyên đề này.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới những người
thân, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày tháng năm 2017
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phạm Ngọc Hiền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Viện Ngân Hàng —Tai Chính
Em tên là: Phạm Ngọc Hiền
Sinh viên lớp: Ngân hàng CLC 55
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập “Nang cao chất lượng tin
dungtai ngân hàng thương mại cỗ phan Quân Đội chỉ nhánh Đồng Đa”
là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn của PGS.TS.
Đàm Văn Huệ Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá là do em tự thu thập và được sự cho phép của ban
lãnh đạo ngân hàng thương mại cỗ phần Quân Đội chỉ nhánh Đống Đa.
Những thông tin có trong bài là tham khảo em đã phi rõ nguồn trích dẫn cụ
thể và không có hình thức sao chép.
Một lần nữa, em xin bảo đảm các thông tin là hoàn toàn trung thực,
chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây và chịu trách nhiệm với đề
Ha Nội, ngày — tháng năm 2017
Sinh viên(Ký và ghi rõ họ tên)
Phạm Ngọc Hiền
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC VIET TAT
DANH MỤC BANG BIEU
LỒI MỞ ĐÂU a1 2 nh 2 4g gekexesssericlcckzkascceSdET.0.00010 00064400 09% 1
CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE CO BAN VE CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG
CUA NGAN HÀNG THUONG MẠI -2-s°eseexeeteesreeerseerse 2
1.1 Những van đề co ban về tín dụng ngân hàng -« <-<=<s+ 2
1.1.1 Khái HÏỆP - -es< -«<<cesseecrestetsrasetetrdoothtsrintetetriiirtnrrintenntssim 2 1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng -«« -e+eeesstteertesstte 2 1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hùng -<-<<<=<=esseseseseeeestteteetseesee P4
1.1.3.1 Đối với Ngân hàng -c ccccerreeerrrrrrrrtrirrrrtrrrrrrriierrrie 2 Ÿ,1.82 DSi với nền kinh lỄ»‹esexeseeersesensereersereeseeoseesE01.180THR559001000180E 3 1.1.4 Phân loại tín dụng ngân hùng -e«e<eseseeseeeeeeetettststststsesee 6
1.1.4.1 Theo mục dich sử dung tién 0700009111111 6 1.1.4.2 Theo thời hạn sử dụng tiền n0 11111111111 Te 6
1.1.4.3 Theo hình thức đảm bảo tien VAy -. -c-©5+-55+©ce>ee+eeexterterteree 6
1.2 Chất lượng tín dụng cúa NHTM -c-ees+++eeestterssstrtre 7
1.2.1 Khái niệm chất lượng tin dụng -e°°-ees+++eesetteeetetreetere 7 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng -«e-«=-«=-==s*ss+ 8
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định Hn sincinccssserasensssiscvenronnovenrersrerseonenansnssnsasnensensense 8 1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng -<<sesseseeeererrrrerrrrrsrseseereee 11
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chat lượng tín dụng cia NHTM 13
1.2.3.1 Các nhân t6 chủ QHAH - «5< 5s©ceeeeersersetsereeeersrrersrrerrerree 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI MB CHI
NHÁNH ĐỒNG ĐÁ eeeceseesnnnreneeereexeesS<ece,2S22042000 FgHưynghữHgpEDBArdt<orrfcee 18 2.1 Giới thiệu về MB Chi nhánh Đống Da -ee°©eeeesseeree 18
2.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Quân đội - Chỉ nhánh Dong
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Ngân hang TMCP Quân đội - Chi nhánh Dong
DẦN 1 18 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống ĐA -e«-©cesstrtretttrrstttrtrirttttriiirriiiiirirriirresrrare 19 2.1.4 Kết quả hoạt động của Chỉ nhánh trong thời gian qw4 - 20
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại MB chỉ nhánh Đống Đa 22
2.2.1 Dư nợ tin (ỤHg -.-. «<<<=<=°<°esesestetesssrsesesisssnsesssee 22
Trang 635L NỮ dữ TP cac tin gHanhuhggtghnlinrehevuFSDUEEĐErtZ-E,TccireerciieaZ80 29
2.2.3 Hiệu suất sử dụng ee 35
2.2.4 Vong quay TL errr 35
2.2.5 Lợi nhuận từ tin (ỦHg -«-s<<<<<°<eeeeesssstetesesesesssssessssseseesee 36
2.2.6 Sự tuân thi các nguyên tắc và quy trình tin dụng - 37
2.5 Những kết quả và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cỗ phần Quân Đội chỉ nhánh Đống Đa 38
2.5.1 Những kết quả đạt ẩiợc . -5 55:55sccsesttrerrrrrtrrrirrrrrree 38 2.5.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân CHANG - 40
2.3.2.1 Những mặt còn hạn chế -e+©c++e+©+xtterxrtettrretrtrrrrrr 40 2.3.2.2 Nguyên nhẬN: - 5s nneehhheteiHetiiireiriiririririrerrrrsree 40 CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI MB CHI NHANH ĐÓNG ĐA -5 - 43
3.1 Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng TSĐB tại MB Chỉ nhánh Đống ®Đa «<essersseeera9003339000330008380.0808 084 n.820.nre 43 3.1.1 Định hướng phát triển của MB Chi nhánh Dong Đa 43
3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay của MB Chỉ nhánh Ding Bitt sovessssvnsssossssenessssussssnssessonssssovsusossnsvessnosscnvsecenneccennessenbesosansees 43 3.2, Giới ÄhẾN««eseseeeeceeoossbiiEi,188606001000ngi8hgTHuerrnnhuttgeasoyxrsuyruSrreuissnslixT01258g 44 3.2.1 Da dạng hoá các hình thức bảo đảm trong hoạt động cho vay 44
3.2.2 Nâng cao chất lượng thấm định và định giá TSĐB 44
3.2.3 Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định 45
3.2.4 Tăng chất lượng việc thu thập thông tin - 45
3.2.5 Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hụn 46
3.2.6 Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiỂm soát - 46
3.2.7 Giải pháp hỗ trợ ddy mạnh chất lượng tin dụng - 46
%4, Kiên | enn 47 3.3.1 Kiến nghị dối với NIG HƯỚC «esisseeieeesenensnriotnotieisnseansasensere 48 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà HƯỚC - -e«e-«seeeeeeeeeeetreeeree 49 3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội - 49
3.3.3.1 Hoàn thiện và đồi mới quy trình tin dụng có TSĐB 49
3.3.3.2 Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng - 50
3.3.3.3 Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - 50
3.3.3.4 Nâng cao chất lượng thông tin và kiểm tra, kiểm soát 5I
2z080)000705067 71111 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO cansirndmndeorrnneteenrirsreseree 53
Trang 7DANH MỤC VIET TAT
Ngân hàng thương mại
Tài sản đảm bảo
Giây tờ có giá
Ngân hàng Nhà nước
Trang 8DANH MỤC BANG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động chung của Chi nhánh Đống Da năm 2014-20 16 20
Bang 2.2: Dư nợ đối với KHCN phân loại theo TSĐB của MB Chi nhánh Đống
Da ie 0:21:82 7P 07417) 2250000000000 J4 1 isa aia 26
Bảng 2.3: Dư nợ đối với KHDN phân loại theo TSĐB của MB Chi nhánh Đống
đu gìmi đoan: I lunsusssnsssnnnnnnninnunnntrorinntonggfonrgTh0P0iyviEPYEDPS0EE ti000300052029002rfcxrrerossrr 26
Bảng 2.4: Phân loại dư nợ có TSĐB theo loại TSĐB của MB Chi nhánh Đống
Da giai đoạn 200R-201Ú eesssneonnnnnakeinnaroeDntertoLESAYIOEVESXASNES9056/0X301019<530078480-1% 27
Bảng 2.5: Phân loại dư nợ có TSDB theo nguồn gốc hình thành tài sản của MB
Chi nhánh Đống Da giai đoạn 2014-2016 + 5 +c+eccererrrerkerkrrkee 28
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo các nhóm nợ của MB Chi nhánh Đống Đa năm
Bang 2.7: tỉ lệ NQH ngắn hạn và trung dài hạn của MB Chi nhánh Đống Đa năm
CO gaaseeeanenssmsnonnrndunnnrgringrngnhrrunndtfyynguaSngSE0000000000g0/000/3080gnnhúnEmnngystkiusssoig 30
Bảng 2.8: NHQ có TSĐB tại MB Chi nhánh Đống Da năm 2014-2016 30
Bang 2.9: Tỷ lệ NQH có TSDB phân loại theo loại TSDB của MB Chi nhánh
Ddng Da 2014-2016 0 31
Bảng 2.10: Ty lệ NQH có TSĐB phân loại theo nguồn gốc hình thành TSĐB của
MB Chi nhánh Đống Da 2014-20 1 6 -2-22- 552552 +£S£2£++E+eeExxerxerrxerrxee 31 Bảng 2.11 Tỷ lệ nợ xấu theo loại TSĐB của MB Chỉ nhánh Đống Da giai đoạn
DONG se các sỉ cán ce sếp a i a ACR Ce NRL 33
Bang 2.12: Tỷ lệ nợ xấu theo nguồn gốc hình thành TSĐB - 34
của MB Chi nhánh Đống Da giai đoạn 2014-2016 - 2225225 34 Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh Đống Đa, Thăng Long và
LHằnh CGông năm 2014-20 TÔ dueaeiiiiaiieieeeiindeevaresissdiusstsbvrodbiEngrordRorsnolse 35
Bảng 2.14: Vòng quay vốn tin dụng của Chi nhánh Đống Da năm 2014-2016 35
Bảng 2.15: Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh Thăng Long năm 2014-2016
Bảng 2.17: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đống Đa, Thăng
Long và Thành Công năm 2014-2016 3+- 36
Bảng 3.1: Mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Đống
Da trong năm năm fỚI - - 6 2< SE E1 1 93191 1 0 gi ng ngư 43
Trang 9DANH MỤC HÌNH, BIEU DO
Hình 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Đống
20
Biều đồ 2.1: Tổng dư nợ Chi nhánh Đống Da năm 2014-20 16 - 5
Biểu đồ 2.2: Dư nợ tin dụng Chi nhánh Đống Da theo đối tượng 23
Biều đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời han (2014-2016) - 24
Biểu đồ 2.4: Diễn biến dư nợ theo hình thức đảm bảo của MB Chi nhánh Đống Đa (2018-20 e-caseenenundionuioehidrionihogtdESberSEPtúgriorecriczrredentid5601300 0000001010 25 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn của MB Chi nhánh Đống Da năm 2014-2016 29
Biều đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của MB Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2014-2016 32
Biểu đồ 2.7: Nợ xấu của MB Chi nhánh Đống Da năm 2014-20 16 32 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ nợ xấu có TSĐB và nợ xấu không có TSĐB tại MB Chỉ nhánh
Đồng Đa năm 2014-2016 <cse-z2122.614601228107003000081011.701014907381 mcmmmm 33
Trang 10LOI MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng
đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức khi dat nước đang dan dan đổi
mới và hội nhập với kinh tế thế giới Trong bối cảnh hiện nay, nên kinh tế nước
ta vẫn còn nhiều yếu tố chưa ổn định, có nhiều biến động và tiềm ẩn rủi ro thì hệ thống ngân hàng cần phải đưa yếu tối an toàn tín dụng lên hàng đầu Hoạt động
tín dụng là hoạt động chủ lực tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng,
nhưng đây cũng là hoạt động nhiều rủi ro nhất Do vậy, để kinh tế xã hội có thể
phát triển bền vững thì ngân hàng cần có các biện pháp để đảm bảo an toàn tín
dụng Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Quân Đội nói chung và Ngân hàng
TMCP Quân Đội chỉ nhánh Đống Đa nói riêng đã đạt được nhiều kết quả khả
quan tuy nhiên chất lượng tín dụng vẫn cần được chú trọng nhiều hơn nữa.
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng.
Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tai NHTM Cô phần Quân Đội chi nhánh Đống Đa giai đoạn từ 2014-2016 Đánh giá những kết quả đạt được, rút ra một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại
NHTM Cổ phan Quân Đội chi nhánh Đống Da.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Những van đề lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương
mại.
Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTM Cổ phan Quân Đội chi nhánh
Đống Đa giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương
pháp tổng hợp, so sánh, thống kê,
5 Kết cau của chuyên đề thực tập tot nghiệp
Chuyên đề thực tập gồm có các phần: Lời mở đầu, kết luận và 3 chương :
CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VỀ CHAT LƯỢNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI MB CHI
NHANH DONG DA
CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LƯỢNG TÍN
DUNG TAI NGAN HANG MB CHI NHANH DONG DA
Trang 11CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN ĐÈ CƠ BẢN VE CHAT LƯỢNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Theo mục 14 điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận dé tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Còn theo mục 16 điều 14, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Như vậy, có thể hiểu rằng, tín dụng là việc cho người khác sử dụng vốn với
những điều khoản, điều kiện rằng buộc và người đi vay tiền phải thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ trả số tiền gốc và lãi đúng hạn cho người cho vay.
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ là loại hình tín
dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.
Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần
trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình Tín
dụng Ngân hàng là hoạt động cấp tín dụng có các đối tượng có nhu cầu sử dụng
vốn từ vốn huy động được các thành phần trong xã.
Tín dụng ngân hàng có một đặc điểm nữa là thời gian cho vay linh hoạt, đáp
ứng nhu cầu vốn đa dạng của khách hàng Hơn thế nữa, phạm vi cho vay cũng
rộng khắp các ngành nghề, lĩnh vực Tuy nhiên vì ngân hàng có cho vay với số
vốn lớn hơn vốn chủ sở hữu nên rủi ro cũng lớn hơn.
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng
1.1.3.1 Đối với Ngân hàng
Nghiệp vụ cấp tín dụng có thể coi là nghiệp vụ quan trọng nhất của tất cả
các ngân hàng vì:
~— Kinh doanh tiền tệ là bản chat của ngân hàng: Ngân hàng huy động vốn
từ người dân với mức lãi suất phù hợp căn cứ trên mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước quy định, đồng thời cùng với nguồn vốn của chủ sở hữu và nguồn
vốn huy động từ đó thực hiện việc cho vay hay cấp tín dụng với mức lãi suất cho
Trang 12vay cao hơn lãi suất huy động Đây là chính nguồn thu chủ yếu của ngân hàng để
bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận.
— Khi cấp tín dụng cho khách hang là các cá nhân hay tổ chức, doanh
nghiệp, khách hàng có thể sẽ sử dụng những dịch vụ tiện ích kèm theo của ngân
hàng Đây cũng là nguồn thu khá quan trọng của ngân hàng Cụ thể như khi các
doanh nghiệp khi tham gia vay vốn của ngân hàng nào đều có mở tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn tại ngân hàng đó và có thể trả lương nhân viên qua ngân hàng đó.
— Đối với Ngân hang Nhà nước thì nghiệp vụ cấp tín dụng của các ngân
hàng thương mại cũng là một kênh cung ứng tiền quan trọng Nó đồng thời cũng
là một trong các công cụ chủ đạo của chính sách tiền tệ Trong thời điểm hiện tại
ngân hàng nhà nước đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát
và công cụ mạnh nhất là thắt chặt tín dụng Và ngược lại nếu mở rộng điều kiện
tín dụng nó sẽ thúc day nền kinh tế phát triển.
1.1.3.2 Đối với nền kinh tế
Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền
kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Vì vậy
ngân hàng là ngành kinh tế chủ chốt quan trọng, chi phối và có sự ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác Nhận thức được vị trí và vai trò của
mình, các Ngân hàng thương mại ở nước ta đang từng bước khẳng định sự lớn
mạnh của mình trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng
nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền
kinh tế quốc dân.
Tín dụng ngân hàng là câu nối giữa cung và câu về vốn trong nền kinh té
Trong nền kinh tế xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và một
số người thiếu vốn muốn đi vay Song những người này khó có thể trực tiếp gặp
nhau, hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và không kịp thời Hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại đã thoả mãn những lo lắng của những người
có vốn và đáp ứng nhu cầu của người cần vốn, có nghĩa là các ngân hàng thương
mại đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho
vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế Hay nói cách khác: "tín dụng ngân
hàng là chiếc cầu nói để những người có vốn và những người cần vốn gặp nhau"
Tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ dé thúc day quá trình tập trung và
điều hoà vốn trong nền kinh tế
Thông qua hoạt động "di vay để cho vay" tín dụng ngân hàng đã làm nhiệm
vụ đưa vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu Điều này được thể hiện ở việc tín dụng
Trang 13thu hút các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân để cho
vay đầu tư phát triển kinh tế.
Bằng các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú mà các
Ngân hàng thương mại đã thu hút được hầu hết các nguồn tiền nhàn rỗi dù là rất nhỏ từ trong dân chúng tập trung về tay mình và từ đó đáp ứng được nhu cầu về
vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, hay nói cách khác hoạt động tín dụng đã làm
nhiệm vụ thông đòng để vốn chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua việc thực
hiện hoạt động đi vay và cho vay Nhờ đó đã góp phần cung ứng và điều hoà vốn trong từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được
tiến hành một cách trôi chảy đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn có định, vốn lưu động,
bổ sung tăng cường củng cé tai sản cố định làm cho quá trình sản xuất được tuần
hoàn, thúc đây sản xuất lưu thông, tăng tốc độ chu chuyên vốn tiền tệ trong xã hội, góp phần thúc đây quá trình tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho
nền kinh tế phát triền bền vững.
Vì vậy có thể nói tín dụng ngân hang là công cụ mạnh mẽ thúc đây quá
trình tập trung và điều hoà vốn trong nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng góp phân thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm
phát
Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên
khi thực hiện hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh
tế Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiểm
soát được lạm phát, bởi vì tín dụng ngân hàng khi điều tiết được khối lượng tiền tức là khống chế được khối lượng tiền cần thiết cho nhu cầu trao đổi va lưu thông hàng hoá, nhờ kiểm soát được giá cả Hay nói cách khác, việc đưa tiền vào lưu thông qua tín dụng ngân hàng là con đường hữu hiệu nhất bởi vì khối lượng tiền
này đã được đảm bảo bằng một lượng giá trị vật tư hàng hoá và tránh được lạm
phát tiền tệ.
Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý
vĩ mô đối với các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, có nhiệm
vụ kiểm tra, khảo sát mọi hoạt động của các tổ chức này nhằm đảm bảo cho nền
kinh tế hoạt động an toàn và có hiệu quả Thông qua hoạt động tín dụng các
Ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương có thể biết được phạm vi, phương
hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư vào cá ngành kinh tế từ đó có chính sách tiền tệ
Trang 14thích hợp Nếu nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng, hiệu quả đầu tư vào cá ngành
trong nền kinh tế cao thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ
mở rộng tức là bơm thêm tiền vào lưu thông Ngược lại, nếu nền kinh tế có dấu
hiệu suy thoái thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
tức là rút bớt tiền từ lưu thông về Như vậy bằng các công cụ như hạn mức tín
dụng, lãi suất tín dụng Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát, điều tiết lưu
thông tiền tệ đảm bảo khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhằm ổn định giá
trị đồng tiền, tạo điều kiện cho nên kinh tế phát triển.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh té với các nước
Mỗi một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình thì không thể chỉ dựa vào tiềm năng của đất nước mà còn phải mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài, tham gia vào nền kinh tế thế giới, bởi lẽ không có một nước nào lại có thé hội tu đầy đủ các tiềm năng để phát triển kinh tế mọi mặt, mà các nước đều chi
có lợi thế so sánh của mình, do đó nó thường phát sinh quan hệ vay mượn lẫn
nhau mà chủ yếu là vốn đầu tư Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã trở thành một
trong những phương tiện nói liền kinh tế các nước với nhau.
Thông qua các hình thức như nhận uỷ thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín
dụng, bảo lãnh hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi tín dung ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hoá, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu
tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
trong nước thúc đây sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt
động xuất nhập khâu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở ra sự giao lưu giữa
nước ta với các nước khác trên thế giới Ngoài ra với việc tín dụng ngân hàng
nhận các nguồn tài trợ như ODA, ESAF từ các nước cấp tín dụng cũng như các
tổ chức tin dụng quốc tế với mục đích tài trợ cho nền kinh tế đã mang lại những
kết quả to lớn về kinh tế xã hội đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa
nước ta với các nước trên thế giới.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh
tế đất nước.Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn
để giải quyết nhu cầu này thoả đáng trong mối quan hệ này, từ đó thúc đây tái
-_ sản xuất mở rộng tao điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững,
thông qua tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng
trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ Mặt khác, tín
dụng ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán
Trang 15kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong
hoạt động kinh doanh.
L.1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế hiện đại, các NHTM phân loại tín dụng theo các tiêu thức
cơ bản sau:
1.1.4.1 Theo mục đích sử dụng tiền vay
Ngân hàng phân loại tín dụng theo mục đích sử dụng tiền vay nhằm đưa ra
các sản phẩm và các gói tín dụng phù hợp với khách hàng Căn cứ vào tiêu thức
này người ta chia tín dụng ra thành hai loại:
- Tín dụng đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp tín dụng cho
các đơn vị kinh doanh để tiến hành sản xuất lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng như mua sim nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa lâu bền như máy giặt,
điều hòa, tủ lanh,
1.1.4.2 Theo thời hạn sử dụng tiền vay
Theo cách phân chia này, ngân hàng sẽ cân đối nguồn vốn là lên kế hoạch
huy động tiền để đảm bảo được tính thanh khoản của mình Tín dụng ngân hàng
được phân làm ba loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tin dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ
sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp Nó có thể được vay
cho những sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1 - 5 năm Loại tín
dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ
thuật công nghệ, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn
nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên, loại tín
dụng này dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các
công trình mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất
có quy mô lớn.
Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một
phần bé sung cho vốn lưu động thường xuyên hình thành vốn cố định và một
phan bé sung cho vốn lưu động thường xuyên
1.1.4.3 Theo hình thức đảm bảo tiền vay
Khi ngân hàng phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay sẽ giúp họ phân
loại khách hàng Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành hai loại:
Trang 16- Đảm bảo bằng tài sản: là loại tín dụng được neon hang cung cap với điều
kiện phải có tài sản đảm bảo như thế chấp, cầm cố, hoặc cần có bảo lãnh của
người thứ ba Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng khi vay
vốn đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo, sự đảm bảo này là căn cứ kinh tế để ngân
hàng có thêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu ng thứ nhất thiếu
chắc chắn nhằm bù đắp lại khoản tiền vay trong trường hợp người vay không có
khả năng trả nợ.
- Đảm bảo không bằng tài sản: là loại tín dụng không cần tài sản thế chấp,
cầm cố, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba Việc cho vay chỉ dựa vào
uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong
kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng
có thé cấp tín dụng mà không cần đòi hỏi nguồn thu nợ bé sung Đây là căn cứ
pháp lý quan trọng trong việc truy đòi các khoản nợ có vấn đề phát sinh.
—> Trong nên kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hang theo
các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối Khi các hình thức tín dụng càng
đa dạng thì cách phân loại càng chỉ tiết Phân loại tín dụng giúp cho việc
nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là
cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng.
1.2 Chất lượng tín dụng của NHTM
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ thích
nghỉ của NHTM với sự thay đôi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh
của một Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh dé tồn tại.
Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được nhiều
khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tin dung, chi phí
về tổng thé lãi suất, chi phí nghiệp vu Để có chất lượng tín dụng tốt cần có sự tổ
chức và quản lý đồng bộ trong một Ngân hàng, vì điều đó không chỉ đảm bảo cho chất lượng tín dụng, mà còn nhằm cải tiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ
cơ sở kinh doanh nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ yêu cầu của khách hàng ở
mọi công đoạn, bên trong cũng như bên ngoài Để làm được điều đó mỗi thành viên trong một tổ chức Ngân hàng phải hiểu và thực hiện tốt quy trình quản lý
chất lượng.
Như vậy chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các
chỉ tiêu tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn ) vừa trừu tượng
(thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế ) Chất
lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình
Trang 17độ cán bộ ) và khách quan (sự thay đổi của môi trường bên ngoài) Khuynh
hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đôi của giá cả thị trường cũng như môi
trường pháp lý đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Để bảo đảm nguyên tắc cho vay, mỗi tổ chức kinh tế hoạt động đều dựa trên
một nguyên tắc nhất định Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động
của nó có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, do vậy
các nguyên tắc hoạt động của ngân hàng rất chặt chẽ Với mỗi ngân hàng lại có
những nguyên tắc khác nhau Thực tiễn nguyên tắc cho vay là một yêu cầu quan
trọng đối với hoạt động cho vay, là căn cứ pháp lý cơ bản để đảm bảo sự hoạt
động vững chắc của mọi ngân hàng Vì vậy để đánh giá chất lượng một khoản
vay điều đầu tiên phải xem xét là khoản cho vay đó có đảm bảo nguyên tắc vay
hay không.
Nguyên tắc cơ bản của cho vay là:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Đây là nguyễn tắc quan trọng hãng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngân
hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế Nguyên tắc hoàn trả phản ánh đúng
bản chất quan hệ tín dụng, tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này
không được thực hiện đầy đủ Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, các
khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không được hoàn trả đúng hạn nhất
định sẽ ảnh hưởng tới khả nang thanh toán của ngân hang Do đó, khách hàng khi
vay von phai cam kết tra cả gốc và lãi trong một thời han nhất định, cam kết này
được ghi trong khế ước vay nợ.
Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phương
châm hoạt động của tín dụng Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợi
nhuận của doanh nghiệp Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là
cơ sở để doanh nghiệp tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng trả nợ của
ngân hàng.
Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải
sử dụng tiền vay đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng, bởi vì mục đích
đó đã được ngân hàng thẩm định Nếu phát hiện khách hàng vi phạm ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, trường hợp khách hàng không có tiền thì
chuyên nợ quá hạn.
Trang 18+ Người đi vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng Một trong những yếu tô giúp cho việc thực hiện nguyên
tắc này là triển khai cho vay ngân hàng phải xác định chính xác thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay được xác định ké từ khi người vay nhận khoản vốn vay
đầu tiên cho đến khi người vay trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận cho vay căn cứ vào:
e Chu kỳ sản xuất kinh doanh của người đi vay.
e Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
e Khả năng trả nợ của khách hàng.
e Tính chất thời hạn nguồn vốn hiện có để cho vay của ngân hàng
Thông qua đó sẽ quy định rõ thời hạn khách hàng trả tiền lãi, tiền gốc cho
ngân hàng Việc xác định thời hạn cho vay sẽ gắn liền với trách nhiệm của người
vay với khoản vay, buộc họ phải sử dụng vốn vay kinh doanh có hiệu quả trong khoảng thời gian đó.
Việc xác định thời hạn cho vay rất quan trọng, nó thể hiện trình độ của cán
bộ tín dụng, nó quyết định đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hang
thì họ không thể trả nợ đúng hạn vì chu kỳ sản xuất kinh doanh chưa kết thúc, họ
chưa có nguồn thu để trả nợ, điều này sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc
trả nợ ngân hàng.
Nếu thời hạn cho vay lớn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh thì cũng không tốt vì khi đã hoàn thành một chu kỳ kinh doanh mà vẫn chưa trả nợ ngân hàng thì
rất có thể họ sẽ sử dụng vốn đó vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo hoặc một lĩnh
vực kinh doanh khác, điều này sẽ gây khó khăn trong việc thu hồi nợ và ngân
hàng sẽ bị đọng vốn.
Việc trả nợ đúng thời hạn của khách hàng giúp ngân hàng bảo toàn và phát
triển vốn, tăng cường hoạt động cho vay Tuy nhiên trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau và do tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội có thể
dẫn đến việc khách hàng không trả nợ theo thời hạn thỏa thuận Việc trả nợ
không đúng hạn có thể xảy ra hai trường hợp:
+ Trả trước hạn đã định: có thể do khách hàng kinh doanh tốt sớm thu hồi vốn trả ngân hàng nhưng cũng có thể do khách hàng sau khi vay đã thay đổi ý
định sản xuất kinh doanh hoặc vay tiền được ở một nơi khách với lãi suất thấp
hơn, cũng có thể do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và bị buộc phải
hoàn lại vốn vay.
Trang 19+ Trả sau thời hạn đã định: khi gần đến kỳ hạn trả nợ, cán bộ tín dụng sẽ gửi giấy báo nợ cho khách hàng Trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong sản
xuất kinh doanh do nguyên nhân khách quan đưa lại thì khách hàng sẽ được ngân
hàng gia hạn nợ sau khi cán bộ tín dụng thẩm định lại những nguyên nhân va
biện pháp mà khách hàng đưa ra có đúng với thực tế không Đối với các khoản
vay ngắn hạn, thời gian gia hạn nợ không vượt quá một chu kỳ sản xuất kinh
doanh và tối đa là 12 tháng, còn các khoản vay trung và dài hạn tối đa không quá
1/2 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Trường hợp khách hàng không trả được nợ do nguyên nhân chủ quan thì sẽ
chuyền sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn Như vậy cả hai trường hợp
trả nợ trước và sau đều thé hiện chất lượng tín dụng có vấn đề.
- Các điều kiện dé cho vay:
+ Người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, không vi phạm pháp luật, phù hợp
với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
+ Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi có
hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các quy định để đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ
và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
- Quy trình tín dụng: quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy
định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng Quy trình bao gồm 5 bước là lập hồ
sơ, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân và giám sát thanh lý nợ.
Việc xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ và hợp lý, tuân thủ các nguyên tắc cấp
tín dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, giảm thiểu rủi ro,
đảm bảo an toàn cho ngân hàng, nâng cao doanh lợi cũng như đảm bảo chất
lượng tín dụng.
- Khả năng thu hút khách hàng: ở đây chính là việc giữ được những khách
hàng truyền thống và thu hút được nhiều khách hàng mới đến vay vốn, đồng thời
phát triển tốt các quan hệ với khách hàng tiềm năng.
- Tính bền vững: mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là mục tiêu lợi nhuận Tuy nhiên để đạt mục tiêu đó thì hoạt động tín dụng của ngân hàng phải được
duy trì và triển khai theo những chiến lược phát triển bền vững Khi có hệ thống
chiến lược phát triển bền vững sẽ đảm bảo cho kinh doanh ôn định, tăng trưởng
Trang 20đều đặn, giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng tín dụng một cách vững
chắc, nâng cao vị thế của mình, nhờ đó 6n định doanh thu, giảm thiểu chi phí và
TỦI ro.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
a) Dư nợ tín dụng và kết cấu dư nợ tín dụng
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền
kinh tế tại một thời điểm Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không
có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công
nhân viên thấp Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất
lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi
ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô
tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp Tổng dư
nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ
cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phân tích
kết cấu du nợ sẽ giúp ngân hang biết được gân hàng cần đây mạnh cho vay theo loại
hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư nợ khi so với kết cầu
nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.
b) Chỉ tiêu nợ quá hạn (NQH)
NQH là chỉ tiêu cơ bản hàng đầu cho biết chất lượng hoạt động tín dụng.
NQH là khoản nợ mà đến kỳ hạn trả nợ và lãi tiền vay nhưng bên đi vay không
đủ tiền để trả và không được gia hạn nợ.
Tỷ lệ NQH = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ Ngoài ra còn có các chỉ tiêu cụ thé như:
Tỷ lệ NQH ngắn hạn = Nợ quá hạn ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ NQH trung dài hạn= Nợ quá hạn trung dài hạn / Nợ trung dài hạn.
NQH khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi: Đây là khoản vốn lúc này
không còn là rủi ro nữa, mà đã mang thiệt hại cho nga hàng Đây là kết quả trực
tiếp biểu hiện chất lượng của một khoản tín dụng cấp cho khách hàng Một ngân
hàng khi có tỉ lệ nợ này trên tong dư nợ cho vay là cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất thấp và lúc này ngân hàng cần xem xét lại toàn bộ hoạt
động tín dụng của mình nếu không hậu quả khó lường trước được.
Chỉ tiêu NQH chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ Tỷ lệ NQH càng cao thì
chất lượng tín dụng càng giảm thấp Tuy nhiên NQH là điều không thé tránh
Trang 21khỏi, trên thực tế các NHTM luôn cố gắng để giảm thấp tỉ lệ này tới mức cho phép Hiện nay tại Việt Nam tỉ lệ NQH cho phép trên tổng dư nợ tín dụng 2%.
c) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn =Tổng dư nợ tín dụng / Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này thể hiện % vốn huy động được sử dụng cho hoạt động tín dụng.
Trong bảng tổng kết tài sản, hoạt động tín dụng thường chiếm tới hơn 70% tổng tài sản có, do vậy nếu hệ số này thấp tức vốn huy động lớn mà dư nợ lại nhỏ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn Ngược lại dư nợ tín dụng tăng khá nhanh có thể dẫn
đến mức tăng trưởng tín dụng quá nóng tiềm 4n nguy cơ rui ro tín dung cao: rủi
ro ứ đọng vốn và rủi ro mắt vốn.
d) Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân
Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà
ngân hàng đã cấp cho nền kinh tế Nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu nợ theo kế hoạch trong hợp đồng tín dụng được bao nhiêu để cho vay tiếp dự
án, phương án mới Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì càng tốt chứng tỏ chất
lượng tín dụng cao vì nó khẳng định khả năng thu nợ của ngân hàng và càng
chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã được đầu tư hiệu quả Và ngược lại vòng
quay tín dụng càng nhỏ thì việc thu hồi nợ của ngân hàng là kém hiệu quả.
e) Chỉ tiêu lợi nhuận thu hồi được từ hoạt động tin dụng (HDTD)
Tỷ lệ lợi nhuận từ HDTD = Lợi nhuận từ HĐTD ij Téng du ng tin dung
Chi tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng được cấp.
Bất kì khoản tín dụng nào cũng không thể xem là có chất lượng tốt nếu không
đem lại lợi nhuận thực tế cho NHTM Điều này đơn giản bởi lẽ sự tồn tại và phát
triển của ngân hàng được quyết định phần lớn bởi nguồn lợi nhuận tạo ra từ hoạt
động kinh doanh của mình trong đó tín dụng giữ vị trí then chốt nhất Do đó các
ngân hàng luôn lựa chọn phương án nào đem lại lợi nhuận cao hơn giữa các phương án có các chỉ tiêu khác tương đương nhau như: mức độ an toàn, uy tín
chất lượng.
Để đánh giá bất kỳ một vấn đề gì chúng ta cũng cần nhìn nhận chúng một
cách toàn diện và đầy đủ, cần tránh cái nhìn phiếm diện vấn đề đánh giá chất
lượng tín dụng ngân hàng cũng vậy không thể chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu đơn lẻ,
cụ thể nào mà phải sử dụng tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu để đưa ra kết luận
một cách chính xác và xác thực nhất Bởi lẽ vấn đề chất lượng tín dụng là một
vấn đề mang tính chất phức tạp mang cả tính trừu tượng và cụ thể nên hệ thống
các chỉ tiêu đánh giá không mang tính tuyệt đối chính xác.
Trang 22Việc áp dụng các chỉ tiêu vào xem xét chất lượng tín dụng cần đảm bảo yêu
cầu tính toán phân tích chỉ tiêu trên cả hai mặt định tính và định lượng; đánh giá chất lượng trên quan niệm của cả ngân hàng và khách hàng; trên cơ sở lợi nhuận thuần túy của ngân hàng và lợi ích của xã hội.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM
1.2.3.1 Các nhân tô chủ quan
Gồm các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng như chính sách tín dụng, công
tác tô chức, chất lượng cán bộ, quy trình tín dụng
+ Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một hệ thống biện pháp liên quan đến việc khuyếch
trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của
NHTM đó
Hoạch định chính sách tín dụng phù hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng,
đảm bảo được khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro, tuân thủ
chấp hành tốt luật pháp và đường lối chính sách của Nhà nước.
Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Khi Ngân hàng gặp phải những rủi ro thì có thể bị phá sản hoặc thiệt hại lớn, mắt
uy tín với khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước Vì vậy, khi hoạch định chính
sách tín dụng phải luôn coi trọng việc đảm bảo an toàn vốn như là một mục tiêu
mà chính sách đó phải dạt được Do vậy, ta có thé nói rằng chất lượng tín dụng
của Ngân hàng có tốt hay không nó còn phụ thuộc vào việc xây dựng một chính
sách tín dụng của Ngân hàng có đùng đắn hay không.
+ Công tác tô chức Ngân hang
Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự đoàn kết thống nhất từ
trên xuống dudi, từ ban lãnh đạo đến toàn bộ chuyên viên tin dụng Điều đó có nghĩa công tác tổ chức Ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở để tiến hành
các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh Hơn nữa, thực hiện tốt công tác này Ngân hàng đã làm cho guéng máy hoạt động của mình được uyén chuyền, nhịp nhàng,
linh hoạt Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động Ngân hàng nên chú trọng mặt
nay để ngày càng hoàn thiện, phát triển và tạo điều kiện cho chất lượng tín dụng
được nâng lên.
+ Thông tin tín dụng
Cho vay vốn không phải là một vấn đề đơn giản Trên thực tế không phải
khách hàng nào cũng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, ngoài ra
còn có những khách hàng chủ định lừa Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản (như
Trang 23dùng 1 tài sản dé thé chấp vay vốn tại nhiều Ngân hàng với số tiền vay lớn hon
giá trị tài sản, thành lập các công ty “ma” ) gây rủi ro, tốn thất cho Ngân hàng Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn tăng trưởng, đạt hiệu quả nhưng phải đảm bảo
an toàn vốn thì phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này.
Nắm bắt kịp thời, chính xác các luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét, phân tích nhằm tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để
đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của mỗi Ngân hàng.
Trên thương trường cùng với nhiều đối thủ cạnh tranh, người nào nắm bắt
được nhiều thông tin nhanh nhất, chính xác nhất thì nắm được đa phần thắng Rõ ràng việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh,
nhiều nguồn cung cấp cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực có
chọn lọc, xử lý thông tin kịp thời là một trong những điều kiện quyết định sự
thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện việc mở rộng và nâng cao
chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
+ Trình độ cán bộ Ngân hàng
Nhân tố con người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động Thực tế cho thấy, một trong những van dé có tính quyết định đến chất lượng tin dụng cao hay
thấp là phụ thuộc khá nhiều từ việc hoạch định các chủ trương, chính sách tới
việc thâm định các dự án, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ của Ngân hàng và trong đó con người là nhân tố không thể thiếu.
Một Ngân hàng có đội ngũ nhân viên được đào tạo với chất lượng tốt, có
trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao thì việc quản lý, thực hiện các nghiệp vụ
Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng sẽ trở nên có hệ thống và
đạt được kết quả cao Hơn nữa, nó còn giúp cho Ngân hàng tránh được những rủi
ro có thể xảy ra do trình độ của cán bộ, nhờ đó mà chất lượng tín dụng luôn được
đảm bảo
+ Vấn đề kiểm tra, kiểm soát, thanh tra
Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay mà không tính
đến những rủi ro, bat trắc có thể xảy ra thì dé dẫn đến sụp đồ và phá sản của mỗi
NHTM
Một trong những nghiệp vu hoạt động nhằm mục đích giúp cho Ngân hàng
tránh được rủi ro trên là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát Công tác này
không chỉ thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn được thực hiện với bản thân Ngân hàng như kiểm tra quá trình thực hiện cho vay xem đã đúng quy trình chưa Kiên quyết loại trừ những cán bộ mat
Trang 24phẩm chất, tiêu cực, tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mắt uy tín của
Ngân hàng đối với khách hàng.
Nâng cao chất lượng tín dụng cũng đồng thời là Ngân hàng phải kịp thời
ngăn chặn, phát hiện được những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến
hoạt động của Ngân hàng cũng như bảo vệ được tài sản, cán bộ, uy tín của Ngân
hàng Muốn vậy phải bố trí cán bộ có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao thực
hiện công tác kiểm tra, thanh tra giám sát là vấn đề mà không một Ngân hàng
nào được coi nhẹ.
+ Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng
Nền kinh tế phát triển đòi hỏi ngành ngân hàng phải được trang bị đầy đủ
các công nghệ thiết bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu của xã hội và phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về các mặt dịch vụ với chỉ phí cả hai bên đều chấp
nhận được Mặt khác, các trang thiết bị này cũng giúp cho các nhà quản trị ngân
hang kip thời nắm bắt được mọi diễn biến của thị trường, các dự báo về khả năng phát triển kinh tế và mọi hoạt động tín dụng để đưa ra được những chiến lược, những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày
càng cao của khách hàng Như vậy, trang thiết bị và không ngừng đổi mới công
nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.3.2 Các nhân tô khách quan
Môi trường kinh tế xã hội.
Nói đến môi trường kinh tế xã hội là nói đến tổng thể nền kinh tế quốc gia
và thế giới Như ta đã biết mọi thành phan kinh tế đều hoạt động trong xã hội Vì thế môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng.
Một nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến một chính sách tín dụng tự do so với
một nền kinh tế lệ thuộc vào các biến động thời vụ và chu kỳ Các khoản ký thác trong nền kinh tế không ỗn định thường chao đảo biến động mạnh so với các khoản ký thác trong một nền kinh tế 6n định Nhiều người vay đã làm ăn phát đạt
trong những giai đoạn thịnh vượng nhưng trong giai đoạn suy thoái vốn có thé bị tiêu tan, lợi nhuận có thể bị giảm sút, từ đó có thể gây nên tình trạng Ngân hàng không thu hồi được vốn Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của Ngân hàng là đường lối chủ trương cuả Quốc gia, địa phương Lý do
chủ yếu để Ngân hàng được tồn tại là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của
cộng đồng xã hội Về mặt lý luận các Ngân hàng chỉ cho người nào vay nếu đưa
ra được yêu cầu xin vay hợp lệ, hợp pháp và lành mạnh về kinh tế, phù hợp với
chủ trương của Nhà nước.
Trang 25Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy mô và khối lượng
đầu tư tín dụng Nếu đầu tư tín dụng vượt quá khối lượng cần thiết, không phù hợp với sự phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng.
Nhiều Ngân hàng thương mại do nóng vội mở rộng đầu tư, nâng cao dư nợ, đây
tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vượt quá mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đều phải
trả giá cho sự nóng vội.
Môi trường pháp lý.
Bắt kỳ một nền kinh tế nào muốn 6n định và phát triển thì cũng cần có một
hành lang pháp lý thích hợp, hành lang pháp lý chính là bàn tay hữu hình của
Nhà nước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng
mục tiêu, chế độ của mình Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động
kinh tế trong tong thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống
Pháp luật nhất là Luật các tổ chức tín dụng Nói đến môi trường pháp lý là nói
đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn
bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ
dân trí.
Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân
hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tín
dụng.
Hiện nay nước ta có nhiều bộ luật, tuy nhiên vẫn còn có nhiều bất cập chưa sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt
động tín dụng Ngân hàng nói riêng Trong điều kiện như vậy việc vận dụng thực
thi các bộ luật đã có như thế nào dé có thé tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho
hoạt động Ngân hàng là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng.
Trình độ quản lý, năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân vay vốn.
Trong khi các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và quản lý vốn của mình thì Ngân hàng sử dụng vốn của mình dưới hình thức gián tiếp: Đó là giao vốn cho
doanh nghiệp không được trực tiếp quản lý vốn của mình mà thông qua hình thức
giám sát doanh nghiệp vay vốn Do vậy, chất lượng tín dụng Ngân hàng chịu
nhiều chi phối từ bản thân hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu,
tương lai phát triển của doanh nghiệp ở mức nào? Dự án, phương án sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có đủ khả năng tồn tại và phát triển được trong
cuộc cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường hay không? Điều này có ý nghĩa quyết định cho số phận món vay Nếu doanh nghiệp kinh doanh trên đà phát triển
Trang 26có hiệu quả thì vốn vay Ngân hang chắc chắn sẽ được hoàn trả đúng hạn cho
Ngân hàng cả gốc và lãi.
Mức độ chuyển biến về nhận thức quan điểm tâm lý của ban lãnh đạo doanh
nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ra sao? Họ có đầy đủ ý thức và trách
nhiệm trả nợ đối với khoản vay hay vẫn mang nặng tư tưởng bao cấp trông chờ
nguồn vốn được cấp, được ưu đãi Trình độ quản trị điều hành ở mức độ nào?
Đã đáp ứng được mức độ nào trong điều kiện kinh tế hiện thời Một doanh
nghiệp trở nên hưng thịnh phát triển trong khi một doanh nghiệp khác làm ăn
thua lỗ suy xụp Sự khác biệt này có nguyên nhân xuất phát từ trình độ, chất
lượng quản lý
Như vậy có thé nói việc quan lý sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả, đảm
bảo trả nợ Ngân hàng và có lợi nhuận cho doanh nghiệp là điều rất cần thiết đối
với các doanh nghiệp Những doanh nghiệp có trình độ quản lý tốt, năng lực sản
xuất kinh doanh tốt, bảo tồn và phát triển vốn vay thì chất lượng đầu tư tín dụng
của Ngân hàng sẽ cao và ngược lại
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI MB
CHI NHÁNH ĐÓNG ĐA
2.1 Giới thiệu về MB Chi nhánh Đống Da
2.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Quân đội - Chỉ nhánh Dong Đa
Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đống Đa được thành lập chính
thức vào ngày 20/9/2011 theo quyết định của NHTMCP Quân Đội và giấy phép
đăng kí hoạt động kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp
Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Đống Đa được đặt tại số 147,
149, 151, 153 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Đến nay Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Da là một trong
những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực Tài
chính, có chức năng huy động vốn ngắn, trung, dài hạn trong nước và ngoài
nước, kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tin dụng dịch vụ Ngân hàng, làm
ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn của
Chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ, các đoàn thể cá nhân trong và
ngoài nước
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Ngân hàng TMCP Quân đội - Chỉ nhánh Đống Đa
MB Đống Đa thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có
liên quan theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động của MB cụ thể:
- Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân
và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác bằng Đồng Việt Nam và
bằng ngoại tệ theo quy định của MB; Thực hiện các hình thức huy động vốn khác
theo quy định của pháp luật và của MB như cấp tín dụng cho các tô chức, cá
nhân trong và ngoài nước bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ theo quy định của pháp
luật và uỷ quyền củaMB dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh Ngân hàng; Phát hành
thẻ tín dụng; Bao thanh toántrong nước; bao thanh toán xuất nhập khẩu; các hình
thức cấp tín dụng khác sau khi được MB uỷ quyền.
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
- Cung ứng các phương tiện và các dịch vụ thanh toán bao gồm thực hiện
dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ
nhiệm thu, thư tin dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thư hộ và chi hộ; Thực hiện dịch
vụ thanh toán quốc tế; Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo uỷ quyền của
MB
Trang 28- Thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Thương mại như
dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo
quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua,
bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư; Cong cấp dịch vụ môi
giới tiền tệ; Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ủ ủy quyền, sau khi được cấp
có thấm quyền MB chấp thuận hoặc giao nhiệm vụ trực tiếp, bao gồm như vay
vốn các tổ chức tin dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy
định của pháp luật; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu
để huy động vốn trong nước và nước ngoài; Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản
thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối; Đầu tư dưới
hình thức góp vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác ra
ngoài MB; Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ
giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tỆ và tài sản tài chính khác; Lưu ky chứng khoán,
kinh doanh vàng và hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân
hàng; Cho vay, bảo lãnh, đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ trên mức ủy quyên;
Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân ngoàinước, trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài tham
gia dự thầu, thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.
- Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển
thành tài sản do MB quản lý để sử dụng hoặc khai thác kinh doanh; và thực hiện
các hoạt động khác do MB giao/uỷ quyền
2.1.3 Cơ cẫu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chỉ nhánh
Đồng Đa
Ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Đống Đa được tổ chức theo cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng cổ phần tự chủ trong kinh và tự chịu trách nhiệm bộ máy
bao gồm:
Trang 29Hình 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh
Đống Đa
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân đội — Chỉ nhánh Đống Đa 2017 j
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Đống
Đa được phân chia tương đối rõ ràng Mỗi phòng giao dịch thuộc Chi nhánh có 1
Giám đốc Phòng giao dịch phụ trách, hoạt động tương đối độc lập với nhau
nhưng vẫn thống nhất dưới sự chỉ đạo của giám đốc chỉ nhánh Ngân hàng
TMCP Quân đội — Chi nhánh Đống Đa là Ngân hàng TMCP lớn trên địa bàn
thành phố Hà Nội, với đội ngũ cán bộ được rèn luyện có trình độ chính trị và
chuyên môn cao, là đơn vị đi đầu trong việc đầu tư phát triển.
2.1.4 Kết quả hoạt động của Chỉ nhánh trong thời gian qua
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động chung của Chi nhánh Dong Da năm 2014-2016
R » uea KQ năm | KQ năm | KQ năm
Tên chỉ tiêu
2014 2015 2016 2015/2014 | 2016/2014Huy động von thời điêm | 3,944,690 | 4,319,436 | 4,837,768] 109.50% | 122:64%
Huy động von bình quân | 3,296,330 | 3,593,000 | 3,795,460| 109.00%|[_ 115.14%
2,459,530 | 2,730,078 | 2,985,240] 111.00%| 121.37%
Du ng binh quan 1,996,500 | 2,236,080] 2,564,560] 112.00%| 128.45%
Tỷ lệ nợ xâu/tông dư nợ 0.85% 0.81% 95.00%| 94.12%
Lợi nhuận sau DFRR 70,440 76,075 87,550} 108.00%] 124.29%
Thu thuan dich vu 40,790 46,093 49,440| 113.00%| 121.21%
Nguôn: báo cáo tài chính các năm 2014-2016
Trang 30Sau hơn 5 năm hoạt động, từ 1 phòng giao trực thuộc MB Điện Biên Phủ,
đến hết năm 2016, MB Đống Đa đã có kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng
mạnh mẽ ở gần hết các chỉ tiêu, đặc biệt chỉ tiêu thu thuần về dịch vụ và huyđộng vốn Định hướng chung của toàn ngân hàng luôn được chỉ nhánh bám sát
trong hoạt động kinh doanh, với phương châm phát triển kinh doanh một cách
bền vững, chú trọng đến chất lượng hoạt động Các năm qua, Chi nhánh đang
thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu doanh thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu
dịch vụ, tăng tỷ trọng đóng góp của Khối KHCN và SME trong cơ cấu thu nhập
Về hoạt động huy động vốn: dù trong thời gian qua, hoạt động huy động
vốn của Chi nhánh gặp rất nhiều thách thức do lãi suất của MB có xu hướng
giảm, không cạnh tranh so với các TCTD khác trên địa bàn Nhưng với sự nỗ lực
và cố gắng vượt bậc của các đơn vị kinh doanh trong việc tìm kiếm cũng như duy
trì khai thác từ các khách hàng truyền thống đặc biệt là KHCN và doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chỉ tiêu huy động vốn của Chỉ nhánh luôn hoàn
thành vượt mức kế hoạch đề ra Chỉ sau 3 năm, chỉ tiêu huy động vốn bình quân
đã tăng trưởng 172%, góp phần quan trọng đưa tổng tài sản của Chi nhánh
vượt qua cột mốc 4.000 tỷ đồng.
về hoạt động tín dụng: bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động tín
dụng cũng là một trong những điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Chinhánh những năm qua Chi nhánh luôn duy trì mức tăng trưởng dư nợ bình quân
rất đáng khích lệ (trung bình ở mức 15%/năm), trong bối cảnh nền kinh tế đã
bước qua giai đoạn suy thoái, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp bắt đầu tăng,
tăng trưởng tín dụng ngành bình quân đạt trên 15%/năm Dù tốc độ tăng trưởng cao, Chi nhánh luôn triển khai hoạt động cho vay bám sát phương châm an toàn
và hiệu quả Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ luôn được duy trì ở mức thấp dưới 1%.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 121% cuối kỳ, bình quân đạt 128% Chi nhánh
thực hiện áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đảm bảo tăng trưởng tín dụng chấtlượng và hiệu quả
Hoạt động dịch vụ: Hiểu rằng thu dịch vụ là một trong những chỉ tiêu góp
phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh, ngay từ những ngàyđầu thành lập, Ban Giám đốc Chỉ nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng
thu dịch vụ Bên cạnh việc khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống là các
doanh nghiệp quân đội, Chi nhánh đã tập trung nguồn lực mở rộng danh mục các
khách hàng sử dụng nhiều dịch vu bảo lãnh và/hoặc TTQT thuộc các lĩnh vực
khác Vì vậy, quy mô thu dịch vụ sau 2 năm (2014 đến 201 6) của Chi nhánh đã
tăng mạnh từ 40.790 triệu đồng lên mức 49.440 triệu dong.
Trang 312.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại MB chỉ nhánh Đống Đa
2.2.1 Dư nợ tín dụng
Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quan trọng do đó là nguồn vốn chủ yếu
của một ngân hàng, nhưng van đề đặt ra là nguồn vốn đó được sử dụng sao cho
hợp lý và mang lại nhiều lợi nhuận lại mới vấn đề mang tính quyết định Song song với công tác huy động vốn thì công tác tín dụng của chỉ nhánh trong 3 năm
2014, 2015, 2016 cũng thu được những thành tựu nhất định.
Đơn vị: triệu đồng
TM Chi nhánh Đống Da
2.236.080
Biều đồ 2.1: Tổng dư ng Chi nhánh Đống Da năm 2014-2016
(Nguén: báo cáo tài chính các năm 2014-2016)
Qua biéu đồ trên ta có thé thấy quy mô dư nợ tin dụng của Chỉ nhánh Đống
Đa tăng trưởng mạnh mẽ liên tục qua các năm Năm 2014 chỉ nhánh có dư nợ tín
dụng là 1,996,500 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 2,236,080 triệu đồng — tăng
12% so với 2014 và năm 2016 đạt 2,564,560 triệu đồng — tăng 14.7% so với
2015 và 28.45% % so với 2014 Kết quả trên đạt được là do chỉ nhánh đã luôn
luôn dùng các biện pháp mới dé day mạnh hoạt động cho vay khách hàng như ưu
đãi về lãi suất, công tác hỗ trợ tín dụng và thẩm định được thực hiện thông suốt, nhanh chóng, đảm bảo về mặt thời gian cho khách hàng Bên cạnh đó, Chi nhánh
luôn không ngừng nghĩ ra những sáng kiến mới nhằm tìm kiếm và thu hút những
khách hàng mới song song với duy trì lượng lớn khách hàng truyền thống của chỉ
nhánh Hiện tại chỉ nhánh có khoảng 500 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ
tín dụng , trong đó có khoảng 280 khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cơ cấu du nợ tín dụng theo đối tượng:
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ tín dụng của chỉ nhánh và tăng trưởng qua các năm, đặc
biệt là năm 2016, dư nợ tín dụng của khối khách hàng Doanh nghiệp tăng đột
Trang 32biến Năm 2014 dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là 1,403,729 triệu đồng chiếm 70.3% , năm 2015 tăng lên 1,493,329 triệu đồng, tăng 6.4% so
VỚI năm 2014 và chiếm 66 8%, đến năm 2016 con số nay là 1,814,306 triệu đồng
tăng 21 5% so với năm 2015 và 29.2% so với năm 2014 và chiếm 70.7% Dư nợ
tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2016 do chinhánh đã triển khai nhiều kênh bán hàng nhằm thu hút và mở rộng cho vay với
đối tượng này, góp phan lớn vào việc tăng thu nhập cho ngân hàng Mặt khác,
các doanh nghiệp thường vay số tiền lớn hơn cá nhân rất nhiều nên khi thực hiệnmột món cho vay doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí quản lý, chi phí thẩm định,
chỉ phí giao dịch , do đó một phần làm giảm tổng chỉ phí cho ngân hàng