Nội dung chính của môn học bao gồm tri thức nền tảng và cập nhật về các kỹnăng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tư duy phản biện,...Môn học này được thiết kế để si
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 2 Câu 1: Trình bày một (hoặc nhiều) kỹ năng anh/chị cảm thấy tâm đắc nhất đã học và
áp dụng vào tình huống thực tiễn anh/chị đã hoặc sẽ áp dụng Nội dung cần trình bày dưới dạng một bài thuyết trình có thuyết minh (khoảng 5-6 slides) Sinh viên chèn hìnhảnh slide và viết thuyết minh cho slide trên cùng một trang Word Ngoài format
PowerPoint, SV có thể kết hợp đa dạng các hình thức khác, ví dụ như sơ đồ bản đồ tư duy- mindmap (4 điểm) 3
Câu 2: Áp dụng kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian để lập lịch trình cụ thể cho
năm học tiếp theo của anh/chị? (4 điểm) 11
Câu 3: Thông qua 15 tuần học Kỹ năng bổ trợ, anh/chị phản ánh trải nghiệm và đánh
giá lại kiến thức có được học sau môn học: (2 điểm) Gợi ý: 14
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng bổ trợ là một môn học quan trọng, giúp sinh viên tiếp thu những kiến thức nềntảng và hiện đại về những kỹ năng cần thiết của mỗi ngày trong xã hội phát triển ngàynay Nội dung chính của môn học bao gồm tri thức nền tảng và cập nhật về các kỹnăng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tư duy phản biện, Môn học này được thiết kế để sinh viên dần tiếp cận với yêu cầu thực tế đối với mộtnhân sự của một doanh nghiệp thông qua những kiến thức mang tính thực tế cao
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế vì đã đưa môn học kỹnăng bổ trợ vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến các giảng viên bộ môn – TS Bùi Thị Quyên và ThS Phạm Nhật Linh – đã truyềnđạt cho em những kiến thức vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập Trongthời gian tham gia học phần, em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích và phát triểntinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những hành trang quý báu
để em có thể tự tin bước vào chặng đường sắp tới
Tuy nhiên, do kiến thức và kỹ năng của em còn hạn chế, dù đã cố gắng nhưng trongquá trình thực hiện chủ đề bài tập lớn này, em không thể tránh khỏi những thiếu sót
Em mong cô có thể đưa ra những ý kiến đóng góp để bài tập của em được hoàn thiệnhơn và giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm cho các bài tập trong tương lai
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5Câu 1: Trình bày một (hoặc nhiều) kỹ năng anh/chị cảm thấy tâm đắc nhất đã học
và áp dụng vào tình huống thực tiễn anh/chị đã hoặc sẽ áp dụng Nội dung cần trìnhbày dưới dạng một bài thuyết trình có thuyết minh (khoảng 5-6 slides) Sinh viênchèn hình ảnh slide và viết thuyết minh cho slide trên cùng một trang Word Ngoàiformat PowerPoint, SV có thể kết hợp đa dạng các hình thức khác, ví dụ như sơ đồbản đồ tư duy- mindmap (4 điểm)
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện qua học phần Kỹ năng bổ trợ, em đã có cơhội tiếp cận và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng Trong số đó, kỹ năng em cảmthấy tâm đắc nhất là Kỹ năng tư duy phản biện Kỹ năng này không chỉ có giá trịtrong học tập mà còn vô cùng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày và công việc saunày
Kỹ năng tư duy phản biện được hiểu là quá trình tư duy phân tích đưa ra nhữngđánh giá hợp lý, lập luận logic và được cân nhắc kỹ lưỡng thông qua khả năng đặtnhững câu hỏi như tại sao, làm thế nào, bằng cách gì, như thế nào, về những gìđược đọc, nghe, nói hoặc viết Tư duy phản biện được xây dựng dựa trên những lýtưởng trí tuệ phổ quát, bao gồm: sự rõ ràng, đúng đắn, chính xác, nhất quán, phùhợp, bằng chứng vững chắc, lập luận xuất sắc, sâu sắc và công bằng Điều này đòihỏi phải xem xét lại những yếu tố tư duy tiềm ẩn trong mọi lập luận: vấn đề, mụcđích, giả định, hậu quả và ý nghĩa, hệ quy chiếu,
Trang 6Slide 1: Giới thiệu
Hình ảnh: Một chàng trai đang tổng hợp, suy nghĩ và phân tích vấn đề
Nội dung thuyết minh: Xin chào mọi người! Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá kỹ
năng tư duy phản biện Tìm hiểu xem rốt cuộc thực chất kỹ năng tư duy phản biện là gì
và cách áp dụng nó vào các tình huống tình huống thực tế
Trang 7Slide 2: Tư duy phản biện là gì?
Hình ảnh: Hình minh họa cho tư duy phản biện
Nội dung thuyết trình: Vậy Tư duy phản biện là quá trình tư duy biện chứng gồm
phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề Lập luận phản biện phải
rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm
Trang 8Silde 3: Các bước thực hiện tư duy phản biện
Hình ảnh: 4 giai đoạn của Critical Thinking
Nội dung thuyết minh: Tư duy phản biện trải qua 4 giai đoạn Đầu tiên là nhận dạng
vấn đề, xác định xem đâu mới là vấn đề cốt lõi cần giải quyết Tiếp theo là dùng phân tích vấn đề để xem xét tất cả những khía cạnh của vấn đề, sử dụng cả tư duy định tính
và định lượng Bước thứ ba là đánh giá vấn đề Ta cần phải đánh giá dựa trên các yếu
tố khách quan của môi trường tác động đến vấn đề Biết được đâu là điểm xấu, điểm tốt, điểm còn nghi ngờ, Từ những đánh giá đó chúng ta sẽ đưa ra kết luận phù hợp với hướng giải quyết thực tiễn chúng ta cần Tùy thuộc vào mục tiêu của cá nhân và tổ chức thì kết luận về vấn đề sẽ khác nhau
Trang 9Silde 4: Các bước để phát triển tư duy phản biện
Nội dung thuyết trình: Để phát triển kỹ năng tư duy phản biện, ta cần tuân thủ các
bước sau:
1 Thu thập thông tin: Tìm hiểu và sưu tập dữ liệu liên quan đến vấn đề
2 Phân tích: Phân tích các thông tin để hiểu rõ hơn vấn đề
3 Đánh giá: Đưa ra nhận xét dựa trên tính hợp lý và độ tin cậy của thông tin
4 Đưa ra kết luận: Xây dựng và tổng hợp kết quả từ các bước trên để đưa ra quyết địnhhoặc nhận định cuối cùng
Trang 10Slide 5: Áp dụng tư duy phản biện vào tình huống tình huống thực tế
Nội dung thuyết minh: Cách tốt nhất để áp dụng tư duy phản biện là thông qua thực
Trang 11Slide 6: Kết luận và lời khuyên
Nội dung thuyết minh: Tư duy phản biện không chỉ là một kỹ năng cá nhân mà còn là
một công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta đạt được sự thành công và sáng suốt trong cuộc sống Hãy luôn rèn luyện và áp dụng kỹ năng này vào các tình huống thực tế để đạt được kết quả tốt nhất
Trang 12Slide 7: Câu hỏi và thảo luận
Nội dung thuyết minh: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để lắng nghe Bây giờ
chúng ta sẵn sàng để nhận câu hỏi từ các bạn Hãy cùng thảo luận thêm về cách áp dụng tư duy phản biện vào cuộc sống hàng ngày Chúc các bạn một ngày tuyệt vời!
Trang 13Câu 2: Áp dụng kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian để lập lịch trình cụ thểcho năm học tiếp theo của anh/chị? (4 điểm)
Học phần Kỹ năng bổ trợ đã trang bị cho em những kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch
và quản lý thời gian một cách hiệu quả Dưới đây là kế hoạch cụ thể cho năm học tiếp theo, trong đó em sẽ chuẩn bị cho kỳ thi IELTS và học khóa học Digital Marketing
● IELTS: Nâng cao vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh cơ bản
● Digital Marketing: Làm quen với các kiến thức nền tảng
Hoạt động:
● IELTS:
o Học từ vựng và ngữ pháp theo sách Cambridge hoặc tài liệu online uy tín
o Luyện tập các dạng bài thi IELTS
o Tham gia khóa học luyện thi IELTS đủ 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết
● Digital Marketing:
o Tham gia khóa học Digital Marketing
o Làm bài tập đầy đủ và tham khảo thêm các tài liệu uy tín trên Internet
Trang 14 Lưu ý:
Dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày cho việc học tập
Sử dụng các phương pháp học tập hiệu quả như học theo sơ đồ tư duy, phương pháp quản lý thời gian pomodoro, phương pháp ôn tập ngắt quãng
Luyện tập thường xuyên để cải thiện kỹ năng
Giai đoạn 2: Phát triển (Tháng 10 - Tháng 12)
Tập trung:
● IELTS: Nâng cao kỹ năng làm bài thi IELTS và tăng điểm số
● Digital Marketing: Bắt đầu ôn tập chuyên sâu và vượt qua những bài test năng lực của khóa học
Hoạt động:
● IELTS:
○ Tham gia các kỳ thi thử IELTS để đánh giá trình độ và rèn luyện kỹ
năng làm bài thi
○ Tìm kiếm và luyện tập các đề thi IELTS thực tế
○ Trau dồi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh
Trang 15● Dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày cho việc học tập.
