[38, tr72] Còn tác giả Bùi Minh Toán thì quan niệm “Câu khiến thường được xác định là câu nêu yêu cầu mệnh lệnh đối với người nghe thực hiện được yêu cầu sai khiến hay khuyên bảo” [42,
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG phphpjpphphphPHOPPPPPHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hải Phòng, tháng 6 năm 2023
Tác giả
Vũ Hồng Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị Thuận đã luôn sâu sát chỉ bảo, giúp đỡ, hỗ trợ hết mình để tôi hoàn thành
luận văn của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Trường Đại học Hải Phòng, đặc biệt là Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Phòng Quản lý sau Đại học
đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh các
trường: Tiểu học & THCS Đông Hải 2 và Tiểu học Đằng Lâm đã tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp!
Tác giả
Vũ Hồng Hạnh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Khái niệm câu khiến 7
1.1.2 Cấu trúc của kiểu câu khiến 7
1.1.3 Phân loại câu khiến 9
1.1.4 Hành động cầu khiến và mối quan hệ giữa câu khiến với hành động cầu khiến 19
1.1.5 Các dấu hiệu nhận diện kiểu câu khiến 23
1.1.6 Tính lịch sự khi sử dụng kiểu câu khiến 31
1.1.7 Đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của học sinh lớp 3 tác động đến hiệu quả day học kiểu câu khiến 32
1.2 Cơ sở thực tiễn 34
1.2.1 Nội dung chương trình dạy kiểu câu khiến trong sách Tiếng Việt lớp 3 34
1.2.2 Khảo sát thực trạng day học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 36
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC KIỂU CÂU KHIẾN CHO HỌC SINH LỚP 3 48
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 48
2.1.1 Nguyên tắc dạy học câu khiến phải bám sát mục tiêu, nội dung chương trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học 48
Trang 62.1.2 Nguyên tắc dạy học câu khiến phải đặt trong ngữ cảnh, gắn với tình huống
giao tiếp cụ thể 49
2.1.3 Nguyên tắc dạy học kiểu câu khiến theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh 50
2.1.4 Nguyên tắc tích hợp trong tổ chức dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 51 2.2 Một số biện pháp dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 52
2.2.1 Vận dụng một số phương pháp và hình thức dạy học tích cực vào dạy câu khiến 52
2.2.2 Tích hợp dạy kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 trong một số hoạt động dạy tiếng Việt 67
2.2.3 Bổ sung một số dạng bài tập dạy kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 72
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 79
3.1 Mục đích thực nghiệm 79
3.2 Nội dung thực nghiệm 79
3.3 Đối tượng thực nghiệm 80
3.4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 81
3.5 Cách thức thực nghiệm 82
3.6 Kết quả thực nghiệm 83
3.6.1 Kết quả đánh giá kiến thức và kỹ năng vận dụng câu khiến 83
3.6.2 Kết quả đánh giá mức độ hứng thú của học sinh 85
3.7 Nhận xét về kết quả thực nghiệm 86
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC
Trang 81.3 Bảng tổng hợp ý kiến giáo viên về mức độ nhận thức về
kiểu câu khiến và dạy câu khiến cho HS lớp 3 48
1.4 Tổng hợp ý kiến phản hồi của HS lớp 3 về học kiểu câu
3.1 Mô tả khái quát đối tượng thực nghiệm 90
3.3 Mức độ hứng thú của HS đối với các bài học TN và ĐC 95
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
3.1 Biểu đồ biểu diễn số lượng kết quả kiểm tra của nhóm
3.2 Biểu đồ so sánh mức độ hứng thú của học sinh đối với
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1 Câu khiến là một trong bốn kiểu câu chia theo mục đích nói: Câu
kể (câu tường thuật), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm (câu cảm thán) và câu khiến (câu cầu khiến) Đây là một trong những kiểu câu tiếng Việt được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày chủ yếu dùng để ra mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu thực hiện một việc nào đó, nên việc sử dụng nó rất đa dạng, thường xuyên và chiếm chủ đạo trong giao tiếp Trong các kiểu câu chia theo mục đích nói, câu khiến là kiểu câu khá phức tạp, tự thân chúng đã tiềm tàng sự đe dọa thể diện cao nhất Kiểu câu này nhằm hướng tới một sự thay đổi nào đó trong cách ứng xử với người khác Do đó, nếu sử dụng không khéo dễ làm mất lòng người tham gia giao tiếp, dẫn đến không đạt được hiệu quả giao tiếp Mặt khác, nhìn từ góc độ sử dụng có thể thấy kiểu câu khiến là kiểu câu có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp Muốn đạt được hiệu quả giao tiếp cao, khi cầu khiến người nói phải có nghệ thuật sử dụng các phương tiện ngôn ngữ chuyển tải nội dung yêu cầu của mình Vì vậy, nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn kiểu câu này như thế nào để đạt được hiệu quả giao tiếp cao là một vấn đề cần thiết
Trong chương trình Tiếng Việt Lớp 3 theo CTGDPT 2018, “Câu khiến” là kiểu câu quan trọng để học sinh học tập vận dụng khi yêu cầu, tương tác thể hiện mong muốn với gia đình, bạn bè thầy cô đúng cách Do đó, đổi mới phương pháp dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 là xuất phát
từ nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
1.2 Tuy nhiên hiện nay, nhận thức của đội ngũ giáo viên về việc dạy học kiểu câu khiến cho HS lớp 3 chưa cao, dẫn đến nhiều GV vẫn chưa thực
sự quan tâm đến việc chuẩn bị giáo án, sử dụng sáng tạo phương pháp đổi mới để day học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 một các hiệu quả hơn; Một
số GV chưa nắm vững được kĩ năng, nội dung và vận dung các hình thức sáng
Trang 11tạo và khoa học trong dạy học kiểu câu khiến để học sinh dễ tiếp thu, phát huy được năng lực nhận biết và vận dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 3 Ngay các tiết học trên lớp, một số giáo viên cũng chỉ mới chú ý đến việc dạy nhận biết câu khiến trong tiếng Việt mà chưa quan tâm đến việc dạy cho học sinh hiểu được bản chất của câu khiến cũng như các cách sử dụng nó trong thực tế giao tiếp Đồng thời hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về dạy câu khiến cho học sinh lớp 3 để giáo viên tham khảo và vận dụng trong quá trình dạy học
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Dạy học kiểu
câu khiến cho học sinh lớp 3” làm đối tượng nghiên cứu của đề tài
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Một số kết quả nghiên cứu về kiểu câu khiến
Câu khiến là một trong bốn kiểu câu chia theo mục đích nói
Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến kiểu câu khiến, chủ yếu xoay quanh vấn đề “khái niệm câu khiến; các kiểu câu khiến; mục đích giao tiếp của kiểu câu khiến và những dấu hiệu hình thức điển hình của kiểu câu khiến
Về mặt lý luận, một số công trình khoa học của các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu các kiểu câu chia theo mục đích nói đã đề cập đến kiểu câu khiến như:
Diệp Quang Ban (2008), Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt (theo định
hướng ngữ pháp chức năng) – tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội [6] đã nghiên
cứu khá chuyên sâu về kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong đó có câu khiến Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi
Tất Tươm (1999), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Câu trong tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội [16] đã nghiên cứu chuyên sâu về lý luận đối với vai trò, vị trí và cách sử dụng các kiểu câu trong tiếng Việt như: câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu rút gọn, câu cầu khiến và câu cảm thán…Đối với kiểu câu khiến, nhóm tác giả cũng đã nghiên cứu về: khái niệm, đặc điểm, và đưa ra các dẫn chứng cụ thể khi áp dụng trong cuộc sống và trong ngữ cảnh cụ thể
Trang 12Hoàng Trọng Phiến (1980), "Phân loại câu theo mục đích phát ngôn",
NXB Đại học Sư phạm [38] phân chia câu theo mục đích phát ngôn thành: câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi Vấn đề về hình thức câu cầu khiến được tác giả cho rằng: câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu Câu cầu khiến nói lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động
Ngoài ra còn có một số tác giả chọn kiểu câu khiến làm đối tượng
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau : “Câu cầu khiến tiếng Việt” của Chu Thị Thủy An (2015)[3], “Ngữ pháp - ngữ nghĩa của lời cầu khiến Tiếng Việt”
của Đào Thanh Lan (2018) [24] … Các tác giả cho rằng các động từ hành
động sai khiến như: khuyên, sai, bảo, cấm , các phụ từ tình thái như: hãy,
đừng, chớ… và các trợ từ như: đi, thôi, nào, … có mặt trong câu cầu khiến là
dấu hiệu chuyên dùng biểu thị mục đích cầu khiến Mục đích cầu khiến thường được cảm nhận trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, ví dụ như khi đối thoại trực tiếp, có mặt người nói có ý định sai bảo và người nghe phải thực hiện ý định đó hoặc người nói thực hiện hành động tác động vào người đối thoại Chính vì thế, các tác giả xếp những câu có chủ ngữ ở ngôi thứ ba không phải là câu cầu khiến Như vậy, các tác giả gắn câu cầu khiến với một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Và câu cầu khiến thường đi đôi với đặc điểm: có động từ hành động sai khiến, có các phụ từ tình thái, các trợ từ cầu khiến đi kèm
2.2 Về vấn đề dạy học kiểu câu khiến ở tiểu học
Đã có nhiều nhà nghiên cứu khác nhau nghiên cứu về việc dạy học kiểu câu khiến trong tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng và chương trình phổ thông nói chung
Nguyễn Trí (2008) [48] đã dành một dung lượng không nhiều cho việc nghiên cứu nội dung dạy học câu Tiếng Việt trong sách giáo khoa tiểu học hiện hành trong đó có kiểu câu khiến Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra một
số nhận xét của mình về SGK tiểu học hiện hành và đề nghị xem xét lại tên gọi của dấu câu: dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm Ngoài ra, tác giả còn xây
Trang 13dựng một số dạng bài tập thực hành
Ngoài ra một số công trình nghiên cứu về câu, các kiểu câu chia theo
mục đích nói như: “Câu tiếng Việt và việc luyện câu cho học sinh tiểu học” của Nguyễn Quý Thành (2004) [44], “Câu Tiếng Việt” của Nguyễn Thị
Lương (2009) [28]… cũng đã đề cập đến việc dạy học kiểu câu khiến ở tiểu học
Tóm lại, có nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về kiểu câu khiến, có những đóng góp nhất định trong việc hướng dẫn việc dạy và học về kiểu câu khiến ở tiểu học Tuy vậy, theo những tài liệu mà chúng tôi đã có dịp tìm hiểu thì đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về việc dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 theo chương trình mới một cách bài
bản, hệ thống Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn Dạy học kiểu câu khiến
cho học sinh lớp 3 làm đối tượng nghiên cứu của đề tài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các biện pháp tổ chức dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Lớp 3, HS được học nhiều kiểu câu
phân loại theo mục đích nói như kiểu câu khiến, câu hỏi, câu cảm, nhưng luận văn này chỉ chọn kiểu câu khiến làm nội dung nghiên cứu của đề tài Mặt khác, lớp 3 học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình chuyển từ dạy học phát triển nội dung sang dạy học phát triển năng lực Do
đó, khi nghiên cứu vấn đề dạy học kiểu câu khiến cho HS lớp 3, chúng tôi
cũng quan tâm đến việc phát triển năng lực cho học sinh
- Giới hạn về đối tượng khảo sát và thực nghiệm:
Do hạn chế về thời gian và để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, luận văn chỉ xin chọn 16 GV dạy khối 3 của hai trường Tiểu học & THCS Đông Hải 2 và Tiểu học Đằng Lâm và 480 HS lớp 3 Trường Tiểu học & THCS Đông Hải 2 và Tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng làm
Trang 14đối tượng khảo sát và thực nghiệm của đề tài
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu dự kiến từ tháng 12/2022 đến tháng 5 /2023
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn tìm hiểu, đánh giá và
đề xuất một số biện pháp để dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho HS Tiểu học nói chung
và HS lớp 3 nói riêng
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện đồng bộ các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3
-Thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát
Sử dụng phiếu khảo sát để tìm hiểu:
+ Thực trạng một số trường tiểu học ở Hải Phòng vận dụng phương pháp dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3
+ Các hình thức, phương pháp dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 + Những điểm mạnh, điểm yếu của GV và HS khi áp dụng dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3
Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng dạy và học kiểu câu khiến cho HS lớp 3 Từ đó tìm ra các biện pháp đểnâng cao hiệu quả dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3
- Phương pháp thống kê
Trang 15Sử dụng PP thống kê toán học để so sánh, đối chiếu dữ liệu và rút ra kết luận cần thiết
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
Thông qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả có thể hệ thống hóa và xác định được những vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở khoa học vững chắc để xác định yêu cầu, chuẩn mực và cách thức vận dụng dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng trong dạy học thực nghiệm tại một số trường tiểu học trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp dạy kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3
6 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2 Biện pháp dạy học kiểu câu khiến cho học sinh lớp 3
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm câu khiến
Câu khiến là khái niệm thuộc cú pháp học Nhìn từ góc độ sử dụng thì câu khiến là loại câu có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giao tiếp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu cầu khiến của các nhà ngôn ngữ học, cụ thể:
Tác giả Hoàng Trọng Phiến quan niệm về kiểu câu khiến như sau: “Câu
khiến có nhu cầu của ý chí làm thành yếu tố thường trực của câu Nó nêu lên
ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động Do đó, câu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động” [38, tr72]
Còn tác giả Bùi Minh Toán thì quan niệm “Câu khiến thường được xác
định là câu nêu yêu cầu mệnh lệnh đối với người nghe thực hiện được yêu cầu sai khiến hay khuyên bảo” [42, tr154]
Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa: “Câu mệnh lệnh (câu cầu khiến)
được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định.” [5, tr101]
Theo định nghĩa của tác giả Nguyễn Thị Lương: “Câu khiến (còn gọi là
câu mệnh lệnh hay khuyến lệnh) là kiểu câu có dấu hiệu hình thức riêng nhằm yêu cầu, nhắc nhở, khuyên bảo người nghe nên/ không nên thực hiện một việc gì đó.” [28, tr84]
Từ những khái niệm nêu trên, theo ý chúng tôi có thể định nghĩa: Câu
khiến là loại câu mà người nói nói ra nhằm mục đích hướng người nghe đến việc thực hiện một hành động nào đó theo ý mình
1.1.2 Cấu trúc của kiểu câu khiến
Theo Nguyễn Thị Lương, [28, tr.128 ] câu cầu khiến có cấu trúc như sau:
Câu cầu khiến tường minh dạng đầy đủ , có mô hình cấu tạo:
CN – VN (ĐT cầu khiến + BN1+ BN2)
Trang 17Trong đó, VN là một cụm động từ gồm:
ĐT cầu khiến: động từ cầu khiến
BN1: đối tượng cầu khiến
BN2: nội dung cầu khiến
Ví dụ:
- Tôi yêu cầu các anh xuống xe, cho xem giấy tờ
- Tôi cấm em không được nghĩ như vậy
Câu cầu khiến ở dạng đầy đủ còn gọi là câu ngữ vi cầu khiến tường minh – là câu có chứa động từ ngữ vi cầu khiến được dùng đúng hiệu lực ngữ
vi Nghĩa là:
- Người nói phải ở ngôi thứ nhất
- Người nghe phải ở ngôi thứ hai
- Động từ ngữ vi cầu khiến phải được dùng ở thời hiện tại, không có các phụ từ tình cảm đi kèm,
Các câu dưới đây không phải là câu ngữ vi tường minh cầu khiến mặc
dù có sử dụng động từ cầu khiến:
+ Tôi yêu cầu cô ấy xuống xe
+ Cô ấy yêu cầu tôi bỏ thuốc lá
+ Tôi yêu cầu anh ấy bỏ thuốc lá
Ba câu trên đều là câu kể Động từ yêu cầu không được dùng đúng
VD: Linh,con phải về quê ngay để thăm bố con
CN và VN của câu cầu khiến nguyên cấp tương đương với BN1 và BN2 của câu cầu khiến tường minh
Trang 18- Dạng khuyết: Chỉ có VN Dạng này tương đương với thành phần BN2 của câu cầu khiến tường minh
VD: + Đóng cửa lại!
