1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “năng lượng, công, công suất” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Sử Dụng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Khách Quan Chương “Năng Lượng, Công, Công Suất” - Vật Lý 10 Nhằm Phát Triển Năng Lực Nhận Thức Vật Lý
Tác giả Đoàn Ngọc Quỳnh Lan
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Sư phạm Vật lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÍ ĐOÀN NGỌC QUỲNH LAN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT” - VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRI

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÍ

ĐOÀN NGỌC QUỲNH LAN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT” - VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý

Khóa học: 2020 – 2024

Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Đà Nẵng, 2024

Trang 3

I

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đén Quý Thầy cô trong Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư pham – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em được học tập, rèn luyện

và tích lũy kiến thức để hoàn thành khóa luận này

Đặc biệt hơn cả, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Bảo Hoàng Thanh Thầy đã luôn tận tình quan tâm, theo dõi và hỗ trợ cho em trong suốt quãng thời gian gần 9 tháng để cho em có thể hoàn thiện được bài khóa luận như ngày hôm nay Công lao to lớn của thầy là động lực để em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất

Cuối cùng, em xin chúc Quý thầy cô và gia đình thật nhiều sức khỏe và thành công trong công viêc

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ của Quý Thầy cô

Trân trọng

Sinh viên thực hiện Đoàn Ngọc Quỳnh Lan

Trang 4

II

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Giả thuyết nghiên cứu/ giả thuyết khoa học 4

5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4

5.1 Đối tượng nghiên cứu 4

5.2 Khách thể nghiên cứu 4

5.3 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

6.1 Nghiên cứu lý thuyết 4

6.2 Nghiên cứu thực nghiệm 4

6.3 Sử dụng phần mềm 5

7 Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG 5

1.1 Năng lực 5

1.1.1 Khái niệm năng lực 5

1.1.2 Năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh THPT 6

1.2 Phương pháp, kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 8

1.2.1 Định nghĩa trắc nghiệm khách quan 8

1.2.2 Phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 8

1.2.3 Các giai đoạn soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan 9

1.2.4 Phân tích câu hỏi 12

Trang 5

III

1.3 Khảo sát thực trạng xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí trong dạy học ở các trường THPT ở thành phố

Đà Nẵng 15

1.3.1 Khái quát về thực trạng 15

1.3.2 Kết quả thực trạng 16

1.4 Tiểu kết chương 1 19

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ 21

2.1 Đặc điểm và cấu trúc chủ đề “Công, năng lượng, công suất” Vật lí 10 21

2.1.1 Đặc điểm chủ đề “Công, năng lượng, công suất” 21

2.1.2 Cấu trúc chủ đề “Công, năng lượng, công suất” 22

2.2 Xây dựng và sử dụng câu hỏi TN chủ đề Công, năng lượng, công suất 22

2.2.1 Xác định mục tiêu chi tiết cho yêu cầu cần đạt 22

2.2.2 Liên hệ giữa chỉ số hành vi của môn Vật lí với các biểu hiện năng lực nhận thức vật lí của chương “Năng lượng, công, công suất ” 25

2.2.3 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm 26

2.2.4 Xây dựng câu hỏi TNKQ chủ đề “Công, năng lượng, công suất” 28

2.2.5 Rà soát, chỉnh sửa 37

2.2.6 Thử nghiệm câu hỏi 37

2.2.7 Sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ chủ đề “Công, năng lượng, công suất” để phát triển năng lực nhận thức Vật lí cho HS 38

2.3 Tiểu kết chương 2 38

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT” VẬT LÍ 10 ĐÃ LỰA CHỌN 39

3.1 Mục đích thực nghiệm 39

3.2 Đối tượng thực nghiệm 39

3.3 Phương pháp thực nghiệm 39

3.4 Kết quả thực nghiệm 39

Trang 6

IV

3.4.1 Các chỉ số thống kê của từng câu hỏi 40

3.4.2 Đường cong đặc trưng từng câu hỏi 43

3.4.3 Mức độ phù hợp của bộ câu hỏi 44

3.4.4 Kết quả ước lượng năng lực học sinh theo IRT 48

3.5 Tiểu kết chương 3 48

KẾT LUẬN 49

1 Những kết quả đạt được 49

2 Hạn chế 49

KHUYẾN NGHỊ 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 51

Trang 7

1

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Bảng biểu:

Bảng 1.1 Hệ số Cronbach's Alpha và số biến quan sát của phiếu khảo

Bảng 2.1: Phân phối chương trình chủ đề "Công, năng lượng, công suất" 21

Bảng 2.2: Mô tả các Yêu cầu cần đạt của Chương trình môn học, bài

học năm 2018 phát triển năng lực nhận thức Vật lí

23

Bảng 2.3: Chỉ số kiến thức theo yêu cầu cần đạt 24

Bảng 2.4: Liên hệ giữa chỉ số hành vi của môn Vật lí với các biểu hiện

năng lực nhận thức vật lí của chương “Năng lượng, công, công suất ”

25

Bảng 2.5: Ma trận đề kiểm tra chủ đề "Công, năng lượng, công suất" 27

Bảng 2.6: Phân bố 40 câu hỏi của đề kiểm tra theo nội dung giảng dạy

và chỉ số hành vi năng lực Vật lí của chủ đề "Công, năng lượng, công

suất"

38

Bảng 3.1: Bảng phân bố số học sinh trả lời đúng, độ khó, độ phân biệt

của các câu trắc nghiệm trong bài kiểm tra

Hình 1.2 Thực trạng nhận thức của GV về tính chính xác khi dùng đề thi

Trang 8

2

Hình 1.3 Thực trạng nhận thức của GV về mức độ cần thiết khi dùng đề

thi TNKQ trong dạy học bộ môn

19

Hình 1.4: Thực trạng nhận thức của GV về mức độ sử dụng đề thi TNKQ

Hình 2.1 Cấu trúc chủ đề "Công, năng lượng, công suất" - Vật lí 22

Hình 3.1: Hình đường cong đặc trưng từng câu hỏi 44

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 CH TNKQ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2 NHCH Ngân hàng câu hỏi

5 THCS Trung học cơ sở

6 THPT Trung học phổ thông

Trang 9

XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân" Cụ thể, trong mục tiêu được chú trọng trong chương trình đào tạo mới là tập trung phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học Cùng với với sự đổi mới về phương pháp giảng dạy Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã nhanh chóng được đưa vào trong các đợt kiểm tra, kỳ thi quan trọng như: kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì, tốt nghiệp THPT,… Ở trường THPT việc

sử dụng đề trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập đã được áp dụng rộng rãi Bài tập không chỉ có vai trò củng cố, giúp HS hiểu sâu kiến thức, mà còn là công cụ hữu hiệu cho các em rèn luyện các kỹ năng, phát triển năng lực vật lí, giúp HS thấy được mối liên

hệ giữa giữa kiến thức và thực tiễn từ đó phát triển được các phẩm chất và năng lực học tập Đồng thời, thông qua đó giúp đánh giá một cách toàn diện người học, từ đó có những điều chỉnh, cải tiến phương pháp dạy phù hợp nhất với từng người học

Không những thế, trong chương trình vật lý THPT 2018, một trong ba yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù là năng lực nhận thức vật lí, được chú trọng, giúp học sinh hình thành tư duy của một nhà khoa học Và trong chương trình vật lí 10 có một chương để phát triển năng lực này là chương Năng lượng, công, công suất vì có sự gần gũi với đời sống hằng ngày và gắn liền với tự nhiên Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa

chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Năng

lượng, công, công suất Vật Lí 10 nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật lí”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Năng lượng, công, công suất Vật Lí 10 nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật lí

3 Phạm vi nghiên cứu

­ Đề tài xây dựng, sử dụng câu hỏi TN khách quan dùng để phát triển năng lực nhận thức vật lí Vật lí 10 chương Năng lượng, công, công suất tại trường THPT

Trang 10

4

­ Thử nghiệm sử dụng câu hỏi TN khách quan nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí cho học sinh lớp 10 trường THPTTôn Thất Tùng thành phố Đà Nẵng

­ Thời gian từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 30 tháng 3 năm 2024

4 Giả thuyết nghiên cứu/ giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng được câu hỏi TN khách quan chương Năng lượng, công, công suất Vật lí 10 thì sẽ phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh

5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động xây dựng, sử dụng câu hỏi TN khách quan nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh trong dạy học chương Năng lượng, công, công suất

- Thời gian từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 30 tháng 3 năm 2024

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu về đường lối giáo dục, đào tạo phương hướng phát triển giáo dục, đào tạo các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ GD&ĐT về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Nghiên cứu các tài liệu về đo lường đánh giá trong giáo dục Nghiên cứu CT VL lớp 10

6.2 Nghiên cứu thực nghiệm

a Phương pháp quan sát

- Quan sát các tiết dạy học có sử dụng các câu hỏi TNKQ đã soạn thảo dùng trong

quá trình dạy học phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh

Trang 11

5

b Thực nghiệm

­ Xây dựng và sử dụng câu hỏi TN khách quan

­ Tổ chức sử dụng hệ thống câu hỏi TN khách quan thông qua các KHBH

­ Đánh giá các thông số của câu hỏi TN khách quan

­ Phân tích và tổng kết kinh nghiệm

c Phương pháp chuyên gia

Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, đồng nghiệp, học sinh trong quá trình xây dựng, thử nghiệm, phân tích đánh giá câu hỏi TN khách quan

6.3 Sử dụng phần mềm

Sử dụng phần mềm chuyên dụng Quest

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm

khách quan nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh trung học phổ thông

Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Năng

lượng, công, công suất” Vật Lí 10 nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của học

sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN

THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG 1.1 Năng lực

1.1.1 Khái niệm năng lực

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất có sẵn và trong quá trình học tập, rèn luyện của con người cho phép con người huy động kết hợp linh hoạt các kiến thức, kỹ năng để thực hiện các yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh cụ thể

Trang 12

6

1.1.2 Năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh THPT

Trong chương trình giáo dục tổng thể gồm 10 năng lực của học sinh như sau: 10 năng lực này được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực đặc thù

- 3 năng lực chung là: Tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông

- 7 năng lực đặc thù hay còn gọi là năng lực chuyên môn: Ngôn ngữ; Tính toán; Tin học; Thể chất; Thẩm mỹ; Công nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Các biểu hiện của năng lực vật lí có mối quan hệ qua lại với nhau và có những biểu hiện này là hệ quả của các biểu hiện khác Để thuận tiện cho việc phát triển năng lực và đánh giá quá trình, cũng giống như năng lực tự học và năng lực hợp tác, có thể xác lập cấu trúc của năng lực vật lí bằng việc phân chia năng lực thành chuỗi các trình

tự hành động gắn bó chặt chẽ với nhau Các hành động là thực hiện các quan sát, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên Khi người học thực hiện các hành động này đồng thời đảm bảo việc có được các biểu hiện của năng lực vật lí đã đề cập trong Chương trình môn học

Theo CTGDPT 2018, môn Vật lí trong chương trình giáo dục trung học phổ thông mới có cấu trúc và các biểu hiện hành vi của năng lực Vật lí sau

Năng lực

Trang 13

N2: Trình bày được các hiện tượng, quá trình Vật lí, đặc điểm, vai trò

của các hiện tượng, quá trình Vật lí bằng các hình thức biểu đạt, nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ

N3: Tìm được từ khóa, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được

thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học

N4: So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá

trình Vật lí theo các tiêu chí khác nhau

N5: Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình N6: Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích;

đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận

N7: Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản

T1: Đề xuất vấn đề liên quan đến Vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi

liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất

T2: Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nếu

được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu

T3: Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm

hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu

T4: Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng

quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích,

xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích; rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết

T5: Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ,

sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái

độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa

ra để tiếp thu tích cực và giải thích, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục

Trang 14

8

T6: Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định

xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp

Vận dụng

kiến thức Vật

lí vào thực

tiễn

V1: Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn

V2: Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn V3: Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện

được một số phương pháp hay biện pháp mới

V4: Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ

thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững

1.2 Phương pháp, kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.2.1 Định nghĩa trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm là một loại công cụ đo lường, nhằm để xác định cụ thể mức độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của học sinh Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gọi là “khách quan” vì cách chấm điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm

1.2.2 Phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.2.2.1 Phương pháp xây dựng câu dẫn

Khi xây dựng câu dẫn cần diễn đạt rõ nội dung, nhiệm vụ học sinh cần phải thực hiện Câu dẫn cần đưa ra đầy đủ thông tin cần thiết để học sinh hiểu được yêu cầu của câu hỏi

Câu dẫn có thể là một câu hỏi hay một câu nhận định còn bỏ lửng Câu dẫn cũng

có thể viết dưới dạng đưa ra nhiều yếu tố rồi tổ hợp thành phương án chọn

Câu dẫn phải tránh những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầu mối dẫn đến câu trả lời như: “Những câu nào sau đây ” trong khi đó câu trả lời là tổ hợp của các phương

án chọn

Nên ít dùng hoặc tránh dùng dạng phủ định trong câu hỏi

Nội dung câu dẫn cần nằm trong nội dung cần phải xác định được các kiến thức trọng tâm

1.2.2.2 Phương pháp xây dựng phương án chọn

Đây là các phương án nhằm trả lời yêu cầu của câu dẫn Thông thường có 4-5 phương án chọn đối với câu hỏi sử dụng trong kiểm tra đánh giá Đối với sử dụng trong dạy học kiến thức mới có thể nhiều phương án chọn hơn phụ thuộc vào các thực tế tình huống mà HS có thể mắc phải và tuỳ thuộc và thời lượng lên lớp ở mỗi tiết học Trong

Trang 15

9

đó có một câu trả lời đúng hoặc đúng nhất Các phương án chọn còn lại là các phương

án gây nhiễu chỉ đúng một phần hoặc chưa hoàn chỉnh

Các phương án chọn đúng phải phù hợp với câu dẫn về mặt ngữ pháp Nghĩa là khi gắn với nhau phải tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh

Các phương án chọn phải có cấu trúc tương tự nhau để tăng độ phân biệt của câu hỏi

Độ dài của các phương án chọn phải tương đương nhau

Phải đảm bảo có một câu đúng duy nhất và được đặt ở những vị trí khác nhau nhằm tránh sự đoán mò của HS

Hạn chế soạn những câu có nội dung và cách diễn đạt giống như sách giáo khoa vì chúng ít có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo

1.2.3 Các giai đoạn soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan

Giai đoạn 1: Xác định mục đích của bài trắc nghiệm khách quan

Bước 1: Phân tích nội dung môn học

Các giáo viên xác định nội dung chi tiết các kiến thức và kỹ năng cần thiết, quan trọng của môn học mà HS phải đạt được Tùy theo thời điểm khảo sát trong năm học, nội dung kiến thức có thể chỉ trong một vài chương hoặc cho một học kỳ hoặc toàn năm học Phân tích nội dung môn học để xác định những nội dung cần được đưa vào kiểm tra, đánh giá là công việc không dễ dàng, vì các nội dung dạy học của một môn học thì rất nhiều, GV phải cân nhắc, chọn lọc kỹ Kết quả công việc trên là một bảng liệt kê những trọng tâm kiến thức cần đo lường Ta cũng đã biết giữa nội dung giảng dạy và nội dung kiểm tra, đánh giá có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng không nhất thiết tất

cả các nội dung của môn học phải được đưa vào kiểm tra

Bước 2: Xác định mục tiêu nhận thức (yêu cầu cần đạt) cho từng môn học

Mục tiêu của môn học là những gì người học hoàn thành được sau khi học xong môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ Những mục tiêu này được xác định dưới dạng những kiến thức, kỹ năng và thái độ, có thể xác định được, quan sát được, chỉ rõ những hành vi mà người học phải thực hiện để chứng tỏ mục tiêu học tập đã hoàn thành

Bước 3: Xác định trọng số các nội dung kiểm tra

Trọng số của một đề kiểm tra là dựa theo tỉ lệ phần trăm thời gian dạy lý thuyết và thời gian vận dụng trong các chủ đề được quy định theo khung phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việc xác định trọng số cho từng mạch kiến thức, chủ đề được căn cứ vào số tiết quy định trong phân phối chương trình, căn cứ vào mục tiêu cần đạt của các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, căn cứ vào tầm quan trọng của chuẩn kiến thức, kĩ năng (yêu cầu cần đạt) được quy định trong chương trình

Trang 16

10

giảng dạy Từ trọng số của các mạch kiến thức, chủ đề xác định số lượng các câu sẽ ra trong ô ma trận cho phù hợp

Bước 4: Thiết lập ma trận hai chiều của đề kiểm tra

Lập một bảng có hai chiều phân bố các câu hỏi một cách chi tiết Một chiều là nội dung chương trình, mạch kiến thức, kỹ năng cần đánh giá; chiều còn lại là các mức độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao hay các năng lực, hành vi đòi hỏi ở học sinh Trong mỗi ô của ma trận là chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình cần đánh giá, số lượng câu hỏi, tỉ lệ % số điểm và tổng số điểm của các câu hỏi Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, thời lượng thời gian làm bài và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức Việc thiết lập ma trận đề gồm các bước cụ thể như sau:

­ Liệt kê tên các chủ đề, nội dung cần kiểm tra, đánh giá

­ Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy

­ Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương, )

­ Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra

­ Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương, ) tương ứng với tỉ lệ %

­ Tính tỉ lệ % số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng

­ Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột

­ Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột

­ Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu cần thiết [4]

Giai đoạn 2: Biên soạn đề kiểm tra và tạo các đề tương đương

Bước 5: Thiết kế câu hỏi TNKQ theo ma trận

Căn cứ vào khung ma trận hai chiều đã thiết lập ở giai đoạn 1 mà thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo ở học sinh qua từng câu hỏi

và toàn bộ đề kiểm tra, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm

Bước 6: Trao đổi trong nhóm đồng nghiệp

Các câu hỏi được soạn xong phải được đưa ra thảo luận trong nhóm đồng nghiệp Việc làm này là cần thiết, vì nhiều đồng nghiệp sẽ giúp khẳng định tính chất “đúng” cũng như giúp phát hiện ra điểm yếu hay sai sót mà người soạn không ý thức được Kinh nghiệm các lần thảo luận nhóm cho thấy, qua phản biện của đồng nghiệp, có câu dù đã được soạn kĩ nhưng vẫn bị phát hiện ý trong câu hỏi chưa rõ, hoặc có một hay vài lựa chọn chưa phù hợp, chưa hay

Bước 7: Trình bày đề kiểm tra

Nên sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó, thứ tự phương án đúng không được tuân theo quy luật nào, thay đổi thứ tự câu hỏi và thay đổi thứ tự phương án đúng bằng các phần mềm hỗ trợ [4]

Trang 17

11

Giai đoạn 3: Tổ chức kiểm tra và chấm kiểm tra

Bước 8: Tổ chức thi kiểm tra và chấm bài thi, bài kiểm tra

Việc tổ chức thi, kiểm tra và chấm bài thi, kiểm tra sẽ khác nhau tùy theo cho thí sinh thi, kiểm tra trên máy tính hay làm bài trên giấy

­ Nếu thi, kiểm tra trên máy tính, khi thời hạn làm bài kết thúc máy có thể thông báo ngay cho thí sinh kết quả số câu làm đúng (hoặc điểm số) Nhưng quan trọng hơn

là các trả lời của từng học sinh sẽ được lưu lại chung trên 1 file dữ kiện, các thông tin này được sử dụng cho giai đoạn 4

­ Nếu làm trên giấy, nên thiết kế sử dụng bảng trả lời riêng (answer sheet) để tiện cho việc chấm điểm Số lượng bài thi ít thì dùng bảng đục lỗ đáp án để chấm Nhưng hiện tại đã có máy chấm bài dùng phương pháp quét quang học, rất tiện lợi khi có số lượng bài thi nhiều Các máy chấm bài có nhiều tính năng khác nhau và tốc độ chấm cũng khác nhau Điều cần quan tâm là cài đặt độ phân giải của máy cho phù hợp để máy đọc chính xác và làm việc ổn định khi phải chấm liên tục nhiều giờ [4]

Giai đoạn 4: Phân tích đề và câu trắc nghiệm

Bước 9: Phân tích câu hỏi

Sau khi chấm và ghi điểm của một bài trắc nghiệm, giáo viên phân tích các câu trả lời của học sinh nhằm mục đích:

­ Biết được những câu nào là quá khó và quá dễ để loại ra, chỉ giữ lại các câu thoả mãn các tiêu chí đánh giá trong đo lường trắc nghiệm

­ Lựa chọn ra được các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém

­ Biết được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn

­ Việc phân tích các câu hỏi để biết xem học sinh trả lời các câu như thế nào và từ

đó sửa đổi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả học tập của học sinh một cách hữu hiệu hơn

­ Thông qua kết quả bài trắc nghiệm có thể giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp, lề lối làm việc cho tốt hơn

­ Phân tích câu trả lời của học sinh nhằm xác định các chỉ số sau: độ khó, độ phân biệt, mức độ lôi cuốn học sinh của các câu trả lời cho sẵn ở mỗi câu hỏi và độ tin cậy của bài trắc nghiệm

Bước 10: Phân tích bài trắc nghiệm, sửa chữa và lưu trữ câu trắc nghiệm

Sau khi phân tích câu, bài TN, ta đã biết được những câu trắc nghiệm tốt và cần ghi dấu những câu có vấn đề để thẩm tra dần dần Có câu phải loại bỏ, có câu chỉ cần thay một mồi nhử, có câu phải sửa lại ý hỏi, hoặc cách hành văn Cũng có câu phải xem xét toàn bộ phần hỏi và các lựa chọn Tất cả những điều chỉnh trên một câu trắc nghiệm

Trang 18

1.2.4 Phân tích câu hỏi

Nguyên tắc chung để phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm là so sánh câu trả lời của học sinh là so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung của toàn bài trắc nghiệm để xem có đạt được những mục đích đã đề ra hay chưa, với mong muốn có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi Nếu kết quả không được như vậy có thể là do câu hỏi đó soạn thảo chưa chính xác hoặc nội dung chưa được giảng giải

Phân tích câu trả lời của học sinh nhằm xác định các chỉ số sau: độ khó, độ phân biệt, mức độ lôi cuốn học sinh của các câu trả lời cho sẵn ở mỗi câu hỏi

1.2.4.1 Mục đích của việc phân tích câu hỏi

Sau khi chấm và ghi điểm của một bài trắc nghiệm, giáo viên phân tích các câu trả lời của HS nhằm mục đích:

­ Biết được những câu nào là quá khó và quá dễ để loại ra, giữ lại các câu thoả mãn tiêu chí đánh giá trong đo lường trắc nghiệm

­ Lựa chọn ra được các câu có độ phân cách cao nghĩa là phân biệt được HS giỏi và kém

­ Biết được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn

­ Việc phân tích CH để biết xem HS trả lời CH như thế nào và từ đó cần phải sửa đổi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả học tập của HS một cách hữu hiệu hơn

­ Thông qua kết quả bài trắc nghiệm có thể giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp, lề lối làm việc cho tốt

1.2.4.2 Phương pháp phân tích câu hỏi theo lí thuyết cổ điển

Trang 19

13

đến thấp nhất, tiếp theo là chia tập bài kiểm tra của học sinh làm 3 nhóm: Nhóm điểm cao{H}: Chiếm từ 25%÷ 34% số học sinh đạt điểm cao nhất; nhóm điểm thấp{L}:Từ 25% ÷ 34% số học sinh đạt điểm thấp nhất; nhưng nên chọn 27% là phù hợp và nhóm điểm trung bình{M1}:Từ 46% ÷ 50% số học sinh còn lại Nếu gọi: N là tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra; NH là số học sinh nhóm giỏi chọn câu hỏi đúng; NM là

số học sinh nhóm trung bình chọn câu hỏi đúng; NL là số học sinh nhóm kém chọn câu hỏi đúng Thì độ khó của câu hỏi được tính bằng công thức

𝑃 =𝑁𝐻+ 𝑁𝑀+ 𝑁𝐿

𝑁

P càng lớn thì câu hỏi càng dễ: 0 ≤ P ≤ 0,2: là câu hỏi rất khó; 0,2 ≤ P ≤ 0,4: là câu hỏi khó; 0,4 ≤ P ≤ 0,6: là câu hỏi trung bình; 0,6 ≤ P ≤ 0,8: là câu hỏi dễ; 0,8 ≤ P ≤ 1: là câu hỏi rất dễ

b Độ phân biệt (Difference)

Khi ra một câu hoặc một bài trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh nào đó, người ta thường muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khác nhau: giỏi, trung

bình, kém Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ

phân biệt Muốn cho câu hỏi có độ phân biệt, khả năng trả lời của nhóm thí sinh giỏi và nhóm thí sinh kém đối với câu đó hiển nhiên phải khác nhau Độ phân biệt của một câu hỏi được tính bằng công thức:𝐷 = (𝑁𝑁𝐻−𝑁𝐿

chọn Độ phân biệt của câu hỏi thi là mức độ khác nhau về kết quả trả lời giữa hai nhóm

trên và dưới khi làm bài thi Câu hỏi có chỉ số phân biệt nhỏ hơn hoặc bằng 0 cần bị loại

bỏ Ebel (1956) đề xuất rằng các câu hỏi của bài test trong lớp học nên có chỉ số phân biệt bằng 0,30 hoặc cao hơn Một số tác giả khác cho rằng độ phân biệt nên nằm trong

khoảng 0,25 - 0,75

c Phương sai câu trắc nghiệm

Là mức độ biểu thị điểm số khác nhau giữa các học sinh trong từng câu hỏi và ảnh hưởng đến mức độ biến đổi trong điểm số của toàn bài trắc nghiệm

𝑠𝑖2 = 𝑝𝑖𝑞𝑖

𝑝𝑖: tỉ số người trả lời đúng câu thứ i; 𝑞𝑖: tỉ số người không trả lời đúng câu thứ i

→ 𝑞𝑖 = 1 − 𝑝𝑖

d Tiêu chuẩn chọn câu tốt

Các câu thoả mãn các tiêu chuẩn sau đây được xếp vào các câu hỏi tốt:

­ Độ khó nằm trong khoảng 0,3 ≤ P ≤ 0,8

­ Độ phân biệt D ≥ 0,3

­ Câu nhiễu có tính chất hiệu nghiệm tức là câu có độ phân biệt âm

Trang 20

14

1.2.4.3 Lý thuyết Ứng đáp câu hỏi (IRT)

Lý thuyết khảo thí hiện đại với việc sử dụng lý thuyết Ứng đáp câu hỏi thường gọi

là lý thuyết IRT (viết tắt của Item Response Theory) với mô hình Rasch là công cụ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay Trong khuôn khổ nghiên cứu khoa học này, chúng tôi quan tâm đến các vấn đề về lý thuyết khảo thí hiện đại Lý thuyết IRT được xây dựng trên khoa học về xác suất và thống kê Các công trình quan trọng của lý thuyết IRT ra đời từ sau thập niên 70 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được công nhận và áp dụng phổ biến trong thực tiễn Lý thuyết IRT được phát triển rất nhanh nhờ khả năng tính toán bằng máy vi tính và đạt được những thành tựu quan trọng nâng cao độ chính xác của các câu hỏi trắc nghiệm và đề trắc nghiệm Lý thuyết IRT của ông Georg Rasch

mô hình hóa mối quan hệ giữa mức độ năng lực của người làm trắc nghiệm và đáp ứng của người ấy với câu trắc nghiệm Mỗi HS đứng trước một câu hỏi trắc nghiệm sẽ ứng đáp như thế nào, điều đó phụ thuộc vào năng lực tiềm ẩn của HS và các đặc trưng của câu hỏi Hành vi ứng đáp này được mô tả bằng một hàm đặc trưng câu hỏi cho biết xác suất trả lời đúng câu hỏi tùy theo tương quan giữa năng lực của HS Mỗi câu trắc nghiệm được mô tả bằng một thông số (độ khó) ký hiệu là 𝛿 và mỗi người làm trắc nghiệm được

mô tả bằng một thông số (năng lực) kí hiệu là 𝜃 Mỗi khi một người cố gắng trả lời một câu hỏi, các thông số độ khó và khả năng tác động lẫn nhau, để cho một xác suất đáp ứng của người làm trắc nghiệm ấy Dạng toán học của mô hình này là:

𝑃(𝜃) = 𝑒𝑥𝑝 (𝜃 − 𝛿)

1 + 𝑒𝑥𝑝 (𝜃 − 𝛿)Trong đó, P(𝜃) là xác suất để thí sinh n có năng lực 𝜃 trả lời đúng câu hỏi có độ khó 𝛿 [9], [10], [15], [18] [20], [21]

Xác suất trả lời đúng một câu hỏi được biểu thị bằng một hàm số liên quan đến năng lực của thí sinh 𝜃 Xác suất đó là hàm P(𝜃) – một đường cong đặc trưng của câu hỏi (Item Characteristic Curves - ICC) [15]

1.2.4.4 Các chức năng cơ bản trong phần mềm Quest hỗ trợ lý thuyết IRT

Áp dụng lý thuyết IRT, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện nay có rất nhiều các phần mềm toán học có thể giúp chúng ta nhanh chóng phân tích câu hỏi TNKQ Trong khuôn khổ đề này chúng tôi sử dụng phần mềm Quest được soạn thảo ở Úc để phân tích câu hỏi Phần mềm Quest là phần mềm phân tích và đánh giá câu hỏi được xây dựng dựa trên lý thuyết IRT, nó cung cấp một phạm vi linh hoạt và toàn diện về các mô hình ứng đáp câu hỏi đến người phân tích, cho phép chúng ta khảo sát các thuộc tính về đánh giá năng lực của thí sinh làm bài kiểm tra Phần mềm này có thể giúp chúng ta tính toán cho kết quả về độ khó, độ phân biệt của câu trắc nghiệm và khả năng của người làm trắc nghiệm, phân tích sự phù hợp của câu trắc nghiệm và của người làm trắc nghiệm, đồng thời cũng có thể chỉ ra kết quả bất thường của người làm câu trắc nghiệm nếu có Khi sử dụng phần mềm Quest, sau khi chương trình chạy xong các tệp tin kết quả (*.map, *.ita) sẽ được lưu vào thư mục chứa tệp tin điều khiển Chúng ta mở tệp tin

Trang 21

và từ tệp tin *.map chúng ta thu được biểu đồ phân bố độ khó câu hỏi thi và năng lực thí sinh, biểu đồ này cho thấy sự phù hợp của đề thi đối với thí sinh dự thi Tệp tin *.ita cho phép chúng ta phân tích được các chỉ số sau:

- Categories: Câu chọn, với các lựa chọn A, B, C, D trong câu trắc nghiệm,

phương án đúng được đánh dấu (*)

- Disc: Độ phân biệt của câu hỏi giữa các nhóm thí sinh, độ phân biệt phải nằm trong khoảng 0,25 – 0,75 đối với các bài kiểm tra trong lớp học

- Percent: Tỉ lệ phần trăm của một phương án là tỉ lệ giữa số thí sinh chọn

phương án đó so với tổng số thí sinh làm bài kiểm tra

- Pt – Biserial: Hệ số tương quan point biserial Cần loại bỏ những câu hỏi có mối tương quan thấp hoặc dưới 0 sẽ làm tăng độ tin cậy của bài kiểm tra

- P-value: Xác suất thống kê khả năng mỗi phương án trả lời được lựa chọn, phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,05

- Mean Ability: Thang đo logarit năng lực của thí sinh đưa ra sự lựa chọn của mình Phương án trả lời đúng phải có Mean Ability cao hơn các phương án trả lời sai Step Lables 1: Giữa giá trị 0 và 1 chỉ có 1 bước, thí sinh thực hiện được bước này khi trả lời đúng

- Thresholds: Ngưỡng để vượt qua, thực chất là độ khó của câu hỏi trắc nghiệm

- Error: Sai số trong tính toán, thông thường nhỏ hơn 0,2

1.3 Khảo sát thực trạng xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí trong dạy học ở các trường THPT ở thành phố Đà Nẵng

1.3.1 Khái quát về thực trạng

a Mục đích khảo sát

Thông qua khảo sát để phân tích, đánh giá thực trạng về xây dựng và sử dụng CH TNKQ để phát triển năng lực nhận thức Vật lí của học sinh ở trường THPT Qua đó tạo

cơ sở cho việc sử dụng hệ thống CH TNKQ chủ đề “Công, năng lượng, công suất” - Vật

lí 10 để phát triển năng lực nhận thức Vật lí cho HS

b Nội dung khảo sát

Trang 22

16

­ Thực trạng nhận thức của thầy cô về việc sử dụng loại đề CH TNKQ trong

dạy học để phát triển năng lực nhận thức Vật lí cho HS

­ Thực trạng nhận thức của HS về mong muốn và mức độ sử dụng loại đề

CH TNKQ trong tiết học

c Thời gian và đối tượng khảo sát

­ Thời gian khảo sát: Từ ngày 25/03/2023 đến ngày 10/04/2023

­ Đối tượng khảo sát: 16 GV giảng dạy tại các trường THPT, THCS, Trung

tâm giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

d Phương pháp điều tra, khảo sát

Trong quá trình khảo sát thực trạng chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng

phiếu hỏi dùng Google form với mẫu phiếu được đính kèm ở phụ lục 1 Sau khi thu

phiếu về chúng tôi thu được 16 phiếu có kết quả được trình bày ở phần dưới như sau:

1.3.2 Kết quả thực trạng

1.4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của phiếu khảo sát

Bảng 1.1: Hệ số Cronbach's Alpha và số biến quan sát của phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát

Cronbach's Alpha

Tổng số biến quan sát

Giáo viên 0.63 9 Học sinh 0,56 5

1.3.2.2 Thực trạng nhận thức của GV về vai trò của kiểm tra, đánh giá

Chúng tôi đã tiến hành điều tra nhận thức của GV sử dụng loại đề CH TNKQ trong

dạy học ở các trường Trung học phổ thông qua câu hỏi số 1 Kết quả khảo sát vấn đề

này được thể hiện ở hình 1.2

Hình 1.1: Thực trạng sử dụng CH TNKQ

Trang 23

Cung cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động

Cung cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động

Thúc đẩy HS tích cực học tập 62,5% Hình thành khả năng tự đánh giá của HS 62,5%

Đánh giá năng lực HS 68,8% Nhận xét: Thông qua khảo sát cho thấy, phần đông thầy cô cho rằng mục đích của việc sử dụng CH TNKQ phát triển năng lực nhận thức vật lí của HS là để cung cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động của GV (75%)

1.3.2.5 Thực trạng nhận thức của GV về mức độ sử dụng các loại đề trong dạy học bộ môn

Bảng 1.3: Thực trạng nhận thức của GV về mức độ sử dụng các loại đề thi

trong kiểm tra, đánh giá

Không bao giờ Ít khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

Trang 24

là thực hành (48.6%) Thực trạng cho thấy, các thầy cô vẫn ưu tiên sử dụng loại đề thi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá

1.4.2.7 Thực trạng nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc sử dụng CH TNKQ trong dạy học bộ môn

Trang 25

19

Hình 1.3: Thực trạng nhận thức của GV về mức độ cần thiết khi dùng đề thi

TNKQ trong dạy học bộ môn

Nhận xét: Phần lớn các thầy cô đều cho rằng cần thiết/ rất cần thiết của việc sử dụng đề thi TNKQ trong dạy học bộ môn (87.5%) Qua khảo sát cho thấy, đề thi

TNKQ có vai trò quan trọng cần thiết cho tất cả các bộ môn

1.3.2.8 Thực trạng nhận thức của GV về mức độ sử dụng đề thi TNKQ (CH đã được phân tích độ khó) trong dạy học bộ môn

Hình 1.4: Thực trạng nhận thức của GV về mức độ sử dụng đề thi TNKQ có

phân tích bằng phần mềm

1.4 Tiểu kết chương 1

Trong chương này chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lý luận về lựa chọn và sử dụng

CH TNKQ đề phát triển năng lực Vật lí của HS, cụ thể như sau: Đối với năng lực Vật lí chúng tôi đã nghiên cứu: khái niệm năng lực, khái nhiệm năng lực Vật lí và cấu trúc năng lực Vật lí Đối với xây dựng và sử dụng CH TNKQ, chúng tôi đã làm rõ phương pháp TNKQ, và các giai đoạn soạn thảo một bài TNKQ dùng để kiểm tra, đánh giá Ngoài ra chúng tôi cũng hệ thống lại cơ sở lý thuyết về lý thuyết đáp ứng câu hỏi (IRT)

Trang 27

a Đặc điểm về nội dung

Nội dung chủ đề “Công, năng lượng, công suất” được SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trong chương IV: “Năng lượng, công, công suất” đề cập đến những vấn đề sau: Năng lượng, công cơ học; công suất; động năng và thế năng; cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng; hiệu suất

b Phân phối chương trình chương “Công, năng lượng, công suất” Vật lí 10 THPT

Chủ đề “Công, năng lượng, công suất” trong chương trình Vật lí 10 GDPT 2018 được SGK Kết nối tri thức với cuộc sống chia thành 1 chương (chương IV: Năng lượng,

công, công suất) gồm 5 bài với số tiết và thời gian tổ chức dạy học như sau:

Bảng 2.1: Phân phối chương trình chủ đề "Công, năng lượng, công suất"

tiết

Thời điểm Bài 23: Năng lượng Công cơ học 43-44 Tuần 22

Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ

Trang 28

22

2.1.2 Cấu trúc chủ đề “Công, năng lượng, công suất”

Hình 2.1: Cấu trúc chủ đề "Công, năng lượng, công suất" - Vật lí 10

2.2 Xây dựng và sử dụng câu hỏi TN chủ đề Công, năng lượng, công suất 2.2.1 Xác định mục tiêu chi tiết cho yêu cầu cần đạt

Để thực hiện việc xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ, chúng tôi đi phân tích từng

chỉ số kiến thức theo yêu cầu cần đạt với các nội dung sau: Năng lượng, công cơ học;

Công suất, Động năng, thế năng; Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng; Hiệu suất Mục tiêu chi tiết từng yêu cầu cần đạt theo hướng dẫn của BGD&ĐT theo 4 Bậc: Biết - Hiểu

- Vận dụng - Vận dụng cao, mô tả các yêu cầu cần đạt chủ đề “Công, năng lượng, công suất”, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Mô tả các Yêu cầu cần đạt của Chương trình môn học, bài học

năm 2018 phát triển năng lực nhận thức Vật lí

(Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí theo Thông tư số BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

cơ học

Năng lượng Công cơ học

Thực hiện công Công thức tính công

Công suất

Khái niệm công suất Công thức tính công suất Liên hệ giữa công suất với lực và vận tốc

Động năng,thế năng

Động năng

Khái niệm động năng Liên hệ giữa động năng và công của lực

Thế năng

Khái niệm thế năng trọng trường Liên hệ giữa thế năng và công của lực thế

Cơ năng

và định luật bảo toàn cơ năng

Sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng

Định luật bảo toàn cơ năng

Hiệu suất

Năng lượng có ích và năng lượng hao phí Hiệu suất

Trang 29

- Nêu được biểu thức tính công bằng tích của các lực tác dụng và các

độ dịch chuyển theo phương của lực nêu được đơn vị đo công là đơn

vị đo năng lượng, Tính được công trong một số trường hợp

24 Công suất - Từ một số tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và

định nghĩa công suất

- Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều, vận dụng được trong một số trường hợp đơn giản

27.Hiệu suất - Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa hiệu suất,

vận dụng được hiệu suất trong một số trường hợp thực tế

Bảng 2.3: Chỉ số kiến thức theo yêu cầu cần đạt

- Trình bày được ví dụ chứng tỏ có thể truyền

năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách

thực hiện công

- Nêu được biểu thức tính công bằng tích của

các lực tác dụng và các độ dịch chuyển theo

phương của lực nêu được đơn vị đo công là

đơn vị đo năng lượng, Tính được công trong

một số trường hợp

4.23.a

Ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công

4.23.b

- Công thức tính công và đơn

vị của công và năng lượng

- Tính được công trong một

số trường hợp

Trang 30

24

24

Công

suất

- Từ một số tình huống thực tế, thảo luận để

nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa công

suất

4.24.c

Ý nghĩa vật lí và định nghĩa của công suất

- Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi

đều với vận tốc ban đầu bằng không, rút ra

được động năng của vật có giá trị bằng công

của lực tác dụng lên vật

- Nêu được công thức tính thế năng trong

trường trọng lực đều, vận dụng được trong một

số trường hợp đơn giản

4.25.d

Động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật

4.25.e

- Công thức tính thế năng trọng trường

- Vận dụng được công thức tính thế năng trọng trường

- Phân tích được sự chuyển hóa động năng và

thế năng của vật trong một số trường hợp đơn

giản

- Nêu được khái niệm cơ năng; phát biểu được

định luật bảo toàn cơ năng và vận dụng được

định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường

hợp đơn giản

4.26.f

- Phân tích được sự chuyển hóa động năng và thế năng của một số trường hợp đơn giản

4.26.g

- Khái niệm cơ năng

- Định luật bảo toàn cơ năng

- Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một

số trường hợp đơn giản

27.Hiệ

u suất

- Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được

định nghĩa hiệu suất, vận dụng được hiệu suất

trong một số trường hợp thực tế

4.27.h

- Định nghĩa hiệu suất

- Vận dụng tính được hiệu suất trong một số trường hợp đơn giản

Trang 31

N1: Nhận biết và nêu được các đối

tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật,

quá trình vật lí

- Nhận biết được các dạng năng

lượng

- Nêu được biểu thức tính công và

đơn vị của công

- Nêu được khái niệm cơ năng và

định luật bảo toàn cơ năng

- Nêu được định nghĩa công suất và

hiệu suất

N2: Trình bày được các hiện tượng,

quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của

các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các

hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính,

vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ

- Trình bày được sự truyền năng

lượng bằng cách thực hiện công

- Trình bày được công thức thức

xác định công và công suất

- Tính được công và công suất trong

các trường hợp đơn giản

- Trình bày được công thức tính thế

năng và động năng

- Tính được động năng, thế năng

trong các trường hợp đơn giản

N3: Tìm được từ khoá, sử dụng được

thuật ngữ khoa học, kết nối được thông

tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn

ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa

học

- Tìm được từ khoá, sử dụng được

thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày về công, năng lượng, động năng, thế năng, công suất và hiệu suất

Trang 32

26

N4: So sánh, lựa chọn, phân loại, phân

tích được các hiện tượng, quá trình vật

lí theo các tiêu chí khác nhau

- Phân biệt được các dạng năng

lượng

- Phân tích được sự chuyển hóa

giữa động năng và thế năng trong các trường hợp đơn giản

- Phân tích được các tính chất của

thế năng trọng trường

- Phân tích được mối liên hệ giữa

động năng và công của ngoại lực tác dụng lên vật

N5: Giải thích được mối quan hệ giữa

các sự vật, hiện tượng, quá trình

- Giải thích được mối liên hệ giữa

công suất với lực và tốc độ

N6: Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa

được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa

ra được những nhận định phê phán có

liên quan đến chủ đề thảo luận

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa

được nhận thức hoặc lời giải thích

về công, năng lượng, động năng, thế năng, công suất và hiệu suất; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến công, năng lượng, động năng, thế năng, công suất và hiệu suất

N7: Nhận ra được một số ngành nghề

phù hợp với thiên hướng của bản thân

2.2.3 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm

Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt của chủ đề “Công, năng lượng, công suất”, chúng tôi xây dựng ma trận đề theo 4 bậc của Bloom: Biết – Hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao Sau đây là ma trận đề của các bài kiểm tra chủ đề “Công, năng lượng, công suất”

Bảng 2.5: Ma trận đề kiểm tra chủ đề "Công, năng lượng, công suất"

Chủ

đề

Nội dung Nhận biết

(Mức A)

Thông hiểu (Mức B)

Vận dụng (Mức C)

Vận dụng cao (Mức D) 4.23.a

vị của công

Giải thích

được một hiện tượng truyền năng lượng từ vật này sang vật

Phân tích

một số ví dụ trong thực tế

Áp dụng các

tính chất để chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác

Trang 33

khác bằn cách thực hiện công

bằng cách thực hiện công

thức tính công và đơn

vị của công

và năng lượng

Giải thích

một số hiện trượng liên quan đến công trong thực tế

Vận dụng

công thức tính công đê giải một số bài toán

sử dụng công thức tính công

suất

Vận dụng công

thức tính công suất để giải một

số bài toán đơn giản

thức tính động năng

và đơn vị của động

năng

Chứng tỏ

được sự thay đổi của động năng là do công của ngoại lực tác

dụng

Giải thích

các hiện tượng liên quan đến

thức tính thế năng trọng trường và đơn vị của thế năng trọng

trường

Giải thích

một số hiện tượng liên quan đến thế năng trọng trường trong

thực tế

Phân tích các ví dụ về

thế năng

trọng trường

Áp dụng công

thức tính thế năng trọng trường để giải

động năng

Giải thích

sự chuyển hóa động năng và thế

Phân tích

được sự chuyển hóa động năng

Áp dụng sự

chuyển hóa động năng và thế năng

Trang 34

đơn giản

và thế năng của một số trường hợp

- Mô tả định

luật bảo toàn

cơ năng trong một số trường hợp đơn giản quang phổ

Áp dụng

được công thức tính cơ năng và định luật bảo toàn

cơ năng để giải các bài toán đơn giản

Áp dụng công

thức cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng để phân tích các hiện tượng xảy

Liệt kê một

số hiệu suất trong một số trường hợp thực tế

Giải thích

được mối quan hệ giữa hiệu suất và năng lượng

Áp dụng

được công thức hiệu suất để giải các bài tập toán đơn giản về hiệu suất

Vận dụng được

khái niệm hiệu suất để tính được phần năng lượng

có ích và năng lượng hao phí trong quá trình hoạt động của các thiết bị phổ biến trong thực

tế

2.2.4 Xây dựng câu hỏi TNKQ chủ đề “Công, năng lượng, công suất”

Căn cứ vào ma trận đề kiểm tra chương “Công, năng lượng, công suất” chúng tôi

đã xây dựng được 40 câu hỏi TNKQ tương ứng với 1 đề kiểm tra thường sử dụng ở các

trường THPT

ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT”

Câu 1 (N1, 4.23.a.A) Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển

hóa năng lượng chính nào xảy ra?

A Điện năng chuyển hóa thành động năng

B Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

C Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng

Trang 35

29

D Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N1 vì HS nhận biết được quá trình

chuyển hóa năng lượng

Câu 2 (N2, 4.23.b.B) Một người dùng tay đẩy một cuốn sách một lực 5 N trượt

một khoảng dài 0,5 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương trùng với phương chuyển động của cuốn sách Người đó đã thực hiện một công là

A 2,5 J B – 2,5 J C 0 D 5J

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được quá trình

thực hiện công bằng công thức tính công

Câu 3 (N1,, 4.23.a.A) Năng lượng có tính chất nào sau đây?

A Là một đại lượng vô hướng

B Có thể tồn tại ở những dạng khác nhau

C Có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng

khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ

D Các đáp án trên đều đúng

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được đặc điểm

của năng lượng

Câu 4 (N2, N5 4.23.b.C) Một vật khối lượng 2 kg bị hất đi với vận tốc ban đầu

có độ lớn bằng 4 m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang Sau khi trượt được 0,8 m thì vật dừng lại Công của lực ma sát đã thực hiện bằng:

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được công thức

tính công, N5 vì học sinh giải thích được mối liên hệ giữa lực ma sát với định luật 2 newton

Câu 5 (N2, N5 4.23.b.C) Một thang máy khối lượng m = 600kg chuyển động

thẳng đứng lên cao 10 m Tính công của động cơ để kéo thang máy lên khi thang máy

đi lên nhanh dần đều với gia tốc a =1𝑚/𝑠2 Lấy g = 10𝑚/𝑠2 Chọn chiều dương hướng lên trên

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được công thức

tính công, N5 vì học sinh giải thích được mối liên hệ giữa lực kéo động cơ với định luật 2 newton

Trang 36

30

A 6,6.104 (J) B 66.10 (J) C 75.10 (J) D 7,5.10 (J)

Câu 6 (N1, 4.23.a.A) Cần cẩu khi hoạt động, thực hiện trao đổi năng lượng với

vật khác dưới dạng nào sau đây?

A Thực hiện công B Truyền nhiệt

C Phát ra các tia nhiệt D Không trao đổi năng lượng

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N1 vì HS nhận biết được quá trình

chuyển đổi năng lượng bằng cách thực hiện công

Câu 7 (N2, 4.23.b.A): Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào

vật đang chuyển động?

A Trọng lực B Lực ma sát C Lực hướng tâm D Lực hấp dẫn

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được đặc điểm

của các lực tác dụng

Câu 8 (N2, 4.23.b.B) Người ta kéo một cái thùng nặng 30 kg trượt trên sàn nhà

nằm ngang bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 45𝑜, lực tác dụng lên dây là 150 N Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 m

A 1060 J B 10,65 J C 1000 J D 1500 J

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì Hs trình bày được quá trình

bằng công thức tính công

Câu 9 (N2, 4.24.c.A) Chọn phát biểu sai? Công suất của một lực

A là công lực đó thực hiện trong 1 đơn vị thời gian

B đo tốc độ sinh công của lực đó

C đo bằng N/ms

D Đo bằng J/s

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được đặc điểm

của công suất

Câu 10 (N2, 4.24.c.A) Một lực tác dụng vào một vật nhưng vật đó không chuyển

động Điều này có nghĩa là

A lực đã sinh công B lực không sinh công

C lực đã sinh công suất D lực không sinh công suất

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được đặc điểm

của công, công suất

Trang 37

31

Câu 11 (N2, 4.24.c.B) Tính công suất của động cơ máy bay biết rằng nó đang

bay với tốc độ 250 m/s và động cơ sinh ra lực kéo 2.106 N để duy trì tốc độ này của máy bay

A 5.108 W B 50.108 W C 5,5.108 W D 5.107 W

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được quá trình

bằng công thức công suất

Câu 12 (N2, 4.24.c.A) 1 W bằng

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được công thức

công suất

Câu 13 (N2, 4.24.c.B) Kỉ lục trong leo cầu thang được xác lập vào ngày 4/2/2003

Theo đó một vận động viên đã leo 86 tầng với 1576 bậc cầu thang trong 9 phút 33 giây Mỗi bậc cầu thang cao 20 cm và vận động viên nặng 70 kg Tính công suất trung bình của vận động viên này:

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được công thức

công suất

Câu 14 (N2, 4.24.c.B) Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100W tiêu thụ năng

lượng 1000 J, thời gian thắp sáng bóng đèn là:

A 1 s B 10 s C 100 s D 1000 s

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được công thức

công suất

Câu 15 (N2, N5, 4.24.c.B) Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với vận tốc

72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì có chướng ngại vật, tàu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên đoạn đường dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn Coi lực hãm không đổi, tính lực hãm và công suất trung bình của lực này trong khoảng thời gian trên

A −15.104 N; 333kW B −25.104 N; 250W

C −25.104 N; 333kW D −20.104 N; 500kW

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được công thức

tính công suất, N5 vì học sinh giải thích được mối liên hệ giữa lực hãm với định luật 2 newton

Trang 38

32

Câu 16(N2, N5, 4.24.c.D) Ô tô nặng 5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc

27km/h lên một đoạn dốc nghiêng góc 10o với phương ngang Hệ số ma sát giữa bánh

xe với mặt dốc là 0,08 và gia tốc rơi tự do là 10m/s2 Công suất của động cơ ô tô trong quá trình lên dốc bằng:

A 30000W B 94662W C 651181W D 340784W

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS trình bày được công thức

tính công suất, N5 vì học sinh giải thích được mối liên hệ giữa lực hãm với định luật 2 newton

Câu 17 (N1, 4.25.d.A) Động năng là đại lượng

A vô hướng, luôn dương B vô hướng, có thể dương hoặc bằng không

C véc tơ, luôn dương D véc tơ, luôn dương hoặc bằng không

CH đánh giá được năng lực nhân thức VL: N1 vì HS nhận biết được biểu thức

động năng

Câu 18 (N1, 4.25.e.A) Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương

nằm ngang Đại lượng nào sau đây không đổi?

A Động năng B Cơ năng C Thế năng D Vận tốc

CH đánh giá được năng lực nhân thức VL: N1 vì HS nhận biết được biểu thức

thế năng, động năng

Câu 19 (N1, 4.25.d.B) Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật

tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ

A tăng lên 2 lần B tăng lên 8 lần C giảm đi 2 lần D giảm đi 8 lần

CH đánh giá được năng lực nhân thức VL: N1 vì HS nhận biết được biểu thức

động năng

Câu 20 (N4, 4.25.e.A) Công của lực thế có đặc điểm

A không phụ thuộc vào độ lớn quãng đường, chỉ phụ thuộc và sự chênh lệch độ

cao của vị trí đầu và vị trí cuối

B phụ thuộc vào độ lớn quãng đường đi được

C không phụ thuộc vào sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối

D phụ thuộc vào vận tốc chuyển động

Trang 39

33

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N4 vì HS lựa chọn và phân tích

được đặc điểm của thế năng trọng trường

Câu 21 (N2, 4.25.d.C) Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban

đầu với gia tốc 1 m/s2 và coi ma sát không đáng kể Động năng của ôtô khi đi được 5

m là

A 104 J B 5000 J C 1,5.104 J D 103J

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS tính được vận tốc ô tô

chuyển động sau khi đi được 5m, từ đó tính được động năng của xe

Câu 22 (N2, N4, 4.25.e.C) Một Một tảng đá khối lượng 50kg đang nằm trên sườn

núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N

có độ sâu 30 m Lấy g = 10 m/s2 Khi chọn mốc thế năng là mặt đường Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là

A 15 kJ; -15 kJ B 150 kJ; -15 kJ C 1500 kJ; 15 kJ D 150 kJ; -150

kJ

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N4 vì HS phân tích được vị trí trên

dưới mốc thế năng, N2 vì HS tính được thế năng của vật tại các vị trí

Câu 23 (N2, 4.25.d.C) Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc

𝑣1 thì có động năng 𝑊𝑑1 = 81𝐽 Nếu vật chuyển động với vận tốc 𝑣2 thì động năng của vật là 𝑊𝑑2 = 64𝐽 Nếu vật chuyển động với vận tốc 𝑣3 = 2𝑣1+ 𝑣2 thì động năng của vật là bao nhiêu?

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS tính được động năng của

vật sau khi áp dụng biểu thức tính động năng

Câu 24 (N2, 4.25.e.B) Cần cẩu nâng một vật có khối lượng 100 kg lên độ cao 2

m Tính thế năng của vật ở độ cao đó Lấy g = 9,8 m/s2

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS tính được thế năng của

vật sau khi áp dụng biểu thức tính thế năng

Câu 25 (N4, 4.26.f.B) Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất;

vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống Bỏ qua sức cản của không khí Trong quá trình MN?

A thế năng giảm B cơ năng cực đại tại N

C cơ năng không đổi D động năng tăng

Trang 40

34

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N4 vì HS phân tích được sự

chuyển hóa năng lượng

Câu 26 (N4, 4.26.f.B) Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang

đi lên với vận tốc không đổi Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì

A thế năng của người giảm và động năng không đổi

B thế năng của người tăng và của động năng không đổi

C thế năng của người tăng và động năng tăng

D thế năng của người giảm và động năng tăng

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N4 vì HS phân tích được sự

chuyển hóa giữa động năng và thế năng

Câu 27 (N2, 4.26.g.C) Một vật khối lượng 100g được ném thẳng đứng từ độ cao

5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s Bỏ qua lực cản của không khí Lấy g ≈

10 m/s2 Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50s kể từ khi chuyển động

A 10 J B 12,5 J C 15 J D 17,5 J

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N2 vì HS tính cơ động năng của

vật sau khi áp dụng biểu thức tính cơ năng

Câu 28 (N2, 4.26.g.C) Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt

đất Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của không khí Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là

Câu 29 (N2, N4, 4.26.g.C) Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ

đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s Lấy g

= 10 m/s2 Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng

A -1500 J B -875 J C -1925 J D -3125 J

CH đánh giá được năng lực nhận thức VL: N4 vì HS phân tích được biến

thiên cơ năng bằng công của lực cản, N2 vì HS sử dụng biểu thức cơ năng

Câu 30 (N2, 4.26.g.B) Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ

mặt đất lên trên với vận tốc v0 = 20 m/s Chọn gốc thế năng tại mặt đất Thế năng bằng 1

4 động năng khi vật có độ cao

Ngày đăng: 04/12/2024, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN