Tỷ giá hối đoái là mộtphạm trù kinh tế tổng hợp, là một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả trong việc tácđộng đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, đồng thời là yếu tố cực kỳ qua
Trang 1BÀI TẬP NHÓM 6 MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu Bài học đối với Việt Nam.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Nhóm 6: 1 Trịnh Thị Lan Hương
2 Mai Lan Hương
3 Phan Thu Huyền
4 Phạm Duy Khánh
Lớp : CH 18G
Báo cáo tiểu luận
Trang 2đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn thế giới Thế nhưng, cũng chính trong thờigian này, nền kinh tế Trung Quốc nổi lên như một điểm sáng của nền kinh tế thế giới,hứa hẹn một “sức bật” lớn Để có được thành công đó, một trong những chính sáchhiệu quả đã được Trung Quốc áp dụng chính là chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp Những chính sách tỷ giá đó được đánh giá là có hiệu quả cao và có tầm ảnh hưởngtrên toàn thế giới.
Là nước láng giềng của Trung Quốc với khá nhiều điểm tương đồng về kinh tế, việcnghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu sắc các chính sách tỷ giá của Trung Quốctrong thời kỳ khủng hoảng là rất cần thiết để Việt Nam tìm ra chính sách tỷ giá phùhợp nhất đối với nền kinh tế
Cũng chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Chính sách tỷ giá
hối đoái của Trung Quốc trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu Bài học đối với Việt Nam”
Báo cáo tiểu luận
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
Không nằm ngoài mục đích tìm ra một chính sách tỷ giá thích hợp nhất đối với ViệtNam trong thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng, trong quá trình nghiên cứu đềtài, nhóm chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu tìm ra những kinh nghiệm làm nênthành công của chính sách tỷ giá của Trung Quốc cũng như những hạn chế của cácchính sách này để vận dụng vào Việt Nam một cách có hiệu quả nhất
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách tỷ giá mà Trung Quốc đã sử dụngtrong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cụ thể hơn là từnăm 2007 cho đến nay
Bài viết sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, thống kê mô tả, phân tích quynạp, so sánh chéo… để phân tích và nghiên cứu các hiện tượng kinh tế
- Chương III: Bài học đối với Việt Nam
Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, nhóm tôi đã cốgắng để hoàn thành bài viết Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian, thông tin, trình
độ lý luận nên trong quá trình viết không tránh khỏi những sai sót nhất định.Chúng tôi mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô, bạn bè để hoànthiện hơn trong việc học tập và nghiên cứu của mình
Báo cáo tiểu luận
Trang 4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY GIẢM KINH TẾ 1.1 Một số khái niệm về tỷ giá hối đoái
1.1 1 Tỷ giá hối đoái
Tỉ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữahai đồng tiền của hai nước khác nhau Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá củamột đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vịđồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nướckia Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là 16045 VND/USDhay giữa Yen Nhật và Dollar Mỹ là 116,729 JPY/USD hay giữa Dollar Mỹ vàEuro là 1,28262 USD/Euro
Đồng tiền để ở số lượng một đơn vị trong các tỷ lệ như những ví dụ trên gọi làđồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở Vì thế, khi cần thể hiện một cách nghiêmngặt và chính xác, người ta thường nói: "Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam vàDollar Mỹ trên thị trường ngoại hối định danh bằng Dollar Mỹ là 16015 Đồngbằng 1 Dollar" hoặc "Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trên thịtrường ngoại hối định danh bằng Đồng Việt Nam là 0,0000624 Dollar bằng 1Đồng"
1.1.2 Các loại tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái song song
Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoáithả nổi, và được gọi là tỷ giá thị trường Tỷ giá hối đoái cũng có thể được quy địnhbởi các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định Ở nhiều nước, cảthị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá hối đoái Tỷ giá hốiđoái khi đổi tại ngân hàng thương mại và quầy giao dịch ngoại hối phục vụ kháchhàng lẻ thường chênh lệch so với tỷ giá công bố có thể vì một trong hai lý do sau:(1) đã được tính gộp cả phí dịch vụ; (2) có hai tỷ giá đồng thời, một tỷ giá hối đoáichính thức (có thể do cơ quan hữu trách qui định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ
Báo cáo tiểu luận
Trang 5quan hữu trách quy định) và một tỷ giá không chính thức (còn gọi là tỷ giá hốiđoái song song hay tỷ giá chợ đen) do thị trường quyết định.
Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình quânliên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàngthương mại, và tỷ giá hạch toán Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tạimột số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàngthương mại có tính thêm phí dịch vụ Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinhdoanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷgiá hối đoái song song
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : là mức giá thị trường của một đồng tiền nàytính bằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định Tỷ giá hối đoái danhnghĩa không xét đến tương quan giá cả, tương quan lạm phát và các nhân tốkhác giữa hai nước
Tỷ giá hối đoái thực tế :là tỷ giá phản ánh sức mua tương quan của hai đồngtiền,phản ánh trong tỷ giá Tỷ giá hối đoái thực tế có xét đến tương quan giá
cả, tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước
Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:
Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nước ngoài / Giá nộiđịa = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát nước ngoài / Tỷ lệ lạm pháttrong nước
Tỷ giá hối đoái song phương và Tỷ giá hối đoái hiệu lực
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được gọi là tỷ giá hối đoái song phương
Tỷ giá hối đoái hiệu lực là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiềuđồng tiền khác cùng lúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàngthương mại lớn)
Tỷ giá này được tính dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷ giá songphương giữa đồng tiền X với từng đồng tiền kia Tỷ giá hối đoái hiệu lực cũng có
Báo cáo tiểu luận
Trang 61.1.3 Các chế độ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá cố định
Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một
kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trịcủa một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đogiá trị khác, như vàng chẳng hạn Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trịcủa đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối
đoái cố định gọi là đồng tiền cố định Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế
độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi
Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng củachính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổnđịnh kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷgiá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thếgiới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản
có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970 Gần đây, TrungQuốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái
cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước Đồng euro hiện nay cũng có thể đượcxem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia.Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mấtnhững thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng Đó là vì đồng tiềnkhông còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng Sự che đậy thông tin nào tạo
ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng tiền cố định
và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền củamình chứ không chịu để nó mất giá Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chínhchâu Á là một trường hợp như vậy
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ
trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối
Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.
Báo cáo tiểu luận
Trang 7Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷgiá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trườngngoại hối Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinhdoanh nước ngoài Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.
Thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả
nổi và cố định Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưngtrong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổnđịnh Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện cácbiện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn vàtốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực.Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cốđịnh Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng
chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường.
1.1.4 Vai trò của tỉ giá
Tỉ giá hối đoái có tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế vĩ mô, các cân đối
vĩ mô Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sáchtiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới Đồngtiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng vàphát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tếtrong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn.Trong thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính Nó cho phép sosánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau Giáhàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷgiá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước “Khi đồng tiền của một nước mất giá,người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và ngườidân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên Sự lên giá có hiệu quảngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, vàngười dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của nước ngoài” Chính vì điều
Báo cáo tiểu luận
Trang 8này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuấtkhẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước.
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố quantrọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tệ Khi lạmphát tăng, sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái củađồng ngoại tệ so với nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) vàngược lại
- Nếu giá đồng nội tệ giảm, đồng nghĩa với tỷ giá hối đoái cao sẽ kích thíchcác hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ,cải thiện cán cân thanh toán Kích thích tăng trưởng và việc làm, nhưngđồng thời cũng tạo nên áp lực làm gia tăng lạm phát Tỷ giá hối đoái cao sẽkhuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt động chuyển ngoại
tệ ra nước ngoài, kết quả là làm cho sức mua của đồng nội tệ tăng lên Tuynhiên nó sẽ làm giảm cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ, làm thâm hụt cán cânvãng lai; cũng có thể dẫn đến hậu quả giảm tăng trưởng
- Đồng nội tệ lên giá có thể làm giảm lạm phát BOP thặng dư, tăng dự trữ.Tuy nhiên khi đồng bản địa yếu, sẽ phải đối mặt với nguy cơ nợ nước ngoàităng do tỉ giá giữa đồng bản tệ so với đồng ngoại tệ tăng Giá trị tài sảnquốc gia giảm, nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn…
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như:
Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia
Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước
Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
Những dự đoán về tỷ giá hối đoái
Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế
Sự can thiệp của chính phủ
o Can thiệp vào thương mại quốc tế
o Can thiệp vào đầu tư quốc tế
Báo cáo tiểu luận
Trang 9o Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.
Các nhân tố khác như: khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công,thiên tai
1.2. Nhận định chung về tình hình khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh
tế toàn cầu
Khủng hoảng tài chính 2007-2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ
vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giáchứng khoán và mất giá tiền tệ với quy mô lớn xảy ra ở nhiều nước trên thế giới,
mà nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ở HoaKỳ
Sau những năm tăng trưởng cao, kinh tế thế giới năm 2008 và 2009 bướcvào suy thoái với sự đổ vỡ của nhiều nền kinh tế lớn Khởi nguồn là những bất ổntài chính và nhà đất của Hoa Kỳ, từ tháng 9/2008 đã chứng kiến hàng loạt cáccông ty lớn của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trên bờ vực phá sản Khủnghoảng kinh tế đã lan rộng trong năm 2008 và các nước đều phải chống chọi lại vớicơn bão suy thoái kinh tế Sự thất thường của giá cả, lạm phát và thất nghiệp diễn
ra trên phạm vi toàn cầu Cùng với Hoa Kỳ, các nền kinh tế lớn khác như NhậtBản, một số nước thuộc EU,… cũng phải tuyên bố phá sản Các nước đang pháttriển cũng lâm vào tình trạng suy giảm kinh tế và đặc biệt là xuất nhập khẩu gặpnhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu chính của các nước này là các nước pháttriển Tín hiệu phục hồi kinh tế thế giới xuất hiện từ cuối quý I và đến hết năm
2009, một số nền kinh tế đã thoát khỏi suy thoái với những nỗ lực không ngừngcủa Chính phủ các nước Kinh tế thế giới năm 2009 ước tính tăng trưởng 1,1%(theo IMF) có đóng góp hàng đầu của khu vực châu Á mà điển hình là TrungQuốc Mặc dù kinh tế ít biến động thất thường hơn so với năm 2008 nhưng nhữngnền kinh tế hiện nay vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro Thị trường tài chính thế giớitiếp tục gặp khó khăn, đầu tư và ngoại thương toàn cầu sụt giảm, giá hàng hoátăng chậm, đẩy suy thoái kinh tế rơi vào đáy trong những tháng đầu năm 2009
Báo cáo tiểu luận
Trang 10Các khu vực Châu Âu và Châu Mỹ nhìn chung thoát khỏi suy thoái và có xuhướng phục hồi vào cuối năm nhưng tính chung cả năm 2009 kinh tế vẫn tăngtrưởng âm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, một số nước trong khối EU…
Trong điều kiện các nền kinh tế các nước có tốc độ tăng trưởng âm, tínhđến hết năm 2009, chỉ có 12 nước có tốc độ tăng trưởng dương trong đó TrungQuốc có tốc độ tăng trưởng 8,7% và Việt Nam đạt 5,32%
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu có những ảnhhưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc và đòi hỏi Chính phủ nước này có nhữngphản ứng nhất định Trong khi các nước phải chật vật để thoát khỏi “cơn bãokhủng hoảng” thì Trung Quốc lại xem đó như một cơ hội để tranh thủ các lợi thếthương mại để tạo đà tăng trưởng cho đất nước Chính sách tỷ giá hối đoái củaTrung Quốc trong thời kỳ này đã có những thành công nhất định và khẳng địnhđược sự phát triển mang tính đột phá trong việc đưa Trung Quốc trở thành nước cókim ngạch xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới, vượt qua cả Đức
Báo cáo tiểu luận
Trang 11CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG
QUỐC TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2.1 Chế độ tỷ giá của Trung Quốc
Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1997 đến ngày 21/7/2005: đồng
Nhân dân tệ được neo cố định với USD tại mức tỷ giá 8,28 CNY/USD Theo nhậnxét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), so với giá trị thực của nó,CNY đang giảm đi mất 40% và chính điều này đã tạo ra một môi trường kinhdoanh không công bằng, trong đó, hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên quá đắt và mất đitính cạnh tranh trên thị trường Theo các nhà phân tích, một minh chứng cho thấyđồng tiền CNY đang bị Chính phủ nước này “dìm giá” chính là sự tăng lên độtbiến trong nguồn ngân sách quốc gia Đất nước được đánh giá là khá thành côngtrong lĩnh vực xuất khẩu này đã trở thành “miếng nam châm” thu hút lượng lớnngoại tệ (Bảng 1) Các chuyên gia công nghiệp Hoa Kỳ nói rằng sở dĩ có đượcđiều này là vì các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, được duy trìtrong một chế độ hối đoái rẻ theo kiểu nhân tạo so với USD, như vậy giúp làm chogiá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn Trước tình hình này, Mỹ và các đối tácthương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá.Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005
Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ 7/2005 đến nay: Năm 2005, Ngân hàng
Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá Trong thờigian này Trung quốc duy trì chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ có biên độ dao độngrộng được điều chỉnh định kỳ (BBC):
Chế độ tỷ giá BBC được coi là chế độ tỷ giá trung gian nằm giữa chế độneo tỷ giá và chế độ tỷ giá thả nổi Đây là chế đọ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết củaNhà nước với những đặc điểm riêng có Chúng ta có thể dễ dàng nhận dạng ra 3đặc điểm thông qua tên gọi của cơ chế: tỷ giá của nội tệ được xác định dựa trên 1
rổ tiền tệ (Basket), có biên độ dao động (Band) và được điều chỉnh định kỳ
Báo cáo tiểu luận
Trang 12(Crawl), với yếu tố Crawl tỷ giá có thể trượt dần dần theo 1 hướng đi lên hoặc đixuống
Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket) nhưng cácthành phần và tỷ trọng các đồng tiền không được đưa ra trong lần công bố này.Đồng thời với việc neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ, Ngân hàng Trung ương TrungQuốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%.Ngày 9/8/2005, trong bài phát biểu khai mạc trụ sở thứ 2 của Ngân hàng Trungương tại Thượng Hải, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ZhouXiaChuan đã công bố 11 đồng tiền trong rổ, trong đó các đồng tiền chính là đôla Mỹ,Euro, Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc và các đồng Bảng Anh, Ruble Nga vàBaht Thái cũng có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều
Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thực tế của tỷ giá đa phương danh nghĩaCNY, Guonan và McCauley đã cho rằng tỷ giá này đã dao động với biên độ 2%/năm (B - Band) và mức độ thay đổi theo ngày là 0,06% (C - Crawl)
So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là2%/ năm Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đaphương danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần Như vậy, Trung Quốc vẫnduy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng
Do đó, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cânthương mại của Trung Quốc
2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong khủng hoảng
Chính sách tỷ giá hối đoái của Tung Quốc được thực hiện có tính nhất quángắn trực tiếp với lợi thế thương mại về hàng giá rẻ và khối lượng lớn của TrungQuốc Có thể nói chính sách tỷ giá này đã hỗ trợ hữu hiệu cho mục tiêu thúc đẩyxuất khẩu của Trung Quốc Nhờ sự nhạy bén của của các công cụ trong chính sách
Báo cáo tiểu luận
Trang 13tỷ giá mà Trung Quốc đã đạt được sự ổn định giá cả trong nước và cân bằng tàichính tiền tệ với bên ngoài (trong khi các chính sách kinh tế khác như chính sáchtiền tệ bị vô hiệu hoá để giảm lạm phát thì chính sách tỷ giá vẫn đạt được mụctiêu là đẩy mạnh xuất khẩu) Tung Quốc đã cho thấy việc duy trì tỷ giá trong thờigian dài cùng với sự phá giá hợp lý của đồng nhân dên tệ đã tạo ra sự phát triển tối
ưu cho nền kinh tế và áp dụng những biện pháp hỗ trợ khôn khéo để giảm bớt tácđộng ngược chiều Đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, liên tụcđảm bảo cho sự thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá Điều hànhchính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chínhsách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ,hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Các vấn đề đươc thực thi trong chính sách
tỷ giá hối đoái của Trung Quốc có nhiều khía cạnh khác nhau:
Kể từ đợt điều chỉnh cuối cùng vào tháng 7/2005, đồng nhân dân tệ đã tăngkhoảng 20% so với USD, nhưng mức tăng này vẫn thấp, nhất là sau đợt đổ vỡ tíndụng tại Mỹ vào cuối năm 2007 và dẫn đến khủng hoảng toàn cầu Tại trong nước,việc duy trì đồng nhân dân tệ yếu tuy có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu của TrungQuốc, nhưng lại đã tạo sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả giữa các doanh nghiệpTrung Quốc với nhau, mà hậu quả là nhiều mặt hàng không đảm bảo chất lượng,nổi bật là máy tính và một số đồ điện dân dụng, đây là những mặt hàng cần đếnnguồn nguyên liệu thô, nhất là kim loại và chất dẻo, trong khi nguồn nguyên liệunày ngày càng khan hiếm và đắt đỏ Sản xuất tăng mạnh, hàng hóa bán đượcnhiều, thị trường chứng khoán tăng mạnh và có vẻ đang phát triển bong bóng,nhưng nguy hiểm hơn là lợi nhuận giảm mạnh và điều này làm tăng xác suất phásản doanh nghiệp Suy cho cùng, việc duy trì đồng nhân dân tệ yếu quá lâu hoàntoàn không có lợi cho chính nền kinh tế Trung Quốc, và điều này buộc Chính phủTrung Quốc phải can thiệp để tăng giá bản tệ với mục tiêu chính là giảm bớt rủi rođối với kinh tế trong nước
Báo cáo tiểu luận