+ Không nói chuyện!
1.1.3 Phân loại câu khiến
Việc phân loại câu cầu khiến được nhìn nhận theo một số cách khác nhau tuỳ thuộc vào góc nhìn của các nhà nghiên cứu
* Phân loại kiểu câu khiến theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống
Theo ngôn ngữ học truyền thống, câu cầu khiến là một trong những kiểu
câu được phân chia theo mục đích nói Các giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Hoàng Trọng Phiến (1980)[38], Ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp
Quang Ban (1992) [5], Ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Đỗ Thị Kim Liên (1999)[26], … đều đề cập đến vấn đề này
Theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống, câu khiến được phân
theo 3 tiêu chí sau:
1.1.3.1 Phân loại kiểu câu khiến dựa vào chức năng
Căn cứ vào việc thực hiện chức năng của câu cầu khiến, tác giả
Hoàng Trọng Phiến trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt phần Câu”, Nxb Đại
học và trung học chuyên nghiệp năm 1980 [39], đã chia câu cầu khiến thành 3 loại lớn:
a Câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu
- Câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu có cáctừ “đi, thôi, nào, nghe” đặt ở
cuối câu
Ví dụ:
- Chúng ta đi nào!
- Đi đi!
Hai câu trên là hai câuđiển hình cho câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu
có đi kèm với các phụ từ: nào, đi, đặt ở cuối câu để thực hiện đích ngôn trung
cầu khiến dạng mời mọc ở câu đầu và yêu cầu ở câu sau
- Câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu có từ: "yêu cầu, mời, hãy, cứ, xin
Trang 19mời, cho phép, cho, đề nghị, "đặt ở đầu câu
Ví dụ:
- Xin mời đồng chí vào!
- Yêu cầu chị giúp tôi việc này!
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các phụ từ và động từ đi kèm cho câu cầu khiến dạng mời mọc, yêu cầu thêm sinh động và gần gũi mà tác giả còn chia câu cầu khiến dạng mời mọc, yêu cầu các tiểu loại khác nhau:
a1 Câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu mang hàm nghĩa tranh thủ ý kiến của người dưới hoặc ngang hàng với mình
Ví dụ:
- Đi đi con, đi xa nữa, xa hơn
- Trong chiến hào đồng đội chờ con!”
Câu trên thể hiện rõ hàm nghĩa tranh thủ ý kiến của người dưới, đó là lời yêu cầu nhưng rất nhẹ nhàng như an ủi, động viên khuyên bảo
a2 Câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu mang hàm nghĩa thúc giục, vội vàng
Ví dụ:
- Đi thôi!
Với giọng điệu ngắn gọn, dứt khoát, VD trên thể hiện được tính yêu cầu cao trong khi thúc giục ai đó phải nhanh lên, hãy nhanh lên…thể hiện tính vội vàng, gấp rút trong hành động cầu khiến
a3 Câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu mang hàm nghĩa dặn dò
Ví dụ:
- Lát rồi chim nhé, chim ăn” (Tố Hữu)
Trái lại với hàm nghĩa thúc giục, câu cầu khiến mang hàm nghĩa dặn dò thể hiện tính bắt buộc không quá cao, lời khiến và cầu có phần mềm mại hơn, nhẹ nhàng hơn, dó đó người thực hiện có thể hoặc không thể thực hiện ngay
a4 Câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu mang hàm nghĩa khuyên
răn,thân mật
Với hàm nghĩa khuyên răn, mời mọc, thân mật, câu cầu khiến đã bộc
lộ được thái độ tình cảm, cảm xúc của người nói với người nghe một cách
Trang 20rõ nét hơn
Ví dụ:
- Ăn đi chứ!
Là lời cầu khiến đề nghị, song nếu ai nghe cũng rất khó từ chối bởi thái
độ nhẹ nhàng, đề nghị mà như khuyên nhủ, vừa chân tình vừa tha thiết Đó chính là nét độc đáo và tinh tế trong việc sử dụng câu cầu khiến vào giao tiếp trong đời sống hàng ngày
Để các câu khiến dạng mời mọc, yêu cầu có được màu sắc cảm xúc và
sự đồng tình ủng hộ cao của người nhận, ở cuối các câu thường có ngữ điệu phối hợp với các từ tình thái Vì sự hiện diện của các từ tình thái khác nhau sẽ tạo cho những sắc thái ý nghĩa khác nhau cho các kiểu câu khiến dạng này
b Dạng câu khiến mệnh lệnh, cấm đoán
Dạng câu khiến mệnh lệnh, cấm đoán thường dùng các phương tiện hư
từ: "hãy, đừng, chớ, thay, không nên (cần), không được, đi, từ thực: cấm,
và phương tiện ngữ điệu câu
- Nhanh lên nào! Anh chị em ơi!
b2 Dạng câu khiến mệnh lệnh, cấm đoán mang hàm nghĩa kêu gọi sự đồng tình
Ví dụ:
- Đừng làm thế!
Hai VD trên là câu khiến mệnh lệnh, cấm đoán rất điển hình mang hàm nghĩa kêu gọi sự đồng tình ủng hộ Câu đầu là lời yêu cầu nhưng không bắt
Trang 21buộc mà như khuyên bảo, động viên rất mong được sự ủng hộ Tiểu từ tình
thái "nhé" kết hợp với ngữ điệu cuối câu làm giảm đi sự căng thẳng khi cầu
khiến Câu sau là câu khiến dạng phủ định yêu cầu đừng làm, không được làm
một việc gì đó nhưng ở đây không bắt buộc Lời yêu cầu rất rõ ràng "đừng"
nhưng với ngữ điệu mềm mại, thấp giọng cuối câu làm cho lời yêu cầu trở nên nhẹ nhàng mang tính động viên, khuyên bảo nhiều hơn
c Câu khiến dạng kêu gọi, chúc tụng
Những câu cầu khiến dạng này thường được dùng như những quán ngữ
- Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn! (Hồ Chí Minh)
VD trên là lời Bác Hồ kêu gọi đồng bào ta tiến lên, anh dũng đấu tranh
trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Tuy là một câu cầu khiến đích thực nhưng câu này lại được sử dụng như một quán ngữ quen thuộc xuất hiện thường xuyên trong những lời kêu gọi, cổ động
1.1.3.2 Phân loại câu khiến căn cứ vào phương tiện cấu tạo câu
Căn cứ vào phương tiện được sử dụng trong câu khiến một số tác giả
như Diệp Quang Ban, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Thìn đã đưa ra các cách phân loại câu cầu khiến thành các loại sau:
a Câu khiến sử dụng các từ ngữ chuyên dụng để tạo câu cầu khiến
Trong tiếng Việt các từ chuyên dụng để tạo câu khiến gồm: "hãy,
đừng, chớ" đứng ở trước phần nội dung lệnh, cũng gặp các tiếng “không, không được” ở vị trí này, và các từ: "đi, thôi, nào, đi thôi, đi nào" đứng ở
sau phần nội dung cầu khiến Các từ chuyên dụng này thường mang sắc thái thân hữu, ít được dùng trong quan hệ kính trọng; nếu dùng trong quan hệ
kính trọng thì thường kèm các yếu tố tình thái thích hợp như "xin, cho, ạ, "
[5, tr 227] Trong đó:
- Từ “hãy” hàm ý nghĩa khẳng định và không xuất hiện trước các từ mang hàm nghĩa phủ định như: "không, chẳng, chưa "để tránh mâu thuẫn
Ví dụ:
Trang 22- Anh hãy ngồi xuống đây!
Từ “đừng, chớ” hàm ý nghĩa phủ định và cũng không xuất hiện trước các
từ ngữ mang ý nghĩa phủ định như: "không, chẳng, chưa" để tránh mâu thuẫn
Ví dụ:
- Bố đừng bán con cho nhà giàu
- Chớ cho mấy thằng đánh bạc ở đây!
Các câu trên là những câu rất điển hình cho việc sử dụng các từ ngữ chuyên dụng đứng trước động từ mang nội dung lệnh để thực hiện đích ngôn
trung cầu khiến Đó là các phụ từ "hãy, đừng, chớ "đứng trước động từ mang
nội dung lênh "ngồi, bán, đánh"
Các từ "đi, thôi, nào, đi thôi, đi nào" đứng ở sau phần nội dung lệnh
dùng nhiều hơn trong khẩu ngữ
- Ta đi thôi!
- Ta đi nào!
Đây là hai câu điển hình cho việc sử dụng các từ chuyên dụng đứng sau
động từ mang nội dung lệnh Đó là phụ từ "thôi, nào" đứng sau động từ "đi"
để thực hiện lệnh cầu khiến trong câu
b Một số phương tiện tạo câu khiến có điều kiện
Ngoài những phương tiện tạo câu khiến và tham gia như những yếu tố làm thành cấu trúc thức cầu khiến kể trên, tiếng Việt cũng sử dụng một số phương tiện khác nữa để tạo thức cầu khiến Các phương tiện này khi dùng tạo câu khiến phải tuân thủ những điều kiện riêng khá chặt chẽ, và vì vậy chúng không phải là những phương tiện chuyên dụng để tạo cấu trúc thức, cũng tức là
chúng không có tư cách là bộ phận cấu thành cấu trúc thức [5, tr 228]
b1 Các phương tiện thường gặp nhất là các động từ tình thái "cần",
"nên', "phải"; phó từ "cứ" và các tiếng "hộ", "giúp", "giùm" kèm theo
sau động từ mang nội dung lệnh
Ví dụ:
- Anh cần nghỉ một thời gian để dưỡng sức!
- Anh cứ ngồi đây, lát nữa tôi quay lại!
Trang 23- Ông phải giúp tôi!
Các câu trên là những câu cầu khiến rất điển hình cho việc sử dụng các
phương tiện tạo câu cầu khiến có điều kiện Đó là các từ "cần, cứ" đứng sau
động từ thực hiện hành động cầu khiến "nghỉ, ngồi" ở 2 câu trên và động từ
"giúp" đứng sau động từ tình thái "phải" để tạo đích ngôn trung cầu khiến
b2 Ngoài mấy từ kể trên ra, một số động từ vốn mang ý nghĩa “cầu
khiến” như "xin, mong, đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, cấm, mời, khuyên"…cũng
được dùng tạo thức cầu khiến theo điều kiện sử dụng câu ngôn hành Những
động từ được dùng với điều kiện ngôn hành như vậy được gọi là động từ ngôn hành
Ví dụ:
- Chúng tôi, mong các bạn sẽ đến dự cuộc vui với chúng tôi
1.1.3.3 Phân loại kiểu câu khiến căn cứ vào mặt hình thức
Căn cứ vào mặt hình thức được sử dụng trong câu khiến, tác giả
Nguyễn Thị Lương trong "Câu tiếng Việt", Nxb Đại học Sư phạm năm 2009
đã chia câu cầu khiến làm hai loại nhỏ sau:
1) Câu khiến dạng đầy đủ (Câu khiến tường minh)
Mô hình của câu cầu khiến dạng đầy đủ:
Trong đó:
VN: là một cụm động từ bao gồm:
ĐTCK: là động từ ngữ vi cầu khiến được sử dụng đúng hiệu lực ngữ vi BN1: là đối tượng cầu khiến (người nghe, người thực hiện hành động cầu khiến)
BN2: là nội dung cầu khiến (hành động mà đối tượng cầu khiến phải thực hiện)
Câu cầu khiến dạng đầy đủ còn được gọi là câu ngữ vi cầu khiến tường minh - là câu có chứa động từ ngữ vi cầu khiến được dùng đúng hiệu lực ngữ
vi Nghĩa là (người nói phải ở ngôi thứ nhất; người nghe phải ở ngôi thứ hai;
CN – VN (ĐTCK + BN1 + BN2)
Trang 24động từ ngữ vi cầu khiến phải được dùng ở thời hiện tại, không có các phụ từ tình thái đi kèm)
- Tôi cấm cô không được nghĩ linh tinh
CN: người nói ở ngôi thứ nhất là danh từ hoạc đại từ (tôi, em)
VN: có động từ ngữ vi cầu khiến ở hiện tại (cấm), đối tượng cầu khiến
là người nghe ở ngôi thứ hai (cô), nội dung cầu khiến là yêu cầu nhắc nhở người nghe không nên, không được thực hiện một việc gì đó
Theo thống kê, tiếng Việt có thể sử dụng 32 động từ ngữ vi cầu khiến làm vị từ trung tâm cho các câu ngữ vi cầu khiến tường minh Đó là các động
từ: "yêu cầu, ra lệnh, hạ lệnh, lệnh, chỉ thị, đề nghị, kiến nghị, chỉ định, phân
công, cấm, nghiêm cấm, cấm chỉ, buộc, bắt, can, bảo, cử, khuyên, mời, xin, cầu, cầu xin, cầu mong, năn nỉ, nài nỉ, nài xin, van, van nài, nhờ".[28, tr 198]
2) Câu khiến ở dạng rút gọn (Câu khiến nguyên cấp)
“Câu khiến không sử dụng các động từ ngữ vi cầu khiến được gọi là
câukhiến nguyên cấp” [28, tr198] Đây chính là dạng rút gọn của câu cầu
khiến tường minh Câu khiến nguyên cấp cũng được tác giả chia làm hai loại nhỏ khác nhau
- Câu khiến nguyên cấp dạng đầy đủ
Mô hình cấu tạo:
Trong đó:
CN: là danh từ/ cụm danh từ hoặc đại từ buộc phải ở ngôi thứ hai, chỉ người chịu sự sai khiến, người sẽ phải thực hiện việc được nêu ở vị ngữ
CN + VN
Trang 25VN: là động từ/ cụm động từ chỉ nội dung công việc mà người được nêu ở chủ ngữ cần làm
- Tôi tên là Việt, anh //cho tôi đi bộ đội với [39, tr 59]
CN VN (Cụm ĐT)
Câu trên là câu khiến nguyên cấp rất điển hình, vì nó mang nội dung yêu cầu, bắt buộc thực hiện rõ đích ngôn trung cầu khiến nhưng không sử dụng động từ ngữ vi cầu khiến trong câu
- Dạng câu khiến nguyên cấp khuyết là câu cầu khiến chỉ có vị ngữ
cũng chính là nội dung cầu khiến Dạng này tương đương với bổ ngữ 2 của câu cầu khiến dạng tường minh (đầy đủ)
1.1.3.4 Nhận xét chung về ba cách phân loại
Việc phân loại câu cầu khiến được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên xét về mặt ngữ pháp thì cả ba cách nêu trên đều có tính chất rất rõ ràng, cụ thể về căn cứ phân loại
1) Cách phân loại của tác giả Hoàng Trọng Phiến ở mục 1.1.3.1, lấy
chức năng mà kiểu câu cầu khiến diễn đạt, cách phân loại này liên quan trực
tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ, coi cách cấu tạo câu cầu khiến về mặt ngữ pháp là việc đã biết (đã được tiền giả định) Cách phân loại này thích hợp với việc đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu chức năng của câu
VN
Trang 262) Cách phân loại của nhóm các nhà nghiên cứu nói ở mục 1.1.3.2 là
cách phân loại căn cứ vào phương tiện sử dụng, cách phân loại này mang
tính khái quát cao, rất giản tiện, dễ sử dụng và thích hợp với mọi đối tượng Với cách phân loại này, người đọc có thể dễ dàng nhận ra câu cầu khiến thông qua các phương tiện rất cụ thể đó là các phụ từ (từ chuyên dụng); các động từ tình thái…
3).Cách phân loại theo nhóm nghiên cứu ở mục 1.1.3.3 là cách phân
loại dựa trên yếu tố hình thức Đây cũng là một cách phân loại tương đối rõ
ràng, cụ thể, song với cách phân loại này hơi phức tạp, đặc biệt khó nhận diện ở câu cầu khiến dạng nguyên cấp Trong cách phân loại này tác giả cũng chia thành nhiều loại nhỏ khác nhau, dó đó hay dẫn đến hiện tượng nhầm lẫn khi phân biệt
Mỗi cách phân loại đều có những mặt mạnh nhất định Song cơ bản chúng ta đều thấy dù phân loại theo cách nào thì các tác giả đều cho rằng trong hoạt động giao tiếp, câu cầu khiến thường đi kèm với các phụ từ, động
từ Bên cạnh đó, các tác giả còn thống kê ra được hàng loạt các động từ ngữ
vi cầu khiến để giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc nhận biết về câu cầu khiến
Trên cơ sở nhìn nhận như vậy, trong luận văn này chúng tôi sử dụng
quan điểm nêu ở mục 1.1.3.2 trong quá trình miêu tả kiểu câu cầu khiến
• Phân loại kiểu câu khiến theo quan điểm của ngôn ngữ học hiện đại
Theo quan điểm của ngôn ngữ học hiện đại, khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, tức là chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Hành động được thực hiện bằng lời nói được gọi là hành vi ngôn ngữ (còn gọi là hành động ngôn từ) J.L Austin (1962) cho rằng hành vi ngôn ngữ bao gồm ba loại: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành
vi ở lời Những hành vi mà chúng ta thực hiện bằng ngôn ngữ thực chất rất phong phú, đa dạng
Thực tế, hành vi ở lời mà con người thực hiện có hai loại: hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp Từ kết quả nghiên cứu này, ngữ pháp hiện
Trang 27đại đã có một cách nhìn mới về hệ thống kiểu câu chia theo mục đích nói
Người ta chia mỗi kiểu câu trong hệ thống câu chia theo mục đích nói ra làm hai loại: câu chính danh (câu điển hình) và câu không chính danh (câu không điển hình)
- Câu chính danh tức là cấu trúc chuyển tải các hành vi ở lời trực tiếp
Đó là những câu mà có mục đích nói thống nhất với các phương tiện hình thức chuyên dụng và điều kiện sử dụng
- Câu khiến chính danh là những câu mà giá trị ở lời (mục đích nói) có
ý nghĩa cầu khiến (hành vi cầu khiến bao gồm cả cầu và khiến hoặc cầu hoặc khiến) và có hình thức cầu khiến
VD: Ôi, lạnh quá! Em hãy đóng cửa sổ lại!
Ở đây, hành vi cầu khiến được thực hiện một cách trực tiếp bằng câu cầu khiến chứa các phương tiện chuyên dùng biểu thị ý nghĩa cầu khiến như : phụ từ cầu khiến (hãy), ngữ điệu cầu khiến (dấu chấm than)
- Câu không chính danh là hiện tượng sử dụng các hành vi ở lời gián
tiếp Khi một câu có hình thức của kiểu câu này lại được sử dụng với mục đích của kiểu câu khác, tức là giữa hình thức và nội dung (mục đích nói) của câu không tương ứng, gọi là câu không chính danh Trong câu không chính danh, hành vi ở lời trực tiếp được thực hiện đồng thời với hành vi ở lời gián tiếp Do đó, muốn xác định hiệu lực tác động (đích ở lời) thực sự của câu trong tình huống giao tiếp cụ thể tất yếu phải dựa vào ngữ cảnh Nghĩa của câu không chính danh phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, là nghĩa hàm ẩn Vì vậy, câu không chính danh thường đem lại tính lịch sự, tế nhị trong giao tiếp,
có hiệu quả giao tiếp cao
Với cách hiểu như vậy thì câu khiến không chính danh là câu có hình
thức của câu khiếnnhưng lại được sử dụng với chức năng khác không phải là chức năng cầu khiến
VD: Hình thức là câu khiến nhưng dùng với chức năng dỗi hờn, từ chối
yêu cầu
Trang 28Chàng trai: Thôi đừng giận anh nữa, tối nay anh sẽ đưa em đi xem phim
Cô gái: Anh cứ đi một mình, mặc tôi
Hoặc hình thức là câu khiến nhưng lại dùng với chức năng phản đối
SP1: Tôi sẽ chiến thắng cho mà xem
SP2: Đừng có mơ
Như vậy, câu khiến trên có hình thức là cầu khiến nhưng được sử dụng
với chức năng dỗi hờn, từ chối yêu cầu hoặc phản đối này là những câu
khiến không chính danh
Mỗi cách dùng câu theo mục đích nói như trên có những tác dụng riêng Cách dùng câu theo lối trực tiếp làm cho nội dung lời nói tường minh, tránh những sự hiểu lầm không đáng có Tuy nhiên, nếu chỉ dùng câu theo lối trực tiếp thì lời nói đơn điệu, và đôi khi có thể thiếu tế nhị
Cách dùng câu theo lối không chính danh có tác dụng làm cho lời nói tế nhị, tránh làm tổn thương, hoặc xúc phạm hay gây khó chịu cho người khác Tuy nhiên, cách dùng câu theo lối gián tiếp có thể làm cho nội dung lời nói không thật tường minh, do vậy khiến người nghe không hiểu hoặc hiểu không chính xác điều mà người nói định diễn đạt
1.1.4 Hành động cầu khiến và mối quan hệ giữa câu khiến với hành động cầu khiến
Để tránh hiện tượng nhầm lẫn giữa câu khiến với hành động cầu khiến, trong luận văn này cần thiết phải tìm hiểu thêm về hành động cầu khiến và mối quan hệ giữa câu khiến với hành động cầu khiến
1.1.4.1 Hành động cầu khiến
Theo quan điểm của ngôn ngữ học hiện đại, khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, tức là chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Hành động được thực hiện bằng lời nói được gọi là hành động ngôn ngữ (còn gọi là hành động ngôn từ) J.L Austin (1962) cho rằng hành động ngôn ngữ bao gồm ba loại: hành động tạo lời, hành động mượn lời và hành động ở lời Những hành động mà chúng ta thực hiện bằng
Trang 29ngôn ngữ thực chất rất phong phú, đa dạng Trong số các hành động ngôn
ngữ, hành động cầu khiến (thuộc loại hành động ở lời) có vai trò là một trong
những hành động giao tiếp phổ biến và thông dụng của con người Nó chuyển tải mong muốn đạt được một nhu cầu nào đó trong giao tiếp
Xã hội càng phát triển thì trong giao tiếp, các mối quan hệ liên nhân ngày càng trở nên phong phú, phức tạp, đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải biết cách vận dụng khéo léo các yếu tố ngôn ngữ để giải quyết tốt các mối quan hệ
xã hội Bên cạnh hành động chấp thuận, đồng tình được sử dụng một cách dễ dàng, tự nhiên, hành động cầu khiến là hành động nhằm hướng tới một sự thay đổi nào đó trong cách ứng xử với người khác Do đó hành động này, tự thân chúng đã tiềm tàng sự đe dọa thể diện cao nhất Nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn hành động ngôn từ này như thế nào để đạt được hiệu quả giao tiếp là một vấn đề đáng quan tâm Vậy nên hiểu hành động cầu khiến như thế nào cho chuẩn
Hành động cầu khiến được giới chuyên môn gọi bằng nhiều thuật
ngữ khác nhau: Cầu khiến, khuyến lệnh, điều khiển, mỗi thuật ngữ đều phản ánh được một hoặc vài trong số các đặc trưng của nhóm: Cầu khiến (mong muốn, áp đặt); khuyến lệnh (gợi ý, bắt buộc); điều khiển (làm cho)
người nghe thực hiện một việc nào đó trong tương lai
Theo Searle (1979) hành động cầu khiến là: " những cố gắng của Sp1
sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó Nó có thể là những cố gắng ở mức độ thấp ví như khi ta gợi ý một ai đó làm việc gì, nhưng cũng có khi là những cố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm một việc cụ thể nào đấy ". [6, tr.5.]
Còn K Back và M Hanish cho rằng cầu khiến là " biểu thị thái độ
của người nói đối với hành động trong tương lai của người nghe, đồng thời cũng biểu thị một dự định (khát vọng, niềm mong mỏi, nỗi mong ước) của người nói rằng điều mình muốn nói hay muốn truyền đạt trong lúc nói phải được xem như một lý do để Sp2 thực hiện một hành động nào đó " [6, tr.5.]
Trang 30Theo một số tác giả khác như S Evrin - Tripp (1976) và S.C Levinson
(1983) thì cầu khiến là "hành động mà Sp1 thực hiện nhằm buộc Sp2 làm một
điều gì đó theo ý muốn của mình để đem lại lợi ích cho Sp1 và thường gây thiệt hại cho Sp2, ví dụ như ra lệnh, yêu cầu, nhờ vả, sai bảo…" [24, tr.35.]
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: "Hành động cầu khiến được sử
dụng khi người nói đưa ra phát ngôn về một yêu cầu nào đó, mong muốn người nghe thực hiện, vì vậy chúng cũng thuộc nhóm phát ngôn ngữ vi Hành động này thường được sử dụng khi người nói muốn người nghe thực hiện một điều gì sau khi nói Cùng với các động từ do con người điều khiển là các từ tình thái đứng cuối câu (đi, nhé, đã, thôi, nào, ) Để thể hiện hành động này, người nói thường dùng động từ chỉ hoạt động cơ thể người: ăn, bước, đi, cút, về, ra, chạy, ” [ 27, tr.118.]
Với quan điểm trên, tác giả đã chỉ ra chức năng, cách sử dụng và điều kiện thực hiện hành động cầu khiến
Tác giả Đào Thanh Lan quan niệm rằng: "Hành động cầu khiến là khái
niệm tổng quát bao gồm các hành động ngôn trung có ý nghĩa "cầu" (cầu, nhờ, mời, chúc, xin, ) và các hành động ngôn trung có ý nghĩa"khiến” (yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép,…) nói chung Cầu và khiến đều giống nhau ở đích ngôn trung, đều yêu cầu người nghe thực hiện hành động mà người nói mong muốn Sự khác nhau giữa cầu và khiến là ở mức độ của hiệu lực ngôn trung: Nếu như cầu kêu gọi thiện chí, sự tự nguyện hành động của người nghe thì khiến lại áp đặt cho người nghe, cưỡng ép người nghe phải hành động”.
[23, tr.40 – 41.]
Theo Lương Văn Hy (chủ biên, 2000): “Trong các hệ thống phân loại
hành vi ngôn ngữ, hành vi cầu khiến được xác định theo hai cách hiểu rộng
và hẹp khác nhau Ở nghĩa hẹp, cầu khiến được hiểu là các hành động mà S (người nói) thực hiện nhằm buộc H (người nghe) làm một điều gì đó theo ý muốn của mình để đem lại lơi ích cho S và thường gây thiệt hại cho H, ví dụ như ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ vả Ở nghĩa rộng, cầu khiến là hành vi mà
Trang 31thông qua đó S muốn tạo ra bất kì một sự thay đổ nào trong hành động của H bất kể hành động đó có lợi hay hại cho S hay H Theo đó, cầu khiến không chỉ bao gồm ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ vả, mà còn cả mời mọc, xin phép” [17, tr.183.]
Có thể thấy tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, phương diện nghiên cứu và các cơ sở lí luận khác nhau mà các tác giả có cách hiểu khác nhau về kiểu hành động cầu khiến
Trong luận văn này, chúng tôi hiểu hành động cầu khiến theo nghĩa
rộng: Hành động cầu khiến là một kiểu hành động ngôn trung được thực hiện
bằng lời nói mà thông qua đó người nói (Sp1) muốn tạo ra bất kì một sự thay đổi nào trong hành động của người nghe (Sp2), bất kể hành động đó có có lợi hay hại cho Sp1 hay Sp2 Hành động cầu khiến bao gồm các hành động: Ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ vả, mời mọc, xin phép
1.1.4.2 Mối quan hệ giữa hành động cầu khiến và câu khiến
Tác giả Hoàng Trọng Phiến đã nhận xét: "So với câu kể và câu hỏi thì
câu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu Câu khiến nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động Do đó, câu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động Nội hàm của khái niệm cầu khiến bao gồm sự mời mọc, yêu cầu, mệnh lệnh, cấm đoán và chúc tụng Về dạng thức câu khiến cũng có khẳng định và phủ định (hãy và đừng/ chớ) Phương tiện cầu khiến
có ba loại: Hư từ (hãy, đừng, chớ, nghe, cứ, chứ, nào, ), thực từ có nghĩa cầu khiến (cấm, không được, mời, cho phép, chúc, ) và ngữ điệu dùng như nhau cho mọi ngôi của chủ ngữ Nội dung cầu khiến có ba loại: Mời mọc, yêu cầu; mệnh lệnh, cấm đoán; kêu gọi, chúc tụng" [38 tr.288 – 292.]
Diệp Quang Ban gọi câu khiến là câu mệnh lệnh và cho rằng: "Câu
mệnh lệnh là câu dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định.”
[5, tr.257.]
Trang 32Từ cách hiểu trên có thể thấy hành động cầu khiến và câu khiến là hai khái niệm được xem xét ở hai lĩnh vực khác nhau Xét mối tương quan giữa hành động cầu khiến với câu khiến có thể nhận thấy: Hành động cầu khiến là một khái niệm thuộc ngữ dụng học, còn câu khiến là khái niệm thuộc cú pháp
học Câu khiến và hành động cầu khiến có mối quan hệ với nhau Câu khiến
là một trong các phương tiện hình thức để tạo nên hành động cầu khiến Hành động cầu khiến là một trong các chức năng được thực hiện trong câu khiến Với ý nghĩa đó, luận văn này cần phải phân biệt hai trường hợp sau:
(i) Câu khiến có chức năng cầu khiến Theo quan niệm này sẽ có câu
khiến chính danh
Ví dụ:
Tôi lại mắng Dế Choắt và bảo:
- Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này (Tô Hoài)
Trong ví dụ trên, câu khiến thực hiện hành động cầu khiến Đây là câu khiến chính danh
(ii) Câu khiến nhưng không dùng đúng chức năng cầu khiến mà dùng
để thực hiện chức năng khác Theo quan niệm này sẽ có câu khiến không
chính danh
Ví dụ:
- Câu khiến dùng với chức năng phản đối và thể hiện quyết tâm
Khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai, vua Trần băn khoăn không biết nên hàng hay nên đánh Trần Quốc Tuấn khẳng khái nói với vua Trần rằng:
- Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần đi đã
Tuy nhiên, theo quan niệm thứ hai, kiểu câu khiến thực hiện hành động nói gián tiếp như trên xuất hiện rất ít trong giao tiếp
1.1.5 Các dấu hiệu nhận diện kiểu câu khiến
Tác giả Chu Thị Thuỷ An có đưa ra một số dấu hiệu nhận diện câu cầu khiến khá thuyết phục.[3] Đó là:
Trang 33Thứ nhất, một câu phát ngôn được coi là câu khiến khi có một ngữ cảnh chứa tình huống hiện thực tác động đến khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của người nói và lợi ích của người nói, người nghe:
Từ khi lí thuyết giao tiếp ra đời, vấn đề ngữ cảnh trở thành vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm Sự khác biệt của ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học so với ngôn ngữ học trước đây là sự coi trọng yếu tố ngữ cảnh khi nghiên cứu lời nói, cho rằng lời nói phải được đặt trong ngữ cảnh khi xem xét
Cao Xuân Hạo khẳng định: “Một phát ngôn bao giờ cũng được thực
hiện trong một tình huống nhất định kể cả tình huống bên ngoài lẫn tình huống bên trong của quá trình hội thoại (thường gọi là văn cảnh hay ngôn cảnh).” [16, tr146]
Như vậy, để xác định và phân loại các phát ngôn cầu khiến phải chú ý đến ngữ cảnh Ngữ cảnh là một mảng hiện thực khách quan bao gồm những sự kiện, hiện tượng và cả những phát ngôn xảy ra trước phát ngôn cầu khiến Nói cách khác đó là tình huống mà kiểu câu khiến xuất hiện và cũng là tình huống cho phép người nghe xác định ra chúng Mỗi phát ngôn bao giờ cũng được thực hiện trong một tình huống nhất định Nhưng tình huống xuất hiện của câu khiến có những đặc trưng riêng so với tình huống giao tiếp của các loại câu khác Vì vậy,
nó là tiêu chí để nhận diện kiểu câu khiến trong tiếng Việt
Đối với một câu khiến, tình huống xuất hiện của nó phải là một hiện thực chứa những lý do, nguyên nhân ràng buộc, thôi thúc khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của người nói Hiện thực này có thể tác động đến lợi ích của người nói, lợi ích của người nghe
Ví dụ: Trong văn bản “Người mẹ”, Tiếng Việt Lớp 3 – Tập 1: có câu khiến sau:
Hãy trả con cho tôi!
Tình huống xuất hiện kiểu câu khiến đó là người mẹ bị bắt mất con, trên đường đi tìm con, bà phải trải qua bao nhiêu là khó khăn, gian khổ Cuối cùng, khi gặp Thần Chết – là người đã bắt con bà - chính tình mẫu tử, lòng
Trang 34yêu thương vô hạn đối với đứa con và sự nhung nhớ người con của mình đã là
động lực thôi thúc bà phát ra câu: Hãy trả con cho tôi!
Như đã nói ở trên, khi nói đến tình huống xuất hiện của kiểu câu khiến thì phải nói đến hai yếu tố: tình huống khách quan của sự tình và cảm giác suy nghĩ của người nói khi chịu tác động của tình huống khách quan đó Nghĩa là tình huống giao tiếp của một câu khiến có hai mặt khách quan và chủ quan
Như vậy, ngữ cảnh cho phép sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, vì thế ngữ cảnh quyết định việc phiên giải ngữ nghĩa của các câu khiến Để hiểu đúng bản chất của các hành vi cầu khiến được chuyển tải trong câu không thể tách câu khỏi ngữ cảnh của nó khi nghiên cứu
Tóm lại, một câu chỉ được gọi là kiểu câu khiến khi nó xuất hiện trong một ngữ cảnh chứa tình huống cầu khiến
Thứ hai, một phát ngôn được gọi là kiểu câu khiến khi người nói trực tiếp truyền đạt nội dung ý chí, sự mong muốn của mình đến người nghe
Các giáo trình nghiên cứu ngữ pháp theo quan điểm truyền thống khi nói đến đặc điểm giao tiếp của kiểu câu khiến tiếng Việt đều nhấn mạnh: câu khiến là loại câu chỉ dùng để giao tiếp trực tiếp, không xuất hiện trong giao tiếp gián tiếp [41, tr73]
Khi chịu sự thôi thúc của tình huống khách quan thì nội dung ý chí, nguyện vọng xuất hiện ở người nói Tuy vậy, nội dung “ý chí” chưa thể biến thành “nội dung cầu khiến” nếu nội dung này chưa được chủ thể cầu khiến trực tiếp truyền đạt đến một người nghe cụ thể Nếu không trực tiếp hướng đến một người nghe thì nội dung ý chí chỉ tồn tại trong một câu trần thuật – trần thuật lại ý nguyện của người nói
Ví dụ: Trong bài: “Chiếc áo len” – Tiếng Viết lớp 3 – Tập 1 có đoạn:
Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: “Con không thích chiếc áo này nữa Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em.”
Ở ví dụ này, nội dung “ý chí” chưa thể biến thành nội dung “cầu khiến”
vì nội dung này chưa được chủ thể cầu khiến (là em gái trong truyện) trực tiếp
Trang 35truyền đạt đến một người nghe cụ thể (người mẹ) Do đó, câu “Mẹ hãy để tiền
mua áo ấm cho cả hai anh em” là câu trần thuật – trần thuật lại ý nguyện của
người nói, chứ không phải là một câu khiến
Trong một câu khiến, nhân vật giao tiếp và hình thức giao tiếp có quan
hệ mật thiết với nhau Giao tiếp trực tiếp nghĩa là người phát và người nhận đều xuất hiện Vì vậy, khi nói đến câu khiến hầu như tất cảc các nhà nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề ngôi Vì hình thức giao tiếp là trực tiếp nên chủ thể cầu khiến ở trong câu (dù có mặt hay tỉnh lược) đều ở ngôi thứ nhất, chủ thể tiếp nhận bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi chung (ngôi thứ hai và ngôi thứ nhất) Ngôi đặc trưng của chủ thể tiếp nhận trong câu khiến là ngôi thứ hai (số ít và số nhiều) Tuy nhiên, khi nội dung cầu khiến là một hành động
mà theo ý người nói là cả người nói và người nghe cùng làm thì đối tượng tiếp nhận trong câu được thể hiện ở ngôi chung (ta, chúng ta, chúng mình)
Tóm lại, khi người nói trực tiếp truyền đạt nội dung ý nguyện của mình đến người nghe thì “nội dung cầu mong” biến thành “nội dung” cầu khiến Vì thế, hình thức giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe đi kèm với nội dung ý nguyện, mong muốn người nghe thực hiện là tiêu chí xác định câukhiến đích thực
Thứ ba, một phát ngôn được coi là kiểu câu khiến khi nội dung cầu khiến của nó phải có khả năng hiện thực hoá
Nội dung cầu khiến tức là nội dung ý nguyện của người nói được truyền đạt trực tiếp cho người nghe Dù mong muốn của người nói có thể là một hành động, một tính chất hoặc một quá trình của người nghe
Xu hướng của một câu khiến bao giờ cũng biến đổi từ phi hiện thực thành hiện thực trong một thới gian từ hiện tại đến tương lai Nó phản ánh mối quan hệ giữa nội dung câu nói với hiện thực, giữa hành động của người nói với sự thay đổi hiện thực, xuất hiện một hiện thực mới Vì thế, giá trị giao tiếp đích thực của kiểu câu khiến được quy định bởi khả năng hiện thực hoá của nội dung yêu cầu Điều này thể hiện đầu tiên ở chủ thể tiếp nhận
Trang 36Đối với một câukhiến, chủ thể cầu khiến không chỉ đơn thuần tiếp nhận nội dung câu nói mà đồng thời là chủ thể thực hiện hành động tiềm tàng Khi nội dung cầu khiến được truyền đạt trực tiếp từ người phát đến người nhận thì người nhận bị biến thành chủ thể hành động có trách nhiệm thực hiện một hành động phản hồi Chủ thể thực hiện và khả năng thực hiện của chủ thể tiếp nhận gắn với tính hiện thực của một câu khiến Chính vì thế, tính chân thực của một câu khiến được quy định bởi điều kiện chủ thể tiếp nhận là con người Vì chỉ có con người mới có khả năng tiếp nhận một cách có ý thức sự cầu khiến của người khác và đáp lại sự cầu khiến đó Sự vật, đồ vật vô tri,
vô giác không thể hiểu được sự cầu khiến của con người
Nội dung ý nguyện khi muốn trở thành nội dung cầu khiến phải chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan như tình huống hiện thực, phương thức truyền đạt và bản thân nội dung đó còn phải có tính chất hiện thực
Một nội dung yêu cầu có khả năng hiện thực hoá tức là hành động, tính chất, hay quá trình đó người nghe có thể thực hiện và người nói biết chắc chắn là người nghe thực hiện được Điều này cho phép phân biệt những câu khiến dùng trong giao tiếp chân thực hằng ngày và những câu khiến mang phong cách tu từ, ẩn dụ trong thi ca
Ví dụ: Tiếng Việt Lớp 3 - Tập 2 - Bài: “Một mái nhà chung” - Trang
Trang 37tải Người nói khi nói không cần biết đến khả năng thực hiện của người nghe, không cần tính đến khả năng hiện thực hoá nội dung cầu khiến bề mặt Cái
mà người nói muốn đạt đến không phải là một hành động tương ứng từ người nghe mà là một sự chuyển biến trong tinh thần người nghe
Như vậy chúng ta có thể khẳng định câu khiến cũng có thể có nội dung yêu cầu một trạng thái, một quá trình, với điều kiện các trạng thái quá trình đó
có khả năng hiện thực hoá
Thứ tư, một câu nói được gọi là câu khiến khi có những dấu hiệu hình thức đánh dấu tính cầu khiến:
Ngoài ba điều kiện trên, một câu nói sẽ trở thành câu khiến nếu như hình thức đặc trưng của câu đó được biểu hiện qua các dấu hiện sau:
- Các phụ từ và động từ tình thái đứng trước vị từ: hãy, đừng, chớ, nên,
cần, phải
Ví dụ: Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con
- Các từ tình thái đứng cuối câu: đi, với, thôi, nào, đã, nhé,
Ví dụ: Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi!
- Các động từ có ý nghĩa cầu khiến khác: hộ, giúp (giùm), để, nhớ
Ví dụ:Mở hộ cháu cái cửa!
Như vậy, theo chúng tôi, về mặt nội dung, cầu khiến là phát ngôn mà người nói nói ra nhằm hướng người nghe đến việc thực hiện một hành động, trạng thái, quá trình nào đó; bao gồm các hành vi mà chúng tôi đã nêu ở trên:
ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, đề nghị, hướng dẫn, khuyên bảo, cho phép, nhờ
Trang 38vả, mời mọc, thỉnh cầu, rủ rê, thúc giục, dặn dò…
Về mặt hình thức, các hành vi ở lời thuộc nhóm cầu khiến thường được biểu đạt bằng hai dạng với các cấu trúc chính:
Dạng thứ nhất, các cấu trúc cầu khiến được đánh dấu bằng các phụ từ mệnh lệnh (hoặc động từ tình thái có ý nghĩa cầu khiến) trước vị từ, cùng với các tình thái từ cầu khiến cuối câu và ngữ điệu
Dạng thứ hai, các cấu trúc chứa động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến
Sự xuất hiện của loại câu có nội dung, hình thức như trên phải gắn liền với một tình huống hiện thực chứa đựng nội dung ý nguyện, với một chủ thể phát ngôn (người nói) và có chủ thể tiếp nhận (người nghe); người nói phải trực tiếp truyền đạt nội dung ý nguyện có tính hiện thực cho người nghe có khả năng hiện thực hoá Nói cách khác, câu khiến phải tồn tại trong một tình huống lời nói gọi là tình huống cầu khiến
Chia ra hai kiểu câu cầu khiến: câu cầu khiến tường minh và câu cầu
khiến nguyên cấp, tác giả Nguyễn Thị Lương, (2009) [28, tr130] đã đưa ra
một số dấu hiệu nhận diện được câu khiến như sau:
• Đối với câu cầu khiến tường minh, dấu diệu nhận diện nó là các động
từ ngữ vi được sử dụng đúng hiệu lực ngữ vi
• Đối với câu cầu khiến nguyên cấp, để nhận diện hành động cầu khiến
mà nó biểu thị, cần dựa vào các dấu hiệu hình thức sau:
- Các phụ từ: hãy, đừng, chớ được đặt trước động từ biểu thị nội dung yêu cầu Trong đó:
+ Hãy: biểu thị ý yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, nên
làm việc gì đó, nên có thái độ gì đó
VD: - Hãy có lên!
- Anh hãy ở đây thêm chút nữa!
+ Đừng, chớ: biểu thị ý can ngăn
VD: - Đừng thức khuya quá, hại cho sức khoẻ
- Chớ có đùa với lửa
Trang 39- Các tiểu từ: đi, thôi, nào, với đặt ở cuối câu
+ Các tiểu từ : đi, thôi, nào biểu thị ý mệnh lệnh, đề nghị, thúc giục một
cách thân mật
VD:
- Nín đi con!
- Chúng ta đi thôi trời tối rồi
- Thôi chúng ta đi nào!
+ Tiểu từ với đặt ở cuối câu biểu thị ý yêu cầu thân mật một việc gì đó
cho mình hoặc cho người khác
VD: - Anh cho nó đi theo với
- Các động từ tính thái: cần, nên, phải
VD: - Anh cần làm ngay cho tôi
- Bạn nên tập thể dục thường xuyên
- Chị phải đi ngay cho kịp tầu
Cũng như các động từ ngữ vi cầu khiến các động từ tính thái: cần, nên,
phải chỉ được dùng biểu thị hành động cầu khiến trong điều kiện:
- Các động từ tính thái: cần, nên, phải được dùng ở thời hiện tại, không
có các phụ từ tình thái chỉ thời gian đi kèm
- Chủ ngữ của câu phải được dùng ở ngôi thứ 2 – chỉ người nghe
Do đó các trường hợp sau không được coi là câu biểu thị hành động cầu khiến:
- Anh ấy cần làm ngay cho tôi
- Bạn ấy nên tập thể dục thường xuyên
- Chị ấy phải đi ngay cho kịp tầu
- Các từ giùm, giúp, hộ
VD:
- Bạn làm giúp tôi việc này với
- Anh nghĩ thêm giùm tôi nhé
- Con khênh hộ mẹ cái bàn này ra góc kia
- Cuối câu khiến có thể dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm
Trang 40Từ những vấn đề lí luận về câu khiến như trên là cơ sở, chúng tôi có thể
có cách nhận diện câu khiến trong Tiếng Việt một cách khách quan, khoa học
1.1.6 Tính lịch sự khi sử dụng kiểu câu khiến
Lịch sự trong giao tiếp là vấn đề ứng xử giữa người nói và người nghe, theo đó mà quan hệ liên cá nhân được hình thành trên cơ sở sử dụng ngôn ngữ
có văn hoá, bảo đảm tính lịch sự trong giao tiếp
Khi nghiên cứu các kiểu câu chia theo mục đích nói, người ta quan tâm nhiều đến các phương tiện đảm bảo tính lịch sự, đặc biệt là đối với câu hỏi và câu khiến Quan tâm đến tính lịch sự tức là quan tâm đến hiệu quả giao tiếp
Để đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp, đặc biệt là khi sử dụng kiểu câu khiến, ta cần đảm bảo:-
- Lựa chọn các từ xưng hô phù hợp trong câu khiến: Các từ xưng hô
đóng vai trò quy chiếu vị thế xã hội của người giao tiếp Vì thế để đảm bảo phép lịch sự, chúng ta phải lựa chọn các từ xưng hô phù hợp
Đối với người bậc trên hoặc xa lạ, chưa quen biết nên lựa chọn cách xưng
hô tôn vinh vị thế của họ, đối với những người thân thiết nên chọn các cặp từ xưng hô định vị quan hệ xã hội gần gũi, tạo nên sắc thái tình cảm thân mật
VD: So sánh hai câu với hai cách xưng hô khác nhau sau:
1 Cô lấy hộ tôi tờ báo!
2 Em lấy hộ anh tờ báo!
Cặp từ xưng hô anh- em có sắc thái tình cảm thân mật hơn cô - tôi Nhưng đối với người không thân thiết, cách dùng câu một sẽ lịch sự hơn
- Sử dụng các trợ động từ, các tình thái từ, các tổ hợp tình thái trong
câu khiến: trong tiếng Việt các yếu tố giúp, giùm, hộ, làm ơn, xin, ạ và các
tổ hợp tình thái: một chút, một tí, một lát là phương tiện tạo tính lịch sự
VD: a) Đừng nổi nóng thế!
b) Xin đừng nổi nóng thế!
Ở câu b, từ “xin” thể hiện tính lịch sự hơn câu a có tác dụng làm giảm