Khái niệm về chất Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI QUY LUẬT “LƯỢNG – CHẤT” CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ
VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
LỚP TH12 – NHÓM 9 NGÀY NỘP 1/11/2024
Giảng viên hướng dẫn: Lâm Bá Hòa
Hồ Phan Uyên Châu 411230656
Nguyễn Ngọc Phương Nhi 411230678
Phạm Hồ Nhật Mai 411230669
Trần Thị Thanh Hậu 411230661
Lê Thị Đan Thương 411230687
Đà Nẵng – 2024
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……….……… 3
Trang 2NỘI DUNG……… …… 4
1 Cơ sở lý luận……….……… 4
1.1 Khái niệm về chất……… …… 4
1.2 Khái niệm về lượng……… … 5
1.3 Khái niệm về độ……… 7
1.4 Khái niệm về điểm nút……… 8
1.5 Khái niệm bước nhảy ……….…8
2 Nội dung Quy luật “ Lượng – Chất” ……….… 10
2.1 Chất và lượng quy định lẫn nhau ……… 10
2.2 Sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và
ngược lại……….… … … …… 11
3 Điều kiện xác định của Quy luật “ Lượng – Chất” ……….……12
3.1 Điều kiện về môi trường……… 12
3.2 Điều kiện về hoàn cảnh……… 12
4 Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của sinh viên trong quá trình học tập hiện nay……… … … 13
4.1 Ý nghĩa phương pháp luận……….…… 13
4.2 Sự vận dụng của sinh viên vào quá trình học tập hiện nay……14
KẾT LUẬN……… ……… 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, con người liên tục tương tác với một thế giới phong phú và đa dạng, nơi các sự vật và hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên kết chặt chẽ với nhau Từ những trải nghiệm thực tế này, khái niệm “quy luật” ra đời, phản ánh các mối quan hệ khách quan và bền vững giữa các đối tượng Quy luật không đơn giản là những quy tắc do con người tạo ra; nó phản ánh bản chất của sự vật, là các nguyên tắc chi phối sự vận động và phát triển của chúng
Quy luật hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tự nhiên đến xã hội
và tư duy con người Điều này cho thấy con người không thể tự ý tạo ra hoặc xoá
bỏ các quy luật, mà chỉ có thể nhận thức và áp dụng chúng vào thực tiễn Khi hiểu sâu các quy luật, con người có thể điều chỉnh hành động của mình để thích ứng với thực tế Dù không thể “thay đổi” quy luật, họ có thể dựa vào đó để thực hiện
những thay đổi cần thiết trong xã hội
Trong số những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật
“Lượng - Chất” nổi bật với vai trò quan trọng trong việc chỉ ra cách thức vận động
và phát triển của sự vật Quy luật này khẳng định rằng sự thay đổi về lượng có thể dẫn đến sự thay đổi về chất Hiểu rõ quy luật này là rất cần thiết trong việc phân tích và đánh giá các hiện tượng xung quanh Nếu không nắm vững quy luật, con người dễ mắc phải những sai lầm tư tưởng: tả khuynh (phủ nhận quá trình tích lũy lượng và mong muốn thay đổi chất ngay lập tức) hoặc hữu khuynh (dù chất đã thay đổi vượt giới hạn nhưng không dám thực hiện sự thay đổi cần thiết)
Nhận thức chính xác về quy luật “Lượng - Chất” không chỉ giúp con người
có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy Đặc biệt, với sinh viên – những người đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách và tri thức – việc áp dụng quy luật này vào học tập sẽ giúp họ phát triển tư duy phản biện, khả năng phân tích và sáng tạo Từ đó, sinh viên có thể hoàn thiện bản thân một cách toàn diện hơn
Trang 4NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác
Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật Đó là những cái vốn có của
sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác
Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản
Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác Sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo từng mối quan hệ Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu
Trang 5tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau
Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất Chất và sự vật không tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này không hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật
Ví dụ: Muối (NaCl) là một hợp chất hóa học có chất riêng biệt nhờ vào cấu
trúc hóa học và các thuộc tính của nó Chất của muối được thể hiện qua những thuộc tính cơ bản như vị mặn, khả năng hòa tan trong nước và khả năng tạo thành dung dịch điện ly Vị mặn của muối là thuộc tính cơ bản giúp phân biệt nó với các chất khác, trong khi khả năng hòa tan trong nước cho phép muối tham gia vào nhiều phản ứng hóa học quan trọng Khi muối hòa tan trong nước, nó phân tách thành các ion natri (Na ) và ion clorua (Cl ), tạo ra dung dịch điện ly có khả ⁺) và ion clorua (Cl⁻), tạo ra dung dịch điện ly có khả ⁻), tạo ra dung dịch điện ly có khả năng dẫn điện tốt.
1.2 Khái niệm về lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…
“ Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những
sự vật có vô vàn lượng mới tồn tại ”
- Engels[2]
Trang 6Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây hay một phân
tử nước bao gồm hai nguyên tử hydrô liên kết với một nguyên tử oxy,… bên cạnh
đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình
độ nhận thức tri của một người ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân, trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hoá
Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật) Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật
* Biểu hiện của lượng
Các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt
* Đặc điểm của lượng
-Lượng mang tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định Trong sự vật hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quyết định bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo
- Lượng có thể được xác định bằng các đơn vị đo lường cụ thể hoặc có thể nhận thức bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa.Trong thực tế lượng của
sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây hay một phân tử nước bao gồm hai
nguyên tử hidro liên kết với một nguyên tử oxy,… bên cạnh đó có những lượng
Trang 7chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức tri của một người ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân, trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con
đường trừu tượng và khái quát hoá
- Lượng thường xuyên biến đổi:Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số
lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố
quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật)
Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không
ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự
vật , đó là mặt không ổn định của sự vật
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một qua trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy Hai phương diện đó điều tồn tại khách quan Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng của
sự vật, hiện tượng chỉ mang tính tương đối Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng Chẳng hạn , số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về
lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Lượng được xác định một cách cụ thể, đếm được: Một đất nước có
90 triệu dân, một chai nước chứa 500ml nước, một mảnh đất có diện tích 500 m² hoặc 0,05 hecta, nhiệt độ trong phòng là 22°C hoặc 72°F, chiếc xe chạy với tốc độ
60 km/h hoặc 16,67 m/s…
Lượng biểu thị dưới dạng trừu tượng hóa: Mức độ hài lòng của khách hàng
với sản phẩm này rất cao, trình độ phát triển công nghệ của Việt Nam đang ở mức tiên tiến, tình trạng sức khỏe của cộng đồng đang cải thiện, chất lượng giáo dục tại trường Đại học ngoại ngữ Đà Nẵng được đánh giá là tốt…
1.3 Khái niệm về độ
Trang 8Độ là khái niệm chỉ giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng vẫn chưa dẫn đến sự thay đổi về chất Tức là sự vật, hiện tượng vẫn là nó chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác
Ví dụ: Nước tồn tại trong ba trạng thái: lỏng, rắn (nước đá) và khí (hơi
nước) Giới hạn nhiệt độ mà nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng là từ 0°C đến 100°C (ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn) Trong khoảng nhiệt độ này, nước vẫn giữ nguyên bản chất của nó là H O ₂O.
Cụ thể, khi nhiệt độ của nước tăng từ 0°C lên 100°C, sự thay đổi này chỉ là
sự thay đổi về lượng (nhiệt độ) mà không làm thay đổi chất của nước Khi nước đạt đến 0°C, nó sẽ chuyển sang trạng thái rắn (nước đá), và khi đạt đến 100°C, nó
sẽ chuyển thành hơi nước Do đó, giới hạn từ 0°C đến 100°C chính là “độ” của nước xét về mặt nhiệt độ.
Sự thống nhất giữa trạng thái lỏng và nhiệt độ trong khoảng này là “độ tồn tại” của nước ở trạng thái lỏng Điều này cho thấy rằng mặc dù nhiệt độ có thể thay đổi, nhưng trong khoảng giới hạn đó, nước vẫn giữ nguyên bản chất của nó
mà không chuyển hóa thành một dạng khác.
1.4 Khái niệm về điểm nút
Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đã đạt tới chỗ phá
vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó đang xảy ra bước nhảy, tập hợp những điểm gọi là đường nút
Ví dụ: Khi một doanh nghiệp mới thành lập, nó có thể hoạt động với quy
mô nhỏ và chưa có nhiều khách hàng Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển và tích lũy kinh nghiệm, nếu doanh nghiệp đạt được một số lượng khách hàng nhất định hoặc doanh thu đủ lớn, nó có thể quyết định mở rộng quy mô hoạt động hoặc thay đổi mô hình kinh doanh Điểm nút ở đây là thời điểm mà doanh thu hoặc khách hàng đạt đến mức đủ để doanh nghiệp chuyển mình từ quy mô nhỏ sang quy
mô lớn hơn.
1.5 Khái niệm bước nhảy
Trang 9Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước nhảy Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất sự vật này sang chất của sự vật khác
Các hình thức của các bước nhảy ta có thể phân loại như sau:
Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần: Sự phân chia này dựa vào thời
gian và tính chất của sự thay đổi về chất Những bước nhảy gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản cấu thành
nó Những bước nhảy dần dần xuất hiện khi quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần, lâu dài những nhân tố của chất mới và mất đi dần những nhân tốc của chất cũ
Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ: Dựa vào tính quy mô và nhịp điệu
của bước nhảy để phân chia Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy thay đổi về chất của toàn bộ các sự vật, hiện tượng Còn bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi một số mặt, bộ phận… cấu thành sự vật
Ví dụ: 1 Bước nhảy đột biến ( Phản ứng hạt nhân)
Khi khối lượng uranium-235 (U-235) đạt đến một mức nhất định, nó sẽ xảy
ra phản ứng phân hạch, dẫn đến một vụ nổ hạt nhân Đây là một bước nhảy đột biến vì sự thay đổi về chất diễn ra rất nhanh chóng và làm thay đổi toàn bộ cấu trúc của vật chất Chất cũ (U-235) mất đi và chất mới (năng lượng và các sản phẩm phụ của phản ứng) ra đời ngay lập tức.
2 Bước nhảy dần dần (Quá trình tiến hóa từ vượn thành người)
Quá trình tiến hóa của loài người từ tổ tiên chung với loài vượn diễn ra trong hàng triệu năm Đây là một bước nhảy dần dần, trong đó sự thay đổi về chất diễn ra thông qua việc tích lũy dần dần các yếu tố mới (như khả năng đi thẳng, phát triển não bộ) và mất đi những yếu tố cũ (như lông phủ cơ thể) Sự chuyển đổi này không xảy ra ngay lập tức mà diễn ra qua nhiều thế hệ.
3 Bước nhảy toàn bộ (Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam)
Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu một bước nhảy toàn bộ trong lịch sử Việt Nam, khi toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế bị thay đổi Chất cũ
Trang 10(chế độ thực dân phong kiến) mất đi và chất mới (nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ra đời, ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội.
4 Bước nhảy cục bộ (Cải cách giáo dục)
Trong quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam, có thể thấy những thay đổi
cụ thể trong từng mặt như chương trình học, phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất Những thay đổi này là bước nhảy cục bộ, vì chúng chỉ làm thay đổi một số mặt nhất định trong hệ thống giáo dục mà không làm thay đổi toàn bộ cấu trúc xã hội.
2 Nội dung Quy luật “ Lượng – Chất”
2.1 Chất và lượng quy định lẫn nhau
“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”— Ph.Ăng-ghen Chất và lượng của sự vật chính là hai mặt của cùng một sự vật, hiện tượng, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau Tính quy định lẫn nhau ấy thể hiện ở chỗ tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng sẽ có một loại chất tương ứng và ngược lại Chất và lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau khi một chất mới ra đời sẽ xuất hiện một lượng mới tương ứng “ Chất nào – Lượng ấy” và “ Lượng nào – Chất ấy”
Quy luật lượng – chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật
cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin, chỉ cách thức của
sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo
Ví dụ: Sự hình thành của carbon dioxide (CO ) từ sự đốt cháy carbon (C) ₂O trong không khí.
Khi carbon được đốt cháy, nó phản ứng với oxy (O ) trong không khí ₂O Tương ứng với một lượng carbon nhất định, sẽ có một lượng oxy tương ứng cần