1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị du lịch: Phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà Hải Phòng

137 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Loại Hình Du Lịch Thể Thao Tại Cát Bà, Hải Phòng
Tác giả Đặng Ngọc Hường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Tâm
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản Trị Du Lịch
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Bởi vậy, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch thể thao thực sự phù hợp với thực tế phát triển ngành du lịch hiện tại.. Bởi vậy, tác

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA DU LỊCH

ĐẶNG NGỌC HƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THỂ THAO

TẠI CÁT BÀ, HẢI PHÒNG

HẢI PHÒNG – 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA DU LỊCH

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: ĐẶNG NGỌC HƯỜNG

MÃ SINH VIÊN: 193122114009

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THỂ THAO

TẠI CÁT BÀ HẢI PHÒNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DU LỊCH

Người hướng dẫn: TS NGUYỄN THỊ TÂM

HẢI PHÒNG – 2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA DU LỊCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày 22 tháng 06 năm 2023

BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Tên đề tài: Phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

Chuyên ngành: Việt Nam học Khóa: 2019-2023

Họ và tên sinh viên: Đặng Ngọc Hường Lớp: QTDL1 K20

Người phản biện: Ths Bùi Thúy Hằng

Đơn vị công tác của người phản biện: Khoa Du lịch

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính cần thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài khóa luận

Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch thể thao là loại hình du lịch

liên quan đến trải nghiệm của khách du lịch Du lịch thể thao không phải là sản

phẩm mới nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia thì sau đại dịch Covid, du

lịch thể thao có cơ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ Bởi khi tham gia vào các

chương trình du lịch thể thao, du khách không chỉ có được các trải nghiệm du lịch

thông thường mà còn có được sức khỏe và hơn hết là có được động lực để luyện tập

thể thao, rèn luyện sức khỏe Du lịch thể thao còn có một vai trò quan trọng trong

việc xúc tiến điểm đến du lịch Bởi vậy, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là

những cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch thể thao thực sự phù hợp với

thực tế phát triển ngành du lịch hiện tại

Cát Bà là một điểm đến có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du

lịch thể thao Tuy nhiên, thực trang phát triển du lịch thể thao tại đây chưa tương

xứng với điều kiện và tiềm năng vốn có Bởi vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn

đề “Phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng” thực sự mang ý

nghĩa thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch thể thao nói

riêng và phát triển du lịch Cát Bà nói chung

2 Các thông tin về đề tài

Trang 4

Đề tài có bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: 30 trang; Chương 2: 50 trang; Chương 3: 30 trang

Bố cục của đề tài phù hợp, số trang dày dặn, khá cân đối giữa các chương

2.2 Sự phù hợp của nội dung khóa luận với tên đề tài và chuyên ngành đào tạo

Nội dung nghiên cứu phù hợp với tên đề tài và chuyên ngành đào tạo

2.3 Tính trung thực trong trích dẫn tài liệu tham khảo và số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài có trích dẫn nguồn tham khảo Tuy nhiên còn nhiều

nội dung tham khảo như phân loại loại hình du lịch thể thao, tiềm năng phát triển du lịch thể thao Cát Bà chưa trích dẫn nguồn tham khảo Do đó, vấn đề về nguồn tham khảo, tác giả cần bổ sung để hoàn thiện khóa luận

3 Phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu và kết quả cơ bản của khóa luận Tác giả đã sử dụng một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học như

phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu; phương pháp điều tra xã hội học Những phương pháp này hoàn toàn phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài Tuy nhiên, đây là đề tài mang tính thực tế cao, đòi hỏi tác giả phải có quá trình điền dã, thực địa, nhưng trong phương pháp nghiên cứu tác giả không nêu phương pháp này Đề nghị tác giả cần bổ sung một số phương pháp nghiên cứu để tăng tính khoa học cho

đề tài như phương pháp thực địa, phương pháp thống kê, phân tích; so sánh tổng hợp

4 Ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức của khóa luận

4.1 Ưu điểm:

* Về mặt hình thức: Đề tài cho thấy sự chỉn chu, nghiêm túc của tác giả, sự tận

tâm, cẩn thận của giảng viên hướng dẫn trong quá trình thực hiện Đề tài gồm 125 trang, chưa kể phụ lục nhưng các lỗi văn bản rất ít gặp Bố cục các chương phù hợp Văn phong rõ ràng, mạch lạc

Đề tài có nguồn TLTK phong phú lên đến 21 TLTK thể hiện sự nghiêm túc của tác giả trong việc nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài

Một số mục như 1.1.2.2 Phân loại các loại hình du lịch hay mục Bài học kinh nghiệm từ các thành công của các nước, tác giả đã bổ sung trích dẫn nguồn tham khảo

Trang 5

- Phần mở đầu được tác giả triển khai tốt, giải quyết được yêu cầu đặt ra Phần mục tiêu nghiên cứu đã sửa theo ý kiến của hội đồng chấm NCKH

- Về mặt nội dung các chương liên kết với nhau logic: Chương 1 là cơ sở lý luận, chương 2 phân tích thực trạng, trên cơ sở thực trạng tác giả đã đề xuất giải pháp ở chương 3

- Chương 1 được tác giả triển khai khoa học Đảm bảo các cơ sở lý luận cơ bản

về loại hình du lịch thể thao

Trong chương 1, tôi đánh giá cao mục 1.5 Bài học kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch thể thao Tác giả đã phân tích và rút ra được bài học kinh nghiệm từ thành công trong việc phát triển du lịch thể thao của một số tỉnh thành trong nước Đặc biệt trong bản khóa luận, tác giả đã có bài học kinh nghiệm mà tác giả rút ra, thể hiện sự tiến bộ hơn so với bản NCKH

- Chương 2 tác giả đã làm tốt việc khảo sát một số loại hình du lịch thể thao đang được khai thác tại Cát Bà Việc khảo sát chi tiết đã thể hiện sự chăm chỉ, nghiêm túc của tác giả trong công tác nghiên cứu khoa học

Chương 2 tác giả đã sử dụng hiệu quả phương pháp điều tra XHH trong việc phân tích thực trạng phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà Số liệu khảo sát được tác giả xử lý rõ ràng, khoa học Nội dung phân tích thực trạng, tác giả đã có sự điều chỉnh cách viết khoa học hơn, bám sát với thực tế phát triển du lịch thể thao tại Cát

Bà hơn

Mục 2.4 Đánh giá về sự khai thác và hoạt động của loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, tác giả đã có sự hệ thống chi tiết, rõ ràng, khoa học những ưu điểm và hạn chế về hoạt động du lịch thể thao tại Cát Bà Việc hệ thống này giúp người đọc dễ nắm bắt được thông tin

- Chương 3 tác giả làm tốt mục 3.1 Định hướng phát triển du lịch thể thao tại Cát

Bà Các định hướng được tác giả phân tích cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở việc nêu

ra định hướng

Trong chương 3, tác giả đã bước đầu đề xuất được những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà Các giải pháp được đưa vào các nhóm, triển khai khá dày dặn

Trang 6

* Về mặt hình thức:

- Danh mục các chữ viết tắt, tác giả chưa sắp xếp theo thứ tự a, b, c…

- Vẫn còn lỗi 1 chữ rơi xuống dòng, lỗi về font chữ trong Tài liệu tham khảo, lỗi giãn cách

- Một số mục có tham khảo nhưng chưa trích dẫn nguồn như: Phân loại loại hình

du lịch thể thao, Tiềm năng phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà…

- TLTK sắp xếp chưa khoa học, bị lẫn giữa tài liệu sách và tài liệu Internet Tài liệu Internet chưa có ngày cập nhật

* Về mặt nội dung:

+ Phần mở đầu:

- Đối với lịch sử nghiên cứu vấn đề, khi đề cập đến các công trình nghiên cứu về

du lịch Cát Bà, tác giả mới dừng lại ở việc kể tên các đề tài, chưa hệ thống và chỉ ra được kết quả nghiên cứu của từng đề tài

