1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON

54 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 439 KB

Nội dung

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của thể quản lý dẫn đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến.Quản lý là quá trình lậ

Trang 1

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON

( Lưu hành nội bộ)

Trang 2

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chương I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Quản lý:

Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cáchtiếp cận khác nhau

Henri Fayol (1841-1925), người Pháp, người đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổ

điển cho rằng: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.

Khái niệm này xuất phát từ sự khái quát về các chức năng của quản lý

Taylor F.W (người Mỹ) cho rằng “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn

người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt

và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhiệm vụ nhất định

Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển hướng dẫn hành vi, quá trình xã hội đểchúng phát triển hợp quy luật, đạt được mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quảnlý

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của thể

quản lý dẫn đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến.Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của cácthành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạtđược các mục đích đã định

Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra cácquá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quyluật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và cácthành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định (Phan VănKha, 2007 ” Gíao trình Quản lý nhà nước về giáo dục” nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội)

Ngày nay, mặc dù thuật ngữ quản lý đã trở lên phổ biến nhưng chưa có một địnhnghĩa nào thống nhất Tuy nhiên với tư cách là một họat động, có thể định nghĩa :

Trang 3

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Quản lý là quá trình tác động có chủ định, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm tạo cho sự vận hành trong tổ chức đạt được mục tiêu

đã đề ra.

1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục

Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục được Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam 1992 nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục

là đầu tư cho phát triển Thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy quản lý nhà nước

về giáo dục là một trong những nhân tố quyết định tới sự phát triển nền giáo dục của mỗinước, đặc biệt là trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.Quản lý Nhà nước về giáo dục là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước tronglĩnh vực giáo dục Nói cách khác quản lý nhà nước là sự tác động của chủ thể quản lýmang quyền lực Nhà nước (các cơ quan QLNN và các nhà quản lý), chủ yếu bằng phápluật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđược Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 từ ngày 05 – 14/6/2005 đã qui định Giáo dục vàđào tạo là quốc sách hàng đầu Phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản

lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tàiphục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổquốc, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

Quản lý Nhà nước về giáo dục có nghĩa: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng, chứng chỉ Nhà nước tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục.

Đối với mỗi cấp học và trình độ đào tạo có hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nướctương ứng Nội dung quản lý Nhà nước về giáo dục được quy định cụ thể trong chươngVII, Mục 1, Điều 99 của Luật Giáo dục năm 2005, gồm có mười hai nội dung, bao gồm:Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triểnGD; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; banhành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáodục khác; Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêuchuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hànhsách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; Tổ chức, quản lýviệc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện công tácthống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;

Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; Tổ chức,quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục; Tổchức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục; Quy định việc tặng các danh hiệuvinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục; Thanh tra, kiểmtra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi

vi phạm pháp luật về giáo dục

Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục: Điều 100 của Luật Giáo dục 2005 đã quiđịnh các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nước ta (6) Tuy nhiên, Luật Giáo dụcmới đề cập tới các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục, thuộc hệ thống các

cơ quan hành pháp, chưa đề cập tới các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp và tư pháp

Trang 4

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

(Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao) Các cơ quan quản lý hành

chính Nhà nước về giáo dục bao gồm:

Chính phủ thống nhất quản lý về giáo dục Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyếtđịnh những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dânphạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của cả một cấphọc, hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáodục

Trang 5

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Sơ đồ tổng thể quản lý hệ thống Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Đ&XH 2 tr.

ĐHSPKT, 1 tr CĐSPKT Một số trường TCN,CĐN

ĐH

UBND, HĐND Huyện, TX

Trường ĐH,

CĐ, TCCN, TCN,CĐN

Trường THPT

Trung tâm GDTX Phòng

GD

Phòng LĐ TB&XH

Trường TCN, CĐN

UBND, HĐND xã

Trường

MN

Trường TH

Trường THCS Trung tâm GDTX

Trung tâm HTCĐ

Trung tâm DN

Trang 6

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ghi chú:

Tòa án NDTC : Tòa án nhân dân tối cao;

GDTX : Giáo dục thường xuyên;

ĐHSPKT : Đại học sư phạm kỹ thuật;

CĐSPKT : Cao đẳng sư phạm kỹ thuật;

UBND : Ủy ban nhân dân;

HĐND : Hội đồng nhân dân;

TCN : Trung cấp nghề;

CĐN : Cao đẳng nghề

Viện Kiểm sát NDTC : Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Toà án NHTC : Toà án nhân dân tối cao;

Trung tâm HTCĐ : Trung tâm học tập cộng đồng;

Bộ Giáo dục & Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhànước về giáo dục Các Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thựchiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền

1.3 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục thực chất là quản lý con người đối với ngành giáo dục, quản lýcon người còn có nghĩa là đào tạo con người, dạy cho họ thưc hiện vai trò xã hội, nhữngchức năng, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi, phát triển nghề nghiệp của họ để làm tròntrách nhiệm xã hội của mình, vì sự nghiệp phát triển xã hội và phát triển bản thân

Giáo dục là qúa trình tái sản xuất xã hội, ở đây là tái sản xuất sức lao động vớichất lượng mới cho xã hội; quản lý giáo dục đảm bảo cho quá trình này thực hiện có hiệuquả

Cũng như quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức củacon người nhằm theo đuổi những mục đích của mình Chỉ có con người mới có khả năngthực hiện hóa mục đích, nghĩa là thể hiện cái nguyên mẫu lý tưởng của tương lai đượcbiểu hiện trong mục đích đang ở trạng thái khả năng sang trạng thái thực

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của cáclực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp vớichủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghia Việt Nam, mà tiêu chuẩnhội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiếnđến trạng thái mới về chất

Quản lý giáo dục bao gồm những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáodục, được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lựclượng xã hội, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêuđào tạo của nhà trường

Trang 7

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

1.4 Quản lý giáo dục mầm non:

Là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến các

cơ sở quản lý giáo dục mầm non, nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiệnmục đích đào tạo

Quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục mầm non nói riêng chỉ thực hiệnđược mục đích khi thông qua con người và bằng chính con người Vì thế muốn đạt kếtquả cao trong quá trình quản lý đòi hỏi người quản lý giáo dục phải có kiến thức quản lý,

có kỹ năng quản lý và có thái độ quản lý đúng đắn, tâm thế quản lý tích cực nhiệt tìnhsay mê sẵn sàng và quyết tâm hành động

Sơ đồ khái niệm quản lý giáo dục

Trong thực tiễn các yêu tố trên không tách rời nhau mà ngược lại chúng có quan

hệ tương tác gắn bó với nhau Chủ thể quản lý tạo ra những tác nhân tác động lên đốitương quản lý, nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với chủ thể quản lýhoạt động theo một quỹ đạo nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức Đối tượng quản lýchịu tác động và tác động trở lại đến chủ thể quản lý Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản

lý là làm thế nào để cho những tác động từ phía đối tượng quản lý đến xã hội là tích cực,nhằm thực hiện mục tiêu chung

Quản lý giáo dục vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Ngày nay quản lý giáo dụcđang phát triển thành một ngành khoa học, có cơ sở lý luận riêng của nó Để quản lý tốt,không chỉ cần nắm các luận điểm cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, mà còn cần nắmcác quy luật cơ bản về sự phát triển giáo dục cũng như các khoa học liên quan đến giáodục Chủ thể quản lý phải biết sử dụng không chỉ những chuẩn mực pháp quyền, mà còn

sử dụng cả chuẩn mực đạo đức, xã hội, tâm lý… nhằm bảo đảm sự thống nhất và nhữngmối quan hệ trong qúa trình quản lý

MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ

Mục tiêu Nội dung Phương pháp Phương tiện

Chủ thể quản lý

Đối tượng quản lý

Trang 8

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

2.Mục tiêu quản lý giáo dục mầm non:

Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1 (Điều 22- Luật Giáo dục, 2005) Mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ được cụ thể

hóa trong họat động chuyên môn và công tác chuyên môn luôn luôn hướng tới thực hiệnmục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ

* Chức năng quản lý giáo dục: có 2 chức năng tổng quát

1 Ổn định duy trì quá trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền kinh tế - xãhội

2 Các chức năng đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ KT – XH

Từ 2 chức năng tổng quát trên, có 4 chức năng cụ thể:

a) Lập kế hoạch: là nề tảng của quản lý; đưa mọi hoạt động giáo dục đào tạo vàocông tác khoa học với mục tiêu, biện pháp, các điều kiện cung ứng cho việc thực hiệnmục tiêu

b) Tổ chức: là quá trình tác động điều hành, phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổchức; trong quá trình lập kế hoạch đã lưu ý sự dân chủ (lấy ý kiến từ cơ sở) Trong điềuhành cần tập trung, thống nhất

c) Lãnh đạo: là quá trình tác động điều hành, phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức

d) Kiểm tra: gắn với đánh giá tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điều chỉnh mục tiêu

