1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy luật lượng chất nội dung và bài học đối với sinh viên trường đại học sư phạm tp hồ chí minh trong học tập và định hướng nghề nghiệp giai đoạn hiện nay

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

của nhận thức khoa học,và thực tiễn cách mạng .Trong những quy luật của phép biện chứng duy vật,quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất ,và ngượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NHÓM: 5

TRIẾT H C MÁC - LÊNINỌBÀI BÁO CÁO GI A KÌỮ

ĐỀ TÀI: Quy luật lượng - chất - nội dung và bài học đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh trong học tập và định hướng nghề nghiệp giai đoạn hiện nay.

Trang 2

ĐỀ TÀI: Quy luật lượng - chất - nội dung và bài học đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh trong học tập và định hướng nghề nghiệp giai đoạn hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Trần Minh Hải Lớp : 49.01.GDTH.C Nhóm : 5

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊNNHÓM 5

GIA1Đào Ngọc Kim Liên

(Nhóm trưởng)49.01.902.066Nội dung100%

2Phan Bảo Khang49.01.901.101Soạn word mẫu báo cáo100%

3Võ Ngọc Thắng49.01.901.239Thuyết trình100%

4Phan Hoàng Thảo Quyên49.01.902.127Nội dung100%

5Dương Lê Trà My49.01.901.131Nội dung100%

6Trương Thị Thúy Nga49.01.902.085Nội dung100%

7Nguyễn Mai Anh49.01.902.004Thuyết trình100%

8Nguyễn Thị Mẫu49.01.902.078Nội dung100%

9Phạm Hoàng Tú Ngân49.01.902.090Thiết kế (Canva)100%

10Lưu Thị Diệu49.01.902.021Nội dung100%

11Nguyễn Ngọc Cẩm Giang49.01.902.034Thiết kế (Canva)100%

12Ong Mỹ Kim49.01.901.106Nội dung100%

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đến với học phần triết học ,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám

hiệu Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh ,quý thầy cô trong nhà

trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em và các bạn, hoàn thành học phần trong điều kiện sớm nhất

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Nguyễn Trần Minh Hải

đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tụi em một cách nhiệt tình, trong quá trình học tập và tìm hiểu, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm kiến thức để có tầm nhìn sâu sắc về cuộc sống và giúp chúng em tìm hiểu sâu sắc hơn về môn triết học

Kính chúc thầy và nhà trường thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên conđường sự nghiệp giáo dục.

Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

2.1 Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại

Trang 7

của nhận thức khoa học,và thực tiễn cách mạng Trong những quy luật của phép biện chứng duy vật,quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất ,và ngược lại là một vấn đề cơ bản phổ biến về phương thức chung của quá trình vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên xã hội trong tư duy của con người.

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, đổi mới về giáo dục là một trong những yêu cầu cấp thiết được đặt lên hàng đầu Không chỉ đổi mới về quy mô chất lượng guảng dậy mà bản thân người học cũng phải chủ động làm mới mình để đáp ứng với yêu cầu học tập trong thời đại mới Việc nhận thức đúng đắn khái niệm vềquy luật lượng- chất là một nền tảng lý luận làm cơ sở để con người vận dụng vào việcgiải quyết các tình huống về tự nhiên xã hội hoặc tư duy nhằm lý giải được sự vận động và phát triển của mọi vật hiện tượng để có những phương pháp và cách thức giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống , cụ thể ở đây là vận dụng quy luật này vào quá trình học tập của sinh viên Từ đó tôi đã quyết định chọn đề

tài Nội dung quy luật lượng chất và bài học đối với sinh viên của trường đại học

SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trong học tập và định hướng hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Với bài của chúng em em muốm làm rõ nội dung và các phía cạnh khác của quy luật lương – chất để từ đó rút ra được phương pháp luận giải quyết các vấn đề liênquan đến học tập của sinh viên

3.Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để thực hiện mục đích nêu trên đề tài sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:+ Tìm hiểu cơ sở lý thuyết: quy luật lượng và chất

+ Vận dụng quy luật lượng chất đối vơi sinh viên của trường đại học sư phạm TP HỒ CHÍ MINH trong học tập và định hướng hiện nay.

PHẦN II NỘI DUNG1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT: QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT

Trang 8

1.1 Nội dung quy luật lượng – chất

Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng Từ mối liên hệ giữa chất và lượng, hình thành quy luật lượng – chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Đây cũng là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin.Quy luật phát biểu rằng: “Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và

lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫntới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng”.

Quy luật cho ta thấy sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng qua sự thay đổi

về lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật vàđưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo Theo Ph.Ăng-ghen, ông đã khái quát quy luật này như sau: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.

1.2 Phân tích quy luật lượng – chất1.2.1 Phạm trù “chất”

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác Mỗi sự vật có rất nhiều chất Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách

Trang 9

rời nhau và trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật.

Mỗi sự vật, hiện tượng đều được tạo ra từ những chất vốn có làm nên sự khác biệt giữa chúng với những sự vật, hiện tượng khác Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật, Những thuộc tính này có thể đã gắn liền với sự vật từ khi sinh ra hoặc hình thành trong quá trình phát triển của sự vật Vì vậy, muốn nhận thức đúng đắn về những thuộc tính của sự vật, chúng ta phải thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với bản thân chúng ta hoặc thông qua quan hệ, mối liên hệ qua lại của nó với các sự vật khác Nếu nhận thức càng nhiều mối quan hệ của sự vật này với các sự vật khác ta sẽ hiểu ngày càng đầy đủ về chất của sự vật đó Tổng hợp các thuộc tính của sự vật làm nên chất của sự vật đó.

Thuộc tính ở đây có thể hiểu là “tính chất”, như tính dẫn điện, tính co giãn, tính

chua, tính ngọt… Thuộc tính của sự vật gồm thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ

bản Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật và chỉ có thuộc tính cơ bản mới tổng hợp được thành chất mà thôi, chính chúng quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Ngoài ra, chất không chỉ được quy định bởi thuộc tính mà còn được quy định bởi kết cấu và liên kết giữa chúng.

 Ví d]: Nguyên tố Crom có nguyên tk khối là 52 g/mol, nóng

chảy ở nhiệt độ 1890, khối lượng riêng là 7,2 g/cm3, Những thuộc tính này là tính chất riêng của Crom để phân biệt Crom với các kim loại khác.

Trang 10

Mỗi sự vật đều có giới hạn tồn tại của mình Khi xem xét sự vật trong tính xác định về chất của nó, ta thường so sánh sự vật đó với các sự vật khác Sự so sánh này giúp ta hình thành về giới hạn tồn tại của sự vật, vượt qua giới hạn của mình, sự vật không còn là nó mà trở thành một cái gì đó khác Điều đó có nghĩa, chất của sự vật đồng nghĩa với tính có hạn của nó.

1.2.2 Phạm trù “lượng”

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật Lượng của sựvật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm, Trong thực tế, lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể, ví dụ: mét, giây, kilogram, Bên cạnh đó, có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát, vídụ: trình độ dân trí, ý thức pháp luật,…

 Ví d]: Trong mỗi phân tk nước H2O, lượng chính là số lượng

nguyên tk cấu tạo nên nó, nghĩa là mỗi phân tk H2O bao gồm 2 nguyên tk Hydro và 1 nguyên tk Oxy Cũng như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan Trong sự tồntại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó, sự vật cũng có vô vàn lượng.

Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời và quy định lẫn nhau Một chất nhất định của sự vật có lượng tương ứng với nó Sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc vào từng mối liên hệ cụ thể Theo Ph

Trang 11

Ăngghen: “Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơnnữa những sự vật có vô vàn lượng mới tồn tại”.

