1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện (KPI) đánh giá sự thực hành xây dựng tinh gọn để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án xây dựng

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN VĂN HOÀN

XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN (KPI) ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HÀNH XÂY DỰNG TINH GỌN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số : 8 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2022

Trang 2

NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG TPHCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Thanh Việt Chữ ký: Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Đỗ Tiến Sỹ Chữ ký: Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS Trần Đức Học Chữ ký: Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS Nguyễn Thanh Phong Chữ ký:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG Tp HCM ngày 28 tháng 07 năm 2022

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

1 TS Nguyễn Anh Thư : Chủ tịch hội đồng 2 PGS.TS Trần Đức Học : Cán bộ phản biện 1 3 TS Nguyễn Thanh Phong : Cán bộ phản biện 2

5 TS Nguyễn Hoài Nghĩa : Ủy viên hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS NGUYỄN ANH THƯ

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 3

ĐAI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên : Trần Văn Hoàn MSHV : 1970706 Ngày tháng năm sinh : 21/07/1995 Nơi sinh : Nam Định Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Mã số : 8 58 03 02

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

- Xác định bộ tiêu chí, các chỉ số đánh giá thực hiện (KPI) của các thực hành của Xây

dựng tinh gọn

- Xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, đánh giá, phân tích các tiêu chí

thực hành Xây dựng tinh gọn và biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án

- Xây dựng khung đánh giá, đo lường sự thực hành Xây dựng tinh gọn

- Áp dụng khung đánh giá, đo lường sự thực hành Xây dựng tinh gọn vào dự án thực tế III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 14/02/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 12/06/2022

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS NGUYỄN THANH VIỆT TS ĐỖ TIẾN SỸ

Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 07 năm 2022

TS LÊ HOÀI LONG

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Tôi chân thành cảm ơn trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM đã mở khóa học cao học ngành Quản lý xây dưng để cung cấp các kiến thức nâng cao cũng như tạo ra công đồng trao đổi chuyên môn, tạo động lực và đam mê cho những người yêu nghề xây dựng nói chung và theo đuổi chuyên ngành quản lý xây dựng nói riêng, góp phần phát triển ngành xây dựng nước ta

Tiếp theo, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô bộ môn Quản lý xây đã truyền đạt cho Tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập Những kiến thức này sẽ là hành trang quý báu cho Tôi khi làm việc và nghiên cứu sau này

Đặc biệt, Tôi xin chân thành cảm ơn và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Nguyễn Thanh Việt và thầy TS Đỗ Tiến Sỹ, các thầy đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, định hướng và giải đáp các thắc mắc cho Tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Cảm ơn các thầy đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, nguồn tài liệu bổ ích để tôi có thể tham khảo và vận dụng vào luận văn

Xin cảm chân thành cảm ơn tới các Anh/Chị, các bạn trong lớp cao học Quản lý xây dựng khóa 2019 đợt 2, những người bạn, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng đã chia sẻ những kinh nghiệm quy báu, hỗ trợ Tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn vè đã luôn đồng hành, luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện luận văn, với những kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, rất khó tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong quý Thầy, Cô và các bạn đọc thông cảm và rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để Tôi có thể bổ sung và hoàn thiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 07 năm 2022

Trần Văn Hoàn

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Xây dựng tinh gọn là một cách tiếp cận hướng tới việc thiết kế hệ thống sản xuất tối thiểu hóa việc lãng phí, tối ưu hóa hiệu quả thực hiện dự án xây dựng về mặt tiến độ, chi phí và chất lượng Vì vậy, xây dựng tinh gọn là một xu thế tất yếu trong lĩnh vực xây dựng hiện nay và trong tương lai Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh chức năng của xây dựng tinh gọn trong việc giảm thiểu lãng phí và nâng cao giá trị Tuy vậy, hiệu quả thực hiện dự án áp dụng các thực hành xây dựng tinh gọn vẫn chưa có tiêu chuẩn và hệ thống đo lường đánh giá hiệu quả, ít nhận ra giá trị ảnh hưởng đến tư duy, tầm nhìn của các nhà quản lý về giá trị của các thực hành xây dựng tinh gọn mang lại cho dự án Thực tiễn nâng cao hiệu quả thực hiện dự án trong ngành xây dựng bằng cách sử dụng hệ thống đo lường để hỗ trợ thực hiện thành công các thực hành xây dựng tinh gọn hiện nay chưa được đề cập đến Xuất phát từ thực tiễn này, một nghiên cứu với mục tiêu đánh giá sự thực hành xây dựng tinh gọn để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án được hình thành

Nghiên cứu đã xác định được 28 tiêu chí quan trọng của 05 nhóm khía cạnh bao gồm: 08 tiêu chí của nhóm khía cạnh về tiến độ (TD), 04 tiêu chí của nhóm khía cạnh về chi phí (CP), 07 tiêu chí của nhóm khía cạnh về chất lượng (CL), 06 tiêu chí của nhóm khía cạnh về năng suất (NS) và 03 tiêu chỉ của nhóm khía cạnh khác (KK) có khả năng thực hiện và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện dự án xây dựng

Các tiêu chí trên được đưa vào mô hình nâng cao hiệu quả thực hiện dự án thông qua việc áp dụng phương pháp định lượng AHP (Analytic Hierarchy Process), kết quả của mô hình đã đưa ra được 10 tiêu chí thực hành xây dựng tinh gọn quan trọng nhất và đưa ra các biện pháp thực hiện để giúp các nhà quản lý, các bên liên quan trong dự án có cái nhìn tổng quan, chi tiết về giá trị thực hành xây dựng tinh gọn đem lại cho dự án nhằm đưa ra quyết định phù hợp để thực hiện trong dự án xây dựng

Nghiên cứu đã đề xuất một khung đánh, nhằm cung cấp cho các nhà quản lý cơ sở dữ liệu để thiết lập các bộ tiêu chí, khía cạnh áp dụng, thực hiện các xây dựng tinh gọn để hoàn thành mục tiêu của dự án đảm bảo yêu cầu về chất lượng, thời gian và chi phí góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dự án

Từ khóa: Xây dựng tinh gọn, chỉ số đánh giá thực hiện, hiệu quả thực hiện dự án

xây dựng, đo lường hiệu quả thực hiện dự án xây dựng

Trang 6

ABSTRACT

Lean construction is an approach towards designing production systems that minimize waste, optimize the performance of construction projects in terms of schedule, cost, and quality Therefore, lean construction is an inevitable trend in the construction field today and in the future There have been many empirical studies to demonstrate the function of lean construction in reducing waste and enhancing value However, the performance of projects applying lean construction practices still does not have standards and performance evaluation systems, and little recognition of the value that affects the thinking and vision of managers, value of lean construction practices to the project The practice of improving project performance in the construction industry by using measurement systems to support the successful implementation of lean construction practices is not currently covered Stemming from this practice, a study with the aim of evaluating lean construction practices to improve the performance of construction projects was formed

The research has identified 28 important criteria of 05 groups of aspects including: 08 criteria of the group of aspects of schedule (TD), 04 criteria of the group of aspects of cost (CP), 07 criteria of of the quality aspect group (CL), 06 criteria of the productivity aspect group (NS) and 03 criteria of the other aspect group (KK) have the ability to perform and greatly affect the performance of construction projects

The above criteria are included in the model to improve project performance through the application of the quantitative method AHP (Analytical Hierarchy Process), the results of the model have given 10 criteria for fine construction practice The most important and provide implementation measures to help project managers and stakeholders have an overview and detailed view of the value lean construction practices bring to the project in order to make appropriate decisions to implement in construction projects

The study proposed a framework, to provide database managers to establish sets of criteria, apply aspects, implement lean constructions to accomplish project goals, ensure quality, time and cost requirements, contributing to improving the performance of construction projects

Keywords: Lean construction, Key Performance Indicators, the performance of

construction projects, the performance of construction projects measurement

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Trần Văn Hoàn, xin cam đoan luận văn thạc sĩ “XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN (KPI) ĐÁNH GIÁ THỰC SỰ THỰC HÀNH XÂY DỰNG TINH GỌN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN” là công trình nghiên cứu của

cá nhân tôi với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thanh Việt và TS Đỗ Tiến Sỹ Nội dung

nghiên cứu được thực hiện là hoàn toàn trung thực và nghiêm túc Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của luận văn này

Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 07 năm 2022

Trần Văn Hoàn

Trang 8

MỤC LỤC

- -

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ii

LỜI CẢM ƠN iii

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

CHƯƠNG 2: 4

TỔNG QUAN 4

2.1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA: 4

2.1.1 Các khái niệm về xây dựng tinh gọn: 4

2.1.2 Các khái niệm về đo lường: 10

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ VÀ LIÊN QUAN: 14

CHƯƠNG 3: 20

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: 20

3.1.1 Giai đoạn 1: 20

3.1.2 Giai đoạn 2: 21

3.2 THU THẬP DỮ LIỆU: 22

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi: 22

3.2.2 Kích thước và phương pháp lấy mẫu: 26

3.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU: 27

CHƯƠNG 4: 28

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 28

4.1 GIỚI THIỆU CHUNG: 28

4.2 TỔNG HỢP DỮ LIỆU KHẢO SÁT: 29

4.3 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU: 29

4.3.1 Số năm công tác trong ngành xây dựng: 29

4.3.2 Chuyên môn hiện tại của đối tượng khảo sát: 29

4.3.3 Vai trò của đối tượng khảo sát khi tham gia dự án: 30

Trang 9

4.3.4 Loại hình dự án đối tượng khảo sát đã và đang tham gia: 30

4.3.5 Quy mô dự án đối tượng khảo sát tham gia: 31

4.4 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH‟S ALPHA: 31

4.4.1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo về mức độ ảnh hưởng: 32

4.4.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo về khả năng thực hiện: 35

4.4.3 Kết luận: 39

4.5 SÀNG LỌC CÁC TIÊU CHÍ THEO TRỊ TRUNG BÌNH (MEAN): 40

CHƯƠNG 5: 42

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN 42

5.1 MÔ HÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THEO THỨ BẬC (AHP): 42

5.1.1 Mô hình nâng cao HQTHDA trong xây dựng: 42

5.1.2 Xây dựng cấu trúc thứ bậc của mô hình: 43

5.2.2 Nhóm khía cạnh về chi phí: 53

5.2.3 Nhóm khía cạnh về chất lượng: 54

5.2.4 Nhóm khía cạnh về năng suất: 56

5.2.5 Nhóm khía cạnh khác: 57

5.3 XÂY DỰNG KHUNG ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HÀNH XDTG: 58

5.3.1 Gán thang điểm đánh giá sự thực hành XDTG và xây dựng khung đánh giá: 58

5.3.2 Áp dụng khung đánh giá vào công trình thực tế: 67

6.3.2 Giới hạn của đề tài: 84

6.3.3 Kiến nghị cho nghiên cứu tương lai: 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤC LỤC 01 89

PHỤC LỤC 02 98

PHỤC LỤC 03 111

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu giai đoạn 1 20

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu giai đoạn 2 21

Hình 4.1 Quy trình phân tích dữ liệu 28

Hình 5.1 Mô hình nâng cao HQTHDA xây dựng 42

Hình 5.2 Cấu trúc thứ bậc trong nâng cao HQTHDA xây dựng 43

Hình 5.3 Tổng hợp kết quả tính toán trọng số 48

Hình 5.4 Hình ảnh tổng thể dự án 67

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa phương pháp quản lý XD truyền thống và XDTG 6

Bảng 2.2 Một số nghiên cứu tương tự 14

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các khía cạnh xây dựng tinh gọn từ các tài liệu tham khảo 17

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các khía cạnh xây dựng tinh gọn 23

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp phương pháp và công cụ nghiên cứu 27

Bảng 4.1 Bảng thống kê số lượng dữ liệu thu thập 29

Bảng 4.2 Số năm công tác trong ngành XD 29

Bảng 4.3 Đơn vị công tác hiện tại 29

Bảng 4.4 Vai trò của đối tượng khảo sát khi tham gia DA 30

Bảng 4.5 Loại hình dự án đối tượng khảo sát đã và đang tham gia 30

Bảng 4.6 Quy mô DA ĐTKS tham gia 31

Bảng 4.7 Hệ số C-A về MĐAH của nhóm khía cạnh tiến độ 32

Bảng 4.8 Hệ số C-A về MĐAH của nhóm khía cạnh chi phí 32

Bảng 4.9 Hệ số C-A về MĐAH của nhóm khía cạnh chất lượng 33

Bảng 4.10 Hệ số C-A về mức độ ảnh hưởng của nhóm khía cạnh năng suất 33

Bảng 4.11 Hệ số C-A về MĐAH của nhóm khía cạnh năng suất sau khi loại bỏ biến NS9 34

Bảng 4.12 Hệ số C-A về MĐAH của nhóm khía cạnh khác 34

Bảng 4.13 Hệ số C-A về MĐAH của nhóm khía cạnh khác sau khi loại bỏ biến 35

Bảng 4.14 Hệ số C-A về KNTH của nhóm khía cạnh tiến độ 35

Bảng 4.15 Hệ số C-A về KNTH của nhóm khía cạnh tiến độ sau khi loại bỏ biến TD1 36 Bảng 4.16 Hệ số C-A về KNTH của nhóm khía cạnh chi phí 36

Bảng 4.17 Hệ số C-A về KNTH của nhóm khía cạnh chất lượng 37

Bảng 4.18 Hệ số C-A về KNTH của nhóm khía cạnh chất lượng 37

Bảng 4.19 Hệ số C-A về KNTH của nhóm khía cạnh năng suất 38

Bảng 4.20 Hệ số C-A về KNTH của nhóm khía cạnh năng suất 38

Bảng 4.21 Hệ số C-A về KNTH của nhóm khía cạnh khác 39

Bảng 4.22 Trị trung bình các tiêu chí của khía cạnh thực hành XDTG 40

Trang 11

Bảng 5.1 Ký hiệu các tiêu chí trong cấu trúc thứ bậc 43

Bảng 5.2 Bảng thông tin chuyên gia 45

Bảng 5.3 Bảng tổng hợp trọng số các tiêu chí 46

Bảng 5.4 Bảng tổng hợp trọng số các khía cạnh 47

Bảng 5.5 Trọng số và hạng của các tiêu chí 49

Bảng 5.6 Trọng số và hạng của các tiêu chí nhóm khía cạnh về tiến độ 51

Bảng 5.7 Trọng số và hạng của các tiêu chí nhóm khía cạnh về chi phí 53

Bảng 5.8 Trọng số và hạng của các tiêu chí nhóm khía cạnh về chất lượng 54

Bảng 5.9 Trọng số và hạng của các tiêu chí nhóm khía cạnh về năng suất 56

Bảng 5.10 Trọng số và hạng của các tiêu chí nhóm khía cạnh khác 57

Bảng 5.11 Khung đánh giá sự thực hành xây dựng tinh gọn 64

Bảng 5.12 Kết quả khung đánh giá đơn vị Chủ đầu tư (trưởng ban QLDA) 68

Bảng 5.13 Kết quả khung đánh giá của đơn vị Chủ đầu tư (chuyên viên ban QLDA) 71

Bảng 5.14 Kết quả khung đánh giá Tư vấn thiết kế (Chủ trì thiết kế) 74

Bảng 5.15 Kết quả khung đánh giá của đơn vị TVGS (Tư vấn giám sát trưởng) 77

Bảng 5.16 Kết quả khung đánh giá của Nhà thầu thi công (Chỉ huy trưởng công trường) 80

Trang 12

BẢNG TỔNG HỢP KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 13

Để tồn tại và phát triển, điều cần thiết đối với các công ty xây dựng là cải thiện hiệu quả thực hiện dự án của họ Hiện nay, với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid - 19 các dự án khó khăn hoàn thành đúng hạn, trong phạm vi ngân sách, tạo ra thách thức không nhỏ cho các tổ chức xây dựng Vì vậy, cần thúc đẩy các phương pháp xây dựng, đa dạng hóa các yêu cầu của khách hàng, chấp nhận các hệ thống quản lý mới Khái niệm xây dựng tinh gọn (Lean construction) đã dần được hình thành, phát triển và áp dụng thay thế các lối tư duy, xây dựng truyền thống, nhưng vẫn còn mới đối với nhiều công ty xây dựng ở Việt Nam Thuật ngữ "Xây dựng tinh gọn" đã luôn thu hút rất nhiều sự chú ý, nghiên cứu và áp dụng khi được xem như là lời giải cho những bất cập của tam giác quản lý dự án (thời gian - chi phí - chất lượng)

Trước khi áp dụng các thực hành xây dựng tinh gọn, cần hiểu và đánh giá được các vấn đề chính xung quanh các sáng kiến này bằng cách nhận ra các yếu tố AH đến sự thành công và thất bại của việc áp dụng, điều này sẽ cho phép các công ty, tổ chức xây dựng tập trung và nỗ lực vào các vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án đóng góp chung vào sự thành công của dự án

Các công ty xây dựng có thể nhận thấy những lợi ích đáng kể của các thực hành xây dựng tinh gọn mặc dù không thể xác định rõ ràng mức độ và nguồn gốc của những lợi ích thu được Sự đóng góp của hệ thống đo lường hiệu quả thực hiện dự án xây dựng góp phần trong việc thực hiện thành công các thực thực hành và nguyên tắc xây dựng tinh gọn

Trang 14

1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1.2.1 Lý do chọn đề tài:

Kể từ khi thực hành tinh gọn xuất hiện trong ngành công nghiệp sản xuất, việc thực hiện nó trong ngành xây dựng không được đơn giản và cần một quá trình lâu dài để điều chỉnh phù hợp với các đặc trưng khác biệt của ngành kinh doanh xây dựng: loại dự án, địa điểm có một không hai, sản xuất và tạm thời tạo ra đa tổ chức [3] XDTG giống như thực tiễn hiện nay có mục tiêu đáp ứng yêu cầu nhu cầu của khách hàng trong khi sử dụng là tiết kiệm và hiệu quả

Sự phát triển của lý thuyết và công cụ thực hành xây dựng tinh gọn thúc đẩy các ứng dụng của chúng trong nhiều nước khác nhau Với xu hướng phát triển của ngành xây dựng hiện nay, việc áp dụng xây dựng tinh gọn vào dự án xây dựng là điều rất phù hợp Tuy nhiên, vì còn nhiều lý do chủ quan và khách quan, các nhà quản lý không tránh khỏi sự do dự khi áp dụng mô hình này, dẫn đến hiệu quả không được mong muốn Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh chức năng của xây dựng tinh gọn trong việc giảm thiểu lãng phí và nâng cao giá trị Tuy vậy, HQTHDA áp dụng các thực hành XDTG vẫn chưa có tiêu chuẩn và hệ thống đo lường đánh giá hiệu quả, ít nhận ra giá trị ảnh hưởng đến tư duy, tầm nhìn của các nhà quản lý về giá trị của các thực hành XDTG mang lại cho DA Thực tiễn cải tiến hiệu quả thực hiện dự án trong ngành xây dựng bằng cách sử dụng hệ thống đo lường để hỗ trợ thực hiện thành công các thực hành XDTG hiện nay chưa được đề cập đến

Vì vậy, để xây dựng thang đo đánh giá HQTHDA và đo lường sự thành công của việc triển khai, áp dụng các thực hành XDTG trong DA xây dựng Qua đó cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn cụ thể về hiệu quả và lợi ích của XDTG mang lại, góp

phần vào sự thành công của DA Học viên đề xuất thực hiện đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện (KPI) đánh giá sự thực hành xây dựng tinh gọn để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án xây dựng”

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định bộ bộ tiêu chí, các chỉ số đánh giá thực hiện (KPI) của các thực hành của Xây dựng tinh gọn để quản lý xây dựng trong các DAXD hiện nay

- Xây dựng mô hình nâng cao HQTHDA để đánh giá, phân tích các tiêu chí thực hành XDTG và biện pháp nâng cao HQTHDA

- Xây dựng khung đánh giá, đo lường sự thực hành XDTG để nâng cao HQTHDA xây dựng, góp phần vào sự thành công của DA

Trang 15

- Áp dụng khung đánh giá, đo lường sự thực hành XDTG vào dự án thực tế để kiểm tra tính khả dụng cũng như kiểm định, so sánh và đánh giá mức độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chí, chỉ số đánh giá thực hiện (KPI) đánh giá sự thực hành XDTG để nâng cao HQTHDA xây dựng

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu trên phương diện các dự án đầu tư xây dựng tại khu vực Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

- Các đối tượng khảo sát gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, các cá nhân đã tham gia vào DA áp dụng các thực hành XDTG

Trang 16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA:

2.1.1 Các khái niệm về xây dựng tinh gọn:

a Khái niệm về lean - tinh gọn và các đặc trưng:

- Thuật ngữ Lean được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1990 bởi Womack và Jones trong cuốn sách “The Machine That Changed The World” khi nói về sự thành công của Toyota với hệ thống TPS (Toyota Productino System) phát triển từ những năm 1950 Triết lý quan trọng nhất của Lean chính là quan điểm tiết kiệm chi phí thông qua loại bỏ lãng phí và cải tiến liên tục

- Lean - Tinh gọn được hiểu là một tập hợp các nguyên tắc, phương thức, công cụ và kỹ thuật được thiết kế để giải quyết gốc rễ vấn đề của một hoạt động kém hiệu quả Đó là cách tiếp cận có hệ thống để loại bỏ các hình thức lãng phí trong toàn bộ chuỗi giá trị nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất khoảng cách giữa hiệu suất thực tế và kỳ vọng từ khách hàng [1] Theo đó, mục tiêu của Lean là tối ưu hóa các giá trị về năng suất, chất lượng, chi phí, thời gian và khả năng đáp ứng khách hàng trong khi vẫn đảm bảo được các điều kiện an toàn của sản xuất Để đảm bảo các mục tiêu, Lean cố gắng loại bỏ ba nguồn chính dẫn đến những tổn thất từ hệ thống quản lý sản xuất là lãng phí, sự biến động và sự thiếu linh hoạt [8]

+ Định hướng doanh nghiệp chuyển đổi tri thức, tối ưu hóa khả năng nhân lực và sử dụng tối ưu năng lực của họ nhằm đạt được sự tiến bộ một cách toàn diện

+ Thay đổi linh hoạt trong hệ thống và xây dựng năng lực nhằm đảm bảo tạo ra một doanh nghiệp linh hoạt, có khả năng thích ứng cao và phản ứng nhanh với những thay đổi

- Các công cụ của phương pháp sản xuất Lean kết hợp với nhau để hoàn thành các

mục tiêu về năng suất, chất lượng, chi phí, thời gian

Trang 17

b Khái niệm xây dựng tinh gọn:

- Xây dựng tinh gọn trình bày tổng hợp chặt chẽ các kỹ thuật hiệu quả nhất để loại bỏ lãng phí và mang lại cải tiến đáng kể về chi phí, thời gian, chất lượng và an toàn Trên thực tế, xây dựng tinh gọn có nhiều định nghĩa: định nghĩa giá trị gia tăng tinh gọn bằng cách loại bỏ hao phí, đáp ứng thay đổi, tập trung vào chất lượng và nâng cao hiệu quả của năng suất lao động [2] Thông thường, 95% tổng thời gian ban đầu không phải là giá trị gia tăng Xây dựng tinh gọn là một hệ thống sản xuất tạm thời trong khi cung cấp sản phẩm tối đa và giá trị tối thiểu , một cách tiếp cận dựa trên quản lý sản xuất để phân phối dự án, dựa vào quản lý sản xuất đã tạo ra một cuộc cách mạng trong thiết kế sản xuất, cung cấp và lắp ráp sản xuất [2]

- Cuối cùng, xây dựng tinh gọn được định nghĩa là giá trị gia tăng bằng cách loại bỏ sự lãng phí về không gian, vật liệu và năng suất của các nguồn lực

c Quan điểm thực hiện xây dựng tinh gọn:

Đề xuất sử dụng phương pháp xây dựng tinh gọn để giải quyết các vấn đề trong ngành xây dựng truyền thống, bao gồm: dự án không được giao đúng thời hạn hoặc/ và trong ngân sách hoặc/ và với một tiêu chuẩn thỏa đáng yêu cầu công việc bổ sung và công việc làm lại, doanh nghiệp không thể ứng dụng các công nghệ mới, chiến lược mới, thiếu hệ thống hiệu quả để quản lý mối quan hệ làm việc giữa công ty xây dựng và các nhà cung cấp [2] Phương pháp này thông qua 4 yếu tố chính:

- Đảm bảo chất lượng: Giảm các công tác làm lại, làm đúng ngay từ ban đầu

- Tập trung vào khách hàng: Loại bỏ các hoạt động không có giá trị gia tăng cho khách hàng;

- Giảm thiểu sự chờ đợi: Sự tham gia của nhà cung cấp trong công tác lập kế hoạch; - Tạo ra một dòng chảy liên tục: chuẩn bị sẵn có các nguồn lực và các thành phần cần thiết, trong một hệ thống kéo

Xây dựng tinh gọn sở hữa 03 đặc tính nổi bật so với các mô hình QLXD truyền thống [9]:

- Xây dựng tinh gọn nhằm mục đích giảm thiểu các loại lãng phí, như công tác kiểm tra, vận chuyển, chờ đợi, và di chuyển

Trang 18

- Xây dựng tinh gọn chú trọng việc giảm các sự thay đổi bất thường để đảm bảo dòng thông tin và cung ứng không bị gián đoạn

- Xây dựng tinh gọn yêu cầu chỉ tập kết vật liệu tại kho khi cần thiết

Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa phương pháp quản lý XD truyền thống và XDTG

(Nguồn: Giorgio Locatelli, Mauro Mancini, Giulia Gastaldo, Federica Mazza, 2013)

Xây dựng truyền thống Xây dựng tinh gọn

Sử dụng cùng một phương pháp tiếp cận các dự án trong công tác quản lý và sản xuất

Xác định trước bộ mục tiêu rõ ràng cho từng sản phẩm, quá trình phân phối

Tối ưu hóa các hoạt động của dự án thông qua định vị khách hàng trong khâu thiết kế

Tối đa hóa lợi ích của khách hàng đối với từng DA

Chia nhỏ dự án theo từng mảng, triển khai

tuần tự các bước Thiết kế đồng thời với cung ứng, sản xuất Kiểm soát theo dõi từng hoạt động theo

lịch trình và dự toán ngân sách

Áp dụng kiểm soát sản xuất trong suốt toàn bộ dự án

d Các nguyên tắc xây dựng tinh gọn:

XDTG bao gồm 5 nguyên tắc sau:

 Giá trị (Value):

Nguyên tắc tinh gọn đầu tiên và quan trọng nhấy được trình bày trong triết lý tinh gọn là Giá trị, Giá trị chỉ có thể được xác định bởi người dùng cuối cùng và chỉ có ý nghĩa khi nó được thể hiện dưới dạng một sản phẩm cụ thể (hàng hóa hoặc dịch vụ và thường là cả hai cùng lúc) đáp ứng yêu cầu của khách hàng với một mức giá cụ thể và thời gian cụ thể [1]

 Dòng giá trị (Value stream):

Nguyên tắc thứ hai trong triết lý tinh gọn được gọi là dòng giá trị, dòng giá trị chỉ có thể được xác định bởi các hoạt động cụ thể được yêu cầu thiết kế, đặt hàng và cung cấp một sản phẩm cụ thể từ ý tưởng đến khi ra mắt, đặt hàng đến giao hàng, sản phẩm đến tay khách hàng [1]

 Dòng chảy (Flow):

Nguyên tắc thứ ba là dòng chảy, một khi tất cả các hoạt động lãng phí được lọai bỏ, các bước còn lại tạo nên giá trị gia tăng cần phải “trôi chảy” Điều này đòi hỏi sự luân chuyển tài nguyên bao gồm tài nguyên và nguồn nhân lực, các tài nguyên này được sắp xếp sao cho sẽ sẵn sàng ở nơi cần sử dụng Sự phối hợp thông suốt giữa các bộ phận trong Ban chỉ huy công trường, giữa các bộ phận trong công ty

Trang 19

 Kéo (Pull):

Nguyên tắc tinh gọn thứ tư là Kéo, lực kéo chỉ có thể xác định bừng cách ngụ ý khả năng thiết kế và chế tạo chính xác những gì khách hàng muốn chỉ khi họ muốn Không có gì nên được thực hiện cho đến khi nó cần thiết, và sau đó được thực hiện một cách nhanh chóng [1]

 Sự hoàn hảo (Perfection):

Lực kéo chỉ có thể được định nghĩa bằng sự hoàn hảo, có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn sự lãng phí [1] Điều cốt lõi cần hình dung là loại sản phẩm và các công nghệ sản xuất cần nâng cấp

e Công cụ xây dựng tinh gọn:

 Hệ thống lập kế hoạch cuối cùng (Last Planner System):

Hệ thống lập kế hoạch cuối cùng (Last Planner System) là một kỹ thuật định hình quy trình làm việc và giải quyết sự thay đổi của dự án xây dựng [2] Người lập kế hoạch cuối cùng là người hoặc nhóm chịu trách nhiệm lập kế hoạch hoạt động, nghĩa là, cấu trúc thiết kế sản phẩm để tạo điều kiện cải tiến quy trình công việc và kiểm soát đơn vị sản xuất, nghĩa là hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân ở cấp hoạt động Trong hệ thống lập kế hoạch cuối cùng, các trình tự thực hiện (lịch trình tổng thể, Lịch trình giai đoạn đảo ngược (Reverse phase schedule), kế hoạch sáu tuần, Kế hoạch làm việc hàng tuần (Weekly work plan), Kế hoạch phần trăm hoàn thành (Percent plan complete), phân tích ràng buộc và phân tích phương sai)

Mục tiêu của người lập kế hoạch cuối cùng là kéo các hoạt động bằng cách lập lịch trình theo giai đoạn ngược lại thông qua lập kế hoạch nhóm và tối ưu hóa nguồn lực trong dài hạn Công cụ này tương tự như hệ thống Kanban và các công cụ phân cấp sản xuất trong sản xuất tinh gọn

 Quy trình 5s:

5S được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota và phát triển rất nhanh sau đó ở các công ty Nhật Bản Sau đó được phổ biến sang nhiều nước khác Ở Việt Nam, 5S lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1993, ở 1 công ty Nhật (Vyniko) Hiện nay, rất nhiều công ty sản xuất ở Việt Nam áp dụng 5S, ví dụ như một số công ty xây dựng: Hòa Bình, Coteccons, Central 5S bao gồm: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng

 Đúng lúc (Just in time):

Đó là một triết lý hoạt động trong việc loại bỏ lãng phí trong mộ hoạt động xây dựng Hệ thống Just In Time là hệ thống chi phí sản xuất trong thời gian xác định cho năng suất

Trang 20

nhất định trong dự án; năng suất dẫn đến sự phát triển và giảm thiểu chi phí Đó là một hệ thống tồn kho kịp thời, hoạt động dựa trên việc nhận vật tư thiết bị ngày hôm nay, sử dụng chúng vào ngày hôm sau và này có thể được làm bằng việc điều chỉnh thời gian nhập vật liệu, thiết bị cho việc thi công và điều chỉnh thời gian hoàn thành với thời gian bàn giao cho khách hàng Trên cơ sở này, hệ thống JIT có tác dụng giảm chi phí xây dựng bằng cách giảm thời gian cung cấp

Các mục tiêu JIT quan trọng nhất:

- Phân phối tất cả các loại nguyên vật liệu dự trữ hoặc giảm nhiều nhất có thể việc tồn kho

- Giảm lãng phí thời gian và nguồn lực trong quá trình tạo sản phẩm

- Nhập hàng với số lượng và thời gian thích hợp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng kịp thời và đảm bảo chất lượng

Xây dựng niềm tin giữa nhà thầu và nhà cung cấp thông qua việc xây dựng mối quan hệ hợp tác dài hạn

 Tăng tính trực quan:

Công cụ tinh gọn tăng tính trực quan có nghĩa là truyền đạt thông tin chính một cách hiệu quả cho lực lượng lao động thông qua việc dán các biển báo và nhãn khác nhau xung quanh công trường Người lao động có thể nhớ các yếu tố như quy trình làm việc, mục tiêu hiệu suất và các hành động được yêu cầu cụ thể nếu họ trực quan hóa chúng Điều này bao gồm các dấu hiệu liên quan đến an toàn, quy trình và chất lượng Công cụ này tương tự như công cụ sản xuất tinh gọn, Kiểm soát trực quan, là một hoạt động cải tiến liên tục liên quan đến kiểm soát quá trình

 Nghiên cứu lần đầu tiên (Research for the first time):

Nghiên cứu lần đầu tiên được sử dụng để thiết kế lại các bài tập quan trọng [2], một phần của nỗ lực cải tiến liên tục; và bao gồm các nghiên cứu về năng suất và xem xét các phương pháp làm việc bằng cách thiết kế lại và hợp lý hóa các chức năng khác nhau có liên quan Các nghiên cứu thường sử dụng các tệp video, ảnh hoặc đồ họa để hiển thị quy trình hoặc minh họa hướng dẫn công việc Lần chạy đầu tiên của một hoạt động thủ công đã chọn nên được kiểm tra chi tiết, đưa ra các ý tưởng và đề xuất để khám phá các cách thực hiện công việc thay thế Một chu trình Plan - Do - Check - Act (lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) được đề xuất để phát triển nghiên cứu: Kế hoạch đề cập đến việc lựa chọn quy trình làm việc để nghiên cứu, tập hợp mọi người, phân tích các bước của quy trình, phân tích cách loại bỏ các bước, kiểm tra tính an toàn, chất lượng và năng

Trang 21

suất Do có nghĩa là thử các ý tưởng trong lần chạy đầu tiên Kiểm tra là để mô tả và đo lường những gì thực sự xảy ra Hành động đề cập đến việc triệu tập lại nhóm và truyền đạt phương pháp cải tiến và hiệu suất làm tiêu chuẩn để đáp ứng

 Cuộc họp hàng ngày (Tool - box meeting):

Giao tiếp hai chiều là chìa khóa của quy trình họp nhóm hàng ngày để đạt được sự tham gia của nhân viên Với nhận thức về dự án và tham gia giải quyết vấn đề cùng với một số khóa đào tạo được cung cấp bởi các công cụ khác, sự hài lòng của nhân viên (ý nghĩa công việc, lòng tự trọng, cảm giác phát triển) sẽ tăng lên Là một phần của chu trình cải tiến, một cuộc họp khởi động ngắn hàng ngày được tiến hành trong đó các thành viên trong nhóm nhanh chóng đưa ra trạng thái của những gì họ đã làm kể từ cuộc họp ngày hôm trước, đặc biệt nếu một vấn đề có thể ngăn cản việc hoàn thành nhiệm vụ Công cụ này tương tự như khái niệm sản xuất tinh gọn về sự tham gia của nhân viên, đảm bảo phản ứng nhanh chóng với các vấn đề thông qua trao quyền cho người lao động và giao tiếp cởi mở liên tục thông qua các cuộc họp hộp công cụ

 Dự phòng chất lượng (Fail - Safe for Quality):

Kiểm tra chất lượng: Đánh giá chất lượng tổng thể đã được hoàn thành khi bắt đầu dự án Hầu hết các vấn đề về chất lượng có thể được giải quyết bằng các phương pháp tiêu chuẩn, và dường như có rất ít chỗ để cải thiện Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, một số hạng mục quan trọng đã xuất hiện như phương pháp rung mới để cắt tường do giám đốc của dự án đề xuất và thực hiện

Kiểm tra sự an toàn: An toàn được theo dõi với các kế hoạch hành động an toàn, tức là, danh sách các hạng mục rủi ro chính do mỗi phi hành đoàn chuẩn bị Các mối nguy tiềm ẩn đã được nghiên cứu và khám phá trong quá trình làm việc Hầu hết các mối nguy hiểm, chẳng hạn như chấn thương mắt, ngã và các chuyến đi, và mất thính lực, đều có các biện pháp đối phó tiêu chuẩn; tuy nhiên, trên thực tế, người lao động phải được nhắc nhở về các thực hành an toàn [3]

Hiện tại các nhà thầu xây dựng lớn ở Việt Nam đều duy trì quy trình 5S này ở các công trường xây dựng của mình

 Tiêu chuẩn hóa năng suất:

Năng suất là thước đo chúng ta sản xuất bao nhiêu trên một đơn vị đầu vào Từ quan điểm của khách hàng, năng suất cao hơn dẫn đến chi phí thấp hơn, chương trình xây dựng ngắn hơn, giá trị đồng tiền tốt hơn và lợi tức đầu tư cao hơn [3]

Trang 22

2.1.2 Các khái niệm về đo lường: a Đo lường:

Theo [10], đo lường là quá trình đánh giá, định lượng một đại lượng cần đo để có kết quả bằng số so với đơn vị đo Hoặc có thể định nghĩa rằng đo lường là hành động cụ thể thực hiện bằng công cụ đo lường để tìm ra trị số của một đại lường chưa biết biểu thị bằng đơn vị đo lường Trong một số trường hợp đo lường như là quá trình so sánh đại lượng cần đo với đại lượng chuẩn và số ta nhận được gọi là kết quả đo hay đại lượng bị

Ngược lại với [12], định nghĩa được cung cấp bởi [29] về Mô hình EFQM, KPI được định nghĩa theo khả năng thay đổi kết quả, tách biệt các thước đo dẫn đầu và tụt hậu Do đó, họ đánh đồng KPI với các thước đo hàng đầu

 Nền tảng của KPI:

Nền tảng của KPI là thu thập các khía cạnh chính của việc thực hiện KPI, bao gồm quan hệ đối tác với các bên liên quan chính, chuyển giao quyền lực cho tuyến đầu, chỉ đo lường những gì quan trọng và liên kết các biện pháp hiệu suất với chiến lược thông qua các yếu tố thành công quan trọng [12]

- Quan hệ đối tác: Sự thay đổi của tổ chức đòi hỏi rằng sự cần thiết của sự thay đổi phải được tất cả các bên tham gia hiểu và chấp nhận Các mô hình tinh thần về tổ chức học tập, các bên liên quan cần phải tham gia vào 'nấc thang suy luận' để đạt được hiểu biết chung về nhu cầu thay đổi Nhờ sự hiểu biết chung này, có thể cùng nhau phát triển một chiến lược để đưa ra các KPI [12] Mối quan hệ đối tác nên được mở rộng cho các khách hàng chính và các nhà cung cấp chính, áp dụng quan điểm chuỗi giá trị trong quá trình thực hiện

- Truyền sức mạnh cho tiền tuyến: Nền tảng này yêu cầu giao tiếp hiệu quả từ trên xuống và từ dưới lên, trao quyền cho nhân viên hành động ngay lập tức để khắc phục các tình huống ảnh hưởng đến KPI và các nhóm chịu trách nhiệm phát triển và lựa chọn các

Trang 23

biện pháp hiệu suất của riêng họ, có thể yêu cầu đào tạo về các vấn đề KPI và hỗ trợ

những người có khó khăn cụ thể [12]

- Liên kết các thước đo hiệu quả thực hiện với chiến lược: Theo [12], các KPI nên được liên kết với các mục tiêu chiến lược của tổ chức thông qua các yếu tố thành công của tổ chức, đồng thời phải được liên kết với các quan điểm của thẻ điểm cân bằng (bao gồm sự hài lòng của nhân viên, cộng đồng và môi trường , như sẽ được giải thích tiếp theo) Với khả năng hạn chế của một tổ chức trong việc xử lý một số lượng chiến lược nhất định tại một thời điểm, không nên có nhiều hơn tám yếu tố thành công quan trọng Như được trình bày bởi [12], chất lượng có thể là một phương pháp phù hợp để tìm ra các

yếu tố thành công thích hợp nhất để tập trung dựa trên chiến lược của tổ chức

 Mô hình của KPI:

Theo [12] mô tả mô hình 12 bước để thực hiện KPI như sau:

- Bước 1: Cam kết của Quản lý cấp cao Họ cần tạo ra một môi trường lành mạnh trong công ty để thực hiện các KPI, điều này trước tiên là cần thiết để khiến họ bị thuyết phục về tầm quan trọng của việc theo dõi KPI Điều này có nghĩa là họ phải sẵn sàng cung cấp phản hồi về các yếu tố thành công quan trọng và đảm bảo hỗ trợ xây dựng hệ thống báo cáo Điều đặc biệt quan trọng là để cá nhân CEO trở thành động lực trung tâm Hơn nữa, dự án này đòi hỏi một chức năng quan hệ công chúng đứng sau để bán toàn bộ công ty thực hiện như một trải nghiệm tích cực sẽ cải thiện cuộc sống làm việc Đề xuất có một cuộc hội thảo với Nhóm quản lý cấp cao để giúp xây dựng một dự án KPI sẽ bao gồm các rào cản thể chế chính

- Bước 2: Thành lập nhóm dự án KPI Nên thành lập một nhóm dự án nhỏ, được đào tạo bài bản từ hai đến bốn người báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành Nhóm phải được cân bằng và có mối liên kết với các quy trình kinh doanh khác nhau của tổ chức Đội ngũ này cần được đào tạo thích hợp và được hỗ trợ bởi quản lý cấp cao

- Bước 3: Thiết lập văn hóa „Just do it‟ Nhóm dự án nên áp dụng một nền văn hóa trong đó các quyết định được đưa ra để tránh làm chậm trễ quá trình Nên cho rằng hệ thống sẽ không hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên và sẽ cần có sự điều chỉnh nhất định Sự hiện diện của một hỗ trợ viên bên ngoài có thể giúp duy trì quá trình ra quyết định liên tục trong khi vẫn duy trì quá trình trong nội bộ

- Bước 4: Thiết lập chiến lược phát triển KPI tổng thể Điều này có nghĩa là vạch ra một chiến lược tổng thể về thay đổi tổ chức để hướng dẫn quá trình thực hiện, chiến lược này sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô của tổ chức, sự đa dạng của các đơn vị kinh doanh

Trang 24

và các nguồn lực sẵn có Trong bước này, cần phải nhận thức được văn hóa đo lường hiện có và lập kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn góp phần thay đổi tổ chức Thông qua bước này, cần đạt được một cách tiếp cận nhất quán để có được sự cam kết từ tất cả các bên liên quan

- Bước 5: Tiếp thị hệ thống KPI đến toàn thể nhân viên Mục đích của bước này là thuyết phục nhân viên về nhu cầu thay đổi và thu hút sự quan tâm của họ tham gia để giảm bớt sự phản kháng của họ Tại thời điểm này, điều quan trọng là phải giải quyết mối quan tâm của nhân viên về hệ thống, vì nó có thể được sử dụng để phân bổ trách nhiệm và cho thấy những lợi ích trong tương lai của hệ thống, như làm cho công việc trở nên bổ ích hơn và tăng quyền tự chủ

- Bước 6: Xác định các Yếu tố Thành công Quan trọng trong toàn tổ chức, đề nghị trước tiên nên phỏng vấn quản lý cấp cao để thu thập tất cả các yếu tố thành công, sau đó dành ra một hội thảo kéo dài hai ngày với một phần của ban quản lý và nhân viên có kinh nghiệm để quyết định các yếu tố thành công quan trọng và các KPI có liên quan của nó Sau khi xác định được nhóm giảm từ năm xuống còn tám yếu tố thành công, họ sẽ động não để tìm ra các KPI Sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi, những yếu tố thành công quan trọng này sẽ được giải thích cho nhân viên “Nếu nhân viên được cho biết điều gì là quan trọng, họ có thể sắp xếp các hoạt động hàng ngày của mình để tối đa hóa

sự đóng góp của họ” [12]

- Bước 7: Ghi lại các thước đo hiệu suất trong cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu này nên được cung cấp cho tất cả nhân viên để các nhóm lựa chọn các yếu tố thành công phù hợp với họ và cho phép đầu vào các biện pháp mới Cần cung cấp đào tạo cho các nhóm về cách sử dụng cơ sở dữ liệu và tinh chỉnh các biện pháp hoạt động Điều quan trọng là cơ sở dữ liệu được cập nhật liên tục với các thuộc tính được đo lường và nó chứa tất cả các thước đo hiệu suất được kết nối với các yếu tố thành công

- Bước 8: Lựa chọn các thước đo hoạt động cấp tổ Nhóm dự án KPI nên cung cấp thông tin cho tất cả các nhóm về cách chọn các biện pháp hiệu suất của riêng họ phù hợp với các yếu tố thành công quan trọng của tổ chức Nên khuyến khích sử dụng kết hợp các thước đo trong quá khứ, hiện tại và tương lai Cần phải phân loại các biện pháp đã chọn theo thời gian và chỉ số kết quả hoặc hiệu suất Khi các chỉ số này liên quan đến một số quan điểm về thẻ điểm và chung cho một số đội, chúng có thể được coi là KPI hoặc KRI Các nhóm nên được phép phát triển các biện pháp đã được thống nhất, vì thường sẽ có một số cải tiến để đạt được bộ thước đo hiệu suất hoàn hảo Bước này có

Trang 25

thể giúp làm rõ các mục tiêu của nhóm và cảm nhận quyền sở hữu của các biện pháp hiệu suất

- Bước 9: Lựa chọn KPI chiến thắng của tổ chức Sau khi việc lựa chọn các chỉ số đã có những bước tiến nhất định, đã đến lúc bắt đầu phát triển các KPI của tổ chức Đây là một quá trình lặp đi lặp lại, trong đó các phát hiện được truyền tải lên và xuống để đảm bảo mối quan hệ phân tầng của các biện pháp Cách tiếp cận này là một ví dụ rõ ràng về việc trao quyền cho tuyến đầu của tổ chức Các yếu tố thành công quan trọng được tìm thấy trong bước 6 cũng sẽ ảnh hưởng đến định nghĩa của KPI Sau khi các KPI được xác định, chúng nên được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng tạo ra các kết quả hành vi mong đợi, dẫn đến một bộ KPI cân bằng hiệu quả

- Bước 10: Xây dựng khung báo cáo ở tất cả các cấp Khung báo cáo cần hỗ trợ việc ra quyết định kịp thời, theo đó cần có hệ thống phân cấp báo cáo và trao quyền cho nhân viên để thực hiện hành động khi các vấn đề ảnh hưởng đến KPI Các tần suất đánh giá của các phép đo là rất quan trọng trong khía cạnh này và không nên dựa hoàn toàn vào các cuộc họp thường xuyên vì nó sẽ không cho phép thực hiện hành động khắc phục ngay lập tức [12] nhấn mạnh vai trò của Giám đốc điều hành khi có sự sai lệch trong KPI đang được theo dõi và ông tuyên bố rằng Giám đốc điều hành nên hỏi thông tin về nguyên nhân của sự sai lệch để khuyến khích các hành động sửa chữa

- Bước 11: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng KPI Sau khi đã thông qua các KPI, điều quan trọng là chúng phải được đưa vào văn hóa của tổ chức để tránh thất bại khi nhân sự chủ chốt tiếp tục Công ty nên dành nguồn lực để truyền đạt hệ thống và đào tạo về văn hóa đo lường Các biện pháp nên cho phép so sánh với các tổ chức khác, do đó một số biện pháp liên quan đến đối thủ cạnh tranh được khuyến khích Một khía cạnh khác của việc sử dụng KPI là sự cần thiết phải thiết lập các mục tiêu nhất định cho các biện pháp Tuy nhiên, sẽ có lợi hơn nếu thiết lập một phạm vi có thể chấp nhận được thay vì một mục tiêu cụ thể, vì phạm vi có thể chịu đựng tốt hơn với những thay đổi của môi trường

- Bước 12: Tinh chỉnh KPI để duy trì mức độ phù hợp của chúng Quá trình cải tiến sẽ cần thay đổi các lĩnh vực ưu tiên vì các lĩnh vực trọng tâm trước đó đã được nắm vững Một số KPI sẽ luôn được duy trì do mức độ liên quan của chúng với các yếu tố thành công Đồng thời, các yếu tố thành công quan trọng nên được đánh giá định kỳ, đặc biệt là trong các môi trường thay đổi Quá trình này sẽ cho phép cải tiến liên tục và sẽ đảm bảo rằng các KPI luôn phù hợp với chiến lược của tổ chức và môi trường của tổ chức

Trang 26

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ VÀ LIÊN QUAN:

Bảng 1.2 Một số nghiên cứu tương tự

1 Huseyin Erol, Irem Dikmen & M Talat

Birgonul (2016)

Measuring the impact of lean construction

practices on project duration and variability: a simulation-based study on residential buildings

- Nghiên cứu chỉ ra được hiệu quả của việc thực hiện các thực tiễn của Xây dựng tinh gọn giúp giảm tiến độ dự án và các thay đổi bằng cách giảm thời gian thực hiện các công tác thi công

- Một nghiên cứu thực tiễn đế đánh giá hiệu quả của Xây dựng tinh gọn bằng cách áp dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo vào một dự án dân dụng với 02 kịch bản: áp dụng Xây dựng tinh gọn và kiểu truyền thống Kết quả thu được cho thấy khi dự án có kịch bản áp dụng các nguyên tắc của Xây dựng tinh gọn thì thời gian thi công của 02 công tác xây và tô tường được giảm hẳn so với kịch bản không áp dụng Xây dựng tinh gọn

2 G Locatelli, M Mancini, G Gastaldo, F Mazza (2013)

Improving Projects Performance With Lean Construction: State Of The Art, Applicability And Impacts”

- Nghiên cứu trình bày tổng quan về Xây dựng tinh gọn và cách mà triết lý xây dựng này giải quyết các vấn đề trễ tiến độ, vượt ngân sách, các công tác làm lại để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

- Nghiên cứu đã thu được 03 kết quả: (1) bản đồ nhận thức mờ về việc liên kết các yếu tố khác nhau của Xây dựng tinh gọn; (2) cách triển khai Xây dựng tinh gọn; (3) tổng hợp các điểm mạnh, yếu của Xây dựng tinh gọn, các loại dự án thích hợp triển khai Xây dựng tinh gọn, lý do nên áp dụng Xây dựng tinh gọn ở các dự án

Trang 27

STT Tác giả Tên tài liệu Vấn đề rút ra

3 David Herranz Limón

Trondheim, 2nd (2015)

A Performance Measurement model supporting the

implementation of Lean practices in the

Norwegian construction industry

- Nghiên cứu việc sử dụng các hệ thống đo lường hiệu suất để thúc đẩy cải tiến các quy trình với các thực hành Lean Sự phát triển của các yếu tố thành công trong các dự án xây dựng, cho thấy rằng các mô hình đo lường theo mục đích cụ thể có thể là một giải pháp có ý nghĩa để hỗ trợ việc thực hiện Lean - Thực hành Lean được áp dụng trong ngành xây dựng và kiểm tra các hệ thống đo lường hiệu suất có thể góp phần vào việc thực hiện thành công các hệ thống này

4 Sarhan, S and Fox, A (2013)

Performance

measurement in the UK construction industry and its role in supporting the application of lean construction concepts

- Nghiên cứu chỉ ra được những nỗ lực xây dựng tinh gọn có thể mang lại hiệu quả cao cho ngành xây dựng và có thể dẫn đầu nhiệm vụ của ngành xây dựng Vương quốc Anh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng

- Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các chuyên gia chủ yếu dựa vào các Chỉ số Hiệu suất Chính (KPI) dựa trên kết quả thay vì các thước đo hiệu suất quá trình Người ta cũng thấy rằng nhiều tổ chức vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm của các nhà quản lý của họ như một phương tiện để đo lường hiệu suất dự án Cách tiếp cận này không phù hợp để hỗ trợ việc áp dụng các khái niệm LC và đã bị nhiều nhà nghiên cứu chỉ trích vì chúng không còn thích hợp để cải tiến liên tục

5 Thabiso Monyane, Bankole

Awuzie, Fidelis Emuze (2017)

Performance Indicators for Lean Construction in South

Africa: Lessons from the Port Elizabeth province

- Nghiên cứu này nhằm xác định các Chỉ số Hiệu suất Chính (KPI) để giám sát việc thực hiện thực hiện các hoạt động xây dựng tinh gọn (LC) ở Nam Phi Do sự thâm nhập hạn chế của các khái niệm LC và các công cụ liên quan của nó ở Nam Phi, xác định cách đo lường

Trang 28

STT Tác giả Tên tài liệu Vấn đề rút ra

tiến độ giữa các tổng thầu đang áp dụng các thông lệ tương tự như LC đã trở nên cấp thiết

- Nghiên cứu này cho cái nhìn tổng quan về KPI đo lường sự thực hiện LC trong ngành xây dựng Nam Phi từ đó thu hút sự chú ý của chính phủ - khách hàng chính - để nâng cao mức độ nhận thức liên quan đến tích hợp LC

6 David Herranz Limón

Trondheim (2015)

A Performance Measurement model supporting the

implementation of Lean practices in the

Norwegian construction industry

- Nghiên cứu xem xét các nỗ lực cải thiện hiệu suất hiện tại trong ngành xây dựng và cách thức đo lường tác động của chúng để duy trì việc thực hiện

- Bằng cách sử dụng nghiên cứu định tính, xác định các hoạt động đã thực hiện và đo lường tác động của chúng đối với hiệu quả thực hiện của dự án Xem xét quan điểm phân tích các bên liên quan và các yếu tố thành công trong việc thực hiện Kết quả là một mô hình đo lường hiệu suất hỗ trợ việc thực hiện Xây dựng Tinh gọn Mô hình cũng thiết lập mối quan hệ giữa các thực hành được sử dụng và các hiệu quả mong đợi, và mục đích một bảng đánh giá để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá tiêu chuẩn nội bộ của các dự án Logic của ba yếu tố này với nhau được mô tả trong lộ trình thực hiện 7 Carolina Cruz

Villazón , Leonardo Sastoque Pinilla, José Ramón Otegi Olaso , Nerea Toledo

Gandarias and Norberto López de Lacalle (2020)

Identification of Key Performance Indicators in Project-Based

Organisations through the

Lean Approach

- Nghiên cứu giải thích và đề xuất việc sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật tinh gọn để xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) trong các tổ chức dựa trên dự án dựa trên nhu cầu tổ chức và hoạt động của họ Tập trung chủ yếu vào việc xác định và phân loại các KPI thông qua cách tiếp cận định tính, dựa trên đánh giá tài liệu có hệ thống (SLR) về các chỉ số hoạt động, quản lý dự án và thành công của dự án

Trang 29

STT Tác giả Tên tài liệu Vấn đề rút ra

- Nghiên cứu điển hình, việc phân tích thông tin liên quan của một tổ chức dựa trên dự án đổi mới và R&D, như sổ tay chất lượng, quy trình đánh giá chuẩn, các nghiên cứu nội bộ và khảo sát về ý nghĩa thành công đối với các loại bên liên quan và đối với chính tổ chức đã được tiến hành Kết quả là, nghiên cứu này có giá trị cao đối với các tổ chức dựa trên dự án, đặc biệt là những tổ chức không được đề cập đến cách xây dựng chính xác một loạt KPI hoặc con đường dẫn đến nó vẫn chưa rõ ràng

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các khía cạnh xây dựng tinh gọn từ các tài liệu tham khảo

NHÓM KHÍA CẠNH VỀ TIẾN ĐỘ

1 Ứng dụng quy trình BIM và các kỹ thuật số tạo

mô hình, kiểm soát tiến độ thực hiện dự án [11] 2 Sử dụng dữ liệu từ các dự án tương tự trong

3 Sử dụng các biện pháp, công nghệ mới để đẩy

4 Lên kế hoạch, kiểm soát chất lượng các giai

5 Cân bằng khối lượng công việc thực hiện dự án

6 Xây dựng, thiết lập chi tiết các bước trong quá

trình triển khai dự án để quản lý đồng bộ [22] 7 Sử dụng kết cấu, cấu kiện điển hình đúc sẵn

[26] 8 Sử dụng thời gian dự trữ cho từng công tác

9 Tổ chức họp giao ban định kỳ đầy đủ giữa các bên tham gia dự án

10

Tối ưu hóa các điều kiện trên công trường về vị trí tập kết vật tư, phân đoạn thi công và di chuyển thiết bị

11 Cải thiện sự phối hợp giữa các thành viên của

[26]

Trang 30

STT Tiêu chí (KPI) Tài liệu tham khảo

13 Tiêu chuẩn hóa các công việc bằng cách đưa ra

14

Ứng dụng mô hình Just in time (sản xuất kịp thời, sản xuất đúng số lượng và đúng thời gian cần)

17 Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng

18

Giảm thiểu diện tích kho bãi bằng cách điều phối tốt hơn việc lưu trữ vật liệu và giao hang đúng lúc

(Plan-Do-Check-[15]

23 Quản lý tốt chất lượng vật liệu đầu vào đảm bảo thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế

24 Lựa chọn các đơn vị liên quan có năng lực kinh

25 Đầu tư, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin

để cải thiện việc thu thập/truy xuất dữ liệu [7] 26 Kiến thức và kỹ thuật tiên tiến được áp dụng và

27 Nâng cao chất lượng toàn diện của dự án để tăng mức độ hài lòng của khách hàng

[14] 28

Có các thỏa thuận về yêu cầu chất lượng giữa nhà thầu và CĐT (khác biệt về định nghĩa chất lượng ngoài hợp đồng được ký kết)

Trang 31

STT Tiêu chí (KPI) Tài liệu tham khảo NHÓM KHÍA CẠNH VỀ NĂNG SUẤT

29 Tăng động lực và sự hài lòng của người lao động

[26] 30 Thúc đẩy mức độ lớn hơn của tư duy sáng tạo

[19]

34 Đào tạo nhân lực, giảm thiểu lỗi và sai sót trong công việc

[31] 35 Chia sẻ các thực hành tốt, hay, hiệu quả (best

[25]

Trang 33

3.1.2 Giai đoạn 2:

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu giai đoạn 2

Trang 34

3.2 THU THẬP DỮ LIỆU:

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi:

- Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế nhằm đánh giá MĐAH của các yếu tố, một trong những hình thức đo lường các khái niệm được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là dạng thang đo Likert [10] Trong nghiên cứu này học viên sử dụng thang đo Likert với năm mức độ để lấy ý kiến của người trả lời

- Để hoàn chỉnh bảng câu hỏi học việc thực hiện qua 4 bước:

+ Bước 1: Thống kê các tiêu chí của các khía cạnh thực hành xây dựng tinh gọn từ các tài liệu tham khảo

+ Bước 2: Ra bảng câu hỏi khảo nghiệm

+ Bước 3: Phỏng vấn các chuyên gia (số lượng 12 chuyên gia, chi tiết thông tin xem bảng 30) để bổ sung và sàng lọc các tiêu chí khía cạnh thực hành XDTG thích hợp với môi trường ở Việt Nam

+ Bước 4: Hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát đại trà - Nội dung bảng khảo sát bao gồm 3 phần:

+ Phần A: Gồm các thông tin chung về kinh nghiệm làm việc, vị trí, chức vụ, quy mô dự án đã tham gia, …của các cá nhân tham gia phỏng vấn

+ Phần B: Gồm một số định nghĩa nhằm cung cấp các thông tin kiến thức cơ bản về xây dựng tinh gọn để các cá nhân tham gia phỏng vấn thực hiện bảng khảo sát tốt hơn

+ Phần C: Đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng thực hiện của các khía cạnh thực hành xây dựng tinh gọn ảnh hưởng đến HQTHDA đối trong từng nhóm khía cạnh với mức thang đo:

 Đánh giá khả năng thực hiện của các khía cạnh thực hành xây dựng tinh gọn: (1) Rất khó

(2) Khó

(3) Trung bình (4) Dễ

Trang 35

Sau khi thảo khảo tài liệu trước và hỏi ý kiến chuyên gia, tác giả đã hiệu chỉnh, bổ sung các khía cạnh thực hành XDTG cho phù hợp với môi trường ở Việt Nam và hoàn thành bảng khảo sát đại trà với những tiêu chí của các khía cạnh thực hành XDTG về tiến độ, chi phí, chất lượng, năng suất và khía cạnh khác ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các khía cạnh xây dựng tinh gọn

A KHÍA CẠNH VỀ TIẾN ĐỘ

1 TD1 Ứng dụng quy trình BIM và các kỹ thuật số

tạo mô hình, kiểm soát tiến độ thực hiện dự án [11] 2 TD2 Sử dụng dữ liệu từ các dự án tương tự trong

3 TD3 Sử dụng các biện pháp, công nghệ mới để đẩy

4 TD4 Lên kế hoạch, kiểm soát chất lượng các giai

5 TD5 Cân bằng khối lượng công việc thực hiện dự

6 TD6 Xây dựng, thiết lập chi tiết các bước trong quá

trình triển khai dự án để quản lý đồng bộ [22] 7 TD7 Sử dụng kết cấu, cấu kiện điển hình đúc sẵn

[26] 8 TD8 Sử dụng thời gian dự trữ cho từng công tác

9 TD9 Tổ chức họp giao ban định kỳ đầy đủ giữa các bên tham gia dự án

10 TD10

Tối ưu hóa các điều kiện trên công trường về vị trí tập kết vật tư, phân đoạn thi công và di chuyển thiết bị

11 TD11 Cải thiện sự phối hợp giữa các thành viên của

12 TD12

Đẩy nhanh công tác kiểm tra và phê duyệt các thay đổi về thiết kế, biện pháp thi công, tiến độ điều chỉnh…

Ý kiến chuyên gia 13 TD13 Cung cấp nguồn nhân lực/thiết bị đầy đủ đảm

bảo cho yêu cầu tiến độ của dự án

14 TD14

Xây dựng kế hoạch dự phòng tăng cường nhân lực/thiết bị để bù đắp tiến động bị chậm hoặc đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu cấp bách

Trang 36

20 CP6 Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng

21 CP7

Giảm thiểu diện tích kho bãi bằng cách điều phối tốt hơn việc lưu trữ vật liệu và giao hàng đúng lúc

[25]

22 CP8

Thường xuyên theo dõi và dự báo diễn biến giá cả thị trường để nhập vật tư kịp thời cung cấp cho công trường đúng thời hạn, giảm thiểu tác động của biến động giá

Ý kiến chuyên gia

C KHÍA CẠNH VỀ CHẤT LƯỢNG

23 CL1 Tổ chức huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ ở mọi cấp độ

[26] 24 CL2 Ứng dụng công cụ 5s tạo môi trường làm việc

(Plan-Do-Check-[15]

27 CL5 Quản lý tốt chất lượng vật liệu đầu vào đảm bảo thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế

Trang 37

STT Ký

28 CL6 Lựa chọn các đơn vị liên quan có năng lực

29 CL7 Đầu tư, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin

để cải thiện việc thu thập/truy xuất dữ liệu [7] 30 CL8 Kiến thức và kỹ thuật tiên tiến được áp dụng

31 CL9 Nâng cao chất lượng toàn diện của dự án để tăng mức độ hài lòng của khách hàng

[14] 32 CL10

Có các thỏa thuận về yêu cầu chất lượng giữa nhà thầu và CĐT (khác biệt về định nghĩa chất lượng ngoài hợp đồng được ký kết)

33 CL11

Xây dựng quy trình nghiệm thu chi tiết cho dự án nhằm giảm xung đột giữa các bên tham gia đồng thời tăng cường sự kiểm soát chất lượng

34 CL12

Quản lý, nâng cao các biện pháp an toàn trong xây dựng nhằm nâng cao an toàn và hạn chế rủi ro tai nạn

D KHÍA CẠNH VỀ NĂNG SUẤT

35 NS1 Tăng động lực và sự hài lòng của người lao động

[26] 36 NS2 Thúc đẩy mức độ lớn hơn của tư duy sáng tạo

[19]

40 NS6 Đào tạo nhân lực, giảm thiểu lỗi và sai sót trong công việc

[31] 41 NS7 Chia sẻ các thực hành tốt, hay, hiệu quả (best

practices)

42 NS8 Tăng cường trao quyền cho nhân viên trong công việc

43 NS9 Ngăn chặn tình trạng kém hiệu quả vì đồng

44 NS10 Đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ công

việc phù hợp để tạo hiệu quả cao Ý kiến chuyên gia

Trang 38

[25]

48 KK4

Đánh giá được mức độ rủi ro thay đổi chính sách của chính phủ (luật và quy định) đến dự án

Ý kiến chuyên gia 49 KK5 Duy trì quan hệ đối tác lâu dài và giảm tranh

chấp giữa các bên

50 KK6

Tăng cường tính minh bạch trong công tác đấu thầu theo đúng quy định hiện hành của Pháp luật hiện hành để lựa chọn được các Nhà thầu đủ năng lực thực hiện công việc theo yêu cầu của Dự án

51 KK7 Tổng kết, rút kinh nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất dự án

52 KK8 Quản lý tốt và giảm bớt các thủ tục liên quan đến dự án

3.2.2 Kích thước và phương pháp lấy mẫu:

Kích thước mẫu tối thiểu tối thiểu gấp 5 lần số lượng biến quan sát Trong nghiên cứu này, sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi học viên đề xuất sơ bộ kích thước mẫu từ 4 đến 5 lần số câu hỏi

Phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu là phương pháp lấy mẫu thuận tiện Bảng câu hỏi sẽ được gửi trực tiếp đến đối tượng KS qua 2 hình thức: phỏng vấn trực tiếp và internet (mail, zalo )

Trang 39

3.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU:

Phương pháp và công cụ nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp phương pháp và công cụ nghiên cứu

STT Nội dung nghiên cứu Phương pháp và công cụ nghiên cứu

1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo

Phương pháp trị trung bình Lựa chọn các tiêu chí có tích trị trung bình 2 yếu tố (khả năng thực hiện và mức độ ảnh hưởng) ≥ 3.5, và loại các tiêu chí có tích trị trung bình 2 yếu tố < 3.5

3

Xây dựng trọng số các tiêu chí của các khía cạnh thực hành xây dựng tinh gọn

Phương pháp định lượng AHP

Trang 40

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1 GIỚI THIỆU CHUNG:

Từ phương pháp nghiên cứu được nêu ở chương 3, tác giả tiến hành quá trình KS, kết quả KS được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo quy trình sau:

Hình 4.1 Quy trình phân tích dữ liệu

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN