1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI - đề tài - Nghiên cứu trường hợp về Quản lý chất thải bệnh viện ở Libya

29 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Trình bày về số lượng, thành phần, các thủ tục, kỹ thuật, phương pháp xử lý chất thải bệnh viện tại nước này.. Điều tra cho thấy các bệnh viện được khảo sát không có hướng dẫn để thu gom

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

Tiểu luận QUẢN LÝ CHẤT THẢI

NGUY HẠI

Trang 2

Đề tài : Nghiên cứu trường hợp về Quản lý chất thải bệnh viện ở

Libya

Trang 3

 Đây là một nghiên cứu trường hợp được thực hiện

nhằm đánh giá hiện trạng về quản lý chất thải bệnh viện ở Libya Trình bày về số lượng, thành phần, các thủ tục, kỹ thuật, phương pháp xử lý chất thải bệnh viện tại nước này

-Nghiên cứu được thực hiện bởi M.Sawalem,

Trang 4

Điều tra cho thấy các bệnh viện được khảo sát không có hướng dẫn để thu gom,phân loại, cũng như không có phương pháp để lưu trữ và xử lý chất thải phát sinh.

Trang 5

Sự thiếu sót này cho thấy sự cần thiết của chiến lược quản lý chất thải y tế, đầy đủ, hoàn thiện nhằm cải thiện và kiểm soát tình hình hiện nay.

Mức độ phát thải trung bình điều tra cho thấy là 1,3kg/bệnh

nhân/ngày Bao gồm 72% chất thải y tế nói chung và 28% chất thải nguy hại.

Thành phần chất thải trung bình chung là 38% hữu cơ, 24% nhựa

và 20% giấy Vật sắc nhọn và các yếu tố bệnh lý bao gồm 26% các

thành phần chất thải nguy hại.

Thành phần chất thải

Hữu cơ Nhựa Giấy Khác

Trang 6

1 Giới thiệu

Trong 2 thập kỷ qua, chất thải y tế đã được xác định là một trong những vấn

đề chính mà có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.

Trong nhiều năm qua các tổ chức y tế Thế giới cũng chủ trương rằng chất thải bệnh viện được coi là chất thải đặc biệt ( WHO,1985), và hiện nay đã thừa nhận chất thải y tế là 1 trong những loại chất thải nguy hiểm nhất trong tất cả các chất thải phát sinh từ cộng đồng.

Trang 7

Ở Lybia, đầu những năm 1980 đã có sự thay đổi của một số luật, nghị định

về môi trường Quan trọng nhất là: Luật môi trường số 7(1982), Luật về khí quyển và bảo vệ không khí (1992) và Pháp luật về vận chuyển vật liệu nguy hiểm (2005)

Các quy phạm pháp luật bao gồm các công cụ quản lý chất thải đô thị và kiểm soát ô nhiễm Tuy nhiên lại không đưa ra các quy định cụ thể về quản lý chất thải y tế

Cơ quan Môi trường và Bộ Y Tế của Libya đã làm việc với nhau để tạo ra các quy định và hướng dẫn về quản lý chất thải y tế Nhưng vẫn còn đang được phát triển vì có rất ít thông tin liên quan đến sự phát sinh và xử lý chất thải y tế.

Trang 8

2 Mục đích của nghiên cứu

Mụch đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Libya, làm cơ sở cho chiến lược quản lý chất thải tại nước này.

Mục tiêu cụ thể bao gồm tiến hành thực hiện

khảo sát tại các cơ sở y tế địa phương, xác định các thành phần và sự phát sinh của các loại chất thải bệnh viện Từ đó đưa ra đánh giá và đề xuất các quy trình

cụ thể nhằm cải tạo, cải thiện tình hình

Trang 9

3 Vật liệu và phương pháp

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 thành phố là Tripoli,

Misurata và Sirt, nằm ở vùng trung tâm và tây bắc của Libya, được lựa chọn do sự khác biệt về quy mô và dân số Tripoli là thủ đô và thành phố lớn nhất nước, Misurata là đại diện của các thành phố cỡ trung bình , và Sirt là một thành phố nhỏ điển hình

Trang 10

Các thành phố này phục vụ cộng đồng của khoảng 1,9 triệu người (khoảng 31% tổng dân số của Libya),

cung cấp một loạt các dịch vụ lâm sàng và y tế Có 179 bệnh viện ở Libya (95 bệnh viện chính phủ và 84 bệnh viện tư nhân) với tổng số 21.590 giường.

Mười bốn cơ sở y tế đã được chọn để khảo sát trên

cơ sở lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng từ ba thành phố Mẫu này được coi là đại diện vì nó bao gồm 2 bệnh viện của trường đại học, 2 bệnh viện TW, 2 bệnh viện

đa khoa, bệnh viện chuyên khoa hai, 2 bệnh viện tư, 2 phòng khám tư nhân , và 2 trung tâm y tế nông thôn.

Trang 11

Phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu đó là sử dụng bảng hỏi và lấy mẫu rác thải đem đi phân tích.

Đối với bảng hỏi, các câu hỏi chứa đựng thông tin liên quan đến việc phát sinh chất thải, phân loại, thu gom, lưu trữ nội bộ và bên ngoài, vận chuyển, xử lý và loại bỏ tối đa.

Đối tượng được điều tra, phỏng vấn đó là những người quản lý về môi trường tại mỗi bệnh viện, tất cả các cấp bậc nhân viên làm nhiệm vụ thu gom và xử lý chất thải Rác thải được thu gom trong các túi nhựa màu khác nhau Các túi nhựa được cân trước khi xử lý để tính toán tổng lượng chất thải.

20% tổng lượng chất thải thu được từ mỗi cơ sở đã được lựa chọn ngẫu nhiên để đưa đi phân tích Chất thải được phân tích và phân loại theo quy định của WHO, sử dụng thiết bị bảo hộ lao động để phân loại bằng tay.

Trang 12

4 Thông tin khảo sát

Chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm, chất thải bệnh lý, kim tiêm, chất thải dược phẩm, chất thải hóa học, chất thải có hàm lượng kim loại nặng và chất thải phóng xạ.

Sự yếu kém trong quản lý chất thải y tế ở các nước đang phát triển đã làm gia tăng các nguy cơ tới sức khỏe người dân, điều này thúc đẩy hơn nữa chiến lược quản lý rác thải bệnh viện ở các nước đang phát triển.

Trang 13

Tại nhiều nước, chất thải nguy hại và y tế vẫn được

xử lý cùng với rác thải sinh hoạt Do đó tạo ra nguy cơ cho sức khỏe người dân và môi trường

Quản lý chất thải y tế và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường đã thu hút được rất nhiều sự chú ý

và nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở các nước như Kuwait, Ấn Độ, Brazil, Iran, Jordan, Anh Quốc

Các nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ phát thải ở các nước

đang phát triển thấp hơn so với các nước phát triển tại Châu Âu và Châu Mỹ

Trang 14

Sự khác biệt này được tạo ra do thói quen sinh

hoạt, tiêu chuẩn sinh hoạt khác nhau và do khả năng phục vụ của các cơ sở điều trị.

Rất ít nghiên cứu về chất thải bệnh viện được thực hiện ở Libya, do đó việc lập 1 cơ sở dữ liệu, thông tin, thống kê về chất thải y tế, vận chuyển, nghiên cứu và

xử lý là thực sự cần thiết Điều đó sẽ tạo cơ sở cho

việc lập kế hoạch, thiết kế phát triển công nghệ và

thực hiện quản lý chất thải.

Trang 15

5 Kết quả

5.1 Nguồn gốc và phân loại chất thải bệnh viện

Chất thải rắn phát sinh tại mỗi bệnh viện được cân và xác định lượng trung bình của các chất thải.

Tốc độ phát sinh các loại chất thải ở các bệnh viện là khác nhau được thể hiện ở bảng 3

Ở trung tâm y tế Tripoli tỉ lệ phát sinh chất thải là cao nhất 1,5 kg/bệnh nhân/ngày, tiếp

đó là ở bệnh viện trung ương Tripoli với 1,4 kg/bệnh nhân/ngày Các mức phát sinh thấp nhất thường tại các phòng khám và các trung tâm y tế nông thôn Tỷ lệ phát sinh trung bình chất thải bệnh viện ttrung bình là 1,3 kg/bệnh nhân/ngày.

Trang 16

Tỉ lệ phát sinh (kg/bệnh

nhân/ngày) Chất thải phát sinh

(kg/ngày)

Số bệnh nhân Số giường Kiểu bệnh

viện Tên bệnh viện

Trang 17

mục đích khác nhau (ví dụ như chai lọ, vật liệu bao bì và túi dùng cho thực phẩm) giấy có tỷ lệ cao thứ ba (20%)

Hình 1: Phân loại chất thải y tế nói chung ở Lybia(% khối lượng)

Trang 18

Phân loại chất thải nguy hại chỉ ra rằng các vật nhọn và chất thải bệnh lý đại diện cho khoảng

26% của tất cả các chất thải nguy hại như hình 2 Hình 2: Phân loại chất thải y tế nguy hại ở

Lybia

Trang 19

5.2 Đánh giá việc khảo sát thông qua các câu hỏi và kiểm tra tại chỗ.

5.2.1 Thu gom rác thải, phân loại và vận chuyển tại chỗ.

Chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện được thu gom bởi các công ty tư nhân, được đóng gói trong túi nhựa màu đen, và sau đó được vận chuyển đến thùng chứa tại chỗ thông qua xe đẩy.  Thực tế cho thấy cả người nhà và bệnh nhân có thể gây ô nhiễm Chỉ có 2 bệnh viện trong số các bệnh viện được khảo sát (14%) thực hiện chính sách quản lý chất thải y tế cơ bản Bệnh

phẩm, kim tiêm và các chất thải từ các phòng mổ được đựng trong các bình nhựa kín và các túi nhựa tương ứng Sau đó chúng được vận chuyển đến các lò đốt rác gần đó.

Trang 20

5.2.2 Lưu trữ tại chỗ.

Việc kiểm tra lưu giữ rác thải tại chỗ tại các bệnh viện còn kém

Tại 8 bệnh viện (57%), các thùng chứa được đặt gần đường chính trong tòa nhà bệnh viện hoặc được đặt ở bên ngoài, tại lề đường Hơn nữa, các thùng chứa chủ yếu

bị để hở, rất có khả năng tạo ra nguy hiểm

6 bệnh viện (43%) tạm thời không có nơi lưu trữ, và chất thải bị vất ở góc phòng bệnh viện tới khi nó có thể được vận chuyển ra ngoài.

Trang 21

5.2.3 Xử lý chất thải bệnh viện.

6 bệnh viện(43%) được trang bị lò đốt Tuy nhiên chỉ

có 2 (14%) lò được hoạt động Các lò đốt thường gặp vấn đề khi hoạt động và thiếu công nhân có tay nghề.

5.2.4 Vận chuyển

Các thành phố chịu trách nhiệm việc vận chuyển chất thải tới nơi xử lý Tần số xử lý từ 3 ngày đến 7 ngày/1 tuần.

Công nhân thu gom chất thải từ các thùng chứa lưu trữ tại chỗ và vận chuyển chúng cùng với rác thải sinh

hoạt.

Xe tải, máy kéo được sử dụng để vận chuyển chất

thải, chúng đi qua các khu dân cư làm tăng nguy cơ gây tác động xấu đến sức khỏe người dân và môi trường.

Trang 22

Vận chuyển chất thải y tế ở Libya

Trang 23

5.2.5 Xử lý rác thải

Rác thải y tế cùng với rác thải sinh hoạt được đổ

chung ở một nơi nằm ngoài thành phố Chúng được trộn lại với nhau để chôn lấp hoặc đốt.

5.2.6 Giáo dục và đào tạo:

Trong số những người được khảo sát có 85% số người không được đào tạo về quản lý chất thải y tế và không được mô tả chi tiết về nhiệm vụ của họ đối với việc xử

lý chất thải 55% bác sĩ và y tá không biết cách thức

quản lý chất thải bệnh viện và kiến thức về các mối

nguy hiểm tiềm tàng còn hạn chế 90% lao công thành phố chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải đến nơi xử lý cũng không được cảnh báo các mối nguy hiểm từ chất thải y tế Các thiết bị bảo hộ cũng không được sử dụng tại các bệnh viện.

Trang 24

5.3.7 Quản lý chất thải bệnh viện và các quy định

Nghiên cứu này cho thấy trong số các bệnh viện được khảo sát không có bệnh viện nào quy định về

xử lý chất thải bệnh viện, không có tài liệu nào

hướng dẫn quản lý rác thải bệnh viện, các thủ tục thu gom và xử lý chất thải chưa được rõ ràng, các báo cáo thường xuyên của bệnh viện, các tài liệu liên quan đến xử lý chất thải và phương pháp xử lý đều không có.

Trang 25

6 Thảo luận.

Tỷ lệ chất thải phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

loại hình cơ sở chăm sóc sức khỏe, các loại thiết bị đo và vị trí của cơ sở y tế

Các trung tâm y tế ở Tripoly phục vụ số lượng bệnh nhân lớn hơn ở những nơi khác do đó mức độ phát thải trung bình ở đây cũng cao hơn

Các thùng chứa chất thải tại các bệnh viện phần lớn không

có khuyến cáo của WHO

Phương pháp đốt chỉ sử dụng cho các chất thải truyền nhiễm

và vật nhọn Các yếu tố như kiểm soát nhiệt độ, chiều cao ống khói, vận tốc khói thải không phù hợp Không có các tiêu

chuẩn hướng dẫn và các quy định phù hợp

Trang 26

Tại các bãi chôn lấp rác còn tồn tại nhiều vấn đề : thiếu các hàng rào bao quanh, việc chôn lấp chất thải còn ngẫu nhiên mà chưa có biện pháp phân loại, nơi chôn lấp nằm

gần khu vực nông nghiệp và khu dân cư

Từ những nguy hiểm của chất thải y tế, điều quan trọng

là có biện pháp phòng ngừa trong việc xử lý, thu gom, phân loại, lưu trữ các loại chất thải Ngoài ra, cần có phương

pháp khử trùng để tránh gây ô nhiễm tại các bãi chôn lấp Các phương pháp này phải có chi phí thấp, dễ dàng triển

khai và bảo trì

Ở các địa phương khác như khu vực nông thôn cũng

cần có các giải pháp để xử lý vì hầu như các cơ sở thiêu đốt chất thải đều ở các thành phố lớn

Trang 27

7 Kết luận

Hầu như các bệnh viện được nghiên cứu đều có hệ thống quản lý rác thải y tế kém Không có quy định nào về các phương pháp thích hợp để xử

lý chất thải và và việc xử lý gần như không diễn ra

-Việc xử lý chất thải bệnh viện được chỉ định cho những người ít kinh nghiệm-những người thực hiện tất cả các hoạt động mà không có sự bảo vệ đào tạo và hướng dẫn thích hợp

-Thiếu kiến thức về phân biệt, phân loại và xử lý chất thải

- Rác thải bệnh viện được trộn lẫn với rác thải sinh hoạt và được thu

gom, vận chuyển, xử lý theo 1 phương thức chung như xử ly rác thải đô thị -Các biện pháp môi trường và các biện pháp tái chế không có hiệu lực

Trang 28

Nghiên cứu cho thấy một nhu cầu bức thiết là cần thành lập và tiến hành một chiến lược quản lí rác thải y tế thích hợp để kiểm soát

và cải thiện tình hình hiện nay ở Libya.

- Bảo vệ sự an toàn của nhân viên, bệnh nhân nội trú và ngoại trú -Đào tạo xử lí và quản lí chất thải cho tất cả các nhân viên tiếp

xúc với chất thải y tế.

-phân chia chất thải thành chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế

chung.

-Các cơ sở lưu trữ chất thải tạm thời phải được lắp đặt đầy đủ và các

cơ sở lưu trữ này phải chỉ rõ thùng chứa chất thải nguy hại riêng.

-Tiến hành khử trùng bãi chôn lấp chất thải lây nhiễm để tránh gây ô nhiễm.

Nghiên cứu này sẽ được tiến hành điều tra sâu thêm nữa để khảo sát việc sử dụng chôn lấp chất thải y tế ở nơi hoang vắng ít dân cư

và để phát triển phương pháp khử trùng mới và cải thiện một cách thích hợp với các điều kiện có tại Libya

Ngày đăng: 30/06/2024, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w