NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ảnh hưởng đến việc lựa chọn vùng khảo sát vật liệu san lấp; Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để tính trọng số các tiêu chí; Tí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HOÀNG YẾN
XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN VÙNG KHẢO SÁT VẬT LIỆU SAN LẤP ĐỂ ĐƯA VÀO QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG:
ÁP DỤNG CHO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
BUIDING A SET OF CRITERIA FOR EVALUATION AND SELECTION OF BACKFILL MATERIAL SURVEY AREA FOR PLANING OF NORMAL CONSTRUCTION MINERAL EXPLORING AND MINING: APPLY ON THE LAND OF BA RIA - VUNG TAU PROVINCE
Chuyên ngành: Kỹ thuật địa chất
Mã số: 8520501
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2024
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đào Hồng Hải
2 Thư ký: TS Nguyễn Hữu Sơn
3 Ủy viên Phản biện 1: TS Bùi Trọng Vinh
4 Ủy viên Phản biện 2: PGS TS Phạm Trung Hiếu
5 Ủy viên: TS Đào Hồng Hải
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa
ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ
PGS TS Nguyễn Việt Kỳ TS Bùi Trọng Vinh
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngày, tháng, năm sinh: 28/09/1685 Nơi sinh: Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
I TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng phương pháp đánh giá, lựa chọn vùng khảo sát vật liệu san lấp để đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: áp dụng cho tỉnh Bả Rịa – Vũng Tàu
(Buiding a set of criteria for evaluation and selection of backfill material survey area for planing of normal construction mineral exploring and mining: Apply on the land of Ba Ria – Vung Tau province)
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ảnh hưởng đến việc lựa chọn vùng khảo sát vật liệu san lấp; Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để tính trọng số các tiêu chí; Tích hợp phương pháp phân tích đa tiêu chí vào công nghệ GIS để lập bản đồ phân vùng mức
độ ưu tiên khảo sát VLSL
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : Ngày 04 tháng 09 năm 2023
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 18 tháng 12 năm 2023
V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : Tiến sĩ Đào Hồng Hải
Tp HCM, ngày tháng 12 năm 2023CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến
sỹ Đào Hồng Hải – Phó khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí là người Thầy đã hướng dẫn và có nhiều góp ý quý báu cho tôi trong quá trình lên ý tưởng và hoàn thành luận văn này Thầy cũng đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập để trau dồi, nâng cao các kiến thức chuyên môn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô của Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập cao học của tôi
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến lãnh đạo và tập thể cán bộcông nhân viên của Đoàn Bản đồ Địa chất 601 – Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Quản lý Tài nguyên và Khoáng sản – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giúp đỡ
và cung cấp thông tin tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn
bè đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2023
Trang 5TÓM TẮT
Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (phương án quy hoạch khoáng sản) được xây dựng và tích hợp vào Quy hoạch Tỉnh theo Luật Quy hoạch 21/2007/QH14 Các diện tích mới đưa vào phương án quy hoạch khoáng sản trong mỗi kỳ quy hoạch đòi hỏi phải có khảo sát đánh giá lựa chọn dựa trên quan điểm mục tiêu là khai thác hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường và không xâm phạm các diện tích được bảo vệ khác theo Luật Khoáng sản và pháp luật liên quan Trong phạm vi đề tài nghiên cứu là phần đất liền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích Vật liệu san lấp chiếm nhiều nhất trong các vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Để lựa chọn vùng khảo sát vật liệu san lấp, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí có trọng số tích hợp với GIS để lập bản đồ phân vùng mức độ ưu tiên khảo sát làm cơ sở cho việc lựa chọn
Các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn vùng khảo sát gồm hai bộ tiêu chí là tiêu chí loại trừ và tiêu chí đánh giá ảnh hường Các tiêu chí loại trừ gồm 10 tiêu chí để xác định vùng loại trừ là vùng không được phép hoạt động khoáng sản Các tiêu chí đánh giá ảnh hưởng đến việc chọn vùng khảo sát được xây dựng gồm 8 tiêu chí dựa trên mục tiêu là đáp ứng yêu cầu về chất lượng khoáng sản, hiệu quả kinh tế cao, tác động ít nhất tới xã hội và bảo vệ môi trường Nghiên cứu đã xác định diện tích tiềm năng khảo sát vật liệu san lấp là 30.434 ha chiếm 16,09% diện tích nghiên cứu, còn lại là diện tích loại trừ chiếm 83,91%
Bản đồ phân vùng mức độ ưu tiên chọn lựa khảo sát vật liệu san lấp được phân thành 4 mức ưu tiên từ thấp đến cao là một kết quả tổng hợp đánh giá nhiều nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau, có thể giúp cho các nhà quy hoạch, quản lý lựa chọn bước đầu trong công tác lập phương án quy hoạch thăm dò, khai thác và