● Tăng cường luyện tập các dạng bài thi IELTS và Digital Marketing
● Sử dụng các tài liệu ôn thi chất lượng cao
Giai đoạn 3: Bứt phá (Tháng 1 - Tháng 5)
Tập trung:
● IELTS: Ôn tập nước rút cho kỳ thi IELTS
● Digital Marketing: Ôn tập và chuẩn bị cho bài thi và dự án cuối khóa
Hoạt động:
● IELTS:
○ Tham gia các kỳ thi thử IELTS sát ngày thi chính thức
○ Ôn tập chuyên sâu từng kỹ năng IELTS
○ Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian trong kỳ thi
● Digital Marketing:
○ Ôn tập lặp lại các kiến thức đã học
○ Giải đề thi thử mô phỏng điều kiện thi thật
Lưu ý:
● Dành ít nhất 4 tiếng mỗi ngày cho việc học tập
● Tập trung cao độ và giữ tinh thần thoải mái trước kỳ thi
● Ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Phương Pháp Quản Lý Thời Gian
Trang 161 Lên kế hoạch học tập: Lập lịch học chi tiết cho từng tuần, xác định rõ thời gian
dành cho việc học IELTS và Digital Marketing, thời gian làm bài tập, ôn luyện và nghỉ ngơi
2.Xác định nhiệm vụ theo ma trận quản lý thời gian của Eisenhower : Xác định các
nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên hoàn thành trước, tránh để công việc bị dồn lại
3 Sử dụng công cụ hỗ trợ: Sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian như Google
Calendar, Trello để theo dõi tiến độ học tập và điều chỉnh lịch học khi cần
4 Đặt mục tiêu nhỏ: Đặt ra các mục tiêu nhỏ hàng ngày và hàng tuần để duy trì động
Câu 3: Thông qua 15 tuần học Kỹ năng bổ trợ, anh/chị phản ánh trải nghiệm và
đánh giá lại kiến thức có được học sau môn học: (2 điểm) Gợi ý:
- Kỹ năng nào đã thực hiện tốt và kỹ năng nào thực hiện chưa tốt? (1 điểm)
- Anh/ chị có kế hoạch gì để bản thân phát triển tốt hơn các kỹ năng đã học? (1điểm)
Phản ánh trải nghiệm và đánh giá kiến thức môn học Kỹ năng bổ trợ sau 15 tuần học:
1 Trải nghiệm học tập:
Trang 17Môn học cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế, giúp sinh viên có thể áp dụngngay vào học tập, công việc và cuộc sống Ví dụ như: kỹ năng quản lý thời giangiúp sinh viên sắp xếp thời gian học tập và làm việc hiệu quả hơn; kỹ năng đàmphán giúp sinh viên đạt được mục tiêu trong các cuộc thương lượng; kỹ năng làmviệc nhóm giúp sinh viên phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp để hoàn thành côngviệc chung
Thầy/cô giáo có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực tế, đồng thời có khảnăng truyền đạt kiến thức một cách sinh động và hấp dẫn, tạo hứng thú cho sinhviên trong quá trình học tập Lớp học có môi trường học tập cởi mở, khuyến khíchsinh viên trao đổi, thảo luận và học hỏi lẫn nhau Các hoạt động nhóm, thảo luậnnhóm và thuyết trình giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm và phát triển tư duyphản biện
Tuy nhiên, em nhận thấy có một vài điểm nếu cải thiện sẽ khiến chất lượng học tậpcao hơn:
Hạn chế áp dụng công nghệ: Việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy vàhọctập còn hạn chế, chưa khai thác tối đa tiềm năng của các công cụ trực tuyếntrong việc nâng cao hiệu quả học tập
Đánh giá chưa đa dạng: Phương pháp đánh giá chủ yếu dựa trên bài kiểm tra
và bài tập, chưa chú trọng đến đánh giá quá trình học tập và khả năng ápdụng kiến thức vào thực tế của học viên
Học liệu chưa phong phú: Tài liệu học tập chủ yếu là sách giáo khoa và giáotrình, chưa có nhiều tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng
2 Đánh giá lại kiến thức đã học
Trang 18 Em đã nắm được các nguyên tắc cơ bản của các kỹ năng mềm, bao gồm
kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, quản lý thời gian, làm việcnhóm,
Em hiểu được tầm quan trọng và vai trò của kỹ năng mềm trong việc giúphọc viên đạt được thành công trong học tập, công việc và cuộc sống
Em có thể vận dụng một số kiến thức đã học vào thực tế như: giao tiếphiệu quả với bạn bè và thầy cô, tham gia các hoạt động nhóm, thuyết trìnhtrước lớp,
- Kỹ năng lắng nghe: em đã học được cách lắng nghe tích cực, chú ý đến lời nói
và ngôn ngữ cơ thể của người khác, đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn vấn đề và tóm tắtlại những gì đã nghe Nhờ vậy, em có thể giao tiếp hiệu quả hơn với mọi người, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tránh những hiểu lầm không đáng có
- Kỹ năng làm việc nhóm: Em có thể phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành mục tiêu chung Ví dụ như: em có thể tham gia các hoạt động nhóm học tập, thảo luận nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề,
4 Kỹ năng cần cải thiện
- Kỹ năng tư duy phản biện: mặc dù đã học được một số phương pháp tư duy phản biện như phân tích, đánh giá thông tin, xác định luận điểm, lập luận, nhưng em vẫn chưa thực sự tự tin áp dụng những phương pháp này vào thực tế
Trang 19Emthường gặp khó khăn trong việc đưa ra những lập luận chặt chẽ, logic và phản bác lại những ý kiến trái chiều một cách thuyết phục.
- Kỹ năng đàm phán: mặc dù đã nắm được cơ bản về kỹ năng đàm phán xong vì chưa có cơ hội rèn luyện nhiều và nhận được sự góp ý thực tế nên kỹ năng này của em vẫn chưa thực sự được hoàn thiện
5 Kế hoạch phát triển tốt hơn các kỹ năng
- Kỹ năng tư duy phản biện:
Có khả năng phân tích vấn đề một cách logic và khoa học
Biết cách đưa ra giải pháp sáng tạo và hiệu quả
Có tư duy độc lập và dám chịu trách nhiệm cho quyết định của bản thân
- Kỹ năng đàm phán:
Xác định mục tiêu: Biết rõ những gì cuộc đàm phán muốn đạt được
Chuẩn bị kỹ lưỡng: Nghiên cứu đối tác và lập kế hoạch
Xây dựng mối quan hệ: Thiết lập lòng tin và lắng nghe đối tác
Giao tiếp hiệu quả: Trình bày rõ ràng và sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp
Giải quyết xung đột: Kiểm soát cảm xúc và tập trung vào giải quyết vấn đề
Thực hành thường xuyên: Tập luyện qua các tình huống giả định và rút kinh nghiệm từ các cuộc đàm phán thực tế
Học hỏi từ người khác: Tham gia khóa học, đọc sách, và tham khảo tài liệu
Nhận phản hồi: Yêu cầu phản hồi để biết điểm mạnh và yếu, sau đó điều chỉnh và cải thiện
Kế hoạch phát triển kĩ năng sau 15 tuần học kỹ năng bổ trợ
1 Mục tiêu:
Trang 20- Nâng cao kỹ năng giao tiếp:
Có thể giao tiếp hiệu quả với mọi người trong mọi tình huống
Biết cách lắng nghe tích cực và thể hiện sự đồng cảm
Có khả năng thuyết trình trước đám đông một cách tự tin và thu hút
- Phát triển kỹ năng đàm phán:
Nắm vững các kỹ thuật đàm phán hiệu quả
Biết cách đưa ra lập luận logic và thuyết phục
Có khả năng đạt được kết quả tốt nhất trong các cuộc đàm phán
- Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện:
Có khả năng phân tích vấn đề một cách logic và khoa học
Biết cách đưa ra giải pháp sáng tạo và hiệu quả
Có tư duy độc lập và dám chịu trách nhiệm cho quyết định của bản thân
2 Giải pháp:
- Tham gia các khóa học:
Tham gia các khóa học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán và tư duy phản biện
Lựa chọn các khóa học uy tín với giáo viên có chuyên môn cao và phương pháp giảng dạy hiệu quả
- Tự học:
Đọc sách, báo, tài liệu về các kỹ năng mềm
Xem video hướng dẫn trên mạng
Luyện tập thường xuyên các kỹ năng đã học
- Áp dụng vào thực tế:
Trang 21 Tìm kiếm cơ hội để áp dụng các kỹ năng đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện
Làm việc nhóm và tham gia các dự án