- Phần mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Tác giả mới chỉ viết mục tiêu nghiên cứu mà không viết nhiệm vụ nghiên cứu

Quy mô mẫu của phương pháp điều tra xã hội học còn rất chung chung Trong phần phụ lục tác giả cần có danh mục các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch nghỉ dưỡng tại Cát Bà đã được tác giả phát phiếu Nếu không làm được điều đó thì kết quả điều tra xã hội học sẽ thiếu tính xác thực

- Mục 1.2.4 Lợi ích của du lịch thể thao theo tôi nên đổi tên thành “Vai trò của

du lịch thể thao” sẽ phù hợp với văn phong khoa học hơn

- Nội dung sự phát triển của du lịch thể thao trên thế giới tác giả viết hơi dài dòng chưa thực sự bám sát vấn đề chính

Trang 7

làm bài học kinh nghiệm dựa trên những tiêu chí tương đồng về điều kiện phát triển

du lịch thể thao thì sẽ có giá trị hơn

- Mục thực trạng Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa thực sự gắn với du lịch thể thao Theo tôi tác giả cần triển khai phân tích tập trung vào những hạng mục cơ sở vật chất kỹ thuật gắn với du lịch thể thao hơn như: Thực trạng các trung tâm hỗ trợ vật dung, trang thiết bị thể thao; Trung tâm tư vấn sức khỏe, phục hồi sức khỏe, giãn cơ… sau chương trình thể thao…

- Mục 2.3.3 Thực trạng nguồn nhân lực, tác giả viết bị xáo trộn các ưu điểm và hạn chế, không rõ ràng

+ Chương 3

Chương 3, tác giả đã đề xuất 2 chương trình du lịch thể thao Tuy nhiên, tác giả đang chưa phân biệt rõ lịch trình và chương trình Chương trình là phải phân tích được giá trị độc đáo hấp dẫn của chương trình, lý giải việc lựa chọn phương tiện vận chuyển tối ưu, phương án lưu trú đảm bảo tiêu chí của du lịch thể thao, giới hạn quỹ thời gian phù hợp…

Các giải pháp tác giả đưa ra còn khá chung chung, chưa mang tính đột phá

5 Kết luận chung:

Đề tài đủ điều kiện bảo vệ trước hôi đồng

Họ tên và chữ ký của người phản biện

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Dành cho giảng viên hướng dẫn)

I Thông tin chung

- Họ và tên sinh viên: Đặng Ngọc Hường

MSSV: 193122114009 Lớp: QTDL1K20

- Tên đề tài: “Phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng”

- Họ và tên người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Tâm

- Đơn vị: Khoa Du lịch, Trường Đại học Hải Phòng

II Nhận xét về khóa luận

2.1 Nhận xét về hình thức, bố cục

+ Hình thức trình bày: Hình thức trình bày đảm bảo theo quy định

+ Bố cục: Khoá luận kết cấu theo lô gíc truyền thống bao gồm 3 chương Các chương được triển khai tương đối hợp lý, giải quyết được các mục tiêu cần thiết của nội dung chương Số lượng trang của nội dung chính khoá luận là 91 trang, phân bố

số trang cân đối, đảm bảo các nội dung nghiên cứu

2.2 Nhận xét về nội dung

Là một đề tài rất mới và mang tính ứng dụng cao, do đó sinh viên cũng đã rất

cố gắng để thu tập được tài liệu và phân tích làm rõ các nội dung nghiên cứu chính của đề tài:

- Hệ thống hóa các luận cứ khoa học về mặt lí luận đối với phát triển loại hình du lịch thể thao, từ đó lựa chọn các luận cứ khoa học làm cơ sở nghiên cứu xuyên suốt nội dung của đề tài

- Đánh giá và phản ánh rõ thực trạng phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng dựa trên phân tích các sản phẩm du lịch thể thao hiện có, thị

Trang 10

ảnh du lịch Cát Bà nói chung và hoạt động du lịch thể thao tại Cát Bà nói riêng

- Nghiên cứu phát hiện và đánh giá các yếu tố, điều kiện tác hưởng đến du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp dựa trên tình hình thực tế và các chiến lược để phát triển hoạt động du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng một cách hiệu quả Nhằm đưa hoạt động khai thác du lịch thể thao tại Cát Bà phát triển tương xứng với tiềm năng và các lợi thế của địa phương Qua đó đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lich, tạo nên một thương hiệu du lịch thể thao Cát Bà đặc sắc, có chỗ đứng nhất định trong một thi trường

du lịch ngày càng cạnh tranh và khốc liệt

2.3 Kết quả đạt được

Đề tài nghiên cứu đạt được các kết quả sau:

- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển loại hình du lịch thể thao

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

- Phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

- Đề xuất giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà Hải Phòng trong thời gian tới

2.4 Kết luận và đề nghị

Với phạm vi nghiên cứu là một khóa luận tốt nghiệp, đề tài đã thành công trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực và phù hợp với chuyên ngành du lịch Bên cạnh đó, về mặt nội dung tác giả cũng đã triển khai nghiên cứu được tương đối đầy đủ các vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu

III Phần nhận xét tinh thần và thái độ làm việc của sinh viên

Trong quá trình nghiên cứu, triển khai và hoàn thành khoá luận, sinh viên Đặng Ngọc Hường đã thể hiện rất tốt khả năng nghiên cứu và luôn có sự cố gắng để hoàn thành tốt nhất nội dung nghiên cứu của khóa luận, đảm bảo tiến độ về thời gian nghiên cứu theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, khoa và nhà trường

Trang 11

1 Đánh giá chung: Đề tài đã đảm bảo được các yêu cầu của một khóa luận tốt

nghiệp

2 Đề nghị

Được bảo vệ:

Không được bảo vệ:

Giảng viên hướng dẫn

Ký tên (ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Tâm

X

Trang 12

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận về đề tài “Phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua Mọi thông tin, số liệu được sử dụng để phân tích trong khóa luận và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, tổng hợp và phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình

Hải Phòng, ngày 22 tháng 05 năm 2022 Tác giả

Đặng Ngọc Hường

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng” là nội dung mà em đã nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp sau thời gian theo học tại khoa Du lịch, trường Đại học Hải Phòng Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ các thầy cô khoa Du lịch, trường Đại học Hải Phòng Các thầy/cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường, làm nền tảng cho em có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Tâm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận Cô đã trao đổi, góp ý, chỉnh sửa và định hướng để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này Đó chính là những kiến thức và kĩ năng quý báu cho em trong quá trình thực hiện khóa luận cũng như quá trình học tập, làm việc sau này

Cuối cùng, em xin cảm ơn các ban ngành, phòng thông tin – văn hóa huyện Cát Hải, các công ty, doanh nghiệp và du khách đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập thông tin và khảo sát ý kiến Tất cả đã tạo điều kiện tốt nhất

và hỗ trợ em rất nhiều để em có thể nỗ lực hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng các thầy cô

Trang 14

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ DU LỊCH THỂ THAO 8

1.1 Du lịch và loại hình du lịch 8

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch 8

1.1.2 Khái niệm loại hình du lịch 10

1.2 Du lịch thể thao 14

1.2.1 Khái niệm du lịch thể thao 14

1.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch thể thao 15

1.2.3 Phân loại du lịch thể thao 16

1.2.4 Lợi ích của du lịch thể thao 16

1.3 Sự phát triển của loại hình du lịch thể thao trên thế giới và Việt Nam 17

1.3.1 Du lịch thể thao trên thế giới 17

1.3.2 Du lịch thể thao tại Việt Nam 19

1.4 Một số loại hình du lịch thể thao phổ biến tại Việt Nam 21

1.4.1 Trekking 21

1.4.2 Chạy marathon 22

1.4.3 Lướt ván 23

1.4.4 Chèo thuyền Kayak 24

1.5 Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch thể thao tại một số tỉnh thành trong và ngoài nước 25

Trang 15

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch thể thao tại một số tỉnh thành trong nước25

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch thể thao ở nước ngoài 29

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THỂ THAO TẠI CÁT BÀ36 2.1 Khái quát về hoạt động du lịch tại Cát Bà 36

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng 38

2.2.1 Địa hình, địa chất 38

2.2.2 Khí hậu 43

2.3 Thực trạng phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà 45

2.3.1 Thực trạng một số loại hình du lịch thể thao đang được khai thác 45

2.3.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch thể thao 55

2.3.3 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ loại hình du lịch thể thao 60

2.3.4 Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thể thao 64

2.3.5 Công tác quản lý, tổ chức hoạt động đối với loại hình du lịch thể thao 67

2.3.6 Thực trạng các chương trình du lịch gắn với sự kiện thể thao đã và đang được khai thác 69

2.4 Đánh giá sự khai thác và hoạt động của loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà 71

2.4.1 Ưu điểm 71

2.4.2 Mặt hạn chế 76

Tiểu kết chương 2 81

Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH THỂ THAO TẠI CÁT BÀ 82

3.1 Định hướng phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà 82

3.1.1 Phát triển du lịch thể thao gắn kết với cộng đồng địa phương 83

3.1.2 Phát triển các sản phẩm du lịch thể thao chất lượng cao 85

3.1.3 Phát triển du lịch thể thao theo hướng bền vững 86

3.2 Các giải pháp phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng 87

Trang 16

3.2.1 Nhóm các giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và cơ cở vật chất kĩ thuật phục vụ

phát triển loại hình du lịch thể thao 87

3.2.2 Nhóm các giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch thể thao mới 89

3.2.3 Xây dựng các chương trình du lịch gắn với loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà 93 3.2.4 Nhóm các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực phục vụ loại hình du lịch thể thao 97

3.2.5 Nhóm các giải pháp về quảng bá xúc tiến loại hình du lịch thể thao 98

3.2.6 Nhóm giải pháp phát triển du lịch gắn với các sự kiện thể thao 100

3.2.7 Công tác quản lý, tổ chức hoạt động đối với loại hình du lịch thể thao 101

3.3 Một số kiến nghị 105

3.3.1 Kiến nghị về cơ chế chính sách 105

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương 106

3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp du lịch 107

Tiểu kết chương 3 108

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 1 113

PHỤ LỤC 2 116

PHỤ LỤC 3 118

Trang 17

2.1 Biểu đồ các kênh thông tin khách du lịch biết đến Cát

2.2 Các loại hình du lịch thể thao được yêu thích tại Cát Bà 74

2.3 Mức độ hài lòng của du khách với một số loại hình du

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu

1 Giải đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình TP

Hồ Chí Minh lần thứ 34 “Non sông liền một dải” 117

2 Giả Oneway Marathon Cát Bà 2022 117

3 Du khách chèo thuyền kayak tại Cát Bà 118

4 Du khách trekking tại Cát Bà 118

5 Du khách tham gia leo núi tại vịnh Lan Hạ 119

6 Du khách tham gia lặn biển tại vịnh Lan Hạ 119

Trang 18

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Dịch nghĩa

09 MICE Meeting Incentive Conference Event – Hình thức du

lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện,

10 NĐ – CP Nghị định – Chính phủ

11 OCOP Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

UBND Ủy ban nhân dân

14 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp

Quốc

15 UNWTO United Nations World Tourism Organization – Tổ

chức du lịch thế giới

16 USD United States Dollar – Đô la Mỹ

19 VHTT-TT&DL Văn hóa thể thao – Thông tin và du lịch

Trang 19

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế ra đời từ khá sớm nhưng cũng là một ngành nghề còn khá non trẻ trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên ngành du lịch đã đang từng bước đạt được nhiều thành tựu to lớn và trên thực tế đang phấn đấu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng khách hay doanh thu tăng đều theo hàng năm, rất nhiều loại hình du lịch mới

lạ và hấp dẫn cũng đã hình thành và phát triển như: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, Nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng, luôn đổi mới của du khách Trong số các loại hình du lịch mới hình thành đó, du lịch thể thao là một loại hình không những được ưa chuộng với du khách trên thế giới mà còn rất có tiềm năng để phát triển tại Việt Nam, một đất nước có đầy đủ các yếu tố

tự nhiên, nhân lực có thể đáp ứng được các yêu cầu của loại hình du lịch này

Cát Bà với tài nguyên du lịch phong phú, con người thân thiện đã trờ thành một điểm du lịch bậc nhất tại Hải Phòng Mỗi năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm Cát Bà cũng là nơi duy nhất tại Việt Nam hội tụ 4 danh hiệu quốc gia và quốc tế gồm: Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn biển, Khu dự trữ sinh quyển thế giới và top 10 vịnh đẹp nhất thế giới Nhận thấy được tiềm năng to lớn của Cát Bà, chính phủ và chính quyền thành phố Hải Phòng

đã có những chính sách, kế hoạch xây dựng và phát triển Cát Bà trở thành một khu

du lịch quốc tế xanh gắn với thương hiệu “Đảo Ngọc – Cát Bà” Để đạt được mục tiêu đó, chính quyền thành phố và địa phương đã không ngừng đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất – kĩ thuật để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách, đồng thời tạo thành một lợi thế thu hút khách du lịch đến với Cát Bà Tuy nhiên thời gian lưu trú trung bình của du khách tại Cát Bà còn khá ngắn, chỉ từ 2-3 ngày với mức chi tiêu chưa cao Do đó, để kéo dài thời gian khách lưu trú tại Cát Bà nhằm tăng doanh thu cho du lịch cần phải đa dạng các loại hình du lịch, các hoạt động vui chơi giải trí Giờ đây Cát Bà hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu dịch vụ có mức chi trả cao của du khách Tuy nhiên các loại hình du lịch đang được khai thác tại Cát Bà vẫn chưa đa dạng, khách du lịch chưa có nhiều lựa chọn với các sản phẩm du lịch nên chưa thể kéo dài thời gian lưu trú của du khách Các loại hình du lịch phổ biến hiện

Trang 20

nay tại Cát Bà là mới chỉ có du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, với các sản phẩm chưa đủ đặc sắc để thu hút số đông du khách Nhận thấy vấn đề này cùng với nghiên cứu thực trạng các điều kiện, lợi thế của Cát Bà, chính quyền đã định hướng đẩy mạnh du lịch thể thao tại Cát Bà Đây là một loại hình du lịch tương đối mới với xu thế kế hợp du lịch và thể thao, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, doanh nghiệp, cư dân địa phương cũng như khách du lịch mà ít gây ra các ảnh hưởng xấu với môi trường Du lịch thể thao rất phù hợp để phát triển tại Cát

Bà và sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn nếu được đầu tư khai thác và quy hoạch phát triển một cách khoa học, hợp lý

Bên cạnh những lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch thể thao thì cơ sở

hạ tầng, vật chất – kĩ thuật, nguồn nhân lực, tại Cát Bà còn nhiều hạn chế Một số vấn đề mà chúng ta có thể nhìn nhận được từ thực tế hiện nay như thiếu đa dạng trong các sản phẩm thể thao, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém, chưa có chiến lược trọng điểm trong quảng bá và xúc tiến du lịch Nhìn chung du lịch thể thao tại Cát Bà mới bắt đầu phát triển trong vài năm trở lại đây nhưng còn hoạt động lẻ tẻ, chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại và chưa có các sản phẩm độc đáo, nổi bật để tạo được điểm nhấn riêng cho du lịch thể thao Cát Bà Từ đó các loại hình du lịch thể thao chưa phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

du khách

Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà là một vấn đề mang tính cấp thiết và có tính ứng dụng thực tiễn cao trong bối cảnh thị trường du

lịch ngày càng cạnh tranh như hiện nay Vấn đề nghiên cứu “Phát triển loại hình

du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng” là điều cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu

quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 Với mục tiêu tổng thể của quy hoạch là đưa ra các định hướng phát triển quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng, có đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển kinh

tế xã hội của Hải Phòng và Việt Nam, phát triển gắn liền với bảo tồn Các cấp, ngành cũng đang tập trung thực hiện quy hoạch tổng thể hướng đến tạo dựng thương hiệu Cát Bà là điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có tính cạnh tranh cao với những sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế

Trang 21

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Du lịch thể thao là một xu hướng du lịch mới nổi và phát triển gần đây nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho du lịch Nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới đã định hướng phát triển du lịch thể thao là xu hướng hàng đầu Do vậy mà

đã có nhiều tác giả quan tâm đến các vấn đề xung quanh việc phát triển du lịch thể thao Mỗi đề tài đều được các tác giả quan tâm sâu sắc, dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi cũng như khảo sát thực tế Từ đó đưa ra các cơ sở lý luận, phân tích thực trạng vấn đề một cách chi tiết, cụ thể và có các giải pháp nhằm quy hoạch phát triển một cách khoa học, đúng đắn

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả quan tâm đến phát triển du lịch thể thao tại những khu vực có tiềm năng, điều kiện thuận lợi Và họ đã phát triển các vấn đề đó thành các công trình nghiên cứu khoa học của mình, tiêu biểu như:

- Theo Lâm Quang Thành trong “Du lịch thể thao lý luận và thực tiễn” (2017) đã đưa ra nội dung tổng quan lý thuyết, thực tiễn về du lịch và du lịch thể thao Thực trạng, nhu cầu hoạt động và giải pháp phát triển du lịch thể thao tại Việt Nam Dẫn chứng nghiên cứu trường hợp phát triển du lịch thể thao biển tại tỉnh Bình Định

- Theo Phạm Hồng Lâm “Phát huy thế mạnh biển đảo Việt Nam trong hoạt động thể thao và du lịch” (2018) cung cấp những kiến thức hữu ích về tiềm năng, lợi thế biển đảo trong hoạt động thể thao, du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh

tế, xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh Tổ quốc

- Theo Lê Thị Thủy trong “Phát triển du lịch thể thao khu vực phía Bắc thông qua các giải chạy Marathon (2020) đã nghiên cứu về du lịch thể thao nói chung và sự ảnh hưởng của các giải chạy Marathon đến phát triển du lịch tại các tỉnh phía Bắc nói riêng

- Năm 2022, nhà nghiên cứu Lê Đức Thọ và Nguyễn Đoàn Quang Thọ thuộc trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thưc trạng và giải pháp phát triển du lịch thể thao tại Đà Nẵng”

Nhìn chung các đề tài, công trình nghiên cứu trên đều tập trung chỉ ra những tiềm năng khai thác, những cơ hội, hiệu quả mà du lịch thể thao có thể mang lại, gắn với từng địa phương, từng khu vực của Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể

Trang 22

Thông qua nghiên cứu thực tiễn đều đưa ra rất nhiều định hướng, giải pháp góp phần phát triển du lịch thể thao trong tương lai gắn với từng khu vực

Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đề cập đến đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và đưa ra các chiến lược phát triển, giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục các hạn chế và thúc đẩy những tiềm năng du lịch tại Cát Bà Một số công trình tiêu biểu như:

- Năm 2018, tác giả Phạm Thị Bích đã nghiên cứu đề tài “Phát triển bền vững

du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng”

- Năm 2022, tác giả Nguyễn Tuấn Minh đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Cát Bà, Hải Phòng”

Trên thực tế, tác giả nhận thấy Cát Bà có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch thể thao nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đề tài nào

đi sâu nghiên cứu về phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà Do vậy, đây có thể được coi là công trình nghiên cứu tổng thể đầu tiên về du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên đều là nguồn tư liệu tham khảo quý giá và chứa đựng nhiều kiến thức bổ ích giúp tác giả có thêm những cơ

sở, nền tảng và định hướng để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động của loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 23

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phát triển loại hình du lịch thể thao tai Cát

Bà, Hải Phòng

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về loại hình du lịch thể thao

Nghiên cứu các tiềm năng, lợi thế để phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

Khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

5 Đóng góp của đề tài

5.1 Đóng góp về lý luận

Hệ thống hóa các các lý thuyết về loại hình du lịch thể thao

Lựa chọn các luận cứ khoa học làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá toàn diện vấn

đề nghiên cứu xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

6.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập thông qua:

Trang 24

– Thông tin về du lịch, du lịch thể thao trên các website chuyên ngành trong nước và quốc tế

– Thông tin và tài liệu về các hoạt hoạt động du lịch, du lịch thể thao tại Cát

Bà, Hải Phòng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Du lịch Hải Phòng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng, Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hải Phòng và các nguồn tài liệu khác

– Những chính sách, quy định, nghị định, hoạch định, đề án liên quan đến

du lịch thể thao, du lịch biển đảo và du lịch Cát Bà, Hải Phòng

– Các kết quả nghiên cứu từ những công trình khoa học có liên quan mà đề tài đã tổng quan

Cách thức/quy trình thu thập: Dữ liệu thứ cấp được nhóm tác giả thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách, báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác, bằng phương pháp thống kê, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh để xử lý dữ liệu Từ đó đưa ra những nhận định làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch thẻ thao tại Cát Bà, Hải Phòng

6.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học bằng bảng hỏi, phiếu khảo sát, lấy ý kiến dành cho các đối tượng

6.1.4 Phương pháp điều tra xã hội học

Mục tiêu: Để có thêm thông tin nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá, kiểm định bằng thang đo các dữ liệu thu thập được thông qua bảng hỏi để có thể xác định tính logic, tính tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó tìm ra kết quả cụ thể

về vấn đề nghiên cứu

Trang 25

Đối tượng: Các công ty du lịch, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch thể thao tại Cát Bà; khách du lịch đến Cát Bà, Hải Phòng

Quy mô mẫu: Nhóm tác giả thiết kế 120 bảng hỏi gửi đến các công ty du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch thể thao tại Cát Bà, Hải Phòng

và các khách du lịch tại khu du lịch Cát Bà, Hải Phòng

Quy trình nghiên cứu:

(1) Xây dựng bảng hỏi thang đo liket gắn với nội dung nghiên cứu; (2) Phát phiếu khảo sát ý kiến cho đối tượng khảo sát; (3) Thu nhận phản hồi từ các đối tượng khảo sát; (4) Xử lí dữ liệu thông qua phần mềm Excel, vẽ biểu đồ

Thời gian khảo sát: từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023

6.2.3 Phương pháp xử lí dữ liệu thông qua phần mềm Excel

Sau khi thu nhận các phiếu phản hồi từ các đối tượng khảo sát, các phiếu khảo sát sẽ được tổng hợp và xử lí các thông số để phục vụ nội dung nghiên cứu của

đề tài thông qua phần mềm Excel

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung đề tài nghiên cứu khoa

học được trình bày lần lượt theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về loại hình du lịch và du lịch thể thao

Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch thể thao tại Cát Bà

Chương 3: Giải pháp phát triển loại hình du lịch thể thao tại Cát Bà

Trang 26

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH

- tiến sĩ Berneker – một vị chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận

định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định

nghĩa” Và sau đây là một số khái niệm về du lịch đã được công nhận và sử dụng

rộng rãi

Theo Tổ chức du lịch thế giới (United Nations World Tourism Organization

– UNWTO, một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc đã định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất

cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” [12; tr.128]

Ông Michael Coltman - nhà kinh tế học người Mỹ nghiên cứu về du lịch đưa

ra một định nghĩa ngắn gọn: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm

nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch

vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” Cả bốn nhóm nhân tố này

tương tác với nhau hình thành nên hoạt động "du lịch"

Trang 27

Còn theo Luật du lịch Việt Nam 2017 (Luật số: 09/2017/QH14, ngày

19/06/2017) đã đưa ra khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có

liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”[14; tr.128]

Như vậy, du lịch được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy

nhiên chúng ta có thể hiểu du lịch là một hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi khác và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao hiểu biết, nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ bổ sung khác do các cơ sở cung cấp