sử dụng vật liệu xây dựng thông thường trên phạm vi đất liền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khi áp dụng vào thực tiễn, cần cập nhật các cơ sở dữ liệu mới cùng những hiện trạng mới về khai thác khoáng sản để điều chỉnh lại các tiêu chí cho phù hợp
Trang 6The plan to explore, exploit and use minerals as common construction materials (mineral plan) is developed and integrated into the Provincial Planning according to Planning Law 21/2007/QH14 New areas included in the mineral plan in each planning period require a survey, assessment and selection based on the goal of effective, sustainable exploitation, environmental protection and non-infringement of the other protected areas under the Minerals Law and related laws Within the scope of the research project, which is the mainland of Ba Ria - Vung Tau province, the area of backfill materials accounts for the largest amount of common construction materials in the province To select survey areas for backfill materials, the project uses a weighted multi-criteria evaluation method integrated with GIS to create a survey priority zoning map as a basis for selection
The criteria for evaluating and selecting survey areas include two sets of criteria: exclusion criteria and impact assessment criteria The exclusion criterias include 10 criterias to build exclusion zones where mineral activities are not allowed The evaluation criterias affecting the selection of survey areas are built with 8 criterias based on the goal of meeting the requirements of mineral quality, high economic efficiency, least impact on society and environmental protection The study determined the potential area for surveying backfill materials to be 30.434 hectares, accounting for 16,09% of the research area, the remaining area is excluded, accounting for 83,91%
The priority zoning map for surveying backfill materials, divided into 4 priority levels from low to high, is a synthetic result of evaluating many different database sources, which can help Planner and manager of initial selection in planning for exploration, exploitation and use of common construction materials on the mainland of Ba Ria - Vung Tau province When applying in practice, it is necessary to update new databases and new current status of mineral exploitation to adjust the criterias accordingly
Trang 7LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Học viên cam đoan mọi kết quả của đề tài luận văn: “Xây dựng phương pháp đánh giá, lựa chọn vùng khảo sát vật liệu san lấp để đưa vào quy hoạchthăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường áp dụng cho phần đất liền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là sản phẩm nghiên cứu do cá nhân học viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Đào Hồng Hải Các số liệu thu thập là trung thực và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được thực hiện và công bố dưới bất cứ hình thức nào Trong quá trình thực hiện luận văn, các thông tin dữ liệu thu thập đều được học viên chỉ dẫn và liệt kê đầy
đủ rõ ràng trong danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, học viên xin chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện luận văn của mình
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2023
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 4
1.1.2 Đặc điểm dân cư, cở sở hạ tầng, kinh tế 7
1.1.3 Đặc điểm địa chất, khoáng sản 10
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 16
1.2.1 Quy hoạch điều tra cơ bản 16
1.2.2 Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản 17
1.2.3 Khoanh định vùng cấm, tạm cấm HĐKS 21
1.3 TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 22
1.3.1 Tình hình nghiên cứu áp dụng trên thế giới 22
1.3.2 Tình hình nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam 24
1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ ĐỀ TÀI GIẢI QUYẾT 27
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
Trang 92.1 MÔ HÌNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN 29
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.3.1 Phương pháp phân tích đa tiêu chí (Multi – Criteria Analysis – MCA) 36
2.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, tài liệu 39
2.3.3 Khảo sát thực tế điển hình khu vực nghiên cứu 41
2.3.4 Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia 42
2.3.5 Phương pháp tính trọng số các tiêu chí 42
2.3.6 Phương pháp GIS 47
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58
3.1 KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ VÙNG LOẠI TRỪ VÀ BẢN ĐỒ VÙNG TIỀM NĂNG KHẢO SÁT VLSL 58
3.1.1 Kết quả xây dựng bản đồ vùng loại trừ 58
3.1.2 Kết quả xây dựng bản đồ vùng tiềm năng khảo sát VLSL 63
3.2 KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÁC LỚP TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 68
3.2.1 Xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân cấp mức độ ưu tiên 68
3.2.2 Xây dựng các lớp bản đồ tiêu chí đánh giá 74
3.3 KẾT QUẢ TÍNH TRỌNG SỐ CÁC TIÊU CHÍ 76
