Chính những thiết chế này đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đây giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác sản xuất giữa các quốc gia thành viên, góp phần quan trọng vào tă
Trang 1
TRUONG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HÒ CHÍ MINH
KHOA LUAT KINH TE
MON: LUAT THUONG MAI QUOC TE
DE TAI: THIET CHE THUONG MAI KHU VUC ASEAN
Giảng viên hướng dân: Phạm Lê Trâm Anh Nhóm thực hiện: Nhóm 2
HỌ VÀ TÊN MSSV Tran Thi Tra My 030737210107
Trang 2
1.1.1 Lịch sử hình thành 3 1.1.2 Mục tiêu thành lập 3 1.1.3 Nhiệm vụ 3
1.1.6 Vai trò quan trọng của ASEAN trong khu vực và trén thé giGi ccecscccsssssscssscecseeecseseseeeeecesees 6
2.1.1 Các quy định về thương mại hàng hoá 6 2.1.3 Các quy định về thương mại dịch vụ 14
3.1 Các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các đổi tác - - Ác HH 10661181 ke 1ó 3.1.1 ASEAN - Trung Quốc 1ó 3.1.2 ASEAN - HN QUOC nh 3 16 3.1.3 ASEAN - Nhat Ban 17
3.1.5 ASEAN - Úc và Niu Di-lân S2 HH HH 18
CHƯƠNG 2 VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỤ ASEAN 18 1.1 Việt Nam tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA] và Hiệp định về Chương trình thuế
1.1.1 Việt Nam tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) cĂĂĂĂĂĂ Ai se, 18 1.1.2 Việt Nam và Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT) 19
IV 9010 v00) 20 0/000 7n e 19
CHƯƠNG 3 CƠ HỘI, THÁCH THÚC CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC
Trang 3Mé dau
Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, các thiết chế thương mại khu vực
đã trở thành những yếu tố không thê thiếu trong việc thúc đây tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế Vậy, những thiết chế này thực sự đóng vai trò như thế nào trong việc định hình thương mại toàn cầu? Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia và các khối kinh tế lớn, việc xây dựng và phát triển các thiết chế thương mại khu vực đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia Các thiết chế này không chỉ tác động đến hoạt động thương mại mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực khác như đầu tư, tài chính, và thậm chí cả chính trị Các thiết chế thương mại khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh én định, minh bạch và dự báo được Điều này không chỉ thu hút đầu tư nước ngoài mà còn thúc đây sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thương mại khu vực, với những hiệp định thương mại ngày càng dày đặc, đã trở thành một xu hướng nôi bật Thiết chế thương mại khu vực, với vai trò là bộ khung pháp lý và thể chế cho các hoạt động thương mại trong khu vực, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm vả nâng cao mức sống của người dân Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, các thiết chế thương mại khu vực cũng đối mặt với nhiều thách thức và tranh cãi
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khẳng định vai trò là một
trong những khu vực kinh tế năng động nhất thế giới Sự thành công của ASEAN không thể tách rời khỏi việc xây đựng và phát triển các thiết chế thương mại khu vực Chính những thiết chế này đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đây giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác sản xuất giữa các quốc gia thành viên, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong khu
vực Quá trình hình thành và phát triển các thiết chế thương mại ASEAN lả một hành
trình đài và đầy ý nghĩa Từ những bước đi đầu tiên nhằm tạo ra một khu vực thương mại tự do, ASEAN đã không ngừng hoàn thiện và mở rộng các hiệp định thương mại, tạo ra một mạng lưới liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ Việc nghiên cứu lịch sử hình
thành và phát triển của các thiết chế thương mại ASEAN sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về những thành tựu đã đạt được cũng như những thách thức mà ASEAN đang phải đối
mặt
Trang 4Chương 1: Thiết chế thương mại khu vực ASEAN
1.1.Khái quát về khu vực ASEAN
1.1.1 Lịch sử hình thành
Asean lả tên viết tắt của từ Association of Southeast Asian Nations hay còn gọi
