1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị du lịch: Tìm hiểu tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Tiềm Năng Du Lịch Xã Đại Dực, Huyện Tiên Yên Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Mai Văn Hải
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thúy An
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Văn Hóa Du Lịch
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Tính cần thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tác giả lựa chọn nghiên cứu về tiềm năng du lịch của xã Đại Dực – huyện Tiên Yên, QN nhằm đưa ra những giải pháp giúp địa phương

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA DU LỊCH

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: MAI VĂN HẢI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TIỀM NĂNG DU LỊCH XÃ ĐẠI DỰC, HUYỆN TIÊN YÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TỈNH QUẢNG NINH

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA DU LỊCH

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: MAI VĂN HẢI

MÃ SINH VIÊN: 193122114002

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TIỀM NĂNG DU LỊCH XÃ ĐẠI DỰC, HUYỆN TIÊN YÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH

Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thúy An

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA DU LỊCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày 23 tháng 6 năm 2023

BẢN NHẬN XÉT ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Dành cho ủy viên phản biện)

Tên đề tài: Tìm hiểu tiềm năng du lịch xã Đại Dực huyện Tiên Yên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

Chuyên ngành: Văn hóa du lịch Khóa: 2019 - 2013

Họ và tên sinh viên: Mai Văn Hải Lớp: VHDL K20

Mã sinh viên: 193122114002

Người phản biện: Ngô Thị Giang

Đơn vị: Khoa Du lịch

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính cần thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tác giả lựa chọn nghiên cứu về tiềm năng du lịch của xã Đại Dực – huyện Tiên Yên,

QN nhằm đưa ra những giải pháp giúp địa phương phát triển du lịch – đây được coi là một trong những hướng đi đúng đắn, mang tính thực tiễn cao đối với địa phương cũng như với những người làm du lịch

2 Các thông tin về đề tài

2.1 Bố cục đề tài

Bố cục của đề tài được triển khai trong ba chương tương đối hợp lý

Chương 1 Khái quát về tiềm năng du lịch xã Đại Dực – huyện Tiên Yên, Quảng Ninh Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch tại xã Đại Dực – huyện Tiên Yên, Quảng

Mẫu 03

Trang 4

Ninh và chương 3 Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch xã Đại Dực – huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

2.2 Sự phù hợp của nội dung đề tài với tên đề tài và chuyên ngành đào tạo

Nội dung của đề tài được nghiên cứu phù hợp với tên đề tài và chuyên ngành mà sinh viên đang được đào tạo là chuyên ngành văn hóa du lịch

2.3 Tính trung thực trong trích dẫn tài liệu tham khảo và số liệu

Qua nghiên cứu và đọc bản báo cáo mà tác giả trình bày tôi thấy đề tài đảm bảo tương đối về tính trung thực trong trích dẫn tài liệu tham khảo và số liệu nghiên cứu

3 Phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu và kết quả cơ bản của đề tài

Tác giả có ghi rõ một số phương pháp nghiên cứu khoa học: đó là phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, Thu thập và xử lý tài liệu, Khảo sát thực tế nhưng qua bài viết tôi không thấy rõ sự hiện hữu của những phương pháp này Đề nghị tác giả cần chau chuốt hơn trong việc thực hiện các pp nghiên cứu

4 Ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức

4.1 Ưu điểm:

- Đề tài lựa chọn một điểm du lịch đang trên đà được khám phá và khai thác để giúp địa phương có nhiều giải pháp hơn trong việc phát triển du lịch đây được coi là ưu điểm lớn nhất của đề tài

- Tác giả cũng thể hiện sự cầu thị và mong muốn đưa những giải pháp hữu hiệu để phát triển du lịch địa phương cho thấy niềm đam mê nghiên cứu cần được ứng dụng trong thực tiễn của tác giả

- Các giải pháp tác giả đưa ra trong chương ba mang tính thực tiễn cao 4.2 Nhược điểm:

Đề tài còn gặp một số nhược điểm như sau:

- Bố cục ba chương tương đối rõ ràng nhưng số lượng các chương có sự chênh lệch rất lớn Chương một tác giả viết từ trang 5 – 38, trong khi chương hai từ trang 39 – 57, và chương ba từ 57 – 72 Việc phân bổ như vậy thể hiện sự mất cân đối giữa các chương

Trang 5

- Tác giả vẫn mắc nhiều lỗi trình bày về văn bản trong bản báo cáo khóa luận Một số đoạn chỉnh sửa chưa khoa học, văn phong và thuật ngữ không thống nhất, một

số đoạn tác giả xưng tôi một số đoạn tác giả xưng em một số đoạn tác giả xưng là tác giả Trong chương một, nhiều đoạn văn tác giả viết với những ngôn từ ví von như một bài thuyết minh về một điểm du lịch, không phù hợp với cách trình bày của một khóa luận tốt nghiệp

- Tại trang số 7 trong chương 1, mục 1.2 Khái quát về tài nguyên du lịch tự nhiên của xã đại rực tác giả phân tích hệ thống tài nguyên địa hình địa chất chưa chính xác Tác giả nên phân tích theo hướng tỷ lệ địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình dạng đặc biệt Hoặc vẽ sơ đồ địa hình của xã Đại Dực để kết quả nghiên cứu được khách quan hơn Tác giả phân tích theo Hệ thống ruộng bậc thang là chưa đủ tính chính xác và khoa học Việc tác giả phân tích hệ thống ruộng bậc thang và Đồi tình

là không hợp lý trong bố cục của việc phân tích tài nguyên địa hình địa chất

- Tại trang số 10, khi phân tích Tài nguyên khí hậu tác giả nên phân tích theo hướng nhiệt độ, độ ẩm, các chế độ gió mùa hoặc những thuận lợi và khó khăn mà tài nguyên khí hậu mang đến Mục này tác giả phân tích còn chung chung chưa rõ kết quả nghiên cứu

- Phần tài nguyên nước tác giả có chia một một là tài nguyên nước ngọt sau đó là tài nguyên sinh vật là không hợp lý và không logic

- Tác giả có tiến bộ trong việc phân tích tài nguyên du lịch văn hóa của xã Đại Dực tuy nhiên việc phân tích của tác giả giống như một bản khảo tả các thành phần các thành

tố văn hóa tại nơi đây

- Trong chương 2, tại Trang số 50, tác giả phân tích cơ sở vật chất kĩ thuật phục

vụ du lịch của xã Đại Dực nhưng bảng số liệu lại nhầm thành số lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Đặc biệt trong chương 2, sau khi phân tích một số thực trạng về lượng khách

về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch và cơ sở hạ tầng tại xã Đại Dực, tác giả chưa làm rõ được những hạn chế còn tồn tại, những thành công đã đạt được trong việc phát triển du lịch tại đây Đây mới là tiền đề để tác giả đưa ra những giải pháp trong chương

3

Trang 6

- Tác giả nên đánh giá du lịch của Đại Dực thông qua một vài phương pháp ví

dụ như ma trận SWOT, ma trận TOWS hoặc các phương pháp đánh giá khoa học khác (Ma trận GE – Vị thế cạnh tranh và sức hấp dẫn của thị trường, ma trận Ma trận EFE

được viết tắt của External Factor Evaluation hay còn được gọi là ma trận các yếu tố ngoại vi Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, sau đó tổng hợp, tóm tắt những

cơ hội và nguy cơ chủ yếu của các môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp…) để thấy được cơ hội thách thức điểm yếu điểm mạnh của du lịch tại Đại Dực

- Các giải pháp trong Chương 3 cần được tác giả sắp xếp lại theo thứ tự: những giải pháp mang tính cấp bách, những giải pháp mang tính lâu dài để triển khai

- Các giải pháp về quy hoạch và đầu tư cần được làm rõ hơn nữa Giải pháp về việc bổ sung nguồn nhân lực cần được tác giả phân tích rõ nguồn nhân lực sẽ lấy từ những nguồn nào Những giải pháp về việc đa dạng hóa các sản phẩm cần được tác giả nêu rõ hiện tại đại dịch đang có những sản phẩm du lịch nào sau đó cần phát triển

và liên kết với những sản phẩm du lịch nào khác

5 Kết luận chung:

Khóa luận nghiên cứu về vấn đề du lịch xã Đại Dực mang tính thực tiễn rất lớn Tuy nhiên, đề tài cần được tác giả trau chuốt hơn nữa để đảm bảo tính khoa học và khả thi

Họ tên và chữ ký của người phản biện

Ngô Thị Giang

Câu hỏi thảo luận dành cho sinh viên trả lời (nếu có)

1 Tác giả hãy cho biết: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển

du lịch tại Đại Dực trong 5-10 năm tới là gì?