Sơ đồ chức năng quản lý giáo dục

Tình huống có vấn đề

Chỉ huy Tổ chức

KH hóa Kiểm tra

Phát triển

Đổi mới

Trang 9

MƠN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chức năng lập kế hoạch:

Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chutrình quản lý, kế hoạch hóa là tổ chức công việc theo kếhoạch, đưa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạchcó mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điềukiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhấtđịnh của hệ thống quản lý

 Chức năng tổ chức:

Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc một cáchkhoa học, hợp lý cho các bộ phận, các thành viên để mọingười có thể hoạt động một cách hào hứng, nhằm thựchiện hiệu quả mục tiêu đang xây dựng, duy trì cơ cấu nhấtđịnh về vai trò, nhiệm vụ, vị trí công tác

Trong chu trình quản lý thì tổ chức là giai đoạn đưa vào thựchiện những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để từng bướcđưa nhà trường tiến đến mục tiêu

 Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển:

Là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức,là những hành động xác lập quyền chỉ huy, sự can thiệpcủa người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huyđộng, điều hành mọi lực lượng thực hiện kế hoạch trong trậttự, làm cho họ nhiệt tình, tự giác nổ lực phấn đấu để nhanhchóng đưa nhà trường đạt các mục tiêu đã định

 Chức năng kiểm tra:

Là 1 trong những chức năng cơ bản và quan trọng củaquản lý

Lập kế

hoạch

Tổ chức

Lãnh đạo Kiểm tra

Môi trường

Trang 10

MƠN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

- Kiểm tra là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơchế thích hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của tổchức

- Kiểm tra không những giúp cho việc đánh giá thực chấttrạng thái đạt được của nhà trường khi kết thúc một kỳ kếhoạch mà còn có tác dụng tích cực cho việc chuẩn bị chonăm học sau

Việc kiểm tra cá nhân, một nhóm hay một tổ chứcnhằm giám sát, đánh giá và xử lý kết quả đạt được củatổ chức so với mục tiêu quản lý đã định nếu cần thiết sẽđiều chỉnh, uốn nắn hoạt động

Quá trình kiểm tra có trình tự như sau:

* Xây dựng các chỉ tiêu, chuẩn mực hoạt động

* So sánh, đối chiếu, đo lường việc thực hiện nhiệm vụ vớichỉ tiêu, chuẩn mực

* Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch,nếu sai lệch sẽ điều chỉnh hoạt động, thậm chí điều chỉnhchuẩn mực hoặc mục tiêu

3.Nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục mầm non:

3.1 Nguyên tắc quản lý giáo dục mầm non:

Nguyên tắc quản lý là luận điểm chỉ đạo và là những tiêu chuẩn hành vi mà hệ thốngquản lý phải tuân theo trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý Đểquản lý cĩ hiệu quả mỗi người cán bộ quản lý cần phải nắm vững các nguyên tắc quản

lý Dưới đây là những nguyên tắc chung nhất, phổ biến nhất trong cơng tác quản lý

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng vào bậc nhất trong cơng tác quản lý.Nguyên tắc này giúp cho cơng tác quản lý chỉ đạo tốt việc thực hiện mục tiêu giáo dụctheo đúng đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước Mục đích

và tư tưởng giáo dục của chúng ta được xây dựng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp cho những người làm cơng tác giáo dụcnĩi chung và những người cán bộ quản lý giáo dục cĩ thế giới quan và phương pháp luậnkhoa học để tiến hành quá trình giáo dục và quản lý quá trình này một cách cĩ hiệu quả.Nguyên tắc này địi hỏi mọi tác động, biện pháp và ảnh hưởng của người quản lýphải hướng vào việc chỉ đạo tập thể sư phạm thực hiện cĩ hiệu quả mục đích, mục tiêugiáo dục mà Đảng ta đã vạch ra Trong mọi hồn cảnh, người cán bộ quản lý phải giữvững lập trường và tư tưởng của chủ nghĩa mác Lê Nin trong cơng tác điều hành cơngviệc, đảm bảo việc thực hiện tốt đường lối chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng vàNhà nước

Tính mục đích và tính tư tưởng cịn được thể hiện ở việc chỉ đạo quá trình giáo dụcphát triển đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và thời đại

3.1.2 Nguyên tắc tập trung – dân chủ

Đây là nguyên tắc quan trọng của quản lý, việc thực hiện nguyên tắc này bảo đảm sựthống nhất tổ chức và trình độ tổ chức cao, đồng thời phát huy cao độ khả năng tiềm tàngtrí tuệ của tập thể

Trang 11

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Về phương diện quy mô toàn xã hội, nguyên tắc này đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất,đồng bộ của toàn ngành học ở từng địa phương, từng vùng lãnh thổ Nó phát huy đượcthế mạnh của các tổ chức xã hội và nhân dân trong công tác giáo dục trẻ thơ

Nguyên tắc tập trung dân chủ của nó nói lên sự kết hợp lãnh đạo tập trung với việcphát triển tối đa sáng kiến của đông đảo quần chúng lao động nhằm thực hiện tốt nhiệm

vụ đã đặt ra

Tập trung được thể hiện ở chế độ quản lý một nhà trường ( mọi người phụ trách),quyền lãnh đạo từng đơn vị được trao cho một cán bộ lãnhđạo Người thủ trưởng cóquyền điều khiển mọi công việc của tập thể và chịu trách nhiệm hoàn toàn về công việccủa đơn vị mình

V.I Lê Nin cho rằng : “Nền tảng vật chất của chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một sự thốngnhất ý chí chặt chẽ, tuyệt đối điều tiết được công việc chung của hàng trăm, hàng ngàn

và hàng vạn người… sự thống nhất ý chí chặt chẽ có thể được bảo đảm bằng cách làmcho ý chí của hàng nghìn người phục tùng ý chí của một người duy nhất điều khiển”

Chế độ tập trung không có nghĩa là độc đoán, gia trưởng, xa rời quần chúng, mộtmình quyết định một cách chủ quan mà là một người một trung tâm quyết định cuối cùngsau khi lắng nghe ý kiến của quần chúng, cân nhắc các phương án hoạt động khác nhau.Chế độ này đòi hỏi người cán bộ quản lý phải dũng cảm chịu trách nhiệm về các quyếtđịnh của mình, kịp thời phát hiện những sai lầm của những quyết định, dũng cảm tự phêbình và sửa chữa Tránh tình trạng thủ trưởng sợ trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm chotập thể, hoặc lừng khừng không dứt khoát trong lúc cần quyết định

Dân chủ được thể hiện ở chỗ, người quản lý biết lắng nghevà phát huy tối đa sángkiến của các thành viên trong tập thể, hướng những sáng kiến cá nhân vào việc thực hiệnmục tiêu chung một cách có hiệu quả Chế độ này giúp cho người thủ trưởng có cácthông tin đa dạng, toàn diện, cân nhắc và có những quyết định đúng đắn Chế độ dân chủtạo nên sức mạnh của tổ chức, tăng cường kỷ luật của tổ chức

V.I Lê Nin quan niệm rằng “ Quản lý dân chủ như là sự huy động và làm bộc

lộ các nguồn năng lực xã hội còn ẩn giấu của quần chúng”.

Chế độ dân chủ cần được hiểu ở hai mặt gắn bó mật thiết với nhau: một mặt là sựthảo luận cởi mở, thẳng thắn, với ý thức phát huy quyền làm chủ của quần chúng, pháthuy tính chủ động sáng tạo của các cơ sở, các cá nhân Một mặt là trách nhiệm của cánhân, của cơ sở đối với các ý kiến đóng góp và nghĩa vụ thực hiện các công việc đượcgiao, phục tùng các quyết định chung

Dân chủ không có nghĩa là chạy theo những ý kiến của quần chúng, theo đuổi quầnchúng, mà cần phải có lập trường, quan điểm rõ ràng, thẳng thắn, lựa chọn những ý kiếnmang tính xây dựng và có tính chất sáng tạo, hướng nó vào mục đích chung của tập thể.Tránh tình trạng “ dân chủ giả hiệu” tạo điều kiện cho các cá nhân , cơ sở phát biểu mộtcách thoải mái quan điểm của họ, song vẫn đưa ra những quyết định chủ quan có tínhchất độc đoán của riêng mình

Chế độ tập trung không thể tồn tại được nếu thiếu dân chủ, thiếu thu hút quần chúng

Đó là hai mặt của một vấn đề Để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần xác định một cáchhợp lý mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong trong từng công việc xác định rõnghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bản thân người cán bộ quản lý và từng ngườithừa hành

Tập trung dân chủ không có nghĩa là bất kỳ công việc gì cũng đưa ra bàn bạc, thảoluận mà cần xác định những công việc nào cần có ý kiến của tập thể, những công việc gì

Trang 12

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

có thể tự quyết định được Điều quan trọng là những quyết định của mình đưa ra có hợp

lý hay không, có được dư luận tập thể đồng tình, chấp nhận hay không?

