Lựa chọn vấn đề nghiên cứu, nhóm nghiên cứu dựa trên quan điểm chỉ đạo, các văn bản của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục du lịch quốc gia Việt Nam và của
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng ”
Mã số: ĐT.XH.2022.921
Chủ nhiệm đề tài: TS VÕ THỊ THU HÀ
Hải Phòng, năm 2024
Trang 2Lry BAN NSAN DAN THANTT pr{o uAl pr-roxc
TRUONG DAI HOC UAI PUONT;
pC tai: "Nghi0n cr?u dd xudt mQt sO giiii phrlp phrlt tri6n
Co'quan chti tri
'tS Nguy6n 'l-hi l'hanh Nhhn
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 9
4 Phạm vi nghiên cứu 9
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6 Phương pháp nghiên cứu 10
7 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 12
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄNVỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ 14
1.1 Những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 14
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 14
1.1.2 Các nguyên tắc, yêu cầu chung và phương thức xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 17
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù 18
1.1.4 Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong phát triển du lịch 18
1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 20
1.1.6 Hệ thống các văn bản của Trung ương và Thành phố Hải Phòng về phát triển du lịch và phát triển du lịch đặc thù 26
1.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong và ngoài nước về sản phẩm du lịch đặc thù, bài học gợi mở cho du lịch Cát Bà 29
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Jeju (Hàn Quốc) 29
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của một số địa phương ở Việt Nam 37
1.2.3 Một số bài học gợi mở cho du lịch Cát Bà 51
Tiểu kết chương 1 54
Chương 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM DU LỊCHVÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCSẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TẠI CÁT BÀ, HẢI PHÒNG 55
2.1 Giới thiệu khái quát về Cát Bà và các sản phẩm du lịch đang khai thác tại Cát Bà, Hải Phòng 55
2.1.1 Khái quát về Cát Bà 55
2.1.2 Khái quát về sản phẩm du lịch Cát Bà 59
2.2 Đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch đang khai thác tại Cát Bà 61
2.2.1 Thực trạng khai thác các sản phẩm du lịch 62
2.2.2 Thực trạng thị trường khách du lịch 77
Trang 42.2.3 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch 82
2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng các sản phẩm du lịch tại Cát Bà 85
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các sản phẩm du lịch đặc thù của Cát Bà 92
2.3.1 Thực trạng tài nguyên du lịch phục vụ đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới 92
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước (của Thành phố, của Cát Bà) đối với các sản phẩm du lịch đặc thù 101
2.3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành du lịch phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù 107
2.3.4 Thực trạng chất lượng các dịch vụ vận chuyển phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù 114
2.3.5 Thực trạng chất lượng các dịch vụ lưu trú và ăn uống phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù 119
2.3.6 Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù 124
2.3.7 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch 129
2.4 Đánh giá chung về sự thu hút của các sản phẩm du lịch và đánh giá sản phẩm du lịch theo tiêu chí sản phẩm du lịch đặc thù 135
2.4.1 Đánh giá về sự thu hút của các sản phẩm du lịch 135
2.4.2 Đánh giá sản phẩm du lịch ở Cát Bà theo tiêu chí sản phẩm du lịch đặc thù 136
Tiểu kết chương 2 139
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TẠI CÁT BÀ, HẢI PHÒNG 150
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng 150
3.1.1 Các định hướng phát triển du lịch Cát Bà 150
3.1.2 Tài nguyên du lịch độc đáo của Cát Bà 152
3.1.3 Những hạn chế trong khai thác sản phẩm du lịch ở Cát Bà 153
3.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng 154 3.2.1 Giải pháp chung 154
3.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mới tại Cát Bà: du lịch Xanh Vịnh Lan Hạ và du lịch chữa lành Việt Hải 162
3.2.3 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà 164
3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà 187
3.3.1 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành du lịch phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà 187
Trang 53.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ vận chuyển phục vụ phát triển các sản
phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà 190
3.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ lưu trú và ăn uống phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà 193
3.3.4 Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà 198
3.3.5 Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch tại Cát Bà 201
3.4 Đề xuất lộ trình thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà204 3.4.1 Tầm nhìn và ý tưởng phát triển du lịch Cát Bà 204
3.4.2 Định hướng các không gian trọng điểm của du lịch Cát Bà 205
3.4.3 Định hướng thị trường khách du lịch Cát Bà 206
3.4.4 Kế hoạch và lộ trình thực hiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 207
Tiểu kết chương 3 210
KẾT LUẬN ………213
TÀI LIỆU THAM KHẢO 214 PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Trang 6UNESCO Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc
Trang 7DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ tại Cát Bà năm 2022 77
2 Bảng 2.2 Danh mục các bãi biển có tiềm năng phát triển du lịch ở đảo
3 Bảng 2.3 Đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
4 Bảng 2.4 Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ của nơi nghỉ 113
5 Bảng 2.5 Thống kê số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Cát Hải
6 Bảng 2.6 Một số ưu đãi đối với các loại thuế 125
7 Bảng 2.7 Đánh giá chung các sản phẩm du lịch tại Cát Bà theo tiêu chí
8 Bảng 3.1 Đánh giá về tính khả thi trong xây dựng và phát triển sản
phẩm du lịch chữa lành và du lịch xanh tại Cát Bà 144
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 2.1 Các sản phẩm du lịch đang khai thác ở Cát Bà 62
2 Biểu đồ 2.2 Đánh giá của khách du lịch về sự thu hút của các sản phẩm
du lịch
135
3 Biểu đồ 3.1 Đánh giá về tính khả thi khi xây dựng và phát triển sản phẩm
du lịch chữa lành và du lịch xanh tại Cát Bà
170
DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1: Quy trình tiến hành các phương pháp nghiên cứu của đề tài 11
2 Hình 3.1 Quy trình xây dựng mô hình du lịch chữa lành tại xã Việt Hải 169
Trang 8Lựa chọn vấn đề nghiên cứu, nhóm nghiên cứu dựa trên quan điểm chỉ đạo, các văn bản của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục du lịch quốc gia Việt Nam và của UBND thành phố Hải Phòng về việc phát triển sản phẩm du lịch du lịch đặc thù tại các địa phương trong đó có Cát Bà, Hải Phòng
Ngày 24/01/2019, BCH TW Đảng ban hành Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Nghị quyết 45-NQ/TW tạo cơ hội, điểm tựa quan trọng và là động lực để
Hài Phòng “cất cánh” mạnh mẽ Nghị quyết khẳng định phải xây dựng và phát triển
thành phố Hải Phòng trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, mối tương quan, liên kết với các tỉnh ven biển Bắc Bộ, khu vực đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Bắc và kết nối quốc tế; Chú ý giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát triển nhanh và bền vững; giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo, để Hải Phòng đi đầu trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, sớm trở thành thành phố công nghiệp gắn với cảng biển phát triển hiện đại, thông minh, bền vững với những ngành mũi nhọn như kinh tế biển, du lịch, logistics
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 chỉ rõ: Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế; đưa ra chỉ tiêu đến năm 2025, khách du lịch đến Hải Phòng đạt 20 triệu lượt
Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Cát Bà nói riêng và Hải Phòng nói chung, góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cho thành phố Các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng có giá trị đối với sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, thay đổi diện mạo của địa phương
và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển về an sinh xã hội, giải quyết công ăn việc
Trang 92
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
làm cho người dân địa phương, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa địa phương đến với du khách trong và ngoài nước
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu, tính đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận công trình nghiên cứu nào về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng Liên quan nhiều nhất đến vấn đề nghiên cứu của nhóm
nghiên cứu là đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng và phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù của Thành phố Hải Phòng” của tác giả Phạm Văn Long (2018)
Đề tài nghiên cứu đã xây dựng các luận cứ khoa học nhằm đề xuất các sản phẩm du lịch đặc thù và một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố Hải Phòng Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng, những đề xuất các sản phẩm du lịch đặc thù và các giải pháp cũng chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô liên quan đến cơ chế chính sách đối với phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nêu ra một số những giải pháp trọng tâm và chưa được ứng dụng nhiều vào thực tiễn Đề tài chưa chỉ rõ các sản phẩm du lịch đặc thù của riêng Cát Bà cũng như không đề cập đến việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của Cát Bà Đây là khoảng trống cần thiết để nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài Tuy nhiên, để tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, nhóm nghiên cứu dựa trên những luận cứ khoa học của tác giả Phạm Văn Long để nghiên cứu và xây dựng những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, mang nét đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà trong thời gian tới
Đề tài của nhóm nghiên cứu kế thừa các luận cứ khoa học của tác giả Phạm Văn Long và các nhà nghiên cứu khác: cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, các chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố Hải Phòng, một số nội dung liên quan đến du lịch Cát Bà như tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch, một số thực trạng sản phẩm du lịch đặc thù liên quan đến riêng Cát Bà, thực trạng khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có liên quan đến Cát Bà và một số giải pháp liên quan đến chính sách, cơ chế phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Phòng có thể áp dụng được cho Cát Bà, Hải Phòng
Cát Bà, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Cát Bà, tọa lạc tại vịnh Bắc Bộ, phía bắc Việt Nam, nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và đa dạng sinh học phong phú Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cát Bà là điểm đến hấp dẫn với những bãi biển tuyệt đẹp, hệ thống rừng ngập mặn độc đáo và các khu vực núi đá vôi hùng vĩ Tiềm năng du lịch của Cát Bà vô cùng lớn, không chỉ nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên mà còn do sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch như sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm và du lịch cộng đồng Cát Bà hiện đang thu hút ngày càng nhiều du khách nhờ vào các hoạt động như khám phá thiên nhiên, tham quan các làng chài truyền thống, và trải nghiệm các sản phẩm du lịch độc đáo
Trang 103
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Tuy nhiên, qua khảo sát, các sản phẩm du lịch ở Cát Bà hiện nay còn khá trùng lặp, tương đồng với các sản phẩm du lịch của các tỉnh thành khác, chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù Do đó, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng là nhiệm vụ mang tính thời sự và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm thúc đẩy du lịch Cát Bà phát triển mạnh, chuyên nghiệp và đáp ứng được các nhu cầu của các đối tượng du khách trong và ngoài nước Sản phẩm du lịch đặc thù không chỉ là biểu tượng thương hiệu riêng có của một điểm đến mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và gia tăng sự thu hút khách du lịch Các sản phẩm này giúp tạo sự khác biệt và định vị điểm đến trong tâm trí du khách, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của địa phương trên thị trường du lịch Việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù còn mở rộng thị trường, thu hút được nhiều đối tượng du khách hơn, đồng thời góp phần tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành du lịch địa phương Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, sản phẩm du lịch đặc thù trở thành yếu tố quan trọng giúp địa phương không chỉ giữ chân mà còn gia tăng số lượng du khách, góp phần tạo nguồn thu ổn định và bền vững cho nền kinh tế du lịch của địa phương Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng mong muốn sau khi đề tài đượcnghiệm thu và đưa vào ứng dụng thực tế, sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo quan trọng khi phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ở Cát Bà và là kinh nghiệm hữu ích khi xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù ở các địa danh du lịch khác của Hải Phòng như Đồ Sơn, Bạch Long Vỹ
Xuất phát từ những lý do như đã trình bày, nhóm nghiên cứu lựa chọn: “Nghiên
cứu giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng” làm đề tài
nghiên cứu, với mong muốn đề tài sẽ góp phần vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Quyết định 2714/QĐ - BVHTTDL ngày 03/08/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch [9], phê duyệt đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” nêu rõ Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng phù hợp với các dòng sản phẩm ưu tiên theo vùng“ưu tiên phát triển sản
Trang 114
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái” phù hợp với phát triển du lịch đặc thù của từng vùng miền
- Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019, của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [7]
- Nghị quyết số 108/NQ-CP, ngày 26/11/2019 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/01/2019, của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [13]
- Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 [36]
- Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 [35]
- Quyết định số 2347/QĐ-UBND ngày 10/7/2024 của UBND thành phố phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [56]
- Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 01/4/2021, của UBND Thành phố Hải Phòng về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng [48]
- UBND thành phố Hải Phòng (2014); Quyết định 2732/QĐ-UBND về “Quy
hoạch tổng thể phát triển bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” [53]
- UBND huyện Cát Hải (2020): Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số
2700/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định số
26/2020/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên các vịnh thuộc
quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng [41, 42]
Như vậy, với vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo, Hải Phòng đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, thể hiện qua các Nghị quyết của Trung ương về định hướng sự phát triển của Thành phố Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trung ương tiếp tục có Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/01/2019, về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Nghị quyết 45-NQ/TW khẳng định mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát
triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước Đối với lĩnh vực du lịch xác định “Xây dựng
Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế”
Trang 125
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Nghị quyết số 09-NQ/ĐH, ngày 15/10/2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 [47], xác định du lịch - thương mại cùng với công nghiệp công nghệ cao, cảng biển-logistic là 03 trụ cột chủ yếu trong định hướng cơ cấu lại nền kinh tế của thành phố; phát triển du lịch là một trong 3 đột phá chiến lược cần triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025
Cùng với những quan tâm của thành phố trong việc giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho du lịch, đặc biệt về hỗ trợ đầu tư các dự án thông qua việc thành lập Tổ công tác 2459 và đẩy mạnh hợp tác du lịch với các địa phương lân cận như Hà Nội, Quảng Ninh; bài học kinh nghiệm từ các địa phương đã phát triển du lịch (Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa) về các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái, quản lý sức chứa và thay đổi trong cơ cấu thị trường nguồn khách sau tác động của dịch bệnh; là nền tảng phát triển du lịch Hải Phòng trong thời gian tới
Các văn bản trên là những định hướng quan trọng cho sự phát triển du lịch Hải Phòng nói chung và du lịch Cát Bà nói riêng Đây cũng là cơ sở cho nhóm đề tài có những
cơ sở pháp lý để nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch
Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước như:
Trong nước:
Trần Thị Mai An, Tăng Chánh Tín (2014), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Trường
Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên
văn hóa”[1]
Phan Đông Nhựt (2015), Luận văn thạc sĩ Du lịch “Nghiên cứu sản phẩm du lịch
biển đảo Quảng Nam”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội [25]
Thúy Hà (2019), Báo cáo đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch
biển – đảo vùng du lịch Bắc Bộ”, Viện Nghiên cứu Du lịch (Tổng Cục Du lịch), Hà
Nội [16] Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới dừng ở việc nghiên cứu các sản phẩm du lịch nói chung của điểm đến và không nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù
Hoàng Thị Thu Thảo (2012), Luận văn thạc sĩ du lịch “Phát triển sản phẩm du
lịch tại thành phố Đà Nẵng” Đại học Đà Nẵng [28]
Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch đặc thù
Phạm Văn Long (2018), Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng và phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù thành phố Hải Phòng, đề tài NCKH cấp Thành phố [22]
Trần Văn Thông (2019), Sản phẩm du lịch đặc thù: cơ sở khoa học và thực tiễn,
Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 45 (55), tr.63, TP Hồ Chí Minh [34]
Trang 136
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Ngô Thanh Loan, Lê Hữu Nghĩa (2020), Tiềm năng và định hướng phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù phục vụ phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông, Tạp chí Phát triển
Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn số 4 (01), tr.305-314, TP.Hồ Chí Minh [21]
Trần Thu Hương, Đoàn Thị Thanh Vân (2020), Xây dựng sản phẩm du lịch đặc
thù cho phát triển du lịch Đồng Nai [18]
Ngoài nước
- Stephen Smith, S.L.J.(1994), The tourism product, Annals of Tourism Research
vol 21 no3, page 582–595, USA [64] Stephen Smith là Giáo sư Đại học Waterloo (Canada), một trong số ít nhà nghiên cứu trong vài thập kỷ gần đây nhấn mạnh tính
nhiều thành phần của sản phẩm du lịch, trong nghiên cứu này, ông đã phân tích chức năng và đưa ra mô hình cấu thành sản phẩm du lịch (cơ sở vật chất hạ tầng, dịch vụ,
sự hiếu khách, tự do lựa chọn và các dịch vụ bổ sung khác)
- Sharma,J.K.(2007) Tourism product and services: Development strategy and
management options(Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch: chiến lược phát triển và các cách thức quản lý), New Delhi: Kanishka Publishers, Distributors, India[57] Sách cung
cấp khái niệm về sản phẩm du lịch dựa trên các lý thuyết như các lý thuyết kinh tế từ khía
cạnh bên cung ứng dịch vụ Trong đó, sách dẫn lời của Bill Hardman – cựu chủ tịch của
Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á cho rằng “Sản phẩm du lịch là bất cứ cái gì có thể quảng
bá được Nó có thể là sản phẩm của toàn cộng đồng hoặc là sản phẩm của một cá nhân nào đó, như một công viên (một nơi sở hữu công cộng) hay một khách sạn (một tài sản mang tính cá nhân)” [63; tr.23]
- Jing Bing Xu (2009), Perceptions of tourism products, Elsevier Ltd, Hong
Kong, China [60] Jing Bing Xu là nhà nghiên cứu chuyên ngành “quản lý khách sạn” tại trường Quản lý khách sạn và du lịch thuộc Đại học Bách khoa Hồng Kông (Trung
Quốc) Trong nghiên cứu về “Nhận thức về sản phẩm du lịch”, Jing Bing Xu cho rằng
hiện nay việc xây dựng các mô hình sản phẩm du lịch rất phổ biến ở nhiều nơi, nhưng
ít thấy các nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm và cấu trúc sản phẩm
Trong phạm vi tổng quan của nhóm nghiên cứu, các công trình nghiên cứu ngoài
nước thì hiện nay chưa có công trình nào liên quan trực tiếp đến vấn đề phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, song vẫn có các nghiên cứu có nội dung gần và có liên
quan gián tiếp đến đề tài Các nghiên cứu này tập trung vào một số nội dung có liên quan gần như: sản phẩm du lịch, mô hình cấu thành sản phẩm du lịch, khái niệm sản phẩm du lịch, các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, mô hình lý thuyết về sản phẩm du lịch sáng tạo, đưa ra khung đề xuất để phát triển các sản phẩm du lịch mới
Một số nghiên cứu về Cát Bà, Hải Phòng
Trang 147
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Trong nước:
- Đỗ Công Thung, Đàm Đức Tiến, Đỗ Mạnh Hào (2017), Đa dạng sinh học khu
dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, các đe dọa và giải pháp bảo vệ, NXB
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội [39] Sách nghiên cứu phân vùng chức năng
và đặc điểm môi trường sống KDTSQ thế giới quần đảo Cát Bà, các đe dọa và giải pháp bảo vệ khu dự trữ sinh quyển
- Cao Thị Thanh Nga, Nguyễn Song Tùng (2018), Tổng quan tình hình nghiên
cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Cát Bà với những ghi nhận cập nhật qua điều tra thực địa, Tạp chí Môi trường Việt Nam số 9 (5), Hà Nội, [24; tr.285-
290] Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Cát Bà và 6 xã lân cận nhằm mục đích đánh giá sự tác động của con người tới môi trường tự nhiên ở Cát Bà
- Đặng Văn Bài (2014), Khu di sản quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) – giá trị nổi
bật toàn cầu, những thách thức và áp lực cần vượt qua, tạp chí Di sản số 2 [3] Bài
viết cung cấp thông tin về tính đa dạng về địa chất-địa mạo và sinh học của Cát Bà, chỉ
ra những đặc điểm nổi bật và khác biệt so với các khu vực khác; phân tích những thách thức trong việc bảo tồn thiên nhiên và địa chất của Cát Bà trước hoạt động khai thác, nuôi trồng hải sản và du lịch dịch vụ Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số chương trình hành động nhằm quản lý hoạt động du lịch tại đây gồm: dự án du lịch thân thiện với môi trường, các chương trình phát triển cộng đồng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và du lịch cộng đồng
- Nguyễn Hoài Nam (2016), đề tài cấp Thành phố, “Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp chủ yếu phát triển du lịch biển của thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế” [23] Đề tài đánh giá thực trạng phát triển du
lịch biển của thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững và đề xuất những giải pháp phát triển du lịch biển của Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Đào Văn Vinh (2018), Luận văn thạc sĩ Văn hóa “Văn hóa biển với sự phát
triển du lịch ở huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng” [58] Đề tài làm rõ một số khái niệm
có liên quan như: văn hóa biển, du lịch biển, quản lý văn hóa , phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp khai thác hoạt động du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung tại huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng
- Vũ Thị Hải Anh, Đặng Thu Hương (2021), Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm
du lịch tại Cát Bà, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương số tháng 2, Hà Nội [2] Ngoài nước
Qua tổng quan một số đề tài nghiên cứu ngoài nước có đối tượng nghiên cứu là Cát Bà, Hải Phòng nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu về tác động xã hội về bảo tồn
Trang 158
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
hướng tới con người và sinh thái tại đảo Cát Bà Cụ thể, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
- Jari Hieritanna (2013), Tourism development in Cat Ba island in Northern
Vietnam, report 159, Turku University of applied sciences [61] Nghiên cứu tiến hành
trực tiếp tại quần đảo Cát Bà (Cát Hải, Hải Phòng), với mục đích tìm hiểu sự phát triển của du lịch tác động như thế nào đến đời sống dân cư, hệ sinh thái của đảo Từ đó đề xuất một số hướng nghiên cứu và giải pháp để phát triển du lịch bền vững cho Cát Bà trong tương lai
- Dawkins Z (2007), The Social impact of people-oriented conservation on Cat
Ba Island, Viet Nam (Working Paper No.68), Australian National University, Research
School of Pacific and Asian Studies, Resource Management in Asia-Pacific Program (Canberra) [59; tr.01-50] Zoe J Dawkins là nhà nghiên cứu thuộc Đại học Queensland
(Australia), tiến hành nghiên cứu đề tài gồm 5 chương về “Tác động xã hội về bảo tồn
hướng tới con người tại đảo Cát Bà, Việt Nam” (nghiên cứu trường hợp làng Việt
Hải) Dawkins chỉ ra rằng việc người dân sinh sống cả trong và ngoài khu vực bảo tồn thiên nhiên nhưng lại thiếu sự tham gia của họ khiến hiệu quả của công tác bảo tồn bị giảm sút Đồng thời, Nghiên cứu cũng chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong công tác tham gia của người dân địa phương vào lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên ở Cát Bà; đưa ra một số giải pháp quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại đây
- Margarida Custódio Santos, Ana Ferreira, Carlos Costaand, José António C
Santos (2020), A Model for the Development of Innovative Tourism, Sustainability
2020, MDPI [62] Nghiên cứu này nhằm phát triển một mô hình lý thuyết về sản phẩm
du lịch sáng tạo, đưa ra khung đề xuất để phát triển các sản phẩm du lịch mới dựa trên
3 thành phần cơ bản: 1) Xác định nguồn lực cốt lõi của điểm đến mà sản phẩm du lịch cần dựa vào đó để xây dựng, 2) Xác định các trải nghiệm đa dạng được cung cấp bởi các sản phẩm này và 3) Lập thiết kế các quy trình phát triển sản phẩm du lịch
Các nghiên cứu ngoài nước chủ yếu phân tích vào sản phẩm du lịch, phát triển du lịch nói chung và đánh giá các tác động của hoạt động du lịch với môi trường sinh thái tại Cát Bà
* Những khoảng trống nghiên cứu
Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cho dù đã có những bước tiến trong nghiên cứu của khoa học du lịch, về sản phẩm du lịch, nhưng vẫn còn những khoảng trống liên quan đến sản phẩm du lịch đặc thù ở Cát Bà, Hải Phòng Các nghiên cứu hầu hết tập trung vào đánh giá tiềm năng, giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, không đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá các sản phẩm du
Trang 169
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
lịch ở Cát Bà Để phát triển du lịch Cát Bà cần có những đánh giá khách quan về tiềm năng du lịch, điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Cát Bà
Các nghiên cứu khi nói về sản phẩm du lịch Cát Bà, tập trung chủ yếu vào loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển mà chưa có cái nhìn tổng thể về các sản phẩm du lịch khác đang được khai thác như du lịch MICE, du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch sinh thái Việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù sẽ thúc đẩy du lịch Cát Bà phát triển đúng hướng, phát huy tối đa các tiềm năng du lịch riêng
có của Cát Bà, giúp cho kinh tế Cát Bà phát triển nhanh chóng và giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội
Như vậy, hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung phân tích sâu về các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng Vì vậy, nghiên cứu về
“Nghiên cứu giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng” sẽ
cố gắng lấp đầy những khoảng trống, tìm ra các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Cát Bà, Hải Phòng, sẽ là bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác khi phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ở vùng biển, đảo
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp phát triển các sản phẩm
du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung và phân tích các vấn đề sau:
- Lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng Thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở một số địa phương trong và ngoài nước có những điều kiện tương đồng với Cát Bà, đưa ra những gợi mở cho du lịch Cát Bà
- Thực trạng về sản phẩm du lịch và các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng qua đó xác định được các sản phẩm du lịch đặc thù ở Cát
Bà, Hải Phòng
- Tiềm năng, giải pháp và lộ trình phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù Cát Bà, Hải Phòng
Về không gian: toàn bộ quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Đề tài sẽ tập trung khai thác phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ở vùng đệm, vùng chuyển tiếp [51, 52], hệ thống đảo, vịnh và khu vực VQG Cát Bà (được phép khai thác du lịch)
Về thời gian: Các dữ liệu nghiên cứu thực trạng sản phẩm du lịch của đề tài tập
trung chủ yếu trong giai đoạn 2020-2023; các giải pháp đề xuất và kiến nghị cho đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Trang 1710
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích, ý nghĩa đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận: Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, làm rõ các khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển sản phẩm đặc thù, các nhân tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù, điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và tổng quan các sản phẩm du lịch đặc thù…
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu các kinh nghiệm phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù ở một số thành phố trong và ngoài nước, nhằm rút ra những bài học cần thiết trong nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
- Tập trung thu thập thông tin, đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch ở Cát
Bà, Hải Phòng; Đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà; Đánh giá các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng làm
cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
- Nghiên cứu, rà soát, đánh giá các chính sách liên quan đến phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù ở Cát Bà, Hải Phòng nói riêng và các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của ngành Du lịch và các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại các địa phương trong cả nước
- Phân tích, dự báo tiềm năng phát triển và đóng góp của các sản phẩm du lịch đặc thù đối với sự phát triển của du lịch Cát Bà
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát
Bà, Hải Phòng trong thời gian đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Nghiên cứu xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng trong giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (mẫu phi xác suất), phỏng vấn bằng bảng hỏi, phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra thực địa, phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát Quy trình nghiên cứu cụ thể như sau:
Trang 1811
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Hình 1: Quy trình tiến hành các phương pháp nghiên cứu của đề tài
Các phương pháp nghiên cứu khác nhau được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu phi xác suất (mẫu ngẫu nhiên đơn giản): đề tài áp dụng
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để tiếp cận các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu và
có liên quan đến đề tài nghiên cứu Số lượng mẫu được chọn gồm: 400 người
- Từ phương pháp chọn mẫu, đề tài áp dụng phỏng vấn bằng bảng hỏi với 400
người, với 4 loại bảng hỏi cho 4 nhóm đối tượng Các câu hỏi tập trung vào tìm hiểu
các loại sản phẩm du lịch hiện có trên đảo Cát Bà, thực trạng hoạt động kinh doanh và tính khả thi của các sản phẩm du lịch đó tại các khu vực có hoạt động kinh doanh du lịch nổi bật như thị trấn Cát Bà, vườn quốc gia Cát Bà, xã Xuân Đám, xã Trân Châu,
xã Phù Long, xã Hiền Hào, xã Gia Luận
Nội dung nghiên cứu tổng quan
Trong nghiên cứu tổng quan, nhóm tác giả áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi, phương pháp điều tra thực địa… để tìm hiểu về tiềm năng, thực trạng và các vấn đề khác có liên quan đến sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
Trang 1912
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Thông tin được sử dụng trong đề tài được thu thập qua:
+ Thông tin về du lịch, sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch vùng biển đảo trên các website chuyên ngành trong nước và quốc tế;
+ Thông tin và tài liệu về hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch tại Cát Bà, Hải Phòng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Du lịch Hải Phòng
+ Những quy định, nghị định, quy hoạch, đề án liên quan đến sản phẩm du lịch,
du lịch biển đảo tại Cát Bà, Hải Phòng
+ Kết quả nghiên cứu từ những công trình khoa học có liên quan mà đề tài đã tổng quan
Nội dung đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
Nhằm đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch ở Cát Bà, Hải Phòng; đánh giá tiềm năng phát triển và các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng, đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp chọn mẫu phi xác suất, phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi, phương pháp điều tra thực địa, phương pháp quan sát Từ kết quả thu được, đề tài phân tích những mặt mạnh
và những hạn chế, tồn tại của các sản phẩm du lịch tại Cát Bà, Hải Phòng Trên cơ sở
đó, tổng hợp, phân tích, viết báo cáo khoa học
- Phương thu thập thông tin: sử dụng các số liệu thống kê về kinh tế - văn hóa – xã
hội, các báo cáo về tình hình phát triển du lịch (trong đó có các sản phẩm du lịch) có liên quan đến Cát Bà, Hải Phòng Từ đó, tiến hành đánh giá các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
Nội dung đánh giá các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu và phương
pháp chuyên gia kết hợp phỏng vấn bằng bảng hỏi với 02 chuyên gia trong lĩnh vực
liên quan đến du lịch, để đưa ra đánh giá về các điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
7 Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dự kiến có những đóng góp về lý luận và thực tiễn cụ thể sau:
- Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm có liên quan tạo cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu bài học kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở một số địa phương trong nước và quốc tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm phát triển du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
- Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và các yếu tố ảnh hưởng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
Trang 2013
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
- Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng thông qua nghiên cứu các nhóm vấn đề liên quan đến việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng dựa trên những sản phẩm du lịch đang được khai thác chưa đạt được hiệu quả tương xứng với tiềm năng và đề xuất phát triển một số sản phẩm du lịch mới, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện đại
- Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng
- Dự báo tình hình và xác định lộ trình phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại
Cát Bà, Hải Phòng
Trang 2114
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
1.1 Những vấn đề lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
Trong đề tài này, các khái niệm công cụ được hiểu thống nhất theo Luật Du lịch
số 09/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017, cụ thể như sau:
1.1.1.1 Du lịch
Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam, năm 2017 : Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch
1.1.1.2 Sản phẩm du lịch
Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam, năm 2017 : Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
Sản phẩm du lịch là một thuật ngữ có rất nhiều quan niệm khác nhau tùy theo hướng tiếp cận Đây là khái niệm rộng, chỉ tổng thể các yếu tố hữu hình hoặc vô hình, kết hợp với nhau, tạo thành các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch
- Ở phạm vi điểm đến, sản phẩm du lịch gắn liền với một điểm đến cụ thể gắn với dạng tài nguyên du lịch cụ thể phục vụ cho nhu cầu của du khách
- Ở phạm vi dịch vụ, sản phẩm du lịch gắn liền với những dịch vụ cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách như: dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác…
- Ở phạm vi tour tuyến, sản phẩm du lịch được gắn với sản phẩm cụ thể mà công ty
lữ hành xây dựng ra, đó là những chương trình du lịch dưới dạng trọn gói hoặc từng phần cung cấp cho phù hợp với nhu cầu du khách
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả tiếp cận khái niệm sản phẩm du
lịch dưới dạng là tổng hợp các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện
Trang 2215
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
nghi cung ứng cho du khách do địa phương và các tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp nhằm phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của những đối tượng khách khác nhau
1.1.1.3 Sản phẩm du lịch đặc thù
Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến, với những đặc tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ/ điểm đến du lịch với những dịch vụ độc đáo, sáng tạo không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo
Sản phẩm du lịch đặc thù cũng có thể được hiểu là những sản phẩm du lịch được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách du lịch nhất định, với những yêu cầu riêng biệt Những sản phẩm này không chỉ mang tính đại diện cho một vùng đất, một nền văn hóa hoặc một phong tục mà còn phải khác biệt, độc đáo, và không dễ thay thế bởi những sản phẩm du lịch khác Chúng thường được phát triển dựa trên nguồn lực đặc trưng của địa phương (thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người,…) và thường có xu hướng gắn kết sâu sắc với địa phương đó
Sản phẩm du lịch đặc thù thường đi kèm với trải nghiệm du lịch sâu sắc hơn, hướng đến việc đem lại giá trị văn hóa và giáo dục cho khách du lịch, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình cung cấp dịch vụ Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm mà còn bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương
Sản phẩm du lịch đặc thù cũng có thể được hiểu là hệ thống sản phẩm du lịch của một điểm đến, được tạo nên bởi các tài nguyên du lịch mang tính độc đáo, hấp dẫn, nguyên bản của điểm đến và các dịch vụ du lịch, hàng hóa cũng như các tiện nghi cung ứng cho du khách, từ đó hình thành các sản phẩm du lịch mang đặc trưng và riêng có của điểm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách
1.1.1.4 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là một quá trình mà trong đó các giá trị về tài nguyên du lịch cũng như các dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách của điểm đến được sử dụng tối đa để đáp ứng nhu cầu của du khách và cư dân địa phương
Để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thì bên cạnh việc dựa vào các tài nguyên
du lịch cũng như các yếu tố bổ trợ để tạo nên giá trị sản phẩm du lịch riêng có thì còn cần phải nghiên cứu và đánh giá đầy đủ về các nguyên tắc, yêu cầu chung cũng như phương thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại điểm đến
Trang 23Theo Nguyễn Văn Mạnh và Trần Thị Minh Tuyết (2006) trong Giáo trình Quản trị
lữ hành, NXB Giáo dục "Chương trình du lịch là một kế hoạch chi tiết về việc tổ chức chuyến du lịch, bao gồm sự kết hợp các yếu tố như phương tiện vận chuyển, nơi ở, ăn uống, và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách"
Như vậy, chương trình du lịch là một kế hoạch cụ thể bao gồm các hoạt động,
điểm đến và dịch vụ mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp lữ hành cung cấp cho du khách Thường bao gồm các yếu tố: phương tiện di chuyển, chỗ ở, lịch trình tham quan, hoạt động giải trí và các dịch vụ bổ trợ khác; là kế hoạch chi tiết và sắp xếp trước các hoạt động, dịch vụ trong suốt quá trình tham quan, từ lúc khởi hành cho đến khi kết thúc chuyến đi Mục tiêu của chương trình du lịch là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm du lịch hoàn chỉnh, đảm bảo sự tiện lợi, thoải mái và an toàn
Chức năng của chương trình du lịch là tạo ra trải nghiệm du lịch hoàn chỉnh, thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của du khách, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và cộng đồng địa phương
Các yếu tố cấu thành chương trình du lịch
- Lịch trình tham quan: là yếu tố then chốt, giúp du khách có cái nhìn tổng quan
về các điểm đến và thời gian biểu của chuyến đi
- Phương tiện di chuyển: bao gồm các phương tiện đường bộ, hàng không, đường thủy, tùy thuộc vào loại hình du lịch và địa điểm
- Dịch vụ lưu trú: sự lựa chọn giữa các loại hình lưu trú như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ sinh thái hoặc homestay có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm du khách
- Dịch vụ ăn uống: tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm ẩm thực địa phương là một phần không thể thiếu trong chương trình du lịch
- HDV du lịch: là người đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, làm cầu nối văn hóa, và đảm bảo rằng trải nghiệm của du khách được tối ưu hóa
Phân loại chương trình du lịch
- Chương trình du lịch trọn gói (All-inclusive): Bao gồm tất cả các chi phí từ phương tiện di chuyển, lưu trú, ăn uống đến các hoạt động tham quan
- Chương trình du lịch tự chọn (Flexible tour): Cho phép du khách lựa chọn các thành phần của chuyến đi theo ý thích
Trang 2417
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
- Chương trình du lịch chuyên đề (Thematic tour): Tập trung vào một chủ đề cụ thể như du lịch sinh thái, du du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm hoặc MICE (du lịch hội họp, khen thưởng)
1.1.2 Các nguyên tắc, yêu cầu chung và phương thức xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
- Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù:
+ Nguyên tắc phát triển hệ thống: Sản phẩm phải được phát triển một cách
hệ thống và đồng bộ, tránh trùng lặp ảnh hưởng đến sức hấp dẫn tổng thể
+ Nguyên tắc kinh tế thị trường:
Sản phẩm có nét đặc thù riêng biệt để tạo ra thương hiệu và sức cạnh tranh lớn trong thị trường khu vực
Sản phẩm phải đáp ứng được toàn diện các nhu cầu đa dạng của thị trường mục tiêu (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận)
Sản phẩm phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội đặc thù của địa phương và khả năng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao
+ Nguyên tắc bền vững môi trường:
Sản phẩm phải góp phần bảo tồn và tôn vinh được các giá trị tài nguyên và môi trường của khu vực Sản phẩm phải tạo điều kiện cho các ngành nghề địa phươngcùng phát triển và cuốn hút được người dân tham gia vào quá trình đầu tư sản xuất
- Các yêu cầu đối với sản phẩm du lịch đặc thù:
+ Yêu cầu chung với tất cả các loại hình dịch vụ là thông qua hoạt động của mình
để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên du lịch
+ Yêu cầu riêng với từng loại hình dịch vụ du lịch như dịch vụ lữ hành, dịch vụ
vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hàng hóa phải đảm bảo những tiêu chí riêng nhưng luôn phải mang nét đặc trưng riêng của từng loại hình dịch vụ tại điểm đến
- Phương thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù:
+ Làm mới sản phẩm du lịch đã có tại điểm đến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đã có, tìm cách bổ sung giá trị về khía cạnh nào đó của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách
+ Xây dựng sản phẩm du lịch mới tương đối nhằm biến một số sản phẩm du lịch đang khai thác thành những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt hơn, hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch
Trang 2518
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
+ Xây dựng sản phẩm du lịch mới hoàn toàn nhằm biến các giá trị đặc thù của điểm đến mà chưa được chú ý khai thác thành những sản phẩm du lịch mới hoàn toàn
có khả năng thu hút và phục vụ thị trường khách mục tiêu
Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng sức hút của điểm đến du lịch, gắn kết các sản phẩm du lịch, xây dựng phong phú các chương trình du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Cát Bà nói riêng
và thành phố Hải Phòng nói chung
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù
Để đánh giá một sản phẩm du lịch được coi là “sản phẩm du lịch đặc thù”, trước
hết cần dựa trên các tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch nói chung của Việt Nam và những đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch gắn với từng địa phương Theo đó, đề tài
“Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cát Bà, Hải Phòng” sử dụng các
tiêu chí đánh giá của tác giả PGS.TS Đào Thị Ái Thi (trường Đại học Thành Đông) và
TS Nguyễn Văn Lưu (Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Du lịch, Hàm
Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) trong việc phân tích các sản phẩm du lịch hiện có của Cát Bà đối với sản phẩm du lịch đặc thù:
Theo đó, sản phẩm du lịch đặc thù có 8 tiêu chí chính [18]:
1) Được thiết kế đặc biệt tạo trải nghiệm du lịch cao, bền vững, mang tính giáo dục và khuyến khích sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân 2) Mang tính đại diện bản sắc, kết nối các đặc tính riêng có của các nguồn lực địa phương
3) Đáp ứng yêu cầu về yếu tố định hình: nguyên bản, khác biệt, đa dạng, thích nghi, có chức năng riêng và vòng đời khá bền vững
4) Đáp ứng yêu cầu về yếu tố cốt lõi: tiếp cận dễ dàng, có đầy đủ các hoạt động
và dịch vụ phù hợp nhu cầu đặc thù của khách
5) Đáp ứng nhu cầu thị trường khách du lịch đặc thù, với quy mô đủ để kinh doanh hiệu quả, đáp ứng xu hướng và tầm ảnh hưởng của thị trường du lịch đặc thù 6) Đáp ứng yêu cầu bền vững về kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội
7) Mang lại lợi ích cho địa phương
8) Đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
1.1.4 Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong phát triển du lịch
Sản phẩm du lịch đặc thù đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch của một quốc gia hoặc một địa phương, bao gồm:
1.1.4.1 Thu hút khách du lịch
Sản phẩm du lịch đặc thù mang lại sức hấp dẫn riêng, nổi bật hơn so với những hình thức du lịch thông thường Chúng không chỉ phục vụ cho nhu cầu giải trí, mà còn
Trang 2619
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
giúp du khách trải nghiệm sâu sắc hơn về văn hóa, thiên nhiên, và lối sống địa phương
Cụ thể với những sản phẩm như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, hoặc du lịch cộng đồng, du khách được tiếp cận những trải nghiệm mới mẻ và khác biệt, ví dụ như khám phá hệ sinh thái tự nhiên, tham gia vào các lễ hội truyền thống, hoặc sống cùng cộng đồng dân cư bản địa
Các sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch khám phá, mạo hiểm, hay du lịch chữa lành thường thu hút những nhóm du khách đặc biệt có sở thích riêng Điều này giúp mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng cho ngành du lịch
1.1.4.2 Phát triển kinh tế địa phương
Sản phẩm du lịch đặc thù là công cụ hữu hiệu giúp địa phương khai thác tối đa các nguồn tài nguyên có sẵn, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế
Khi du lịch phát triển, nhu cầu về lao động tại địa phương sẽ tăng lên, từ các dịch
vụ trực tiếp như hướng dẫn viên, nhà hàng, khách sạn, đến các hoạt động phụ trợ như sản xuất hàng thủ công, quà lưu niệm Đặc biệt, những hoạt động liên quan đến sản phẩm du lịch mang tính đặc thù như thủ công mỹ nghệ, ẩm thực địa phương cũng được khai thác và phát triển mạnh mẽ
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan: ngoài các hoạt động trực tiếp trong du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù còn góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác như nông nghiệp, thủ công, dịch vụ vận chuyển và giải trí
1.1.4.3 Bảo tồn văn hóa và môi trường
Sản phẩm du lịch đặc thù thường lấy cảm hứng từ các yếu tố văn hóa và môi trường đặc trưng, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị này
Gìn giữ các giá trị văn hóa địa phương: khi sản phẩm du lịch đặc thù phát triển dựa trên yếu tố văn hóa, như lễ hội, kiến trúc, và phong tục tập quán, giúp bảo tồn và khôi phục những nét đẹp truyền thống Du khách khi tham gia vào các hoạt động tại địa phương sẽ trải nghiệm và học hỏi, góp phần duy trì và phát triển những giá trị văn hóa cho các thế hệ tương lai
Bảo vệ môi trường tự nhiên: các sản phẩm du lịch bền vững như du lịch sinh thái thường yêu cầu sự bảo vệ môi trường sống Du khách tham gia vào các chuyến du lịch sinh thái thường có ý thức cao hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái, qua
đó góp phần nâng cao ý thức cộng đồng và các bên liên quan về bảo tồn thiên nhiên
1.1.4.4 Thúc đẩy sự cạnh tranh và nâng cao thương hiệu du lịch địa phương
Sản phẩm du lịch đặc thù còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu cho địa phương Những sản phẩm độc đáo và riêng biệt giúp tạo sự khác biệt trong thị trường du lịch đầy cạnh tranh Ví dụ, một địa phương với sản phẩm du lịch
Trang 2720
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
đặc thù như Lễ hội văn hóa Tràng An (Ninh Bình), hay du lịch mạo hiểm ở Phong Nha – Kẻ Bàng có thể tạo sự khác biệt so với những địa điểm du lịch khác, giúp thu hút lượng du khách nhất định
Địa phương sở hữu những sản phẩm du lịch đặc thù có giá trị, sẽ tạo nên thương hiệu mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của du khách, từ đó nâng cao vị thế của địa phương trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế
vệ hệ sinh thái tự nhiên và nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách Phát triển kinh tế mà không gây hại cho môi trường: các sản phẩm du lịch bền vững như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp giúp phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo không gây hại đến tài nguyên thiên nhiên
Tóm lại, sản phẩm du lịch đặc thù không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp bảo tồn văn hóa, môi trường, và phát triển du lịch bền vững cho địa phương
1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, chúng ta cần phân tích sâu từng yếu tố dựa trên cả lý thuyết và thực tiễn Các yếu
tố này không chỉ tác động đến việc xây dựng và khai thác sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển lâu dài của các sản phẩm du lịch đặc thù
1.1.5.1 Nguồn lực tài nguyên tự nhiên và văn hóa
Nguồn lực tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, địa hình, khí hậu, và các tài nguyên thiên nhiên khác Đây là nền tảng của việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt là các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, hoặc du lịch nghỉ dưỡng Chất lượng và sự đa dạng của các tài nguyên tự nhiên có thể quyết định đến sự hấp dẫn của một sản phẩm du lịch
Ví dụ, ở những khu vực có địa hình đẹp, hệ sinh thái đa dạng và khí hậu thuận lợi như Vịnh Hạ Long hay Cát Bà, sản phẩm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, thu hút du khách yêu thích thiên nhiên và những trải nghiệm gần gũi với môi trường Các yếu tố như rừng, biển, núi, và các khu bảo tồn thiên nhiên đều
Trang 2821
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, mang tính đại diện cho địa phương
Nguồn lực văn hóa cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như lễ hội, phong tục tập quán, kiến trúc cổ, và các giá trị nghệ thuật truyền thống đều có thể trở thành điểm nhấn trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Ví dụ, các làng nghề thủ công truyền thống, lễ hội văn hóa và lịch sử có thể được kết hợp thành các tour du lịch văn hóa, giúp khách du lịch trải nghiệm sâu sắc hơn về vùng đất và con người
1.1.5.2 Công tác quản lý nhà nước