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng – chất

Chất và lượng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng và chúng cho biết được phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Chúng ta cần nhận định rằng: “Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn có sự thống nhất giữa hai mặt đó là chất và lượng” Chúng luôn song hành trong một sự vật hiện tượng nào đó.

Nội dung của quy luật lượng – chất đã được được vạch ra một cách cụ thể thông qua việc tìm hiểu và làm ru các khái niệm phạm trù có liên quan:

“Chất” dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác Đặc điểm của “chất” là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượngkhác thì nó vẫn chưa có sự thay đổi Mỗi sự vật và hiện tượng đều cóquá trình vận động và phát triển riêng và phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có một chất riêng cho từng giai đoạn ấy Như vậy, ta có thể thấy một sự vât, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất.

Đặc điểm cơ bản của “lượng” là thể hiện tính khách quan vì “lượng” là một dạng biểu hiện của vật chất, đặc biệt, nó chiếm một vị trí quan trọng trong không gian và thời gian nhất định Mỗi sự vật, hiện tượng sẽ có nhiều lượng khác nhau, “lượng” có thể thể hiện bêntrong hoặc bên ngoài Sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng cũng phức tạp Nhưng trong một số trường hợp lượng không thể

Trang 12

được thể hiện bằng số liệu một cách cụ thể được mà chỉ có thể thể hiện qua trừu tượng hóa

Sự phân biệt giữa lượng và chất có một ý nghĩa tương đối, tùy vào sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng mà xác định đâu là lượng, đâu là chất Có thể là lượng trong mối quan hệ này, nhưng lại là chất trong mối quan hệ khác Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành nên các quy luật, mỗi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau: “Lượng đổi dẫn đến chất đổi” Ở quy luật này lượng là yếu tố động (luôn luôn thay đổi), nó có thể tăng lên hoặc giảm xuống Lượng biến đổi một cách có quy luật, nó biến đổi dần dần và tuần tự, các biến đổi này có xu hướng tích lũy để đạt tới điểm nút Tại điểm nút, sẽ xảy ra sự nhảy vọt đồng nghĩa với việc biến đổi về chất, cái cũ mất đi, cái mới ra đời và thay thế cho nó.

“Ngược lại, chất đổi cũng làm cho lượng đổi” Khác với lượng, chất là yếu tố mang tính ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ thì chất chưa có biến đổi căn bản Khi chất thay đổi đồng nghĩa với việc có sự nhảy vọt tại điểm nút Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản và toàn diện Qua đó, chất cũ (sự vật cũ) mất đi chuyển hóa thành chất mới (sự vật mới) ra đời Chất đổi sinh ra sự vật mới, mang lượng mới và chúng tiếp tục biến đổi một cách tuần tự.

1.3.1 “Độ”

“Độ” là khái niệm dùng để chỉ giới hạn tồn tại của sự vật và hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay

Trang 13

đổi về chất; sự vật, hiện tượng đó vẫn là nó và chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.

1.3.2 “Điểm nút”

“Điểm nút” là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất có thể phá vỡ độ cũ, làm cho sự vật hiện tượng thay đổi và chuyển hóa thành chất mới, thời điểm mà tại đó xảy ra bước nhảy được gọi là điểm nút Độ được giới hạn bởi điểm nút và sự tích lũy về lượng đạt tới điểm nút dẫn đến sinh ra chất mới Chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới.

1.3.3 “Bước nhảy”

“Bước nhảy” là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa căn bản về chất của sự vật và hiện tượng do lượng đổi gây ra Nó kếtthúc sự thay đổi về lượng và là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng Sự vật, hiện tượng mới ra đời là do bước nhảy được thực hiện Chất mới ra đời, lượng mới lại biến đổi, lượng mới sẽ tích lũy đủ để đạt tới điểm nút mới, tại đây có bước nhảy mới Cứ như thế quá trình này diễn ra một cách tuần tự và kéo dài Tùy vào sự vật, hiện tường, mâu thuẫn giữa chúng và điều kiện tồn tại khác nhau mà có nhiều hình thức bước nhảy khác nhau:

Thứ nhất, là căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có “bước nhảy toàn bộ” và “bước nhảy cục bộ” “Bước nhảy toàn bộ” là bước nhảy mà nó làm cho tất cả các mặt, các bộ phận và yếu tố của sự vật và hiện tượng thay đổi Trong khi đó, “bước nhảy cục bộ” chỉ làm thay đổi một số mặt, yếu tố và bộ phận nào đó của sự vật, hiện tượng Sự phân biệt giữa bước nhảy toàn bộ và cục bộ chỉ mang ý

Trang 14

nghĩa tương đối vì cả hai đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng.

Thứ hai, căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và trên cơ chế của sự thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng mà bước nhảy được chia ra làm “bước nhảy tức thời” và “bước nhảy dần dần”.“Bước nhảy tức thời” làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận và các mặt của sự vât, hiện tượng Trong khi đó “bước nhảy dần dần” là quá trình diễn ra theo sựtích lũy dần dần các yếu tố của chất mới, đồng thời loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, hình thức này biểu hiện quá trình biến đổi của sựvật, hiện tượng diễn ra chậm hơn.

 Ví d]: Từ 0 – 100oC, nước ở trạng thái lỏng Trong khoảng đó,

sự thống nhất giữa trạng thái nước lỏng với nhiệt độ C tương ứng là “độ” tồn tại của nước lỏng Nếu quá 100 độ C thì nước chuyển thành hơi nước hoặc nếu dưới 0 độ C nước sẽ ở thể rắn;Các mức nhiệt 0oC, 100oC là các “điểm nút” và trạng thái từ lỏng sang hơi nước là một “bước nhảy” Bước nhảy này xảy ra là do có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100oC.

Như vậy, tóm lại quy luật lượng – chất chỉ ra rằng quan hệ lượng – chất là quan hệ biện chứng Mọi sự vật hiện tượng là sự thống nhất giữa lượng và chất Những thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất và ngược lại Chất là mặt ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫnđến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy Chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn Quá trình tác động này diễn ra liên tục và tuần tự làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng biến đổi.

Trang 15

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận1.4.1 Ý nghĩa trong nhận thức

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào đều có hai mặt lượng và chất, luôn vận động và phát triển Vì vậy, mỗi cá nhân khi nhìn nhận một sự vật, hiện tượng đều phải xem xét cả hai mặt lượng – chất, qua đó có cái nhìn sâu sắc, đa chiều và phong phú hơn đối với những điều xung quanh chúng ta Và, bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy, ta có thể làm ru quy luật phát triển của từng sự vật, hiện tượn

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Muốn có sự biến đổi về chất cần kiên trì biến đổi về lượng Có hai khuynh hướng cần tránh sau: Một là, nôn nóng tả khuynh Nôn nóng tả khuynh được biểu hiện bởi một cá nhân không kiên trì và nỗ lực để thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất Hai là, bảo thủ hữu khuynh: lượng đã được tích lũy đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy để dẫn đến thay đổi về chất, nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần kiểm soát lượng trong giới hạn độ Bên cạnh đó, bước nhảy là giai đoạn hết sức đa chiều nên bước nhảy phải được thực hiện tỉ mỉ Khi đã tích lũy lượng tới mức điểm nút và thực hiện bước nhảy phù hợp với từng thời điểm thì khi đó sẽ thực hiện bước nhảy với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh hậu quả không đáng như không đạt được hậu quả về chất, dẫn đến phải thực hiện thay đổi về lượng lại từ đầu.

Từ quy luật lượng – chất, chúng ta hiểu rằng mọi sự vật, hiện tượng đều vận động và phát triển nhưng cần một quá trình và từ bênngoài tác động vào, để từ đó chúng ta biết cách bố trí thời gian, cố gắng kiên trì cho bất cứ một kế hoạch hợp lý nào đó đã được chính bản thân đặt mục tiêu

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w