1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON - đề tài - ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON

43 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 143,85 KB

Nội dung

* Điều lệ trường mầm non quy định về: - Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lí trường Mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ e

Trang 1

Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM

Khoa GDMN

QUẢN LÍ GIÁO DỤC

MẦM NON

Trang 2

ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON

Trang 3

Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4

năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng

5 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1 Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2 Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

3 Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5

năm 2015

Trang 4

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG.

Chương II: VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC VÀ

QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU

GIÁO, NHÀ TRẺ.

Chương III: CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM.

Chương IV: TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ, NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP

Trang 5

Chương V: GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN.

Chương VI: TRẺ EM Chương VII: QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ, NHÓM

TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP VỚI GIA ĐÌNH VÀ

XÃ HỘI

Trang 6

PHẦN II ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MN THEO QĐ SỐ 14 - 2008

- Bộ GD và ĐT ban hành quyết định số 14/2008 QĐ –

BGDĐT ngày 07.04.2008 của bộ trưởng BGD và ĐT về việc ban hành điều lệ trường MN

- QĐ này thay thế QĐ số 27/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày

20/7/2000 của Bộ trưởng BGD và ĐT về việc ban hành Điều lệ trường MN và Quyết định số 31/2005/ QĐ-BGD&ĐT ngày

20/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện tối thiểu cho các lớp MN, mẫu giáo và

nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi không đủ điều kiện thành lập trường mầm non

Trang 7

* Điều lệ trường mầm non quy định về:

- Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lí trường Mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Tài sản của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; giáo viên và nhân

viên; trẻ em; quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với gia

đình và xã hội

Trang 8

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM

Theo chương II Điều 16 Điều lệ Trường mầm non (Ban hành

kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày

7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), quy định:

Điều 16: Hiệu trưởng:

- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ

Trang 9

- Hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lặp, tư thục theo đề

nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo

- Nhiệm kì của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kì hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân

chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ

Trang 10

 Như vậy:

Nhiệm vụ tổ chức: Xây dựng quy hoạch phát triển nhà

trường, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục

từng năm học; Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội động tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ

trưởng tổ phó; phân công quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia vào quá trình tuyển dụng,…

Trang 11

Quản lí các hoạt động: Quản lý và sử dụng có hiệu quả

các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ

Quản lí giám sát việc thực hiện của các tổ chuyên môn, tổ

Giáo dục và Đào tạo quy định

(Theo nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng)

Trang 12

Theo chương V Điều 34, 35 Điều lệ Trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày

7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), quy định:

Điều 34 Giáo viên và nhân viên

- Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà

trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Nhân viên là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non

Trang 13

Điều 35 Nhiệm vụ của giáo viên

1 Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong

thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

2 Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; XD môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Trang 14

3 Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; G ương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử

công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

4 Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ Chủ động phối hợp với gia đình trẻ

để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em

Trang 15

5 Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

6 Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng

Trang 16

Điều 38 Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên

và nhân viên:

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non

là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non;

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên y tế học

đường, kế toán là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo

chuyên môn được giao; Đối với nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao

Trang 17

Tại Điều 38 Điều lệ này quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp

trung cấp sư phạm mầm non trở lên

=> Như vậy, người tốt nghiệp trường trung học

chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chưa qua đào tạo sư phạm muốn trở thành giáo viên mầm non phải được học khoá đào tạo giáo viên mầm non dành riêng cho đối tượng này tại các trường, khoa sư phạm mới dạy được trẻ mầm non.

Trang 18

PHẦN III THÔNG TƯ 09/2015

Sửa đổi, bổ sung một số điều của điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ-

BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại thông tư số

44/2010/TT-BGDDT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và thông

tư số 05/2011/TT-BGDDT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của

bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo

Trang 19

PHÂN TÍCH THÔNG TƯ

Thông tư 09/2015 được ban hành nhằm mục đích sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non Thông

tư gồm 3 điều:

Điều 1: sửa đổi và bổ sung một số điều trong điều lệ

trường mầm non ban hành năm 2008

Điều 2: Hiệu lực thi hành Điều 3: Trách nhiệm thi hành

Trang 20

Trong thông tư này cần chú ý nhất đó là điều 1( sửa đổi

bổ sung một số điều của điều lệ trường mầm non) có các điểm quan trọng như sau:

- Tại khoản 1, điều 1 ( thông tư 09/2015) sửa đổi, bổ sung điều 4 ( ĐLTMN) Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Trang 21

*Được sửa lại như sau:

Điều 4 Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

1 Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ

2 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Trang 22

3 Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập”.

Trang 23

về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập chứ không trực tiếp quản lý.

Trang 24

- Tại khoản 2 điều 1 ( thông tư 09/2015) Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6 vào Điều 12 Điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Trang 25

 Trong thông tư 09/2015 thì không quy định về bảng

tên, lớp mẫu giáo nữa, các trường sẽ tự thiết kế theo ý tưởng của mình, riêng điều 5 được tách ra rõ ràng hơn thành 3 nội dung do đó thông tư bổ sung thêm điều 6 cụ thể những điểm

nổi bật:

+ Khoản 4 điều 12 ( thông tư 09/2015) giống như ở điểm a khoản 5 điều này

Trang 26

+ Khoản 5 điều 12 ( thông tư 09/2015) quy định rõ hơn

về quy trình, cách thức đình chỉ động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có điểm mới đó là khi đình chỉ Ủy ban nhân dân phải đưa ra thời gian đình chỉ và biện pháp khắc

phục đây tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục hơn giúp các cơ

sở nhận ra được khuyết điểm có hướng sửa chữa để nhanh đi vào hoạt động trở lại Ngoài ra khi đình chỉ phải công bố

rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi

người, các bậc phụ huynh đều biết

Trang 27

+ Khoản 6 điều 12( thông tư 09/2015) quy định rõ ràng trình tự để giải thể một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc

lập, chỉ rõ khi nào đủ điều kiện để giải thể ( chưa quy định

rõ ràng ở điều lệ trường mầm non):

“+ Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức hoạt động;+ Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.”

Trang 28

Nhằm bảo vệ quyền lợi hơn cho các cơ sở giáo dục mầm non Ngoài ra khi bị giải thể phải phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi người được biết

Trang 29

- Tại khoản 4, điều 1 ( thông tư 09/2015) sửa đổi, bổ

sung khoản 3 điều 27 Nhà trường, nhà trẻ.

 Sự khác biệt ở diện tích sử dụng đất bình quân ở

ĐLTMN thì trẻ ở miền núi là 12m2 nhưng đã được thay đổi thành 8m2 Vùng núi cao có địa hình gây khó khăn trong việc xây dựng trường mầm non do đó điện tích trở nên hạn chế cho nên thu hẹp lại diện tích sử dụng đất ở miền núi

Trang 30

- Tại khoản 5, điều 1 ( thông tư 09/2015) sửa đổi bổ

sung Khoản 3, khoản 4 Điều 28 Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 Điểm khác biệt: nhà vệ sinh phải xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt nhằm mục đích quản lý, quan sát, bao quát trẻ toàn diện hơn Tại vì một số trường mần non chỉ có nhà vệ sinh chung cho tất cả các trẻ rất bất tiện, việc sử dụng nhà vệ sinh chung là môi trường gây nên các loại dịch bệnh trong trường mầm non

Trang 31

- Tại khoản 4, điều 28 chương 4 điều lệ trường mầm non được bổ sung và sửa đổi.

 Điểm bổ sung là khoảng cách giữa hai thanh đứng không lớn hơn 0.1 m để phòng tránh tai nạn cho trẻ phòng trường hợp trẻ chui qua giữa các thanh lan can

Trang 32

PHẦN IV LIÊN HỆ BẢN THÂN VÀ VẬN DỤNG THỰC

TẾ TRONG QLGDMN THEO XU HƯỚNG MỚI HIỆN

- Chất lượng chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo,

chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trang 33

- Một bộ phận nhà giáo vẫn chưa thoát khỏi phương pháp

dạy học cũ, ch a nhạy bén và thích ứng với những tình huống và sự biến đổi phức tạp của giáo dục trong từng địa phương, từng cấp học

- Kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáo còn yếu,

phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa thực sự

thay đổi cách dạy theo hướng quan tâm đến quá trình học mà chỉ quan tâm đến kết quả học.

- Một số nơi thừa giáo viên.

Trang 34

* Ngoài ra, còn có một số thực trạng về giáo viên như:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tùy tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;

d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

Trang 35

e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng

khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em

Trang 36

* Là một người giáo viên cần phải:

- Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng

- Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến

ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với

trẻ

Trang 37

- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.

- Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ em

- Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng

Trang 38

- Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với trẻ em

- Trang phục của giáo viên và nhân viên gọn gàng, sạch

sẽ phù hợp với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Trang 39

PHẦN V: VẬN DỤNG THỰC TẾ QLGDMN THEO XU

HƯỚNG MỚI, HIỆN ĐẠI:

- Cán bộ Quản lý giáo dục Mầm non,đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Ðội ngũ cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông; là một trong những lực

lượng trực tiếp góp phần hoạch định chủ trương, chính sách,

đề án,Chứng chỉ “Quản lý giáo dục mầm non” cho đối tượng cán bộ giáo viên đã qua công tác tại các cơ sở giáo dục Chiến lược và các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông; là một nhân

tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục phổ thông.tuyển sinh lớp Cán bộ quản lý mầm non tư thục

Trang 40

- Hiện, các địa phương đã tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và các hoạt động giáo dục theo

hướng phát huy năng lực, tính chủ động, sáng tạo Năm học

2015-2016, nhiều địa phương có cách làm hiệu quả trong nâng cao chất lượng cán bộ quản lý như Sở GD và ÐT Hà Tĩnh tổ chức thi tuyển các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại một số trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh; tỉnh Ðồng Nai bổ nhiệm 128 cán bộ quản lý; Quảng Bình thực hiện đưa vào quy hoạch cán bộ đến năm 2020 gồm 796 cán bộ nhằm tạo

nguồn cán bộ bảo đảm năng lực tốt cho công tác QLGD

Trang 41

* Hạn chế:

- Trước yêu cầu đổi mới, trình độ quản lý và tính chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định Tính chuyên nghiệp trong việc thực thi

công vụ, khả năng tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là trong việc ứng dụng triển khai các phương pháp quản lý giáo dục theo xu thế phát triển của thời đại còn bất cập Cán bộ

QLGD ở các địa phương thiếu chủ động, khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra từ cơ sở do kiến thức và kỹ năng quản lý giáo dục còn hạn chế

Trang 42

- Trình độ và năng lực điều hành trong quản lý dựa vào kinh nghiệm cá nhân, ít vận dụng khoa học quản lý, dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch vào thực tiễn Ðáng chú ý, kiến thức về pháp luật, tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự và tài

chính của đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đôi khi còn lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền Trình

độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học còn nhiều hạn chế trong việc

thu thập và xử lý thông tin trong và ngoài nước về giáo dục và những yếu tố tác động khác

- Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý còn bất cập

Ngày đăng: 04/12/2024, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w