3.1.3 Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn

Hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em là một hoạt động khoa học Do vậy công tácquản lý giáo dục mầm non nói chung và quản lí trường mầm non đòi hỏi tính khoa học

và thực tiễn rất cao

Muốn đảm bảo tính khoa học và thực tiễn trong quản lí, người quản lí phải nắmvững các qui luật khách quan của xã hội - thời đại, nắm vững qui luật giáo dục và nhữngtri thức khoa học quản lí

Cần có sự am hiểu tâm lí người thừa hành và những người tham gia vào công tácgiáo dục, quản lí trên cơ sở đó tổ chức một cách khoa học ( hợp lí) lao động của cán bộ,giáo viên

Xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, những yêu cầu, đòi hỏi của xã hộivới giaó dục ngày một cao, chúng ta không thể rập khuôn, may móc” giậm chân tại chỗ”được, mà cần phải có sự vận động trong công tác giáo dục và quản lí giáo dục để theokịp những đòi hỏi cuả xã hội, nói ngắn gọn là trong công tác quản lí chúng ta phải bámsát thực tiễn (Đảm bảo tính thực tiễn)

Hơn thế nữa, mỗi địa phương có những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, do vậytrong quá trình chỉ đạo triển khai công tác giáo dục mầm non đòi hỏi người các bộ quản

lí phải linh hoạt, sáng tạo sao cho vừa hoàn thành được nhiệm vụ trọng tâm của ngànhvừa phù hợp với thực tiễn địa phương

Việc áp dụng những lí luận và kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương vào hoàncảnh thực tiễn của một địa phương cụ thể cũng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, cân nhắc.Tránh rập khuôn, máy móc những kinh nghiệm của địa phương khác vào điều kiện cụthể của địa phương mình

3.1.4 Kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể xã hội.

Thực chất của nguyên tắc này là hướng sự hoạt động tích cực của cá nhân và lợi íchcủa tập thể - xã hội trên cơ sở bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài của mỗi cá nhân.Việc người lao động quan tâm đến lao động của mình, nghĩa là đến lợi ích vật chất

và tinh thần mà lao động của họ đưa lại là điều có tính chất khách quan, tất yếu, dựa trênmối liên hệ giữa sự cống hiến bằng lao động của họ vào sản xuất xã hội và thù lao mà xãhội trả cho họ Mỗi cá nhân làm việc cho tập thể -xã hội cũng chính là làm việc hco bảnthân mình Lợi ích vật chất và tinh thần chính là động cơ bên trong thúc đẩy mọi hoạtđộng tích cực, hăng say của mọi cá nhân Để thúc đẩy tính tích cực hoạt động của mỗi cánhân., người các bộ quản lí không thể chỉ quan tâm đến công việc chung, những lợi íchcủa tập thể mà xem nhẹ quyền lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể- xã hội một mặt giúpngười cán bộ quản lí hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ chung mà xã hội giao chi tậpthể của mình phụ trách, một mặt thúc đẩy mỗi cá nhân hoạt động tích cực, tự giác vìmục tích chung của tập thể

Việc quá đề cao lợi ích tập thể, xem nhẹ lợi ích tập thể cá nhân sẽ triêt tiêu động lựchoạt động của cá nhân Quản lí như vậy trở thành duy ý chí Ngược lại, trong công tác

Trang 13

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

quản lí chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, chạy theo lợi ích cá nhân mà quên lợi ích tậpthể thì đến một lúc nào đó tập thể sẽ không tồn tại, chủ nghĩa cá nhân hoành hành Haithái cực này đều bất lợi trong công tác quản lí

Quan tâm đến quyền lợi vật chất của con người là sự quan tâm của xã hội đối vớinghề nghiệp, thể hiện ở chế độ đãi ngộ của xã hội, đồng lương của cá nhân thuộc nghềnghiệp đó Trong tập thể một trường học, sự quan tâm đến quyền lợi vật chất của ngườilao động thể hiện ở mức thu nhập hàng tháng, tiền thưởng về lao động sáng tạo, về thiđua, về chất lượng giáo dục……

Quan tâm đến lợi ích vật chất của mỗi cá nhân không có nghĩa là chỉ có thưởng, cókhuyến khích mà thôi, mà cần phải cò hình thức phạt tiền, tước bỏ quyền lợi vật chất đốivới những cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm đối với tập thể

Quan tâm đến quyền lợi vật chất thì phải đi đôi với quyền lợi tinh thần của cá nhân.Hai yếu tố này quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nê động cơ thúc đẩy con người hoạt độngtích cực Trong xã hội văn minh, nhu cầu tinh thần ngày càng trở thành yếu tố qua trọngthúc đẩy con người hoạt động

Ngay việc quan tâm đến quyền lợi vật chất của cá nhân đã động viên mặt tinh thầncủa người lao động Ngoài ra cần quan tâm đến nhu cầu văn hóa - tinh thần của ngườilao động : nhu cầu xem phim, kịch , ca nhạc, tham quan, nghỉ mát, tổ chức hội hè, vănhóa – văn nghệ…, những bắng khen, giấy khen, danh hiệu… là những yếu tố tinh thầnrất cần thiết đối với mỗi con người

Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động chỉ có hiệu quả khi đánh giáđúng con người về khả năng, về nhu cầu, về tâm tính hoàn cảnh riêng của họ và tôntrrọng con người Do vậy việc tìm hiểu đặc điểm tâm lí của từng người thừa hành, điềukiện, hoàn cảnh riêng của họ… là rất cần thiết giúp cho người quản lí hoàn thành côngviệc của minh

3.1.5 Kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo địa phương và vùng lãnh thổ.

Thực chất của nguyên tắc này là vừa đảm bảo sự quản lí thống nhất từ trên xuốngdưới, từ trung ương đến địa phương về ngành nghề nào đó, nó vừa phù hợp với hoàncảnh thực tiễn của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, vừa phát huy được thế mạnhcủa các địa phương, và vùng lãnh thổ

Đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động mới, thông minh và sáng tạo là mụcđích của ngành giáo dục mục đích này được triển khai một cách thống nhất trong toànquốc của tòan bộ hệ thống giáo dục quốc dân; từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học

và trên đại học Những chủ trương, đường lối giáo dục mang tính chất quốc gia cần phải

có sự thống nhất, đồng bộ Song trong hoàn cảnh thực tiễn, tùy nhu cầu của từng địaphương và vùng lãnh thổ quá trình giáo dục cần phải có sự phù hợp

Những vấn đề lớn, có ý nghĩa đối với đối với toàn xã hội đòi hỏi phải có sự thốngnhất trên phạm vi cả nước thì do ngành quản lí Còn những vấn đề chính trị - xã hội, đờisống sinh hoạt… có ý nghĩa đối với địa phương nhiều hơn thì do địa phương quản lí.Đối với công tác giáo dục mầm non, quản lí theo ngành đảm bảo thực hiện chươngtrình giáo dục mầm non thống nhất trong cả nước, đảm bảo tiêu chuẩn lựa chọn và đàotạo nghiệp vụ đối với giáo viên mầm non, các quy định cơ bản về chế độ chính sách đốivới trường mầm non và giáo viên mầm non Chương trình chăm sóc và giáo dục mầmnon được quy định một cách thống nhất trong cả nước về mục tiêu, nội dung cần đạtđược về phát triển thể chất, trí tuệ, tâm lí của trẻ, mọi cấp quản lí cần bám sát mục tiêu

Trang 14

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

thống nhất này để chỉ đạo các lực lượng giáo dục mầm non ở địa phương mình thựchiện Mục tiêu thống nhất này đồng thời cũng đặt ra những tiêu chuẩn thống nhất vềnăng lực và phẩm chất giáo viên mầm non và những yêu cầu cơ bản cho công tácđào tạogiáo viên mầm non; đặt ra những qui định cơ bản về chế độ chính sách đối với giáo viênmầm non trong trường mầm non