3.3.1 Kết quả tính trọng số nhóm tiêu chí cấp 1 76
3.3.2 Kết quả tính trọng số tiêu chí cấp 2 78
3.3.3 Kết quả tính trọng số toàn cục các tiêu chí 79
3.4 KẾT QUẢ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG MỨC ĐỘ ƯU TIÊN KHẢO SÁT VẬT LIỆU SAN LẤP 80
3.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN 82
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 92
Trang 10MCA Multi-criteriaanalysis Phân tích đa tiêu chí
Trang 11TỪ VIẾT
UTM Universal Transverse Mercator Hệ toạ độ vuông góc UTM
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các tiêu chí đánh giá và quan điểm đánh giá để lựa chọn vị trí khảo
sát vật liệu san sấp 38
Bảng 2.2 Danh mục các lớp dữ liệu dạng biên tập và nguồn tài liệu thu thập 40
Bảng 2.3 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét (Saaty, 1995) 45
Bảng 2.4 So sánh đặc điểm cơ bản của dữ liệu vector và raster 48
Bảng 2.5 Phân cấp mức độ ưu tiên chọn vùng khảo sát vật liệu san lấp 57
Bảng 3.1 Các tiêu chí loại trừ và vùng đệm 60
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp diện tích tiềm năng khảo sát và diện tích loại trừ 67
Bảng 3.3 Bảng phân cấp mức độ ưu tiên của các tiêu chí đánh giá 73
Bảng 3.5 Tổng hợp ma trận so sánh cặp của nhóm chuyên gia 77
Bảng 3.6 Ma trận chuẩn hoá phương pháp AHP nhóm 77
Bảng 3.7 Tính tỉ số nhất quán của ma trận so sánh cặp nhóm chuyên gia 78
Bảng 3.8 Bảng tính trọng số tiêu chí cấp 2 78
Bảng 3.9 Bảng tổng hợp tính trọng số toàn cục của các tiêu chí 79
Bảng 3.10 Bảng thống kê các diện tích theo kết quả chồng lớp vùng tiềm năng và vùng loại trừ 82
Bảng 3.11 Kết quả diện tích phân vùng mức độ ưu tiên khảo sát VLSL 82
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 4
Hình 1.2 Phân mức địa hình vùng nghiên cứu 6
Hình 2.1 Sơ đồ mô hình phương pháp luận 30
Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc phân cấp các tiêu chí để phân vùng ưu tiên khảo sát VLSL đưa vào QHKS 37
Hình 2.3 Mô hình lý thuyết làm việc cơ bản trong GIS 47
Hình 2.4 Mô hình cấu trúc Vector và Raster 49
Hình 2.5 Các bước thực hiện phân tích không gian trong GIS 53
Hình 2.6 Mô hình minh hoạ các bước kết hợp các lớp loại trừ để tạo vùng loại trừ 54
Hình 2.7 Mô hình minh hoạ các bước tạo vùng Tiemnang Diachat_SDD 55
HÌnh 2.8 Mô hình minh hoạ các bước tạo vùng Tiemnang_VLSL và vùng E1_10 55
Hình 2.9 Mô hình minh hoạ các bước tạo lớp bản đồ phân cấp các tiêu chí 56 Hình 3.1 Sơ đồ các giai đoạn phát sinh yếu tố tác động môi trường trong quá trình khai thác VLSL 59
Hình 3.2 Các kết quả chồng lớp vùng loại trừ từ E1 đến E9 63
Hình 3.3 Kết quả chồng lớp tiềm năng địa chất và tiềm năng sử dụng đất 66
Hình 3.4 Vùng loại trừ tổng thể và vùng tiềm năng khảo sát VLSL 67
Hình 3.5 Kết quả xây dựng các lớp bản đồ phân mức ưu tiên theo từng tiêu chí đánh giá 76
Hình 3.6 Bản đồ phân vùng mức độ ưu tiên khảo sát VLSL 81
Hình 3.7 Biểu đồ thống kê tỉ lệ các mức độ ưu tiên khảo sát ở mỗi huyện 84
Hình 3.8 Sơ đồ vị trí các vùng ưu tiên khảo sát so với vị trí các tiêu chí đánh giá 85
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Khoáng sản là nguồn tài nguyên quý báu, vừa là nguồn lực quan trọng
để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vừa là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia Nguồn lợi từ khai thác khoáng sản đã đóng góp rất lớn vào ngân sách quốc gia, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là nguyên liệu cho rất nhiều ngành kinh tế như sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng, công nông nghiệp Bên cạnh vai trò to lớn của khoáng sản thì hoạt động khai thác khoáng sản cũng cần được quy hoạch và quản lý chặt chẽ, khoa học và hiệu quả để khai thác hợp lý, bền vững, tiết kiệm đồng thời bảo vệ môi trường, hài hòa lợi ích với các bên liên quan tại khu vực có khoáng sản [1].Theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 thì “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển bền vững cho từng thời kỳ” Công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nói chung là nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước, là cơ sở để cấp phép và quản lý hoạt động khoáng sản
Đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc khai thác, sử dụng khoáng sản được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh và phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chiến lược khoáng sản và quy hoạch khoáng sản quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm an ninh, quốc phòng; bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý,tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác [2]
Vật liệu san lấp thường có diện phân bố rộng, để chọn diện tích đưa vào phương án quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản ở địa phương trong từng
kỳ quy hoạch cần thiết phải thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng, trữ lượng
Trang 15nhằm đạt hiệu quả trong công tác quản lý và cấp phép sau này Như vậy, trước tiên diện tích khảo sát phải được xác định trên cơ sở chọn vị trí tối ưu nhất trong toàn bộ diện tích triển vọng về vật liệu san lấp.
Hiện nay với tốc độ phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành nghề hay tổ chức, cá nhân đang nảy sinh mâu thuẫn trên cùng một vị trí không gian, đồng thời yêu cầu bảo vệ môi trường nghiêm ngặt hơn dẫn đến việc phân vùng mức độ ưu tiên cho khảo sát quy hoạch khoáng sản càng trở nên cần thiết Đây một bài toán đánh giá đa tiêu chí dựa trên các nguyên tắc lập quy hoạch và chiến lược khoáng sản, phải đảm bảo các mặt: hiệu quả về kinh tế, giảm thiểu tác động đến xã hội và bảo vệ môi trường Việc xây dựng các tiêu chí đáng, giá lựa chọn và phân vùng mức độ ưu tiên khảo sát sẽ giúp các nhà quản lý, chuyên môn lựa chọn được vùng có mức độ ưu tiên từ cao nhất trở xuống, tương ứng với mục tiêu đảm bảo hài hòa nhất về các lợi ích
Để việc phân vùng có cơ sở khoa học thì phương pháp đánh giá đa tiêu chí có trọng số tích hợp với hệ thống thông tin địa lý GIS được chọn lựa để giải quyết bài toán Trên cơ sở đó các nhà quản lý có thêm cơ sở tài liệu khoa họccho việc đánh giá các vị trí đã được chọn lựa khảo sát quy hoạch khoáng sản đồng thời để tham khảo trong việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản trong thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Phân vùng mức độ ưu tiên khảo sát vật liệu san lấp để đưa vào quy hoạchthăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho phần đất liền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 16- Tích hợp phương pháp phân tích đa tiêu chí và công nghệ GIS để lập bản đồ phân vùng mức độ ưu tiên khảo sát VLSL.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các diện tích triển vọng khoáng sảnlàm vật liệu san lấp (trừ cát sỏi lòng sông và lòng hồ)
Phạm vi nghiên cứu: Phần đất liền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến việc lựa chọn một diện tích không gian bằng phương pháp đánh giá đa tiêu chí có trọng số tích hợp với chồng lớp trong ứng dụng GIS để lập bản đồ phân vùng các cấp độ thích hợp của việc lựa chọn diện tích cho một mục tiêu cụ thể đã xác lập
Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá các tiêu chí có trọng số và chồng lớp bản đồ để phân vùng ưu tiên chọn lựa khảo sát giúp việc lựa chọn vùng khảo sátquy hoạch có cơ sở tiền đề khoa học, rõ ràng, trực quan, hiệu quả Trên cơ sở
đó, việc lựa chọn khảo sát trong mỗi kỳ quy hoạch cụ thể sẽ đánh giá bổ sung thêm các yếu tố thực tiễn
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 1.982,56 km2, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện (1 huyện đảo) Khu vực nghiên cứu của đề tài là phần đất liền rộng 1.906,78km2; phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Nam
và Nam là biển Đông
Hình 1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu1.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình phần đất liền Bà Rịa – Vũng Tàu có khuynh hướng thấp dần từ phía Đông Bắc xuống phía Nam và Tây Nam Phía Bắc là vùng gò đồi, cao 200-300m Phía Nam và Đông là vùng đồng bằng và đồi thấp, với các núi sót kéo dài theo phương Bắc Nam cao 100-500m Dọc sông Thị Vải là các trũng tích tụ đầm lầy biển, hiện tại là các rừng ngập mặn Bán đảo Vũng Tàu có dạng dải
Trang 18h p, kéo dài phương Đông Bắc – Tây Nam Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn Thềm lục địa rộng trên 100.000km2
Phần lớn diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu có địa hình tương đối bằng phẳng,
độ dốc phổ biến là dưới 3o (41,03% diện tích) và từ 3o- 8o(39,6% diện tích), chỉ có khoảng 5,24% diện tích có độ dốc trên 25o, do vậy nhìn chung thuận lợi cho bố trí sử dụng đất
Địa hình của tỉnh có 3 dạng địa hình chính:
+ Địa hình đồi núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác, với độ cao thay đổi
từ 200-700 m, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh Mây Tào cao 704 m ở ranh giới phía Đông tiếp giáp tỉnh Bình Thuận Ở phía Tây có các cụm núi trung bình là: núi Châu Viên cao 327m, núi Ngang 214 m, núi Hòn Thung 210 m; Núi Dinh
491 m, núi Tóc Tiên 428 m, núi Nghệ 203 m; núi Nưa 183 m, núi Lớn (Tương Phùng) 245 m, núi Nhỏ (Tương Kỳ) 245 m Các núi này đều có độ dốc cao, cấu tạo bởi đá macma axit có hạt rất thô, thảm thực vật cạn kiệt và tầng đất rất mỏng.+ Địa hình đồi lượn sóng: Có độ cao từ 20-150 m, bao gồm những đồi đất bazan, tạo thành những “chùy” chạy theo hướng Bắc xuống Tây Nam Trái ngược với những núi thấp, địa hình này bằng, thoải, độ dốc chỉ khoảng 1- 8o Loại địa hình này chiếm diện tích lớn nhất so với các dạng địa hình khác, bao trùm gần hết là khối đất bazan, một ít là phù sa cổ và các cồn cát Địa hình đồi lượn sóng trải dài từ phía Bắc tỉnh xuống phía Nam thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc
+ Địa hình đồng bằng: Có thể chia địa hình đồng bằng ở Bà Rịa - Vũng Tàu thành hai dạng sau:
• Bậc thềm sông có độ cao từ 5-10 m, có nơi cao 2-5 m, dọc theo các sông và tạo thành từng dải h p có chiều rộng rất thay đổi từ 4-5m đến 10-15 m Đất ở đây thường có chất lượng khá tốt và vì vậy hầu hết
đã được khai thác đưa vào sử dụng Dạng địa hình này thuộc các huyện Long Điền, Đất Đỏ, TP Bà Rịa, một phần của TX Phú Mỹ, huyện Xuyên Mộc, huyện Châu Đức
Trang 19• Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và đầm mặn: là địa hình thấp nhất toàn tỉnh, với cao trình từ 0,3-2 m, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ Địa hình này cấu tạo từ những vật liệu không thuần thục, bở rời, có nhiều sét
và vật liệu hữu cơ Dạng địa hình này tập trung ở khu vực ven sông, biển thuộc TX Phú Mỹ, TP Vũng Tàu, TP Bà Rịa, huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ
Hình 1.2 Phân mức địa hình vùng nghiên cứu1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất ít khi cóbão; một năm chia hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, có
Trang 20gió mùa Tây Nam Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc.
Theo số liệu thố ng kê ở Trạm Khí tượng Vũng Tàu từ năm 2015-2019: Nhiệt độ trung bình 28,1°C; thấp nhất 27,94°C ( trung bình năm 2018); cao nhất 28,17oC (trung bình năm 2019) Độ ẩm trung bình 76,72-78,33%; thấp nhất 76,72% (năm 2019) Số giờ nắng rất cao, trung bình 2.561-2.923 giờ Lượng mưa trung bình năm từ 1066,6mm (năm 2019) đến 1738,1mm (năm 2017) Lượng bốc hơi trung bình năm 1.246mm Tốc độ gió trung bình 3-5,7m/s; gió Đông Bắc tốc độ trung bình từ 5,2-5,7m/s và gió Tây Nam tốc độ gió trung bình
là 3-4,1m/s, cực đại không quá 30 m/s)
Bà Rịa – Vũng Tàu có mạng lưới sông, suối, ao hồ rộng khắp nhưng phần lớn là những sông, suối nhỏ Hệ thống sông có lưu vực lớn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển là các sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray và sông Đu
Đủ (sông Chùa) Các sông rạch sát biển bị nhiễm nước mặn chỉ dùng cho mục đích giao thông và nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nước sông Dinh và sông Ray có thể có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất
1.1.2 Đặc điểm dân cư, cở sở hạ tầng, kinh tế
1.1.2.1 Đặc điểm dân cư
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2022, dân số tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là 1.178 ngàn người; tỷ lệ nam/nữ gần tương đương nhau (50,04% so với 49,96%) Dân số sống ở khu vực thành thị trội hơn ở nông thôn (58,45% so với 41,55%)
-Dân số có chiều hướng gia tăng trong thời gian vừa qua, tuy nhiên sự phân bố dân cư lại không đồng đều trên địa bàn tỉnh Mật độ dân cư cao nhất ở thành phố Vũng Tàu và Bà Rịa, thấp nhất là huyện Côn Đảo đến huyện Xuyên Mộc Mật dộ trung bình toàn tỉnh là 594 người/km2
Trình độ dân trí khá cao, thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, ít hơn là người Khơ me, Hoa, Chơ Ro,
Trang 211.1.2.2 Mạng lưới đô thị và cơ sở hạ tầng
Tỉnh có 3 trung tâm đô thị lớn là thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa
và thị xã Phú Mỹ Đồng thời trên địa bàn tỉnh còn có một số đô thị nhỏ là trung tâm của các huyện như thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức), thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc), thị trấn Long Hải (huyện Long Điền), thị trấn Côn Sơn (huyện Côn Đảo) Toàn bộ mạng lưới đô thị đều có điện lưới quốc gia, được cung cấp nước sạch, hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh và đang từng bước được nâng cấp và phát triển
Bà Rịa - Vũng Tàu có mạng lưới giao thông khá phát triển, bao gồm: Đường bộ: Toàn tỉnh có 4.319,54km đường bộ, trong đó có 129km đường quốc lộ trên các tuyến QL51, QL51B, QL55, QL56; 306,82km đường tỉnh trên 13 tuyến đã nhựa hoá 100%; 850km đường đô thị nhựa hoá 95%; 438,51km đường huyện và xã đạt tiêu chuẩn cấp V-IV, tỉ lệ cứng hoá đạt 82,2%; 2.704,57km đường xã, phường có tỉ lệ cứng hoá đạt 47,28%; ngoài ra có 348,79km đường chuyên dùng được nhựa hoá 2,26% và 35,86km đường khu công nghiệp nhựa hoá 100% Trong tương lai sẽ có thêm đường sắt chạy dọc phía Tây đường QL51 và đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, đường Vành Đai 4 TP Hồ Chí Minh tạo điều kiện kết nối thuận lợi giữa Bà Rịa – Vũng Tàu
và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đường thủy: Mạng sông ngòi trong tỉnh tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ rất thuận lợi, có thể kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các địa phương khác trong nước cũng như thế giới Hiện trên địa bàn Tỉnh đang khai thác 36 cảng bến thủy nội địa
Đường hàng không: Tỉnh có 2 sân bay là sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục
vụ ngành Dầu khí và sân bay Cỏ Ống giao thương giữa Côn Đảo và đất liền.1.1.2.3 Đặc điểm kinh tế
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi, là trung tâm năng lượng, dầu khí của cả nước, quy mô nền kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong các thời kỳ
Trang 22vừa qua phụ thuộc nhiều vào sản lượng khai thác dầu và diễn biến giá dầu trên thế giới.
(1) Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng GRDP tính cả dầu khí (giá so sánh năm 2010) của tỉnh giai đoạn 2011-2020 đạt bình quân 0,98%/năm, trong đó:
+ Giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 4,46%/năm;
+ Giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng âm 2,4%/năm, nguyên nhân là do GRDP khối ngành công nghiệp, xây dựng tăng trưởng âm bình quân 3,9%/năm Đến năm 2020, tổng GRDP toàn nền kinh tế tỉnh (bao gồm dầu khí, giá hiện hành) đạt 314,2 nghìn tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2010 GRDP/người đạt
269 triệu đồng/người, tương đương 11.375 USD, cao nhất cả nước
(2) Về đóng góp vào tăng trưởng của các ngành:
Giai đoạn 2011-2020, khu vực công nghiệp - xây dựng có đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GRDP của tỉnh đóng góp tới 3 điểm %/5,179 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GRDP/năm; tiếp theo là khu vực dịch vụ đóng góp 1,322 điểm %; khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản đóng góp 0,284 điểm %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,572 điểm %
Đến năm 2020, GRDP (không bao gồm dầu khí, giá hiện hành) của tỉnh đạt 186,9 nghìn tỷ đồng (xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố), gấp 2,7 lần so với năm
2010 GRDP bình quân đầu người (không bao gồm dầu khí) đạt 160 triệu đồng/người, tương đương 6.766 USD Quy mô GRDP của tỉnh khi không tính dầu khí so với tổng GRDP của tỉnh bao gồm cả dầu khí đã tăng từ 32,47% năm
2010 lên 45,47% năm 2015 và đạt 52,24% vào năm 2020
Như vậy, có thể thấy nền kinh tế của tỉnh những năm gần đây đã giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác dầu khí khi duy trì sự tăng trưởng ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
(3) Cơ cấu theo ngành kinh tế:
Trang 23Nếu tính cả dầu khí, công nghiệp - xây dựng là ngành kinh tế có đóng góp lớn nhất vào GRDP của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
+ Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (bao gồm dầu khí, giá hiện hành) năm
2010 chiếm tới 83,13% trong tổng GRDP của tỉnh, song tỷ trọng đóng góp đang
có xu hướng giảm xuống, năm 2015 còn 77,85% và đến năm 2020 giảm xuống còn 69,3%
+ Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GRDP (giá hiện hành) của tỉnh tăng từ 3,26% năm 2010 lên 5,05% năm 2015 và 6,82% năm 2020 + Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GRDP (giá hiện hành) của tỉnh tăng từ 9,65% năm 2010 lên 12,69% năm 2015 và 15,9% năm 2020
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm có sự thay đổi tăng từ 3,96% năm
2010 lên 4,41% năm 2015 lên 7,98% năm 2020
Đến cuối 2022, kinh tế công nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong đó công nghiệp khai thác dầu thô và khí đốt chiếm 41,84% toàn bộ nền kinh tế; công nghiệp chế tạo chiếm 18,95%; còn lại là sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước; khai khoáng trừ dầu khí; cung cấp nước sinh hoạt, quản lý xử lý rác thải, nước thải Đóng góp của kinh tế công nghiệp khá
ổn định và bền vững, do quy mô của ngành công nghiệp khá lớn, các khu công nghiệp được hỗ trợ bởi thế cảng nước sâu, hệ thống hạ tầng ngày một hoàn thiện nên tiếp tục hấp dẫn đầu tư Toàn tỉnh có 17 khu công nghiệp được đưa vào quy hoạch đến năm 2020 với tổng diện tích 9.052,66 ha
Đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển một số sản phẩm công nghiệp chế biến có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; trở thành tỉnh mạnh về công nghiệp.1.1.3 Đặc điểm địa chất, khoáng sản
Toàn bộ diện tích tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản cấp quốc gia đến tỷ lệ 1:50.000 trong các nhóm tờĐông Thành phố Hồ Chí Minh (1994) và Hàm Tân – Côn Đảo (2000) Trên cơ
Trang 24sở đó, Bản đồ Địa chất – Khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tỷ lệ 1:50.000 được Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam biên hội (2003) theo đơn đặt hàng của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường và Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu Theo đó, khu vực nghiên cứu có mặt các phân vị địa chất từ cổ đến
tr như sau [3]:
1.1.3.1 Địa tầng
H tầng M Đà (J2mđ)
Trong diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu các trầm tích của hệ tầng không
lộ ra trên mặt chỉ gặp trong một số lỗ khoan thuộc tờ bản đồ Tân Thành
(UTM-6430 III), ở khu vực Bình Ba, Ngãi Giao
Thành phần thạch học của hệ tầng gồm chủ yếu là đá phiến sét, sét bột kết và bột kết, phần trên có xen ít tập cát kết, màu xám, xám đen, phân lớp mỏng đến trung bình Ranh giới dưới của hệ tầng chưa quan sát được Ranh giới trên của hệ tầng bị trầm tích hạt thô hoặc bazan Kainozoi phủ lên
Chiều dày của hệ tầng trên diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa được xác định Theo các lỗ khoan, bề dày của hệ tầng này đạt khoảng 20m
H tầng Trà M (J2tm)
Các trầm tích của hệ tầng phân bố tập trung chủ yếu trên tờ bản đồ Xuyên Mộc (UTM 6430 II) dọc theo hai bờ sông Ray khoảng 100km2 Thành phần thạch học gồm đá phiến sét, sét bột kết, bột kết xen kẽ cát bột kết, cát kết xen ít lớp mỏng sét kết màu xám đen đến xám nhạt Tổng bề dày đạt 470550m Vỏphong hóa từ trầm tích sét là tiền đề tìm kiếm sét gạch ngói
H tầng Nha Trang (Knt)
Các đá núi lửa felsic và tuf của chúng thuộc hệ tầng Nha Trang lộ ra ởsườn Bắc núi Thị Vải, phía Đông dãy núi Thị Vải - Tóc Tiên - Bao Quan xuống phía Nam ở núi Long Hương, thành dải rộng 1-2km, dài liên tục hơn 10km Dọc thung lũng suối Châu Pha, chúng bị phủ bởi bazan và trầm tích Đệ tứ
Trang 25- Ở sườn Đông núi Nghệ, chúng bị granit phức hệ Đèo Cả (K2đc) xuyên cắt và bazan hệ tầng Xuân Lộc (Q1 xl) phủ lên.
- Ở Long Hải, lộ ra rất hạn chế ở bãi tắm Long Hải, ở sườn Tây Nam vàĐông Bắc núi Đá Dựng
- Tại Vũng Tàu lộ ra nửa Đông Nam núi Nhỏ
Các đá phun trào felsic và tuf ở trong vùng là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường vô cùng phong phú
H tầng Bà Miêu (N2bm)
Trầm tích hệ tầng Bà Miêu chỉ gặp trong lỗ khoan ở phần phía Tây từBình Ba xuống Vũng Tàu Tại lỗ khoan LK646, ở độ sâu từ 99,1 đến 114,6mgặp các thành tạo nguồn lục địa theo kiểu châu thổ nội địa, đầm hồ và vũng vịnh cửa sông ven bờ thành phần gồm sạn, cát lẫn cuội ở tập 1 và cát chứa cuội sỏi mài tròn tốt pha ít bột sét ở tập 2
H tầng Suối Tầm B (N2stb)
Các trầm tích lộ ra ở phía Tây núi Mây Tào, phía Bắc Xuyên Mộc, ven sông Ray; bị phủ bởi các thành tạo bazan hệ tầng Túc Trưng ở Suối Tầm Bóhoặc các trầm tích Đệ tứ ở vùng Gia Quy Từ dưới lên, các trầm tích hạt mịn dần
Khoáng sản liên quan là cát xây dựng, sét gạch ngói, nước dưới đất.Bazan Túc Trưng (βN2-Q1 tt)
Các thành tạo phun trào bazan phân bố dọc theo sông Ray, tạo nên lớp phủ tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng thoải theo hướng từ Bắc xuống Nam hoặc từ Tây sang Đông Bề dày dao động từ vài mét đến 28m với 68 tập.Các đá bazan có cấu tạo đặc sít là đối tượng đang được nhân dân khai thác làm vật liệu xây dựng Trong vỏ phong hóa của bazan phát triển đới laterit dày vài chục mét Đây là đối tượng nhân dân khai thác để rải đường, làm gạch không nung
Trang 26H tầng Trảng Bom (aQ1 tb)
Lộ ra khoảng hơn 15km2trên bề mặt cao 50-70 mét ở Hắc Dịch và gặp trong nhiều lỗ khoan ở khu vực Tây Bắc Bà Rịa và Vũng Tàu Thành phần chủyếu cát bột chứa sạn sỏi, gắn kết yếu bởi bột sét
