TÓM TẮT Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, chương 1 đã kh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 6 năm 2024
Người nghiên cứu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình tham gia lớp Cao học – chuyên ngành Giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã may mắn được trau dồi kiến thức, tham gia học tập cùng thầy, cô tận tụy Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc đến quý thầy cô trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và quý thầy cô đã giảng dạy lớp Giáo dục học khoá 2022 thầy, cô đã tạo điều kiện, luôn nhiệt thành, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, truyền cảm hứng cho tôi trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tôi gởi lời tri ân sâu sắc đến TS Trần Tuyến đã tận tình hướng dẫn và động viên trong suốt quá trình thực hiện đề án Cảm ơn thầy đã chu đáo, nhiệt tâm chỉ bảo để tôi hoàn thành được đề án này
Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành các đồng nghiệp tại Công ty giáo dục GAIA đã tích cực hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tiến hành khảo sát, đánh giá sư phạm
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm chia sẻ, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi tham gia học tập và nghiên cứu đề án
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 06 năm 2024
Tác giả
Hà Quốc Nhật
Trang 5TÓM TẮT Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận của đề tài bao gồm khái niệm năng lực tự học, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở Nhấn mạnh con đường phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở là
thông qua phương pháp dạy học
Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Chương 2 sử dụng các phương pháp phát phiếu hỏi để khảo sát và phỏng vấn thực trạng phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Đức Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên hiểu về tầm quan trọng và có thực hiện phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS, tuy nhiên còn tồn tại nhiều khó khăn khi triển khai dẫn đến kết quả chưa đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học
Chương 3: Phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Trên cơ sở xây dựng các nguyên tắc và thực tiễn, chương 3 đề xuất 4 phương pháp dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở: phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (phương pháp 1), phương pháp dạy học dự án (phương pháp 2), kỹ thuật dạy học sơ đồ tư duy (phương pháp 3), phương pháp dạy học theo nhóm (phương pháp 4)
Tiến hành thực nghiệm sư phạm đồng thời khảo sát tính cần thiết và tính khả thi Kết quả minh chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu đề ra “Nếu vận dụng phương pháp dạy học hợp lý như đề xuất thì sẽ phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Đức.”
Trang 6ABSTRACT Chapter 1: Theoretical Basis for Developing Self-Learning Ability in Secondary School Students
Based on a synthesis of domestic and international literature and research,
Chapter 1 outlines the theoretical foundation of the topic, including the concept of learning ability, its content, methods, and forms of development for secondary school students It emphasizes that the pathway to developing self-learning ability in
self-secondary students is through teaching methods
Chapter 2: Current Status of Developing Self-Learning Ability in Secondary School Students in Thu Duc City
Chapter 2 uses survey methods and interviews to examine the current status of developing self-learning ability among secondary school students in Thu Duc City The survey results indicate that while teachers understand the importance and implement self-learning ability development for secondary students, there are significant
challenges in execution, leading to inconsistent results and ineffective teaching
mapping techniques (method 3), and group teaching methods (method 4)
The chapter also includes pedagogical experiments and surveys to assess the necessity and feasibility of these methods The results validate the research hypothesis:
"If appropriate teaching methods are applied as proposed, self-learning ability in
secondary school students in Thu Duc City will be developed."
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
5 Giả thuyết nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Phạm vi nghiên cứu 5
8 Ý nghĩa nghiên cứu 5
9 Bố cục của đề án 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THCS 7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.2 Khái niệm sử dụng trong đề tài 15
1.3 Cấu trúc của năng lực tự học 21
1.4 Tâm lý lứa tuổi THCS 23
1.5 Vai trò của năng lực tự học 26
1.6 Chiến lược tự học 27
1.7 Phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh 28
1.8 Lý luận về phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS 36
1.9 Đánh giá năng lực tự học 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 43
2.1 Khái quát tình hình giáo dục tại thành phố Thủ Đức 43
2.2 Khảo sát thực trạng phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức 44
2.2.1 Công cụ khảo sát 44
2.2.2 Quá trình thu thập dữ liệu 45
Trang 82.2.3 Thực trạng hoạt động phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS tại một số trường
trên địa bàn thành phố Thủ Đức 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 58
3.1 Nguyên tắc đề xuất phương pháp phát triển NLTH cho học sinh 58
3.2 Phương pháp phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức 61
3.2.1 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 61
3.2.2 Phương pháp dạy học dự án 66
3.2.3 Kỹ thuật dạy học sơ đồ tư duy 72
3.2.4 Phương pháp dạy học theo nhóm 77
3.3 Thực nghiệm sư phạm 81
3.3.1 Mục tiêu thực nghiệm 81
3.3.2 Chọn đối tượng, địa bàn thực nghiệm 81
3.3.3 Quy trình thực nghiệm 82
3.3.4 Kết quả thực nghiệm 83
3.3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 85
3.4 Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các phương pháp phát triển NLTH học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức 86
3.4.1 Mục tiêu khảo sát 86
3.4.2 Đối tượng, phương pháp và nội dung khảo sát 86
3.4.3 Đánh giá tính cần thiết của các phương pháp phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức 87
3.4.4 Đánh giá tính khả thi của các phương pháp phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2 Kiến nghị 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 108
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH
BẢNG 2.1 Tầm quan trọng phát triển NLTH cho học sinh THCS trên
BẢNG 3.2 Thái độ của giáo viên đối với các phương pháp dạy học phát
87
BẢNG 3.7 Tính cần thiết của các phương pháp phát triển NLTH cho
học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức 88 BẢNG 3.8