Quản lí theo địa phương và vùng lãnh thổ đảm bảo thực hiện được những nội dung

và các yêu cầu cơ bản của quản lí theo ngành nói trên dựa vào đặc điểm hoàn cảnh củatừng địa phương, từng vùng lãnh thổ, phát huy được khả năng và thế mạnh của địaphương Người cán bộ quải lí một mặt phải nghiên cứu chủ trương, đường lối giáo dụcchung, những mục tiêu chung của ngành, một mặt phải nghiên cứu tình hình thực tiễncủa địa phương về mọi mặt để chỉ đạo các lực lượng giáo dục thực hiện một cách linhhoạt, sáng tạo mục tiêu giáo dục mầm non phù hợp với thực tiễn địa phương “ Khôngphải trong chương trình có cây dừa là đâu cũng có cây dừa ra làm bài học, ngay cảnhững nơi có cây dừa … Giáo viên phải biết nắm lấy thời cơ, sử dụng tất cả những yếu

tố có trong môi trường xung quanh, những sự việc xảy ra chứ không máy móc theo trình

tự của một chương trình chi li” Điều quan trọng là qua bài dạy của mình, qua chươngtrình giáo dục của mình, tâm lý – nhân cách trẻ được hình thành và phát triển theo mụctiêu giáo dục đã đề ra Khai tác khả năng, thế lực cuả địa phương đòi hòi người cán bộquản lí phải chỉ đạo giáo viên cuả mình tận dụng có hiệu quả những yếu tố, điều kiện sẵn

có của địa phương về tự nhiên, xã hội và văn hóa địa phương trong quá trình giáo dục trẻ

em Đồng thời kết hợp và phát huy thế mạnh của giáo dục gia đình và các tổ chức đoànthể xã hội trong công tác giáo dục trẻ em

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Nguyên tắc đòi hỏi những điều kiện nhất định về vật chất, về sức người và thời gianphải làm ra nhiều nhất và tốt nhất của cải vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu xãhội ngày một tăng Hiệu quả kinh tế được do bởi kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, saocho tiết kiệm được thời gian, sức người, sức của mà đạt được hiệu quả lao động cao.Trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục mầm non, hiệu quả kinh tế được đobằng chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục được thể hiện ở phẩm chất và năng lựccủa thế hệ trẻ Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố: những chi phí vật chấtcho giáo dục, đội ngũ giáo viên… Và quan trọng là việc sắp xếp tổ chức một cách hợp lílao động của đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên

Thật sai lầm khi chúng ta lấy việc thu nhập vật chất của nhà trường, của đội ngũ giáoviên, cán bộ công nhân viên làm thước đo hiệu quả kinh tế giáo dục trong thực tiễn cókhông ít nhà trường chạy theo lợi nhuận kinh tế mà tiết kiệm quá mức những chi phí vậtchất cho công tác giáo dục mầm non Đồ dùng đồ chơi thiếu thốn, đơn điệu, giáo viên ít,thiếu trình độ, lớp lại đông, phòng học, sân chơi chật chội… chất lượng giáo dục giãmsúc, uy tín của nhà trường ngày càng phai mờ trong nhân dân

Vấn đề đặt ra là cần phải sữ dụng một cách hợp lí những tiềm năng vật chất của địaphương, của nhà trường, sắp xếp, phân công một cách hợp lí lao động của đội ngũ giáoviên, cán bộ công nhân viên sao cho mỗi cá nhân phát huy cao độ khả năng của mình,tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được sức người, sức của mà giáo dục không ngừngnâng cao

Không thể có chất lượng giáo dục cao khi cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ dùng, đồ chơitồi tàn, đội ngũ giáo viên yếu kém Để nâng cao chất lượng giáo dục việc đầu tư cho việcxây dựng trường lớp chuẩn mực, mua sắm đồ dùng đồ chơi phù hợp với chương trình

Trang 15

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

chăm sóc và giáo dục trẻ em tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập bồi dưỡng nângcao tay nghề là rất cần thiết cho mục đích trước mắt và lâu dài của nhà trường

3.1.7 Đảm bảo vai trò của quần chúng tham gia vào công tác quản lí nhà trường

Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng Việc chăm sóc giáo dục trẻ emkhông chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm riêng cuả nhà trường, mà còn là nhiệm vụ tráchnhiệm của gia đình và của tổ chức xã hội do vậy trong công tác quản lí giáo dục mầmnon là rất cần thiết

Nguyên tắc này phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây:

-Phải làm cho toàn xã hội nhận thức được trách nhiệm nghĩa vụ của mình đối vớiviệc vun đắp, giáo dục thế hệ tương lai

-Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho trường mầm nontrong công tác chăm sóc giáo dục trẻ em

- Nhà trường phải tạo điều kiện cho các tổ chức quần chúng tham gia vào công tácxây dựng, phát triển và quản lí nhà trường Một trong những biện pháp để thực hiệnđược yêu cầu này nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với gia đình và tổ chức xã hội trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ em; Tận dụng mọi tiềm năng về vật chất và tinh thần củagia đình, các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em; tạo ra sự thống nhấtgiữa các lực lượng giáo dục trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em; hình thành và phát huyvai trò của hội phụ huynh học sinh; tăng cường sự hợp tác với các tổ chức xã hội trongviệc chăm sóc giáo dục trẻ em

Mỗi nguyên tắc trên đây qui định rõ những tiêu chuẩn hành vi mà người cán bộ quản

lí phải tuân theo Do vậy cần phải kết hợp sử dụng một cách nhuần nhuyễn nhữngnguyên tắc này trong công tác quản lí mới có hiệu quả

3.2 Phương pháp quản lý giáo dục mầm non:

Phương pháp là cách thức là con đường hoạt động của con người nhằm đạt đượcmục đích đã đề ra Mỗi hoạt động có những phương pháp đặc trưng Trong công tácquản lý, phương pháp quản lý là bộ phận năng động nhất, linh hoạt nhất Trong mỗi tìnhhuống, mỗi đối tượng nhất định, người quản lý phải biết sử dụng phương pháp quản lýthích hợphoặc áp dụng kết hợp nhiều phương pháp một cách linh hoạt Đối tượng củaquản lý giáo dục là hoạt động của những con người đòi hỏi phải có những phương phápquản lý đa dạng Dưới đây là những phương pháp chủ đạo, có vị trí quan trọng nhấttrong quản lý giáo dục

3.2.1 Phương pháp hành chính.

Phương pháp hành chính là phương pháp có tính chất pháp quy bắt buộc Tức làngười quản lý điều hành cán bộ công nhân viên của mình bằng những mệnh lệnh, nhữngquyết định có tính chất văn bản ( qui chế, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị…) bắt buộc ngườidưới quyền phải thi hành nhiệm vụ

Phương pháp hành chính giúp cho người quản lý xây dựng kiện toàn được bộ máyquản lý lãnh đạo., các tiêu chuẩn ( tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ công nhân viên ), cácđịnh mức ( số ngày làm việc, số trẻ trong một lớp), các quy chế ( về lao động, công táccủa giáo viên, cán bộ công nhân viên ).Những tiêu chuẩn, định mức, quy chế trên được

Trang 16

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

xây dựng trên những văn bản có tính chất pháp quy mà người cán bộ quản lý và mọinhân viên đều phải thi hành Nó quy định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi

cá nhân trong hệ thống quản lý

Phương pháp hành chính thể hiện tính tập trung trong công tác quản lý Các mệnhlệnh, các quyết định ở đây mang tính chất trực tiếp, cụ thể, có thời hạn, có địa chỉ ngườithi hành Trong đó xác định việc gì cần làm, yêu cầu cần đạt, trách nhiệm, nghĩa vụ củangười thi hành

Phương pháp này giúp cho người cán bộ quản lý dễ điều hành cán bộ, giáo viên,công nhân viên của mình ( theo các quyết định, chỉ thị… có tính chất văn bản pháp lý )và

dễ dàng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của người thừa hành Đồng thời nó giúp chongười cán bộ quản lý chỉ đạo tập thể của mình thực hiện đúng chủ trương, đường lốichính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước

Các chỉ thị, nghị quyết có khi từ trên đưa xuống, cókhi từ ban lãnh đạo co8 sở đưa

ra, trong những thời điểm cụ thể với những hoàn cảnh và điều kiện thực hiện cụ thể Cầntránh lối hành chính quan liêu, chủ ghĩa giấy tờ máy móc xa rời thực tiễn, mệnh lệnh cửaquyền, không lắng nghe ý kiến của quần chúng, không phát huyđược sáng kiến của quầnchúng

Phương pháp quản lý hành chính chỉ có hiệu lực khi những mệnh lệnh, những quyếtđịnh của người quản lý phù hợp với khả năng và điều kiện của người thừa hành, phù hợpvới yêu cầu tự thực tiễn của đơn vị mình Và trong bất lỳ mệnh lệnh nào cũng phải baohàm quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định

Trong quản lý cần có sự kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quyết định và mẹnhlệnh đã ban hành Kịp thời phát hiện những chỗ sai lệch, điều chỉnh những chỗ khôngphù hợp, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh để cho những quá trình đó tiến hànhthuận lợi, đạt mục đích đã đề ra

3.2.2 Phương pháp giáo dục.

Đây là phương pháp tác động bằng tinh thần của chủ thể quản lý đến đối tượng quản

lý nhằm giúp cho họ hiểu biết, tin tưởng và tích cực thi hành những công việc được giao.Tức là người quản lý dùng lời lẽ và hành động mang tính thuyết phục để giảng dạy chongười thừa hành hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ.Những phương pháp, biện pháp thực hiện nhiệm vụ Trên cơ sở đó người thừa hành tintưởng và tích cực hoàn thành có trách nhiệm công việc được giao

Nhiệm vụ cơ bản của phương pháp giáo dục là động viên tinh thần chủ động, tíchcực, tự giác, năng lực sáng tạo của mọi người, huy động các khả năng tiểm tàng của mỗi

cá nhân do nhận thức rõ ý nghĩa, do được kích thích về tinh thần mà hăng hái hoàn thànhcác nhiệm vụ giáo dục Đồng thời tạo ra trong quá trình hoạt động một không khí phấnkhởi, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau và vươn lên không ngừng

Người cán bộ quản lý cần sử dụng ba phương tiện cơ bản sau đây để giáo dục thuyếtphục ngừơi thừa hành thực hiện nhiệm vụ của mình

Một là những chỉ thị, những nghị quyết có tính chất văn bản pháp quy của Nhà

nước, những mục tiêu, nhiệm vụ, nghị quyết của tập thể Người cán bộ quản lý dựa vàonhững văn bản, những nghị quyếtnày để giảng giải, thuyết phục người thừa hành khigiao nhiệm vụ ch họ cũng như việc kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của họ

Hai là quy tín của bản thân về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và những

phẩm chất tính cách, uy tín cán bộ là một điều kiện rất quan trọng để giáo dục thuyết

Trang 17

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

phục người khác Người cán bộ quản lý có uy tín thì lời nói của họ mới có trọng lượngkhi giáo dục người thừa hành, mới hình thành được niềm tin ở họ khi thực hiện nhiệm vụcủa người quản lý mình

Ba là sử dụng dư luận tập thể ( lành mạnh ) để điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái

độ của mỗi thành viên Khi tập thể có dư luận lành mạnh, người cán bộ uqản lý có thể

tác động một cách gián tiếp đến mỗi thành viên thông qua dư luận tập thể Theo A.X.

MaKarencô Nhà giáo dục Nga, khi có tập thể lành mạnh với dư luận tập thể lành mạnh đủ sức điều khiển, điều chỉnh hành vi của cá nhân theo hướng tích cực, thì nhà giáo dục có thể sử dụng phương pháp giáo dục song song, Vừa trực tiếp tác động

thuyết phục người được giáo dục vừa tác động đến họ thông qua dư luận tập thể Sự kếthợp linh hoạt sáng tạo giữa nhà giáo dục và tập thể khi tác động đến đối tượng giáo dục

sẽ có hiệu quả cao Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể có thể sựgặp gỡ trực tiếp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục là chủ yếu, có thể chỉ cầnnhững tác động của dư luận tập thể, người quản lý không cần tác động trực tiếp

Để phương pháp giáo dục thuyết phục có hiệu quả người cán bộ quản lý giáo dụcphải nắm được hiện tại và xu hướng phát triển của xã hội - thời đại, những mục tiêutrước nắt và lâu dài của công tác giáo dục nói chung và ngành học mầm non nóiriêng.Trên cơ sở những hiểu biết này mà giáo dục thuyết phục người thừa hành thựchiện những nhiệm vụ của tập thể theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách giáo dụccủa Đảng và Nhà nước, song cần tránh tư tưởng nâng cao quan điểm chính trị để cưỡngbức, đánh giá hành vi của người thừa hành Không nên lấy chuẩn mực của quá khứ đểgiáo dục người thừa hành Nội dung giáo dục thuyết phục phải phù hợp với khả năng,hoàn cảnh của người thừa hành và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội - thời đại.Việc nắm vững khả năng và hoàn cảnh của người thừa hành là rất cần thiết đối vớingười cán bộ quản lý vấn đề đặt ra là người quản lý giáo dục phải biết đặc điểm tâm lýcủa người thừa hàn, hoàn cảnh sống, tâm trạng, khả năng, mong đợi, tính cách, cá tính…của họ khi giảng dạy thuyết phục họ theo ý mình

Bản thân người cán bộ quản lý phải là một tấm gương về công việc mà mình giaocho người thừa hành Tức là người cán bộ quản lý không chỉ nói được mà còn làm đượcnhững điều mà mình giáo dục Khuyên giải người khác Đây là một trong những yếu tốquan trọng để tạo ra uy tín của người cán bộ quản lý

Một vấn đề không kém phần quan trọng là người cán bộ quản lý phải xây dựng chođược một tập thể sư phạm lành mạnh, có dư luận tập thể lành mạnh, có đội ngũ cán bộnồng cốt vững mạnh cùng vai sát cách với mình vì những công việc chung

3.2.3 Phương pháp “dùng đòn bảy” kinh tế

Phương pháp hành chính điều hành người lao động bằng những mệnh lệnh, quyếtđịnh có tính chất văn bản pháp quy bắt buộc Phương pháp giáo dục điều hành người laođộng dựa trên sự thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức của người thừa hành về nghĩa

vụ, trách nhiệm Trên cơ sở đó điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của người thừahành theo hướng tích cực Phương pháp “dùng đòn bảy” kinh tế điều hành người laođộng dựa trên lợi ích kinh tế của người lao động

Đặc điểm của phương pháp “dùng đòn bảy kinh tế “ là những tác động của chủ thểquản lý (người cán bộ quản lý) diễn ra một cách gián tiếp thông qua lợi ích kinh tế đếnđối tượng quản lý (người được quản lý) nhằm kích thích tính tích cực của họ Trong mỗitrường hợp cụ thể, người thừa hành có thể lựa chọn cho mình phương án tối ưu để thựchiện nhiệm vụ

Trang 18

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trong quản lý giáo dục, phương pháp này thể hiện bằng các chế độ, chính sáchkhuyến khích vật chất và thường kết hợp với phương pháp hành chính trong việc xácđịnh các định mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu Những chỉ tiêu, định mức… cần được xây dựngtrên những luận chứng về kinh tế xã hội

Khác với lĩnh vực kinh tế, sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người lao động.Việc đào tạo nhân cách là một quá trình lâu dài Do vậy không thể áp dụng máy móc cácphạm trù, khái niệm và quy luật kinh tế vào lĩnh vực giáo dục Chi phí cho giáo dục vừa

có thể coi là chi phí cho nhu cầu văn hoá tinh thần vừa có thể coi là chi phí để tái sảnxuất sức lao động cho các ngành nghề kinh tế Về phương diện kinh tế xã hội chi phí chogiáo dục là có hiệu quả nhất, là vấn đề quốc sách

Trong cơ chế kinh tế thị trường, việc hạch toán kinh tế và phát huy chủ động, sángtạo người lao động và khuyến khích lợi ích vật chất thoả đáng cho sự tích cực sáng tạocủa họ là cần thiết để sử dụng phương pháp “dùng đòn bẩy” kinh tế có hiệu quả, cần phải

có những điều kiện cơ bản sau:

Cần mở rộng quyền hạn và khả năng tự quản của cấp dưới trên cơ sở hạch tóan đúngđắn cho từng công việc Vấn đề quan trọng là hạch toánđ1ng đắn cho từng công việc vềchi phí vật chất, tiền của, sức lao động, thời hạn hoàn thành, hiệu quả công việc lànhằmđạt được cái gì? ở mức độ nào? Việc xây dựng định mứclao động, chỉ tiêu laođộng… cần có luận chứng kinh tế - khoa học hợp lí, dực trên những tiêu chuẩn, địnhmức đóngười cán bộ quản lí giao quyền tổ chức thực thi công

Khi giao việc cho cấp dưới phải tính đến khả năng, điều kiện thực hiện của cấp dưới

và phải xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cấp dưới khi thực hiện côngviệc

Mục tiêu, điều kiện thực hiện công việc phải rõ ràng ổn định Như trên đã trình bày,định mức lao động đã được hạch toán một cách khoa học, hợp lí với những điều kiện cụthể, ổn định Do vậy việc thay đổi điều kiện thực hiện sẽ khó khăn cho việc thực hiệnmục tiêu, Đồng thời mục tiêu thay đổi thì cũng cần thay đổi điều kiện thực hiện mụctiêu Đây là hai vấn đề có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách rời

Những khuyến khích vật chất phải thoả đáng và đi đôi với khuyến khích tinh thần.tuỳ thuộc vào hiệu quả công việc, năng xuất lao động và dực vào định, chỉ tiêu đã giaongười quản lí quyết định mức thưởng vật chất một cách thoả đáng Khi khuyến khích vậtchất cần cần có những khuyến khích tinh thần kèm theo như danh hiệu lao động, giáykhen, bằng khen, những cuộc tham quan, du lịch… Ngay cả khuyến khích vật chất cũngcần tạo ra sự trang trọng, lịch sự để động viên tinh thần cho người được khuyến khích.Một món quà tặng dù có tốt đến mấy nhựng được bao bọc thiếu gọn gàng, đẹp mắt sẽgiãm bớt sự lịch sự trang trọng Ngược lại một món quà phải chăng nhưng được bao bọcđẹp đẽ hấp dẫn sẽ tăng phần lịch sự trang trọng nói tóm lại khuyến khích vật chất phải điliền với khuyến khích tinh thần đằng sau tờ giấy khen, bằng khen hay tấm huy chương

là quyền lợi vật chất xứng đáng và có ý nghĩa thực sự đối với cuộc sống của người laođộng

Mỗi phương pháp trên đây có thể mạnh nhất định trong công tác quản lý, chúngkhông độc lập mà có sự liên quan thống nhất với nhau Cần phải thấy rằng phương pháphành chính là phương pháp tác động trực tiếp Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúngcũng có những tác động gián tiếp: các định mức tiêu chuẩn, chỉ tiêu kế hoạch khi đượcquyết định từng phưong pháp hành chính thì trở thành những mục tiêu điều chỉnh thườngxuyên hành động của người bị quản lý Các phương pháp “dùng đòn bảy kinh tế”phương pháp giáo dục thuộc loại phương pháp tác động gián tiếp Nhưng những phương

Trang 19

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

pháp này muốn có hiệu lực thì cần phải được “Thế chế hóa” bằng các quyết định có tínhchất văn bản pháp lý Có thể nói rằng các văn bản hành chính là cơ sở pháp lý trong quản

lý Chúng điều tiết tất cả các mối quan hệ tổ chức, hành chính, giáo dục, kinh tế Nếukhông có văn bản pháp lý thì không thể quản lý thống nhất Nhất quán và sẽ làm nảysinh tư tưởng tùy tiện, phân tán Khi đặt phương pháp hành chính lên hàng đầu, khôngnên hiểu đó là quan liêu, giấy tờ và trong giáo dục chỉ có quản lý bằng phương pháphành chính Ngoài ra cần nhấn mạnh rằng dù dùng phương pháp hành chính hay “Dùngđòn bảy kinh tế” khi quản lý giáo dục (tức là quản lý những con người làm công tác giáodục) thì các yếu tố tâm lý – xã hội cần được chú ý, và phương pháp giáo dục cần đượcquan tâm Đành rằng phương pháp này cần phải kết hợp với phương pháp hành chính vàkinh tế mới có hiệu quả

4 Quy trình quản lý giáo dục mầm non:

4.1 Khái niệm quy trình quản lý giáo dục mầm non

Quá trình quản lý thường diễn ra có tính chu kỳ một năm học từ tháng 9 đến tháng 6năm sau  hè

Chu kỳ của quá trình quản lý gọi là quy trình quản lý

Quy trình quản lý là sự kết hợp các chức năng quản lý theo một trật tự thời gian xácđịnh, theo thứ tự thời gian các hoạt động quản lý diễn ra kế tiếp nhau

Lưu ý: Những phương tiện cơ bản để GD thuyết phục người thừa hành thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Những Chỉ thị, Nghi Quyết có tính chất văn bản pháp quy của Nhà nước; nhữngmục tiêu nhiệm vụ của tập thể

- Uy tín của bản thân, về năng lực chuyên môn, năng lực QL & những phẩm chấttính cách

- Sử dụng dư luận tập thể (lành mạnh) để điều chỉnh hành vi, thái độ của mỗi thànhviên

4.2 Các giai đoạn trong quy trình quản lý giáo dục mầm non:

Quy trình quản lý có thể chia làm 5 giai đoạn:

- Tiền kế hoạch

- Kế hoạch hóa

- Tổ chức thực hiện

- Kiểm tra đánh giá

 Giai đoạn tiền kế hoạch:

- Chuẩn bị lập KH trên cơ sở KH của bộ phận

- Chuẩn đoán – xác định trạng thái xuất phát và những phân tích sư phạm về trạngthái đó Dựa trên kết quả năm học cũ

- Xác định nhu cầu và các mục tiêu Chọn hướng ưu tiên – dự kiến mục tiêu cần đạt– chuẩn đánh giá

- Dự đoán, phát thảo phương án

- Kết thúc giai đoạn này trong tay hiệu trưởng phải có bản dự thảo kế hoạch sau khi

đã có ý kiến góp ý …

 Giai đoạn kế hoạch hóa:

Là giai đoạn quan trọng nhất có vai trò lớn nhất

Kết quả của giai đoạn này phải đạt được sự thống nhất cao trong nhà trường về bảng

kế hoạch năm học Vì đây chính là nội dung cơ bản của quy trình quản lý

Để làm tốt, người lãnh đạo cần:

- Định rõ kế hoạch, các mục tiêu cần đạt tới

- Lựa chọn các biện pháp

Trang 20

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

- Lập chương trình hoạt động của nhà trường trong suốt năm học

- Thông qua tập thể SP và trình duyệt cấp trên

- Điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch

 Tổ chức thực hiện kế hoạch:

Là giai đoạn hiện thực hoá những ý tưởng đã kế hoạch hóa

Là sự xếp đặt người – việc hợp lý Sự phối hợp giữa các bộ phận, tạo nên sự cộnghưởng

Lênin nêu một các hình tượng: “Liệu một trăm có mạnh hơn một nghìn không?

Có chứ? Khi mà một trăm được tổ chức lại – Tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên 10 lần”

* Người hiệu trưởng:

+ Vừa là người thiết kế.

+ Vừa là người thi công.

Giai đoạn này thực hiện các việc:

- Thông báo kế hoạch – trình bay – thuyết phục, động viên, kích thích … Đôi khiphải cương quyết…

- Xếp đặt nhân sự, bộ máy, phân công

- Tiếp nhận và phân phối nguồn lực (kinh phí, trang bị …)

- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên, thiết lập mối quan hệquản lý Xác định mức độ can thiệp khi cần

- Các giáo viên tự kiểm tra công việc được giao

* Chỉ đạo :

- Thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và can thiệp của người lãnhđạo trong toàn bộ quá trình quản lý

- Là huy động toàn bộ lực lượng thực hiện kế hoạch năm học

Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ huy, ra lệnh – vai trò tư lệnh trưởng (tận dụng sự thừa hành chỉ huy củaCBQL cấp dưới)

- Động viên, khuyến khích kịp thời (sự xuất hiện của người lãnh đạo trong côngviệc là rất cần)

- Theo dõi, giám sát

- Điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý

* Kiểm tra:

Thông thường nó diễn ra ở giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý

Bao gồm cá nội dung sau:

- Đánh giá trạng thái kết thúc công việc

- Xác định mức độ đạt được so với mục tiêu

- Phát hiện những lệch lạc, sai sót Tìm nguyên nhân

- Tổng kết tạo thông tin cho chu trình tiếp theo

Kiểm tra thực chất là quá trình thiết lập mối liên hệ nghịch trong quản lý, nó giúpngười lãnh đạo điều khiển một các tối ưu hoạt động nhà trường

Kết luận: Không có kiểm tra – không có quản lý

* Tóm lại: Chu trình quản lý gồm 5 giai đoạn:

TIỀN KH

Trang 21

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Quy trình quản lý là một tổng thể toàn vẹn Không hoàn toàn rạch ròi như trên đã nói(chỉ có tính tương đối)

Có những chức năng diễn ra ở cả giai đoạn này và giai đoạn khác

Trang 22

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG MN CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG:

ĐÀO TẠO

BỒI DƯỠNG

QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO

CƠ QUAN NGHIÊN CỨU

VIỆN NGHIÊN CỨU TRẺ EM (MN)

CBQL TỈNH THÀNH

PHÒNG GDMN

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN

ĐÀO TẠO BỒ DƯỠNG GV

CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HỘI CMHS

Trang 23

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

- Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng và duy trì sĩ số:

Quản lí chỉ đạo việc phát số lượng Trường mầm non có nhiệm vụ từng bước thunhận tối đa số trẻ trong độ tuổi thuộc địa bàn nơi trường đóng Số lượng trẻ nhận vào cácnhóm, lớp phải đúng qui định của Điều lệ trường mầm non về quy chế nuôi dạy trẻ.Những nơi nhu cầu gửi trẻ đông chỉ cho phép vượt quá quy định 6 cháu ở mỗi loại nhómtuổi

- Quản lý công tác duy trì sĩ số trẻ: trước hết là quản lý về số lượng trẻ (nhận,chuyển trẻ vào nhóm lớp) trên tinh thần tiếp tục duy trì và phát triển các trường Mầmnon trong Quận tạo điều kiện cho các trường mầm non, mẫu giáo tư thục, dân lập đượcthành lập và hoạt động nuôi dạy trẻ, duy trì và phát triển số lượng trẻ tại các trường mầmnon theo đúng chỉ tiêu của Phòng giáo dục – Đào tạo đã giao, đảm bảo nhận đúng độtuồi

Trường phải có sổ theo dõi trẻ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm Nắmchắc thực trạng việc đi học của trẻ để có biện pháp duy trì, phát triển số lượng

- Quản lý công tác tuyển sinh:

Hàng năm nhà trường thông báo kế hoạch tuyển sinh và hướng dẫn thủ tục nhậptrường cho phụ huynh ( đơn xin gửi trẻ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận sức khỏe vàphiếu tiêm chủng, chứng nhận hộ khẩu… ) Ban giám hiệu xét duyệt và phân nhóm lớptheo qui định

Tuy nhiên ở những lớp ghép này thực hiện chương trình phải tuân theo chương trìnhquy định cho từng độ tuổi

Một vấn đề nữa là chuyện nhóm lớp đối với trẻ tuổi nhà trẻ hàng quí tổ chức chuyểnnhững trẻ đến tháng tuổi – phát triển bình thường lên nhóm lớn hơn Những trẻ hết tuổinhà trẻ, nhưng chưa đến đầu năm học thì vẫn để trẻ ở nhóm trẻ từ 24 – 36 tháng và nên

tổ chức cho trẻ hoạt động gần gũi với mẫu giáo bé Ở tuổi mẫu giáo, mỗi năm chuyểnlớp một lần vào đầu năm học

Hiệu trưởng chỉ đạo việc bàn giao chu đáo tình hình trẻ khi chuyển nhóm, lớp.không để trẻ thay đổi đột ngột với mội trường mới

- Căn cứ Điều lệ trường mầm non 2008 quy định:

Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo

Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành cácnhóm trẻ Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ

Trang 24

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớpmẫu giáo Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

- Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ

Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa đượcquy định đối với nhóm trẻ và lớp mẫu giáo thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặclớp mẫu giáo ghép;

Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớpđược giảm năm trẻ Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật.Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành Nếunhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính

Tuỳ theo điều kiện địa phương, nhà trường, nhà trẻ có thể có thêm nhóm trẻ hoặclớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ đến trường, đến nhà trẻ(gọi là điểm trường) Hiệu trưởng phân công một phó hiệu trưởng hoặc một giáo viênphụ trách lớp phụ trách điểm trường Mỗi trường, mỗi nhà trẻ không có quá 7 điểmtrường

1.2 Quản lý công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

1.2.1 Quản lý công tác nuôi dưỡng, chăm sóc

Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non:

Quản lý chế độ sinh hoạt hằng ngày: Lịch sinh hoạt – nề nếp thói quen Tổ chức môitrường cho các hoạt động Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất

Quản lý chất lượng nuôi dưỡng: Chế độ dinh dưỡng – khẩu phần ăn (thực đơn, cóchương trình dinh dưỡng) Bếp ăn – nhân sự; Kiểm tra GV thực hiện việc cho trẻ ăn;Quản lý chặt chẽ, đúng quy định nguồn thu cho dinh dưỡng, không để trẻ đói – khát Kếtquả dinh dưỡng thể hiện cụ thể trên thể lực trẻ.Đánh giá bằng biểu đồ

Quản lý sức khỏe và bảo vệ an tòan cho trẻ: Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Phòng bệnh lây lan, truyền nhiễm – vệ sinh – phòng bệnh Cho trẻ sống trong môi trường

an tòan sạch sẽ Quản lý nghiêm ngặt các chế độ vệ sinh – an tòan (trang thiết bị, dụng

cụ, cầu thang, lan can, sàn nhà …); Theo dõi sự tăng cân và tình hình sức khỏe trẻ Xydựng cc biện pháp chốngdịch bệnh, tuyệt đối Không để xảy ra tai nạn.Đảm bảo giấc ngủtốt cho trẻ

Đảm bảo cơ sở vật chất tốt phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đượchiệu quả cao, do vậy cần tiếp tục tạo điều kiện để các trường tiếp tục hoàn thiện điềukiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc chăm sóc nuôi dạy trẻ Mỗi đơn vị cần phải đầy

đủ phòng sinh hoạt ăn ngủ, phù hợp với hoạt động của trẻ, đủ cho từng nhóm lớp củatrường, phù hợp với diện tích so với số trẻ của nhóm lớp 1.5 -2m / trẻ, cần có phòng y tế,góc trẻ mệt với các trang thiết bị bên trong, nhằm phục vụ, giải quyết những tình huống,bệnh tật khi trẻ bị bệnh đột xuất tại trường

Hệ thống nước uống, sinh hoạt trong nhà trường phải được đảm bảo sạch (có xétnghiệm nước tại cơ sở y tế hàng năm 2 lần) nước uống cho trẻ phải được nấu chín, theoqui trình bếp 1 chiều, với đầy đủ nơi trong nhà bếp, nơi rửa sạch, nấu chín, sắt thái, bànsắt thái… với đầy đủ đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc chế biến cho các cháu, đảm bảosạch, đúng qui trình, vệ sinh phòng lớp, sàn nhà sân, hành lang, nền nhà bếp v.v… Phải

Trang 25

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

luôn sạch, thực hiện lau rửa theo lịch vệ sinh theo tuần, theo tháng Các phòng học,phòng ban, nhà bếp luôn được thoáng mát sạch Đặc biệt hệ thống thoát nước trong nhàtrường phải đáp ứng yêu cầu thông thoáng, không bị ngập nước, bị nghẹt đường cốngv.v… thiết kế hệ thống thoát nước phải kín, không làm rãnh hở không để nước đọngvũng, và có mùi hôi Ánh sáng trong từng lớp học phải đảm bảo độ sáng cho phép, tậndụng tối đa ánh sáng tự nhiên

Chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tính khẩu phần cho trẻ” Cáctrường mầm non xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cân đối, đủ chất cho các cháu lứa tuổimầm non (từ năm 1977 – 1998), đến nay có hiệu quả việc xây dựng khẩu phần dinhdưỡng tiện ích hơn phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng cân nặng và chiều cao: Thực hiện chươngtrình quốc gia “ Phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trong đó đặc biệt quan tâm đến 2vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ là Thừa cân, béo phì (TC, BP) đang có xuhướng phát triển; thiếu chiều cao (SDD chiều cao) đe dọa phát sinh tình trạng SDD mãntính hoặc thừa cân do phát triển nhanh chiều ngang (cân nặng) nhưng chậm phát triểnchiều cao

Chuyên đề “ Chống thừa cân, béo phì (2000 – 2002) và công tác chống SDD chiềucao song song với chống SDD cân nặng (2003 – 2004) cũng không ngoài hướng cải tạosức khỏe, phát triển tầm vóc của giống nòi Chuyên đề Đổi mới bữa ăn cho trẻ trongtrường mầm non (2011-2012)

Giải pháp xây dựng mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng tốt thay thế mô hình phòngchống suy dinh dưỡng đã được xây dựng với nội dung hoạt động một cách toàn diện

giúp trẻ phát triển, phòng bệnh một cách tốt nhất thay vì chỉ đặt trọng tâm chống bệnh

suy dinh dưỡng.

1.2.2 Quản lý công tác giáo dục trẻ:

Chương trình giáo dục mầm non (ban hành theo Quyết định số BGD&ĐT) được xây dựng theo quan điểm giáo dục tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, đảmbảo nguyên tắc đồng tâm phát triển, tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cựcđáp ứng nhu cầu và hứng thú cho trẻ trong qúa trình chăm sóc và giáo dục Chương trìnhkhông nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theohướng tích hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các mặt giáo dụcvới nhau để hình thành cho trẻ những năng lực chung và phát triển toàn diện thông quacác hoạt động chủ đạo phù hợp với từng lứa tuổi

2205/2006/QĐ-Chương trình giáo dục mầm non là phương tiện thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non (Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1 (Điều 22- Luật Giáo dục, 2005)

Hiệu trưởng phải giúp giáo viên nắm vững quan điểm giáo dục mầm non, nắm vững mục tiêu, kế hoạch và nội dung phương pháp giáo dục mầm non theo lứa tuổi Xây dựng

kế hoạch bồi dưỡng và kế họach kiểm tra chuyên môn cho GV Phát huy tiềm năng, sự sáng tạo của đội ngữ GV-NV Bồi dưỡng GV giỏi cấp trường, quận, thành phố Tổ chức các chuyên đề, hội thi Bồi dưỡng thường xuyên cho GV

Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng tốt các mối quan hệ BGH – GV, GV-GV, GV-HS; Nhà trường và gia đình; Nhà trường và xã hội

Nội dung giáo dục trong chương trình tổ chức theo hướng tích hợp và theo các chủ

đề gần gũi, thông qua các hoạt động đa dạng phong phú, đảm bảo tính linh hoạt mềmdẻo, thiết thực với trẻ

Trang 26

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đối với trẻ nhà trẻ: chương trình coi trọng việc đảm bảo an toàn, nuôi dưỡng chăm

sóc sức khỏe về thể chất cũng như về tinh thần, đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý Nộidung chương trình gồm 4 lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát trriểnngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội Trong đó giáo dục thẩm mỹ được lồng ghép với nộidung phát triển tình cảm xã hội Các phương pháp giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ chú trọngvào việc người lớn giao tiếp, gắn tình cảm với trẻ; khuyến khích các cơ hội cho trẻ đượchoạt động với đồ vật, đồ chơi, khám phá môi trường xung quanh nhằm kích thích sự pháttriển các giác quan, các chức năng tâm sinh lý; hình thành những phẩm chất và năng lựcmang tính nền tảng cho sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ trong các giai đoạn sau

Đối với trẻ mẫu giáo: việc đảm bảo an toàn, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe về thể

chất và tinh thần, đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý là một trong những yêu cầu quantrọng khi thực hiện chương trình Nội dung giáo dục được nhấn mạnh theo 5 lĩnh vực:Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm – xãhội, phát triển thẩm mỹ và được đưa ra theo hướng mở phù hợp với các mức độ theo độtuổi Trên cơ sở đó, cho phép giáo viên linh hoạt lựa chọn nội dung, lập kế hoạch tổ chứcthực hiện theo hướng tích hợp chủ đề thông qua các hoạt động đa dạng phù hợp với khảnăng trẻ và thực tế địa phương Nội dung các chủ đề được lặp lại và phát triển mở rộngdần từ nhà trẻ lên mẫu giáo, xuất phát từ bản thân trẻ, mối quan hệ qua lại giữa trẻ vớigia đình, trường mầm non, cộng đồng, quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiêngần gũi và phù hợp với nhận thức của trẻ Các phương pháp giáo dục phù hợp với lứatuổi mẫu giáo đảm bảo trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”

Môi trường cho trẻ hoạt động được tổ chức các góc chơi nhằm khuyến khích trẻ hoạtđộng tích cực, tìm tòi, khám phá theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân, giúp trẻ phát triển toàndiện Nội dung đánh giá trong chương trình coi trọng việc đánh giá sự tiến bộ của từngtrẻ, quá trình hoạt động của trẻ cũng như đánh giá việc thực hiện chương trình của giáoviên Nội dung, phương pháp đánh giá là khách quan, giúp giáo viên, cán bộ quàn lý điềuchỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế nhóm, lớp ở địa phương.Chương trình giáo dục mầm non chú trọng đến sự phối hợp giữa gia đình, trườngmầm non và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ; đồng thời quan tâm đến công táccan thiệp sớm trẻ khuyết tật và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được hòa nhậptrong trường mầm non

Căn cứ vào chương trình, chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục – Đào tạo chỉđạo cho Hiệu trưởng các trường mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điềukiện thực tế ở địa phương, đơn vị và triển khai cho giáo viên thực hiện nghiêm túc nộidung chương trình Xây dựng nội dung, thang điểm thi đua và thực hiện việc kiểm tra,

dự giờ, thăm lớp thường xuyên từ đó có biện pháp xử lý kịp thời việc thực hiện khôngđúng chương trình

Trường Mầm non quan tâm giải quyết rất tốt trên cả hai lĩnh vực chăm sóc và giáodục, phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân béo phì cho trẻ; chuẩn bị tốt về tâm thế họctập và phát triển ngôn ngữ cho trẻ chuẩn bị vào lớp một bậc tiểu học Có kế hoạch tổchức thực hiện tốt các chuyên đề nâng chất lượng giáo dục trẻ và đem lại hiệu quả tíchcực cho sự phát triển của trẻ Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GDMN Sở GD&ĐT tỉnhthành phố khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục thì Ban giámhiệu trường mầm non cần đưa ra các biện pháp chỉ đạo cụ thể nhằm giúp giáo viên thựchiện một cách sáng tạo, linh hoạt, hướng đến mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện vàchuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một tiểu học

Trang 27

MÔN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên đề tổ chức hoạt động vui chơi, trong đó có vui chơi ngoài trời dẫn đến nhucầu cải tạo xây dựng sân chơi trên lầu đối với các trường qũy đất còn hạn hẹp Hưởngứng tích cực chuyên đề giáo dục lễ giáo do Phòng GDMN SGD-ĐT thành phố chỉ đạo,đáp ứng đòi hỏi yêu cầu phụ huynh và xã hội Chuyên đề được thực hiện trong 3 nămhọc ( từ 1996-1997 đến 1998-1999) Nhiệm vụ cơ bản là đẩy mạnh công tác tuyên truyềncho phụ huynh và toàn xã hội về giáo dục hành vi, thái độ tốt cho trẻ đối với bản thân,mọi người và môi trường Công tác tuyên truyền được đổi mới về hình thức để đem lại

sự sinh động cho nội dung qua TV, phát thanh, sách báo, góc trao đổi với phụ huynh các trường được khuyến khích sưu tầm tranh ảnh, bài hát, thơ, đồng dao, lời hay ý đẹptrong dân gian Trong việc giáo dục trẻ hàng ngày giáo viên tổ chức các hoạt động như

kể chuyện, thơ, âm nhạc, môi trường đều hướng đến GD lễ giáo giáo viên thườngdựng các tiểu phẩm GD lễ giáo cho trẻ trình diễn trong các buổi lễ có phụ huynh thamdự: Cuộc thi “Gia đình và người công dân tí hon” là sân chơi cho trẻ và gia đình tìm hiểu

về mối quan hệ gia dình và xã hội giúp cha mẹ vận dụng kiến thức, hiểu biết vào việc

GD trẻ, đồng thời có ý thức phối hợp với nhà trường trong mọi hoạt động

Chuyên đề Tạo hình là một hoạt động phù hợp và hứng thú với trẻ MN Tuy nhiên,

do thói quen giáo dục áp đặt và sự hiểu biết hạn chế về nghệ thuật tạo hình, giáo viênchưa kích thích óc sáng tạo, hứng thú cho trẻ Chuyên đề Tạo hình ( 1997 – 1999; năm

2014 ) hướng đến việc bồi dưỡng cảm thụ thẩm mỹ, kỹ năng và hiểu biết nghệ thuật tạohình cùng phương pháp GD cho giáo viên mầm non Bên cạnh đó, nâng cao chất lượnggiờ học Tạo hình bằng cách tổ chức cho trẻ quan sát, sử dụng đa dạng các nguyên liệutạo hình ( màu nước, vật liệu từ thiên nhiên

Ngoài ra còn tổ chức các Chuyên đề Đổi mới giáo dục Âm nhạc, giáo dục Thể chấtcho trẻ trong trường mầm non; Giáo dục phát triển nhận thức; Lấy trẻ làm trung tâm …Quản lý nội dung chương trình Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ được xây dựngtheo tinh thần đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứchoạt động giáo dục, điều kiện thực hiện và đánh giá, chương trình kế thừa, tiếp thunhững tinh hoa của chương trình giáo dục mầm non ở nước ta và của các nước tiên tiếntrong khu vực và trên thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu của phụ huynh, xã hội tronggiai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Chương trình đáp ứng được yêu cầu,nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo Luật giáo dục qui định, đảm bảo hài hòagiữa nuôi dạy chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý trẻ em, giúptrẻ em phát triển cân đối hài hòa, khỏe mạnh nhanh nhẹn, biết kính trọng yêu quí mọingười, yêu thích cái đẹp, mạnh dạn hồn nhiên, ham hiểu biết thích đi học Phương phápchủ yếu trong giáo dục mầm non (là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi đểgiúp trẻ em phát triển toàn diện) Cơ bản được xây dựng trên cở sở giáo dục tích hợp, lấytrẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự pháttriển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chămsóc giáo dục, không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức kỹ năng đơn

lẻ mà theo hướng tích hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chăm sóc giáo dục, giữa các mặtgiáo dục với nhau để trẻ phát triển toàn diện thông qua các hoạt động chỉ đạo phù hợpvới từng lứa tuổi

Tất cả các hoạt động, các chuyên đề sau khi tổng kết đánh giá đều được tiếp tục pháthuy để nâng chất lượng cơ sở giáo dục ở tầm cao hơn

Ngày đăng: 04/12/2024, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w