1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của quy luật lượng chất tại sao trong nhận thức và thực tiễn chúng ta không được nôn nóng

14 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 499 KB

Nội dung

Lời Mở Đầu Quy luật “sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, thể hiện một cách khái quát nhất quá trì

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

-[0$ -

UEH

UNIVERSITY

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Hình thức: Tiểu luận không thuyết trình

Đề tài:Phân tích cơ sở lý luận và những yêu cầu phương

pháp luận của Quy luật Lượng - Chất Tại sao trong

nhận thức và thực tiễn, chúng ta không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nhưng đồng thời phải biết mạnh dạn

chớp thời cơ để thực hiện bước nhảy về chất?

Giảng viên phụ trách : Đỗ Kiên Trung

Họ và tên : Nguyễn Anh Thy

Mã học phần :

22C9PHI51002302

Lớp : MROO1 - MARKETING é

Trang 2

MSSV:

31221570162

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2022

Trang 3

Mục Lục

MỞ ĐÂÂU L0 TS TT TH HH HT HH nà HH HH th NỘI DUNG

PHÂÂN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT

1.1- Vai trò quy luật lượng

PHẦN II: TẢ KHUYNH, HỮU KHUYNH:

2.1- Tả khuynh ?

2.2- Hữu khuynh ?

PHAN III: LIEN HE THUC TIEN:

3.1- Liên hệ quy luật lượng chat trong hoc

TẬP co con mm nh nu mm ng mg

3.3- Liên hệ quy luật lượng chất trong công cuộc dổi mới của nước ta hiện nay

KẾT

Trang 4

Lời Mở Đầu Quy luật “sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, thể hiện một cách khái quát nhất quá trình vận động, phát triển của sự vật Hiện tượng Tồn tại của sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của hai tồn tại Chất - chất là phương thức phát triển chung của mọi sự vật, tức là sự vật hiện tượng tích lũy về lượng và biến đổi về chất Học sinh là một quá trình phát triển không ngừng, ban đầu là từ sự tích lũy về lượng đến sự phát triển ở trình độ cao hơn về chất Em nhận thấy cần phải nắm vững các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chất và lượng, từ đó hiểu

rõ mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Có thể áp dụng để giải các bài toán thực tế đặt ra Là sinh viên năm nhất bước vào đại học, tôi vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, cố gắng tìm cho mình một

phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp với môi trường thay đổi và hoàn toàn khác so với thời cấp 3 Tôi chọn đề tài này nhằm giúp sinh viên và bản

thân tôi hiểu rõ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc

biệt là quy luật lượng - chất để gắn với thực tiễn và bản thân

Phương pháp học tập hiệu quả, tiếp thu kinh nghiệm, nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong trường

Đề tài giải quyết các nội dung sau: phân tích và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của các quy luật định lượng và định tính, xây dựng mối liên hệ thực tiễn và bản thân để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học

Đối tượng nghiên cứu là quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về

lượng thành sự thay đổi về chất và phạm vi nghiên cứu là sinh viên các trường đại học

Ý nghĩa lí luận: giúp hiểu rõ hơn các quy luật chuyển hoá do sự biến đổi về lượng gây ra Ý nghĩa lý luận : Giúp hiểu rõ hơn về QUY luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Ý

Trang 5

nghĩa thực tiễn: Vận dụng quy luật lượng chất vào việc nâng cao chất lượng họctập của sinh viên hiện nay

NỘI DUNG Phần I: Cơ Sở Lý Luận Của Lượng Chất:

Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và

ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển

1.1- Vai trò quy luật lượng chất:

- Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

-Vạch ra cách thức của các quá trình vận động, phát triển trong

tự nhiên, xã hội và tư duy

1.2- Nội dung quy luật lượng chất

Quy luật lượng chất chính là quy luật cơ bản, nó được xảy ra trong quá trình vận động, quá trình phát triên của tự nhiên và xã hội, của tư duy Khi lượng

thay đổi thì sẽ dẫn đến các sự thay đổi chất của những sự vật, của hiện tượng và ngược lại Đây chính là quy luật tự nhiên, tất yếu và khách quan, được phổ biến

của các sự vật, hiện tượng

1.2.1- lượng:

Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và

Trang 6

phát triển Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật và nó quyết định đó

là sự vật Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con

người Lượng của sự vật có thể dài hay ngắn, lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, cao

hay thấp, nhanh hay chậm “Vô lượng mà có lượng, vạn vật thì vô lượng” trên thực tế , số lượng của một thứ gì đó thường được xác định bằng một đơn vị đo lường cụ thể, chẳng hạn như tốc độ ánh sáng ở tốc độ 300.000 km/giây hoặc một phân tử nước bao bọc trong nước Gồm hai nguyên tử hydro liên kết với một nguyên tử oxy, Ngoài ra , có những đại lượng chỉ có thể biểu hiện bằng những thuật ngữ trừu tượng, chung chung như trình độ nhận thức của con người, tinh thần trách nhiệm của công dân, Trong trường hợp này, chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hoá Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của

sự vật)

Lưu ý: Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, trong mối

quan hệ này là lượng nhưng trong mối quan hệ khác lại là chất

Ví dụ: Trong mối quan hệ giữa người sinh viên năm thứ nhất với

người học sinh năm thứ hai là nói đến chất của sinh viên năm thứ

nhất với năm thứ hai Trong mối quan hệ với cả khoá học thì năm

thứ nhất với năm thứ hai lại là lượng

1.2.2- Chất:

Chất là khái niệm dùng để chỉ những quy định khách quan bên trong của sự vật, hiện tượng; nó là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu

tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng trở thành bản chất của nó chứ không phải là sự vật, hiện tượng khác (đối với sự vật, hiện tượng có quan hệ hiện tượng trả lời cho câu hỏi về hiện tượng) nó là gì? và giúp phân biệt nó với các hiện tượng khác) Đặc trưng cơ bản của vật chất

là thể hiện tính ổn định tương đối của các sự vật, hiện tượng, tức là khi nó không chuyển hoá thành các sự vật, hiện tượng khác thì bản chất của nó không thay đổi Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có bản chất riêng Vì vậy, mỗi

sự vật, hiện tượng không chỉ có một loại chất mà có nhiều loại chất Vật chất có quan hệ mật thiết với sự vật, không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan, sự vật không có thực thể thì không thể tồn tại và không thể có thực thể bên ngoài sự vật Chất lượng của một cái gì đó không chỉ được xác định bởi chất lượng của các yếu tố cấu thành nó, mà còn bởi cách chúng liên hệ với nhaugiữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác Ví dụ: kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố các bon tạo nên nhưng do phương thức liên

Trang 7

kết giữa các nguyên tử các bon là khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau.Kim cương rất cứng, còn than chì lại mềm

1.2.3- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

* Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng Khi sự vật vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật Lượng của sự vật có thể

thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của

sự vật đó Giới hạn đó chính là “độ”

+ Độ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng

và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn

bản về chất của sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác

Ví dụ: - quá trình học tập của sinh viên đại học 4 năm từ 2021-2025, 2025- 2029, Thì các đoạn thời gian này chính là độ Trong khoảng độ,

lượng kiến thức không ngừng tăng lên tuy nhiên vẫn chưa thể biến đổi chất

sinh viên thành một cử nhân đã tốt nghiệp

- độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 73 tuổi vậy khoảng thời

gian từ 0 đến 73 năm là độ của con người về mặt tuổi Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất Giới hạn đó chính là điểm nút

+ Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó

sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật

Ví dụ : Các giới hạn 0 tuổi (khi sinh ra), 73 tuổi; các kỳ thi, các kỳ

kiểm tra chính là các điểm nút

+ Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất

của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một

giai đoạn phát triển mới

Ví dụ: từ học sinh tiểu học thực hiện bước nhảy thành học sinh trung học; từ cử nhân thực hiện bước nhảy lên thạc sĩ

Có 4 hình thức bước nhảy:

+Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật

+Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời

gian dài

+Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật

+Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số

bộ phận của sự vật

Ví dụ: cho quá trình biến đổi lượng thành chất trong học tập của sinh viên:

Trang 8

Quá trình học tập của sinh viên là một quá trình dài, cần nhiều sự cố gắng,

nỗ lực và thể hiện một cách cụ thể, khái quát nhất mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng [Quá trình đó luôn có sự vận động, biến đổi mang tính quy luật.]Trong quá trình học tập dài 4 năm của sinh viên đại học, lượng không ngừng tăng lên, đó là kiến thức Nó không chỉ bao gồm những kiến thức cơ bản trong giáo trình, sách vở mà còn là những kĩ năng mềm bên ngoài như cách sử dụng từ ngữ, ứng xử, xử lý thông tin, phân tích và giải quyết các tình huống trong xã hội Nhờ thế mà trình độ nhận thức của sinh viên cũng được thay đổi, tầm tri thức của sinh viên được nâng cao và cải

thiện hơn Tuy nhiên quá trình đó chưa đủ để làm nên thay đổi chất của

sinh viên, nên quá trình đó chính là “độ” Sinh viên phải vượt qua những điểm nút, là những kì thi,đặc biệt là

kì thi kết thúc học phần để nhận bằng tốt nghiệp Khi đạt được tấm bằng trong tay, khi đó sinh viên đã thực hiện một “bước nhảy” quan trọng của cuộc đời, từ sinh viên đại học trở thành cử nhân đã tốt nghiệp

*Sự thay đổi về chất tác động trở lại sự thay đổi về lượng:

Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Sau khi đã tốt nghiệp đại học sinh viên học lên thạc sĩ, khi đó lượng kiến thức, kĩ năng cần học cũng nhiều hơn, cần nhiều thời gian tự nghiên

cứu, tìm tòi để thu nạp được nhiều hiểu biết hơn

- Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần về lượng tới điểm

nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy Chất mới ra đời sẽ

tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy

1.3- Ý nghĩa phương pháp luận quy luật lượng chất:

Bất cứ sự vật nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau, vì vậy cần coi trọng

và tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật

Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dân dần số lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy

để chuyển đổi chất Đây là quá trình vận động và phát triển của sự vật Do

đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải biết

từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật Phương

pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục

Trang 9

Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy,

phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về

chất Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh”

Trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn các điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể và quan hệ cụ thể

Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật Do đó, trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó

PHẦN II: TẢ KHUYNH, HỮU KHUYNH:

2.1- Tả khuynh:

Có thể hiểu là tư tưởng chủ quan nống vội, muốn sớm có sự thay đổi

về chất nhưng lại không tính đến việc tích lũy về lượng

Ví dụ: Khi hai người có cảm tình với nhau và đang tìm hiểu nhau thì nên tìm hiểu và tiến đến từ từ, không nên “đốt cháy giai đoạn”, dồn đập, nếu vội vã thường sẽ không có kết quả và sẽ không thành công

2.2- Hữu khuynh:

Có thể hiểu là sự bảo thủ, trí tuệ, không dám thực hiện “bước nhảy” (sự thay đổi về chất) khi đã có sự tính lũy đủ về lượng

Ví dụ: Khi hai người yêu nhau và tìm hiểu nhau lâu dài, cảm thấy đối phương hợp tính, hiểu nhau nhưng không tiến tới kết hôn

PHAN III: LIEN HE THUC TIEN:

3.1- Liên hệ quy luật lượng chất trong học tập:

So với học ở bậc trung học, lượng kiến thức ở bậc đại học đã tăng lên

đáng kể Lấy ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông, một môn học sẽ kéo dài một năm nên lượng kiến thức được phân bổ đều và học sinh sẽ dễ dàng

tiếp thu hơn, còn đối với đại học, một môn học chỉ kéo dài khoảng từ 2 đến

3 tháng Rõ ràng, lượng kiến thức tăng lên đáng kể sẽ mang đến những khó khăn cho tân sinh viên cho việc tiếp thu đầy đủ kiến thức Vì vậy, học sinh cần học tập tích cực và chuẩn bị tỉnh thần để thích ứng với sự thay đổi này Ngoài ra, không chỉ khác nhau về lượng kiến thức, giữa các trường đại học

và trung học phổ thông cũng có sự khác biệt về cách tiếp cận kiến thức

Trang 10

Học sinh cấp 3 chủ yếu hoạt động học tập trên lớp, còn sinh viên đại học thì

có nhiều cách tiếp cận khác nhau như thực hành ở phòng thí nghiệm, đi thực tập, kiến tập ở các công ty, Có thể nói, đây vừa là cơ hội vừa là

thách thức đối với các bạn tân sinh viên Đó cũng là lý do tại sao sinh viên cần phải thay đổi lối sống mới để thích nghi với hơn cảnh hiện tại, thay đổi phương thức học tập để tiếp thu khối lượng lớn kiến thức ở bậc đại học, cũng như để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mà trường đại học đưa ra để

có một kết quả học tập tốt nhất

*Quy luật lượng - chất trong cách tích lũy kiến thức:

Để có thể có được kết quả tốt ở các môn học, sinh viên cần phải biết

tích lũy về Lượng - kiến thức, để thường xuyên có những biến đổi về chất -

kết quả học tập Để làm được điều đó, sinh viên cần phải học tập cũng như

ôn tập lại các bài học đã học đều đặn mỗi ngày để tránh quên kiến thức Bên cạnh đó, vì quá trình học tập ở đại học thường kéo dài đến 4 năm nên

lượng kiến thức mà các sinh viên cần tiếp thu rất là lớn Do đó, để có thể

tốt nghiệp đại học với kết quả cao cũng như có chuyên môn tốt để làm việc, sinh viên cần phải học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức qua sự hướng dẫn của thầy cô, cũng như tích lũy kinh nghiệm làm việc và

bổ sung năng lực thực hành qua các lần thực tập

*Quy luật lượng - chất trong ý thức học tập:

Trong môi trường đại học, tất cả các môn học luôn đòi hỏi sinh viên phải có chuyên môn cao hơn cũng như lượng kiến thức nhiều hơn so với bậc trung học phổ thông Vì vậy sinh viên cần phải xác định được mục tiêu học tập của chính bản thân, có như vậy mới xây dựng được phong cách và phương pháp học tập, rèn luyện một cách hợp lý Từ đó, mỗi sinh viên đều xác định được một hướng đi cá thể, có mục đích, ý thức đúng đắn, đó cũng

là nhân tố quan trọng nhất để có thể đạt được kết quả cao trong quá trình học tập và nghiên cứu Bên cạnh đó, có được một phương pháp học tập hợp

lý giúp sinh viên tránh được tư tưởng chủ quan, tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập và rèn luyện

Ngoài ra, sinh viên cũng cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt như phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc và khoa học, Cứ như vậy, thói quen tích lũy dần sẽ góp phần định hình tính cách, giúp chúng ta giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống

*Quy luật lượng - chất trong phương pháp học tập:

Trong quá trình học tập, sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu kiến

thức môn học sắp được học bằng cách đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có

liên quan, ôn lại các kiến thức cũ ở bài trước, .Với sự chuẩn bị này, sinh

Ngày đăng: 12/08/2024, 13:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w