Chủ đề: Công tác vệ sinh tàu
Đại học giao thông vận tải tp.hcm
Bài thuyết trình môn: Thủy Nghiệp-Thông Hiệu Hàng Hải
Trang 2Nội dung bài thuyết trình1 Giới thiệu một số dụng dùng trong việc vệ sinh tàu
Trang 3CÔNG TÁC VỆ SINH
• Trên tàu phải làm công tác vệ sinh hàng ngày Các tổ chức thực hiện và nội dung công tác này trên mỗi tàu có khác nhau đôi chút tùy theo điều kiện đi biển, nhiệm vụ vận tải và số lượng thuyền viên trên tàu
• Hàng ngày phải quét dọn hành lang, buồng ở, buồng công cộng, buồng lái và buồng để hải đồ, các boong thượng tầng kiến trúc khi cần thiết phải rửa boong
• Quét dọn buồng lái buổi sáng thường do thủy thủ đi ca 4-8 đảm nhiệm gồm những công việc lau sàn, lau cửa kính, lau chùi và đánh bóng các dụng cụ bằng đồng, lau chùi lan can, cầu thang và bên ngoài các máy móc
• Sau khi kết thúc công tác bốc xếp hàng hóa, chuẩn bị đi biển thì bơm nước rửa boong chính cho sạch sẽ.
Khi tàu đậu trong cảng không được đổ rác ra ngoài mạn làm bẩn cảng, phải tập trung rác vào thùng rác ( thường để ở sau lái ) Nếu cần yêu cầu cảng cho ô tô chở rác đến lấy rác đi.
Trang 41 Một số dụng cụ dùng cho công tác vệ sinh trên tàu
Trang 51 MỘT SỐ DỤNG CỤ DÙNG CHO CÔNG TÁC VỆ SINH TRÊN TÀU
Trang 62 Làm vệ sinh boong chính
• Sau khi kết thúc công tác bốc dỡ hàng hóa, tàu chuẩn bị chạy biển hay ra neo cần tiến
hành vệ sinh boong chính, nếu tàu chở các loại quặng hay hàng
hoá có nhiều bụi, đất ta phải bơm nước cứu
hỏa để rửa cho sạch sẽ
Trang 7hình ảnh các vết bẩn trên Boong
Trang 82 Làm vệ sinh boong chính
• Trước khi rửa , đóng chặt miệng hầm hàng , đậy kín các đế cắm
điện trên chân cột hoặc trên be miệng hầm hàng Nếu trên boong có đầu dây điện thì phải bọc kín dùng bạt bọc kín hàng hóa để trên boong , dọn hết rác bẩn và không để rác làm tắc ống thoát nước Lắp ống rồng vào hệ thống đường ống nước rửa boong ( dùng nước biển để rửa ) và mở sẵn van ống nước ( dùng ống rồng rửa boong chuyên dụng , chứ không dùng ống rồng chữa cháy ) Sau đó báo cho buồng máy chạy bơm nước rửa boong
• Khi rửa , một thủy thủ cầm đầu ống rồng phun nước , thủy thủ thứ hai nâng ống rồng để giúp thủy thủ kia di chuyển ống rồng được dễ dàng Những thủy thủ khác dùng chổi cứng quét theo dòng nước cho hết than vụn , quặng vụn , đất , cát … Phun nước theo thứ tự từ mũi về lái , từ cao xuống thấp , từ trên gió xuống dưới gió ( tức là không để đầu ống rồng phun nước ngược gió ) , không để nước
phun vào cửa sổ kín nước ( cửa húp lô ) của các buồng ở và miệng ống thông gió các hầm hàng Nước phun đến đâu quét sạch đến đó
Trang 92 Làm vệ sinh boong chính
• Trong quá trình rửa thường xuyên móc rác đọng lại
ngang miệng lỗ thoát nước ở chân be mạn , để nước rửa boong chảy ra ngoài mạn được thông suốt Thủy thủ rửa boong phải đi ủng cao su và mặc áo chống thấm
• Trên tàu dầu , mặt boong chính thường bị bẩn do dầu mỡ Để rửa thật sạch , trước hết đổ nước xà phòng hoặc bồ tạt vào vết bẩn , rồi dùng bàn chải cọ , sau đó dùng ống rồng phun nước rửa như trên tàu chở hàng khô
Trang 103 Làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc
Trang 113 Làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc
• Trước khi rửa các vách ngoài của thượng tầng kiến trúc , phải đóng tất cả các cửa sổ kín nước ( cửa húp lô ) của các buồng ,
các phòng , cửa đi ra boong , cửa nóc buồng máy , bịt miệng các ống gió … Lấy ống rồng phun nước rửa qua một lượt mặt vách , theo thứ tự từ trên xuống dưới từ trên gió xuống dưới gió Sau đó lấy một vài xô đựng nước xà phòng ( hoặc bồ tạt ) dùng bàn chải nhúng nước xà phòng cọ lên mặt vách cho sạch hết vết bẩn Để cọ những vách trên cao , có thể dùng bàn chải có cán dài Khi cọ vách mặt trước buồng lái , thì dùng ca bản để đứng Nếu không có bàn chải thì có thể dùng giẻ nhúng nước xà phòng để cọ Sau khi cọ xong dùng ống rồng phun nước lại một lần nữa lên mặt vách cho hết xà phòng Cuối cùng quét sạch hết những vũng nước còn đọng lại trên boong do khi phun nước bị vung vãi ra
Trang 123 Làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc
• Những vách trên boong của thượng tầng kiến trúc như vách hàng lang , vách các buồng , các phòng nếu bẩn cũng rửa cho sạch Trước hết lấy xô đựng nước sạch ,
dùng giẻ nhúng nước trong xô để rửa qua mặt vách một lượt Nhân lúc mặt vách còn đang ướt , dùng bàn chải hoặc giẻ nhúng nước xà phòng pha thêm chút bột ( tinh
thể ) natri cacbônat để cọ mặt vách Những chỗ nhỏ hẹp hoặc gấp khúc thì dùng giẻ để rửa ( những chỗ không
dùng được bàn chải ) Những chỗ có vết hoen ố của gỉ sắt , thì rắc vào đấy một ít bột ximăng hoặc cát mềm , rồi
dùng miếng vải bạt cũ cọ cho sạch Cuối cùng dùng giẻ nhúng nước sạch trong xô rửa lại một lần nữa cho hết
nước xà phòng hoặc cát , ximăng Khi kết thúc rửa vách phải quét và lau sạch những vũng nước đọng lại ở mặt sàn chân vách
Trang 134 Làm vệ sinh mạn và cột
Trang 144 Làm vệ sinh mạn và cột
• Rửa mạn và cột là những công tác tiến hành ở trên cao , nếu không cẩn thận rất dễ xảy ra tai nạn Do đó trước khi rửa , thủy thủ trưởng phải kiểm tra lại tất cả các dụng cụ , dây an toàn , dây buộc ca bản , mấu buộc dây trên be mạn , phao cứu sinh có còn tốt không Chọn những thủy thủ có kinh nghiệm để làm
• Khi mạn quá bẩn , hoặc trước khi sơn mạn phải tiến hành rửa mạn Có thể rửa mạn khi tàu neo hoặc khi tàu cập cầu
cảng Rửa mạn khi tàu cập cầu có thể dùng bàn chải có cán dài và đứng trên cầu cảng để rửa mạn phía cầu , còn mạn kia thì dùng ca bản , tiến hành rửa theo thứ tự từ trên xuống
dưới và từ trên gió xuống dưới gió công tác này
Trang 154 Làm vệ sinh mạn và cột
• Trong quá trình làm việc cần chú ý mấy điểm sau :
• Khi thủy thủ thứ nhất làm việc , thủy thủ thứ hai phải luôn luôn có mặt tại hiện trường Nếu thủy thủ thứ nhất gặp tai nạn thì thủy thủ thứ hai phải kịp thời ứng cứu
• Khi trên ca bản còn có người không được di chuyển ca bản
• Nếu hai ca bản cùng làm việc một lúc , không được bố trí cái nọ trên cái kia
• Ở phần cong đuôi tàu , dùng ca bản để làm việc rất
khó khăn do đó thường dùng xuồng hoặc bè để thay cho ca bản
Trang 164 Làm vệ sinh mạn và cột
• Rửa cột cũng tương tự như rửa mạn , tiến hành rửa từ trên xuống dưới Trước tiên buộc một ròng rọc thật chắc trên cột dùng để kéo thủy thủ lên cao Thủy thủ thứ nhất đeo thắt lưng và dây an toàn ngồi trên ca bản nhỏ hoặc nút ghế ( nút ghế đơn hoặc ghế kép ) Thủy thủ thứ hai làm nhiệm vụ cảnh giới và hỗ trợ , kéo dây để nâng thủy thủ thứ nhất lên đến vị trí cần rửa trên cột , rồi buộc đầu dây vào sừng bò chân cột Khi đó thủy thủ thứ nhất buộc dây bảo hiểm vào mấu ( hoặc vật gì tương tự ) trên cột Cách rửa cũng giống như rửa mạn Rửa xong một diện tích
nhất định , thủy thủ thứ hai xông dây để thủy thủ thứ nhất hạ thấp dần Cứ như vậy cho tới khi rửa xong cột
Trang 174 Làm vệ sinh mạn và cột
. Trong quá trình rửa cột cần chú ý mấy điểm sau :
• Ca bản , dây , ròng rọc … trước khi sử dụng phải kiểm tra thật kỹ
• Phải dùng xô ( hoặc túi bạt ) để đưa dụng cụ lên cao , không chuyên hay ném dụng cụ hoặc đeo dụng cụ theo người
• Thủy thủ thứ hai đứng ở mặt boong ( chân cột ) phải đội mũ an toàn , đề phòng những vật trên cao có thể rơi xuống • Chọn thủy thủ lành nghề để rửa cột
• Không phân công người có bệnh huyết áp hoặc đau tim lên cao để rửa cột
Trang 185 Làm vệ sinh ballast và két nước
Trang 195 Làm vệ sinh ballast và két nước
Trang 205 Làm vệ sinh ballast và két nước
• Ballast thường dùng để đựng nước biển dằn tàu , két udngf để đựng nước ăn , nước lò hoặc nước tắm rửa Có nhiều tàu dùng một số ballast nước ít nhất 6 tháng 1 lần , két nước ăn 3 tháng 1 lần , két nước rửa 1 năm 1 lần Mặt trong của các ballast
hoặc két nước đều được sơn , quét ximăng , hoặc tráng men để chống gỉ Nếu sơn thì sơn 3 – 4 lần Nếu quét ximăng thì quét 2 lần Lần thứ nhất trộn 1 phần ximăng với 1 phần cát mềm , trộn chung với nước để quét Lần thứ 2 trộn 2 phần ximăng , 1 phần cát mềm rồi hòa chung với nước Mỗi lần
quét 1 lớp ximăng mỏng , không nên quá dày , nếu không thì lúc tàu rung lớp ximăng sẽ bong ra nhanh chóng Để tăng
thêm chất lượng lớp ximăng , có thể trộn thêm chất keo ( sản phẩm phụ của cao su nhân tạo ) để tăng thêm tính đàn hồi và tính bền chắc
Nói chung tất cả các ballast két nước phải quét ximăng hoặc sơn mỗi năm một lần
Trang 215 Làm vệ sinh ballast và két nước
• Làm vệ sinh các ballast như sau :
• Bơm hết nước trong ballast ra biển
• Mở lỗ chui người ( tuđom ) chuẩn bị đèn pin hoặc đèn điện cầm tay với nguồn điện 12 V hoặc 24 V , đèn và dây điện phải cách điện tốt
• Phân công một số thủy thủ mang xô xách nước , chổi , xẻng cán ngắn , chui xuống ballast , tay cầm đèn chiếu sáng
• Quét sạch ballast , tập trung bùn thành đống rồi hốt ( lấy xẻng xúc ) vào xô , xách ra ngoài ballast
• Cạo gỉ và lau khô ballast
• Sơn lại hoặc quét ximăng lại toàn bộ mặt trong của ballast • Khi mặt sơn hoặc ximăng đã khô thì đóng các lỗ chui người như cũ Chú ý các đệm cao su kín nước miệng lỗ và phải siết các bulông cho thật chặt để sau này nước không rò rỉ ra ngoài
Cách làm vệ sinh các két nước cũng như trên
Trang 225 Làm vệ sinh ballast và két nước
• Két nước ăn , sau khi sơn hoặc quét ximăng như trên , thì đổ nước ngọt vào , rồi bơm ra ngoài Sau đó bơm đầy nước ngọt vào để lâu chừng 24 giờ , bơm bỏ nước này Nhưng nếu vẫn còn mùi sơn hoặc ximăng thì tiếp tục bơm nước vào rồi lại bơm ra để súc rửa vài lần cho tới khi không còn mùi vị khó
chịu Sau khi sơn hoặc tráng men không nên để két bỏ không ( không có nước ) quá 30 ngày đêm , vì để quá kỳ hạn trên , sơn hoặc men dễ bị tróc ra và mất tác dụng chống gỉ
Két nước rửa , nước lò , sau khi sơn hoặc quét ximăng đã khô , bơm nước ngọt vào để ngâm khoảng 12 giờ
Những ballast hoặc két đựng nước biển lâu ngày , có thể có vi sinh vật biển ở trong đó Bởi vậy trước khi cho người chui vào phải mở lỗ chui người và thông gió một thời gian nhất định