1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải quyết các tình huống trong quản lý giáo dục mầm non

12 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 19,84 KB

Nội dung

Giải quyết các tình huống trong quản lý giáo dục mầmnon... Tình huống 3: Trẻ không vâng lời• Ở lớp mẫu giáo, giờ đi dạo sân trường, cô cho trẻ chơi đồ chơi.. Hướng dẫn giải quyết tình hu

Trang 1

Giải quyết các tình huống trong quản lý giáo dục mầm

non

Trang 2

Tình huống 1: Trẻ đánh bạn không chịu nhận lỗi

• Bé N năm nay 5-6 tuổi Ở lớp, N hay đánh bạn,

nhưng khi bị bạn mách, N thuờng không nhận lỗi Phải đến khi có chứng cứ thì N mới chịu nhận lỗi và xin lỗi Tuy nhiên những lần sau đó, N vẫn tiếp tục đánh các bạn khi cô giáo vắng mặt Các mặt khác của trẻ bình thuờng và tuân theo các yêu cầu của cô giáo trong giờ học

Phân tích và Giải quyết tình huống

• Trẻ MN sống và ứng xử chủ yếu bằng cảm xúc => bộc lộ ra ngay Nhiều lúc đánh nhau xong lại chơi với nhau là chuyện bình thuờng => hành vi ngoài ý thức

• Trẻ muốn được người khác để ý, quan tâm, công

nhận giá trị của mình => trẻ sẽ không chấp nhận

mình sai

• Giải quyết : GV không nên chứng minh việc trẻ đánh bạn là đúng hay sai, cô tìm những hành vi tốt của trẻ

để khích lệ nhằm củng cố hành vi tích cực của trẻ

• GV nói chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ => chia sẻ với gia đình để có cách phối hợp kịp thời

Trang 3

• GV không nên quát tháo, đánh mắng trẻ mà cần thể hiện bằng thái độ và hành vi không vui Đồng thời giải thích cho trẻ hiểu

Trang 4

Tình huống 2: Bé Lan (3 tuổi) mới đi học ở trường mầm non lần đầu nên bé quấy khóc suốt ngày và chỉ

theo một cô trong lớp Nếu gặp trường hợp như vậy bạn

ở lớp thì bạn sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

-Cả hai cô cùng nhau chăm sóc trẻ

-Cô A tạo tình huống để cô B có cơ hội giao tiếp nhiều với bé Lan

-Giúp bé Lan hòa nhập với các hoạt động và các bạn trong lớp

Trang 5

Tình huống 3: Trẻ không vâng lời

• Ở lớp mẫu giáo, giờ đi dạo sân trường, cô cho trẻ chơi đồ chơi Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, tiếp tục

nghịch cát Hãy giải thích hiện tượng trên

• Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?

Hướng dẫn giải quyết tình huống

Đây là biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba Tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện Trẻ muốn tự khẳng định mình Trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất

• Giải quyết:

- Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian đã kết thúc

- Thông báo cho trẻ hoạt động tiếp theo

- Nếu trẻ không chịu, cô cho trẻ chơi thêm và giao hẹn với trẻ về thời gian

Trang 6

Tình huống 4: Hùng (4 tuổi) là một cậu bé nghịch ngợm nhất lớp, suốt ngày trêu chọc bạn trong lớp Lúc

thì giật đồ chơi của bạn, lúc thì tát bạn bên cạnh Gặp trường hợp như vậy ở lớp, bạn sẽ giải quyết như thế nào với bé Hùng?

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

-Hỏi nguyên nhân sao Hùng lại đánh bạn để hiểu được tâm lý của bé

-Nêu gương 2 bạn đoàn kết sẽ vui vẻ và cùng nhau hợp tác trong khi chơi

-Nếu Hùng không nghe lời mà vẫn có những hành vi đánh bạn thì giáo viên phải có những hình phạt đối với

bé Hùng và có thể báo cho phụ huynh để cùng nhau giải quyết

-Giáo dục cho Hùng biết yêu thương đoàn kết với các bạn trong lớp

Tình huống 5:

Trang 7

• Cháu A trong lớp mẫu giáo nhỡ thường xuyên nghịch ngợm, hay phá bĩnh hoặc tranh giành đồ chơi của các bạn Là giáo viên bạn sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải quyết tình huống

- Đến bên trẻ nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu cần phải tuân theo quy định thì mới là bé ngoan

- Thu hút sự chú ý của trẻ bằng các trò chơi, những khám phá mới

- Nếu vẫn tiếp tục nghịch thì mời trẻ lên ngồi ghế cạnh

cô, không được chơi, quan sát bạn chơi Tối đa 10 phút

- Cô nói chuyện và phân tích trẻ hiểu

- GV có thể đưa trẻ sang lớp khác để nói chuyện với trẻ

Trang 8

Tình huống 6: Trong lớp mẫu giáo lớn, hai bé gái Hương và Hà cùng chơi trong trò chơi “Gia đình”, 2 bạn

đều muốn đóng vai mẹ Chúng cãi nhau và không ai chịu nhường ai Là giáo viên mầm non, bạn xử lý tình huống này như thế nào?

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

-Cô đến hỏi han trẻ chơi, làm bớt căng thẳng giữa

2 trẻ

-Cô có thể tham gia chơi cùng trẻ

-Cho trẻ nhận vai chơi và thay nhau đổi vai làm mẹ

Trang 9

Tình huống 7: Trong phòng chơi khám bệnh, bạn

Hồng và bạn Phương đang bận

“Khám bệnh” Dương từ đâu đi đến, quan sát rồi nói:

“Cho tớ chơi với”,.Phương

quay lại nhìn Dương rồi nói: “Không được đâu Chật rồi, ở đây không có chỗ đâu”

Trang 10

Dương buồn rầu đi sang chỗ khác tìm chỗ chơi Nếu là giáo viên tổ chức trò chơi cho trẻ, bạn sẽ làm gì trước tình huống này?

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

-Đến bên động viên và an ủi bạn Dương, đồng thời giáo viên hỏi han 2 bạn đang chơi

-Cô tạo ra tình huống nếu có nhiều bạn thì trò chơi

sẽ vui hơn và ý nghĩa hơn

-Cô cùng chơi với trẻ Cô sẽ để cho trẻ đổi vai chơi

và theo dõi quá trình chơi của trẻ

-Giáo dục trẻ phải đoàn kết và nhường nhịn nhau trong quá trình chơi

Trang 11

Tình huống 8: Cả lớp mẫu giáo lớn đang chơi vui vẻ Bỗng nhiên có tiêng khóc của Minh rất to Thì ra Minh

và Hùng đang chơi leo trèo trên ghế, vô tình Hùng ẩy nhẹ Minh, làm Minh trượt chân ngã Hùng đứng ngẩn người ra, sợ hãi không biết làm thế nào? Các bạn khác chạy xúm đến nhìn bạn Minh khóc Nếu là GV thì bạn giải quyết như thế nào trước tình huống như vậy

Trang 12

Hướng dẫn giải quyết tình huống:

-Giáo viên đến bên xem xét Minh ngã có đau

không ở đâu không Nếu bị thương tích phải kịp thời

sơ cứu cho em

-Hỏi nguyên nhân cả 2 trẻ

-Nhắc nhở trẻ chơi phải đoàn kết, không tranh giành nhau

-Không được chơi những trò chơi nguy hiểm nhất

là leo trèo

-Cho trẻ thấy được chơi leo trèo sẽ rất nguy hiểm

Ngày đăng: 04/12/2024, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w