1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giao trinh KTCT T1 doc

139 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 748 KB

Nội dung

http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN TẬP I HÀ NỘI - 2001 LỜI MỞ ĐẦU 1 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng Khoa Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội là một trong số rất ít cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học chuyên ngành Kinh tế chính trị. Vì thế, theo lẽ tự nhiên, Kinh tế chính trị Mác-Lênin là môn học được đặc biệt coi trọng trong tất cả các chuyên ngành đào tạo của Khoa. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên trong Khoa, đã từ lâu, Bộ môn Kinh tế chính trị đã tổ chức biên soạn giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của môn học và do sự vận động không ngừng của sản xuất xã hội, nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ xung để giáo trình được hoàn thiện hơn. Do đó, việc biên soạn lại giáo trình môn học này là hết sức cần thiết. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chủ nhiệm Khoa kinh tế, Bộ môn Kinh tế chính trị tổ chức biên soạn lại giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin. Đây là giáo trình cơ sở, được biên soạn cho sinh viên Khoa Kinh tế với thời lượng là sáu đơn vị học trình. Biên soạn giáo trình, một mặt chúng tôi căn cứ vào các luận điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, giáo trình chuẩn quốc gia và mặt khác, chúng tôi cũng xuất phát từ thực tiễn để giải đáp những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Trong phần thứ hai của giáo trình: Kinh tế chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sau khi trình bày những nguyên lý kinh tế chính trị Mác - Lênin, chúng tôi đưa ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc vận dụng những nguyên lý đó. Bởi vậy, các chính sách kinh tế được trình bày dưới góc độ: vừa là công cụ mà nhà nước phải sử dụng để giải quyết những vấn đề mà kinh tế chính trị đặt ra, vừa phải được hoạch định trên cơ sở những nguyên lý của kinh tế chính trị. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn giáo trình này không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi trân trọng cảm ơn mọi sự góp ý, phê bình của độc giả và xin tiếp thu để sửa chữa trong lần xuất bản sau. Tập thể tácgiả TS. Nguyễn Bích TS. Phạm Văn Dũng (chủ biên) TS. Phan Huy Đường ThS. Lê Thị Huê ThS. Mai Thị Thanh Xuân CN. Lưu Khắc Thịnh 2 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN I. SẢN XUẤT XÃ HỘI 1. Khái niệm Để thoả mãn các nhu cầu như: ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, giải trí , con người không thể trông chờ vào những gì có sẵn trong tự nhiên, mà phải tiến hành lao động sản xuất. Mức độ đáp ứng các nhu cầu của con người phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các vật liệu của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu của con người. Sản xuất vật chất bao giờ cũng mang tính chất xã hội vì muốn tạo ra sản phẩm, con người không chỉ phải quan hệ với tự nhiên, mà còn phải quan hệ với nhau. Sản xuất xã hội có lịch sử phát triển lâu dài, đã lần lượt trải qua các phương thức sản xuất: Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa. Theo C.Mác, sau phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ là phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa. Những phương thức sản xuất sau cao hơn các phương thức sản xuất trước cả về lực lượng sản xuất, cả về quan hệ sản xuất. Theo cách phân chia khác, cho đến nay, sản xuất xã hội lần lượt trải qua kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. 2. Vai trò của sản xuất xã hội Các nhu cầu của con người về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, giải trí ngày càng tăng lên và đòi hỏi phải được thoả mãn thường xuyên. Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất xã hội. Sự phát triển của sản xuất xã hội là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc đáp ứng các nhu cầu của con người, cả về số lượng và chất lượng. Con người có nhiều hoạt động khác nhau: hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị, tôn giáo, khoa học, giáo dục, quân sự, thể dục thể thao Mỗi mặt hoạt động có tính độc lập tương đối nhưng đều có quan hệ với sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất xã hội cung cấp các phương tiện vật chất cho con người để phát triển các mặt hoạt động khác. Do đó, sự phát triển của các mặt hoạt động của con người tuỳ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của sản xuất xã hội. Từ những điều trình bày trên đây có thể rút ra kết luận: sản xuất của 3 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng cải vật chất là cơ sở, nền tảng của đời sống xã hội; sự phát triển của sản xuất xã hội là cơ sở phát triển tất cả các mặt của đời sống kinh tế- xã hội. 3. Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất Lao động sản xuất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào tự nhiên nhằm biến đổi các dạng vật chất của tự nhiên thành sản phẩm thoả mãn các nhu cầu của mình. Muốn tiến hành lao động sản xuất trước hết phải có các yếu tố cơ bản sau đây: Sức lao động: là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có thể sử dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất. Như vậy, sức lao động mới chỉ là khả năng lao động. Sức lao động là yếu tố quan trọng nhất của qúa trình lao động sản xuất, vì sức lao động thuộc về con người - vừa là khách thể, vừa là chủ thể của qúa trình lao động sản xuất. Khả năng lao động của con người không chỉ tuỳ thuộc vào sức khoẻ, thể lực mà còn tuỳ thuộc vào tri thức, kỹ năng lao động. Nền sản xuất càng hiện đại thì tri thức càng trở nên quan trọng tức là đòi hỏi chất lượng sức lao động càng cao. Vì vậy, trong điều kiện hiện đại, giáo dục, đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất xã hội. Đối tượng lao động là tất cả những vật mà lao động của con người tác động vào, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu của mình. Đó chính là những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, hay các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối tượng lao động có hai loại: thứ nhất là những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, cá dưới biển, gỗ trong rừng nguyên thuỷ ; thứ hai là những vật liệu đã qua chế biến như gang trong lò luyện thép, sợi trong nhà máy dệt, bột gỗ trong nhà máy giấy Đối tượng lao động đã qua chế biến gọi là nguyên liệu. Quy mô sản xuất càng to lớn thì nhu cầu về đối tượng lao động hay tài nguyên càng tăng. Trong khi đó, trữ lượng các nguồn tài nguyên là có hạn; sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên là khó tránh khỏi. Vì vậy, bảo vệ các nguồn tài nguyên; khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên tiết kiệm, có hiệu quả trở thành yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành sản phẩm để thoả mãn các nhu cầu của con người. Tư liệu lao động bao gồm: - Công cụ lao động là những tư liệu lao động trực tiếp tác động vào đối tượng lao động, chẳng hạn như: cái cày, cái cuốc, máy móc, thiết bị 4 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng Công cụ lao động giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở dĩ như vậy là vì, công cụ lao động là sự kết tinh tri thức và kinh nghiệm của người lao động, trực tiếp quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cải tiến công cụ lao động trở thành đòi hỏi khách quan và là biểu hiện của sự phát triển của sản xuất xã hội. - Tư liệu lao động dùng để bảo quản những đối tượng lao động, gọi chung là hệ thống bình chứa của sản xuất, như là thùng đựng, bể chứa - Tư liệu lao động còn bao gồm những phương tiện vật chất trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ chung cho qúa trình sản xuất như: kho tàng, bến bãi, đường sá, phương tiện vận chuyển, phương tiện thông tin liên lạc hay còn gọi là kết cấu hạ tầng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng được coi là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, xây dựng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng là một nội dung quan trọng trong phát triển sản xuất xã hội. 4. Hai mặt của sản xuất xã hội Sản xuất xã hội bao gồm hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. a) Lực lượng sản xuất Sản xuất vật chất, như trên đã trình bày, là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi những vật liệu của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu của con người. Như vậy, để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải quan hệ với tự nhiên. Quan hệ này được gọi là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định, ở một thời điểm nhất định. Lực lượng sản xuất trước hết bao gồm người lao động với những khả năng nhất định về sức khoẻ, thể lực cùng những tri thức, kỹ năng lao động. Với sức lực và trí tuệ của mình, con người sử dụng các tư liệu lao động để khai thác và làm biến đổi những vật liệu của tự nhiên thành những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Trong lực lượng sản xuất, nhân tố con người là quan trọng nhất. “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. 1 Đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành tư liệu sản xuất. Đó là nhân tố thứ hai của lực lượng sản xuất. Trong tư liệu sản xuất, công cụ lao động có vị trí đặc biệt. Công cụ lao động, theo Ph.Ăngghen, là “khí quan của bộ óc con người”, “là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá” có tác dụng “nối dài bàn tay” và nhân lên sức mạnh trí tuệ của con người. Trong 1 V.I. Lênin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.38, tr.430 5 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng nền kinh tế tự động hoá, tin học hoá các công cụ lao động tạo ra sức mạnh thần kỳ cho con người trong việc chinh phục, chế ngự tự nhiên. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện khả năng của con người trong việc chiếm lĩnh tự nhiên, giải quyết quan hệ của mình với tự nhiên. Lực lượng sản xuất càng phát triển cao bao nhiêu cũng có nghĩa là năng lực sản xuất ra của cải vật chất to lớn bấy nhiêu. Cùng với sự phát triển của sản xuất, khoa học cũng không ngừng phát triển và có vai trò ngày càng to lớn với sản xuất. Sau thời kỳ phát triển lâu dài và sự phát triển nhanh chóng mang tính cách mạng trong những thập niên gần đây, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là cơ sở cho sự xuất hiện nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức. Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã vạch ra những mục tiêu chung cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học, công nghệ ở nước ta trong những năm tới là “ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Lực lượng sản xuất của đất nước ta đến lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay Khoa học tự nhiên và công nghệ có khả năng nắm bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Khoa học xã hội và nhân văn có khả năng làm cơ sở cho việc xây dựng hình thái ý thức xã hội mới. Sự phát triển của khoa học đủ sức cung cấp luận cứ cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển”. 1 b) Quan hệ sản xuất Để sản xuất của cải vật chất, con người không chỉ phải quan hệ với tự nhiên, mà còn phải quan hệ với nhau. C.Mác viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết kợp vơí nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất”. 2 1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia.Hà Nội. 1996, tr.80, 81. 2 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1993, tập 6, tr. 552 6 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng Như vậy, quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất là khách quan, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của chính con người. Đó chính là một mặt của quá trình sản xuất. Quan hệ giữa người và người trong qúa trình sản xuất gọi là quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm ba mặt cơ bản: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội. Mỗi mặt của quan hệ sản xuất có vai trò vị trí riêng, xác định khi nó tác động tới sản xuất xã hội. Nhưng ba mặt đó luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn giữ vai trò quyết định đối với tất cả các quan hệ xã hội khác. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất chính là quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng giai cấp, tập đoàn người trong sản xuất xã hội. Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người, từng giai cấp lại quy định cách thức mà họ trao đổi hoạt động cho nhau, cách thức mà họ tổ chức quản lý quá trình sản xuất. Sau cùng, chính quan hệ sở hữu quyết định phương thức phân phối kết qủa sản xuất. Địa vị của từng tập đoàn người, từng giai cấp đối với tư liệu sản xuất sẽ quyết định phần mà họ nhận được trong kết qủa của sản xuất xã hội. Trong các phương thức sản xuất, hai chế độ sở hữu cơ bản với tư liệu sản xuất đã tồn tại là chế độ sở hữu tư nhân và chế độ sở hữu công cộng. Ngoài hai chế độ sở hữu đó còn có sở hữu hỗn hợp. Sở hữu công cộng là chế độ sở hữu mà tư liệu sản xuất thuộc về tất cả các thành viên của cộng đồng. Vì tư liệu sản xuất là tài sản chung nên các thành viên của cộng đồng bình đẳng với nhau trong tổ chức quản lý sản xuất và trong phân phối sản phẩm; quan hệ giữa họ với nhau là hợp tác, tương trợ. Trong các chế độ tư hữu, tư liệu sản xuất thuộc về một nhóm ít người. Nhóm người này giữ địa vị thống trị trong sản xuất và trong xã hội. Những người không có tư liệu sản xuất ở vào địa vị bị trị. Bởi vậy, trong xã hội dựa trên chế độ tư hữu, mất bình đẳng, đối kháng về giai cấp là không tránh khỏi. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, chế độ tư hữu với đỉnh cao là chủ nghĩa tư bản sẽ được thay thế bằng chế độ công hữu, xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. 7 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng Trong hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, mặc dù chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất nhưng có tác động trở lại mạnh mẽ đến quan hệ sở hữu và quan hệ phân phối. Sở dĩ như vậy là vì, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất trực tiếp quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực: vốn, lao động, tài nguyên, khoa học - công nghệ; quyết định kết qủa của quá trình sản xuất. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực càng cao, kết qủa quá trình sản xuất càng lớn càng khẳng định tính tất yếu tồn tại của hình thức sở hữu tương ứng. Trong trường hợp ngược lại, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất có thể làm biến dạng, thậm chí phá vỡ quan hệ sở hữu. Bởi vậy, trong bất kỳ hình thức sở hữu nào, các chủ sở hữu cũng phải quan tâm vấn đề tổ chức quản lý, cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Bằng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực và kết qủa của quá trình sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý trực tiếp tác động đến các quan hệ phân phối. Quan hệ phân phối, mặc dù bị phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và vào trình độ tổ chức quản lý nhưng cũng có vị trí độc lập tương đối. Phân phối kết qủa của sản xuất xã hội trực tiếp quyết định mức độ thực hiện các lợi ích kinh tế, tức là quan hệ phân phối trực tiếp ảnh hưởng đến động lực của các hoạt động kinh tế. Như vậy, quan hệ phân phối có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất xã hội. Do đó, khi xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, nếu chỉ chú ý tới quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý là không đủ, mà còn phải rất chú ý tới quan hệ phân phối. Bởi vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay “ phải luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xoá đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội ”. 1 5. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Hai mặt của sản xuất xã hội là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không tồn tại biệt lập mà có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định. Phát triển là quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy. Bởi vậy, sự phát triển của sản xuất xã hội là quy luật. Sự phát triển của sản xuất xã hội trước hết từ công cụ lao động. Sở dĩ như vậy là vì, trong quá trình lao động sản xuất, con người không ngừng tích luỹ tri thức, kinh nghiệm sản xuất. Những tri thức, kinh nghiệm đó là cơ sở cho việc cải tiến công cụ lao 1 .Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996, tr.73 8 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng động. Khi công cụ lao động được cải tiến, phương thức lao động thay đổi, năng suất lao động tăng lên tức là lực lượng sản xuất phát triển. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ giữa con người với nhau trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm cũng thay đổi. Như vậy, sự thay đổi của lực lượng sản xuất kéo theo sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tiệm tiến, vừa nhảy vọt, theo từng nấc thang hay trình độ khác nhau. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở: trình độ của công cụ lao động; trình độ tổ chức lao động xã hội; trình độ ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất; kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người; trình độ phân công lao động xã hội. Khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp kém, phân công lao động không phát triển; cá nhân có thể tiến hành quá trình sản xuất tương đối độc lập tức là lực lượng sản xuất mang tính chất cá nhân. Khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn, phân công lao động trở nên sâu sắc; hoạt động sản xuất của mỗi cá nhân phụ thuộc chặt chẽ vào các cá nhân khác tức là lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội. Như vậy, tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thay đổi thì cách thức mà con người quan hệ với nhau trong sản xuất cũng phải thay đổi. Nói cách khác, quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất còn là nhân tố quyết định đối với sự thay đổi của các quan hệ xã hội. C.Mác viết: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống cuả mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. 1 Tuy nhiên, quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cuả lực lượng sản xuất. Chỉ khi nào quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì các hoạt động sản xuất mới có thể tiến hành một cách bình thường, sản xuất xã hội mới có thể phát triển. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, cả ba mặt của quan hệ sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và kết hợp tư liệu 1 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1993, tập 4, tr. 187 9 http://nghiahung.edu.vn Giáo Dục Nghĩa Hưng sản xuất với sức lao động. Với trạng thái phù hợp như vậy, lực lượng sản xuất sẽ có điều kiện phát triển tất cả các khả năng của nó. Ngược lại, khi quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất, các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất sẽ không được sử dụng và phát huy hết các khả năng. Điều đó có nghĩa là sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ bị kìm hãm. Vì vậy, đảm bảo sự phù hợp giữa hai mặt của sản xuất xã hội là đòi hỏi khách quan trong mọi giai đoạn phát triển của sản xuất xã hội. Lực lượng sản xuất không ngừng vận động, phát triển. Do đó, quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp với lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển dần dần trở nên không phù hợp, mâu thuẫn với lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn đó sẽ phát triển và ngày càng trở nên gay gắt và phải được giải quyết bằng việc thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có trong đó các lực lượng sản xuất từ trước đến nay vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu một cuộc cách mạng xã hội”. 1 Đó là nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật này tồn tại, hoạt động trong tất cả các giai đoạn phát triển của sản xuất xã hội. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội loài người, từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ Như trên đã trình bày, sản xuất xã hội có vai trò hết sức to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, tiến bộ của sản xuất xã hội trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại và sản xuất xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Nhưng sản xuất xã hội lại hết sức rộng lớn và phức tạp. Do vậy, mỗi ngành khoa học chỉ có thể nghiên cứu sản xuất xã hội trên một góc độ nhất định. Nghiên cứu mặt kỹ thuật của sản xuất xã hội là nhiệm vụ của các ngành khoa học tự nhiên. Kinh 1 .C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.13, tr.15 10 [...]... phải bất cứ giá trị sử dụng nào được người khác dùng cũng đều là hàng hoá Ví dụ: thóc của nông dân nộp tô cho địa chủ không phải là hàng hoá, vì quan hệ đó giữa nông dân với địa chủ 1 Các Mác:Tư bản, q1, t1, NXB Chính trị quốc gia Hà nội, 1988, tr 52 http://nghiahung.edu.vn 24 Giáo Dục Nghĩa Hưng không phải là quan hệ trao đổi Mác nói: “ giá trị sử dụng đồng thời cũng là những vật mang giá trị trao đổi... chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị Giá trị của hàng hoá là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá Giá trị hàng hoá là biểu hiện quan hệ 1 2 Sách đã dẫn Tr 53 C.Mác Tư bản Q1, t1 NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1988, tr.55 http://nghiahung.edu.vn 25 Giáo Dục Nghĩa Hưng giữa những người sản xuất hàng hóa Nó là một phạm trù lịch sử, gắn liền với sản xuất và trao đổi hàng hóa Như... giá trị hàng hoá b) Tác dụng của quy luật giá trị Trong nền kinh tế hàng hoá, quy luật giá trị có những tác dụng sau: - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá + Điều tiết sản xuất 1 C.Mác Tư bản Q1, t1 NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1988, tr.63 http://nghiahung.edu.vn 30 Giáo Dục Nghĩa Hưng Trong nền sản xuất hàng hoá, tình trạng người sản xuất bỏ ngành này, đổ xô vào sản xuất ngành khác, quy mô ngành... toán Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó, tất yếu sẽ nảy sinh việc mua - bán chịu, do đó tiền có chức năng phương tiện thanh toán Với chức năng này tiền dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành Ví dụ, trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế Phương tiện thanh toán của tiền tệ gắn liền với chế độ tín dụng, trong đó có tín dụng thương mại là mua - bán chịu hàng

Ngày đăng: 29/06/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w