Tính khả thi của các phương pháp phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức 88
BẢNG 3.9
Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các phương pháp phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
90
Trang 11Nghị quyết số 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã đề cập đến việc xây dựng khả năng tự học cho học sinh một cách mạnh mẽ (2013) Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã đặt nặng yêu cầu phải phát triển năng lực tự học cho học sinh ở mọi cấp độ giáo dục (2018) Đồng thời khuyến khích học sinh trở thành người có khả năng tự học, có khả năng tự tìm hiểu, phân tích và xử lý thông tin, sáng tạo và làm việc độc lập Và đặc biệt, các giáo viên cũng phải lồng ghép việc giáo dục năng lực tự học thông qua các môn cho các em học sinh: “…Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn
đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển…” Chương trình
Trang 122
Phát triển giáo dục quốc gia (2011-2020) nhấn mạnh sự quan trọng của năng lực tự học, tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng tự học, từ kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin, đánh giá thông tin cho đến kỹ năng sáng tạo, vận dụng và chia sẻ kiến thức
Đã có một số các nghiên cứu về năng lực tự học cũng như dạy học phát triển NLTH cho học sinh, song ở cấp THCS thì lại còn vô cùng hạn chế Các tác giả như Lê Văn Giáo; Trịnh Quốc Lập; Lê Công Triêm, Đặng Thành Hưng,… nhìn chung đã đưa ra được khung lý luận chung về NLTH cũng như những phương pháp dạy học phát triển NLTH, tuy nhiên vẫn chưa đánh mạnh vào độ tuổi THCS cũng như triển khai một cách thực tiễn trên lớp học nhiều hơn Tổng quan thì chủ đề năng lực tự học được nghiên cứu tại Việt Nam hầu hết chỉ xoáy sâu vào lứa tuổi học sinh THPT, sinh viên và người lớn
Một nghiên cứu về giáo dục tại Bồ Đào Nha đã chỉ ra rằng, những kết quả học tập của học sinh THCS là chỉ báo chính xác hơn để dự đoán kết quả giáo dục Đại học so với điểm của những bài thi quốc gia (2018) Đồng thời, nghiên cứu khác tại Đức cho thấy điểm số học tập của học sinh gia tăng khi tăng cường sự tự định hướng học tập (2022) Do đó, việc xây dựng nền tảng học tập vững chắc ở độ tuổi THCS bằng việc phát triển NLTH là điều vô cùng quan trọng Bên cạnh đó, trong một báo cáo của UNESCO cũng đã đề cập đến kỷ nguyên thông tin và khả năng tự học sẽ mang lại lợi ích vô cùng
có giá trị (Delors & Jacques, 1998)
Trong hệ thống lý thuyết nghiên cứu, hầu hết các tài liệu đều chỉ ra rằng con đường phát triển NLTH hiệu quả nhất cho học sinh THCS đó là thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học một cách bài bản và hợp lý
Tóm lại, NLTH có lợi ích ngắn hạn (thành tích học tập) cũng như lợi ích dài hạn cho học sinh và độ tuổi THCS là một trong những thời điểm phù hợp để phát triển năng lực này Đây cũng là một vấn đề mang tính thời sự, cần thiết cần được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn Chính vì những lý do trên nên đề tài “Phát triển năng lực tự học cho
Trang 133
học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Đức” được chọn để nghiên cứu trong đề án này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực tự học cho học sinh, nghiên cứu đề xuất các phương pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự học, năng lực tự học của học sinh THCS, tiêu chí đánh giá năng lực tự học
- Khảo sát thực trạng phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Đề xuất vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Khảo nghiệm tính khả thi, cần thiết của các phương pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức và tiến hành thực nghiệm sư phạm
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học cho học sinh bậc trung học cơ sở
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực tự học và phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Đức
4.3 Khách thể khảo sát
Giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
5 Giả thuyết nghiên cứu
Trang 144
Công tác phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức chưa được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, thiết thực Nếu vận dụng phương pháp dạy học hợp lý như đề xuất thì sẽ phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Đức
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước; Phân tích, so sánh các nguồn tài liệu, các công trình khoa học được xuất bản trong nước và ngoài nước về NLTH của học sinh để xây dựng cơ sở lý luận về việc phát triển NLTH cho học sinh THCS
6.2 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Phương pháp được thực hiện trên nhóm giáo viên tham gia khảo sát Bằng cách
sử dụng bảng hỏi, thu thập thông tin về tình hình phát triển NLTH cho học sinh THCS tại thành phố Thủ Đức
6.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Trong việc xử lý số liệu, phương pháp định lượng được áp dụng Phần mềm thống
kê toán học trong SPSS được sử dụng để xử lý số liệu thu thập được từ việc khảo sát thực trạng phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Đồng thời, phương pháp định tính cũng được sử dụng để phân tích, so sánh và tổng hợp các kết quả thu được từ các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, nhằm làm rõ
và minh họa thêm các kết quả thống kê từ phương pháp định lượng
6.4 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện trên giáo viên đang dạy THCS Phương pháp này thu thập ý kiến về thực trạng phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Trang 155
Phần câu hỏi dành cho giáo viên sẽ liên quan đến những khía cạnh sau: tầm quan trọng của phát triển NLTH cho học sinh THCS, nội dung, các phương pháp, hình thức phát triển NLTH giáo viên thường sử dụng, tính cần thiết và khả thi của việc áp dụng các phương pháp phát triển NLTH cho học sinh THCS
6.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được dùng khi đã có kết quả điều tra về thực trạng phát triển NLTH cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức nhằm khẳng định lại tính đúng các phương pháp dạy học phát triển NLTH được nêu ra Thực nghiệm sư phạm
so sánh kết quả tác động lên một nhóm lớp – gọi là nhóm thực nghiệm – với một nhóm lớp tương đương không được tác động – gọi là nhóm đối chứng tại một trường THCS ở thành phố Thủ Đức để xem xét độ hiệu quả của các phương pháp đề xuất
7 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề án tập trung phân tích sâu các vấn đề liên quan tới năng lực tự học của học sinh lứa tuổi THCS, từ đó đề xuất phương pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh
- Về không gian: Trong phạm vi thành phố Thủ Đức từ ngày 01/11/2023 đến 01/06/2024
8 Ý nghĩa nghiên cứu
8.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Làm sáng tỏ một số cơ sở lý luận về năng lực tự học ở học sinh, sự cấp bách và cần thiết về năng lực tự học của học sinh THCS, những yếu tố và phương pháp cần thiết để phát triển năng lực này ở học sinh thông qua việc dạy học
8.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Giúp các bên liên quan có cái nhìn cụ thể, thực tiễn hơn về năng lực tự học của các học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Trang 16Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS
Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Chương 3: Phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Trang 177
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THCS 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về tự học
Tự học đã được áp dụng từ rất sớm, ngay khi giáo dục chưa trở thành một lĩnh vực khoa học chính thống Ngay từ những năm trước Công nguyên, những nhà học cổ đại của Hy Lạp như Xôcrat (469 – 390 TCN), Arixtốt (384 – 322 TCN) đã đặc biệt coi trọng việc khuyến khích tính tích cực và khả năng tự học của học sinh, nhằm tránh tình trạng họ trở nên lệ thuộc và giúp họ tự mình khám phá sự thật Tương tự, ở phương Đông cũng có nhiều nhà giáo dục vĩ đại như Khổng Tử (551 –
479 TCN), Mạnh Tử (372 – 289 TCN), Tuân Tử (khoảng 289 – 238 TCN) … đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của tự học và tự rèn luyện Những nguyên tắc này đã tạo nên nền tảng ban đầu cho sự phát triển của tự học, tự giáo dục trong tương lai theo Nguyễn Cảnh Toàn và cộng sự (1998) Lịch sử khoa học – nghệ thuật thế giới cũng đã ghi nhận những người nổi tiếng trong lĩnh vực tự học như nhà khoa học Archimedes, tác giả của hang ngàn phát minh khoa học có ích cho loài người, và văn hào Maxim Gorki, người coi cuộc sống như “những trường đại học của tôi”…
Trong thời kỳ phong kiến, cả ở phương Đông và phương Tây, vai trò của người thầy được coi trọng hơn cả trong hệ thống giáo dục Chính vì thế mà giá trị của tự học thường bị xem nhẹ Đến thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu, ý tưởng về việc khẳng định quyền tự do và khai thác tiềm năng sáng tạo của học sinh đã trở thành một ý tưởng phổ biến được nhiều triết gia và nhà giáo dục ủng hộ Tự học đã nổi lên như một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực giáo dục người lớn kể từ những năm
1960 (Hiemstra, 1978) Qua nhiều năm, có nhiều nghiên cứu đáng kể đã đóng góp vào việc hiểu biết sự hình thành và tiến triển về năng lực tự học
Có một loạt các khái niệm phản ánh tính đa diện của tự học Knowles (1975)
mô tả tự học như một quá trình trong đó cá nhân tự chủ tiên phong, độc lập hoặc có
Trang 188
sự trợ giúp từ người khác, nhằm xác định nhu cầu học tập của mình, đặt ra mục tiêu học tập, tìm kiếm các tài liệu học tập phù hợp, triển khai các chiến lược học tập hiệu quả và đánh giá kết quả của nỗ lực học tập của mình Candy (1991) nhấn mạnh khía cạnh tự do theo đuổi của tự học, tôn trọng tự chủ cá nhân và tự quản lý là những nguyên tắc cơ bản Huey B Long (1994) tập trung vào sự định hướng mục tiêu đối với việc tiếp thu kiến thức, giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng Houle (1993) coi tự học như một hình thức tự chủ, nhấn mạnh rằng cá nhân chịu trách nhiệm thiết
kế và thực hiện các hoạt động giáo dục của riêng mình Piskurich (1993) định hình
tự học như một thiết kế đào tạo cho phép người học nắm vững tài liệu theo tốc độ riêng mà không cần sự hướng dẫn của giảng viên Guglielmino (2008) trình bày tự học như một phản ứng chịu kích thích bởi sự mới mẻ, thách thức hoặc vấn đề gặp phải trong môi trường học tập
Trong hệ thống lý thuyết về tự học, những người tự học được miêu tả là những cá nhân tham gia học tập vì mục tiêu phát triển cá nhân (Merriam et al., 2006) Họ chịu trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình học tập của mình (Hiemstra Roger, 2018) Những người học tự chủ thể hiện khả năng dự đoán nhu cầu học tập của riêng mình và đề ra mục tiêu riêng (Spencer & Jordan, 1999) Họ có khả năng xác định, đánh giá và lựa chọn các tài liệu học tập và chiến lược phù hợp Hơn nữa, những người học tự thường tích cực theo dõi và đánh giá tiến trình của mình (Lieberman & Linn, 1991)
Nghiên cứu thực nghiệm cung cấp bằng chứng đáng kể về những hiệu ứng tích cực của tự học Artis và Harris (2007) phát hiện mối liên hệ tích cực giữa tự học
và hiệu suất tự học khi gia tăng liên kết với việc tiết kiệm chi phí trong các chương trình đào tạo và phát triển Theo Durr (1992), tham gia vào việc tự học đã chứng minh cho xu hướng nâng cao tiềm năng, kỹ năng tư duy phản biện và đặt câu hỏi, tăng cường sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề, thúc đẩy chia sẻ kiến thức và phát triển mạng lưới quan hệ với người khác (Rowland & Volet, 1996), tự học tạo
Trang 19Như vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu đi rất sâu vào việc tự học, chỉ ra các khía cạnh đặc biệt của nó, liên kết với động lực nội tại người học Tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế nguồn tài liệu phân tích về chủ đề này ở lứa tuổi học sinh THCS
1.1.2 Nghiên cứu về tự học trong bối cảnh công dân toàn cầu
Báo cáo của Delors tại UNESCO (1996) đánh dấu sự bắt đầu cuộc tranh luận
về việc học các năng lực trong thế kỷ 21, với việc học để hiểu, học để làm, học để trở thành và học để sống chung sống là những cột mốc quan trọng của việc học Khái niệm năng lực thế kỷ 21 được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức và nhu cầu học suốt đời để học viên có thể thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng và liên tục của nền kinh tế xã hội (Delors & Jacques, 1996)
Lee phát biểu (2017): “Thời đại phát triển đã tạo ra những yêu cầu thay đổi
về bộ kỹ năng của người học thế kỷ 21, chẳng hạn như khả năng tư duy phản biện
và sáng tạo, khả năng tự học và học chung với các tác động, khả năng học hình thức hóa và phi hình thức hóa và khả năng cả cạnh tranh và hợp tác” Đồng thời, tác giả bài viết trên cũng đề cập: “Ở Singpore, chuẩn đầu ra của học sinh thế kỷ 21 tập trung
Trang 20và đồng thời khuyến khích sự tự học ở học sinh từ những năm 1990 và 2000 cho thấy tầm nhìn vô cùng xa của các nhà lãnh đạo Họ đặt nền móng phát triển năng lực tự học cho học sinh tự học từ nhỏ để sau này có thể phát triển chúng một cách
vô cùng dễ dàng Và không quá bất ngờ khi thành quả gặt hái được chính là liên tục đứng vị trí đầu nhiều nằm liền trong bảng xếp hạng 20 nền giáo dục tốt nhất thế giới của NJ MED Đồng thời, xếp vị trí thứ 2 chỉ sau Hà Lan trong bảng xếp hạng các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới do công ty giáo dục PEARSON thẩm định năm 2012
Nhìn chung, có thể thấy bối cảnh xã hội đang hướng đến việc toàn cầu hóa một cách chóng mặt Khi kiến thức liên tục xuất hiện, sự đổi mới diễn ra quá nhanh, chúng ta có xu hướng sẽ chung sống với nhiều người, nhiều nền văn hóa khác nhau, trở thành một công dân toàn cầu Và để chuẩn bị cho các thế hệ mai sau sẵn sàng trong tiến trình hội nhập, tự học là năng lực không thể thiếu Những nước phát triển
đã nhận ra điều này và khai thác vô cùng triệt để giúp dẫn đến các thành công về giáo dục ngày hôm nay của họ
1.1.3 Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS
Nghiên cứu của Dignath và Büttner (2008) đã tiến hành phân tích tổng hợp
49 nghiên cứu bậc tiểu học và 35 nghiên cứu bậc THCS nhằm điều tra những yếu
tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả học tập, việc sử dụng các chiến lược học tập và
Trang 2111
động lực học tập của học sinh trong bối cảnh phát triển năng lực tự học tại trường Nghiên cứu đã thể hiện một số các kết luận quan trọng: Hiệu suất của các chương trình phát triển NLTH có thể được triển khai hiệu quả ở cả hai bậc tiểu học và THCS; hiệu suất cao hơn khi các chương trình đào tạo được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thay vì bởi giáo viên cơ hữu; hiệu suất cũng cao hơn khi các chương trình đào tạo được tiến hành trong phạm vi môn toán so với môn đọc/viết hoặc các môn khác; hiệu suất còn phụ thuộc vào cơ sở lý thuyết mà chương trình đào tạo dựa trên, cũng như loại chiến lược được hướng dẫn
Từ nghiên cứu trên có thể nhận thấy rằng lứa tuổi THCS là hoàn toàn phù hợp để phát triển năng lực tự học của các em học sinh Đồng thời thông qua các kết luận còn lại, có thể dự đoán rằng lý do nhà nghiên cứu giúp cải thiện hiệu suất học tập tốt hơn giáo viên thông thường là do họ chú tâm, đề cao và có các phương pháp dạy học phát triển năng lực tự học tốt hơn cho các học sinh Các môn tự nhiên như môn toán có điểm số cao hơn các môn đọc viết có thể là do đáp án rõ ràng, cụ thể, học sinh dễ dàng tự học tập theo các công thức ở nhà Hiệu suất học tập của các em
sẽ phụ thuộc một phần rất lớn về cách thức học tập, chiến lược tự học được hướng dẫn bởi giáo viên
Một nghiên cứu khác của Kistner và cộng sự (2010) tập trung vào việc tìm hiểu và đánh giá cách giáo viên phát triển năng lực tự học cho học sinh tại Đức Nghiên cứu này thực hiện với 20 giáo viên Toán cùng 538 học sinh của họ ở lớp 9, dạy thông qua video về 3 bài định lý Pythagoras Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các giáo viên có mặt đều khuyến khích học sinh tự học, tuy nhiên có sự khác biệt về cách thức Cụ thể hầu hết các giáo viên đều chọn cách đề cập các chiến lược học tập một cách ngụ ý hơn là tường minh Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc hướng dẫn tường minh các cách thức để học sinh có thể tự học sẽ có tác động tích cực đối với điểm số của các em nhiều một cách đáng kể so với ngụ ý Bên cạnh đó, nghiên cứu nhấn mạnh tần suất giáo viên hướng dẫn cụ thể rõ ràng cách tự học là hiếm hơn rất nhiều so với ngụ ý
Trang 2212
Qua các nghiên cứu trên có thể thấy các nghiên cứu về vấn đề phát triển NLTH cho học sinh THCS thường đánh giá thông qua kết quả học tập Điểm số của các em cũng được cải thiện khi cách thức giáo viên hướng dẫn tự học cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực Đặc biệt là có phương pháp dạy học vô cùng rõ ràng giúp các học sinh dễ dàng tự học hơn
Nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài giáo dục tự học Cụ thể, một bài viết nghiên cứu của tác giả Trịnh Quốc Lập (2008) đã thảo luận về vấn
đề khá gây tranh cãi: liệu tự học có phải là phẩm chất chỉ dành cho người học phương Tây hay không? Tác giả có nhận định về bản chất, học sinh châu Á không phái là không có năng lực tự học; hệ thống giáo dục ở các nước châu Á chưa tạo đủ điều kiện để học sinh phát triển năng lực tự học.” Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bối cảnh Việt Nam thì năng lực tự học có thể được phát triển bằng cách ứng dụng học tập tự điều chỉnh, đồng thời “nếu người học càng có khả năng tự học, kết quả học tập của họ sẽ càng cao”
Các nghiên cứu về tự học ở sinh viên cho thấy: các nghiên cứu về năng lực
tự học mang tính thực tiễn cao Đồng thời sinh viên thực sự dành thời gian tự học rất ít và chỉ tự học chủ yếu để đối phó với bài kiểm tra hay khi giáo viên yêu cầu; yếu tố thái độ, sinh viên “Yêu thích, say mê tự học còn rất thấp (35,2%)” (Đinh Thị Hoa, 2019) Như vậy có thể thấy rằng dù bản thân sinh viên đã có nhận định tự là học quan trọng, tuy nhiên chỉ để đáp ứng mục tiêu là học để thi cử, học để đối phó chứ không để đào sâu, mở rộng, hệ thống hóa kiến thức Lối tư duy này được thừa hưởng từ quá trình học tập quá nặng nề về thi cử, trọng bằng cấp và điểm số Điều này lý giải cho quan niệm rằng nước ta có rất nhiều người tự học tuy nhiên lại không thành công, vì ta chỉ học để “lấy tiếng” chứ ít khi tìm kiếm tri thức thật sự - cách suy nghĩ được tích lũy từ các năm học phổ thông Nếu phát huy được giá trị thực sự của năng lực tự học bằng cách thay đổi nhận thức con người thì có thể chúng ta không cần đổi mới quá nhiều cách thức hoạt động giáo dục mà vẫn có kết quả tốt (như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn có những kỳ thi vô cùng áp lực nhưng
Trang 2313
luôn nằm trong tốp đầu các quốc gia về giáo dục) Muốn thay đổi nhận thức và thói quen tự học cần bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn và THCS chính là thời điểm phù hợp nhất
Tại bậc trung học phổ thông, đặc biệt sau Chương trình giáo dục phổ thông
2018 cũng đã xuất hiện các nghiên cứu về năng lực tự học cho học sinh dưới nhiều góc độ Trong luận án tiến sĩ của mình, Nguyễn Thị Thanh (2016) đã vận dụng thuyết kiến tạo để phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua môn Hóa học lớp 10 Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngà (2010) đề cập đến biện pháp xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun, ngoài ra còn có thêm các phương pháp bàn tay nặn bột, sơ đồ tư duy,… trong dạy học môn hóa Ngoài ra, nghiên cứu của Trần Thị Thu Ba (2016) kiến nghị ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao ý thức
tự học Tác giả Nguyễn Văn Hiến (2016) thì chỉ ra rõ hơn là cần thông qua learning để thực hiện hóa điều này Ngoài ra bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Thu Thủy, Trần Trung Ninh (2014) đã vận dụng làm sách E-book để phát triển năng lực
E-tự học môn hóa 11 cho học sinh chuyên Một số môn và cách tiếp cận khác về E-tự học có thể kể đến nghiên cứu của Lê Thanh Huy (2018) với việc bồi dưỡng năng lực tự học với sự hỗ trợ từ máy vi tính thông qua môn Vật lý 12 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng máy vi tính là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời để nâng cao năng lực tự học cho học sinh: “Nếu biết phát huy những tính năng ưu việt của máy
vi tính vào dạy học thì ngoài việc tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh, còn giúp học sinh phát triển được năng lực tự học, nâng cao chất lượng dạy học.”
Đối với độ tuổi THCS thì số lượng và chất lượng nghiên cứu liên quan có xu hướng giảm rõ rệt Tác giả Bùi Thanh Thủy (2022) đã đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tự học môn Ngữ Văn cho học sinh cấp THCS Nghiên cứu này mang tính lý luận rất cao và đã đề ra nhiều phương pháp như hướng dẫn học sinh sử dụng
sơ đồ KWL để soạn bài trước tại nhà trước khi vào học Thay vì soạn theo sách giáo khoa thì chính nhờ kỹ thuật này học sinh có thể tận dụng được những kiến thức đã
có (cột K) làm nền tảng để đặt mục tiêu bài học (cột M) và thể hiện nội dung bài
Trang 2414
học mới (cột L) Ngoài ra, nghiên cứu còn đề cập đến việc nên tích cực hướng dẫn học sinh tự học ngay tại lớp chứ không phải chỉ sau giờ học chính Nghiên cứu đề xuất sử dụng các phương pháp dạy học như dạy học theo nhóm, dạy học dựa trên vấn đề, dạy học theo góc, thực hiện đóng vai, sân khấu hóa,… để tích cực rèn luyện tính tự chủ và tích cực của học sinh trong việc chủ động tìm hiểu kiến thức Các phương pháp này được tác giả cho rằng giúp học sinh nhớ bài lâu hơn do vừa được lưu giữ dưới dạng hình ảnh lẫn ngôn ngữ và được tương tác thông qua các hoạt động trên lớp Nghiên cứu còn đề xuất mỗi lớp sẽ thực lập một hòm thư điện tử để cả giáo viên có thể chia sẻ tài liệu hay và hữu ích cho nhau, cũng như mỗi học sinh cần có một cuốn sổ tay chuyên ghi lại lời hay ý đẹp, các danh ngôn, đoạn văn – câu thơ để
có nhiều ý tưởng hơn trong học tập
Nhóm nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Phượng Liên, Lưu Thanh Tuấn (2020) tại trường Đại học Sài Gòn đã vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” để dạy Hóa 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho các em học sinh Với mô hình này, học sinh sẽ được xem bài trước tại nhà, còn thời gian lên lớp, người học sẽ dùng cho các hoạt động hợp tác, củng cố kiến thức đã tìm hiểu Nhóm tác giả cho rằng, việc xem các video bài giảng sẽ giúp học sinh chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu
lý thuyết chính nhờ đặc tính có thể dừng và phát video mọi lúc (điều không thể xảy
ra khi nghe giáo viên trực tiếp giảng dạy tại lớp) Đồng thời chính nhờ tận dụng công nghệ thông tin mà học sinh sẽ có thời gian giải quyết các bài tập nâng cao tại lớp Nghiên cứu cho thấy rằng cách học truyền thống không hiệu quả khi phân tích bằng Thang tư duy Bloom Ở bậc thấp nhất là “Biết” và “Hiểu” thì chủ yếu được giảng dạy ngay tại lớp bởi giáo viên Ngược lại, khi làm bài tập về nhà và cần sử dụng các kiến thức ở những bậc tư duy cao hơn (“Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp”, “Đánh giá”) thì lại do học sinh và phụ huynh – những người không có chuyên môn – đảm nhận Mặc dù có ý tưởng vô cùng độc đáo, tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế
Trang 2515
Nghiên cứu của Đào Thị Mai Oanh (2013) đánh mạnh vào việc xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học môn hóa học cho học sinh lớp 9 Tác giả cho rằng việc học tập trên lớp của học sinh sẽ được củng cố hơn khi sử dụng nguồn tài liệu bài tập phù hợp với khả năng của các em Nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng của giáo viên trong việc định hướng, chuẩn bị các câu hỏi để giúp học sinh tự tìm được câu trả lời Nguồn bài tập bồi dưỡng năng lực tự học vô cùng đa dạng từ sách giáo khoa cho đến các loại sách nâng cao hay thậm chí các loại bài tập
mà giáo viên tự biên soạn cũng như sưu tầm Độ khó của các bài tập cũng được phân hóa kỹ càng, phù hợp với học lực của từng học sinh Nếu như nghiên cứu trên tập trung vào việc phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS ở khía cạnh truyền thống, “sách vở” thì nghiên cứu của Khoa Thị Thu Thủy (2018) đã thực hiện ở khía cạnh “hướng ngoại” hơn Tác giả đã tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo hướng tích hợp giáo dục trí tuệ và kỹ năng sống nhằm giúp người học có bản lĩnh tự tin hơn, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu và chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động Đây là một hướng đi khá mới
so với tình hình nghiên cứu chung nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Nhìn chung, các nghiên cứu về năng lực tự học của học sinh THCS có nội dung và cách thức phù hợp, chỉ ra rằng cần phát triển NLTH qua con đường sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học Tuy nhiên chưa xem xét vào khía cạnh tâm lý học sinh Qua việc phân tích các tài liệu trên cho thấy rất ít công trình nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu nước ngoài cũng như cung cấp thêm các số liệu thống kê, dữ liệu định lượng có ý nghĩa Điều này đặt ra cơ hội nghiên cứu thêm về năng lực tự học của học sinh THCS để đa dạng hóa lĩnh vực nghiên cứu và bổ sung thêm các góc nhìn, phương pháp phù hợp
1.2 Khái niệm sử dụng trong đề tài
1.2.1 Năng lực tự học
a Tự học
Trang 2616
Có rất nhiều khái niệm về tự học Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (2004) viết:
“Học là thu nhận, tích lũy, gia tăng số lượng kiến thức… Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình” và ông kết luận: “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và
có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”
Theo Từ điển Giáo dục học (2013), “Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện lã năng thực hành không có sự hướng dẫn của giáo viên
và sự quản lí trực tiếp của cơ sở GD-ĐT”
Tác giả Nguyễn Hiến Lê (1964) quan niệm: Tự học là không ai bắt buộc mình
mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm Tự học là quá trình học tập một cách
tự giác, tự nguyện, tự vạch ra kế hoạch để học tập, tự lựa chọn nội dung, phương pháp, sắp xếp thời gian hợp lí với đặc điểm, phương tiện thích hợp để lĩnh hội tri thức, kĩ năng học tập, giá trị làm người
Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2013) thì đưa ra khái niệm: “Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thân người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định Tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học, nhưng nó có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân” Như vậy, có thể thấy tự học đóng vai trò chủ đạo trong việc học tập suốt đời của mỗi người và lại cần thiết hơn nữa trong bối cảnh mà kiến thức, thông tin phát triển liên tục như hiện nay
Từ những nhận định trên, trong nghiên cứu này hiểu khái niệm tự học chính
là chiến lược học tập cá nhân, người học tự quyết định và tự nguyện tiến hành học
Trang 2717
tập, bao gồm từ mục đích, nội dung, cách thức, phương tiện, môi trường và điều
kiện học tập cho đến kế hoạch và nguồn lực học tập
b Năng lực
“Năng lực” là một thuộc tính quan trọng của nhân cách con người Đã từ lâu, khái niệm năng lực trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Khái niệm này cho đến nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng năng lực
Theo quan điểm của các nhà tâm lí học: “Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao” (Vũ Dũng, 2008)
Nguyễn Văn Cường và Meier (2014) cho rằng: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.”
Trong phạm vi đối tượng hẹp hơn, Nguyền Công Khanh (2014) cho rằng:
“năng lực của HS là khả năng làm chù nhừng hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và kết nối chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quà nhừng vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống”
Tất cả những quan niệm trên hàm ý khả năng cá nhân có thể đáp ứng với một tình huống hoặc một tập hợp tình huống cụ thể nào đó Nghĩa là, thuật ngữ “Năng lực” mang nghĩa mức độ sẵn 17ong học hỏi và tiến hành giải quyết tốt một vấn đề
cụ thể hoặc lĩnh vực nhất định
Các đặc điểm nổi bật cùa năng lực là: năng lực chi nảy sinh và quan sát được trong hoạt động giải quyết nhùng yêu cầu mới mẻ; năng lực tồn tại và phát triển
Trang 28có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động
để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác.” Như vậy có thể thấy được rằng, năng lực tự học luôn hiện hữu trong từng cá nhân, là nguồn năng lượng phát triển của bản thân người học Khi người học biết cách tổ chức, thu thập, xử lí thông tin và tự đánh giá, tự điều chỉnh khi làm việc với các nguồn tri thức khác nhau, điều đó có nghĩa là họ đã tìm được phương pháp học để học hiệu quả trong lớp học và tự học
Tác giả Vũ Trọng Rỹ (1994) cho rằng kĩ năng tự học của học sinh nói chung
và sinh viên nói riêng có thể được chia thành bốn nhóm: kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành, kĩ năng tổ chức và kĩ năng đánh giá Tác giả Trần Thị Thu Ba (2016) phân loại các hoạt động tự học thành các nhóm kĩ năng cơ bản sau đây: kĩ năng định
Trang 29Qua đó khái niệm NLTH có thể được hiểu là các thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển thông qua quá trình rèn luyện, học tập giúp người học tự chủ động dù có hoặc không sự giúp đỡ của người khác để xây dựng được các mục tiêu học tập, xác định nguồn lực học tập, lựa chọn chiến lược học tập và tự đánh giá
Từ định nghĩa trên, NLTH gồm các năng lực thành phần như sau: Năng lực xác định động cơ học tập, năng lực quản lý/lập kế hoạch tự học, năng lực thực hiện các hoạt động tự học và năng lực tự đánh giá
1.2.2 Phát triển năng lực tự học cho học sinh
a Phát triển
Theo Triết học Mác – Lenin thì: “Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.” (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006)
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2011) thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tính của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển
là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.”
Trang 3020
Như vậy, phát triển là “làm mới, nâng cao năng lực tự học của học sinh THCS” Có thể nói, con đường chính để phát triển năng lực của học sinh trong giáo dục chỉ có thể thông qua quá trình dạy và học giữa thầy và trò
Do đó, nhiệm vụ của giáo viên là phải làm sao chọn được phương pháp dạy học phù hợp, khơi gợi sự tự giác, tích cực, chủ động của học sinh, làm phát triển NLTH cho học sinh
c Học sinh
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì: “Học sinh hay học trò là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (từ 6–18 tuổi) đang được học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông Học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình và nhà trường.” Học sinh là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội do tâm lý chưa trưởng thành, do đó gia đình, giáo viên và nhà trường cần theo dõi, định hướng và giáo dục một cách hợp lý Đây vừa
là điểm yếu vừa là điểm mạnh của lứa tuổi này, chính vì chưa hình thành nhân cách hoàn chỉnh cho nên giáo viên hoặc nhà giáo dục sẽ có tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách cho học sinh
Kết quả NLTH được biểu hiện ở chính hành vi, nhận thức và thái độ của học sinh, hay nói cách khác, người giáo viên có thành công phát triển NLTH cho học sinh hay không cần phải nhìn nhận qua kết quả đánh giá học tập của học sinh
d Phát triển năng lực tự học cho học sinh
Trang 3121
Như vậy, “Phát triển năng lực tự học cho học sinh” được hiểu là giáo viên thông qua các phương pháp dạy học phải làm mới, nâng cao NLTH cho các thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học tại các trường TH, THCS, THPT và được kiểm chứng bằng kết quả đánh giá học tập của học sinh
1.3 Cấu trúc của năng lực tự học
Sơ đồ 1: Mô hình tự quản lý học tập
Trang 32Trong giai đoạn dự định và lập kế hoạch, học sinh phân tích nhiệm vụ học tập và đặt ra các mục tiêu cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ đó Tuy nhiên, khi học sinh học về các chủ đề mới lạ, sẽ có khả năng cao không biết cách tiếp cận nhiệm
vụ hoặc lựa chọn mục tiêu thích hợp nhất Trong trường hợp như vậy, giáo viên hoặc các bạn đồng trang lứa có kinh nghiệm hơn nên hướng dẫn học sinh về các cách tiếp cận hiệu quả
Trong giai đoạn theo dõi hiệu suất, học sinh sử dụng các chiến lược để phát triển trong nhiệm vụ học tập và theo dõi hiệu quả của những chiến lược đó cũng như động lực của bản thân để duy trì tiến độ mục tiêu của nhiệm vụ Tuy nhiên, khi sử dụng các chiến lược mới, học sinh đôi khi quay trở lại việc sử dụng các chiến lược quen thuộc hơn và có thể không hiệu quả Ví dụ, học sinh có thể quay lại việc sử dụng chiến lược thẻ ghi nhớ quen thuộc để học từ vựng mới vì nó có vẻ dễ dàng hơn
so với chiến lược mới hơn, hiệu quả hơn mà giáo viên đề xuất Tuy nhiên thực tế nếu dành thời gian cần thiết để thực hành và học chiến lược mới có thể giúp việc học có thú vị hơn, việc sử dụng lại chiến lược quen thuộc có thể khiến các học sinh thiếu cách tiếp cận hiệu quả hơn trong việc học tập Việc giáo viên theo dõi chặt chẽ
và đưa ra phản hồi cụ thể có thể giúp học sinh học cách sử dụng các chiến lược mới một cách thông thạo, đặc biệt khi gặp khó khăn
Trang 3323
Trong giai đoạn phản ánh về hiệu suất, học sinh đánh giá hiệu suất của bản thân trong nhiệm vụ học tập liên quan đến hiệu quả của các chiến lược đã chọn Trong giai đoạn này, học sinh cũng phải quản lý cảm xúc của mình về kết quả của trải nghiệm học tập Những phản ánh cá nhân này sẽ ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và đặt ra mục tiêu trong tương lai của học sinh, khởi đầu lại chu trình từ giai đoạn dự định và lập kế hoạch
1.4 Tâm lý lứa tuổi THCS
Học thuyết phát triển tâm lý của Erik Erikson chia thành tám giai đoạn riêng biệt, với năm giai đoạn đầu diễn ra đến năm 18 tuổi và ba giai đoạn còn lại kéo dài suốt tuổi trưởng thành Erikson cho rằng quá trình phát triển và trưởng thành của con người diễn ra suốt cuộc đời Ông đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn thiếu niên (độ tuổi bài viết tập trung nghiên cứu), coi đây là thời điểm then chốt để hình thành căn tính của mỗi người (Saul, 2024)
Tương tự Freud, Erikson cho rằng mỗi giai đoạn phát triển đều đi kèm với một khủng hoảng đặc trưng Theo ông những khủng hoảng này mang bản chất tâm
lý xã hội vì chúng liên quan đến nhu cầu tâm lý của cá nhân (tâm thần) trong mâu thuẫn với yêu cầu từ cộng đồng (xã hội)
Theo học thuyết của Erikson, việc hoàn thành tốt mỗi giai đoạn sẽ dẫn đến
sự phát triển nhân cách lành mạnh và đạt được những đức tính cơ bản Đây là những điểm mạnh mà bản ngã có thể tiếp tục tự tin giải quyết các khủng hoảng sau này
Ngược lại, thất bại trong việc hoàn thành một giai đoạn có thể làm giảm khả năng vượt qua các giai đoạn tiếp theo, dẫn đến sự hình thành nhân cách và cảm thức
về bản thân kém lành mạnh hơn Tuy nhiên, các giai đoạn này vẫn có thể được cải thiện theo hướng tích cực sau đó
Trang 3424
Độ tuổi của học sinh THCS nằm trong khoảng từ 11 – 15 tuổi, đó là lứa tuổi nằm giữa 2 giai đoạn phát triển của Erik Erikson là Năng lực (Chuyên cần) hay Tự
ti và Căn tính hay Nhầm lẫn về vai trò
- Năng lực (Chuyên cần) hay Tự ti
Đây là giai đoạn thứ tư trong thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson, diễn
ra từ 5 đến 12 tuổi Trong giai đoạn này, trẻ học đọc, viết, tính toán và tự thực hiện nhiều công việc Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ khi họ dạy cho trẻ những kỹ năng này
Bạn bè đồng lứa trở nên rất quan trọng và là nguồn lực cho sự tự tin của trẻ Trẻ cảm thấy mình cần đạt được sự công nhận bằng cách thể hiện những khả năng nhất định mà xã hội coi trọng và bắt đầu phát triển cảm giác tự hào về thành tích của mình
Nếu trẻ được khuyến khích và củng cố tính chủ động, chúng sẽ cảm thấy tự tin vào khả năng đạt được mục tiêu Ngược lại, nếu tính chủ động bị hạn chế bởi giáo viên hoặc gia đình, trẻ sẽ cảm thấy tự ti, nghi ngờ khả năng của mình và có thể không phát huy được tiềm năng
Nếu trẻ không phát triển được những kỹ năng mà xã hội mong đợi, chúng sẽ hình thành cảm giác tự ti Tuy nhiên về mặt tích cực thì một vài lần thất bại là điều cần thiết để trẻ học được sự khiêm tốn Sự cân bằng giữa khả năng và sự khiêm tốn
là rất quan trọng Thành công trong giai đoạn này sẽ dẫn đến sự phát triển năng lực
và sự siêng năng
- Căn tính hay Nhầm lẫn về vai trò
Đây là giai đoạn thứ năm trong thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson diễn ra từ khoảng 12 đến 18 tuổi, trong tuổi dậy thì Trong giai đoạn này, thanh thiếu niên tìm kiếm cảm thức bản thân và căn tính thông qua việc khám phá nhiệt tình các giá trị cá nhân, niềm tin và mục đích
Trong giai đoạn dậy thì, khoảng chuyển giao từ thơ ấu sang trưởng thành là thời kỳ quan trọng nhất Trẻ trở nên độc lập hơn và bắt đầu hướng về tương lai với
Trang 35Trong giai đoạn này, trẻ khám phá tiềm năng của mình và bắt đầu hình thành nhân cách dựa trên kết quả của quá trình khám phá đó Thất bại trong việc xác định căn tính trong xã hội (ví dụ: "Tôi không biết mình muốn trở thành gì khi lớn lên")
có thể dẫn tới sự nhầm lẫn về vai trò, khiến cá nhân không chắc chắn về bản thân hay vị trí của mình trong xã hội
Tóm lại, giai đoạn Năng lực (Chuyên cần) hay Tự ti trong thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson, từ 5 đến 12 tuổi, là khi trẻ học đọc, viết, tính toán và phát triển sự tự tin qua sự khuyến khích từ giáo viên và bạn bè Thành công trong giai đoạn này tạo nên năng lực và sự siêng năng trong khi thất bại có thể dẫn đến tự ti
và lười biếng Giai đoạn Căn tính hay Nhầm lẫn về vai trò, từ 12 đến 18 tuổi, là khi thanh thiếu niên tìm kiếm căn tính và vai trò trong xã hội Đây là thời kỳ then chốt
để khám phá bản thân và định hình nhân cách Thành công trong giai đoạn này tạo
ra tính trung thành, tự tin còn thất bại có thể dẫn đến nhầm lẫn về vai trò, tự ti Nghiên cứu năng lực tự học trong lứa tuổi THCS nằm giữa 2 giai đoạn này rất quan trọng vì khi thành công sẽ giúp học sinh tạo nền móng phát triển NLTH, hình thành
sự siêng năng, chuẩn bị kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai Ngoài
ra, độ tuổi này sẽ dễ phát triển nhân cách và năng lực so với các độ tuổi lớn hơn như
Trang 3626
THPT, đồng thời đã có đủ tư duy và kiến thức cần thiết giúp giáo viên dễ dàng áp dụng các phương pháp dạy học phức tạp, sáng tạo hơn so với lứa tuổi tiếu học
1.5 Vai trò của năng lực tự học
Vai trò của năng lực tự học trong quá trình học tập và nhận thức của học sinh THCS là một khía cạnh cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục Năm 2018, Việt Nam đã tập trung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, và năng lực tự học đã được đặt lên 26ang đầu trong việc định hình nền tảng giáo dục cho học sinh THCS (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018)
Năng lực tự học và khả năng nhận thức: Một trong những vai trò chính của năng lực tự học là giúp học sinh THCS phát triển khả năng nhận thức Khi học sinh
tự mình nghiên cứu, tìm hiểu và tìm kiếm kiến thức thông qua các hoạt động học tập tự quản lý, họ trở nên chủ động và sâu sắc hơn trong việc tiếp thu thông tin Thay vì chỉ là người tiêu thụ kiến thức từ giáo viên, họ trở thành người xây dựng kiến thức từ thực tế, và điều này giúp họ thấy rõ hơn cách kiến thức áp dụng vào cuộc sống thường ngày
Năng lực tự học và phát triển thói quen: Năng lực tự học cũng giúp học sinh THCS phát triển thói quen học tập tích cực Khi họ tự mình lên kế hoạch học tập, tự tìm hiểu và tạo ra các cách tiếp cận tri thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập Điều này giúp học sinh không chỉ học tập tốt hơn mà còn có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống Họ trở thành người biết cách sử dụng tri thức
để giải quyết các tình huống thường ngày và thậm chí xây dựng thói quen học tập chủ động
Năng lực tự học và sự tự điều chỉnh: Năng lực tự học cũng giúp học sinh THCS trở nên tự điều chỉnh học tập dựa trên khả năng và tình yêu thích cá nhân Học sinh không chỉ là người tiếp thu kiến thức mà còn là người tự quyết định cách học Họ tự mình tìm kiếm thông tin, tự quyết định thời gian và nơi học tập phù hợp,
Trang 37Năng lực tự học và công dân toàn cầu: Cuối cùng, năng lực tự học là một bước chuẩn bị quan trọng để học sinh THCS trở thành công dân toàn cầu Nó giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đa chiều, đánh giá đúng bản chất của vấn đề, và đề xuất giải pháp dựa trên kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực Điều này là cơ sở cho việc phát triển khả năng phân tích và giải quyết các thách thức xã hội và thế giới trong tương lai
Như vậy, năng lực tự học không chỉ giúp học sinh THCS nâng cao kết quả học tập mà còn đóng góp vào chất lượng giáo dục của trường học, thể hiện sự đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông và chắc chắn là một phần quan trọng của việc chuẩn bị cho tương lai đầy thách thức Khi học sinh biết tự học, họ không chỉ là người tiêu thụ kiến thức mà còn là người xây dựng kiến thức và đóng góp vào
sự phát triển tri thức của xã hội
1.6 Chiến lược tự học
Từ các tài liệu của Winne & Hadwin (1998); Kuhl (1985); Wolters (1998); Zimmerman (1997); Butler (1998); Schraw & Moshman (1995) có thể tổng hợp các chiến lược tự học mà giáo viên cần hướng dẫn học sinh để đạt được hiệu quả như sau:
Trang 3828
Đặt ra mục tiêu: Học sinh xác định những gì họ muốn đạt được trong việc
học tập, có thể là mục tiêu ngắn hạn như hoàn thành một bài tập, và mục tiêu dài hạn như đạt được một điểm số cụ thể trong kỳ thi
Lập kế hoạch: Sau khi xác định mục tiêu, học sinh tạo một kế hoạch về cách
họ sẽ đạt được mục tiêu đó Điều này bao gồm việc quyết định sử dụng những phương pháp học tập cụ thể, và lên lịch thời gian để hoàn thành nhiệm vụ
Tự động hóa: Tự động hóa đòi hỏi học sinh tạo động lực nội tại để duy trì sự
cam kết với mục tiêu học tập Họ phải tự thúc đẩy bản thân và không phụ thuộc vào
sự khích lệ từ bên ngoài Tự động hóa giúp học sinh giảm tải thời gian và công sức khi thực hiện những công việc lặp đi lặp lại
Kiểm soát chú ý: Học sinh cần tập trung vào nhiệm vụ học tập bằng cách loại
bỏ xao lúc tự học và tìm môi trường học tập thích hợp Điều này giúp họ tập trung vào việc học mà không bị phân tâm bởi các yếu tố gây xao lúc
Sử dụng linh hoạt các chiến lược: Học sinh cần sử dụng nhiều chiến lược học
tập khác nhau và thích nghi chúng khi cần Nếu một chiến lược không hoạt động như mong muốn, học sinh sẽ thử một chiến lược khác
Tự theo dõi: Học sinh theo dõi tiến trình học tập bằng cách ghi chép và điều
chỉnh kế hoạch của họ Bằng cách này, họ có thể thấy mình tiến triển và biết khi nào cần phải thay đổi hướng đi
Tìm kiếm sự giúp đỡ: Học sinh không ngần ngại khi yêu cầu sự hỗ trợ từ
người khác, như giáo viên hoặc bạn bè, khi gặp khó khăn trong quá trình học tập
Tự đánh giá: Cuối cùng, học sinh tự đánh giá quá trình học tập và điều chỉnh
mục tiêu và chiến lược của họ dựa trên kết quả học tập Điều này giúp họ ngày càng hoàn thiện trong việc tự quản lý học tập của mình
1.7 Phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh
Trang 3929
Các nhà giáo dục trên thế giới cũng như trong nước đã nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học tích cực với mong muốn tạo được hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, cần cân nhắc một điều rằng: Không có phương pháp dạy học tuyệt đối hoàn hảo Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học như một công cụ để đạt được mục đích dạy học là điều lý tưởng Sau đây là một số phương pháp dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực tự học cho học sinh:
1.7.1 Phương pháp dạy học dự án
Trong tài liệu “Dạy và học tích cực” của dự án Việt – Bỉ (2006) đã đề cập đến những phương pháp học tập tích cực như dạy học theo dự án, học theo hợp đồng, học tập hợp tác, học theo góc, cũng như các kỹ thuật dạy học như kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, kỹ thuật đặt câu hỏi,…
Dạy học dự án là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phấm có thề giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn
bộ quá trình học tập Hình thức làm việc cơ bản của dạy học dự án là làm việc theo nhóm Vậy dạy học theo dự án có thể được thực hiện theo quy trình 3 bước sau:
Trang 40• Bước 2: Thực hiện dự án
Thu thập và xử lý thông tin: Dựa trên các nhiệm vụ đã được phân công, từng học sinh sẽ tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu thông qua sách, báo, internet, thực nghiệm, phỏng vấn,… Sau khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, học sinh cần phân tích và so sánh để phân loại và lưu trữ thông tin dưới dạng biểu
đồ, sơ đồ, hình vẽ,…
Thảo luận với các thành viên khác, cùng nhau xây dựng sản phẩm dự án: chỉnh sửa, bổ sung thông tin và thiết kế sản phẩm cùng với bài thuyết trình cho sản phẩm
• Bước 3: Kết thúc dự án
Báo cáo sản phẩm dự án: Một đến ba thành viên trong nhóm đại diện báo cáo giữa các nhóm trong lớp học, trước cả toàn trường hoặc trong xã hội Bài học từ kinh nghiệm sau khi thực hiện Dự án: Đánh giá Dự án được thực hiện bởi cả giáo viên và học sinh để đánh giá quá trình và kết quả, và rút ra những kinh nghiệm đã đạt được
Ưu điểm:
Dự án kết hợp lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, gắn kết trường học với xã hội; tạo động lực và sự hứng thú trong quá trình học tập của học sinh