1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày những nội dung về các quy Định về bảo hiểm trong vận tải hàng hóa bằng Đường biển theo quy Định Ở việt nam hiện nay

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Những Nội Dung Về Các Quy Định Về Bảo Hiểm Trong Vận Tải Hàng Hóa Bằng Đường Biển Theo Quy Định Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Đức Hoàng, Tăng Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Bảo Duyên, Phạm Huỳnh Gia Huy, Dương Hà Giang, Phan Nhật Huy
Người hướng dẫn TIS. Phạm Nam Thanh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.Hcm
Chuyên ngành Luật Vận Tải Và Công Ước Quốc Tế
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 221,66 KB

Nội dung

Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạohiểm” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá trong quátrình vận chuyển, người vay s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

BÀI BÁO CÁO

HỌC PHẦN: LUẬT VẬN TẢI VÀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TIS Phạm Nam Thanh

Nhóm sinh viên thực hiện:

NGUYỄN ĐỨC HOÀNG - 066205003541TĂNG THỊ MINH THƯ - 075305004335NGUYỄN THỊ BẢO DUYÊN - 049305011670PHẠM HUỲNH GIA HUY - 058205001215DƯƠNG HÀ GIANG - 075305018010PHAN NHẬT HUY - 091205013338

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024

TRÌNH BÀY NHỮNG NỘI DUNG VỀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM TRONG VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO QUY ĐỊNH Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

Phần I : Tổng quan về Bảo hiểm Hàng Hải

1.1 Lịch sử ra đời của bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam

1.2 Đặc điểm của bảo hiểm hàng hải

1.3 Các loại hình bảo hiểm hàng hải

1.4 Vai trò của bảo hiểm hàng hải đối với vận tải biển

Phần II : Các nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hải

2.1 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

2.2 Nguyên tắc bồi thường

2.3 Nguyên tắc thế quyền

2.4 Nguyên tắc quyền lợi có thể bảo hiểm

2.5 Nguyên tắc bảo hiểm rủi ro

Phần III : Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hải

4.2 Các rủi ro do bản chất tự nhiên của hàng hóa

4.2.1 Nội tỳ của hàng hóa

4.2.2 Ẩn tỳ của hàng hóa

4.2.3 Rò rỉ và hao hụt hàng hóa

4.3 Các rủi ro do lỗi của chủ hàng hoặc người được bảo hiểm

Trang 3

4.3.1 Cố ý gây hư hỏng tài sản

5.2 Bảo hiểm Hàng hóa

5.2.1 Thiệt hại do tai nạn

5.2.2 Thiệt hại do thiên tai

5.2.3 Thiệt hại do con người:

5.3 Bảo hiểm Trách nhiệm vận chuyển (Carrier Liability Insurance)

5.3.1 Thiệt hại vật chất:

5.3.2 Thiệt hại về thời gian:

5.3.3 Thiệt hại về trách nhiệm pháp lý:

5.4 Bảo hiểm Tổn thất chung (General Average Insurance)

5.4.1 Hy sinh tài sản:

5.4.2 Chi phí cứu hộ:

5.5 Bảo hiểm Rủi ro đặc biệt (Special Risks Insurance)

5.5.1 Rủi ro chiến tranh:

5.5.2 Rủi ro hạt nhân:

5.6 Kết luận

Trang 4

Phần VI : Cách giải quyết các tranh chấp trong bảo hiểm Hàng hải.

6.1 So sánh 4 phương pháp giải quyết tranh chấp

6.2 Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Theo 4 Bước

NỘI DUNG

Trang 5

Phần I: Tổng quan về Bảo hiểm Hàng Hải

1.1 Lịch sử ra đời của Bảo Hiểm Hàng Hải tại Việt Nam

Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại cũng như mức độ và số lượngrủi ro phải ứng phó, các chủ tàu, các nhà buôn bán, những người vận tải luôn luôn tìmkiếm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình

Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên người ta đã tìm cách giảm nhẹtổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyếnhàng Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên khai củabảo hiểm Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạohiểm” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá trong quátrình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi.Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hoá đến bến an toàn, như vậy cóthể hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm Song số vụ tổn thất xảy

ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguyhiểm và thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời

Còn ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ? Không có tài liệu nào chứng minh mộtcách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc nhưHội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ… đã để ý đến Đông Dương Các Hội bảohiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việcbuôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm Vào năm

1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique Đến năm 1929 mới có

Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ

hoạt động về bảo hiểm xe ô tô Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mởrộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểmtrong nước và ngoại quốc

Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới

chính thức đi vào hoạt động Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp

vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương…

1.2 Đặc điểm của Bảo Hiểm Hàng Hải:

- Bảo vệ rủi ro đa dạng: Bảo hiểm hàng hải bảo vệ hàng hóa khỏi nhiều loại rủi ro như

: Rủi ro thiên tai, Tai nạn giao thông, Cháy nổ, Trộm cắp, mất cắp hàng hóa, Rủi ronày phải được xác định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm để xác định trách nhiệm bồithường của người bảo hiểm

- Phạm vi bảo hiểm rộng: Bảo hiểm hàng hải có thể áp dụng cho nhiều loại hàng hóakhác nhau, từ hàng hóa container đến hàng hóa rời, hàng hóa nguy hiểm,

Trang 6

- Điều kiện bảo hiểm linh hoạt: Người mua bảo hiểm có thể lựa chọn các điều kiện bảohiểm phù hợp với nhu cầu và loại hình hàng hóa của mình.

- Quy trình bồi thường rõ ràng: Trong trường hợp xảy ra sự cố, quá trình điều tra và bồithường được thực hiện theo quy định của hợp đồng bảo hiểm

- Chi phí bảo hiểm cạnh tranh: Chi phí bảo hiểm hàng hải thường được tính dựa trên giátrị hàng hóa, loại hình hàng hóa, hành trình vận chuyển và các yếu tố rủi ro khác

1.3 Các loại hình bảo hiểm hàng hải:

Hiện nay, có 3 loại bảo hiểm hàng hải chính mà chúng ta cần nắm rõ Mỗi loại bảohiểm sẽ có những đối tượng riêng và có những phần lưu ý đặc biệt

- Bảo hiểm tàu: Bảo hiểm tàu bao gồm bảo vệ cho tàu vận chuyển hàng hải chủ yếu Nóbảo đảm chủ tàu trước các rủi ro như đắm tàu, va chạm, cháy nổ, hỏa hoạn và các sự cốkhác liên quan đến tàu Bảo hiểm tàu cung cấp sự bồi thường cho tổn thất hoặc thiệt hạigây ra cho tàu và các thành phần của nó

- Bảo hiểm hàng hóa: Bảo hiểm hàng hóa bảo vệ chủ hàng hóa khỏi mất mát, thiệt hạihoặc thất thoát trong quá trình vận chuyển Điều này có thể bao gồm các rủi ro như hưhỏng, mất mát, cướp biển hoặc hành vi gian lận Bảo hiểm hàng hóa giúp bảo đảm rằngchủ hàng hóa sẽ nhận được bồi thường tài sản trong trường hợp xảy ra sự cố

- Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý: Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý cung cấp bảo vệ chochủ tàu hoặc chủ hàng hóa đối mặt với các yêu cầu bồi thường từ phía bên thứ ba trongtrường hợp xảy ra thiệt hại hoặc thương tích do hoạt động vận chuyển hàng hải Đây làmột loại bảo hiểm quan trọng để đảm bảo rằng các bên liên quan được bảo vệ trướcnhững yêu cầu bồi thường pháp lý có thể phát sinh

Quan trọng để chủ tàu và chủ hàng hóa hiểu rõ về từng loại bảo hiểm hàng hải này vàlựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu và rủi ro của họ Mỗi loại hình bảo hiểm này cócác điều khoản và điều kiện đặc biệt, do đó, tư vấn từ một chuyên gia bảo hiểm hànghải là cần thiết để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho tàu và hàng hóa

1.4 Vai trò của bảo hiểm hàng hải đối với vận tải biển:

Ở Việt Nam, vận chuyển đường biển đang rất phát triển, giữ vai trò quan trọng trongviệc lưu thông hàng hóa Và chắc chắn sẽ khó tránh được những rủi ro trong quá trìnhvận chuyển, đặc biệt khi chuyển hàng có trọng lượng lớn Vì vậy, bảo hiểm hàng hảiđóng vai trò rất quan trọng đối với vận tải biển, đặc biệt là trong vận tải quốc tế, vì nógiúp bảo vệ các bên liên quan trước những rủi ro không lường trước có thể xảy ra trongquá trình vận chuyển hàng hóa qua đường biển Dưới đây là một số vai trò chính củabảo hiểm hàng hải đối với vận tải biển:

Trang 7

- Bảo vệ tài chính trước rủi ro: Đây là tác dụng chính của bảo hiểm Vận tải biển luôntiềm ẩn nhiều rủi ro như tai nạn tàu, thiên tai, hỏa hoạn, cướp biển, và sự cố kỹ thuật.Bảo hiểm hàng hải giúp bảo vệ tài sản của chủ tàu và chủ hàng bằng cách bồi thườngthiệt hại tài chính khi xảy ra sự cố Điều này giúp các bên không bị gánh nặng tài chínhlớn và có thể nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh doanh.

- Tăng cường niềm tin và tính ổn định trong giao dịch: Bảo hiểm hàng hải làm tăng sựtin tưởng giữa các bên trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhànhập khẩu, và người vận chuyển Việc có bảo hiểm đảm bảo rằng, nếu có sự cố xảy ra,mọi bên đều có cơ hội được bồi thường tổn thất Điều này tạo ra sự ổn định trong giaodịch thương mại quốc tế và giúp thúc đẩy hoạt động vận tải biển phát triển

- Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Ngoài các rủi ro vật chất, vận tải biển còn đối mặt vớinhững rủi ro pháp lý liên quan đến tranh chấp về trách nhiệm pháp lý khi xảy ra tai nạnhoặc thiệt hại hàng hóa Bảo hiểm hàng hải cung cấp sự bảo vệ pháp lý cho các bên liênquan, bao gồm chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại đối với các khiếu nại từ bên thứba

- Hỗ trợ quản lý rủi ro hiệu quả: Với các sản phẩm bảo hiểm hàng hải, các công ty vậntải và chủ hàng có thể phân chia và quản lý rủi ro một cách hiệu quả hơn Thay vì phải

tự chịu toàn bộ rủi ro, họ có thể chuyển giao một phần rủi ro cho các công ty bảo hiểm,

từ đó giảm bớt áp lực tài chính và tập trung vào hoạt động kinh doanh

- Thúc đẩy thương mại quốc tế: Vận tải biển là phương tiện chính cho hoạt độngthương mại quốc tế, chiếm phần lớn trong vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia Bảohiểm hàng hải giúp tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mạiquốc tế, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và góp phần vào sự phát triển củakinh tế toàn cầu

- Hỗ trợ các hoạt động khắc phục sự cố: Trong trường hợp xảy ra tai nạn trên biển, bảohiểm hàng hải thường hỗ trợ chi phí cứu hộ, cứu nạn, và sửa chữa tàu Điều này khôngchỉ giúp khắc phục nhanh chóng thiệt hại mà còn bảo vệ các bên liên quan, bao gồmchủ tàu và chủ hàng, trước những tổn thất có thể kéo dài và gia tăng nếu không đượcgiải quyết kịp thời

Tóm lại, bảo hiểm hàng hải là một phần thiết yếu trong vận tải biển, không chỉ giúp bảo

vệ các bên trước những rủi ro không mong muốn, mà còn tạo ra sự an tâm, ổn định chocác hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hóa toàn cầu

Phần II: Các nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hải

Trang 8

Trước khi mua bảo hiểm, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc bảo hiểm để đảm bảo tối đa

quyền lợi của bạn thân Vậy bảo hiểm có những nguyên tắc nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết 5 nguyên tắc khi tham gia bảo hiểm dưới đây nhé

1 Nguyên tắc Trung thực tuyệt đối (Utmost Good Faith)

Trong tất cả các giao dịch bảo hiểm, người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm phải

có trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về mọi khía cạnh liên quan đến đối tượng bảo hiểm và rủi ro bảo hiểm Điều này đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hợp đồng bảo hiểm

Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm thường không thể tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bảo hiểm để đánhgiá rủi ro Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển phải được giao kết trên cơ sở trung thực tuyệt đối Doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ và chính xác mọi thông tin cần thiết mà bên mua bảo hiểm đã biết hoặc coi như đã biết.Đối với người tham gia bảo hiểm

Người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ phải khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến giao kết hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm quy định Đây là trách nhiệm mà bên tham gia bảo hiểm tự giác thực hiện mà không cần phải

có sự bắt buộc yêu cầu khai báo Điều này giúp làm giảm chi phí đánh giá rủi ro bảo hiểm có thể xảy ra, góp phần giải quyết tốt nhất quyền lợi bảo hiểm Đây là bổn phậnkhai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo

 Đối với công ty bảo hiểm

Không chỉ bên tham gia bảo hiểm mà công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm cũng cần phải tôn trọng và thực hiện nguyên tắc trung thực tuyệt đối Công ty bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin có trong hợp đồng bảo hiểm

Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm phải giải thích rõ các điều khoản, nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, giải đáp những thắc mắc để người tham gia hiểu rõ nhất về hợp đồng bảo hiểm Nếu công ty bảo hiểm vi phạm nguyên tắc này, bên tham gia bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu được bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc này đặt ra một yêu cầu với người tham gia bảo hiểm là phải tuyệt đối trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia bảo hiểm để giúp doanh nghiệp bảo hiểm xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận

Trang 9

Thêm vào đó, các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các thiệt hại để đòi bồi thường (khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế; sửa chữa ngày tháng của hợp đồng bảo hiểm ) sẽ được xử lí theo pháp luật.

Ví dụ : A là chủ tàu và muốn mua bảo hiểm từ công ty B Mặc dù biết tàu đã bị hư hỏng nhẹ ở động cơ, A không tiết lộ thông tin này mà chỉ cung cấp giấy tờ cho thấy tàu hoàn toàn bình thường B tin vào thông tin đó và ký hợp đồng bảo hiểm mà không biết về sự cố Khi tàu gặp tai nạn và yêu cầu bồi thường, B phát hiện ra sự thiếu trung thực của A và từ chối bồi thường

2 Nguyên tắc Bồi thường (Indemnity Principle)

Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho người mua bảo hiểm đúng giá trị tổn thất thực

tế, không vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm Nguyên tắc này đảm bảo rằng người được bảo hiểm không kiếm lợi từ sự kiện bảo hiểm mà chỉ được bồi thường tương ứng với tổn thất thực tế

Ví dụ : Một lô hàng có giá trị 1 tỷ đồng bị tổn thất hoàn toàn do tàu chìm Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường giá trị thực tế của lô hàng là 1 tỷ đồng

Điều gì xảy ra nếu Giá trị Tổn thất thực tế cao hơn Số tiền bảo hiểm?

Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng là mức bồi thường tối đa mà công ty bảo hiểm, chi trả khi có tổn thất

Nếu giá trị tổn thất thực tế vượt quá số tiền bảo hiểm, người mua bảo hiểm sẽ phải chịu phần chênh lệch

Ví dụ : A là chủ tàu và mua bảo hiểm hàng hải từ công ty B cho lô hàng có giá trị

500 triệu đồng Khi tàu gặp bão, tổn thất thực tế lên đến 700 triệu đồng Tuy nhiên, công ty bảo hiểm B chỉ chi trả tối đa 500 triệu đồng theo hợp đồng, và A phải tự thanh toán phần chênh lệch 200 triệu đồng để bù đắp cho thiệt hại còn lại

3 Nguyên tắc Thế quyền (Subrogation Principle)

Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình Trong bảo hiểm thiệt hại, nguyên tắc bồi thường đã xác định người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn giá trị tổn thất mà mình gánh chịu Khi gặp sự cố do bên thứ ba gây ra, người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm ủy quyền, cung cấp các chứng từ liên quan cho công ty bảohiểm Chẳng hạn như biên bản, thư từ, bằng chứng cho thấy người thứ ba gây ra tổn thất Dựa vào đó công ty sẽ thay mặt người tham gia bảo hiểm khiếu nại lại bên thứ ba

Trang 10

Điều kiện áp dụng:

+ Người gây ra tổn thất thuộc bên thứ ba và có trách nhiệm bồi thường

+ Công ty bảo hiểm đã bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm

+ Những tổn thất có thể bồi thường phải thuộc phạm vi sự kiện bảo hiểm trong quy định hợp đồng bảo hiểm

+ Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm chỉ áp dụng cho tài sản, không áp dụng cho con người

Tác dụng của nguyên tắc thế quyền :

1 Đối với bên mua bảo hiểm

- Người được bảo hiểm sẽ không nhận bồi thường 2 lần từ bên thứ 3 và công ty bảo hiểm với cùng một tổn thất

2 Đối với công ty bảo hiểm

- Nguyên tắc thế quyền sẽ góp phần bù đắp phần tài chính đã bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

- Nếu không có nguyên tắc thể quyền, bạn có thể tiếp tục yêu cầu bồi thường thêm chocùng một thiệt hại mà bạn đã được bảo hiểm thanh toán Điều này sẽ khiến bạn nhậntiền bồi thường hai lần cho một tổn thất, dẫn đến lợi ích không chính đáng

- Nếu người được bảo hiểm có thể nhận bồi thường từ cả hai nguồn (công ty bảo hiểm và bên thứ ba), điều đó sẽ vi phạm nguyên tắc bồi thường, vốn chỉ nhằm mục đích khôi phục thiệt hại thực tế Người được bảo hiểm chỉ nên được bồi thường tương ứng với tổn thất thực tế họ đã chịu, không được phép thu lợi từ việc này

- Điều này có nghĩa là sau khi đã nhận được bồi thường từ công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm không còn quyền yêu cầu bồi thường từ bên thứ ba nữa, mà quyền này thuộc về công ty bảo hiểm

Ví dụ : một tàu vận chuyển hàng hóa bị va chạm do lỗi của tàu khác, công ty bảo

hiểm của chủ tàu sẽ bồi thường thiệt hại Sau đó, công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu chủ tàu gây ra va chạm bồi thường lại khoản tiên mà họ đã chi trả

4 Nguyên tắc Quyền lợi có thể bảo hiểm

Doanh nghiệp có Quyền lợi được bảo hiểm khi hàng hóa được đặt vào tình thế phải chịu hiểm họa hàng hải và doanh nghiệp được bảo hiểm phải có quan hệ pháp lý với hàng hóa thì khi đó doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nếu hàng hóa đó được bảo toàn hay về đến bến đúng hạn và bị thiệt hại khi hàng hóa đó bị tổn thất, hay bị cầm giữ hoặc phát sinh trách nhiệm

Bất cứ người nào khi mua bảo hiểm cũng có lợi ích, quyền lợi bảo hiểm đính kèm Đây có thể là quyền lợi đã có từ trước hoặc sẽ có trong tương lai của đối tượng bảo hiểm

Trang 11

Ví dụ : Giả sử bạn là chủ sở hữu của một chiếc tàu chở hàng Bạn quyết định mua

bảo hiểm hàng hải cho chiếc tàu này để bảo vệ mình trước các rủi ro như tai nạn, hỏahoạn, hoặc thiên tai Trong trường hợp này, bạn có quyền lợi có thể bảo hiểm vì bạn

sẽ chịu thiệt hại tài chính nếu chiếc tàu gặp rủi ro Nếu chiếc tàu bị hư hỏng hoặc mấtmát, bạn sẽ nhận được bồi thường từ công ty bảo hiểm để bù đắp cho thiệt hại đó

5 Nguyên tắc Bảo hiểm rủi ro

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cả doanh nghiệp mua bảo hiểm và bên bảo hiểm đều không thể khẳng định rủi ro có xảy ra hay không, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế được giao kết khi người mua bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hóa hoặc nếu người bảo hiểm đã biết là hàng hóa đã về đến đích an toàn sẽ trở nên vô hiệu

Ví dụ : Công ty A mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển từ Việt

Nam sang Mỹ Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, công ty A đã nhận được thông tin rằng tàu chở hàng của họ đã gặp bão và hàng hóa có thể bị hư hỏng Tuy nhiên, công

ty A vẫn tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm B mà không thông báo về rủi ro này Trong trường hợp này, nếu công ty bảo hiểm B phát hiện ra rằng công ty A đã biết trước về rủi ro xảy ra cho hàng hóa trước khi ký hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm này sẽ trở nên vô hiệu Điều này là do nguyên tắc bảo hiểm rủi ro yêucầu cả hai bên không được biết trước về rủi ro khi ký kết hợp đồng

Phần III: Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hải

Rủi ro hàng hải có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong lĩnh vực hàng hải Vì vậy hợp đồng bảo hiểm hàng hải đóng một vai trò rất quan trọng để bảo vệ các hàng hoá khỏicác rủi ro đấy Vậy thì hợp đồng bảo hiểm hàng hải là gì và khi mua hợp đồng bảo hiểm hàng hải thì những cái quy định, nội dung  nào cần lưu ý trong hợp đồng thì sau đây sẽ là những cái nội dung của hợp đồng bảo hiểm hàng hải

3.1 Khái Niệm

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó ngườiđược bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồithường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểmtheo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng

3.2 Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hang hải

Nếu như bảo hiểm hàng không là bảo hiểm dành riêng cho hoạt động của máy bay.Bảohiểm nhân thọ thường bảo vệ bạn trước những rủi ro liên quan đến tính mạng, sức

Trang 12

khỏe.Thì hợp đồng bảo hiểm hàng hải có những đặc điểm riêng biệt do đặc thù của hoạtđộng vận tải biển

=> Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có phạm vi bảo hiểm rất rộng, bao trùm nhiều rủi ro khác nhau có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

+ Rủi ro trong bảo hiểm hàng hải thường không thể dự đoán chính xác và có thể xảy rabất cứ lúc nào, như:

Thiên tai: Bão tố, sóng thần, động đất

Tai nạn: Va chạm, mắc cạn, chìm tàu

Hỏa hoạn: Cháy nổ trên tàu.

Cướp biển: Tấn công, cướp bóc tàu.

+ Đối tượng bảo hiểm đa dạng: bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm trách

+ Đối tượng bảo hiểm

+ Mô tả tài sản: Chi tiết về tàu (tên, loại tàu, số đăng ký), hàng hóa (loại hàng, số lượng,giá trị)

+ Phạm vi bảo hiểm: Các rủi ro được bảo hiểm (ví dụ: đắm tàu, va chạm, hỏa hoạn,trộm cắp, thiên tai)

+ Điều khoản bảo hiểm, đkiên và nguyên tắc chung

Phần cuối

+ Chữ ký: Chữ ký của đại diện người bảo hiểm và người được bảo hiểm

Trang 13

+ Con dấu: Con dấu của công ty bảo hiểm.

+ Phụ lục: Các tài liệu liên quan như bản vẽ tàu, chứng nhận chất lượng hàng hóa

=> Bố cục trên đây chỉ mang tính chất chung và có thể có sự khác biệt nhỏ tùy thuộcvào từng công ty bảo hiểm và loại hình bảo hiểm cụ thể

3.4 Nội dung Hợp đồng bảo hiểm hàng hải

3.4.1 Chứng từ bảo hiểm

Chứng từ bảo hiểm  nhằm xác định việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và là

cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hai bên

Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểmhoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm

● Đơn bảo hiểm (Insurance Policy – IP): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp,

nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm thông qua những điều khoản chủ yếu củahợp đồng. Thường là một phần của hợp đồng bảo hiểm, chứa thông tin chi tiết vềngười mua bảo hiểm, loại hình bảo hiểm, mức phí, thời hạn bảo hiểm,

● Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate – IC): Là bản sao rút gọn của

đơn bảo hiểm, thường được sử dụng để cung cấp thông tin cơ bản về hợp đồng bảo hiểm.Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói

lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảohiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận

3.5 Các quy định về hợp đồng hàng hải

Quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải thường được xác định bởi các quy tắc và điềukhoản của các tổ chức và hiệp hội bảo hiểm, cùng với quy định pháp luật liên quan đếnvận tải biển và bảo hiểm Các điều khoản chính trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải baogồm:

a Nghĩa vụ của người được bảo hiểm

- Người được bảo hiểm có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi

ký kết hợp đồng hoặc ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm,trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

- Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin

mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnhhưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro

Ngày đăng: 05/12/2024, 13:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w