là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào tháng 8 năm 1967 tại Băng- cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thai Lan va Singapore nhằm biểu hiện tính thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ôn tại những nước thành viên
Qua các giai đoạn, ASEAN đã mở rộng thành viên bao gồm Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997), và Campuchia (1999), tạo thành một cộng đồng gồm 10 quốc gia Đông Nam Á
1.1.2.Mục tiêu thành lập
Khi thành lập vào năm 1967, ASEAN ra đời với mục tiêu chính là thúc đây
tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và văn hóa, đồng thời củng cố hòa bình và ôn định trong khu vực Các quốc gia thành viên khi đó đã có một tầm nhìn xa trông rộng về việc xây dựng một cộng đồng đoàn kết, hợp tác và cùng nhau phát triển Qua hơn nửa thế ky, ASEAN đã không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu nay, gop phan quan trong vao su phat trién va thinh vượng của khu vực
Mục tiêu thành lập:
- Thúc đây tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và văn hóa
- Củng cô hòa bình và ổn định trong khu vực
- _ Cung cấp một diễn đản để các quốc gia thành viên thảo luận và giải quyết các vấn đề chung
- Hop tac trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ và giao dục
1.1.3 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cốt lõi của ASEAN là xây dựng một cộng đồng thống nhất và vững
mạnh dựa trên ba trụ cột chính: Cộng đồng an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội Trong đó, Cộng đồng an ninh tập trung vào việc duy trì hòa bình, ôn định và hợp tác an ninh tronp khu vực Cộng đồng Kinh tế hướng tới tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất chung, thúc đây tăng trưởng kinh tế và hội nhập sâu rộng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nhằm xây dựng một cộng đồng hướng tới người dân,
Trang 5tăng cường ø1ao lưu văn hóa và hợp tác xã hội Bên cạnh đó, ASEAN còn có vai trò quan trọng trong việc ứng phó với các thách thức chung như biến đổi khí hậu, khủng
bố và tội phạm xuyên quốc gia
Xây dựng một cộng đồng ASEAN: Bao gồm 3 trụ cột chính là Cộng đồng an
ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
- Hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực phát triển
- Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế
- Giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình
- Thúc đây hòa bình, ôn định và hợp tác trong khu vực và trên thé giới
1.1.4.Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ASEAN được thiết kế để đảm bảo hiệu quả quản lý và điều phối các hoạt động hợp tác Với một cơ cầu tô chức chặt chẽ và linh hoạt, ASEAN đã tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả để thúc đây hợp tác và phát triển Cơ cấu tô
chức ASEAN hiện nay bao gồm:
Hdi nghi Cap cao ASEAN (ASEAN Summit): Day la co quan quyén lye cao nhat
của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít nhất I lần
trong khoảng thời gian 3 năm đó
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Mimsterial Meeting-AMMI): Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có
thê họp không chính thức khi cần thiết
Hdi nghi B6 trudng kinh te ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM): AEM
họp chính thức hàng năm và có thê họp không chính thức khi cần thiết Trong AEM có
Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được thành lập theo quyết định
của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Xin-pa-po để theo dõi, phối hợp
và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của
Trang 6Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meetine-JMMI): JMM được tô chức khi cần thiết dé thúc đây sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
Tổng thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính pho ASEAN bé
nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỷ là 3 năm và có thể gia han thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ
Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC): ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tông thư
ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM
Cudc hop cac quan chire cao cap (Senior Officials Meeting-SOM): SOM duoc chính thức coi là một bộ phận của cơ cầu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987 SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và
họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM
Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting- SEOM): SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu
ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Ma-ni-la 1987
Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nehị các Bộ trưởng liên quan
Cudc hop tu van chung (Joint Consultative Meeting-JCM): Co ché hop JCM bao
gdm Téng thr ky ASEAN, SOM, SEOM, cac Tông giám déc ASEAN JCM được
triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tông thư ký ASEAN
Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại: ASEAN có 11 Bên đối thoại:
O-xtray-lia, Ca-na-da, EU, Nhat Ban, Han Quéc, Niu Di-lan, My va UNDP, Nga,
Trung Quốc, ân Độ ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng linh vue Pakistan
Ban thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký
quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tô chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình Ban thư ký quốc gia do một Tông Vụ trưởng phụ trách
Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đối và thúc đây mỗi quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó vả các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đôi thoại
Trang 7Ban thư ký ASEAN: Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trinh và các hoạt động p1ữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục
vụ các hội nghị của ASEAN
1.1.5 Nguyên tắc hoạt động
Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã
được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Bali), ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Bali năm 1976, là:
Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thô Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;
Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội
1.1.6 Vai trò quan trọng của ASEAN trong khu vực và trên thể giới
ASEAN dong vai trò trung tâm và là cầu nối quan trọng trone cấu trúc khu vực châu Á Thái Bình Dương Với vị trí địa lý thuận lợi và sự đa dang về văn hóa, ASEAN
đã trở thành một diễn đàn hợp tác quan trọng, thúc đây giao lưu kinh tế, văn hóa và xã hội giữa các quốc gia thành viên và các đối tác bên ngoài ASEAN đã và đang đóng góp tích cực vảo việc duy trì hòa bình, ôn định và hợp tác trong khu vực, góp phần vào
sự phát triển chung của toản cầu
ASEAN đã trở thành một trong những khu vực tăng trưởng kinh tế năng động
nhất thế ĐIỚI Tổ chức này đã tạo ra một thị trường chung lớn, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đây thương mại Các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với nhiều đối tác đã góp phần mở rộng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực
ASEAN đã khẳng định vai trò chính trị quan trọng của mình trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế Tổ chức này đã đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ôn định ở Biên Đông, thúc đây đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia có liên quan ASEAN cũng là một diễn đàn quan trọng đề các nước lớn và các tô chức quốc tế tham gia vào các vấn đề của khu vực
2.1 Nội dung về thiết chế khu vực ASEAN
2.1.1.Các quy định về thương mại hàng hoá
Trang 82.1.1.1 Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của Khu vuc thuong mai tw do ASEAN (CEPT)
Hiép dinh về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là hiệp định được kí kết vào năm 1992 (sửa đổi năm 1995) giữa các nước thành viên ASEAN quy định việc giảm thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN
Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung được áp dụng đối với tất cả các sản phâm chế tạo, kế cả sản phẩm cơ bản và sản phâm nông sản trừ những sản phâm được các nước thành viên đưa vào danh mục loại trừ hoàn toàn
Ngày 28.7.1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, ngay sau đó, ngảy 15.12.1995 Việt Nam đã ký nghị định thư về việc sIa nhập của Việt Nam vào
Hiệp định CEPT Là một trong các thành viên mới của ASEAN, Việt Nam bắt đầu
thực hiện CEPT vào ngày 01.01.1996 và hoàn thành vào ngày 01.01.2006 CEPT là cơ chế chính để thực hiện AFTA, theo đó các nước ASEAN cam kết giảm thuế, loại bỏ các biện pháp hạn chế số lượng và các rào cản phi thuế quan khác được liệt kê trong bốn danh sách khác nhau trong các biểu cam kết của từng nước ASEAN
Thứ nhất: Danh mục giảm thuế (IL) gồm những sản phâm mà các nước ASEAN
đã sẵn sàng cam kết giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp hạn chế số lượng và các rào cản phi thuế quan khác
Thứ hai: Nghị định thư của ASEAN về thực thi danh mục TEL cho phép: “một nước thành viên tạm thời trì hoãn việc chuyên một sản phâm từ Danh mục TEL của mình sang mục IL” hoặc “tạm ngừng các nhượng bộ của mỉnh đối với một sản phẩm
đã được đưa sang mục IL”
Thứ ba: Danh mục nhạy cảm và nhạy cảm cao (SL) Theo đó, các nước ASEAN
- 6 phải bắt đầu loại bỏ dần các sản phẩm nhạy cảm theo cơ chế CEPT
Thứ tư: Các nước thành viên ASEAN được phép loại trừ vĩnh viễn một số sản phẩm khỏi quá trình tự đo hóa đẳng bằng cách liệt kê chúng trong danh sách ngoại lệ chung (GEL)
2.1.2 Hiệp định ASEAN về thương mại hàng héa (ATIGA)
Hiép dinh ATIGA (ASEAN Trade in Goods Agreement) la m6t hiép định thương mại tự do (FTA) được 10 nước ASEAN ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ
14 vào tháng 02 năm 2009 và có hiệu lực vào ngày 17 tháng 5 năm 2010 Tiền thân
của Hiệp định này là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký
năm 1992 ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ
thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tông hợp các cam kết
Trang 9cắt øiảm/loại bỏ thuế quan đã được thông nhất trong CEPT/AFTA củng các hiệp định,
nghị định thư có liên quan Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực
hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau nay tiếp tục thực hiện ATIGA
Hiệp định ATIGA quy định các nghĩa vụ chính đối với các nước ASEAN, cung cấp các biện pháp thương mại toàn điện chẳng hạn như: tự do hóa thương mại hang hóa - Loại bỏ thuế, quy tắc xuất xứ, hàng rào phí thuế quan, thủ tục hải quan và giải quyết tranh chấp thương mại
2.1.2.1 Tự do hóa thương mại hàng hóa - Loại bỏ thuế ATIGA có lộ trình xóa bỏ thuế quan 10 đến 15 năm theo danh mục và giảm gần 100% số ngành thuế ATIGA có cam kết thuế quan rất rõ ràng theo biểu cam kết thuế quan của từng nước (Phụ lục 2 của Hiệp định) bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế và lộ trình cắt giảm cụ thê cho từng sản phẩm trong từng năm
Có thể thây Hiệp định ATIGA đưa ra sự cắt bỏ về mặt thuế quan va phi thué quan Trong đó thuế quan được xóa bỏ với tất cả sản phẩm Theo Điều 19 hiệp định ATIGA các quốc gia thành viên sẽ cắt giảm và/ hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ của họ theo các mô hình cụ thể và các điều kiện dé đảm bảo sự đáp ứng của mỗi quốc gia thành viên Các lộ trình cụ thể từ A đến H được quy định tại Khoản 2
Điều 19 Hiệp định này
Theo Điều 20 của Hiệp định quy định về xóa bỏ hạn ngạch thuế quan thì trừ quy định khác, từng quốc gia thành viên cam kết không áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ&) đối với nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào có xuất xứ ở các quốc gia thành viên khác hoặc đối với xuất khâu bất kỳ hàng hóa nào tới lãnh thổ của các quốc gia thành viên khác
Ngoài ra, ATIGA còn có cơ chế xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan (biện pháp
hạn chế số lượng tại Điểm n, Khoản 1 Điều 2 Hiệp định ATIGA): xóa bó ngay các hạn
chế về số lượng Cẩm các quốc gia duy trì hoặc thông qua bất kỳ biện pháp hạn chế về
số lượng nào đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (Điều 41 Hiệp định ATIGA) trừ ngoại
lệ tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 và các biện pháp khác được Hội đồng AFTA chấp
thuận Bên cạnh đó các biện pháp thuế quan khác sẽ là xóa bỏ dần dần
Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunel, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại - nhóm
CLMV bao gom các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam Ví dụ như đối với các tất cả các sản phâm thuộc lộ trình cắt giảm A (Sch-A) trong Biéu cam két thué
Trang 10quan thì các nước ASEAN-6 phải xóa bỏ thuế quan đối với tất cả hàng hóa nhập khâu
từ các nước ASEAN khác vào năm 2010, các nước CLMV phải thực hiện nghĩa vụ này vào năm 2015 và còn được linh hoạt 7% số dòng thuế (các nước được quyền tự lựa chọn các sản phẩm đưa vào danh mục 7% này) đến năm 2018 mới phải xóa bỏ thuế quan Đa số các sản phẩm trong biếu thuế quan sẽ được các nước xóa bỏ hoặc giảm thuế xuống còn đưới 5%, trừ một số sản phâm nhạy cảm như: các sản phâm nông nghiệp chưa chế biến, các sản phẩm nhạy cảm như súng đạn, thuốc nỗ, rác thải là các mặt hàng có lộ trình cam kết sau:
- Lộ trình D (sản phâm nông nghiệp nhạy cảm chưa chế biến): giảm thuế quan xuống mức 0 - 5% từ năm 2010 với các nước ASEAN - 6; 2010 (đối với đường) và 2013 (đối với các mặt hàng khác) với Việt Nam; 2015 với Lào và Myanmar; va 2017 với Campuchia
- Lộ trình E (sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm cao chưa chế biến): giảm thuế
quan đối với gạo xuống mức 25% vào năm 2010 với Malaysia; với gạo xuống
mức 25% và đường xuống mức 5 - 10% vào năm 2015 với Indonesia; với gạo
xuống mức 35% vào năm 2015 với Philippin
- Lộ trình F: cắt giảm theo lộ trình đối với thuế suất ngoài hạn ngạch của các mặt hàng được phép áp dụng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) của Thái Lan và Việt Nam
- Lộ trình G (mặt hảng xăng dầu của Việt Nam và Campuchia): xóa bỏ thuế quan vào năm 2024 với Việt Nam và 2025 với Campuchia
- Lộ trình H: gồm những mặt hàng không phải cắt giảm thuế, áp dụng với tất
Cả các nước
Với Việt Nam, ta đang duy trì khoảng 1,8% số dòng thuế gồm 111 mặt hàng thuộc Danh mục loại trừ có tính chất nhạy cảm cao với quốc phòng, an ninh, xã hội v.v và 55 mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm với thuế suất trên 0% Cho đến nay các
nước ASEAN đã xóa bỏ trung bình 98,64% số dòng thuế nhập khâu, trong đó Việt
Nam xóa bỏ khoảng 98%,
Việc tự do thương mại hàng hóa và loại bỏ dần các thuế quan làm thúc đây
thương mại nội khối của ASEAN, Hội nhập kinh tế sâu rộng, Giảm chỉ phí sản xuất và
tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực Ngoài ra tạo ra được khối thương mại đoàn kết khu vực ASEAN, tạo môi trường thuận lợi hơn đề thu hút đầu tư, đây là một bước tiễn quan trọng trong quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), p1úp các nước thành viên tận dụng tối đa cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế khu vực
Trang 11Thực thì ở Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ tải chính, thực hiện cam kết ATIGA, tính đến ngày
1/1/2024 Việt Nam đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế (chiếm 72% tông Biêu
thuế nhập khẩu)
Đến ngảy 1/1/2015, cắt giảm về 0% 1.706 dòng thuế nữa Số còn lại gồm 669
dòng thuế (chiếm 7% biểu thuế) chủ yếu là những sản phẩm nhạy cam trong thuong
mại và bắt đầu xuống 0% vào năm 2018 bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô
xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, mây điều hòa
Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế theo ATIGA từ 2015 - 2018 Bộ tài chính
đã ban hành thông tư 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014
2.1.2.2 Quy tắc xuất xứ (ROO - Rules of Origin)
Đề có thể định nghĩa được thế nào là quy tắc xuất xứ hàng hóa thì trước tiên chúng ta cần hiểu “xuất xứ hàng hóa là gì” Theo góc độ luật thương mại thì xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công việc chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất đó Do đó có thể hiểu quy tắc xuất xứ hàng hóa (Rules of Oripin — ROO) được hiểu là tập hợp các quy định pháp luật và quyết định hành chính đề xác định quốc gia được coi là đã sản xuất ra hàng hoá (nước xuất xứ của hàng hoá)
Hiện nay, do nhiều sản phâm hàng hóa được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được thực hiện ở mỗi quốc gia khac nhau nham tan dụng các lợi thể liên quan của quốc gia đó (như nhân công, nguyên vật liệu, công nghệ ) nên trong nhiều trường hợp, các quốc gia và các khu vực nhập khâu cần xác định được xuất xứ chính thức của loại hàng hoá nhập khâu này Trên thực tế, pháp luật của các quốc gia
và các liên kết kinh tế quốc tế hiện nay đều có các quy định về quy tắc xuất xứ hàng
hóa áp dụng cho hàng hoá nhập khâu nhằm các mục đích:
- Xác định hàng hoá nhập khẩu thuộc điện được hưởng ưu đãi thương mại (như
ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan )
- Đề thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại nảy)
- Đề phục vụ công tác thống kê thương mại (như xác định lượng nhập khâu và trị
giá nhập khâu từ từng nguồn khác nhau)
- Đề phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá,
Trang 12- Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế
Khu vực thương mại tự do ASEAN là khu vực thương mại hình thành giữa các nước ASEAN mà tại đó các rào cản thương mại được dỡ bỏ, đồng thời các hoạt động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến đối với hàng hóa qua lại giữa các quốc gia
thành viên Để xác định hàng hoá được hưởng ưu đãi thương mại trong AFTA đồng
thời nhằm tránh hiện tượng “chệch hướng thương mại - trade deflection” quy tắc xuất
xứ hàng hoá được xây dựng Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN năm 2009 đã dành riêng Chương 3 bao gồm các điều từ 25 đến 39 để quy định về quy tắc xuất xứ Các quốc gia thành viên có thể áp dụng trực tiếp hoặc ban hành, sửa đối, bố sung các văn bản pháp luật quốc gia để thực hiện các quy định về quy tắc xuất xứ của ATIGA
Theo đó, ở Việt Nam Bộ công thương đã ban hành Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày
17/05/2010 về việc thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN
Theo khoản 2 Điều I Thông tư 22/2016/TT-BCT quy định đối tượng áp dụng
quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (gọi tắt là ATIGA) bao gồm cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan
đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA
Hiệp định ATIGA quy định, hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo
ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN Hàng hóa đạt xuất xứ ASEAN cụ thê cần
đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Quốc gia Thành viên xuất khẩu
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thé tai Quốc gia Thanh vién xuất khâu đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc cụ thể mặt hàng của Hiệp định A'TIGA: hàng hoá có hàm lượng giá trị khu vực (sau đây được gọi
là “Hàm lượng giá trị ASEAN” hoặc “Hàm lượng siá trị khu vực (RVC)”) không dưới bốn mươi phần trăm (40%), hoặc tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng
dé sản xuất ra hàng hoá đó đã trải qua quá trình chuyền đổi mã số hàng hóa ở cấp bốn
số của hệ thông hải hoà, hoặc hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định Các quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp Đa số các sản phẩm có quy tắc xuất
xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và Chuyên đổi HS/Quy trình sản
xuât
Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cộng gộp (theo nguyên tắc cộng gộp từng phần) của Hiệp định Hàng hóa có xuất xứ từ một Quốc gia Thành
Trang 13viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một Quốc gia Thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của Quốc gia Thành viên sản xuất ra sản phẩm đó Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn bốn mươi phần trăm (40%), Hàm lượng giá trị ASEAN nảy sẽ được cộng gộp theo
đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm lượng giá trị ASEAN này
bằng hoặc lớn hơn hai mươi phần trăm (20%)
Trong trường hợp hàng hóa có RVC chỉ từ 20% - 39% thì được cộng gộp đúng
số giá trị thực tế này vào công đoạn sản xuất tiếp theo để xác định xuất xứ cho hàng hoa; néu RVC thấp hơn 20% thì không được cộng gộp
Ngoài ra, để chứng minh hàng hóa có xuất xứ theo Hiệp định ATIGA, nhà xuất khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định ATIGA (C/O mẫu
D) hoặc, nếu đáp ứng một số điều kiện cụ thế, có thể được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông qua cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN Trong đó, theo Thông tư số 10/2022/TT-BCT “Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa” là chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất khâu đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại
Thông tư số 22/2016/TT-BCT Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D; hoặc chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
mẫu D điện tử; hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa “Tự chứng nhận xuất
xứ hàng hóa” là việc nhà xuất khâu đủ điều kiện tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất
khâu trên chứng từ thương mại thay cho C/O mau D
Thực thì của Việt Nam
Bộ công thương đã ban hành các thông tư để hướng dẫn các doanh nghiệp để thực hiện hai thông tư mới nhất về các quy tắc xuất xứ trong ATIGA là:
Thông tư số 42/2014/TT-BTC ngày 18/11/2014 sửa đôi bô sung một số điều của
thông tư 21/2010/TT-BCT của Bộ công thương thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 về thực hiện thí điểm tự chứng
nhận xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
2.1.2.3 Hàng rào phi thuế quan
Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuê đo Chính phủ một số quốc gia đặt ra để bảo vệ hàng hóa nhập khâu/xuất khẩu không vượt quá số lượng đã ấn định, siới hạn hàng nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp trong nước
Tác động của rào cản phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa các nước không còn là đề tài mới mẻ Xét về mặt lý thuyết, luận án "Các biện pháp vượt rào cản phi
Trang 14thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đây mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam" (Đào Thị Thu Giang, 2008) chỉ ra cách nhận dạng các xu hướng tác động của rào cản phi thuế quan theo 3 cấp độ: tác động đến chỉ phí, tác động đến mức giá của sản phẩm trên thị trường nhập khẩu, và tác động tới lượng sản phẩm tiêu thụ và lượng hàng nhập khẩu tại thị trường Tuy nhiên, tác giả cho rằng đây chi là những ảnh hưởng diễn ra trong ngắn hạn Trong dài hạn, tác động của các rào cản phi thuế quan khó dự đoán hơn, các doanh nghiệp xuất khâu có thê áp dụng cải tiến kỹ thuật, giảm chỉ phí và giá thành, khi đó giá bán sẽ giảm xuống và lượng hàng tiêu thụ có thê tăng Trong một bối cảnh khác, những can thiệp của chính phủ các nước xuất khấu có thể làm cho hàng rào kỹ thuật bị dỡ bỏ hay giảm xuống
Mục tiêu của các quy định này trong atiga là xóa bỏ dần các rào cản phi thuế quan (NTBs) dé tao ra mét thi trường chung và sản xuất đơn lẻ trong khu vực ASEAN NTBs là những hạn chế thương mại không phải là thuế quan, như các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục hải quan, v.v., co thé gay can tro thương mại tự do
Hiệp định ATIGA quy định các nước thành viên không được ban hành hoặc duy trì các biện pháp phi thuế quan (bao gồm cả biện pháp hạn chế số lượng) đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khâu trone nội khối ASEAN, trừ một số trường hợp ngoại lệ được Tô chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép Việc áp dụng các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động hoặc không tự động phải minh bạch và tuân thủ các quy định của WTO Các nước ASEAN cũng có nghĩa vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về các biện pháp NTMs mà họ ban hành để đưa vào cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN Hiện tất cả các nước ASEAN đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu thương mại quốc gia và kết nỗi với cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN
Quy trình xóa bỏ NTBs
Rà soát và xác định NTBs: Các quốc gia thành viên sẽ rà soát các biện pháp phi
thuế quan hiện hành để xác định những rào cản cần xóa bỏ
Lập kế hoạch xóa bỏ: Các NTBs được xác định sẽ được xóa bỏ theo lộ trình cy thé, chia thành các giai đoạn Mỗi giai đoạn sẽ có danh sách các NTBs cần xóa bỏ, được
Hội đồng AFTA phê duyệt
Thực hiện xóa bỏ: Các quốc gia thành viên sẽ thực hiện việc xóa bỏ NTBs theo đúng lộ trình đã được phê duyệt
Rà soát thường xuyên: Ủy ban Điều phối thực hiện Hiệp định ATIGA (CCA) sẽ
thường xuyên rà soát các NTBs mới hoặc các biện pháp có khả năng trở thành NTBs
Lộ trình xóa bỏ: