Hiến pháp năm 2013, Điều 16 quy định: "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt trong gia đình và xã hội." Luật Bình đẳng giới năm 2006, Điều 2 quy định: "Giáo dục bình đẳng giới là quá trì
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGÔ THỊ THÚY QUỲNH
GIÁO DỤC GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HẢI PHÒNG - 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
NGÔ THỊ THÚY QUỲNH
GIÁO DỤC GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua Hoạt động trải nghiệm” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS Nguyễn Thị Quỳnh Phương và PGS.TS Nguyễn Thị Thấn Những kết quả và
số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày 12 tháng 8 năm 2024
Người thực hiện
Ngô Thị Thúy Quỳnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng
dẫn TS Nguyễn Thị Quỳnh Phương và PGS.TS Nguyễn Thị Thấn đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Hải Phòng và các thầy cô đã hết lòng dạy bảo chúng tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, phòng Sau đại học, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và thực nghiệm
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất, song không thể tránh được những thiếu sót mà bản thân chưa thể thấy được Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 12 tháng 8 năm 2024
Người thực hiện
Ngô Thị Thúy Quỳnh
Trang 6MỤC LỤC
MỤC LỤC iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
2.1 Những nghiên cứu về giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học 2
2.2 Những nghiên cứu về giáo dục bình đẳng giới cho học sinh 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3.1 Mục đích nghiên cứu 6
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 7
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7
5.2.1 Phương pháp điều tra 7
5.2.2 Phương pháp quan sát 7
5.2.3 Phương pháp đàm thoại 7
5.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7
5.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8
5.3 Phương pháp thống kê toán học 8
6 Cấu trúc của luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9
1.1 Một số vấn đề cơ bản về giới 9
1.1.1 Giới và giới tính 9
1.1.2 Khuôn mẫu giới và vai trò giới 13
1.1.3 Định kiến giới và phân biệt đối xử về giới 14
Trang 71.1.4 Cân bằng giới, công bằng giới và bình đẳng giới 16
1.2 Hoạt động trải nghiệm lớp 3 và việc giáo dục giới cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm 18
1.2.1 Khái quát về hoạt động trải nghiệm lớp 3 18
1.2.2 Giáo dục giới cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm 24
1.2.3 Đặc điểm tâm sinh lý và việc giáo dục giới qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3 24
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giới cho học sinh trong hoạt động trải nghiệm 30
1.3 Thực trạng giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua HĐTN 37
1.3.1 Giới thiệu về khảo sát thực trạng 37
1.3.2 Kết quả khảo sát 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 47
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIÁO DỤC GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 48
2.1 Nguyên tắc đề xuất quy trình giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm 48
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục của Hoạt động trải nghiệm thống nhất với mục tiêu giáo dục giới 48
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo nội dung giáo dục giới phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh lớp 3 48
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình giáo dục 49
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 49
2.2 Xây dựng quy trình giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm 49
2.2.1 Nội dung quy trình 49
2.3 Thiết kế minh họa 77
2.3.1 Thiết kế minh họa bài “Chúng mình hiểu nhau” chủ đề “Mái trường em yêu” 77
Trang 82.3.2 Thiết kế giáo án tiết Sinh hoạt lớp theo chủ đề 1: Tự giới thiệu về mình 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 89
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 90
3.1 Giới thiệu thực nghiệm 90
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 90
3.1.2 Đối tượng và phạm vi thực nghiệm 90
3.1.3 Nội dung thực nghiệm 90
3.1.4 Cách tiến hành thực nghiệm 97
3.1.5 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm 97
3.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 98
3.2.1 Phân tích kết quả định lượng 98
3.2.2 Đánh giá định tính 101
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 91.11 Mức độ đánh giá của HS và đánh giá của GV về thái độ
của HS lớp 3 đối với việc GDG
3.1 Kết quả bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC trước TN 98
3.4 Kết quả so sánh trước và sau TN của lớp TN 101 3.5 Kết quả khảo sát HS sau khi thực nghiệm 102 3.6 Hiểu biết của HS về vai trò của GDG sau khi học giờ TN 103
Trang 103.7 Mức độ hứng thú của HS đối với các vấn đề về giới sau
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH BIỂU ĐỒ
Số hiệu
1.1 Nhận thức của GV và HS về giáo dục giới 38 1.2 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giới cho học
1.5 Mức độ đánh giá của HS và đánh giá của GV về thái độ
của HS lớp 3 đối với việc giáo dục giới
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và tôn trọng quyền và cơ hội bình đẳng của nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, Giáo dục bình đẳng giới là nhiệm vụ cần thiết trong mục tiêu giáo dục quốc dân, nhằm mục tiêu xây dựng thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn về giới, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của Đảng
và Nhà nước
Hiến pháp năm 2013, Điều 16 quy định: "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt trong gia đình và xã hội." Luật Bình đẳng giới năm 2006, Điều 2 quy định: "Giáo dục bình đẳng giới là quá trình truyền đạt, trao đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng về bình đẳng giới." Luật Giáo dục năm 2019, Điều 14 quy định: "Giáo dục bình đẳng giới là một nội dung quan trọng trong giáo dục quốc dân, nhằm mục tiêu xây dựng thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn về giới, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước." [17, tr.67]
Nhà nước ta đã chủ trương tiến hành đưa nội dung giáo dục bình đẳng giới vào chương trình giáo dục và sách giáo khoa giáo dục phổ thông Tất cả các nội dung giáo dục bình đẳng giới sẽ được tích hợp, lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học” [17, tr.34]
Để thực hiện mục tiêu này, việc "giáo dục giới" cho trẻ trở nên quan trọng Trong bối cảnh thời đại ngày nay, sự quan tâm đặc biệt cần được đặt vào "giới tính và phát triển", cũng như vào mối quan hệ giữa nam và nữ để định rõ nhu cầu của cả hai giới trong quá trình phát triển Những cố gắng đó nhằm xây dựng và phát triển sự công bằng, bình đẳng và bền vững cho các giới trong xã hội ngày nay
Giáo dục giới đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục hiện đại, hướng đến mục tiêu "Xây dựng nhân cách con người phát triển toàn diện và quan
hệ bình đẳng, lành mạnh giữa nam và nữ." Sự quan tâm đối với giáo dục giới ngày
Trang 14càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, khi con người nhận thức rõ về những nguy
cơ mất mát mà việc không hiểu đúng giá trị của giáo dục giới mang lại đối với thế
hệ trẻ, nhóm người sẽ định hình tương lai của xã hội
Chúng ta thấy rằng việc giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và các kỹ năng sống đã được cụ thể hóa thông qua Hoạt động trải nghiệm Việc giáo dục giới vào môn học này giúp học sinh được trải nghiệm thực tế, từ đó hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, hình thành những nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn về giới
Giáo dục giới trong hoạt động trải nghiệm lớp 3 đồng nghĩa với việc nhìn nhận sự quan trọng của việc hình thành tư duy và giáo dục bình đẳng giới từ khi học sinh còn ở độ tuổi nhỏ Lớp 3 không chỉ là giai đoạn khởi đầu cho học các kiến thức cơ bản, mà còn là thời điểm quan trọng để định hình tư duy và giáo dục những giá trị nhân văn Lựa chọn hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục giới cho
HS là một phương pháp hữu hiệu Vì đây không chỉ là phương pháp giáo dục mà còn là cách kích thích sự tò mò và sự sáng tạo ở học sinh Hoạt động trải nghiệm không chỉ mang lại kiến thức mà còn giúp hình thành những ấn tượng sâu sắc, góp phần vào quá trình ghi nhớ và hiểu biết Việc áp dụng mô hình này vào việc giáo dục giới sẽ không chỉ giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách tốt hơn mà còn phát triển kỹ năng xã hội quan trọng như làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả,
và nhận thức về sự đa dạng giới tính Điều này không chỉ hỗ trợ trong quá trình học mà còn mở ra cánh cửa cho sự phát triển đầy đủ và sâu rộng của học sinh, tạo nền tảng cho một tương lai đa chiều và phồn thịnh
Từ các lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục giới cho học sinh lớp
3 thông qua hoạt động trải nghiệm” làm luận văn thạc sĩ của mình nhằm nâng
cao chất lượng việc giáo dục giới cho học sinh trong trường tiểu học
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
Tại Việt Nam, giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học đã được triển khai từ nhiều năm nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng
Trang 15và hiệu quả của giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học
Tác giả Nguyễn Thanh Bình khẳng định vai trò của GDG đối với trẻ, tác giả cho rằng: “Từ khi con người sinh ra đã xuất hiện giới tính Chính vì vậy để con người phát triển toàn diện nhất có thể thì việc GDG là vô cùng quan trọng” Cũng như mọi lĩnh vực khác, GDG phải được bắt đầu từ ngay những năm tháng đầu tiên của cuộc đời con người Mỗi lứa tuổi cần có nội dung và hình thức phù hợp.” [2, tr.98]
Cũng nghiên cứu về vấn đề GD giới cho HS tiểu học, Đinh Thị Ước đã “khảo sát đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài học, giáo viên
sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài học, sử dụng các biện pháp giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh nhận thức về giáo dục giới tính Đề xuất các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài học về giáo dục giới cho học sinh tự kỷ và thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp
đã đề ra.” [31, tr.105]
Trong cuốn “Giáo dục giới tính trong giáo dục dân số” của các tác giả Nguyễn Thị Đoan và Nguyễn Văn Lê đã tổng kết một số kinh nghiệm về giáo dục giới và giới thiệu một số chương trình giáo dục giới tính của một số nước trên thế giới Đặc biệt cuốn sách đã đề cập giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo và đưa ra một số nội dung, phương pháp giáo dục giới tính cho độ tuổi này [9, tr.120]
Nguyễn Minh Giang đã chỉ ra “việc các nội dung GD giới cho HS cần được truyền tải một cách khoa học, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh lớp 1 Các hoạt động giáo dục giới tính cần được thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tham gia của học sinh” Đồng thời tác giả chỉ ra một số hoạt động giáo dục giới cho học sinh lớp 1 có thể áp dụng như: Trò chơi "Tìm bộ phận cơ thể",
vẽ tranh về cơ thể của bản thân, kể chuyện về sự khác biệt giữa nam và nữ, thảo luận về sự phát triển của cơ thể theo thời gian, ” [11, tr.96]
Trong nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại Trường Tiểu học Phú Hòa 1, tỉnh Bình Dương” của Võ Thị Thanh Nhàn đã chỉ ra “những khó khăn về thời gian giảng dạy và kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong công tác GD
Trang 16giới tính cho HS Việc giảng dạy chủ đề giáo dục giới tính cho HS còn chưa cụ thể, chưa được đồng bộ và rõ ràng HS có nhu cầu, có mong muốn được tiếp cận các kiến thức về giới tính Tuy nhiên, khi HS có những thắc mắc về giới tính thì
có đến 40% HS tự tìm hiểu điều đó thay vì trao đổi vấn đề để nhận được thông tin
từ thầy cô” [18, tr 51-53]
Trong nghiên cứu “Thiết kế đồ chơi bổ trợ cho giáo dục giới tính ở tiểu học” các tác giả đã Vũ Thu Hương, Ngô Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thùy Dương chỉ ra rằng “trẻ con thì luôn yêu thích được chơi vì vậy khi chơi với bé, nếu bố mẹ áp dụng những bài học giới tính trong đó thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và được bé ghi nhớ lâu hơn Việc áp dụng đồ chơi trong GD giới ở tiểu học có thể bao gồm:
“Thông qua những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có thể dạy cho
bé biết về bé trai và bé gái sẽ khác nhau như thế nào từ những điều đơn giản nhất như các bộ phận trên cơ thể bé sẽ khác với giới tính khác, hay con trai thì sẽ để tóc ngắn, mặc quần áo đơn giản, còn con gái thì thường để tóc dài, thích mặc quần
áo, váy nhiều màu sắc ” [13, tr.7-9]
Nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu về GDG Họ đã đề cập đến nhiều khía cạnh của việc giáo dục giới cho trẻ: mục đích, nội dung, phương pháp,…Song những nội dung giáo dục giới cho trẻ vẫn chưa đi sâu và chưa đáp ứng như cầu của trẻ Hơn nữa, ở trẻ mẫu giáo chơi
là hoạt động chủ đạo giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng và hấp dẫn, việc nghiên cứu và thiết kế trò chơi để tác động lên quá trình phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo cũng đang là xu hướng trong giáo dục mầm non
2.2 Những nghiên cứu về giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
Bình đẳng giới là một vấn đề quan trọng trong giáo dục, giúp học sinh hình thành nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của nam và nữ trong xã hội Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả của việc giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
Thực hiện Luật Bình Đẳng Giới, ngày 29 tháng 10 năm 2020 Bộ GD&ĐT
đã tổ chức “Hội nghị tập huấn Công tác bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo” Chương trình là “hoạt động tập huấn thường niên nhằm hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc,
Trang 17tăng cường thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới, tiến tới tổng kết Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giai đoạn 2016-2020” [17, tr.25] Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục bình đẳng giới cho học sinh tiểu học, Nguyễn Minh Giang và Nguyễn Kim Phương đã đề xuất 5 biện pháp giáo dục bình đẳng giới cho học sinh lớp 1,2 tại các trường tiểu học ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh gồm:
Thứ nhất là thiết lập mục tiêu giáo dục bình đẳng giới khi xây dựng kế hoạch bài dạy các bài học có yêu cầu cần đạt phù hợp
Thứ hai là tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục bình đẳng giới vào nội dung dạy học các môn học và hoạt động giáo dục khác
Thứ ba là chú trọng vấn đề bình đẳng giới khi thực hiện các phương pháp dạy học, giáo dục
Thứ tư, cần đảm bảo bình đẳng giới khi tổ chức sử dụng ngữ liệu học tập và phương tiện học tập
Thứ năm, cần quan tâm phối hợp với gia đình và xã hội tham gia giáo dục cho học sinh lớp 1, 2 về các vấn đề bình đẳng giới”
Đồng thời, nghiên cứu cũng đã “xây dựng và khảo nghiệm để đánh giá hiệu quả của 6 kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục bình đẳng giới trong các môn học Các biện pháp và kế hoạch bài dạy về giáo dục bình đẳng giới đề xuất đã được đa
số đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở Quận 1 đồng tình và ủng hộ, được đánh giá là tốt và có tính khả thi cao” [11, tr.145-147]
Đặng Thị Lệ Tâm trong nghiên cứu “Giáo dục bình đẳng giới trong sách giáo khoa tiếng việt 1 – chương trình 2018” đã chỉ ra “bình đẳng giới đang là vấn đề được rất nhiều đất nước quan tâm trong đó có Việt Nam Việc phát triển bình đẳng giới chính là mục tiêu của sự phát triển bền vững của xã hội Đây là tiêu chí quan trọng để nhận định sự phát triển của mỗi đất nước trên thế giới” Để thực hiện được mục tiêu về bình đẳng giới thì việc giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là hết sức cần thiết “Sách giáo khoa đóng vai trò đáng kể trong việc xây dựng các chuẩn xã hội và hình thành cách nhìn về bình đẳng giới ở học sinh Bài viết phân tích nội dung giáo dục bình đẳng giới trong sách giáo khoa Tiếng
Trang 18Việt lớp 1- bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống” Tác giả đã thu thập, tổng hợp
từ các tài liệu về tâm lý học, phương pháp dạy học Tiếng Việt và trong thực tiễn
để góp phần làm rõ định hướng giáo dục vấn đề quan trọng này trong nhà trường Việt Nam trong thời gian tới [23, tr.57]
Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới đều đã chỉ ra vai trò của giáo dục giới tính có ảnh hưởng lớn tới với sự hình thành nhân cách và tâm sinh lý của học sinh tiểu học Trên thực tế, việc dạy học giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua môn hoạt động trải nghiệm sẽ là cơ hội tốt để các nhà giáo dục cho trẻ được tham gia khám phá, tìm hiểu bản thân và mối quan hệ của mình với người khác Việc dạy học lồng ghép qua môn hoạt động trải nghiệm
là một con đường hữu hiệu để giáo dục giới tính cho học sinh mang cả ý nghĩa
về lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về giáo dục giới
cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm, luận văn đề xuất quy trình giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao
nhận thức cho học sinh về giới và bình đẳng giới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giới và GD giới cho HS lớp 3 thông qua HĐTN
- Đề xuất quy trình giáo dục giới cho HS lớp 3 thông qua hoạt động trải
nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính hiệu quả của quy trình đã đề xuất
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua HĐTN theo chủ đề 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trang 19- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2023-2024
- Đối tượng khảo sát: 45 giáo viên và 200 học sinh khối 3 ở một số trường tiểu học trong thành phố Hải Phòng như tiểu học Hồng Thái, tiểu học Đồng Thái, tiểu học Đặng Cương, tiểu học Lê Lợi
- Thực nghiệm được tiến hành tại Trường Tiểu học Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu những vấn đề cơ bản qua các công trình nghiên cứu, sách, báo và các tài liệu có liên quan về giới tính, giáo dục giới tính, giáo dục bình đẳng giới những biểu hiện tâm lý giới tính của học sinh tiểu học,… Từ đó chọn lọc để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra Anket để khảo sát ý kiến các giáo viên, học sinh về giới và dạy học lồng ghép bình đẳng giới cho học sinh tiểu học hiện nay Thu thập thông tin cần thiết về thực trạng dạy học lồng ghép bình đẳng giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm
5.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát các tiết dạy hoạt động trải nghiệm theo chủ đề có lồng ghép nội dung giáo dục giới
5.2.3 Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện với HS, GV và ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ và thái độ của
họ đối với các hoạt động được tổ chức trong giờ thực nghiệm vận dụng quy trình giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm được tiến hành tại Trường Tiểu học Hổng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
5.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Thu thập, lấy ý kiến của cán bộ quản lý ngành tiểu học có kinh nghiệm về vấn đề giáo dục giới để có được các thông tin khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu nhằm kiểm chứng một cách khách quan các giả thuyết khoa học, quy
Trang 20trình đề xuất thực nghiệm
5.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm một số nội dung, đồng thời áp dụng quy trình giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua môn hoạt động trải nghiệm Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của việc giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm
5.3 Phương pháp thống kê toán học
Thông tin xử lý bằng phương pháp toán học thống kê, biểu đồ để xử lý các
kết quả điều tra bằng phiếu hỏi và kết quả thực nghiệm sư phạm
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm
Chương 2: Quy trình giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 21CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1 Một số vấn đề cơ bản về giới
1.1.1 Giới và giới tính
1.1.1.1 Khái niệm về giới
Giới là thuật ngữ dùng để “chỉ vị trí, vai trò và đặc điểm tâm sinh lí của nam
giới và nữ giới trong tất cả các mối quan hệ xã hội hiện nay” [17] Hay theo cách
hiểu khác “giới là một khái niệm văn hóa và xã hội được xây dựng lên nhằm xác định và phân biệt các đặc điểm về vai trò và trách nhiệm khác nhau của nam giới
và nữ giới”
Ví dụ: Người ta thường cho rằng nam giới mạnh mẽ, quyết đoán, nên làm các công việc nặng như cày bừa, xây dựng, cầu đường, khai thác hầm mỏ, Nữ giới dịu dàng, cẩn thận, chịu khó; nên làm các công việc nhẹ nhàng như nội trợ, giáo viên, cấy gặt, thư ký, Tuy nhiên, thực tế có nhiều nữ giới mạnh mẽ và quyết đoán; tương tự có nhiều nam giới dịu dàng, cẩn thận và chịu khó
Quá trình xã hội hóa giới diễn ra liên tục, dần dần đã hình thành hai khuôn mẫu về người nam giới và người nữ giới với những chuẩn mực về giá trị và vai trò giới khác nhau trong gia đình và xã hội Do vậy, ngay từ khi sinh ra và trong suốt quá trình lớn lên, thông qua sự giáo dục và trải nghiệm xã hội, những cô bé
và cậu bé thường phải nhập tâm những quan niệm và học hỏi theo những khuôn mẫu mong đợi của xã hội về đặc điểm và vai trò giới của mình
Như ở Việt Nam, trong phần lớn các gia đình đều cho rằng con trai sẽ là trụ cột của gia đình Nam giới sẽ được quyền đưa ra các quyết định quan trọng của gia đình Từ đó hình thành cho nam giới những tính cách đặc trưng như quyết đoán, tự lập và rất mạnh mẽ, độc lập Nam giới cũng sẽ thường xuyên gánh vác những công việc lao động nặng nhọc của cuộc sống Ngược lại với nam giới, nữ giới lại được cho rằng là phái yếu sẽ phù hợp với những việc nhẹ nhàng và được định hướng đến các công việc mang tính cẩn thận, chịu khó, biết nhẫn nhịn; được hướng dẫn làm các “công việc nhẹ” như nội trợ, may vá, thêu thùa,….Người nữ
Trang 22giới sẽ không có nhiều quyền lợi và tiếng nói trong gia đình Chính vì thế, quá trình xã hội hóa khiến trẻ em trai và trẻ em gái luôn luôn phải học hỏi, tự điều
chỉnh, uốn nắn và rèn luyện để trở thành “mẫu hình”,“khuôn mẫu” của người đàn
ông và người đàn bà mà xã hội hay cộng đồng đó mong đợi
Như vậy, các đặc điểm về giới không tự nhiên mà có, nó được sinh ra qua quá trình giáo dục từ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, qua sự ảnh hưởng của truyền thông, các thể chế xã hội…
Giới xác định ranh giới về những điều nữ giới và nam giới phải là người như thế nào và họ nên phải làm gì Giới đưa ra các chuẩn mực hành vi đạo đức, tập tục và các quy tắc nhất định với các nam giới và nữ giới Qua đó, hình thành vai trò và quyết định hành vi trông đợi và các quyền của nữ giới và nam giới [27]
Nhìn chung có thể hiểu giới chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới về quyền lực, trách nhiệm, nguyên tắc ứng xử, hành vi và vai trò nhất định Những
sự khác biệt về giới được hình thành qua giáo dục và học hỏi dựa trên quan niệm, niềm tin chủ quan của một nền văn hóa hay tập tục xã hội cụ thể Sự khác biệt về giới ở những nền văn hóa khác nhau là khác nhau, sự khác biệt này có thể thay đổi theo không gian và thời gian
1.1.1.2 Khái niệm giới tính
Khái niệm giới tính được tiếp cận từ nhiều ngành khoa học khác nhau Trong sinh vật học cho rằng giới tính là một thuật ngữ dùng để chỉ sự khác nhau về mặt sinh học giữa nữ giới và nam giới
Trong quyển Luật Bình đẳng giới được xuất bản năm 2006 đã định nghĩa giới
tính nhau sau: “Giới tính dùng để chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ” [17]
Sự khác nhau của nam và nữ thể hiện qua các đặc điểm sinh học như: cấu tạo cơ thể, chức năng sinh sản hay đặc điểm về tâm sinh lý qua từng giai đoạn phát triển Có thể nói sự khác nhau rõ ràng nhất được thể hiện qua khả năng sinh sản [28, tr.8]
Ví dụ: Cấu tạo cơ thể nữ giới có tử cung, buồng trứng Nữ giới xuất hiện kinh nguyệt và có thể mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ Nam giới có dương vật, tinh hoàn, có thể sản sinh tinh trùng để thụ thai Tuy nhiên, khái niệm trên chưa
Trang 23chỉ ra đầy đủ các khía cạnh, dấu hiệu của giới tính “Giới tính là định nghĩa nhằm chỉ những đặc điểm sinh lý, đặc điểm sinh học, để xác định một cách rõ ràng nhất
cá thể là nam, nữ hoặc xác định liên giới tính của người đó” [17, tr 25]
Có thể nói “giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam
và nữ, cũng như các đặc tính sinh học phân biệt nam và nữ Do đó, khi xác định một người có thể là nam giới hoặc nữ giới chúng ta bất kể họ thuộc chủng tộc, tầng lớp, tuổi tác hoặc sắc tộc nào” [30]
1.1.1.3 Phân biệt giới và giới tính
Giới và giới tính là hai khái niệm độc lập với nhau Giới tính là sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ, những khác biệt này mang tính bẩm sinh và phổ biến chung trên toàn cầu; còn giới được sử dụng để xác định các đặc tính về mặt xã hội của một người là nam hay nữ, những đặc tính giới này do học hỏi mà có, nên rất
đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian và không gian Chúng ta có thể phân biệt đặc điểm khác nhau giữa giới tính và giới theo bảng 1 dưới đây:
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa hai khái niệm giới và giới tính
- Là đặc trưng sinh học; bẩm sinh, sinh ra đã
có
Ngay từ khi còn trong bào thai, đã đã xác
định được giới tính của con người nhờ vào
hệ nhiễm sắc thể Đó chính là dấu hiệu đặc
trưng sinh học của con người
Ví dụ: Nam có tinh hoàn, tinh trùng, nữ có
thể buồng trứng, dạ con Nam có hormon
sinh dục là testoterone còn nữ có hormon
sinh dục là estrogen và progesteron
- Là đặc trưng văn hóa, xã hội;
Trang 24công việc nội trợ
- Mọi nam giới và nữ giới có cấu tạo sinh
học giống nhau và đều luôn đồng nhất,
giống nhau trong cùng một giới
Ví dụ: Ở mọi nơi, nữ giới có khả năng sinh
con nhờ buồng trứng, tử cung Nam giới đều
có khả năng duy trì giống nòi do có tinh
hoàn
- Đa dạng, khác nhau ở các quốc gia, vùng, miền và giữa các nền văn hóa Chính vì vậy nó tạo ra
sự khác biệt về giới ở các địa phương, dân tộc khác nhau
Ví dụ: Ở nhiều nơi, nam giới làm giáo viên mẫu giáo hay nhà thiết
kế thời trang giỏi; nhiều nữ giới cũng mạnh mẽ, quyết đoán hay
là nhà kinh doanh giỏi
- Cả nam giới và nữ giới không thay đổi về
đặc điểm liên quan đến chức năng sinh sản
theo không gian và thời gian
Ví dụ: Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
một số đặc điểm giới tính có thể thay đổi
được, tuy nhiên, qua nhiều thế hệ, nam giới
không thể mang thai, sinh con và nữ giới
không thể cung cấp tinh trùng cho quá trình
ấy
- Có thể thay đổi theo quá trình phát triển dưới tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội
Ví dụ: Trước đây nữ giới không hoặc ít được tham gia quản lý xã hội; ngày nay, nhiều nữ giới là tổng thống, thủ tướng Trước đây nam giới không hoặc ít làm việc nhà; ngày nay, nhiều nam giới làm nội trợ và chăm sóc con cái Tóm lại, con người khi sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính; những đặc điểm này hầu như không thay đổi trong suốt cuộc đời và cũng không thể hoán đổi giữa nam và nữ Còn đặc điểm về giới không phải là bất biến mà thay đổi theo thời gian, thay đổi giữa các nền văn hoá khác nhau hoặc trong cùng nền văn hoá, tùy thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế-xã hội và các yếu tố khác
Phân biệt sự khác nhau giữa giới tính và giới, giúp chúng ta thấy rõ nguyên nhân của bất bình đẳng về giới là do khác biệt giới tạo nên Vì thế, chúng ta có thể tác động để thay đổi các đặc điểm và mối quan hệ giới theo chiều hướng tiến bộ và
Trang 25bình đẳng
1.1.2 Khuôn mẫu giới và vai trò giới
1.1.2.1 Vai trò giới
Vai trò giới là những hoạt động mà nữ giới và nam giới được kỳ vọng thực
hiện trong gia đình hay cộng đồng giới [26; tr.3]
Vai trò giới là do xã hội phân công, ví dụ như làm giáo viên, nông dân, lái
xe, bác sỹ, y tá, thư ký, bố, mẹ, vợ hoặc chồng
Người ta thường nhóm các vai trò giới thành 3 loại sau:
động lao động sản xuất, tạo ra của cải góp phần phát triển kinh tế của gia đình như: dạy học, sản xuất nông nghiệp, may vá,…
vai trò của nam giới hay nữ giới trong việc chăm sóc gia đinh, duy trì nòi giống như: phụ nữ sẽ sinh con, nuôi dạy con cái,…
xung quanh Ví dụ: tham gia các đoàn thể xã phường, tổ dân phố, các câu lạc bộ, nhóm, các lễ hội văn hóa văn nghệ tại địa phương,…
Cả ba vai trò này nam giới và nữ đều cần thực hiện Hiện nay, thực tế cho thấy có sự chênh lệch khác biệt giữa nam giới và nữ giới Nam giới được mong đợi giữ nhiều vai trò xã hội hơn nữ giới Ngược lại, nữ giới sẽ giữ vai trò gia đình hơn nam giới Người phụ nữ cần thực hiện nhiều vai trò hơn nam giới Họ sẽ vừa lao động kiếm thu nhập lại vừa đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc gia đình, con cái
1.1.2.2 Khuôn mẫu giới
Quá trình xã hội hóa giới diễn ra liên tục và trong suốt quá trình đứa trẻ lớn lên, dần dần đã hình thành hai khuôn mẫu về người nam giới và người nữ giới với những chuẩn mực về giá trị và vai trò giới khác nhau trong gia đình và xã hội Do vậy, ngay từ khi sinh ra và trong suốt quá trình lớn lên, thông qua sự giáo dục và trải nghiệm xã hội, những bé trai và bé gái thường phải nhập tâm những quan niệm và học hỏi theo những khuôn mẫu mong đợi của xã hội về đặc điểm và vai trò giới của mình
Trang 26Khuôn mẫu giới là sự khái quát hóa về tính cách, đặc điểm, tính cách của con người dựa trên giới tính của họ Có thể nhắc tới những khuôn mẫu mang tính tích cực, nhưng cũng có thể nhắc đến những khuôn mẫu tiêu cực gây kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của loài người Những khuôn mẫu tiêu cực và tích cực đó gây cho chúng ta những khó khăn nhất định trong việc xác định chính xác về người khác [30] Chúng ta có thể kể đến ví dụ như sau: Một số khuôn mẫu về nữ giới như: yếu đuối, nhẹ nhàng, nhõng nhẽo, hay làm nũng,… còn khuôn mẫu về nam giới như: nghịch ngợm, mạnh mẽ, dũng cảm, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, Ngay cả việc định hướng nghề nghiệp của nam giới và nữ giới cũng nằm trong khuôn mẫu nhất định như: nam giới phù hợp làm phi công, kĩ sư, thợ lặn, xây dựng,…còn nữ giới thì phù hợp với khuôn mẫu công việc mang tính chất nhẹ nhàng như thêu vá, dọn dẹp, bán hàng, giáo viên, nội trợ cơm nước,…
Muốn xây dựng một xã hội có quyền bình đẳng thì đòi hỏi xã hội đó phải áp dụng các quy tắc nhân quyền, bình đẳng không phân biệt đối xử giữa nam và nữ, luôn tạo ra sự bình đẳng, cân bằng về vai trò, vị trí của nam giới và nữ giới trong gia đình và xã hội Khuôn mẫu giới nên được linh hoạt và thay đổi phù hợp với nam giới và nữ giới Cần nêu cao tinh thần bình đẳng và tôn trọng các quyền lợi của phụ nữ trong xã hội
Chúng ta đều thấy rằng, giới đưa ra các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, hệ tư tưởng, suy nghĩ các tập quán để thông qua đó xây dựng lên hành vi, các yêu cầu mong đợi cho nam giới và nữ giới Những niềm tin tuyệt đối về nữ giới và nam giới không thay đổi và có thể dẫn đến những kỳ thị đối với những người không phù hợp vào các khuôn mẫu đó
1.1.3 Định kiến giới và phân biệt đối xử về giới
1.1.3.1 Định kiến giới
Luật Bình đẳng giới đã quy định trong chương 5 như sau: Định kiến giới là
sự nhận thức thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò
và năng lực của nam hoặc nữ [17, điều 4] Định kiến giới là “cách suy nghĩ các
yêu cầu đặt ra đối với nam giới và nữ giới về khả năng mà họ có thể làm được cũng như những yêu cầu bắt buộc cả hai giới phải thực hiện Đó là cách suy nghĩ
Trang 27không phải của chung toàn xã hội gắn cho nam giới hoặc nữa giới mà do một cộng đồng nhỏ, tập hợp số ít người nào đó gắn cho nam giới và nữ giới bắt phải theo” Thực tế đã chứng minh, chúng ta rất dễ mắc sai lầm khi đánh giá về giá trị của nam giới hay nữ giới khi theo định kiến giới sai lệch hay mang tính tiêu cực Điều đó đem đến những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng với con người và sự phát triển của xã hội
Định kiến giới, khuôn mẫu giới là nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng giới
Có hai loại định kiến giới:
Một là một cộng đồng hay người khác đưa ra định kiến giới với vai trò, nhiệm
vụ và vị trí trong xã hội của nam giới và nữ giới
Hai là việc tự định kiến giới Nó xuất phát từ quan điểm, lối suy nghĩ cá nhân của chính nam giới hay nữ giới về vai trò, nhiệm vụ, đặc điểm của họ [29, tr 8] Chính vì thế, chúng ta thấy rằng nếu cứ giữ định kiến giới chúng ta sẽ không đánh giá một cách khách quan, công bằng, bình đẳng và đúng đắn nhất về nam giới và nữ giới Cần phải hiểu một điều rằng, cả nam giới và nữ giới đều có khả năng lao động, duy trì các mối quan hệ xã hội, chăm sóc gia đình,…như nhau Ai cũng có thể làm được nhiều điều mà tưởng rằng những người khác giới không thể làm được
1.1.3.2 Phân biệt đối xử về giới
Phân biệt đối xử về giới “là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc
không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và
nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” [17, điều 5]
Việc phân biệt giới được thể hiện rất rõ qua sinh hoạt thường ngày của nam giới và nữ giới Ví như các bé trai thích hợp với chơi các môn thể thao mang tính vận động mạnh như đá bóng, đá cầu, bơi lội, chạy,… Các bé gái phù hợp với các trò chơi nấu ăn, ca hát, biểu diễn múa,… Hay trong định hướng nghề nghiệp những thanh niêm nam thường chọn những nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật cộng nghệ cao, … còn các thanh niên nữ chọn định hướng nghề nhẹ nhàng như họa sĩ,
ca sĩ, diễn viên múa, đầu bếp Ngay cả trong các doanh nghiệp, nam giới được
Trang 28chọn làm các chức vụ cao trong công ty, còn nữ giới không được ưu tiên và các
vị trí cao đó
Ngay cả trong gia đình nhỏ của mỗi người cũng diễn ra sự phân biệt giới như đàn ông luôn được coi là trụ cột của gia đình còn đàn bà chỉ làm các công việc chăm sóc gia đình,…
Như vậy có thể thấy việc phân biệt đối xử về giới thường xuyên diễn ra với phạm vi và mức độ khác nhau Nó hạn chế hoặc tước đoạt cơ hội tham gia, hưởng lợi và phát triển bản thân của một người, một nhóm người hoặc của nhiều người; trong đó, nữ giới và trẻ em gái là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất
Ngoài ra, sự phân biệt, kỳ thị cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu về cộng đồng LGBTQ+, khi xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ không thuộc
về nhóm dị tính (đa số) hoặc thể hiện giới của họ không tuân theo các chuẩn mực, khuôn mẫu về giới mà xã hội mong đợi
1.1.4 Cân bằng giới, công bằng giới và bình đẳng giới
1.1.4.1 Cân bằng giới
Cân bằng giới là khái niệm định lượng liên quan đến bình đẳng giới Cân bằng giới thể hiện sự bình đẳng tương đối về số lượng, tỷ lệ nữ giới và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai và thường được tính bằng tỷ lệ nữ so với nam cho một chỉ số nhất định [26, tr 9]
Hiện nay tỉ lệ giới tính nam và nữ được sinh ra và hiện tại đang sinh sống đang chưa đồng đều Nhiều người vẫn còn lối suy nghĩ trọng nam khinh nữ Nhiều gia đình sinh con gái vẫn tìm đủ mọi cách để sinh được con trai Dẫn đến việc lựa chọn giới tính thai nhi ở chế độ báo động Nhiều người đã hủy bỏ thai nhi khi phát hiện giới tính nữ Như vậy việc mất cân bằng giới dẫn đe dọa sự phát triển tự nhiên của xã hội và gây mất cân bằng dân số của các quốc gia trên thế giới
Trang 291.1.4.2 Công bằng giới
Công bằng giới là sự đối xử công bằng đối với nam và nữ Để đảm bảo sự công bằng cần phải áp dụng các biện pháp nhằm bù đắp hoặc khắc phục những yếu tố bất lợi ngăn cản vị thế bình đẳng của nam và nữ [27, tr.6]
Công bằng giới là một phương pháp giúp cho việc giáo dục bình đẳng giới được thực hiện hiệu quả nhất Việc thừa nhận các khác biệt giới có thể giúp cho nam giới và nữ giới có cơ hội được hưởng các quyền lợi như nhau Điều này được thực hiện trong các văn bản pháp quy về việc đề cử, ứng cử về nguồn lực trong những vị trí quan trọng Cũng như đưa ra những yêu cầu và thách thức phù hợp với các giới
1.1.4.3 Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện, cơ hội nhằm phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó [17, điều
khoản 3]
Căn cứ vào Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nêu rõ:
“Tất cả nam giới và nữ giới đều được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như nhau Bất kể là nam hay nữ đều có thể phát huy hết thế mạnh của bản thân, tư duy sáng tạo và độc lập, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của toàn xã hội Năm giới và nữ giới có quyền được hưởng thành quả lạo động do mình tạo ra” [17, điều khoản 5]
Chúng ta có thể hiểu bình đẳng giới là một phương pháp tuyệt vời có thể mang đến cho con người sự công bằng, cũng như đem tới những cơ hội và thách thức với mỗi người bất kể là nam giới hay nữ giới Những tiêu chí và yêu cầu đặt
ra với nam giới và nữ giới được đặt ngang hàng nhau và được xây dựng trên tình thần tôn trọng và hợp tác giới
1.1.4.4 Mối quan hệ giữa cân bằng giới, công bằng giới và bình đẳng giới
Chúng ta thấy rằng: bình đẳng giới là mục tiêu cần phải đạt được của con người, còn cân bằng giới và công bằng giới là phương thức tiến hành giúp đạt được mục đích bình đẳng giới đề ra Cả ba có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
Trang 30Để đạt được bình đẳng giới cần phải đảm bảo sự phát triển song song của công bằng giới và cân bằng giới Nếu chỉ chú trọng đến chỉ số cân bằng giới thì chưa đạt được mục tiêu bình đẳng giới Khi đó chúng ta phải có chiến lược công bằng giới để đạt được bình đẳng giới Nhằm đảm bảo bình đẳng giới, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để xóa bỏ các rào cản tiêu cực trên các lĩnh vực của cuộc sống như trên mặt trận văn hóa xã hội, các hủ tục mà xã hội đối với nam giới và nữ giới khiến cho các giới không đạt được bình đẳng giới thực chất [31, tr 9]
Như vậy, bình đẳng giới thể hiện ở các khía cạnh:
Bình đẳng về cơ hội và đối xử: Điều này thể hiện qua việc bất kể nam giới
hay nữ giới đều được trao cơ hội và được đối xử bình đẳng như nhau Tất thảy đều được phát huy năng lực và thế mạnh của bản thân Đó là cơ sở để tăng quyền năng cho mỗi giới
Bình đẳng về quyền và vị thế trong gia đình và xã hội: Trong xã hội, mọi
người được đối xử công bằng và ngang hàng nhau Dù là người miền xuôi hay miền ngược, khác nhau về khoảng cách địa lý, hay khác nhau về phong tục tập quán để được đảm bản quyền bình đẳng Để từ đó tạo ra động lực phấn đấu của mỗi cá nhân
Bình đẳng về lợi ích: Điều này được thể hiện qua việc tất cả nam giới và nữ giới đều được hưởng thành quả lao động của chính mình
Chính vì vậy ta thấy mục tiêu của bình đẳng giới giúp cho chúng ta xóa bỏ mọi định kiến không tích cực về giới; xóa bỏ sự mất công bằng giới Đồng thời bình đẳng giới thiết lập mối quan hệ bình quyền trong lao động, học tập và văn hóa văn nghệ của nam giới và nữ giới Tạo điều kiện phát huy tối đa nhất năng lực sáng tạo của các cá nhân [15]
1.2 Hoạt động trải nghiệm lớp 3 và việc giáo dục giới cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
1.2.1 Khái quát về hoạt động trải nghiệm lớp 3
a Mục tiêu:
Trang 31Trong chương trình giáo dục phổ thông cho thấy hoạt động trải nghiệm chính
là các hoạt động giúp HS định hướng nghề nghiệp, phát triển ở HS năng lực thích ứng với nhịp sống cũng như yêu cầu của xã hội đặt ra với HS Nó góp phần phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của HS
Thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ kích thích ở HS nhu cầu khám phá và nghiên cứu, tìm hiểu thế giới xung quanh Đồng thời, HĐTN giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, nó như kim chỉ nam giúp HS xác định đúng những quy tắc, ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ xung quanh mình HĐTN sẽ bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước Thông qua HĐTN HS sẽ nâng cao ý thức về tôn trọng cội nguồn
và giữ gìn nét đẹp bản sắc của dân tộc
Mục tiêu Hoạt động trải nghiệm lớp 3 hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày như: Nếp chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, cần cù, chịu khó,…Thông qua HĐTN, HS sẽ luôn biết nhắc nhở bản thân nâng cao tinh thần tự học, tự điều chỉnh các hành vi sai trái và biết áp dụng những hành vi tích cực với mọi người
Mục tiêu về phẩm chất: Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển 10 phẩm chất cần của HS theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học
Mục tiêu về năng lực: Hoạt động trải nghiệm định hướng và giúp hình thành
và phát triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề Yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2 Yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù
Trang 32– Rèn HS khả năng nhận diện được các nhu cầu phù hợp và nhu cầu không phù hợp với mỗi người
2 Kĩ năng điều chỉnh
bản thân và đáp ứng
với sự thay đổi
- HS có kĩ năng tự điều chỉnh bản thân thông qua việc làm chủ cảm xúc cá nhân Đồng thời đưa ra được các cách giải quyết vấn đề trong tình huống có thực và những tình huống nguy hiểm của cuộc sống
– HS yêu thích lao động và tự làm được các công việc phù hợp với bản thân
– HS thực hiện được các nhiệm vụ đáp ứng với sự thay đổi của bản thân và những gì xung quanh
3 Kĩ năng lập kế hoạch – HS biết xác định được mục tiêu cá nhân
cũng như mục tiêu nhóm Đồng thời HS biết xác định nhiệm vụ hoạt động của bản thân và nhóm
- HS có kĩ năng lập kế hoạch cho từng nhiệm
vụ cụ thể – Dự kiến được thời gian thực hiện nhiệm vụ
– Biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết
– Tham gia tích cực vào hoạt động nhóm HS biết giúp đỡ bạn bè, hướng dẫn bạn điều chỉnh hoạt động cho phù hợp
– Hình thành ở HS kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong cuộc sống
Trang 335 Kĩ năng đánh giá hoạt
b Nội dung chương trình
Chương trình HDTN lớp 3 bao gồm 9 chủ đề:
Chủ đề 1: Tự giới thiệu về mình
Chủ đề 2: Nếp sống đẹp
Chủ đề 3: Mái trường em yêu
Chủ đề 4: Giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch đẹp
Chủ đề 5: Gia đình yêu thương
Chủ đề 6: Ăn uống an toàn, hợp vệ sinh
Chủ đề 7: Hoạt động vì cộng đồng
Chủ đề 8: Làm bạn với thiên nhiên
Chủ đề 9: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp
Hình thức tổ chức của các chủ đề chủ yếu diễn ra dưới các hoạt động như: Sinh hoạt dưới cờ, Giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp Thông qua mỗi chủ đề, các em HS được vận dụng vốn sống, kinh nghiệm của bản thân cũng như tìm ra các cách mới để giải quyết các tình huống có thực trong cuộc sống
Trang 34Bảng 1.3 Nội dung chương trình của Hoạt động trải nghiệm lớp 3
1 Tự giới thiệu về mình • HS Nhận ra được những nét riêng về vẻ bề
ngoài của em đồng thời biết giới thiệu với bạn bè về sở thích của em
2 Nếp sống đẹp • HS biết thực hiện thời gian biểu cho bản
thân và lựa chọn được những thứ cần thiết tránh hoang phí đồ
3 Mái trường em yêu • HS thể hiện tình yêu với mái trường và nêu
được điều ấn tượng nhất của bản thân về thầy cô giáo
• HS biết cách xây dựng mối quan hệ bạn bè
và giải quyết những bất đồng trong quan hệ bạn bè
• HS thực hành trang trí lớp học và vệ sinh lớp học sạch sẽ
4 Giữ gìn nhà cửa ngăn nắp,
5 Gia đình yêu thương • Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm,
chăm sóc đến người thân bằng lời nói, thái
6 Ăn uống an toàn, hợp vệ sinh • Nhận thức được các nguy cơ nếu không
thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
• Thực hiện được những việc làm cụ thể để đảm bảo an toàn trong ăn uống
Trang 357 Hoạt động vì cộng đồng • Thực hiện được một số việc làm phù hợp
với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng
• Tham gia một số hoạt động tình nguyện nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức
8 Làm bạn với thiên nhiên • Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh quan thiên
nhiên ở địa phương em
• Tuyên truyền cho bạn bè, người thân về việc bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
• Nhận biết được những biểu hiện của ô nhiễm môi trường
• Tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường phù hợp với lứa tuổi
9 Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp • Kể được tên một số đức tính cần có của
người lao động trong nghề mà em yêu thích
• Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích
• Biết giữ an toàn trong lao động
c Các hình thức thực hiện:
Sinh hoạt dưới cờ
Hoạt động này được tiến hành đều và thường xuyên vào thứ hai đầu tuần dưới sự dẫn dắt của thầy cô Tổng phụ trách Hoạt động thường có xuất hiện các công việc như sơ kết tuần, đánh giá kết quả tuần trước và định hướng công việc cho tuần mới Sinh hoạt dưới cờ có thể diễn ra dưới hình thức tập thể chung toàn trường hay sinh hoạt theo khối Nội dung GDG khi được tổ chức dưới hình thức sinh hoạt dưới cờ cần được lựa chọn kĩ và có sự thống nhất trong khối cũng như toàn trường GV cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn đội trong nhà trường Tiết Sinh hoạt dưới cờ có thể tổ chức theo tiến trình chung sau đây:
Trang 36Bước 1: Tổng phục trách ổn định tổ chức cho toàn trường trước khi tham gia chào cờ
Bước 2: Thực hiện nghi lễ chào cờ
Bước 3: Thầy tổng phụ trách nhận xét kết quả thi đua của tuần của các lớp đồng thời phổ biến các hoạt động mới trong tuần
Bước 4: Sinh hoạt dưới có theo chủ đề của tuần
Sinh hoạt theo chủ đề
Đây là hình thức được tổ chức theo tuần có chủ đề, chủ điểm và bài học cụ thể GV sẽ lựa chọn các nội dung GDG và lồng ghép vào các bài học cụ thể Khi lồng ghép việc GDG, GV cần lưu ý tới việc vừa đảm bảo mục tiêu bài học và mục tiêu GDG Mỗi chủ đề có thể kéo dài trong một hay nhiều tuần và được chia làm các bài học khác nhau nhưng có cùng mục tiêu của chủ đề đó
Sinh hoạt theo chủ đề có thể tổ chức trong hay ngoài lớp học, GV linh hoạt thay đổi vị trí, không gian học tập để tạo tâm thế tốt nhất cho HS Ngoài ra GV còn cần vận dụng đa dạng phương pháp dạy học để phát huy tối đa năng lực của học sinh, để mỗi HS có thể tự mình chiếm lĩnh kiến thức của bài học
Sinh hoạt lớp:
Đây là hình thức được tổ chức cuối tuần, 1 lần/ tuần dưới sự hướng dẫn của thầy cô và bạn lãnh đạo lớp học Nội dung sinh hoạt lớp bao gồm tổng kết tuần, đánh giá những điểm làm được và chưa làm được trong tuần, cũng như đưa ra hướng khắc phục cho những tồn tại đó Do đó, để tiết Sinh hoạt lớp có ý nghĩa và phát huy tối đa tính trải nghiệm, nội dung GDG cần gắn với mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động được gợi ý đưa ra triển khai trong tiết Sinh hoạt dưới cờ Trong tiết Sinh hoạt lớp, có thể lồng ghép các hoạt động của Sao Nhi đồng để đảm bảo các hoạt động chung trong trường tiểu học
1.2.2 Giáo dục giới cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
1.2.2.1 Khái niệm giáo dục giới
Khái niệm GD là khái niệm rất phổ biến trong khoa học và đời sống Tuy nhiên hiện nay, chưa có sự thống nhất trong cách định nghĩa về khái niệm này
Trang 37Theo Phạm Viết Vượng, tuỳ vào mỗi góc độ tiếp cận mà GD có mỗi cách định nghĩa khác nhau
Cách tiếp cận trong phạm vi GD nhà trường: “Đó là quá trình làm việc có kế hoạch, xác định đúng nội dung và bằng phương pháp khoa học của thầy cô và định hướng giáo dục của nhà trường nhằm giúp HS phát triển tư duy, hành vi ứng
xử có văn hóa Quá trình sư phạm bao gồm quá trình dạy học và quá trình GD học sinh Nó cũng có thể hiểu GD là quá trình bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cho mỗi HS thông qua nhiều hoạt động khác nhau." [33, tr.19]
Theo nhóm tác giả Phan Thị Hồng Vinh và cộng sự (2018), "GD (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có chủ đích, được xây dựng kế hoạch cụ thể, thiết kế nội dung, sử dụng các phương pháp khoa học của nhà nhà trường tới HS (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được GD lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những hành vi ứng xử, thói quen trong cư xử với mọi người xung quanh thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu." [32, tr.76]
Trong Từ điển Giáo dục học, khái niệm GD được định nghĩa: "GD là hệ thống các biện pháp được đưa ra nhằm hướng tới HS, bồi dưỡng đạo đức, lối sống nhân văn và tinh thần lạc quan yêu đời, cũng như phát triển trí tuệ cho HS thông qua nhiều hoạt động khác nhau " [14, tr 88]
Giáo dục có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: chương trình giảng dạy chính khóa, các đề tài nghiên cứu, những giảng dạy với nội dung cụ thể được tiến hành trong nhà trường GV luôn đóng vai trò là người hướng dẫn, còn HS là người
tự thực hiện khám phá kiến thức và rút ra bài học cho bản thân Việc giáo dục tốt
sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Những công dân tốt cho xã hội là kết quả mà giáo dục tốt mang lại Còn ngược lại, giáo dục không tốt và chưa đúng hướng, đúng cách sẽ mang lại hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội
Như vậy, giáo dục là một quá trình học tập liên tục mà có thể xảy ra trong các cơ sở giáo dục truyền thống như trường học, đại học, trung tâm đào tạo, hoặc trong cộng đồng, với gia đình và những người xung quanh chúng ta Bởi vậy mà người ta vẫn coi giáo dục và học tập là sự nghiệp cả đời Giáo dục bao gồm việc giúp HS phát huy khả năng sáng tạo, phát triển các kĩ năng tự phục vụ bản thân
Trang 38khả năng thích ứng với môi trường, phát hiện và giải quyết vấn đề Đồng thời, quá trình giáo dục giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, về chính mình
và về những người xung quanh chúng ta, cũng như đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt được sự nghiệp và thành công trong cuộc sống.Giáo dục giới, trước hết cũng là một quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục đến người được giáo dục nhằm xây dựng và phát triển ở
HS lối suy nghĩ, các giá trị, hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội về
giới Hay có thể diễn đạt một cách cụ thể hơn thì “GDG là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà GD tới người được GD nhằm hình thành cho người được GD nhận thức, thái độ và hành vi cư xử đúng đắn, bình đẳng về quyền, trách nhiệm, cơ hội của nam giới và nữ giới trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội”
1.2.2.2 Giáo dục giới cho học sinh lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm
Từ khái niệm giáo giới và đặc trưng của HĐTN trong chương trình giáo dục tiểu học có thể đề xuất khái niệm giáo dục giới cho HS thông qua HĐTN như
sau: “GDG cho HS thông qua HĐTN là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của GV tiểu học tới HS nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục giới phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN ở tiểu học”
Như vậy, GDG cho HS lớp 3 thông qua HĐTN cần bám sát mục tiêu giáo dục giới và chương trình HĐTN lớp 3, đảm bảo việc tổ chức HĐTN theo đúng quy định của chương trình giáo dục, đồng thời lồng ghép có hiệu quả GDG cho học sinh
GDG có quan hệ mật thiết với GD nói chung, với việc phát triển nhân cách toàn diện của con người GDG làm cho con người sống có văn hóa, biết làm chủ những hành vi của mình trong quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh; làm cho con người biết xử sự đúng mực với mọi người, có hành vi, cử chỉ phù hợp Việc lựa chọn nội dung GDG phải phục vụ cho mục đích GD chung, phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách cũng như phù hợp với
Trang 39hoàn cảnh, môi trường sống, giúp cho HS dễ tiếp thu tri thức, có thái độ đúng đắn
và hành vi, kỹ năng phù hợp với chuẩn mực Đây chính là sự khác biệt quan trọng giữa GDG với GD các lĩnh vực khoa học khác Do đó việc xác định những nội dung GDG phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, đặc điểm riêng của đối tượng, điều kiện sống, kinh tế, xã hội, đặc biệt là phong tục tập quán của từng vùng miền được chấp nhận Dựa trên điều kiện, môi trường sống, phong tục tập quán, chương trình GD hiện hành mà các nhà GD lựa chọn nội dung GDG cho HSTH như sau:
- GD về tri thức:
HSTH đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về mặt tâm sinh lý và nhận thức xã hội Đây là giai đoạn tuổi ấu thơ, hình thành các phẩm chất, giá trị nền tảng, then chốt cho mỗi học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời Do đó, về tri thức cần GD cho HS:
GD cho HS những kiến thức về giới, giới tính Giúp học sinh khắc phục được những khủng hoảng về tâm, sinh lý tuổi mới lớn, có tâm lý và tinh thần tự tin dựa trên phát huy thế mạnh của giới để chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện (đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp tiểu học)
GD HS tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng con người, biết quan tâm đến những đặc điểm giới của người khác trong quá trình hoạt động chung; GD
HS biết cách phát huy được thế mạnh của mỗi giới để chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện Nhờ đó, các em có thể vững vàng, làm chủ bản thân khi bước vào cuộc sống muôn màu của thực tiễn
GD học sinh các vấn đề về bình đẳng giới, ý nghĩa của bình đẳng giới, cũng như những quyền lợi và trách nhiệm của nam và nữ trong xã hội
Giúp HS hiểu rằng nam và nữ bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới,
từ đó có những hành vi ứng xử phù hợp với bản thân và xã hội
GD HS hiểu được nam và nữ đều có những vai trò quan trọng trong xã hội,
từ đó có những định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân phù hợp
GD cho các em biết về quyền lợi và trách nhiệm của nam và nữ trong xã hội Giúp các em hoàn thiện nhân cách ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường; để
Trang 40lên những bậc học cao hơn và sau khi tốt nghiệp, học sinh thực sự trở thành công dân tốt và phát huy được thế mạnh của từng giới, góp phần tạo được sự bình đẳng giới trong xã hội
- GD về Thái độ:
Có thái độ tôn trọng, đối xử công bằng với mọi người, không phân biệt giới Ủng hộ quyền bình đẳng của nam và nữ Không phân biệt đối xử với người khác dựa trên giới tính Tôn trọng sự khác biệt giới tính Ứng xử bình đẳng với mọi người
GD học sinh nâng cao nhận thức, kĩ năng và có thái độ đúng đắn về giới, góp phần phòng tránh bạo lực học đường trên cơ sở giới
1.2.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3 và việc giáo dục giới qua Hoạt động trải nghiệm
Đối với HS tiểu học, các em đang trong giai đoạn phát triển nhanh về nhận thức cũng như phát triển tâm sinh lý HS lớp 3 được xếp vào giai đoạn đầu của lứa tuổi tiểu học trong sự phát riển tâm lý Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp
3 có thể khái quát ở một số nét chính sau: