Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 125 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
125
Dung lượng
697 KB
Nội dung
http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng PHẦN THỨ HAI KINH TẾ CHÍNH TRỊ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM CHƯƠNG VIII 1 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I. NHỮNG DỰ BÁO CỦA C.MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 1. Tính tất yếu khách quan của sự ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Trong chủ nghĩa tư bản, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng tăng. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, từ chỗ là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, dần dần trở nên lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cần được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản đều là tất yếu khách quan. 2. Những đặc trưng kinh tế-xã hội chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản a) Lực lượng sản xuất ở trình độ cao Đến giai đoạn cuối cùng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất đã đạt đến trình độ rất cao, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được thay thế bằng quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa, sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lại được thiết lập, tạo điều kiện để lực lượng sản xuất phát triển hơn nữa. Đó là “ nền sản xuất với quy mô lớn và được tiến hành phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại”. 1 Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất cho phép đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu của con người, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân. b) Chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất được xác lập và thống trị Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải thay thế hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không chỉ bằng sở hữu công cộng về 1 . C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. NXB Chính trị quốc gia.Hà Nội, 1994, t.16, tr20. 2 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng tư liệu sản xuất nói chung, mà còn là sở hữu công cộng ở trình độ cao: sở hữu toàn dân, sở hữu trên quy mô toàn xã hội. Với sự thiết lập hình thức sở hữu này, sự khác biệt về địa vị của các cá nhân với tư liệu sản xuất không còn. Do đó, xã hội không còn giai cấp, không còn bóc lột; các cá nhân thật sự bình đẳng với nhau, là người chủ thật sự của xã hội trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất trên quy mô xã hội cho phép các cá nhân phát triển tự do, toàn diện và “ sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. 1 Việc xác lập hình thức sở hữu này là một quá trình hết sức lâu dài, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. c) Tư liệu tiêu dùng được phân phối theo nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội Với trình độ cao của lực lượng sản xuất, của cải vật chất trong chủ nghĩa cộng sản rất dồi dào, có khả năng đáp ứng ở mức rất cao tất cả các nhu cầu của con người. Đồng thời, sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất cho phép việc phân phối tư liệu tiêu dùng trong chủ nghĩa cộng sản vì tất cả mọi người. Chính những điều đó làm cho việc phân phối tư liệu tiêu dùng có thể đáp ứng được ngày càng tốt hơn các nhu cầu của tất cả mọi người. Đây là xã hội công bằng nhất trong lịch sử nhân loại. d) Mọi hoạt động kinh tế được điều hành thống nhất trên phạm vi xã hội. Tính chất xã hội hoá cao của nền sản xuất, một mặt làm cho quá trình sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trở thành công việc của xã hội, đòi hỏi phải có sự điều hành các hoạt động kinh tế trên phạm vi xã hội; mặt khác, tính chất xã hội hoá sản xuất còn được biểu hiện ở chỗ: chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất thống trị tuyệt đối trong nền kinh tế, làm cho nền sản xuất xã hội chỉ còn một chủ thể duy nhất, và vì vậy có thể điều tiết trực tiếp mọi hoạt động của nền sản xuất. Như vậy, đến chủ nghĩa cộng sản các hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm do xã hội điều tiết trực tiếp và vì vậy sẽ không còn sản xuất và trao đổi hàng hoá. e) Xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, xoá bỏ giai cấp 1 .C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1995, t.4, tr. 628 3 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc tồn tại và phát triển trong thời kỳ rất dài trong lịch sử. Sở dĩ như vậy là vì sự thấp kém của lực lượng sản xuất dẫn tới sự phát triển không đều về không gian và lãnh thổ. Những vùng, địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phong phú các nguồn lực, giao thông thuận tiện sẽ phát triển nhanh, trở thành các trung tâm kinh tế. Đây chính là cơ sở kinh tế hình thành nên các đô thị hay thành thị. Những vùng, địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các nguồn lực nghèo nàn, giao thông khó khăn kinh tế phát triển chậm, ngày càng lạc hậu tương đối so với thành thị. Sự phân hoá giữa nông thôn và thành thị ngày càng sâu sắc dưới sự tác động của các quy luật thị trường. Trong chủ nghĩa cộng sản, sự phát triển cao của lực lượng sản xuất cho phép phát triển tất cả những lĩnh vực khó khăn nhất, những vùng lạc hậu nhất, san bằng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa ngành, các địa phương. Điều đó đã làm cho sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn hầu như không còn nữa. Trong điều kiện lực lượng sản xuất thấp kém và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, địa vị khác nhau của các cá nhân đối với tư liệu sản xuất và sự khác biệt về chất lượng sức lao động là khách quan và điều đó dẫn đến kết qủa lao động, mức độ hưởng thụ khác nhau. Mức độ thụ hưởng khác nhau lại ảnh hưởng đến tái sản xuất sức lao động về chất lượng. Nói cách khác, trong giai đoạn trước chủ nghĩa cộng sản, sự khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay là tất yếu. Trong chủ nghĩa cộng sản, do lực lượng sản xuất phát triển cao và quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu toàn dân, các nhu cầu được thoả mãn đến mức tốt nhất, con người được phát triển tự do và toàn diện, do đó, sự khác biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc không còn đáng kể; cơ sở hình thành và tồn tại của giai cấp không còn. 3. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản Mặc dù ra đời từ xã hội tư bản, chủ nghĩa cộng sản có sự khác biệt với chủ nghĩa tư bản không chỉ về trình độ, mà còn khác biệt về chất. Bởi vậy, quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa không thể ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản. Điều đó có nghĩa là, sau khi chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, chủ nghĩa cộng sản với những đặc trưng nêu trên mới được từng bước thiết lập. “ Việc thay thế những điều kiện kinh tế của sự nô dịch lao động bằng những điều kiện của lao động tự do và liên hợp, chỉ có thể là một sự 4 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng nghiệp tiến triển trong thời gian sau một quá trình phát triển lâu dài ”. 1 Sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, các giai cấp vẫn còn tồn tại, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn được tiếp tục dưới những hình thức mới, với những phương pháp và thủ đoạn mới; giai cấp vô sản phải sử dụng chính quyền của mình để xây dựng phương thức sản xuất mới, xã hội mới cộng sản chủ nghĩa, có năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa cộng sản đối với chủ nghĩa tư bản. Như vậy, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản sẽ có một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia. Theo C. Mác, “giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. 2 Thời kỳ đó là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản và còn được gọi là chủ nghĩa xã hội. Những đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản Chủ nghĩa xã hội là một giai đoạn của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, do đó sẽ mang những đặc trưng của phương thức sản xuất này. Nhưng đây là xã hội mới thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó về mọi phương diện, từ kinh tế đến đạo đức tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ. Bởi vậy, chủ nghĩa xã hội còn có những đặc trưng riêng. a) Sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại dưới hai hình thức: toàn dân và tập thể Thiết lập phương thức sản xuất mới bao hàm cả việc xây dựng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới. Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa cộng sản có một đặc trưng hết sức quan trọng là dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Do đó, ngay trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sở hữu này phải giữ vai trò thống trị. Tuy nhiên, lực lượng sản xuất trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội chưa phát triển thật cao nên bên cạnh hình thức sở hữu toàn dân còn có hình thức sở hữu ở trình độ thấp hơn, đó là sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Trong hai hình thức sở hữu này, người lao động từng bước trở thành người chủ tư liệu sản xuất và làm chủ trong tổ chức, quản lý sản xuất. 1 .C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia. Hà Nội, 1994, t. 17, tr. 725. 2 . C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1995, t. 19, tr. 47. 5 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng b) Phân phối tư liệu tiêu dùng theo lao động Đến chủ nghĩa xã hội, người lao động là chủ của quá trình sản xuất nên việc phân phối phải được thực hiện vì lợi ích của họ. Tư liệu tiêu dùng sẽ được phân phối căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Hình thức phân phối này mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng vẫn mang tính pháp quyền tư sản và do đó chưa thật sự công bằng. Trong chủ nghĩa xã hội, người lao động vẫn còn sự khác biệt về sức khoẻ, tay nghề nên đóng góp về lao động không giống nhau và vì thế, mức thu nhập, mức sống, điều kiện phát triển sẽ không giống nhau. Ngay trong trường hợp đóng góp về lao động như nhau nhưng hoàn cảnh gia đình khác nhau và vì những lý do khác nên mức sống vẫn khác nhau. c) Xã hội bao gồm hai giai cấp cơ bản: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể Việc thiết lập chế độ công hữu làm thay đổi kết cấu giai cấp trong xã hội. Những giai cấp gắn liền với chế độ tư hữu không còn là những giai cấp cơ bản trong xã hội do chế độ tư hữu từng bước bị thu hẹp và thay thế bởi chế độ công hữu. Tương ứng với hai hình thức của chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là hai giai cấp: giai cấp công nhân và giai cấp nông dân tập thể. Địa vị của giai cấp công nhân đã có những thay đổi căn bản so với trước: từ những người làm thuê họ trở thành người làm chủ, lãnh đạo xã hội; không chỉ đời sống vật chất mà cả tri thức, học vấn ngày càng được nâng cao. Giai cấp nông dân, ngưòi bạn đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân, được sự dìu dắt, giúp đỡ của giai cấp này, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường hợp tác hoá. Thông qua hợp tác hoá, chế độ tư hữu nhỏ bị thủ tiêu, hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất được thiết lập. Người nông dân trở thành người chủ tập thể; đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao. Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, giai cấp nông dân tập thể cũng từng bước thay đổi. Một bộ phận những người lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc trong công nghiệp, dịch vụ, trở thành công nhân. Những người làm việc trong nông nghiệp dần dần trở thành công nhân nông nghiệp. Giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân không có sự đối kháng về lợi ích vì họ đều là người lao động, là người chủ của xã hội mới. Trong chủ nghĩa xã hội, mặc dù vẫn còn phân chia giai cấp nhưng do không có đối 6 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng kháng về lợi ích cho nên về bản chất, xã hội xã hội chủ nghĩa là hoà bình, ổn định. Để chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa phải được dựa trên trình độ cao của khoa học - công nghệ. Do đó, gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đội ngũ trí thức mới, trí thức xã hội chủ nghĩa. d) Chuyên chính vô sản là công cụ bảo vệ và xây dựng xã hội mới, là nhân tố đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản Sau khi chính quyền của giai cấp tư sản bị đánh đổ, những yếu tố của xã hội cũ không lập tức bị xoá bỏ; những yếu tố và kết cấu của xã hội mới không phải đã được hình thành và cũng không thể hình thành một cách tự phát. Giai cấp vô sản sẽ phải thiết lập chính quyền mới, nền chuyên chính mới, chuyên chính vô sản. Trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nhà nước mang bản chất của giai cấp vô sản. “ Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. 1 Nhà nước vô sản có những đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất, nhà nước vô sản là nhà nước của dân, do dân và vì dân Trong xã hội có giai cấp, nhà nước bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định. Mang bản chất của giai cấp vô sản, do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhà nước vô sản là công cụ để đề bẹp sự phản kháng của giai cấp bóc lột, tổ chức xây dựng xã hội mới, từng bước xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng nền kinh tế mới tạo tiền đề vật chất để người lao động làm chủ xã hội Như vậy, sự tồn tại của nhà nước vô sản không chỉ vì lợi ích của giai cấp vô sản mà còn vì lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Do đó, nhà nước vô sản là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thứ hai, nhà nước vô sản là công cụ để bảo vệ và xây dựng xã hội mới Sau khi thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản, giai cấp thống trị, bóc lột chưa hoàn toàn bị tiêu diệt và không ngừng phản kháng nhằm lật đổ chính quyền vô sản, ngăn cản công cuộc xây dựng chế độ mới, nền kinh tế 1 .C.Mác và Ăng ghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 19, tr.47 . 7 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng mới. Vì vậy, nhà nước vô sản có chức năng bạo lực, là công cụ để bảo vệ chế độ mới. C. Mác, F. Ăngghen và Lênin đã dự báo khả năng cải tạo hoà bình giai cấp tư sản. Các ông cho rằng điều này rất quý, cần được tận dụng. Nhưng các ông cũng chỉ rõ, khả năng này chỉ xuất hiện khi chuyên chính vô sản có đủ sức mạnh để trấn áp các lực lượng phản kháng. Chức năng bạo lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhưng chuyên chính vô sản không phải là bạo lực và cũng không phải chủ yếu là bạo lực. Nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là phải có nền sản xuất có năng suất cao hơn chủ nghĩa tư bản. Điều đó không phải tự nhiên mà có, mà chỉ có thể là kết qủa của quá trình xây dựng lâu dài, hết sức khó khăn, phức tạp. Do đó, chuyên chính vô sản còn có chức năng tổ chức, xây dựng và đây mới là chức năng chủ yếu của chuyên chính vô sản. Trên đây là những đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã hội. Những đặc trưng đó được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra từ sự phân tích khách quan quy luật phát triển tất yếu của sản xuất xã hội. Những đặc trưng đó mang tính phổ biến. Trong điều kiện cụ thể của quốc gia, ngoài những đặc trưng mang tính phổ biến đó, chủ nghĩa xã hội có thể còn có những sắc thái riêng. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, được Đại hội lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam dự báo, bao gồm các đặc trưng chủ yếu sau 1 : - Nền sản xuất hiện đại. - Chế độ công hữu với tư liệu sản xuất chủ yếu. Quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc hơn, tính chất xã hội hoá ngày càng cao. -Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. -Con người có điều kiện phát triển tự do và toàn diện. -Các dân tộc trong nước bình đẳng, cùng tiến bộ. -Có quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước. Đó chính là mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu, thực hiện trong mấy chục năm qua và trong hàng chục năm tới. Đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam nói rõ hơn về chế độ sở hữu công cộng: “Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hóa cao 1 . Văn kiện Đại hội lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam . Nxb chính trị quốc gia. H.1991 tr. 19 8 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng các lực lượng sản xuất hiện đại, từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao” 1 . 4. Quá độ lên chủ nghĩa cộng sản bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Theo C.Mác và F. Ăngghen, loài người sẽ lần lượt trải qua năm phương thức sản xuất nhưng mỗi dân tộc không nhất thiết phải phát triển tuần tự như vậy, mà có thể bỏ qua một vài phương thức sản xuất. Lịch sử đã từng biết tới điều đó. Chẳng hạn, nước Mỹ tiến thẳng từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ tư bản chủ nghĩa; một số bộ tộc của vùng Trung Á tiến thẳng từ cộng sản nguyên thuỷ lên chủ nghĩa tư bản. Điều đó có nghĩa là một số dân tộc cũng có thể bỏ qua phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa cộng sản. Nghiên cứu điều kiện cụ thể của nước Nga thế kỷ XIX, C.Mác và F. Ăngghen cho rằng các nước lạc hậu có thể phát triển theo con đường rút ngắn, “bỏ qua toàn bộ thời kỳ tư bản chủ nghĩa” chuyển thẳng lên hình thức sở hữu cộng sản chủ nghĩa với điều kiện là cách mạng vô sản đã thắng lợi ở Tây Âu. “Thắng lợi của giai cấp vô sản Tây Âu đối với giai cấp tư sản và gắn liền với điều đó, việc thay thế nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng nền sản xuất do xã hội quản lý - đó là điều kiện tiên quyết tất yếu để nâng công xã Nga lên cùng một trình độ phát triển như vậy” 2 . II. QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng trên đây, cũng không thể xuất hiện ngay sau khi chủ nghĩa tư bản bị đánh đổ. Giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ phải có một thời kỳ quá độ. Thời kỳ đó được Lênin gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia; là thời kỳ các lực lượng tư bản chủ nghĩa ngày càng suy yếu và bị thu hẹp; là thời kỳ các lực lượng xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Đó là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa xã hội 1 . Văn kiện Đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam . Nxb chính trị quốc gia. H.2001, tr.87 2 . C.Mác và Ăng ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 22, tr. 629-630 9 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng mới ra đời còn non trẻ với một bên là các thế lực tư bản chủ nghĩa và tính tự phát tiểu tư sản, tuy đã bị lật đổ về chính trị nhưng về kinh tế vẫn còn sức mạnh to lớn. Cuộc đấu tranh này rất gay go phức tạp, quanh co, rích rắc nhưng thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội, bởi vì chủ nghĩa xã hội sẽ đưa ra được và thực hiện được một kiểu tổ chức xã hội về lao động có năng suất cao hơn chủ nghĩa tư bản. 2. Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội a) Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia và vì thế nó không thể không bao gồm kết cấu của cả hai chế độ xã hội, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Về mặt kinh tế, tính chất quá độ ấy có nghĩa là cơ cấu kinh tế phải bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế đó, các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đấu tranh với nhau quyết liệt và các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất ngày càng thắng thế, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. b) Sản xuất hàng hoá vẫn tồn tại và phát triển Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Hình thức tổ chức sản xuất, kinh - doanh phổ biến là doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp là chủ thể độc lập. Bởi vậy, sản xuất vẫn mang tính chất tư nhân, xã hội chưa thể sản xuất và phân phối sản phẩm một cách trực tiếp, tức là sản xuất vẫn do từng chủ thể kinh tế quyết định và sản phẩm được phân phối gián tiếp thông qua quá trình trao đổi. Như vậy, sản xuất hàng hoá vẫn tồn tại và phát triển trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. c) Tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cho nên có nhiều hình thức phân phối thu nhập. Trong thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa có phân phối thu nhập theo tư bản và theo giá trị sức lao động; trong các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, phân phối thu nhập theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu. Bên cạnh các hình thức phân phối thu nhập đó, còn có phân phối thu nhập từ các quỹ phúc lợi xã hội Cùng với sự 10 . gian và lãnh thổ. Những vùng, địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phong phú các nguồn lực, giao thông thuận tiện sẽ phát triển nhanh, trở thành các trung tâm kinh tế. Đây chính là cơ sở kinh. hay thành thị. Những vùng, địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các nguồn lực nghèo nàn, giao thông khó khăn kinh tế phát triển chậm, ngày càng lạc hậu tương đối so với thành thị. Sự phân