Luật Du lịch Việt Nam 2017 cũng đã đưa ra một khái niệm về sản phẩm du

lịch như sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá

trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan” [14; tr.128]

Như chúng ta đã biết, sản phẩm nói chung là bất cứ hàng hóa, sản phẩm gì được sản xuất ra và đưa vào thị trường nhằm thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn được nhu cầu, thị hiếu hay mong muốn của người dùng sản phẩm Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình hoặc là các dịch vụ, sự kiện, ý tưởng,… Từ đó có thể hiểu “sản phẩm du lịch” chính là những vật thể hữu hình hoặc các dịch vụ mà một tổ chức về du lịch đưa ra thị trường nhằm mục đích phục vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Do tính phức tạp về văn hóa - xã hội, thị hiếu của con người mà sản phẩm du lịch là những sản phẩm độc đáo, phong phú

và luôn không ngừng đổi mới theo nhu cầu của khách du lịch và sự phát triển của kinh tế kinh tế, đời sống… Để tạo nên một sản phẩm du lịch cần có sự khai thác kì

Trang 28

công các nguồn lực về tự nhiên, xã hội; sử dụng các nguồn lực như lao động con người, cơ sở vật chất – kĩ thuật, trang thiết bị… của một vùng hoặc một quốc gia nhất định Nói tóm lại, sản phẩm du lịch bao gồm: Tài nguyên du lịch và các dịch

vụ, hàng hóa du lịch Sản phẩm du lịch nằm trong tổng thể ngành du lịch và cũng là nhân tố quyết định đến phần lớn doanh thu của ngành du lịch

1.1.1.3 Khách du lịch

Việc xác định những đối tượng nào là khách du lịch có nhiều quan điểm khác nhau Ở đây cần phân biệt giữa khách du lịch, khách thăm quan và lữ khách dựa vào các tiêu thức sau: Mục đích, thời gian và không gian chuyến đi

Tại Khoản 2 Điều 3 Luật du lịch Việt Nam 2017 quy định: “Khách du lịch là

người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách

du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài” [14; tr.128]

1.1.2 Khái niệm loại hình du lịch

1.1.2.1 Loại hình du lịch

Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách là hết sức đa dạng, phong phú, chính vì vậy cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu

của du khách Các loại hình du lịch được định nghĩa: “Là các phương thức du lịch,

các cách khai thác thị hiếu, sở thích và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt nhất mong muốn của khách hàng” [12; tr.128] Loại hình du lịch biểu hiện những nét

đặc trưng của một nhóm khách du lịch Tất cả khách du lịch đều không giống nhau

do vậy cũng tồn tại nhiều loại hình du lịch khác nhau Vì nhu cầu của du khách ngày càng tăng và thay đổi theo thời gian, do đó việc phân loại giúp thỏa mãn chính xác những gì mà khách hàng mong đợi

1.1.2.2 Phân loại các loại hình du lịch [12;tr.128]

Phân loại theo lãnh thổ

Hiện nay, nhu cầu giải trí cũng như du lịch tăng mạnh do điều kiện kinh tế phát triển Du lịch phân loại theo lãnh thổ hiện nay tập trung vào hai loại hình chính:

Trang 29

- Du lịch nội địa: Loại hình này chủ yếu tập trung vào du khách nội địa lựa chọn tham quan, du lịch tại tại VIệt Nam và du khách nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến chiêm ngưỡng các danh lam, thắng cảnh

- Du lịch quốc tế: Đây là loại hình du lịch mà du khách lựa chọn điểm đến là những nơi nằm ngoài đất nước mình sinh sống để khám phá

Căn cứ vào mục đích chuyến đi

- Du lịch thiên nhiên – Du lịch xanh: Là một trong các loại hình du lịch ở Việt Nam hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã Những người đi

du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp và đời sống hoang sơ của các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, những nơi có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng tĩnh lặng

- Du lịch văn hóa: Loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là các truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa nghệ thuật… của điểm đến Những du khách này sẽ thăm quan, tìm hiểu tại các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian cùng người dân địa phương

- Du lịch xã hội: Loại hình này hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất Họ muốn được đồng hành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch nhằm mục đích như thiện nguyện, dự án phát triển cộng đồng, Một số người khác lại tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ ở điểm đến

- Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người Thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ Họ thường đến những bờ biển đẹp, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới

- Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe Du khách sẽ tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, bóng chuyền bãi biển, đánh golf, chạy marathon, lướt sóng, trượt tuyết, đánh golf, là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch thể thao

Trang 30

- Du lịch chuyên đề: Loại hình du lịch này liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ Có thể kể đến các ví dụ như một nhóm sinh viên đi tour thực tập chuyên môn, một nhóm du khách tìm hiểu văn hóa của dân tộc Lô Lô tại Hà Giang hoặc mục đích khám phá ẩm thực Tây Bắc,

- Du lịch tôn giáo: Là một trong các loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày nay

- Du lịch nghỉ dưỡng: Là loại hình du lịch kết hợp nhiều hoạt động giải trí,

chăm sóc sức khỏe rất phổ biến trong cộng du khách Khách tham gia có thời gian thư giãn, giải trí, chăm sóc sức khỏe sau thời gian làm việc mệt mỏi Du lịch nghỉ

dưỡng được xây dựng ở những nơi rộng lớn, đầy đủ tiện nghi, chăm sóc sắc đẹp,

vui chơi giải trí, massage, tắm nước khoáng, tắm thảo dược, yoga, thiền,

- Du lịch dân tộc học: Là một trong các loại hình du lịch trên thể giới thể hiện đặc trưng hóa cho những người quay trở về quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa

- Du lịch ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam mang nhiều bản sắc văn hoá và chịu ảnh hưởng rất lớn từ những yếu tố lịch sử, khí hậu, điều kiện tự nhiên, Hiện nay, du lịch

ẩm thực không chỉ thu hút được du khách nội địa mà còn thu hút lượng lớn du khách quốc tế muốn trải nghiệm nền ẩm thực rất riêng của đất nước nhiệt đới

- Du lịch MICE: Đây là loại du lịch kết hợp xúc tiến, hội nghị, hội thảo của các tập đoàn, công ty lớn với số lượng khách đông đúc, đặc biệt với mức chi tiêu

cao hơn các tour khách thông thường MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) Loại hình du lịch này hiện nay đang đem lại nguồn thu rất lớn cho ngành du

lịch trong nước

Căn cứ vào sự tương tác của du khách với điểm đến du lịch

- Du lịch thám hiểm: Bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ Họ sử dụng đồ dùng cá

Trang 31

nhân, thức ăn chuẩn bị trước và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch Chính vì vậy, loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường của điểm đến

- Du lịch thượng lưu: Là chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi dành cho khách du lịch thì họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm du lịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả Chuyến du lịch của họ có thể dẫn tới những hoạt động đầu tư sau này có lợi cho điểm đến

- Du lịch khác thường: Khách du lịch thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm (không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn Họ thích nghi tốt và chấp nhận các điều kiện về sản phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp

- Du lịch thuê bao: Là một trong các loại hình du lịch phát triển rộng rãi, thị trường phát triển đến các tầng lớp có nhu cầu trung bình và thấp nên có dung lượng lớn Với số lượng lớn, dòng khách ồ ạt, chi tiêu của du khách tạo ra nguồn thu nhập lớn đối với cơ sở kinh doanh và khu vực điểm đến

Căn cứ theo đặc điểm địa hình

- Du lịch biển: Là loại hình du lịch rất quan trọng với Việt Nam, gắn liền với các bãi biển, có những hoạt động gắn liền với biển như: thể thao, lướt ván, tắm biển,… du lịch biển rất được ưa chuộng vào các thời điểm nắng nóng

- Du lịch núi: Là một trong các loại hình du lịch mà du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động gắn liền với đồi núi như: Cắm trại, nhảy dù, leo núi, săn mây, nhảy dù,… hình thức du lịch này giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên, đem lại những trải nghiệm khó quên

- Du lịch đô thị: Loại hình hướng du khách đến các địa điểm trong thành phố

là chủ yếu Khách du lịch biết nhiều hơn về lịch sử văn hóa và sự hiện đại và phát triển của đô thị, thông qua các hoạt động được tổ chức một cách hệ thống (Thời gian trung bình loại hình du lịch này khá ngắn chỉ từ 1-3 ngày) Loại hình này tthường gắn liền với các hoạt động thương mại

Trang 32

- Du lịch thôn quê: Là loại hình du lịch hướng đến khách du lịch thành phố, chưa có trải nghiệm nhiều về cuộc sống nông thôn Qua đó, giúp du khách có nhiều trải nghiệm hơn về văn hóa, lịch sử, ẩm thực, cuộc sống, Ở đây, họ được trực tiếp tham gia vào những công việc rất giản dị như lội ruộng, tát cá, trồng rau, chẻ nan, đan cót, tạo dáng cho sản phẩm gốm…; được trải nghiệm để trở thành nông dân, thợ thủ công thực thụ

Các căn cứ phân loại loại hình du lịch khác

- Căn cứ vào phương tiện giao thông: Bao gồm du lịch xe đạp và các phương tiện thô sơ (xích lô, xe ngựa, lạc đà), du lịch xe máy, du lịch ô tô (ô tô du lịch và xe buýt đường dài), du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy…

- Căn cứ vào phương tiện lưu trú: Bao gồm du lịch ở khách sạn, motel, nhà trọ, bãi cắm trại, làng du lịch…

- Căn cứ vào thời gian du lịch: bao gồm du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày

- Căn cứ vào lứa tuổi: Bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch cao niên

- Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch gia đình, phượt và du lịch cá nhân (du lịch ba lô)

- Căn cứ vào phương thức hợp đồng: Bao gồm du lịch trọn gói và du lịch từng phần

1.2 Du lịch thể thao

1.2.1 Khái niệm du lịch thể thao

Hiện nay du lịch thể thao đang là một xu hướng phát triển của ngành du lịch trên toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng Đối với các những người vừa đam mê thể thao lại vừa yêu thích khám phá những vùng đất mới thì loại hình du lịch này là lựa chọn hoàn hảo đảm bảo được hai yếu tố trên Những năm gần đây, các hoạt động thể thao tập thể ở Việt Nam như chạy marathon, đua xe đạp, chèo thuyền Kayak, bóng chuyền bãi biển, đã được mở rộng vàtổ chức tại các thành phố du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch như Hạ Long, Nha Trang,

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã định nghĩa: “Du lịch Thể thao

(Sports Toursim) là loại hình liên quan một cách chủ động hoặc thụ động đến trải nghiệm du lịch khi du khách tham gia hoặc quan sát một sự kiện thể thao mang tính

Trang 33

cạnh tranh (thương mại hoặc phi thương mại)” [13; tr.128] Theo đó, khi đến vùng

đất mới, du khách không chỉ muốn trải nghiệm ẩm thực, văn hóa, mà còn thích khám phá hoạt động thể thao như leo núi, chạy bộ, đạp xe, lướt sóng hay các môn thể thao kết hợp

Tại Việt Nam, du lịch thể thao (Sports tourism) được định nghĩa một cách

ngắn gọn là: “Loại hình du lịch mà trong đó khách du lịch đến để tham gia hoặc

xem các hoạt động liên quan đến thể thao” [12; tr.128]

Một số ví dụ điển hình về du lịch thể thao chính là du khách khắp nơi thế giới đổ về nơi đăng cai tổ chức để theo dõi World Cup, Olympic, Seagame, Copa America, giải đua công thức một hay các giải chạy marathon hay đơn giản là tham gia một chuyến trekking, chèo thuyền kayak, bóng chuyền bãi biển, Bên cạnh đó, hoạt động này còn bao gồm cả các chuyến thăm hoài niệm đến những địa điểm mà trong lịch sử đã có tầm quan trọng nhất định trong thể thao Ví dụ như ghé Barcelona (Tây Ban Nha) để thăm sân Camp Nou hay tới Paris, Pháp để tham quan sân Stade de France,

Du lịch thể thao là một trong những loại hình phát triển nhanh và mạnh nhất trong lĩnh vực du lịch và được coi là ngành kinh doanh lớn Ngày càng có nhiều du khách hướng đến các hoạt động thể thao trong chuyến đi của họ, dù thể thao là mục đích chính của chuyến đi hay được được lồng ghép vào lịch trình Nó cũng được coi

là động lực thúc đẩy và phát triển bền vững các điểm đến du lịch Tầm quan trọng của du lịch thể thao từng được nhấn mạnh qua các tuyên bố truyền thông chung của UNWTO và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Tuyên bố nhấn mạnh rằng cả hai lĩnh vực du lịch - thể thao là động lực mạnh mẽ để phát triển, kích thích đầu tư vào các công trình hạ tầng như sân bay, đường xá, sân vân động, khu liên hợp thể thao đến nhà hàng, khách sạn, quán ăn

1.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch thể thao

Du lịch thể thao là một loại hình mà cả Việt Nam và toàn thế giới đều đang chú trọng phát triển Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch thể thao là một trong những mảng phát triển nhanh nhất của ngành du lịch, ước tính có giá trị khoảng 800 tỷ USD trên toàn cầu Để có được một sức hút lớn như vậy, du lịch thể thao có những đặc điểm cơ bản sau:

Trang 34

- Là loại hình du lịch mà khách du lịch được trải nghiệm các hoạt động thể thao trên biển, dưới nước tùy thuộc vào địa điểm tham quan

- Không có biên giới, không bị hạn chế bởi bất kỳ yếu tố xã hội nào như văn hóa, địa vị xã hội, giới tính,

- Thị trường du lịch thể thao có thể dành cho mọi đối tượng, thu hút mọi tầng lớp dân cư, lứa tuổi, tộc người

- Mang tính thử thách, đem lại sự phấn khích cho người trải nghiệm

- Có mối quan hệ tương hỗ giữa lĩnh vực du lịch và thể thao

- Sức hút lớn, mang lại nguồn doanh thu tương đối ổn định cho địa phương

và ngành du lịch

1.2.3 Phân loại du lịch thể thao

Loại hình du lịch thể thao cơ bản được chia thành 2 loại:

Du lịch thể thao chủ động: Là du lịch du lịch có sự tham gia của thể thao

Bao gồm các chuyến du lịch và lưu trú để du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao Ví dụ trong chuyến du lịch của mình, du khách có thể tham gia vào các hoạt động thể thao như leo núi, bóng đá, bóng chuyền,

Du lịch thể thao bị động: Là chuyến đi của du khách để xem, thưởng thức, cổ vũ các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội, sự kiện thể thao, Ví dụ các chuyến du lịch đến Qatar để xem World Cup 2022, du khách tới Hà Nội để xem SEA Game 31,

1.2.4 Lợi ích của du lịch thể thao

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ở một số nước, du lịch thể thao đã đóng góp đến gần 30% tổng nguồn thu cho ngành Du lịch Cũng theo tổ chức này, du lịch thể thao là một trong những mảng phát triển nhanh nhất

trong ngành du lịch, ước tính có trị giá khoảng 800 tỷ USD trên toàn cầu [5; tr.127]

Thông qua các sự kiện thể thao lớn, nhiều quốc gia trên thế giới đã tập trung đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch, đầu tư cơ sở vật chất, xúc tiến quảng bá, thay đổi hình ảnh về du lịch của đất nước, con người của nước chủ nhà, từ đó tạo nên lực đẩy lớn cho phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế đất nước cả ngắn, trung và dài hạn

Các sự kiện thể thao kết hợp du lịch định hướng khuyến khích sử dụng người địa phương, các sản phẩm địa phương nhằm giảm thiểu rò rỉ kinh tế và tối đa hóa lợi ích cho địa phương Nhân viên làm du lịch thể thao thường được yêu cầu phải có

Trang 35

các kỹ năng cơ bản và nâng cao, đặc biệt là các hướng dẫn viên phải có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt Từ đó mở ra cơ hội đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người dân địa phương nâng cao kỹ năng phục vụ, giao tiếp, ngoại ngữ cũng như cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp của địa phương

Ngoài ý nghĩa về kinh tế, du lịch thể thao (Sport Tourism) mang lại cho cộng đồng địa phương những giao thoa về truyền thống văn hóa giữa cộng đồng chủ nhà

và du khách Các sự kiện du lịch thể thao nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự quan tâm đến thể thao, lối sống lành mạnh trong cộng đồng, tăng sự gắn kết con người, thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa

Bên cạnh đó lợi ích bền vững và ý nghĩa của du lịch thể thao thông qua việc nâng cao ý thức của cộng đồng và du khách về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tăng cường chất lượng môi trường Trái đất nóng lên do biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch thể thao trên tuyết; Ô nhiễm môi trường - một tác nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hoạt động thể thao biển và việc mất đi hệ động và thực vật ảnh trực tiếp đến các hoạt động

đi chạy đường dài hay đi bộ xuyên rừng

Nhờ mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên mà du lịch thể thao có thể đóng một vai trò quan trọng để nâng cao nhận thức về giá trị của thiên nhiên và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích các biện pháp bảo

vệ môi trường giữa du khách, người dân địa phương và ngành du lịch

Bên cạnh đó, du lịch thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn nâng cao ý thức của cộng đồng và du khách về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tăng cường chất lượng môi trường

1.3 Sự phát triển của loại hình du lịch thể thao trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Du lịch thể thao trên thế giới

Năm 2001, tại Barcelona (Tây Ban Nha), Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế đã cùng ký “Thông cáo báo chí” ghi nhận du lịch và thể thao là “hai động lực góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau” Động thái này đã gây tiếng vang toàn trên toàn thế giới và ngành du lịch Đó được coi là sự khởi đầu đột phá cũng như bước đệm mạnh mẽ để đến hôm nay, du

Trang 36

lịch thể thao được ghi nhận là một lĩnh vực đầy tiềm năng của du lịch toàn cầu [17; tr.128]

Năm 2020, ngành du lịch toàn cầu đã phải chịu cú sốc lớn khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ khiến chính phủ các nước phải triển khai các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại kéo dài nhằm kiềm soát dịch bệnh Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2020 là năm tồi tệ nhất từng được ghi nhận với ngành du lịch toàn cầu khi lượng khách quốc tế giảm tới 73% Cũng theo UNWTO, mặc dù tổng thu nhập trực tiếp của ngành du lịch toàn cầu năm 2021

đã tăng 19% so với năm 2020, lên mức 1.900 tỷ USD nhờ việc du khách có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và lưu trú lâu hơn, nhưng con số khiêm tốn này cũng chỉ bằng khoảng 50% so với năm 2019 (khoảng 3.500 tỷ USD) Lượng khách đi du lịch toàn cầu năm 2021 tăng 4% so với năm 2020 (415 triệu so với 400 triệu) Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế ở qua đêm vẫn thấp hơn 72% so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch Đến năm 2021, tốc độ phục hồi của ngành du lịch toàn cầu còn thấp và không đồng đều ở các khu vực trên thế giới do sự khác nhau về mức độ hạn chế đi lại, tỷ lệ tiêm chủng và tâm lý tự tin của du khách Có thể thấy, đại dịch Covid 19 đã làm chững lại đà phát triển của du lịch thế giới một thời gian dài và để lại hậu quả hết sức nặng nề Theo dữ liệu mới của UNWTO, hơn 900 triệu khách du lịch đã đi du lịch quốc tế vào năm 2022, gấp đôi con số được ghi nhận vào năm

2021 mặc dù vẫn bằng 63% so với mức trước đại dịch năm 2019 Mọi khu vực trên toàn cầu đều ghi nhận sự gia tăng đáng chú ý về số lượng khách du lịch quốc tế UNWTO dự báo sự phục hồi sẽ tiếp tục trong suốt năm 2023

Vai trò của du lịch có thể khái quát qua những con số như 9% GDP toàn cầu đến từ du lịch, cứ 11 công việc làm trên thế giới thì có 1 việc liên quan đến du lịch

và nó mang lại giá trị xuất khẩu trên 1.500 tỉ USD Năm 2021, Du lịch và Lữ hành

đã đóng góp 5,8 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu, tăng 21,7% (tương đương 1 nghìn tỷ USD) so với năm 2020; tỷ trọng của Ngành trong nền kinh tế toàn cầu tăng

từ 5,3% năm 2020 lên 6,1% năm 2021; tạo ra 18,2 triệu việc làm mới, tăng 6,7% so với năm 2020 [5; tr.127]

Còn với du lịch thể thao, với tư cách là một ngành công nghiệp đa dạng, du lịch gắn với thể thao được coi là một cơ hội quan trọng đối với các điểm đến đang

Trang 37

nổi và đã phát triển Hãng truyền thông đa phương tiện EUROSPORT gần đây đã đánh giá du lịch thể thao đóng góp khoảng 800 tỉ USD, chiếm 10% thu nhập du lịch thế giới và đang trên đà tăng khoảng 14% mỗi năm Bên cạnh đó, họ nhận định “du lịch thể thao là trái tim của tăng trưởng du lịch toàn cầu” Nghiên cứu của Tourism British Columbia (Canada) đã chứng minh cho nhận định trên Du lịch thể thao là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch toàn cầu, đem về hơn 3,4

tỉ USD riêng tại British Columbia năm 2011 Nghiên cứu cũng cho thấy ở một vài điểm du lịch, du lịch thể thao chiếm tới 25% tổng thu từ du lịch Đặc biệt như trường hợp của Úc và một số khu vực tại New Zealand, con số này là 55% [13; tr.128]

Không có gì đáng kinh ngạc đối với tăng trưởng của du lịch thể thao trong những năm qua, du lịch thể thao được ví như người khổng lồ đang ngủ của ngành

du lịch Đặc biệt, sự thành công của các kỳ tổ chức các hoạt động thể thao lớn tại các quốc gia trên thế giới đã làm cho ngành du lịch của các quốc gia này phát triển nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của truyền thông toàn cầu, du lịch thể thao trở thành lĩnh vực mang lại doanh thu đầy tiềm năng thông qua các sự kiện thể thao lớn

và các môn thể thao được toàn cầu như golf, bóng đá và điền kinh Đặc biệt, các hoạt động du lịch thể thao không có biên giới, không bị hạn chế bởi bất kỳ yếu tố nào như văn hóa, giới tính, địa vị xã hội Thị trường dành cho du lịch thể thao cũng vậy, có thể dành cho mọi đối tượng trong xã hội Các hoạt động và sự kiện của du lịch thể thao ngày càng có xu hướng đại chúng, có thể thu hút được mọi tầng lớp dân cư, ở mọi lứa tuổi, giới tính, thế hệ, văn hóa, tộc người, nguồn gốc Bên cạnh

đó, du lịch thể thao mang lại giá trị lớn hơn việc đăng cai những sự kiện lớn đó là sự phát triển bền vững Du lịch thể thao lan tỏa rộng hơn, gia tăng nhận diện thương hiệu quốc gia, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, có được sự côn nhận của các vận động viên tham gia sự kiện, công dân thành phố năng động hơn

1.3.2 Du lịch thể thao tại Việt Nam

Nhận định về tình hình Việt Nam, TS Lâm Quang Thành, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, du lịch thể thao đang phát triển mạnh tại một số khu vực tại Việt Nam, nhu cầu hoạt động du lịch thể thao của khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng lớn Tuy nhiên, lĩnh vực du lịch

Trang 38

thể thao ở Việt Nam còn khá mới, rất ít công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực

du lịch thể thao theo quan điểm và xu hướng phát triển của thế giới được công bố

Ý tưởng về du lịch thể thao chưa được nghiên cứu và tổng kết một cách đầy đủ, các hoạt động tham gia du lịch thể thao của người dân chưa được xác định và phân loại Các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý vĩ mô chưa đưa ra các tiêu chuẩn nhằm xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực này phù hợp với quy luật và xu hướng thế giới

Việt Nam với địa hình là ¾ đồi núi, hệ thống sông ngòi dày đặc, các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng là điều kiện để phát triển nhiều hoạt động trong đó

có sự kiện, hoạt động thể thao khác nhau Những hoạt động này không những đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân địa phương mà còn là cơ sở

để thu hút khách cũng như phát triển việc kinh doanh du lịch Ngược lại, du lịch giúp những nơi có hoạt động thể thao được quy hoạch hợp lý, giúp người dân bản địa có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường

Sau du lịch biển, du lịch văn hóa thì sản phẩm du lịch thể thao đang ngày càng có chỗ đứng của mình thể hiện qua số lượng du khách tham gia các loại hình này Du lịch thể thao không đơn thuần là tổ chức cho du khách đi leo núi, vượt thác, chèo thuyền trên sông mà còn thể hiện qua việc khách tham gia các sự kiện thể thao Ví dụ như Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 (ABG5) được tổ chức tại

TP Đà Nẵng với sự tham gia của hàng ngàn vận động viên, kéo theo hàng ngàn cổ động viên Với ưu thế của thể thao là hoạt động thu hút số lượng người lớn, ngành

du lịch Việt Nam cần tập trung khảo sát, quy hoạch những địa điểm, khu vực thích hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch thể thao, có kế hoạch xúc tiến quảng

bá riêng trên thị trường du lịch thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành [10; tr.127]

Trong năm 2022 vừa qua, SEA Games 31 đã được tổ chức tại Việt Nam và đạt được thành công ngoài sức mong đợi Đây chính là một cơ hội tốt để du lịch Việt Nam quảng bá, giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn đến đông đảo các đại biểu, vận động viên, phóng viên, người hâm mộ trong khu vực Đông Nam Á và thông qua đó đến gần hơn với bạn bè quốc tế, khách du lịch trên toàn thế giới SEA Games quay lại Việt Nam sau gần 20 năm, đây là quãng thời gian mà du lịch Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về lượng và về chất Số lượng khách quốc tế tăng 7,5 lần, khách du lịch nội địa tăng 6,5 lần Nhiều sản

Trang 39

phẩm, dịch vụ du lịch Việt Nam đã phát triển đạt tiêu chuẩn hàng đầu thế giới Du lịch Việt Nam hiện nay hoàn toàn có đủ khả năng phục vụ các sự kiện văn hóa thể thao tầm cỡ khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch bốn phương

Các hình thức của du lịch thể thao phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như chạy marathon, ba môn phối hợp, đạp xe đạp, trekking, chèo thuyền kayak, leo núi… trên những cung đường, cung biển hùng vĩ, cảnh vật tráng lệ, hoang sơ Các vận động viên, du khách vừa được tham gia các môn thể thao rèn luyện sức khỏe, vừa được chiêm ngưỡng các cảnh quan, thiên nhiên hùng vĩ của nước ta Hiện nay, hình thức du lịch thể thao được biết đến nhiều nhất là marathon, với nhiều cuộc thi lớn được tổ chức chuyên nghiệp theo hàng năm, thoả mãn đam mê của những tín đồ du lịch và đem lại nguồn lợi nhuận cho ngành du lịch địa phương Có thể kể đến như giải chạy WOW Marathon Hội An 2020, giải chạy OneWay Marathon Cát Bà 2022,

1.4 Một số loại hình du lịch thể thao phổ biến tại Việt Nam

1.4.1 Trekking

Thuật ngữ trekking có nguồn gốc từ ngôn ngữ Afrikaans về sau trở thành một từ trong ngôn ngữ tiếng Anh vào giữa thế kỷ XIX, có nghĩa là một hành trình đi bằng chân kéo dài và gian khổ.Trekking có nghĩa là đi bộ dài ngày, là một hình thức du lịch mạo hiểm dã ngoại ngoài trời ở những nơi hoang dã Người trekking chỉ có phương tiện di chuyển duy nhất chính là đôi chân của mình Phải đi bộ, thường thì phải tự mang vác đồ và đi vào rừng, núi, bản làng xa trung tâm không có phương tiện giao thông; mất nhiều thời gian, vất vả, thậm chí là nguy hiểm Những chặng đường đi trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều thú vị bất ngờ Trekking giúp rèn luyện thân thể, có ích cho sức khỏe, thách thức cảm giác được chinh phục và hòa mình vào thiên nhiên hoang dã

Hình thức du lịch trekking mới du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng có sức hấp dẫn mạnh mẽ với các trekker cũng như phượt thủ Trekking dần phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây và thu hút số đông người tham gia Với địa hình đồi núi phong phú, Việt Nam có nhiều cung đường trekking đầy thử thách để các trekker chinh phục và khám phá Thời gian của mỗi chuyến trekking cũng khác nhau, tuỳ theo thể chất mà bạn có thể là chuyến đi 2 ngày 1 đêm, 3 ngày 2 đêm hay

Trang 40

nhiều hơn Trong đó, cái tên đứng đầu danh sách những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam không gì khác chính là cung Tà Năng- Phan Dũng Đây là cung đường đi bộ dài hơn 50km bắt đầu từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và kết thúc tại xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với nhiều ngọn đồi, thảo nguyên xanh mướt màu cỏ Bên cạnh đó, cũng có những cung đường trekking ít vất vả hơn nhưng không hề kém cạnh về cảnh sắc mà bạn có thể tham khảo vào mùa hè này là trekking ở núi Bà Đen, vườn quốc gia Bidoup, Bạch Mộc Lương Tử, Lảo Thần – Y Tý,…

1.4.2 Chạy marathon

Marathon là một cuộc đua chạy bộ đường trường với chiều dài chính thức là 42,195 km Sự kiện này được đặt theo một câu chuyện ngụ ngôn về một chiến binh Hy Lạp tên là Pheidippides, một người đưa thư đã chạy từ nơi diễn ra trận chiến Marathon tới thành Athena Marathon là sự kiện đầu tiên của Olympic hiện đại năm 1896, nhưng đến tận năm 1921 thì chiều dài của cuộc đua mới được tiêu chuẩn hóa Hiện nay có hơn 800 vận động viên marathon tranh tài hàng năm trên khắp thế giới, phần lớn người tham dự là những vận động viên nghiệp dư hoặc những người bình thường tham gia với mục đích giải trí Những cuộc đua marathon lớn hơn có thể có hàng nghìn người tham dự

Tại Việt Nam, marathon là hình thức du lịch thể thao được biết đến nhiều nhất, với nhiều cuộc thi lớn được tổ chức chuyên nghiệp theo hàng năm, thoả mãn đam mê của những tín đồ yêu du lịch và đem lại nguồn lợi nhuận cho ngành du lịch địa phương Trong vòng vài năm trở lại đây, số lượng giải chạy marathon tổ chức tại Việt Nam tăng nhanh, quy mô ngày càng mở rộng, đầu tư tổ chức chuyên nghiệp tại nhiều địa phương trong cả nước, từ vùng núi tới miền biển, từ thành thị tới bản làng thu hút đông đảo các vận động viên, thành viên trong nước và quốc tế, chuyên nghiệp và không chuyên tham dự Trong đó có thể kể đến Vietnam Mountain Marathon – Cuộc thi chạy marathon đường núi lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng nghìn người trong và ngoài nước tìm đến trải nghiệm Người tham gia sẽ chạy qua các thửa ruộng bậc thang chín vàng, xuyên qua các bản làng của các dân tộc Tày, Dao Đỏ, Giáy và Hmong sinh sống VnExpress International Marathon được tổ chức trên những cung đường chạy đẹp nhất Việt Nam, đi qua những địa danh nổi

Ngày đăng: 05/12/2024, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w