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

HỘI ĐỒNG CHẤM, BVĐA, KLTN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Dành cho giảng viên hướng dẫn)

I Thông tin chung

- Họ và tên sinh viên: Mai Văn Hải MSSV: 193122114002 Lớp: VHDL 20

- Tên đề tài: Tìm hiểu tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên phục vụ phát

triển du lịch Quảng Ninh

- Họ và tên người hướng dẫn: Ths Nguyễn Thúy An

- Đơn vị: Khoa Du lịch

II Nhận xét về khóa luận

2.1 Nhận xét về hình thức, bố cục:

- Khóa luận có hình thức trình bày đảm bảo yêu cầu, văn phong sáng sủa, mạch

lạc, còn một số lỗi chế bản cần chỉnh sửa trước khi in quyển lưu trên Thư viện trường

Đại học HP

- Bố cục rõ ràng, số trang hợp lý giữa các chương

2.2 Nhận xét về nội dung:

- SV Mai Văn Hải có quá trình tìm hiểu thực tế về tài nguyên du lịch xã Đại Dực,

huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh nên đã triển khai tốt nội dung giới thiệu tiềm năng du

lịch xã Đại Dực trên 02 dạng tài nguyên du lịch chính: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài

nguyên du lịch văn hóa

- Qua quá trình khảo sát thực tế du lịch tại xã Đại Dực, tác giả nhìn nhận được thực

trạng phát triển du lịch tại địa phương, có những nhìn nhận đánh giá trên các phương

diện: sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật – hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch Đặc

biệt có khảo sát một số chương trình du lịch đã được các công ty du lịch đưa vào khai

M ẫu 04

Trang 8

thác phục vụ khách khi đến với Đại Dực, Tiên Yên Trên cơ sở đó làm tiền đề để chương

3 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khia thác tốt tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên phục vụ phát triển du lịch địa phương

2.3 Kết quả đạt được:

Khóa luận triển khai qua 03 chương:

Chương 1 Khái quát về tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3 Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Các nội dung triển khai logic, hợp lý, giới thiệu tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên giúp người đọc thấy được sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên

và tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương, góp phần thúc đẩy nhu cầu đến với Đại Dực, Tiên Yên để trải nghiệm thực tế tại đây Qua phân tích thực trạng hoạt động du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên giúp chúng ta đánh giá được những ưu điểm, hạn chế nhằm có biện pháp để giúp du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên phát triển Từ đó đề xuất giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của xã, thúc đẩy du lịch huyện Tiên Yên phát triển

2.4 Kết luận và đề nghị: Khóa luận đủ điều kiện bảo vệ trước Hội đồng Khóa

luận

III Phần nhận xét tinh thần và thái độ làm việc của sinh viên

SV Mai Văn Hải có ý thức thái độ làm việc nghiêm túc, nhanh nhạy nắm bắt

các vấn đề giảng viên hướng dẫn gợi ý để triển khai SV đã nỗ lực trong các chuyến trải nghiệm thực tế để có kiến thức và những tài liệu liên quan phục vụ quá trình triển khai

đề tài

Là SV có định hướng theo nghề hướng dẫn, sinh viên có tinh thần nghiên cứu

và trau dồi kiến thức, kỹ năng cho hoạt động hướng dẫn Tuy nhiên, do có nhiều lịch dẫn tour nên đôi khi thời gian triển khai đề tài chưa được như kỳ vọng của giảng viên

Trang 9

Tuy nhiên, khóa luận vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung để bảo vệ trước Hội đồng, thái

độ làm việc của sinh viên rất tích cực khi tiếp nhận những đóng góp ý kiến từ GV hướng dẫn

IV Đánh giá

1 Đánh giá chung:

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn, là nguồn tài liệu hữu ích giúp hướng dẫn viên chuẩn bị bài thuyết minh giới thiệu về những giá trị văn hóa và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn khách du lịch của xã Đại Dực Giúp các đơn vị kinh doanh lữ hành nhận thấy tiềm năng

du lịch vốn có của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên Từ đó xây dựng các chương trình du lịch phù hợp, hấp dẫn với nhiều đối tượng khách khác nhau Giúp nâng cao hiểu biết của người dân về tài nguyên du lịch của quê hương và từ đó đánh thức được ý thức của

cư dân địa phương biết giữ gìn, bảo vệ những tài nguyên đó

2 Đề nghị: Được bảo vệ:

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thúy An

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 4 năm học tập tại khoa Du lịch trường Đại học Hải Phòng đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích và quý giá Với vai trò là một sinh viên chuyên ngành Văn hóa du lịch, em luôn mong muốn được đóng góp một phần sức lực của mình vào ngành Du lịch nước nhà Khi học chuyên ngành này, em nhận thấy có rất nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Việt Nam mang tiềm năng rất lớn trong việc phát triển du lịch

Chính vì vậy, em làm khóa luận với đề tài “Tìm hiểu tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên phục vụ phát triển du lịch Quảng Ninh” với mong

muốn phát triển du lịch địa phương của xã Đại Dực bằng cách lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đồng bào nơi đây rộng hơn đến mọi người

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên Nguyễn Thúy

An, người đã hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình làm khóa luận này Bên cạnh những kiến thức có được trong quá trình học tập, tìm tòi, nghiên cứu nỗ lực của bản thân, cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và động viên em rất nhiều

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm khoa Du lịch trường Đại học Hải Phòng, các thầy cô giáo trong khoa đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức bổ ích, giúp tôi có cơ sở để hoàn thành tốt khóa luận của mình

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới phòng văn hóa thông tin xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, các cán bộ quản lý đã cung cấp tài liệu cho khóa luận của em

Do trình độ và kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế nên khi thực hiện khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi ý kiến của các thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!!!

Trang 11

LỜI CAM ĐOAN

Tên em là: Mai Văn Hải – Sinh viên lớp Văn hóa Du lịch K20 – Khoa

Du lịch – Trường Đại học Hải Phòng Em xin cam đoan về toàn bộ nội dung

cũng như giá trị của đề tài khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân em, không sao chép

bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào về đề tài trên

Hải Phòng, tháng 6 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Mai Văn Hải

Trang 12

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

6 Đóng góp của khoá luận 4

7 Bố cục của khóa luận 5

Chương 1 6

KHÁI QUÁT VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH XÃ ĐẠI DỰC, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 6

1.1 Khái quát chung về xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 6

1.1.1 Vị trí địa lý xã Đại Dực 6

1.1.2 Kinh tế - xã hội 6

1.2 Khái quát về tài nguyên du lịch tự nhiên của xã Đại Dực 8

1.2.1 Tài nguyên địa hình, địa chất 8

1.2.1.1 Hệ thống ruộng bậc thang 8

1.2.1.2 “Đồi Tình” 9

1.2.2 Tài nguyên khí hậu 10

1.2.3 Tài nguyên nước 11

1.2.4 Tài nguyên sinh vật 12

1.3 Khái quát về tài nguyên du lịch văn hóa của xã Đại Dực 12

1.3.1 Văn hóa của người Sán Chỉ 13

1.3.1.1 Văn hóa vật chất của người Sán Chỉ 13

Trang 13

1.3.1.2 Văn hóa tinh thần của người Sán Chỉ 18

1.3.2 Văn hóa của người Tày 25

1.3.2.1 Văn hóa vật chất của người Tày 25

1.3.2.2 Văn hóa tinh thần của người Tày 29

1.3.3 Văn hóa của người Thái đen 32

1.3.3.1 Văn hóa vật chất của người Thái đen 32

1.3.3.2 Văn hóa tinh thần của người Thái đen 36

1.4 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của xã Đại Dực 38

Chương 2 39

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI XÃ ĐẠI DỰC, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 39

2.1 Thực trạng lượng khách du lịch của xã Đại Dực giai đoạn 2018 - 2022 39 2.2 Công tác quản lý, nhân lực hoạt động du lịch của xã Đại Dực 43

2.3 Các sản phẩm du lịch hiện tại của xã Đại Dực 45

2.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của xã Đại Dực 49

2.4.1 Dịch vụ lưu trú 50

2.4.2 Dịch vụ ăn uống 51

2.4.3 Dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ bổ xung 52

2.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của xã Đại Dực 54

2.6 Đánh giá chung về thực trạng du lịch của xã Đại Dực 55

Chương 3 57

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TIỀM NĂNG DU LỊCH XÃ ĐẠI DỰC, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 57

3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 57

3.1.1 Chủ chương chính sách của nhà nước 57

Trang 14

3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh 59

3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch xã Đại Dực 60

3.2.1 Giải pháp về xây dựng chương trình du lịch 60

3.2.1.1 Xây dựng chương trình du lịch đặc trưng của xã Đại Dực 60

3.2.1.2 Liên kết xã Đại Dực với các xã của huyện Tiên Yên để tạo thành các chương trình du lịch khép kín của huyện Tiên Yên 63

3.2.1.3 Liên kết xã Đại Dực (Tiên Yên) và các điểm du lịch của huyện Bình Liêu tạo thành các chương trình du lịch liên vùng 66

3.2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch tại xã Đại Dực 69

3.2.2.1 Xây dựng hạ tầng giao thông xã Đại Dực 69

3.2.2.2 Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho phát triển du lịch xã Đại Dực 69

3.2.2.3 Đầu tư các dịch vụ bổ sung tại xã Đại Dực 71

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho xã Đại Dực 71

3.2.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch 71

3.2.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch 72

3.3 Đánh giá chung về các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch xã Đại Dực 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC ẢNH 76

Trang 15

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Số lượng khách đến xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

từ 2018 đến 2022……… 39 Bảng 1.2 Số lượng khách đến xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh qua các tháng năm 2022……… 40 Bảng 1.3 Mục đích du lịch của du khách khi đến xã Đại Dực năm 2017 và năm 2022……….41 Bảng 1.4 Số lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (năm 2022)……… 49

Trang 16

Nhắc đến du lịch Tiên Yên trong các năm gần đây, chắc chắn không thể bỏ qua xã Đại Dực, nằm tại vị trí phía Bắc huyện Tiên Yên giáp với xã Húc Động huyện Bình Liêu Xã Đại Dực có rất nhiều các tài nguyên tự nhiên tiềm năng có thể đầu tư phát triển mở rộng du lịch Bên cạnh đó, xã Đại Dực cũng là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào Sán Chỉ, Tày, Thái thể hiện rõ trong văn hóa cũng như nét sinh hoạt của bà con dân tộc nơi đây Vừa mang giá trị tự nhiên, vừa giàu giá trị văn hóa, vì thế khai thác tiềm năng của xã Đại Dực phục vụ cho phát triển du lịch đang là hướng đi mới của chính quyền cũng như các nhà kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch mới của tỉnh Quảng Ninh Thực tế cho thấy, du lịch xã Đại Dực chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa khai thác, thu hút được khách du lịch theo đúng tiềm năng vốn có của mình Việc khai thác chỉ dừng lại với vai trò điểm dừng chân trong các chương trình du lịch kết hợp với Bình Liêu, Móng Cái hoặc các địa phương khác của Quảng Ninh

mà chưa trở thành điểm đến giữ chân khách lâu dài

Để phát huy được tiềm năng du lịch xã Đại Dực trong phát triển du lịch huyện Tiên Yên thì những giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của xã luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu đối với chính quyền và cư dân địa phương Là sinh viên được đào tạo trong lĩnh vực du lịch, với tâm huyết của mình, em chọn

Trang 17

Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của du lịch xã Đại Dực từ đó làm

cơ sở định hướng du lịch cho xã trong các giai đoạn tiếp theo

Tìm kiếm cơ hội phát triển và hướng đi mới nhằm cải thiện bộ mặt

du lịch của xã Đại Dực trong khoảng 10 năm tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Giới thiệu tiềm năng du lịch xã Đại Dực dựa trên nguồn tài nguyên

du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa của xã

Phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh để chỉ ra những tồn tại cần khắc phục trong phát triển du lịch

Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Tiềm năng Du lịch xã Đại Dực,

huyện Tiên Yên trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Thời gian: Hoạt động du lich của xã Đại Dực từ năm 2017 đến năm

2022

Trang 18

3

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra xã hội học: Để phục vụ cho nghiên cứu khóa luận được chính xác, em đã đến xã Đại Dực để khảo sát thực tế và thu thập các số liệu một cách chân thực nhất

Thu thập và xử lý tài liệu: Bên cạnh các số liệu do bản thân tự tổng hợp, em sử dụng thêm các số liệu đã thu thập được từ UBND xã Đại Dực; UBND huyện Tiên Yên và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

* Lịch sử nghiên cứu du lịch tỉnh Quảng Ninh:

Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch Quảng Ninh như: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh” tác giả Đồng Thị Huệ (2015); “Phát triển

du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh” tác giả Vương Minh Hoài (2011);

“Nguồn lực phát triển sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh (nghiên cứu trường hợp đảo Cô Tô)” tác giả Đàm Thu Huyền (2009) Các đề tài nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch Quảng Ninh nói chung trong đó tập trung phần lớn là tài nguyên du lịch vùng biển của tỉnh Quảng Ninh Mặt khác, khu vực vùng núi tại tỉnh Quảng Ninh hầu như không được đề cập tới nhiều, chỉ dừng lại ở khái quát sơ lược

* Lịch sử nghiên cứu du lịch huyện Tiên Yên và xã Đại Dực:

Như đã tìm hiểu, tính đến hiện nay có rất ít các nghiên cứu về du lịch vùng núi của tỉnh Quảng Ninh Đặc biệt nghiên cứu về du lịch huyện Tiên Yên còn rất hạn chế về số lượng Hiện nay mới có đề tài “Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Lê Thị Hà (2009) giới thiệu một số tiềm năng du lịch huyện Tiên Yên chưa đi sâu vào phân tích tiềm năng của một số xã trọng điểm cũng như chưa đưa ra được những giải pháp nhằm khai thác

có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch

Ngoài đề tài nêu trên thì hiện nay vẫn chưa có thêm một đề tài nào đi sâu vào khai thác các tiềm năng du lịch chi tiết mỗi xã tại huyện Tiên Yên Qua tìm hiểu

Trang 19

4

về huyện Tiên Yên nói chung và xã Đại Dực nói riêng, em nhận thấy xã Đại Dực

có rất nhiều tiềm năng về tự nhiên về văn hóa để phát triển mở rộng du lịch Tuy vậy, cho tới nay chưa có một đề tài nào tìm hiểu thực trạng du lịch xã Đại Dực, nghiên cứu khai thác tài nguyên tự nhiên và văn hóa của xã để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch cho xã Đại Dực

Do đó đề tài “Tìm hiểu tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh” là một hướng đi hoàn toàn mới,

không trùng lặp với bất cứ đề tài nào trước đó

6 Đóng góp của khoá luận

Khoá luận giới thiệu tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên giúp người đọc thấy được sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương, góp phần thúc đẩy nhu cầu đến với Đại Dực, Tiên Yên để trải nghiệm thực tế tại đây

Qua phân tích thực trạng hoạt động du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên giúp chúng ta đánh giá được những ưu điểm, hạn chế nhằm có biện pháp để giúp du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên phát triển

Khóa luận là nguồn tài liệu hữu ích giúp hướng dẫn viên chuẩn bị bài thuyết minh giới thiệu về những giá trị văn hóa và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn khách

du lịch của xã Đại Dực

Giúp các đơn vị kinh doanh lữ hành nhận thấy tiềm năng du lịch vốn có của

xã Đại Dực, huyện Tiên Yên Từ đó xây dựng các chương trình du lịch phù hợp, hấp dẫn với nhiều đối tượng khách khác nhau

Giúp nâng cao hiểu biết của người dân về tài nguyên du lịch của quê hương

và từ đó đánh thức được ý thức của cư dân địa phương biết giữ gìn, bảo vệ những tài nguyên đó

Trang 20

5

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung đề tài được triển khai theo 3 chương:

Chương 1: Khái quát về tiềm năng du lịch xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3 Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch

xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trang 21

Nằm ở phía đông bắc huyện Tiên Yên, xã Đại Dực có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Đầm Hà

Phía tây giáp xã Phong Dụ

Phía nam giáp xã Đông Ngũ và xã Yên Than

Phía bắc giáp huyện Bình Liêu

Qua vị trí tiếp giáp như trên, có thể thấy xã Đại Dực có vị trí khá thuận lợi

về mặt tự nhiên cũng như tiếp giáp với các điểm du lịch hấp dẫn Huyện Đầm Hà chủ yếu giáp biển với nguồn hải sản rất phong phú Xã Yên Than có thác Pạc sủi

có độ cao đại hình gần 300m với 16 tầng thác rất đẹp và hấp dẫn du khách đến trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ nơi núi rừng Huyện Bình Liêu nơi xã Đại Dực tiếp giáp cũng là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa độc đáo như: Bản làng cổ, thác nước Khe Vằn và Khe tiền, đỉnh Cao Xiêm, đường lau trắng muốt, sống lưng khủng long và cột mốc 1305

1.1.2 Kinh tế - xã hội

Ngày 12 tháng 6 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số

58/2006/NĐ-CP Theo đó, thành lập xã Đại Thành trên cơ sở điều chỉnh 2.058,60 ha diện tích

tự nhiên và 1.193 người của xã Đại Dực

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Đại Dực còn lại 2.560,70 ha diện tích tự nhiên và 1.496 người

Trang 22

7

Đến năm 2018, xã Đại Thành có diện tích 19, 20 km², dân số là 1.057 người, mật độ dân số đạt 55 người/km² Xã Đại Dực có diện tích 27, 09 km², dân số là 1.545 người, mật độ dân số đạt 57 người/km²

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020) Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đại Thành trở lại xã Đại Dực

Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính giữa xã Đại Dực và xã Đại Thành thì xã Đại Dực có tổng diện tích của toàn xã là 46,29 km², tổng số dân là 2.602 người (2018) và mật độ dân số 56 người/km² (2018) [11]

Xã Đại Dực có 4 dân tộc anh em chủ yếu cùng sinh sống gồm: Sán Chỉ, Kinh, Tày, Thái đen [10] trong đó người Sán Chỉ chiếm số lượng lớn và giữ gìn được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như trang phục, nhà ở và dân ca Soóng cọ

Xã Đại Dực như một Tiên Yên thu nhỏ khi mà có cả đất rừng, đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ Riêng về đất lâm nghiệp có một diện tích đáng kể trồng quế, thông, dổi, lát và các cây dược liệu quý Xã Đại Dực tiếp giáp với nhiều

xã ven biển thuộc Tiên Yên có đường bờ biển 35km, có vụng kín được án ngữ bởi các đảo Cái Bầu, Vạn Vược Trong vụng có trữ lượng hải sản lớn, nhiều loại ốc biển, tôm, mực, hà, cua, ghẹ có giá trị kinh tế cao, có khả năng cho phép khai thác

ổn định khoảng 3.500 tấn/năm

Theo định hướng chung trong phát triển kinh tế huyện Tiên Yên tầm nhìn

2020 - 2030: Xã Đại Dực đã và đang đẩy mạnh thực hiện chương tình xây dựng

nông thôn mới trong toàn huyện Trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; phát triển sản xuất hàng hóa tập trung có chất lượng tốt, gắn với nhu cầu thị trường; chủ động liên kết các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp; phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung; nuôi trồng hải sản theo hướng nuôi

Trang 23

8

công nghiệp gắn với khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và rừng ngập mặn, phát huy tiềm năng thế mạnh của xã Đại Dực, từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu từng trồng, dần thay thế cây Keo bằng cây gỗ lớn, cây bản địa của địa phương như thông, dổi, lát đem lại hiệu quả kinh tế cao Đồng thời tiếp tục đầu tư xây mới, nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển [1]

Về mặt xã hội, trong định hướng tiếp tục nâng cấp đô thị Tiên Yên, xã Đại Dực đang mở rộng không gian đô thị đến các xã tiếp giáp; từng bước nâng cấp hệ thống điện nước, cây xanh, vỉa hè; phát huy các nguồn vốn để thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, biến Tiên Yên nói chung và xã Đại Dực nói riêng trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng khu vực miền Đông của tỉnh, là khu vực có chức năng tổng hợp kết nối với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, văn học nghệ thuật, giao lưu kết nói văn hóa với xã, huyện

và vùng lân cận

1.2 Khái quát về tài nguyên du lịch tự nhiên của xã Đại Dực

1.2.1 Tài nguyên địa hình, địa chất

1.2.1.1 Hệ thống ruộng bậc thang

Được ưu đãi bởi thiên nhiên với khí hậu hài hòa, Đại Dực quanh năm luôn

có không khí trong lành và mát mẻ Với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, người dân chủ yếu là trồng lúa đặc biệt trên những thửa ruộng bậc thang Từ đó tạo nên cảnh quan rất hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng Tháng 10 hàng năm, khi lúa chín vàng tạo nên một cảnh đẹp không nơi đâu có cho riêng xã Đại Dực

Đến với Đại Dực, du khách sẽ cảm nhận được sự hoang sơ và không khí trong lành của tự nhiên hòa quyện với nét đẹp của những người nông dân Sán Chỉ trong bộ trang phục truyền thống trên những thửa ruộng bậc thang tạo cho nơi đây một cảnh sắc nên thơ và đầy chất riêng không thể trộn lẫn

Theo lãnh đạo huyện Tiên Yên, đa số diện tích lúa vụ mùa của các xã vùng cao huyện Tiên Yên được bà con canh tác trên những thửa ruộng bậc thang, cao

Trang 24

9

thấp khác nhau, hình thành cảnh quan đặc trưng tại các xã vùng cao như Phong

Dụ, Đại Thành, Đại Dực… Mùa gặt thường xuyên đón đông đảo các đoàn du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh

Kể từ năm 2020 khi bắt đầu tổ chức lễ hội mùa vàng Tiên Yên, xã Đại Dực nói riêng và các xã khác nói chung rất được chính quyền huyện, tỉnh quan tâm đầu tư phát triển du lịch Trong đó ruộng bậc thang tại khu vực xã Đại Dực cũng được định hướng là trọng tâm để du khách tham quan chụp cảnh và tận hưởng không khí cảnh quan nơi đây Bên cạnh những lợi thế về phát triển văn hóa của đồng bào Sán Chỉ phục vụ cho du lịch văn hóa thì cảnh quan ruộng bậc thang cùng với các tài nguyên thiên nhiên khác cũng là một tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái

Hiện nay, xã Đại Dực đang định hướng thay đổi, không chỉ là cho du khách chiêm ngưỡng cảnh sắc ruộng bậc thang thay vào đó tập trung vào trải nghiệm

Du khách đến với Đại Dực sẽ được tận tay gặt lúa tại những thửa ruộng bậc thang cùng với đồng bào Sán Chỉ Đây cũng là một định hướng phát triển du lịch độc đáo hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách đến với Đai Dưc trong thời gian sắp tới

1.2.1.2 “Đồi Tình”

Cùng với hệ thống ruộng bạc thang, xã Đại Dực còn nhiều núi, đồi nổi tiếng Nằm cách thác Nặm Văm khoảng 200m ở độ cao hơn 400m so với mực nước biển, đồi Tình là một quần thể gồm hơn 200 ha rừng thông, đây là nơi trai, gái Sán Chỉ thường hẹn hò, hát giao duyên soóng cọ Đồi Tình thuộc xã Đại Dực (Tiên Yên) và xã Húc Động (Bình Liêu) Đồi Tình một thời được coi như “Ông

Tơ, bà Nguyệt” đã se duyên cho nhiều đôi trai gái nên vợ, nên chồng sống hạnh phúc

Thời điểm chưa có chương trình “Xây dựng nông thôn mới” thì các xã như Đại Dực và Bình Liêu nằm ở khá xa so với trung tâm huyện, người dân tại đây khó khăn hơn so với những khu vực khác Mặc dù vậy, người dân nơi đây vẫn có

Trang 25

Cây cối trên đồi Tình quanh năm xanh tốt vì luôn có gió thổi, lại có thác Khe Lục Mỉ, mùa hạ nước chảy tung bọt trắng xóa, về mùa đông, mùa thu dòng thác

êm dịu hơn tạo cảm giác thơ mộng Dòng thác giống như nguồn sữa nuôi sống các cánh rừng Thỉnh thoảng trên không trung những cánh diều hâu chao đảo, tạo thêm sự hoang dã và gần gũi của thiên nhiên với cuộc sống

Tới đồi Tình ngắm hoa Sim, thưởng thức không khí trong lành và được lắng nghe người dân nơi đây kể về những câu chuyện tình yêu giản dị nhưng cũng đầy lãng mạn sẽ là những trải nghiệm đặc biệt khó quên với du khách

1.2.2 Tài nguyên khí hậu

Mặc dù thuộc tỉnh Quảng Ninh tuy nhiên do là một xã miền núi nên khí hậu của Đại Dực sẽ có khá nhiều sự khác biệt so với nền khí hậu chung trên toàn tỉnh Mùa hè, thời tiết khá mát mẻ nên Đại Dực đôi khi còn được ví von như một Sapa thu nhỏ của Quảng Ninh, mùa đông nhiệt độ đôi khi xuống khá thấp, không kém

gì các vùng vốn nổi tiếng về lạnh như Mẫu Sơn hay Sapa

Trang 26

11

Nếu thích khám phá thác nước, các bạn nên tới Đại Dực vào khoảng mùa hè, thời tiết của mùa hè rất phù hợp để bơi lội hay nghịch nước Cuối tháng 3 là mùa các loài hoa ở Đại Dực bung nở, du khách thích chụp ảnh hoa thì không thể bỏ qua thời điểm này Tháng 10 là mùa lúa chín vùng núi phía Bắc, khí hậu thời điểm này khá ôn hòa, du khách có thể đến với Đại Dực để ngắm cảnh cũng như có những bức hình đẹp nhất với các thửa ruộng bậc thang nơi đây

Những tháng cuối năm ở Đại Dực chuyển sang thời tiết lạnh khô đồng thời cũng là mùa hoa lau, rất thích hợp cho du khách ngắm cảnh và tham quan nghỉ dưỡng cân bằng lại cuộc sống sau một năm đầy vất vả

Vào mùa đông (khoảng tháng 12 dương lịch đến tết âm lịch), nếu nhiệt độ năm nào xuống rất thấp thì có thể Đại Dực sẽ có băng tuyết Thay vì đến Sapa ngắm tuyết rất đông thì du khách có thể trải nghiệm ngắm tuyết tại Đại Dực, Tiên Yên

1.2.3 Tài nguyên nước

Đại Dực không chỉ có những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp mà nơi đây còn đem đến cho con người những cảnh sắc hùng vĩ của thiên nhiên với những con suối, con thác tiêu biểu như là thác Nặm Văm cao hơn 30m, thác Cô Bảy cao trên 40m, thác Khe Lục Mỷ cao hơn 50m, hay thác Á Chu Lan cao tới hơn 60m Đây

là những địa điểm tuyệt vời để du khách tắm mát, chụp ảnh kỷ niệm

Theo điền dã thực tế thì hầu hết các con suối thác ở đây còn khá hoang sơ, chưa có tác động bởi bàn tay con người Đây là một nơi rất lý tưởng cho những ai muốn hòa mình với thiên nhiên Đặc biệt, với du lịch đây là một trong những tiềm năng rất lớn phục vụ khai thác cho du lịch xã Đại Dực Nếu tài nguyên nước được trú trọng, đầu tư một cách hợp lý thì sẽ thu hút khá đông lượng du khách tới nơi đây

Trước những khu du lịch hiện đại được tạo tác bởi bàn tay con người thì trở

về với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành đang là lựa chọn của nhiều du khách hướng tới

Trang 27

12

1.2.4 Tài nguyên sinh vật

Là một đất nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam được

ưu ái với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng về giống và chủng loại

Xã Đại Dực huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh nằm trong khu vực Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khí hậu này nên có nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú Theo kết quả nghiên cứu mới nhất năm 2014 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được công bố tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái

và tài nguyên sinh vật lần thứ 6 thì hệ thực vật bậc cao có mạch phân bố ở xã Đại Dực có ít nhất 508 loài, 347 chi thuộc 113 họ

Tổng diện tích rừng và đất rừng là 243.833,2 ha, chiếm 38% diện tích đất tự

nhiên toàn tỉnh [2], trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%, còn lại là rừng

trồng, rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất thành rừng khoảng 230.000 ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng nông nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn Riêng về đất lâm nghiệp có một diện tích đáng kể trồng quế, thông, dổi, lát và các cây dược liệu quý như: Đẳng sâm, bách hợp, hoàng đằng, thạch tùng răng cưa…

1.3 Khái quát về tài nguyên du lịch văn hóa của xã Đại Dực

Tỉnh Quảng Ninh với nhiều thành phần dân tộc, trong đó đồng bào sán Chỉ

là một trong các dân tộc có dân cư đông, chiếm khoảng 12% dân số toàn tỉnh Tại đây, người Sán chỉ sinh sống chủ yếu ở huyện Tiên Yên đặc biệt là xã Đại Dực

Xã Đại Dực là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tiên Yên, cách trung tâm huyện khoảng 23km, Đại Dực hiện có 4 dân tộc anh em chủ yếu cùng sinh sống, trong đó người dân tộc Sán Chỉ chiếm tỷ lệ 65%, người Kinh 10%, người Tày 12%, người Thái 10%, các tộc người còn lại 3% [10]

Do đó, tại xã Đại Dực, các văn hóa vật chất như: Ăn, mặc, ở… và văn hóa tinh thần của người Sán Chỉ nơi đây vẫn được giữ gìn khá tốt và mang đậm bản sắc riêng Đây là một tiềm năng du lịch rất lớn nhưng hiện nay vẫn chưa được trú trọng khai thác

Trang 28

13

Hàng năm, xã Đại Dực có lễ hội văn hóa dân tộc Sán Chỉ Tại đây, nhiều giá trị truyền thống được phát huy như: Nghi lễ cầu mùa, hát giao duyên, thi gói bánh cốc mò, bánh chưng dài, xôi ngũ sắc Từ đó, khai thác văn hóa của người Sán chỉ phục vụ cho du lịch là một tiềm năng vô cùng lớn góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào nơi đây đồng thời đem lại thu nhập cho cư dân địa phương Bên cạnh tộc người Sán Chỉ, các tộc người còn lại hiện đang sinh sống tại xã Đại Dực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần làm đa dạng phong phú văn hóa của xã Tuy rằng số lượng của các tộc người Thái, Dao Thanh Phán, Tày tại đây không nhiều nhưng vẫn mang các nét văn hóa đặc trưng, riêng biệt Qua đó cho thấy xã Đại Dực rất giàu truyền thống văn hóa, là nơi kết tinh giao thoa văn hóa của các đồng bào anh em

Vì vậy, khai thác văn hóa của người Sán Chỉ và các tộc người thiểu số tại xã Đại Dực phục vụ cho du lịch là một tiềm năng vô cùng lớn góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào nơi đây đồng thời đem lại thu nhập cho cư dân địa phương

Để tìm hiểu rõ về tài nguyên du lịch văn hóa của xã Đại Dực cũng đồng nghĩa tìm hiểu sâu về tập quán, văn hóa vật chất, tinh thần của các tộc người nơi đây từ

đó làm tiền đề, cơ sở để phát triển du lịch xã Đại Dực

1.3.1 Văn hóa của người Sán Chỉ

1.3.1.1 Văn hóa vật chất của người Sán Chỉ

* Văn hóa ở của người Sán Chỉ

Vốn là cư dân nông nghiệp, lại sống định canh, định cư theo từng bản làng nên dân tộc Sán Chỉ có tính cộng đồng cao Đặc biệt, đến nay, đồng bào còn giữ được nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống quý báu

Người Sán Chỉ thường sống tập trung thành xóm nhỏ ở các vùng núi cao Nhà sàn 4 mái vững chãi là kiểu dáng nhà ở đặc trưng của họ Tuy nhiên, nhà ở của người Sán Chỉ cũng có thay đổi theo từng vùng miền Ở Đại Dực, Tiên Yên,

Trang 29

Ngôi nhà sàn 5 gian, 2 mái có màu vàng nhạt được làm từ gạch đất, mái ngói

âm dương Nhà chủ yếu được làm từ gỗ, bao gồm từ khung cột, vách ngăn, kèo cho đến sàn nhà Sàn nhà cao hơn mặt đất chừng hơn mét rưỡi, vừa đủ để người chui vào Gầm sàn được chống đỡ nhờ cột trụ bằng gỗ tốt Gầm trước thường được dùng để nhốt trâu, bò, lợn, gà nhưng về sau này, gầm chỉ giúp thông thoáng

và để chứa đựng những dụng cụ phục vụ canh tác, đời sống thường nhật nên người Sán Chỉ dùng đá suối xây bao quanh che kín khu vực gầm sàn

Cách bài trí nội thất trong ngôi nhà sàn của người Sán Chỉ gắn liền với tín ngưỡng của đồng bào Đối diện với cửa chính có bàn thờ tổ tiên Gian chính dành cho đàn ông ngủ Gian nhỏ hai bên là chỗ ngủ của phụ nữ Nhà của người Sán Chỉ thường dùng đá suối xây bao quanh che kín khu vực gầm sàn Bếp được đặt ở vị trí trung tâm của nhà, phía trên bếp có giàn gác để chứa các loại hạt giống và nông

cụ, đồ dùng gia đình Hai đầu hồi có hai chái nhà không làm sàn, một chái là nơi

để cối xay thóc, giã gạo; một chái đựng chum hứng nước chảy từ khe về

Nhà sàn không chỉ đơn thuần là nơi sinh sống, mà nó còn chứa đựng nhiều

ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đại diện cho một cộng đồng dân tộc Nơi mà ở đó họ sống có quy tắc, có không gian riêng, mỗi không gian lại gắn liền với một văn hoá ứng xử khác nhau Tuy nhiên, những ngôi nhà sàn như của gia đình bà Nình Móc Mầu và những người có suy nghĩ như bà cũng chẳng còn là bao

Trong thời đại đời sống kinh tế - xã hội phát triển ngày một nhanh như hiện nay, những giá trị vô giá ấy đang dần mất đi để nhường chỗ cho các ngôi nhà mái ngói, mái bằng hiện đại Xã Đại Dực có hơn 300 hộ dân là người Sán Chỉ, song

Trang 30

15

theo số liệu thống kê của UBND xã, hiện cả xã chỉ còn lại 8 ngôi nhà sàn; những ngôi nhà còn lại đã bị phá dỡ và xây mới lại thành nhà ngói

* Văn hóa mặc của người Sán Chỉ

Không rực rỡ như trang phục của người Mông, người Dao, trang phục của người Sán Chỉ đơn giản nhưng vẫn có những nét độc đáo riêng biệt Ngày thường, trang phục của người Sán Chỉ cũng giống như trang phục của người Kinh và người Tày, chỉ đến khi có dịp đặc biệt như: Lễ, tết hay xuống chợ phiên thì người Sán Chỉ mới mặc những bộ quần áo truyền thống của dân tộc mình

Trang phục Sán Chỉ của cả nam và nữ đều do đôi bàn tray khéo léo của người phụ nữ làm ra Không có những đường nét thêu thùa sặc sỡ, người phụ nữ Sán Chỉ luôn mặc váy chàm dài ngang bọng cổ chân; áo đi theo cặp: Áo trong thường

do sở thích của từng người chọn kiểu và màu sắc nhưng thường là áo sáng màu,

áo ngoài là áo chàm có hai mảnh được khâu chéo sang bên phải, các mép áo được viền một dải màu đỏ, chiều dài áo ngang cùng với váy Mặc trang phục truyền thống của dân tộc, người phụ nữ Sán Chỉ phải vấn tóc, đội khăn màu đen và kèm theo các phụ kiện như: Đeo thêm vòng cổ, vòng tay bằng bạc; vào những ngày lễ, tết mỗi cô gái Sán Chỉ đều có từ 2 - 3 chiếc thắt lưng làm bằng lụa hoặc nhiễu với nhiều màu sắc khác nhau được các cô khéo léo kết hợp cho phù hợp với trang phục của mình

Trang phục nam của người Sán Chỉ mộc mạc, đơn giản hơn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ với áo màu chàm, được may theo kiểu bà ba, có hai túi rộng; quần dài, cạp chun, ống quần rộng để thuận lợi cho việc leo núi đồi Điều đáng chú ý là bộ trang phục của người Sán Chỉ do chính những đôi bàn tay phụ nữ Sán Chỉ nhuộm màu cho vải để có màu sắc ưng ý Để nhuộm được một mảnh vải may trang phục phụ nữ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau: Cây chàm được lấy về, rửa sạch cắt thành từng khúc ngâm vào vại Qua một đêm, thứ nước đó được hoà với nước tro bếp và một bát nước vôi, sau đó khuấy đều và

để lắng trong khoảng 30 phút Vải sẽ được đem ngâm hỗn hợp nước này cùng với

Trang 31

16

một số loại lá cây rừng Khi nhuộm lần đầu, vải có màu xanh nhạt, dễ phai Qua nhiều lần nhuộm rồi đem phơi nắng, vải sẽ sẫm lại giống như màu của núi rừng Đối với vải để may trang phục cho nam giới, công đoạn nhuộm vải đơn giản hơn

và không mất nhiều thời gian Vải đó được người phụ nữ nhuộm bằng củ nâu cho đến khi có màu chàm sẫm Vải có được màu sắc đẹp hay không là do kinh nghiệm của mỗi người nhuộm

Trang phục của người Sán Chỉ được hình thành theo tháng ngày nhọc nhằn của người phụ nữ Đó là một tác phẩm nghệ thuật mà người Sán Chỉ đã làm ra với

sự cần cù, khéo léo, góp phần làm nên sự đa dạng của bản sắc dân tộc./

* Văn hóa ăn của người Sán Chỉ

Người Sán Chỉ có văn hóa ăn rất đa dạng và phong phú trong đó có những nét văn hóa được lưu giữ đến ngày nay thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào

Là cư dân nông nghiệp, có tập quán canh tác lâu đời nên nguồn thức ăn chủ yếu của người Sán Chỉ được lấy từ lúa gạo Mỗi bữa cơm thông thường của người Sán Chỉ gồm có cơm, canh, thức ăn mặn được chế biến từ các loại gia xúc gia cầm… đa phần được chế biến theo hình thức luộc và hấp

Cùng với cơm và thức ăn mặn, trong bữa cơm của người Sán chỉ còn có món rau Rau có thể được luộc hoặc nấu thành canh Mỗi mùa, họ dùng các loại rau theo mùa như: rau ngót, rau cải, su su… Khi nấu canh người Sán chỉ thường cho nhiều nước Các món xào thường không được chế biến do cần dùng đến dầu mỡ Đặc biệt, người Sán chỉ có tục ăn kiêng vô cùng nghiêm ngặt Tùy theo mỗi dòng họ lại có sự kiêng kị khác nhau Thịt chó là một món ăn mà nhiều dòng họ kiêng kị nhất, hơn cả là những nhà có người làm thầy cúng Ngoài ra, một số các dòng họ còn kiêng các con vật như: rùa, ngỗng, trâu…

Trong ngày lễ tết, người Sán chỉ thường làm bánh chưng dài, bánh giò Ngày 3/3 âm lịch hàng năm, họ làm xôi các màu xanh, tím, đỏ, vàng bằng các loại cây

Trang 32

17

rừng Thực phẩm dùng trong ngày lễ tết của đồng bào sán Chỉ cũng phong phú hơn rất nhiều gồm thịt lợn quay, khâu nhục, giò thủ, bánh đa nem, thịt gà luộc… Một số món ăn đặc sản của người Sán Chỉ tại Xã Đại Dực: Gà đồi Tiên Yên, bánh gật gù, khâu nhục, Cầy Sấy Tiên Yên, miến dong…

Gà đồi Tiên Yên: Được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xếp vào danh sách

“50 món ăn đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam”, gà đồi Tiên Yên chắc chắn là một món ăn mà du khách không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất Tiên Yên nói chung

và Đại Dực nói riêng So với các loại gà được nuôi công nghiệp hiện nay thì gà đồi Tiên Yên được nuôi bằng hình thức thả rông nên khi chế biến sẽ mang lại các món gà có độ giòn, dai vừa phải, thịt chắc và thơm cùng với đó là vị ngọt tự nhiên Người dân Quảng Ninh thường có câu rằng: “Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà,

gà Tiên Yên” Bởi vậy từ xưa đến nay, các món gà vẫn là những món ăn nổi tiếng, đặc trưng khi nhắc về mảnh đất Tiên Yên Gà Tiên Yên được chế biến thành rất nhiều món với vô vàn cách chế biến khác nhau nhưng tiêu biểu nhất vẫn là món

gà luộc Với đặc điểm được nuôi thả đồi nên gà nơi đây rất chắc khi luộc lên sẽ

có lớp da gà vàng ươm, rắc thêm một chút lá chanh thái sợi phía trên Món ăn tuy đơn giản nhưng làm nao nòng biết bao du khách khi về với Đại Dực, Tiên Yên

Khâu nhục Tiên Yên: Ngày hôm nay chắc hẳn du khách sẽ không quá xa

lạ với món khâu nhục Nhưng ít ai biết rằng đây là món ăn có nguồi gốc từ đồng bào Sán Dìu Quảng Ninh, là món ăn bình dị mà bà con nơi đây thường chuẩn bị

để đón tiếp các vị khách quý

Khâu nhục ngon phải thấm đẫm gia vị, đậm đà trong từng miếng thịt ba chỉ mềm Thành phẩm khâu nhục phải chín mềm nhưng không nát, có mùi vị đặc trưng, riêng biệt Chỉ cần thêm một bát cơm trắng hay xôi ăn kèm với những thớ thịt khâu nhục nóng hổi thơm ngon đậm vị thì chắc chắn du khách khó lòng cưỡng lại trước vị ngon của món ăn giản dị mà đặc biệt này

Bánh gật gù: Một món ăn mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với mảnh

đất Đại Dực, Tiên Yên đó là bánh gật gù Món bánh này thường được xuất hiện

Trang 33

18

trong những ngày lễ, ngày quan trọng như cưới hỏi hay làm món ăn đãi khách quý Tại đây, bánh gật gù ăn kèm với nước mắm đã trở thành món ăn ưa thích của tất cả mọi lứa tuổi từ già tới trẻ

Để làm được bánh gật gù thơm ngon, người làm phải ngâm gạo với nước qua đêm và xay bằng cối đá thành dạng lỏng Để tăng thêm độ dai cho bánh thì trộn vào gạo ít cơm nguội khi xay, sau đó tráng mỏng và cuộn bánh thành từng cuộn

Cà sáy Tiên Yên: Ngoài những món đặc sản đã nêu phía trên thì nhắc tới

ẩm thực Đại Dực nói riêng hay Tiên Yên nói chung thì thật thiếu sót khi không nhắc đến cà sáy Tiên Yên Cà sáy là loại vịt lai ngan được đồng bào nơi đây nuôi nên khi ăn mang đến hương vị vô cùng độc đáo, khác biệt Nếm thử một miếng cày sáy, quý du khách sẽ cảm nhận được rõ thịt của nó không hề béo như thịt vịt đồng thời lại không quá khô như thịt ngan Đặc biệt, cày sáy Tiên Yên ngon nhất chỉ khi chấm kèm với nước sốt pha cùng nước mắm Cái Rồng Vị ngọt thơm của thịt cày sáy hòa với hương vị mặn của nước mắm tạo nên một thức đặc sản vừa ngon vừa độc đáo mà chỉ khi đến với nơi đây du khách mới có thể thưởng thức

1.3.1.2 Văn hóa tinh thần của người Sán Chỉ

Trong đời sống tâm linh của người Sán Chỉ, đồng bào rất coi trọng các lễ cúng, các vật tổ với quan niệm, các vị thần luôn bảo trợ, che chở họ mọi lúc, mọi nơi Do vậy, để hiểu được các nghi lễ cúng bái thì việc tìm hiểu và gìn giữ chữ viết cũng rất quan trọng Người Sán Chỉ không có chữ viết riêng mà sử dụng hệ thống bộ chữ Hán, phần biểu nghĩa, phần biểu âm ghép lại thành chữ nôm Sán Chỉ, giống như chữ Hán Nôm người Kinh để ghi chép các bộ sách cúng, sách dạy học, các tập sách hát Soóng Cọ

Hàng năm, xã Đại Dực có lễ hội văn hóa dân tộc Sán Chỉ Tại đây, nhiều giá trị truyền thống được phát huy như: Nghi lễ cầu mùa, hát giao duyên, thi gói bánh cốc mò, bánh chưng dài, xôi ngũ sắc

* Lễ Cầu mùa của người Sán Chỉ

Trang 34

19

Đối với người Sán Chỉ, thần Nông là vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, cho cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, mọi người no ấm, bản làng yên lành Lễ hội cầu mùa thường được tổ chức vào tháng sau tết âm lịch Thay mặt thôn bản già làng cúng lễ thần Nông để cầu phúc, cầu mùa, cầu mong một năm mưa thuận gió hoà, nguồn nước dồi dào trong lành, mọi người được khỏe mạnh, bình an

Sau lễ cầu mùa mọi người lại tích cực ra ruộng vườn để trồng cây Trước đây do tập quán lạc hậu là nương rẫy, nên sau lễ cầu mùa là mọi người lại lên nương để tra hạt Công cụ sản xuất lúc đó là cây chọc lỗ (gọi là bu chồng) được đồng bào Sán Chỉ thiết kế khéo léo, có thêm rọ tre đựng sỏi để mỗi khi chọc mạnh lại phát ra tiếng nhạc vui tai, hoà quyện với các làn điệu Soóng Cọ vang xa trên các nương rẫy Người Sán Chỉ đến lễ hội trong trang phục truyền thống của dân tộc với chiếc áo “uyên ương” được may bằng các màu xanh hoặc đen, được trang trí khá công phu thể hiện sự chung thuỷ, son sắc của người phụ nữ Trang phục màu tràm thể hiện sự khoẻ khoắn của người nam giới

Lễ hội còn là dịp để các bà, các chị đồng bào Sán Chỉ thể hiện sự khéo léo tạo nên những chiếc bánh cốc mò xinh xắn hoà quyện cùng với màu sắc rực rỡ của xôi ngũ sắc Xôi ngũ sắc là xôi 5 màu chứ không được là 4 hoặc 6 màu Đồng bào cho rằng đó là 5 “khí chất” của trời đất: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ Xôi 5 màu vẫn được nấu bằng loại nếp nương thơm lừng Trước khi đồ, gạo nếp được ngâm trong các màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen rồi vớt ra cho mỗi màu vào một lớp trong chõ ngăn cách bởi lá chuối xé rách cho hơi nóng toả đều Các mầu lấy từ nhiều loại lá rừng như cây dứa, cây giá, cây sâu cước, đều là những dược liệu được truyền lại từ nhiều đời, vừa không độc, vừa có mùi thơm ngon Không chỉ đẹp và thơm ngon với nhiều mùi vị của núi rừng mà đĩa xôi, khuôn xôi 5 màu còn tiềm

ẩn những giá trị thiêng liêng trong tâm linh nên được mọi người rất trân trọng Mỗi trang phục, mỗi món ăn đều có những nét đẹp riêng tạo nên sự độc đáo trong truyền thống của người Sán Chỉ Đặc biệt là những trò chơi dân gian sôi

Trang 35

và tổ chức buổi cúng tế các thần hàng năm, để thể hiện lòng tôn kính và cảm ơn các vị thần đã mang lại cuộc sống tốt đẹp và cầu xin thần ban bình an, sức khỏe… cho mình và cho gia đình

Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng Lễ hội Thu hoạch Tương ứng, những người được chọn làm thầy (gồm thầy hiệu trưởng và thầy phụ đạo) đều là những người có uy tín, được làng nể trọng, có hai họ Trong đó, người chủ trì buổi lễ (thầy cúng) là người được cấp chứng chỉ, tuổi ngoài 50, đào tạo học viên, có thể kết nối hiện tại với trời đất, thần

- nhân và các thế lực siêu nhiên Khi được mời đi làm lễ, không được ăn thịt chó, thịt trâu và các loại thịt khác trước 25 ngày và 7 ngày sau, không được giết hại động vật, không được nhận tổ chức tang lễ, không quan hệ tình dục Khi người dân tham gia lễ hội trên tinh thần tự nguyện chứ không phải bắt buộc, các gia đình

tự đóng góp gạo, thịt, rau, ngày thường thì lấy tre, nứa, lá, dựng lều… để làm lễ Đây là một sự kiện truyền thống độc đáo của người dân Sán Chay, thể hiện ý thức cộng đồng cao và tạo sự đoàn kết trong cộng đồng làng bản

Trang 36

21

Địa điểm tổ chức sự kiện phải chọn nơi đất bằng phẳng, không gần khu vệ sinh, nhà ở, chuồng trâu, bò , phải có miếu thờ và địa điểm tổ chức phải ở cạnh hoặc gần miếu Thờ cúng, không quá xa sông suối, đường sá Các vật liệu dùng

để dựng lều như tre, nứa, lá, giấy… chỉ được chuẩn bị trước ngày làm lễ 3 ngày, tre, lá được lấy từ rừng và cất cao để tránh chó, mèo và phụ nữ đi ngang qua Lễ vật như lợn, gà phải được nuôi tại làng tổ chức lễ hội thu hoạch, không được đem

từ làng khác đến và không được xa sông, suối, đường giao thông

Thông thường, Lễ hội thu hoạch của người Shanchi ở xã Daedeok diễn ra theo lịch trình: Từ 8 giờ sáng của ngày đã chọn, dân làng tập trung tại địa điểm tổ chức lễ hội và cử một đội đi thu hoạch cỏ Họ xếp thành ô vuông dài khoảng 1,2m

và tập trung tại nhà thầy cách nơi hành lễ khoảng 60m, một nhóm xuống núi chặt tre, một nhóm đào hố chôn cọc, một nhóm thanh niên dệt vải và cây dệt Đèn nến, bát hương, rổ đựng cau, sò, tiền mệnh giá… Công việc dựng lều và bếp núc mất khoảng 2 tiếng đồng hồ Trong khi dựng lều, các nhà sư tập trung tại nhà của linh mục để làm lễ khai mạc Thời gian của buổi lễ khoảng 30 phút, mục đích là để cầu các vị thần linh trong nhà phù hộ độ trì cho toàn thể thầy trò, đại chúng và những người tham gia buổi lễ được mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, xua đuổi tà

ma ra khỏi khu vực làm lễ Sau phần lễ trên thầy gom tất cả quần áo, sách, đạo cụ vào túi, 1 phục vụ mang đi theo, thầy một tay cầm dao, một tay cầm bình nước ra đến sân thầy ngậm một ngụm nước từ bình và thổi ra 4 phương, tay múa dao miệng đọc chú sau đó đi bộ ra khu vực làm lễ

Thầy cúng vừa xin thần đồng ý vừa làm phép, rồi cầm kiếm đi từ phải sang trái hai lần, bắt đầu từ bàn thờ, đến vòng thứ hai thầy cắt hết giấy treo lên bàn thờ cùng với thanh kiếm 12 tờ giấy cầu nguyện trên mái nhà Có nghĩa là sau khi vị thần nhận được sự phù hộ từ thầy sẽ phù hộ cho dân làng mùa màng bội thu, không dịch bệnh, tai ương Phần cuối là lễ tạ thần (chì tài tàu): được tổ chức vào khoảng 6h sáng, các thầy mo đánh chiêng tụng kinh tạ ơn các vị thần đã về dự lễ, xin nhận phúc lành và cầu các vị thần phù hộ cho dân làng và tiễn các vị thần về trời Sau tất cả các nghi lễ này, các nhà sư thu thập tất cả giấy và vàng từ các đĩa bên ngoài

Trang 37

Hiện nay, huyện Tiên Yên có 13 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Sán Chỉ chiếm khoảng 25% số dân toàn huyện, song nét văn hóa người Sán Chỉ đã được chú ý lưu giữ, bảo tồn sớm nhất đặc biệt là ở khu vực xã Đại Dực Tính đến nay đã tổ chức được 9 lần Lễ hội, nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Sán Chỉ đã được lan toả trong cộng đồng dân tộc trên địa bàn Nét đẹp văn hoá được các dân tộc anh em học tập và nhân rộng, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc miền núi cùng sinh sống trên địa bàn xã Đại Dực nói riêng và huyện Tiên Yên nói chung

* Hát Soóng Cọ

Người Sán Chỉ huyện Tiên Yên sống tập trung ở xã Đại Dực, rải rác ở một

số nơi khác trong huyện Họ rất say mê ca hát và không ít người hát được Soóng

cọ của dân tộc mình Soóng cọ là phát âm theo tiếng của người Sán Chỉ, có nghĩa

là ca hát, hát xướng, giao duyên Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian nhằm thể hiện và giao lưu tình cảm giữa các nhóm cộng đồng Sán Chỉ

Theo nghệ nhân Ưu tú Sằn A Sẹc, thôn Kéo Cai, xã Đại Dực, cho biết: Tục hát soóng cọ diễn ra quanh năm, bất cứ khi nào có dịp, với nhiều dạng thể hiện như hát chúc tết, hát mừng đám cưới, mừng nhà mới, hát trao đổi tâm tình, giao duyên Đó là cách hát đối gồm một bên nam, một bên nữ đối diện và có thể cùng một lúc có nhiều tốp hát đối với nhau Đây cũng là dịp để các đôi nam thanh, nữ

Trang 38

23

tú kết bạn và tỏ tình cùng nhau, gửi gắm những tâm sự Bên cạnh đó, họ còn truyền cho nhau những kinh nghiệm trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống Hát soóng cọ là một hình thức diễn xướng dân gian Phần ca từ bao gồm những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng), giống như hát Sli-lượn của các dân tộc Tày, Nùng hay hát ví của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Thông qua lối hát soóng cọ, người hát có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, thể hiện tình cảm tâm tư của mình đến với người mình yêu, răn dạy con cháu về công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, kinh nghiệm đối nhân xử thế…

Về chức năng xã hội, hát soóng cọ là hình thức sinh hoạt văn hoá mang tính

cố kết cộng đồng rất cao, thường được tiến hành trong dịp lễ hội, kết hợp với các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, chơi đu, đan phên gánh mạ, đẽo đòn gánh Khi hát, người hát sử dụng ngôn ngữ địa phương và trang phục truyền thống không chỉ tạo được nét văn hoá đặc trưng mà còn góp phần truyền bá ngôn ngữ, khuyến khích mọi người tìm hiểu những cái hay, những cái đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mình và học tập

Tuy nhiên trong hát Soóng cọ có những quy định riêng như không hát với người cùng huyết thống, cùng gia đình (kể cả dâu, rể) Đặc biệt nghiêm cấm trẻ con được hát giao duyên, đi hội soóng cọ (slặm nhịt hụi) Với thể thức đối đáp, soóng cọ được thể hiện với hai tốp nam và nữ Khi cất lên những câu hát đầu tiên, các bên hát bắt buộc phải có những lời hát mới Sau các hồi hát chung, các cặp hát hợp nhau hoặc có những ý tình riêng có thể tách ra hát riêng và họ có thể hát tới sáng

Soóng cọ là một loại hình dân ca đã được dân tộc Sán Chỉ gìn giữ suốt nhiều thế hệ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của xã hội cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình nghệ thuật đương đại, hát soóng

cọ đang có nguy cơ mai một Vì thế để phát huy cái hay cái đẹp của soóng cọ trong đời sống đương đại, tránh nguy cơ mai một, cần phải sưu tầm có hệ thống

và nghiên cứu loại hình dân ca này

Trang 39

24

Cùng với đó, cần đưa hát soóng cọ vào giới thiệu cho học sinh Sán Chỉ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm động lực cho công cuộc xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc Ngoài ra, để cho hát soóng cọ được nhiều người biết hơn nữa thì cần kết hợp với các chương trình du lịch nhiều hơn, lồng ghép khéo léo để du khách các nơi

về tới Đại Dực ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh sắc thiê nhiên còn được thưởng thức làn điệu soóng cọ rất riêng của đồng bào Sán Chỉ

* Lễ hội văn hóa, thể thao dân tộc Sán Chỉ

Hàng năm vào khoảng giữa tháng 10, tại khu vực xã Đại Dực huyện Tiên Yên lại tổ chức lễ hội Văn hóa, thể thao dân tộc Sán Chỉ Đây là một trong những

lễ hội mới nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Sán Chỉ nơi đồng thời thu hút khách du lịch đến với Đại Dực

Lễ hội bao gồm hai phần: Nghi lễ cầu mùa, cầu cho mưa gió thuận hòa, mùa vàng tốt tươi, cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc hần hội với nhiều hoạt động như: Giao lưu bóng đá nữ giữa xã Húc Động (huyện Bình Liêu) và xã Đại Dực, thi trình diễn trang phục dân tộc Sán Chỉ, thi ẩm thực (giã bánh dày, trình bày mâm cỗ); giao lưu bóng chuyền hơi nam, nữ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thi các môn thể thao dân tộc.Tại đây còn bán các mặt hàng nông, lâm sản địa phương…

Đến với lễ hội, du khách còn được chiêm ngưỡng các điểm nhấn ấn tượng như: Ruộng bậc thang thôn Khe Quang, Khe Lặc, Khe Lục và hồ Tuyệt Tình Cốc (thôn Khe Ngàn); thăm ngôi nhà truyền thống còn mang đậm nét của người Sán Chỉ của ông Nình A Liềng, thôn Khe Lục

Lễ hội góp phần tiếp tục bảo tồn phát huy giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của đồng bào Sán Chỉ trên địa bàn huyện với du khách gần xa, tạo ấn tượng với du khách về ruộng bậc thang vùng cao Đại Dực; góp phần xây dựng bền vững sản phẩm du lịch mùa đông ở Tiên Yên

Trang 40

25

So với trước đây lễ hội chỉ tập trung vào phần lễ nghi nhưng theo xu thế hiện nay lễ hội lại trú trọng hơn vào trải nghiệm của du khách đối với phong tục và nét đặc sắc văn hóa của địa phương Nắm bắt được tâm lý này, xã Đại Dực luôn đổi mới và tiếp thu cách làm để làm sao vừa giữ được những nét văn hóa truyền thống vừa thu hút được du khách đến với Đại Dực, Tiên Yên

1.3.2 Văn hóa của người Tày

1.3.2.1 Văn hóa vật chất của người Tày

* Văn hóa ở của người Tày

Nhà ở truyền thống của người Tày bao gồm ba dạng cơ bản: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và nhà phòng thủ Trong đó, nhà sàn là dạng nhà truyền thống phổ biến nhất với cấu trúc chung là loại nhà sàn năm gian, ba gian hoặc một gian, hai chái, mái chéo hình lưỡi rìu, thấp so với mặt sàn Chung quanh sàn nhà bưng kín bằng tre, phên nứa hoặc ván gỗ, ít cửa sổ Bộ vì kèo 3, 5, 7 cột kê hoặc những biến thể 2, 4, 6 cột Mái được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, nứa hoặc ngói Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng Phổ biến là loại nhà đất 3 gian,

2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản khoảng 15 đến

20 hộ

Nhà nửa sàn nửa đất là dạng nhà thích hợp với địa hình dốc, chỉ xuất hiện lẻ

tẻ ở vài nơi, nhất là khu vực trung du gần rừng núi Nhà phòng thủ là dạng nhà đất có chức năng phòng, chống trộm cướp, thú dữ, chỉ có ở vùng biên giới Việt – Trung, không phổ biến tại Đại Dực

* Văn hóa mặc của người Tày

Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của

họ màu chủ đạo là màu chàm, phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân

có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc

Loại vải dệt hoa văn mầu đen trên nền vải trắng là loại vải để may mặt chăn, loại hình trang trí này phổ biến trong các dân tộc nói ngôn ngữ Tày-Thái, mà

Ngày đăng: 05/12/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN