1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam
Tác giả Khúc Thế Anh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 262,5 KB

Nội dung

phân tán rủi ro…; và cũng đã đưa ra được một số vấn đề liên quan đến các nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến dân trí tài chính của người dân như nghề nghiệp, tuổi, trình độ học vấn của c

Trang 1

- -

KHÚC THẾ ANH

DÂN TRÍ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Thời gian gần đây, tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tài chính và giảm nghèo bền vững, vì thế tài chính toàn diện là trọng tâm ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới (World Bank, 2015) Theo Grohmann

và cộng sự (2018), dân trí tài chính (DTTC) là một trong những mắt xích quan trọng và ảnh hưởng tích cực lên tài chính toàn diện Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính

2008 đã chỉ ra khả năng đưa ra những quyết định tài chính rất quan trọng đối với việc phát triển tài chính cá nhân, từ đó tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế Demirguc-Kunt và cộng sự (2015) cho rằng DTTC là một trong những yếu tố tác động lên thu nhập của cá nhân thông qua việc lên kế hoạch tài chính, đưa ra những quyết định tài chính tích cực

và nhận diện rủi ro Có thể thấy rằng, DTTC có tác động tích cực đến giảm nghèo thông qua tăng thu nhập của người dân – đặc biệt tại nhóm nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế đang chuyển đổi (Atkinson và Messy, 2012, OECD, 2013, OECD, 2015)

Các nghiên cứu về DTTC đã được thực hiện tại nhiều quốc gia, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất trong vấn đề về lí thuyết cũng như chưa giúp giải quyết các vấn đề về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của Research (2008), Lusardi (2008), Dew (2008), Servon và Kaestner (2008), Calamato (2010), OECD (2013), Mottola (2013), Brown và Graf (2013), Scheresberg (2013), OECD (2015)… đã đưa ra một cách khái quát nhất các quan điểm về dân trí tài chính theo cách hiểu của từng nước, từng vùng; song lại chưa có sự thống nhất về nội hàm Một vài khái niệm dân trí về tài chính được chấp nhận rộng rãi như “ khả năng đánh giá một cách có hiểu biết và đưa ra các hành động hiệu quả đối với việc sử dụng và quản lý tiền trong hiện tại và tương lai” (Basu, 2005); hay “khả năng đánh giá và đưa ra quyết định một cách có hiểu biết trong việc sử dụng và quản lý tiền” (Noctor và cộng sự, 1992); hay “bao hàm việc hiểu biết về tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính” (Atkinson và Messy, 2012) Về sau, quan điểm của Atkinson và Messy (2012) được OECD chấp nhận và phát triển thành các khái niệm để đo lường dân trí tài chính

Về vấn đề đo lường, trong phạm vi nghiên cứu là các nước OECD hoặc chỉ các nước như Mỹ, các nước thuộc Liên minh châu Âu đã cho thấy, các tác giả đã đề xuất ra một số quan điểm để đo lường dân trí tài chính, như (1) dựa vào lãi suất và phí suất của các loại thẻ tín dụng mà khách hàng sử dụng; (2) câu hỏi đúng/sai liên quan đến nhiều khía cạnh tín dụng (9 câu), tiết kiệm (5 câu), đầu tư (6 câu), thế chấp (4 câu), và lĩnh vực khác (4 câu); (3) Các câu hỏi liên quan đến tỷ lệ lãi suất, lạm phát, rủi ro đầu tư, và

Trang 3

phân tán rủi ro…; và cũng đã đưa ra được một số vấn đề liên quan đến các nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến dân trí tài chính của người dân như nghề nghiệp, tuổi, trình độ học vấn của cha mẹ…, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách lớn, trong đó nhấn mạnh vào việc xây dựng thói quen tiết kiệm đối với người dân có thu nhập thấp tại các vùng được điều tra khảo sát (Atkinson và Messy, 2012, OECD, 2013, OECD, 2015) Đây là nền tảng để các nhà nghiên cứu và người làm thực tiễn về sau có thể áp dụng Tuy nhiên, các nghiên cứu này đa phần lại bỏ qua các nền kinh tế ở khu vực Đông Á và Đông Nam

Á (trừ Nhật Bản và Singapore), vốn có nền văn hóa khác biệt so với các nước phương Tây, thể hiện ở (1) chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo và Phật giáo (dẫn lại theo Nguyễn Thừa Hỷ (2000)) nên mối quan hệ của từng thành viên trong gia đình rất bền chặt, và hướng chi tiêu (thể hiện 1 phần của dân trí tài chính) phụ thuộc nhiều vào ý kiến của người xung quanh (Mai và Tambyah, 2011, Nguyễn Thu Thủy, 2016); (2) Vốn có thói quen tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng (Lê Thanh Tâm, 2015) Những đặc điểm nhân khẩu học hoàn toàn khác biệt này đã dẫn đến vấn đề (1) sự thất bại trong việc hiểu các bảng hỏi của người dân khu vực Đông Á và Đông Nam Á so với các nước phương Tây (OECD, 2015), từ đó không thể đánh giá được chính xác về DTTC, và cũng không xác định được cụ thể các nhân tố ảnh hưởng (2) những hàm ý chính sách liên quan đến phát triển DTTC không thể thực hiện được như đào tạo về việc tiết kiệm tiền tại các khu vực

có thu nhập thấp – vì tỉ lệ tiết kiệm của người dân tại đây (so với thu nhập) rất cao!

Tại Việt Nam, DTTC được đề cập trong một số ít các nghiên cứu, và thường tập trung vào “đào tạo về tài chính” chứ không phải DTTC (Đinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Đăng Tuệ, 2018), hoặc đánh giá tác động của DTTC lên thu nhập của nhóm đối tượng được khảo sát (Morgan và Trinh, 2017) Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy: tại các vùng nghèo thì kể cả người dân có kiến thức tài chính tốt nhưng thu nhập vẫn thấp, bởi thái

độ và hành vi về tài chính của nhóm đối tượng này không cao (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017) Đối với các vấn đề liên quan đến người nghèo và xóa đói giảm nghèo, tại Việt Nam đã tiếp cận trên khá nhiều các góc độ: theo chính sách (Nguyễn Thị Hoa,

2009, World Bank, 2019), theo góc độ tiếp cận tài chính vi mô (Lê Thanh Tâm, 2013, Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017), theo góc độ tài chính toàn diện… Các nghiên cứu này đã làm được khía cạnh là dần phổ biến kiến thức đến người dân về các dịch vụ tài chính, sử dụng các dịch vụ tài chính và góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói và giảm nghèo Tuy nhiên, người nghèo tại khu vực nông thôn tiếp cận rất hạn chế các dịch vụ này, và thái độ ứng xử cũng như hành vi sử dụng với các dịch vụ này mang tính chất mơ hồ rất cao Cụ thể, các chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ người nghèo tại khu vực nông thôn rất nhiều về mặt đào tạo kiến thức tài chính, song do thái

độ và hành vi về tài chính (cùng những lí do khác về mặt thể chế, địa lí…) làm cho các

Trang 4

chính sách chưa phát huy được tác dụng như mong muốn Đồng thời, người nghèo tại khu vực nông thôn khó khăn hơn trong việc tiếp cận sinh kế so với người dân tại khu vực thành thị nên cần phải trang bị những kĩ năng cần thiết để có thể hỗ trợ họ phát triển Mặt khác, mặc dù đa phần các nghiên cứu phát triển của Fishbein và Ajzen (1975) đều cho rằng từ ý định đến hành vi là gần nhất, song điều này lại chưa phù hợp với người nghèo – đặc biệt tại các nước có nền văn hóa chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo và Phật giáo như Việt Nam, và đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường (Mai và cộng sự, 2009) Do vậy, đây vẫn là 1 khoảng trống còn cần tiếp tục nghiên cứu

Luận án này sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam (trong đó có các nhân tố phản ánh – là những nội dung cấu thành nên DTTC), cũng như đánh giá ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập Đồng thời, luận án đưa ra những hàm ý chính sách để phát triển DTTC đối với người nghèo khu vực nông thôn để hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững Để thực hiện mục tiêu trên, luận án sẽ sử dụng một khái niệm DTTC thống nhất và hiệu chỉnh cách đo lường cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu Do đó, đây sẽ là nguồn bổ sung

về cả lí thuyết lẫn thực tiễn cho nhánh nghiên cứu về DTTC tại Việt Nam cũng như trên thế giới

Vì những lí do trên, đề tài “Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông

Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ những nhân tố tác động đến DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm phát triển DTTC của đối tượng này

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:

• Tìm hiểu các nhân tố có thể ảnh hưởng đến DTTC đối với người nghèo khu vực nông thôn tại Việt Nam, trong đó có các nhân tố phản ánh, bao gồm kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính

• Đo lường ảnh hưởng của trình độ DTTC đến thu nhập của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam

• Đưa ra các hàm ý chính sách sau khi đối chiếu các cấu phần và nhân tố ảnh hưởng đến DTTC của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam

Trang 5

3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này trả lời cho những câu hỏi sau:

• Có những nhân tố nào ngoài nhân tố nhân khẩu học tác động đến DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam? Bản thân từng cấu phần trong DTTC (bao gồm thái độ tài chính, hành vi tài chính và kiến thức tài chính) có tác động gì đến DTTC?

• DTTC có tác động thế nào đến thu nhập của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam (thông qua chỉ tiêu thu nhập của cá nhân, hộ gia đình)?

• Những hàm ý chính sách nào cần được đưa ra để nâng cao DTTC của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam?

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: tập trung vào khu vực nông thôn Việt Nam

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về khái niệm nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã (Chính phủ, 2015) Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu về những đối tượng có hộ khẩu và thường trú tại vùng nông thôn Các cá nhân này phải đáp ứng được cả 2 điều kiện về thời gian: (1) có ít nhất 1 nửa thời gian sinh sống đến hiện tại ở vùng nông thôn; (2) trong 1 năm, phải có ít nhất 6 tháng sinh sống ở vùng nông thôn

Người nghèo khu vực nông thôn: được xác định theo quyết định 59/2015/QĐ-TTg

về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2015); tức là người dân sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp hơn 700.000 đồng/tháng đối với bình quân một người, và không quá 1.000.000 nếu thiếu hụt từ 3 chỉ

số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

Về thời gian: Từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 4 năm 2019 Thời gian khảo sát tiến hành 2 lần: khảo sát sơ bộ trong vòng 1 tuần, từ ngày 07/03/2019 – 14/03/2019 tại tỉnh Thái Bình Lần khảo sát chính thức trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2019 Nghiên cứu chính thức được tiến hành trên phạm vi cả nước

Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu, tác giả dựa trên các học thuyết ban đầu về kinh tế học Trong giai đoạn những năm 1980 – 1990, nhóm học giả thuộc trường phái

Trang 6

Washington Concencus (Đồng thuận Washington) đã phát triển quan điểm về tiếp cận các dịch vụ tài chính và tài chính toàn diện, giúp các cá nhân có thể đầu tư hoặc sử dụng tốt hơn các dịch vụ trên thị trường, từ đó giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế tự do Quan điểm này đã đưa ra cách thức thúc đẩy tài chính từ cả hai phía: bên cung và bên cầu Đối với bên cung, ngoài việc chủ yếu phát triển các tổ chức tài chính, còn có quá trình phát triển các dịch vụ tài chính, và tự đào tạo trong quá trình phát triển tài chính đối với con người (như sử dụng dịch vụ mới hoặc đưa chương trình đào tạo vào nhà trường) – nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho chính các tổ chức này Đối với bên cầu, để có thể thực hiện được các nghiêp vụ trên thị trường tài chính, điều tất yếu là phải làm tăng thu nhập của cá nhân, tăng khả năng tiếp xúc với công nghệ thông tin và tăng các khía cạnh liên quan đến hiểu biết về các dịch vụ tài chính, tiếp cận dịch vụ tài chính, từ đó đưa ra thái

độ và hành vi ứng xử đối với tài chính cho phù hợp Như vậy, tác giả sẽ tiếp cận hướng nghiên cứu từ phía bên cầu của các dịch vụ tài chính

Ngoài ra, luận án này cũng tiếp cận theo khía cạnh sinh kế bền vững và vốn con người, do sinh kế bền vững được phát triển dựa trên các lý thuyết về xóa đói giảm nghèo,

và lấy con người làm trung tâm của vấn đề phát triển bền vững Ngoài những vấn đề liên quan đến hỗ trợ người nghèo có cuộc sống tốt hơn – như sử dụng các chương trình trợ cấp của chính phủ - thì các nghiên cứu trên thế giới đều đưa ra hướng: để người dân

tự phát triển bằng cách hỗ trợ các nguồn lực để đối tượng này có thể tự đối phó với sự thay đổi của môi trường tự nhiên cũng như về kinh tế, xã hội (Chambers và Conway,

1992, Scoones, 1998, Ashley và Carney, 1999, Solesbury, 2003) Thậm chí, nhóm lý thuyết về vốn con người cho rằng, nếu không phát triển được con người dựa trên trí thức thì rất khó có thể quản lý tốt được vốn vật chất (Schultz, 1961, Lucas, 1988, Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008)

Đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính, hiện tại có hai nhóm người đang ít được các ngân hàng thương mại quan tâm đến là người nghèo (vì khả năng vay vốn nhỏ lẻ, và thường không có hoặc ít có tài sản đảm bảo); người sắp về hưu (vì nguồn thu nhập giảm sút, không đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh…) Tuy nhiên, các đối tượng này lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở vùng nông thôn, và vẫn có nhu cầu sử dụng – ít nhất để đảm bảo cuộc sống (với người nghèo) và tiếp tục sử dụng các dịch vụ hàng ngày (với nhóm sắp về hưu) Nếu đẩy mạnh hoạt động liên quan đến dân trí tài chính sẽ giúp nền kinh tế giảm các chi phí liên quan đến giao dịch và tiếp cận dịch vụ tài chính tốt hơn, từ đó, có được hành vi phù hợp liên quan đến sử dụng tiền và phát triển kinh tế

Từ hai góc độ trên, tác giả sẽ tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ phía cầu dịch vụ tài chính nhằm đưa ra những hàm ý chính sách vừa giúp nền kinh tế giảm chi phí giao dịch, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo

Trang 7

6 Những đóng góp mới của luận án

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Dựa trên cách tiếp cận từ phía cầu của tài chính toàn diện theo trường phái Washington Concencus (đồng thuận Washington), luận án đã có những đóng góp mới

về mặt lý luận như sau:

Thứ nhất, luận án xác định Dân trí tài chính bao hàm 3 khái niệm là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính Đồng thời, luận án cũng đề xuất đánh giá tác động của dân trí tài chính lên thu nhập của đối tượng khảo sát dựa trên vốn con người Đây là một bổ sung cho cách tiếp cận liên ngành về Dân trí tài chính

Thứ hai, dựa trên cách tiếp cận của đồng thuận Washington, cách tiếp cận của sinh

kế bền vững, tác giả đưa ra kiểm định về các nhân tố phản ánh (refelective factors) đến dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn Đây là một trong những gợi ý nhằm đánh giá tác động của các nhân tố cấu thành lên nhân tố tổng, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm nâng cao Dân trí tài chính của nhóm đối tượng được nghiên cứu

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, đánh giá được các nhân tố phản ánh của dân trí tài chính (bao gồm thái

độ tài chính, kiến thức tài chính và hành vi tài chính) đều có tác động đến dân trí tài chính Trong các nhân tố này, đáng chú ý là kiến thức tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính: kiến thức về tiết kiệm và kiến thức về sử dụng tiền Nhóm nhân tố phản ánh thuộc về kiến thức tài chính đóng vai trò lớn nhất, sau đó là hành vi tài chính và cuối cùng là thái độ tài chính

Thứ hai, dựa trên kết quả của phỏng vấn sâu các chuyên gia, luận án đã đưa ra kết quả rằng giới tính, dân tộc và tôn giáo không ảnh hưởng đến dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam; trong khi đó, tuổi tác và thu nhập có ảnh hưởng

rõ ràng Học vấn của nhóm người dưới tiểu học lại cao hơn nhóm người có trình độ trung học phổ thông

Thứ ba, Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn bị ảnh hưởng bởi thu nhập, và cũng ảnh hưởng đến thu nhập của họ Do vậy, muốn tăng dân trí tài chính thì không nên tập trung vào hướng dẫn người dân cách tiết kiệm mà nên tập trung vào cách sử dụng tiền trong chi tiêu và đầu tư Hoạt động này nên thực hiện thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân Các cơ quan chức năng có thể xem xét tăng dân trí tài chính dựa trên các ứng dụng điện tử và sự phát triển của công nghệ tài chính

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH

“Financial Literacy” là một khái niệm được công bố và sử dụng trên toàn thế giới vào năm 1997 bởi Jump$tart Coalition Từ đó đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến vấn đề này dưới góc độ nghiên cứu về tài chính hành vi, về tài chính

vi mô và một số nghiên cứu trực tiếp liên quan đến DTTC

1.1 Các nghiên cứu về tài chính hành vi

Vì DTTC bao gồm 3 khía cạnh: kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính nên nhóm nghiên cứu đầu tiên, có liên quan là các nghiên cứu về tài chính hành

vi – dùng để giải thích hành vi của các nhà đầu tư (sau khi đã có được kiến thức tài chính) trên thị trường, đặc biệt thị trường chứng khoán cũng như các khoản đầu tư trên các thị trường khác Tài chính hành vi được phát triển bởi Tversky và Kahneman (1974) khi trình bày về phương pháp kinh nghiệm và những lệch lạc xảy ra khi đưa ra các quyết định về tài chính Sau đó, Tversky và Kahneman (1979), Kahneman và Tversky (1981) phát triển lí thuyết kì vọng và lí thuyết hữu dụng kì vọng Tài chính hành vi có 3 nhóm nghiên cứu chính: về doanh nghiệp, về thị trường và về cá nhân (nhà đầu tư) Trong phạm vi luận án này chỉ trình bày tổng quan về tài chính hành vi của cá nhân

Các giả định của lí thuyết thị trường hiệu quả cho rằng thông tin được cung cấp chính xác, tin cậy và cân xứng cho các cá nhân và nhà đầu tư (North, 1994) Tuy nhiên, trên thực tế thì vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tài chính của các cá nhân Do đó, tài chính hành vi xem xét con người như một chủ thể “bình thường”, không hoàn hảo, và do những hạn chế về khả năng xử lý thông tin, con người thường đưa ra những xét đoán sai lệch trong quá trình ra quyết định Tài chính hành vi ghi nhận vai trò quan trọng của cảm xúc trong các quyết định tài chính, và điều này có khuynh hướng được tìm hiểu thông qua phương pháp kinh nghiệm dựa vào hiệu ứng – từ đó đưa ra các vấn đề liên quan đến thái độ tài chính và hành vi tài chính Các nghiên cứu về tài chính hành vi đã chỉ ra rằng, các cá nhân khi đưa ra các quyết định về tài chính thì thường:

Thứ nhất, có khuynh hướng xem trọng khả năng bù đắp một khoản lỗ hơn là kiếm được nhiều lợi nhuận (Levy, 2010) Trong trường hợp khoản đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận, các cá nhân thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn việc cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai Trong trường hợp ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ, họ lại cố gắng duy trì với hy vọng tình hình sẽ khá hơn và có thể sinh lời trong tương lai bất chấp rủi ro thua lỗ nhiều hơn rất lớn Điều này cũng cho thấy rằng: các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường (đặc biệt là thị

Trang 9

trường chứng khoán) có xu hướng bán các tài sản tài chính đi sớm (trong trường hợp có lãi), và giữ lại lâu hơn (trong trường hợp bị lỗ)

Thứ hai, có xu hướng chia tách các quyết định vào các “tài khoản ảo” riêng trong trí não thay vì kết hợp chúng lại thành một thể thống nhất và thường xử lý các quyết định này độc lập, không chú ý đến tính tương quan của chúng Cũng từ đó, họ đưa ra các quyết định nhìn tưởng hợp lý, nhưng thật ra lại sai lầm – từ đây hình thành nên nhóm nghiên cứu về sự tự tin quá mức và vấn đề lệch lạc (Glaser và Weber, 2010) Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được lý giải bằng sự tự lừa dối, sợ rằng nếu bán mà

bị lỗ sẽ cảm thấy bản thân có quyết định đầu tư kém, hay sự tiếc nuối, tức lỡ bán rồi mà giá lên thì sao? Hiệu ứng phân bổ tài khoản cũng giúp lý giải một phần vì sao trong những thị trường tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá tại các thị trường lớn

Đối với vấn đề tự tin thái quá, các cá nhân thường cho rằng, bản thân mình “giỏi” hơn những người khác, thường “phóng đại” những hiểu biết của mình nên sẽ giao dịch nhiều hơn Trạng thái quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó khiến các

cá nhân sẵn sàng bảo vệ quan điểm của họ mà bỏ qua việc tham khảo thêm ý kiến từ bên ngoài

Lệch lạc do tình huống điển hình: các cá nhân có xu hướng phân loại các sự kiện điển hình hoặc tiêu biểu, được xem như khuôn mẫu tin cậy nên sẽ dự đoán về thị trường theo một khuôn mẫu mà quên đi rằng khả năng để thị trường phát tín hiệu giống nhau rất hiếm

Tính bảo thủ: Khi điều kiện kinh tế thay đổi mọi người có xu hướng chậm phản ứng với thay đổi đó, họ gắn nhận định của mình với tình hình chung trong một thời kỳ dài hạn trước đó Nghĩa là khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng chỉ tạm thời, dài hạn nền kinh tế vẫn đi lên, mà không nhận thấy có thể tin đó là tín hiệu cho một chu kỳ suy thoái dài hạn đã bắt đầu Sau một khoảng thời gian nhận thấy tình hình vẫn chưa cải thiện thì mọi người đổ xô đi bán cổ phiếu Kết quả, thị trường lại biến động bất thường Vấn đề này cũng thường đi với vấn đề lệch lạc do quen thuộc

Tâm lý “bầy đàn”: Tâm lý “bầy đàn” luôn tồn tại trong quá trình ra quyết định của các cá nhân, bất kể việc họ có kinh nghiệm hay không Khi cá nhân đối đầu với ý kiến của nhóm, họ có xu hướng thay đổi những câu trả lời của mình, vì họ nghĩ rằng, tất cả những người khác có thể không sai

Như vậy, thành công của nhóm nghiên cứu về tài chính hành vi đã giải thích được vấn đề về phản ứng của các cá nhân trên thị trường, trước hết về vấn đề sử dụng tài sản

Trang 10

tài chính ra sao Tuy nhiên, bản thân nhóm nghiên cứu này cũng có những vấn đề nhất định như:

Thứ nhất, các nghiên cứu về tài chính hành vi đều là những nghiên cứu giả định

và bị phê phán bởi các nghiên cứu theo lí thuyết thị trường hiệu quả (Fama, 1998) Phần lớn các công trình đã công bố về tài chính hành vi đều là những nghiên cứu thực nghiệm

để chứng minh tính phổ biến của thị trường từ đó đưa ra các hàm ý chính sách về hành

vi của các cá nhân liên quan đến sử dụng các loại tài sản tài chính Như vậy, nếu trong một “tổng thể” lớn thì các nghiên cứu về tài chính hành vi khó có thể phát triển được Thứ hai, mặc dù có liên quan đến hành vi tài chính của các cá nhân (và sâu xa hơn

là hành vi của doanh nghiệp và thị trường) thì nhánh nghiên cứu về tài chính hành vi cũng chỉ tập trung vào cá nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, tức là nhóm các cá nhân có kiến thức tài chính và thái độ tài chính tốt, đặc biệt là “không nghèo” Tức là các quyết định liên quan đến tài chính của nhóm người này sẽ khác đối với nhóm người nghèo: trước hết phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản về cuộc sống, sau đó mới tiến đến các khoản đầu tư – dù rằng nhóm người nghèo cũng có những đặc điểm tương tự mà tài chính hành vi nêu ra: tâm lí bầy đàn, sợ rủi ro, các vấn đề về lệch lạc

Trong các nghiên cứu về hành vi, mặc dù không thuộc lí thuyết về tài chính hành

vi, song vẫn cần đề cập đến lí thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) Nhóm lí thuyết này trả lời các vấn đề liên quan đến hành vi của con người nói chung – trong đó có hành vi tài chính Theo lý thuyết này, ý định hành vi có thể được giải thích bằng thái độ đối với hành vi và mức quy chuẩn chủ quan Thái độ đối với hành vi được định nghĩa là: cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một

cá nhân về thực hiện các hành vi mục tiêu, còn quy chuẩn chủ quan được đề cập là: người khác cảm thấy thế nào khi bạn làm một việc nào đó Hạn chế lớn nhất của mô hình này là cho rằng toàn bộ hành vi của một cá nhân đều do lí trí của chính mình Để khắc phục những nhược điểm của mô hình TRA, Ajzen và Fishbein (1980) đã đưa ra

mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) Mô hình TPB cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của con người là thái độ Sự mở rộng của lý thuyết TPB khi nghiên cứu cho rằng thái độ, hành

vi kiểm soát cảm nhận và mức quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định hành vi và hành vi của cá nhân (Ajzen, 1991) Nhân tố hành vi kiểm soát cảm nhận (Perceived Behavioral Control) được thêm vào để thể hiện sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện một hành vi cụ thể và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay không Lý thuyết này được một số nghiên cứu cho rằng tối ưu hơn trong việc giải thích và dự đoán hành

vi của người tiêu dùng trong một nội dung và hoàn cảnh cụ thể Tuy nhiên, các nghiên

Ngày đăng: 01/06/2024, 20:08

w