Sự can thiệp và quản lý từ phía nhà nước có vai trò quyết định đến việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt là qua các chính sách hỗ trợ, định hướng, và quy hoạch Chính quyền địa phương cần đảm bảo rằng các sản phẩm du lịch đặc thù được phát triển bền vững, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về môi trường và văn hóa
Nhà nước thực hiện việc quy hoạch phát triển du lịch, đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư vào các sản phẩm du lịch đặc thù, hỗ trợ phát triển hạ tầng và cơ
sở vật chất, thực hiện các chiến lược quảng bá hình ảnh để tăng cường khả năng thu hút khách du lịch
Đồng thời, việc quản lý, bảo vệ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng quá trình phát triển du lịch không gây hại cho môi trường
và các giá trị văn hóa truyền thống
Ví dụ, các chính sách quy hoạch và phát triển du lịch bền vững ở Hội An đã giúp bảo tồn nét đẹp kiến trúc cổ và văn hóa địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo như tour du lịch di sản văn hóa, du lịch trải nghiệm đời sống làng quê
1.1.5.3 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù Hệ thống giao thông đa dạng (đường bộ, đường hàng không, đường thủy), cơ sở lưu trú chất lượng, và các dịch vụ hỗ trợ như nhà hàng, quán ăn, các khu vui chơi giải trí đều cần được đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản phẩm du lịch
Khách du lịch không chỉ quan tâm đến trải nghiệm khi họ đến thăm một điểm
du lịch, mà còn mong muốn hưởng các dịch vụ hỗ trợ như hệ thống khách sạn, nhà hàng, phương tiện di chuyển đầy đủ và tiện nghi Nếu một địa phương có cảnh quan đẹp và văn hóa độc đáo nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu dịch vụ thì sẽ khó thu hút
du khách lưu trú dài ngày
Trang 2922
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Ngoài ra, dịch vụ du lịch bổ sung như các HDV du lịch chuyên nghiệp, các chương trình tour trọn gói, và các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan mua sắm cũng
là yếu tố quyết định đến chất lượng và sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch đặc thù
1.1.5.4 Chất lượng dịch vụ vận chuyển
Chất lượng dịch vụ vận chuyển đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù, tác động trực tiếp đến trải nghiệm của du khách và quyết định khả năng tiếp cận, cũng như mức độ hài lòng của khách Các yếu tố chất lượng dịch vụ vận chuyển ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù bao gồm:
Khả năng tiếp cận và kết nối
Khả năng tiếp cận là yếu tố quyết định trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Dịch vụ vận chuyển chất lượng cao giúp du khách dễ dàng đến các điểm du lịch, đặc biệt là các khu vực xa xôi hoặc khó tiếp cận
Việc du khách được di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện đến các điểm
du lịch, sẽ thúc đẩy lượng khách đến với các sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa hoặc du lịch cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa Ví dụ, dịch vụ tàu cao tốc hoặc hệ thống xe buýt chất lượng cao giúp du khách tiếp cận các hòn đảo hoặc vùng núi khó đi lại
Xây dựng mạng lưới vận chuyển hiệu quả giúp du khách di chuyển dễ dàng giữa các điểm đến, tạo điều kiện cho các tour liên kết và trải nghiệm phong phú hơn
Sự thoải mái và an toàn
Chất lượng dịch vụ vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận và mức độ hài lòng của du khách, đặc biệt khi tham gia vào các chuyến đi dài hoặc khó khăn Sự thoải mái và an toàn của du khách giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng tốt và giữ chân du khách
Các phương tiện vận chuyển hiện đại, tiện nghi, với chỗ ngồi thoải mái, điều hòa không khí và các dịch vụ giải trí sẽ nâng cao trải nghiệm của du khách, có hành trình dễ chịu và hài lòng hơn Điều này đặc biệt quan trọng trong các sản phẩm du lịch cao cấp hoặc hướng tới đối tượng du khách có khả năng chi trả cao về dịch vụ
Đối với các loại hình du lịch mạo hiểm hay du lịch thiên nhiên, yếu tố an toàn trong vận chuyển trở nên rất quan trọng Dịch vụ vận chuyển an toàn, được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ sẽ tăng cường lòng tin của du khách và giúp họ cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình khám phá các điểm đến
Thời gian di chuyển và hiệu quả dịch vụ
Trang 3023
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Thời gian di chuyển hợp lý và tính hiệu quả của dịch vụ vận chuyển ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch đặc thù Nếu thời gian di chuyển giữa các điểm du lịch được tối ưu hóa, du khách sẽ có nhiều thời gian hơn để tham quan và trải nghiệm Ví dụ, hệ thống tàu hỏa tốc hành hoặc các chuyến bay nội địa ngắn với lịch trình linh hoạt giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, tạo điều kiện cho du khách tham gia nhiều hoạt động hơn
Dịch vụ vận chuyển có lịch trình linh hoạt, không gian chờ thoải mái và các dịch
vụ hỗ trợ tốt sẽ giúp du khách cảm thấy thuận tiện hơn khi di chuyển Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm du lịch đòi hỏi sự kết nối đa phương tiện như du lịch biển đảo, nơi cần phối hợp giữa nhiều loại hình vận chuyển (tàu, xe, máy bay)
Bảo vệ môi trường và tính bền vững
Vận chuyển là một yếu tố quan trọng trong du lịch bền vững, đặc biệt khi các sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhấn mạnh vào việc bảo
vệ môi trường
Các phương tiện vận chuyển bền vững như xe điện, xe đạp hoặc tàu sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Điều này không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mà còn tạo ấn tượng tốt cho du khách, đặc biệt
là những người quan tâm đến du lịch bền vững
Các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường không gây ra tiếng ồn hoặc khí thải quá mức cũng sẽ tạo môi trường thoải mái hơn cho du khách, nhất là khi tham gia các chuyến du lịch trong khu vực thiên nhiên hoang sơ hoặc trong các vùng bảo tồn thiên nhiên
Tóm lại, chất lượng dịch vụ vận chuyển ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phát triển của các sản phẩm du lịch đặc thù thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận, tạo
ra trải nghiệm thoải mái và an toàn, bảo vệ môi trường, và mang lại hiệu quả kinh tế Dịch vụ vận chuyển hiệu quả và chất lượng cao sẽ tạo ra trải nghiệm tích cực cho du khách, giúp gia tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho điểm đến
1.1.5.5 Chất lượng dịch vụ lưu trú và ăn uống
Chất lượng dịch vụ lưu trú và ăn uống là những yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù Những dịch vụ này, không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm tổng thể, từ đó thúc đẩy sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng Chất lượng dịch vụ lưu trú
và ăn uống trực tiếp ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách về chuyến đi của khách Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố hữu hình, như cơ sở vật chất và trang thiết bị,
Trang 3124
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú Một phòng khách sạn sạch sẽ, tiện nghi và một bữa ăn ngon miệng có thể tạo ấn tượng tốt, khiến
du khách cảm thấy thoải mái và hài lòng
Sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ lưu trú và ăn uống sẽ ảnh hưởng đến quyết định quay lại hoặc giới thiệu cho người khác Nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng dịch vụ cao trong ngành du lịch, đặc biệt là trong lưu trú và ăn uống, dẫn đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng, duy trì lượng khách hiện tại
mà còn thu hút thêm nhiều khách mới
Chất lượng dịch vụ lưu trú và ăn uống tốt sẽ kéo dài thời gian lưu trú của du khách, từ đó tăng cường chi tiêu và đóng góp vào nền kinh tế địa phương Các cơ sở lưu trú và nhà hàng địa phương sẽ hưởng lợi từ doanh thu tăng, đồng thời tạo ra nhiều
cơ hội việc làm cho người dân địa phương
Những điểm đến du lịch nổi tiếng thường đi kèm với chất lượng dịch vụ lưu trú và
ăn uống cao Điều này giúp xây dựng và củng cố thương hiệu du lịch của địa phương, thu hút sự chú ý của du khách và các nhà đầu tư Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng dịch vụ còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch
Trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng cạnh tranh, chất lượng dịch vụ lưu trú và
ăn uống là yếu tố quyết định để thu hút và giữ chân du khách Những địa điểm cung cấp dịch vụ chất lượng cao sẽ có lợi thế hơn trong việc cạnh tranh với các điểm đến khác, đặc biệt là trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
Tóm lại, chất lượng dịch vụ lưu trú và ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của sản phẩm du lịch đặc thù Việc đầu tư vào nâng cao chất lượng dịch vụ này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho ngành du lịch và cộng đồng địa phương
1.1.5.6 Thu hút nguồn vốn đầu tư
Yếu tố thu hút nguồn vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù, bởi vì nguồn vốn này hỗ trợ các hoạt động xây dựng cơ
sở hạ tầng, nâng cấp dịch vụ, và phát triển các tiện ích du lịch cần thiết
Nguồn vốn đầu tư giúp xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng quan trọng như: đường sá, hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở lưu trú và ăn uống, giải trí Đối với các sản phẩm du lịch đặc thù, việc đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại và tiện ích hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận và trải nghiệm, từ đó nâng cao sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch Ví dụ, việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa các điểm du lịch sinh thái hoặc các vùng núi hẻo lánh sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận của du khách, tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch
Trang 3225
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp phát triển các sản phẩm du lịch mới và độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách Đối với các sản phẩm du lịch đặc thù như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, hoặc du lịch văn hóa, đầu tư vào các hoạt động trải nghiệm mới và thú vị sẽ tạo ra sự khác biệt, làm tăng sức hút cho điểm đến Ví dụ, việc đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí hoặc các tour du lịch khám phá thiên nhiên sẽ mở rộng danh mục sản phẩm du lịch đặc thù, đáp ứng nhiều phân khúc khách hàng khác nhau
Nguồn vốn đầu tư không chỉ giúp phát triển cơ sở vật chất, mà còn hỗ trợ các hoạt động quảng bá và tiếp thị điểm đến Khi có đủ nguồn lực, các điểm du lịch đặc thù có thể thực hiện các chiến dịch truyền thông rộng rãi, quảng bá sản phẩm tới thị trường quốc tế, từ đó thu hút được nhiều du khách hơn
Thu hút vốn đầu tư cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch Việc này rất quan trọng đối với các sản phẩm du lịch đặc thù, đòi hỏi nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao và dịch vụ chất lượng Khi có đủ nguồn vốn, các doanh nghiệp có thể đầu tư vào đào tạo nhân viên, nâng cao trải nghiệm của du khách
Đối với các sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch sinh thái hoặc du lịch cộng đồng, thu hút nguồn vốn đầu tư giúp hỗ trợ phát triển bền vững và bảo vệ môi trường Các nhà đầu tư có thể cung cấp các nguồn lực để triển khai các dự án bảo tồn thiên nhiên, xây dựng các công trình thân thiện với môi trường, từ đó duy trì hệ sinh thái và văn hóa địa phương
Ví dụ, đầu tư vào các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng hoặc phát triển các chương trình bảo tồn động vật và thực vật sẽ giúp các điểm đến du lịch sinh thái duy trì được vẻ đẹp tự nhiên và thu hút thêm nhiều du khách có ý thức về môi trường
Các điểm đến du lịch có sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và quảng
bá sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các địa phương khác Nguồn vốn đầu tư lớn giúp xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù với chất lượng cao, từ đó thu hút du khách trong nước và quốc tế, đồng thời cạnh tranh với các điểm đến nổi tiếng trên thế giới
Ví dụ, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch biển, du lịch mạo hiểm, hoặc các khu du lịch văn hóa có thể giúp tăng sức hấp dẫn của điểm đến và cạnh tranh với các quốc gia lân cận như Thái Lan, Indonesia
Tóm lại, nguồn vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của các sản phẩm du lịch đặc thù Nó không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ mà còn tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, và bảo tồn văn hóa, môi trường Việc thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ sẽ giúp các điểm đến du
Trang 3326
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
lịch đặc thù tăng cường sức hấp dẫn, phát triển bền vững và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường du lịch
1.1.5.7 Sự tham gia của các bên liên quan
Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, và cộng đồng dân cư là yếu tố quan trọng trong việc phát triển bền vững các sản phẩm du lịch đặc thù Cộng đồng địa phương không chỉ là người thụ hưởng từ các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại, mà cần phải tham gia tích cực vào việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, tự nhiên của khu vực
Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch, giúp gia tăng tính bền vững và trách nhiệm xã hội Chỉ khi người dân địa phương nhận thức được giá trị của các sản phẩm du lịch đặc thù và lợi ích mà chúng mang lại, thì họ mới tích cực tham gia vào việc bảo tồn và phát triển các sản phẩm này Điều này có thể thể hiện qua việc
cư dân địa phương cung cấp dịch vụ lưu trú homestay, tham gia vào các lễ hội, hoặc cung cấp các sản phẩm thủ công địa phương
Doanh nghiệp du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thông qua việc đầu tư, xây dựng các tour du lịch sáng tạo, và kết hợp với cộng đồng để tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho du khách Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan giúp tạo ra một hệ sinh thái du lịch phát triển bền vững
và hiệu quả
Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù bao
gồm nguồn lực tự nhiên và văn hóa, sự quản lý của nhà nước, cơ sở hạ tầng và dịch vụ,
sự tham gia của các bên liên quan Sự kết hợp đồng bộ giữa các yếu tố này sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù có tính bền vững, độc đáo, và thu hút du khách
1.1.6 Hệ thống các văn bản của Trung ương và Thành phố Hải Phòng về phát triển du lịch và phát triển du lịch đặc thù
1.1.6.1 Hệ thống các văn bản của Trung ương
Trang 3427
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017, của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [12]
- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 [37]
- Quyết định số 381/QĐ-BTTTT ngày 28/02/2022, của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Phê duyệt Kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về quản trị và kinh doanh du lịch [8]
- Thông tư số 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08/9/2021, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện [10]
1.1.6.2 Các văn bản của thành phố Hải Phòng
* Các văn bản chung
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/12/2016, của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu xây dựng và phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố [32]
- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20/7/2017, của HĐND Thành phố về nhiệm
vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2030 [17]
- Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 19/10/2017, của UBND Thành phố về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017, của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017, của Bộ Chính trị về phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/12/2016, của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20/7/2017, của HĐND Thành phố về "Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030" [45]
- Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019, của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [31]
- Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020, của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 [15]
Trang 3528
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021, của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [33]
- Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 24/01/2022, của UBND thành phố về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021, của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [54]
*Các văn bản có liên quan trực tiếp đến du lịch và sản phẩm du lịch tại Cát Bà
+ Quyết định 2732/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 12 năm 2014, về “Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” của UBND TP Hải Phòng [53]
+ Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20/7/2017, của HĐND Thành phố về nhiệm
vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 Trong đó chú trọng xây dựng đảo Cát Bà theo mô hình đảo sinh thái, thông minh, không có khí thải của phương tiện cơ giới, trở thành khu du lịch quốc gia [17] + Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND, ngày 01/10/2020, ban hành Quy chế quản
lý hoạt động du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng [51]
+ Quyết định số 436/QĐ-Ttg, ngày 25/03/2021, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt, điều chỉnh cục bộ khu vực đảo Cát Hải và đảo Cát Bà trong Đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng và quy hoạch chung xây dựng Khu kinh
tế Đình Vũ – Cát Hải [38]
+ Quyết định số 3848/QĐ-UBND ngày 22/12/2021, của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ rà soát xây dựng bản đồ ranh giới Khu
dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà [52]
+ Nghị quyết số 24-NQ/HU ngày 26/4/2022, của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cát Hải về phát triển du lịch Cát Bà đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 [41] + Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 27/02/2023, của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt kết quả rà soát, xây dựng bản đồ Ranh giới xây dựng Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà [55]
- Trong kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-
2025, UBND thành phố Hải Phòng nêu rõ: “ Đẩy mạnh đổi mới quảng bá, xúc tiến du
lịch Hải Phòng trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng hình ảnh thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, thu hút đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, tầm cỡ quốc tế, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố Tập trung quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, phấn
Trang 3629
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
đấu đến năm 2025, phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, Vũ Yên trở thành trung tâm
du lịch quốc tế”
Các văn bản trên là những định hướng quan trọng về giải pháp chung, tổng thể cho sự phát triển của Thành phố và riêng trong lĩnh vực du lịch Hải Phòng, đây có thể coi là những căn cứ để nhóm nghiên cứu lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu
1.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong và ngoài nước về sản phẩm
du lịch đặc thù, bài học gợi mở cho du lịch Cát Bà
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở Jeju (Hàn Quốc)
1.2.1.1.Giới thiệu về Jeju
Đảo Jeju là một hòn đảo thuộc tỉnh Jeju, Hàn Quốc, là hòn đảo đẹp nhất của Hàn Quốc, nơi được mệnh danh là hòn đảo của những giấc mơ, thiên đường lãng mạn Vị trí của hòn đảo nằm ở ngay eo biển Triều Tiên, đối diện tỉnh Jeolla Nam Jeju là một hòn đảo, một tỉnh tự trị đặc biệt của Hàn Quốc, có diện tích 1.849,3 km2, dân số 604.670 người Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của Jeju hiện đạt hơn 12 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người/năm là 21.000 USD; thu nhập bình quân đầu người mỗi năm đạt 14.000 USD Trong đó, du lịch là ngành công nghiệp chủ đạo của đảo Jeju, chiếm 25% tổng sản phẩm chung của tỉnh
Đảo Jeju cấu tạo từ nham thạch qua nhiều đợt địa chấn và phun thạch từ núi lửa Núi lửa của đảo Jeju được UNESCO công nhận là Di sản thế giới Dân bản địa đã tận dụng loại đá này để xây nhà, làm bờ rào, xây dựng các công trình kiến trúc du lịch nổi tiếng Đảo Jeju trước kia là khu vực vô cùng nghèo khổ cho đến khi bộ phim Bản tình
ca mùa đông nổi tiếng khắp các nước châu Á, đã thu hút khách du lịch đến tham quan ngày càng đông Hoạt động du lịch tại Jeju đứng thứ nhất của đất nước Hàn Quốc về tỷ
lệ tăng trưởng GRDP, phát triển việc làm, tăng trưởng nguồn thuế địa phương và thuế quốc gia Năm 2019, tổng số khách du lịch đạt 11,5 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế 2,5 triệu, khách nội địa 9 triệu Mỗi khách du lịch lưu trú tại Jeju bình quân từ 3 đến 5 ngày, mức chi tiêu bình quân đạt 609 USD (khoảng 12,5 triệu VND/khách) Tổng thu nhập từ du lịch của Jeju năm 2019 đạt khoảng 7.000 tỷ won, tương đương 7 tỷ USD (gần 150.000 tỷ VND)
Với những kết quả đạt được, hoạt động du lịch tại Jeju đã góp phần quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, bảo đảm được nguồn tài nguyên, tái đầu tư vào đời sống xã hội của cư dân trên đảo
1.2.1.2 Phát triển sản phẩm du lịch đảo Jeju
* Du lịch nghỉ dưỡng
Đảo Jeju là nằm cách đất liền Hàn Quốc khoảng 120km, nằm tách biệt với các đô thị lớn của “xứ sở Kim chi” nên đảo Jeju có nhịp sống chậm rãi và thanh bình Phong
Trang 3730
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
cảnh thiên nhiên hữu tình, nhiều điểm tham quan hấp dẫn, ẩm thực phong phú, người dân hiếu khách…là những lý do khiến du lịch Jeju ngày càng thu hút nhiều du khách Hai bãi biển tiêu biểu nhất ở hòn đảo này là biển Hyeopjae và biển Jungmun Bãi biển Jungmun là nơi thích hợp để chơi các môn thể thao dưới nước Trong khi đó,
ở Hyeopjae là nơi có dòng nước êm ả, phù hợp tắm biển Tuy hòn đảo có chu vi khá nhỏ khoảng 274km, nhưng cảnh quan thiên nhiên nơi đây lại vô cùng đặc sắc Đảo Jeju đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới và liệt kê vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới
* Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa được coi là sản phẩm du lịch đặc thù của Jeju, địa điểm thu hút khách du lịch đến mỗi khi đặt chân đến Jeju đó là Làng dân tộc Seongup Làng dân tộc Seonguo được coi là bảo tàng sống ngoài trời, tái hiện lại cuộc sống của người nông dân Hàn Quốc một cách chân thực và sinh động từ hàng trăm năm trước Từng là thủ phủ của bộ tộc Cheongeui-Hyeon, Seonguo không chỉ là nơi xuất hiện nhiều ngôi nhà dưới triều đại Joesen, ở đây còn nơi lưu giữ và bảo tồn những nét văn hóa truyền thống lịch sử của Hàn Quốc nói chung và của người dân sống trên đảo Jeju thế kỷ XIX nói riêng Người dân trong làng sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, rất tin tưởng vào thần giám hộ Dolharubang nên đã tạc tượng đặt trước cổng làng và cửa nhà Tượng của thần giám hộ Dolharubang phải được khắc bằng đá từ núi lửa, đầu đội mũ chóp, mũi tròn, mũi cùn, miệng có thể cười hoặc tỏ rõ nét nghiêm nghị
Bao trùm ngôi làng là không khí bình yên, tĩnh lặng, với những mô hình vật dụng, đồ dùng sinh hoạt, vật nuôi bày rải rắc khắp trong khuôn viên bảo tàng khiến cho người ta có thể hình dung được cuộc sống của người dân từ hàng trăm năm trước vẫn đang diễn ra ở nơi đây Ngoài ra, bất cứ ai đến Jeju rồi cũng nói về phụ nữ của xứ
sở này Người phụ nữ trên đảo rất giỏi trong các công việc lặn biển mưu sinh và cũng nổi tiếng trong tề gia nội trợ, yêu thương chăm sóc con Điều làm du khách thật sự ngạc nhiên và khâm phục là “ngón nghề” lặn biển của phụ nữ Jeju Chỉ với bộ đồ da
ôm sát người và vài dụng cụ lặn biển thô sơ, những người phụ nữ lặn sâu xuống biển
và mang về nào là bào ngư, hải sâm, mực, ốc… để buôn bán và mưu sinh
Một nơi không thể dừng chân mỗi khi đến Jeju đó là “Lâu đài thủy tinh” - một
Viện bảo tàng khá lớn Đến đây, du khách cảm nhận được vẻ đẹp kỳ bí, lãng mạn bởi những tác phẩm nghệ thuật độc đáo Một thành phố châu Âu bằng thuỷ tinh rực rỡ với những ánh đèn lung linh đủ màu sắc mang lại cảm giác như lạc vào xứ sở thần tiên với những điều mới lạ
Công viên Tình Yêu (Love Land park), được xem là địa điểm khiến bất kỳ du khách nào cũng phải tò mò và tìm đến khám phá Công viên khánh thành năm 2004,
Trang 3831
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
với mục đích là để giáo dục giới tính, nhưng về sau, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng trên hòn đảo xinh đẹp này Có lẽ cũng vì lý do này, Jeju còn được mệnh danh là
hòn đảo tình yêu
Bảo tàng gấu Teddy, một thiên đường đối với các tín đồ của gấu Teddy Nơi đây trưng bày bộ sưu tập gấu khổng lồ, từ những chú gấu cổ cho đến những chú Teddy nhỏ nhất thế giới Ngoài khu vực trưng bày, bảo tàng còn có cửa hàng bán đồ lưu niệm và một quán cà phê xinh xắn
* Du lịch trải nghiệm
Một trong những địa điểm trải nghiệm của du khách khi đến Jeju là thăm quan và học cách làm chè ở cánh đồng chè O’Sulloc Du khách ngắm nhìn cánh đồng xanh trải dài bất tận với hương thơm thoang thoảng của lá chè Du khách sẽ được tự tay hái những lá chè non, học cách xao khô, phơi đóng gói và thưởng thức nước chè tươi cũng như trải nghiệm văn hóa uống trà của người dân trên đảo Đến cánh đồng chè O’Sulloc, du khách còn tham quan Bảo tàng trà xanh O’Sulloc- bảo tàng trà xanh đầu tiên và lớn nhất Hàn Quốc Bên cạnh lịch sử, những món đồ cũ như bình trà, ly, chén cũng được trưng bày ở đây Nếu ở Jeju dài ngày, du khách có thể đăng ký một khóa học trà đạo với những kiến thức bổ ích Từ quy trình pha chế cho đến bộ dụng cụ pha chè, tất cả đều được hướng dẫn tận tình Nét văn hóa độc đáo trà đạo ấy khiến du khách nhận ra nét tinh tế của nó, đó là sự chậm rãi, kiên nhẫn và tôn kính người khác
Du khách còn có thể trải nghiệm việc tự tay làm ra sản phẩm đồ da, tham gia vào lớp học trong ngày của xưởng thủ công đồ bằng da Các xưởng đồ bằng da cung cấp các lớp học trong ngày bao gồm HandsWorks tại Hallim-eup và Leather Studio Son-Bang ở Nohyeong-dongJeju
Trải nghiệm ẩm thực cũng là một sản phẩm du lịch mỗi khi đến Jeju Tại đây, du khách có thể thưởng thức những món ăn quen thuộc, mang thương hiệu của đất nước Hàn Quốc như kimbap, bánh gạo cay, kimchi… Nhưng đến với Jeju, ngoài những món
ăn phổ biến này, còn có một vài những món ăn được xem là đặc sản của nơi đây Do hòn đảo Jeju nằm tiếp giáp với biển, nên ẩm thực đặc trưng đa số mang hương vị biển đậm đà với những món ăn tươi ngon, bổ dưỡng từ hải sản với các món: Lẩu hải sản với đầy đủ những nguyên liệu từ tôm, cá, bạch tuộc, bào ngư, ghẹ…Món ăn sang trọng bậc nhất tại Jeju - cá nóc Thịt cá nóc tươi ngon, mềm mại được chế biến một cách kỹ lưỡng bởi những chuyên gia đầu bếp cũng là một trải nghiệm tuyệt vời của du khách
Ngoài ra, du khách đến Jeju còn được thưởng thức ẩm thực độc đáo, tiêu biểu bởi các món thịt lợn đen Jeju Trên đảo Jeju, BBQ Hàn Quốc chủ yếu sử dụng thịt lợn đen địa phương Khác với thịt lợn trắng, thịt lợn đen được đánh giá là dai hơn và ngon hơn
Trang 3932
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
Nhà hàng Udo Ilchul Haeolle Garden ở đảo Udo là nơi nổi tiếng phục vụ món thịt lợn nướng này
Obunjagi, loại hải sản này khá nhiều trên đảo Jeju và có thể được coi là đặc sản của vùng đảo này Bề ngoài trông nó khá giống bào ngư nhưng lúc ăn vào, vị sẽ khác Đặc biệt, đầu bếp còn có thể chế biến nhiều món ăn từ obunjagi như món nướng, canh hay súp Loại hải sản này rất giàu canxi và chất dinh dưỡng như sắt và vitamin B Jeonbokjuk cũng là đặc sản của Jeju Đây là một món cháo làm từ gạo tẻ và bào ngư Đối với nhiều người Hàn Quốc, thưởng thức jeonbokjuk được xem như một nghi thức phải làm mỗi khi đến Jeju
Jeju còn thành công trong việc giữ nguyên giá trị của một thương hiệu du lịch hàng đầu Không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên, đảo Jeju còn tạo ra nhiều trải nghiệm độc đáo cho các chuyến đi của du khách như: chơi golf, cưỡi ngựa, dùng đèn led cho các hoạt động du lịch ban đêm, các hoạt động trải nghiệm chất lượng cao, du lịch teambuilding phong phú và đa dạng…hướng tới là một trong những điểm đến thú vị cho loại hình du lịch khen thưởng, du lịch MICE của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới Sự kiện này mở ra cơ hội cho các nhóm khách du lịch khen thưởng du lịch của các nước khi đến thăm Jeju, từ đó góp phần thúc đẩy trao đổi lượng khách du lịch giữa Hàn Quốc với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực
* Du lịch khám phá
Jeju có nhiều địa điểm khám phá độc đáo: Con đường Olle, Núi lửa Hallasan, Thác Cheonjeyeon, biển Udo, Seongsan Ilchulbong, Bảo tàng gấu Teddy, Bảo tàng tình yêu…
Con đường Olle, trong tiếng địa phương, “olle” có nghĩa là đường hẹp với nhiều
khúc quanh Còn Jeju Olle là từ dùng để chỉ những đường mòn ven biển tại đảo Jeju Thả bộ trên những con đường này, du khách có thể vừa hít thở không khí trong lành, vừa ngắm nhìn cảnh quan xinh đẹp của rừng, biển và những ngôi làng Jeju Olle có đến 25 tuyến đường cho khách du lịch lựa chọn Trong số đó, tuyến số 1 xuất phát tại trường tiểu học Siheung là nơi được đông đảo mọi người chọn để bắt đầu hành trình của mình
Hallasan ngọn núi cao nhất Hàn Quốc, nằm ở trung tâm của đảo Jeju, là một núi
lửa được UNESCO xếp vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới Từ trên đỉnh núi này, du khách sẽ quan sát được toàn cảnh đảo Jeju và đặc biệt còn có một hồ nước khổng lồ hình thành từ miệng núi lửa Với chiều cao 1950m, núi Halla được xem là
ngọn núi cao nhất ở Hàn Quốc Đây là ngọn núi lửa đã “ngủ yên” suốt hàng ngàn năm
qua Cụm núi Halla, công viên quốc gia Hallasan và những tàn tích núi lửa đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới Cảnh quan tuyệt vời trên đỉnh Halla
Trang 4033
Mẫu BM-04/QLKH-06a Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN
hoàn toàn xứng đáng với công sức vất vả của du khách khi leo lên Vào mùa xuân, hoa
đỗ quyên nở rực rỡ; vào mùa thu thì lá vàng rơi khắp nơi còn mùa đông, ngọn núi được bao phủ bởi màu trắng của tuyết
Thác Cheonjeyeon, còn được biết đến với cái tên Hồ nước của Chúa Trời, bắt
nguồn từ trần của một hang động và có ba khu vực, đổ dần ra biển Xung quanh thác là
hệ động thực vật phong phú, có thể sẽ tìm thấy cây sậy Solipnan rất hiếm và dương xỉ Skeleton Fork
Udo- Hòn đảo nhỏ ngoài khơi Jeju thu hút du khách bởi những bải biển xanh trong
và những vách đá nham thạch đen Du khách chỉ mất khoảng 15 phút đi phà để đến với Udo Với diện tích khoảng 6km2 và dân số chưa đến 2000 người, chỉ cần một buổi trưa
là có thể đi bộ tham quan hết hòn đảo Một trong những điểm hấp dẫn nhất ở Udo là bãi biển cát trắng – bãi biển san hô duy nhất ở Hàn Quốc
Bãi biển Jungmun, là địa điểm tổ chức Cuộc thi Lướt sóng Quốc tế Jeju hàng năm
Với bờ biển dài 560 mét, cát biển Jungmun rất mịn, không chỉ có màu trắng mà có đủ màu đen, đỏ, xám, trắng tạo nên các dải màu đan xen nhau vô cùng thú vị Phía bên phải bãi biển là một hang động tự nhiên được tạo thành bởi sóng biển được lựa chọn trong các bộ phim và quảng cáo về Hàn Quốc
Seongsan Ilchulbong có nghĩa là “Đỉnh bình minh ở Seongsan” là một nơi tuyệt
vời để ngắm cảnh mặt trời mọc Seongsan vốn dĩ là một ngọn núi lửa với miệng núi có hình lòng chảo, đường kính 600m và được bao quanh bởi những tảng đá
Ngoài ra, trên đảo Jeju có khoảng hơn 350 núi lửa, nhưng đến nay không có núi lửa nào còn hoạt động nữa Khoảng 95% tất cả các loại đá trên hòn đảo được tạo nên từ dung nham của núi lửa Đặc biệt, rất nhiều miệng núi lửa nằm trên con đường đi bộ, vì vậy du khách có thể leo lên đỉnh núi và ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp xung quanh