11 I.Phần mở đầu: 1.1.Lời mở đầu: Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, bên cạnh các hiện tượng đa dạng, muôn màu; con người bắt đầu nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ( TP HỒ CHÍ MINH )
PHÂN HIỆU VĨNH LONG KHOA: CƠ BẢN
Tiểu luận kết thúc học phần
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Chủ đề: Hãy phân tích cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của Quy luật Lượng – Chất? Tại sao trong nhận thức và thực tiễn, chúng
ta không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nhưng đồng thời phải biết
mạnh dạn chớp thời cơ để thực hiện bước nhảy về chất?
Vĩnh
Long, ngày 9 tháng 12 năm 2022
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS PHAN THỊ HÀ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : VÕ BÌNH MINH
Trang 2Mục lục
I.Phần mở đầu
2
1.1.Lời mở đầu 2
1.2.Lý do chọn đề tài 2
1.3.Mục đích nghiên cứu
2
1.4.Phạm vi nghiên cứu 3
II.Phân tích cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của
Quy luật Lượng – Chất.
3
1.Khái niệm Chất - Lượng 3
1.1.Khái niệm
“Chất”……….3
1.2.Khái niệm
“Lượng”………4
2.Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất…….5
2.1
“Độ”……… 5
2.2 “Điểm
nút”……….5
2.3 “Bước
nhảy”………6
3.Ý nghĩa phương pháp luận 7
Trang 3III.Tại sao trong nhận thức và thực tiễn, chúng ta không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nhưng đồng thời phải biết mạnh dạn chớp thời cơ để thực hiện bước nhảy về chất? 7 IV.Kết luận 10 V.Tài liệu tham khảo
11
I.Phần mở đầu:
1.1.Lời mở đầu:
Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, bên cạnh các hiện tượng đa dạng, muôn màu; con người bắt đầu nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại và quy luật lượng và chất là một trong ba quy luật cơ bản, phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, là phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội Nước ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, việc có nhận thức đúng đắn về quy luật lượng – chất chắc chắn
sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình hình thành và phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.Lý do chọn đề tài:
Khi còn là một học sinh cấp ba, còn ngồi trên ghế nhà trường thì điều mà mỗi học sinh sắp thi tốt nghiệp trung học phổ thông mong ước là có thể đậu vào trường đại học mà mình mơ ước để có thể tiếp tục học tập, trải nghiệm, tham gia vào môi trường khác so với việc học ở trường cấp ba Nhưng việc đậu hay rớt một trường đại học lại là một câu chuyện khác Đối với khá nhiều bạn sau khi đã vào được trường đại học mà mình
Trang 4mong muốn nhưng lại xãy ra vấn đề mới đó là khó hòa nhập và không giữ được phong
độ học như những năm cấp ba, và nếu cứ tiếp tục học theo phương pháp cũ thì sẽ rất khó khăn trong bốn năm đại học sau này Vì thế việc hiểu rõ, phân tích đề tài về quy luật lượng - chất sẽ rất có ích cho bản thân mỗi sinh viên trong học tập và đời sống
1.3.Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đưa một phần của môn triết học Mác-Lênin ứng dụng vào cuộc sống của sinh viên nói riêng và vận dụng vào quá trình phát triển đất nước nói chung
1.4.Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chủ yếu trong việc phân tích cơ sở lý luận, phương pháp luận và vận dụng vào trong cuộc sống thực tiễn
II.Phân tích cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của Quy luật Lượng – Chất.
1 Khái niệm Chất và Lượng:
1.1.Phạm trù “Chất”:
Khái niệm chất: chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tinh quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải cái khác
- Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiệnt tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trinh tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện về chất khác nhau
Trang 5- Có thể hiểu ở thế giới này có vô vàng sự vật hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng, mỗi
sự vật hiện tượng có những chất vốn có là tinh chất chung, nhờ những chất này có thể phân biệt những sự vật hiện tượng này với những sự vật hiện tượng khác
Lấy ví dụ: tinh chất của ớt là cay, tinh chất của chanh là chua nên ta có thể dùng hai tinh chất này để phân biệt đâu là ớt đâu là chanh
- Hầu hết tất cả các sự vật đều có những thuộc tính không giống nhau; có thuộc tính
cơ bản, thuộc tính không cơ bản và khi ta tổng hợp hai thuộc tính này lại với nhau sẽ tạo nên chất căn bản của một sự vật, hiện tượng
- Ở mỗi sự vật, hiện tượng đều có một giới hạn tồn tại riêng, khi vượt qua giới hạn đó thì sự vật, hiện tượng sẽ trở thành một cái gì đó khác đi Điều này mang ý nghĩa chất của sự vật đồng nghĩa với tinh chất có hạn
1.2.Phạm trù “Lượng”:
Khái niệm lượng: là lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tinh quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trinh độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như các thuộc tinh của nó
Đặc điểm cơ bản của lượng là tinh biến đổi
Cũng như chất của mỗi sự vật tồn tại nhiều chất khác nhau, thì lượng của sự vật mang tính khách quan và sự vật cũng tồn tại nhiều thì loại lượng khác nhau
Ví dụ như ở cây mía có phân tử đường saccarozo có công thức hóa học là
C12H22O11 gồm có 12 nguyên tử cacbon, 22 nguyên tử hirdo và 11 nguyên tử oxi; là
ba loại lượng tồn tại trong phân tử đường saccarozo
- Ngoài ra lượng còn biểu thị bởi những đơn vị đo lường cụ thể
Ví dụ như số lượng sinh viên trong lớp học K48-Kinh doanh quốc tế là 40 người
- Bên cạnh đó còn có những cái lượng biểu thị dưới dạng khái quát và phải dùng đến khả năng trừu tượng để nhận thức
Trang 6Ví dụ như lượng trinh độ nhận thức và đạo đức của con người
- Và cũng có lượng được biểu thị bởi các yếu tố bên ngoài
Ví dụ: chiều dài, rộng, và chiều cao của sự vật
- Lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong
Ví dụ như lượng số lượng nguyên tử trong một nguyên tố hóa học, lượng sinh viên có trong một lớp
Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật chỉ mang tính chất tương đối Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định Có những tinh quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại là biểu thị lượng của
sự vật và ngược lại Chẳng hạn số sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp của một cơ sở sản xuất nói lên chất lượng sản xuất của cơ sở đó Điều này cũng có ý nghĩa dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về số lượng, song số lượng ấy cũng có tinh quy định về chất lượng của sự vật, cụ thể ở đây là nói đến cơ sở sản xuất nói trên
2.Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:
Quan hệ giữa chất và lượng: mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một mức độ; nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới được ra đời
2.1 “Độ”:
Khái niệm về độ : là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn trong đó sự vật thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) của
sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy
Trang 7Ví dụ: cây thước thẳng có chiều dài 30cm, với dữ kiện này ta có thể thấy giới hạn từ 0 – 30 cm là “độ” của cây thước thẳng đó xét về mặt chiều dài Hay từ 0 – 100 độ C nước vẫn ở trạng thai là thể lỏng
Như vậy muốn chất thay đổi ta phải cung cấp một lượng sao cho nó đạt đến một điểm nhất định, điểm đó gọi là nút
2.2 “Điểm nút”:
Khái niệm về điểm nút: là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật Khi sự vật, hiện tượng tích lũy đủ
về lượng tại điểm nút sẽ xuất hiện một chất mới ra đời Lượng mới và chất mới sẽ thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới Các quá trình cứ liên tiếp diễn ra khiến cho sự vật không ngừng phát triển cho đến khi không còn tồn tại thì mới dừng lại
Ví dụ: ở các ví dụ đã nêu trên; 0 cm, 30cm, 0 độ C, 100 độ C là những điểm nút
2.3 “Bước nhảy”:
Chất của sự vật thay đỗi do lượng của nó thay đổi trước gọi là bước nhảy Bước nhảy
là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất của sự vật này sang chất của sự vật khác
Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính dần dần, tính tiệm tiến của sự thay đổi về lượng nên các nhà triết học siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại của “bước nhảy” Triết học Mác – Lênin cho rằng phải có “bước nhảy” thì mới giải thích được sự vận động, phát triển của thực tế
Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, có bước nhảy tức thời và
- Bước nhảy đột biến: là bước nhảy diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu của sự vật
- Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước nhảy bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi và bị thay thế
Trang 8Căn cứ vào quy mô mà ta có thể chia làm hai bước nhảy nhỏ hơn là:
- Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật
- Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật
Sự phân loại giữa bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ chỉ mang tính tương đối, bởi chúng đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng
Khi chúng ta xem xét một sự thay đổi về bản chất của xã hội, chúng ta có thể chia sự
thay đổi ra thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính tiến hóa.
Cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của
sự vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào
Tiến hóa là sự thay đổi về lượng cùng với những biến đổi về chất nhất định, nhưng chất không phải là căn bản của sự vật
3.Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại giúp ta nhận thức rõ hơn về phương thức hoạt động và phát triển của sự vật Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
- Thứ nhất, trong hoạt động muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện quá trinh tích lũy về lượng để có biến đổi về chất; không được nóng vội cũng như không được bảo thủ
- Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì cần phải chủ động thực hiện bước nhảy
- Thứ ba, khi thực hiện bước nhảy trong linh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan, vừa tránh sự nôn nóng chủ quan lại vừa tránh sự thụ động, bảo thủ, trì trệ
Trang 9III.Tại sao trong nhận thức và thực tiễn, chúng ta không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nhưng đồng thời phải biết mạnh dạn chớp thời cơ để thực hiện bước nhảy về chất?
Mỗi con người chúng ta đều phải trải qua rất nhiều quá trình để có thể nâng cao bản thân, phát triển hơn mỗi ngày để không để bản thân phải ở lại phía sau hay chỉ dậm chân tại chổ Trong suốt quá trình đó chắc chắn ta sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách Trong nhận thức và thực tiễn, chúng ta không nên nôn nóng, nóng vội mà đốt cháy giai đoạn, đồng thời cũng phải biết mạnh dạn chớp thời cơ để thực hiện bước nhảy về chất Và trong đó có hai quan điểm mà chúng ta cần làm rõ đó là tả khuynh và hữu khuynh
Tả khuynh: nhấn mạnh bước nhảy để thay đổi về chất nhưng mà chưa tích lũy đủ về lượng và như vậy sẽ dễ dẫn đến thất bại trong nhận thức và thực tiễn phải tích lũy về lượng để có biến đổi về chất và tránh tư tưởng nóng vội đốt cháy giai đoạn
Ví dụ như việc đăng kí tín chỉ môn học, quy định đăng kí số tín chỉ trong một học kì là
từ 14 đến 25 tín Khi thấy một bạn A đăng kí 25 tín chỉ thì bạn B cũng nóng vội đăng
kí theo 25 tín chỉ nhưng với tính chăm chỉ, thông minh, cần cù, chọn đúng ngành, có kinh tế nên bạn A đã có thể vượt qua các môn với điểm số mong muốn; nhưng bạn B lại bị trượt môn, điểm số thấp do sức học, thông minh không được bằng bạn A Vì thế trong mọi trường hợp không nên chạy đua theo người khác mà không nhìn lại năng lực bản thân của minh đã phù hợp hay chưa, và chống lại tã khuynh Phải tiếp thu cái mới, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và không nên lãng phí thời gian, công sức vào những việc không cần thiết, không được nôn nóng, bảo thủ
Hữu khuynh: tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng, tích lũy đủ nhưng không dám thực hiện bước nhảy để thay đổi về chất, thể hiện qua bảo thủ trì trệ, do dự, thiếu quyết đoán
Ví dụ về việc khởi nghiệp của một người C, sau khi có được bằng tốt nghiệp của Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, anh ta dự tính sẽ khởi nghiệp với số vốn mình đã tích lũy được, cùng với việc có nhiều mối quan hệ trong lúc học tập, tham gia các hoạt động xã hội nhưng anh ta vẫn lo sợ, dè chừng liệu bản thân chưa đủ
Trang 10kiến thức, trải nghiệm nên đã dừng lại ý định khởi nghiệp Do đó với tính bảo thủ, trì trệ không dám thực hiện bước nhảy và thiếu quyết đoán nên anh C đã không thể khởi nghiệp như dự tính
Khi đã nắm được ý nghĩa của việc không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn và đồng thời phải biết mạnh dạn chớp lấy thời cơ để thực hiện bước nhảy về chất thì chúng ta nên tranh hai thái cực tã huynh và hữu khuynh
Vận dụng vào trong quá trình học tập phải tích lũy dần dần, vận dụng từng ngày, từng năm, nắm bắt cơ hội trong học tập chúng ta mới có thể tiến bộ, phát triển hơn qua từng ngày và có sự thay đổi rõ ràng về chất
Bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho kế hoạch đã đặt mục tiêu Phải định hướng học tập, trau dồi với lượng kiến thức như thế nào Tương ứng với chia nhỏ theo thời gian,
lộ trình để tiếp thu hiệu quả Để đạt được kết quả và công nhận của mọi người chính là chất mới được hình thành
Trang 11IV.Kết luận:
Tóm lại lượng – chất là hai mặt thống nhất với nhau của sự vật, hiện tượng Khi lượng
đã tích lũy đủ đến một mức độ nhất định thì mới thực hiện bước nhảy để chất mới xuất hiện, trong đời sống thực tiễn cần phải biết tích lũy dần dần lượng đến khi cần thiết thì phải biết thực hiện bước nhảy để thay đổi về chất
Sự chuyển hóa của quá trình chất - lượng vô cùng quan trọng Đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên Bởi có như vậy hoạt động đó mới hiệu quả, có ích Góp phần đào tạo ra những con người có đủ cả chất và lượng để đất nước ngày một phát triển hơn Mang đến các điều kiện hình thành và đảm bảo về năng lực, đạo đức Những nên tảng đó giúp khẳng định với trình độ văn hóa tiêu chuẩn và yêu cầu.
Trang 12V.Tài liệu tham khảo
1.Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn triết học Mác – Lênin
2.Giáo trình triết học Mác – Lênin
3 https://haiermobile.vn/buoc-nhay-la-khai-niem-dung-de-chi/