vỏ phong hóa dày 220m
H tầng M i N (mQ1 mn)
Chỉ phát hiện trong các lỗ khoan ở khu vực Đất Đỏ Dày 2-13,7m Thành phần gồm cát lẫn sạn sỏi, chọn lọc tốt, gắn kết yếu
Pleistocen trung – thượng (Q12-3)
- Tr m tích sông-bi n H t ng Thủ Đức (amQ12-3tđ) phân bố phía Bắc núi Thị Vải và phần hạ du dọc hai bên sông Xoài Trầm tích thường có thành phần hạt thô chiếm ưu thế, chủ yếu là cát, cát bột, lẫn ít sỏi sạn; trong các mặt cắt ở vùng thấp có sự xen k p thô mịn Bề dày có thể đạt tới 50m
- Tr m tích bi n tư ng v ng vịnh - ven b (mQ12-3) phát triển khá rộng rãi ở vùng Hòa Hiệp (Xuyên Mộc) trên các đồng bằng tích tụ cao 4060m Trầm tích thường gặp là cát thach anh hạt thô đến mịn, màu xám, xám trắng đến vàng,
có tướng ven bờ; cát bột màu xám trắng có tướng vũng vịnh, đôi nơi bị laterit thấm đọng kết cục hoặc kết tảng, dày 12m
- Tr m tích bi n tư ng ven b (mQ12-3) có thành phần cát thạch anh hạt trung-thô, chọn lọc tốt, thường phân bố rìa trong-nơi tiếp giáp với diện phân bốcủa trầm tích Pliocen hoặc rìa các núi được cấu tạo bởi đá xâm nhập
Trang 27- Tr m tích bi n tư ng v ng vịnh (mQ12-3): Các trầm tích biển tướng vũng vịnh không có ranh giới rõ ràng trên địa hình và trong mặt cắt với các trầm tích tướng ven bờ vừa được mô tả Chúng là phần tiếp tục của các tích tụ nguồn gốc biển tướng ven bờ, mịn hơn với bề mặt tích tụ thấp dần khi xa bờ.
- Tr m tích bi n, tư ng bar cát H t ng Phan Thiết (mQ12-3pht): Các trầm tích có thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ đến vừa xen cát pha bột, màu thay đổi từ trắng đến vàng, đỏ, màu đỏ là phổ biến, đặc trưng Chúng
lộ ra thành một dải không liên tục phương Đông Bắc-Tây Nam từ Bình Châu đến hồ Cốc
Pleistocen thượng (Q1 ): Các thành tạo pleistocen thượng có 4 kiểu nguồn gốc: phun trào bazan (β), trầm tích sông (a), trầm tích hỗn hợp sông -biển (am) và trầm tích biển (m)
- Bazan Phư c Tân (βQ1 pt):nLộ ra ở núi Gia Quy, huyện Đất Đỏ; ở xãBưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tạo nên địa hình bề mặt thấp nghiêng thoải 2040m Chúng là đối tượng khai thác làm vật liệu xây dựng và phụ gia xi măng (Gia Quy) Vỏ vỏ phong hóa laterit được khai thác để rải đường
- Tr m tích sông (aQ1 ) lộ rải rác (chủ yếu) ở thung lũng sông Ray
- Tr m tích h n h p sông - bi n (amQ1 ) phân bố thành dải kéo dài từPhú Mỹ đến ấp Ông Trịnh, tạo bề mặt nằm ngang khá ổn định 815m
- Tr m tích bi n (mQ1 ) phân bố rộng rãi, tạo nên các đồng bằng tích tụcao 1545m ở Hòa Hiệp, Bưng Riềng, quanh chân núi Thị Vải, núi Dinh, BàRịa, Long Điền, Long Hải, Đó là các dải cát trắng nguồn gốc biển tướng vũng-vịnh ven bờ, tạo thềm 2040m Khoáng sản liên quan có cát thủy tinh
Trang 28Holocen hạ - trung (Q21-2): Có các tướng trầm tích sông (a), hỗn hợp sông-biển (am) và biển (m) Thành phần gồm cát bột, sét bột, cát, sạn, sỏi bởrời.
Holocen trung (Q2 ): Các trầm tích có các tướng biển - đầm lầy (bm), gió (v), biển (m) Trầm tích tướng biển – đầm lầy có thành phần cát lẫn mùn thực vật đến 85% Trầm tích gió và biển thành phần chủ yếu là cát chọn lọc tốt.Holocen trung-thượng (Q22-3): Có trầm tích nguồn gốc: sông (aQ22-3), sông – đầm lầy (abQ22-3), biển (mQ22-3), sông – biển (amQ22-3), đầm lầy - biển (bmQ22-3) và trầm tích do gió (vQ22-3) Thành phần chủ yếu là cát, sét bột lẫn sạn Trầm tích có nguồn gốc đầm lầy chứa mùn xác thực vật xám nâu, xám đenHolocen thượng (Q2 ): Có các trầm tích nguồn gốc sông (a), biển (m), sông-biển (am), đầm lầy – biển (bm) và do gió (v) Thành phần chủ yếu là cát, cát bột, sét bột và mùn thực vật Dày từ vài mét đến vài chục mét
Đ tứ không phân chia
- Tr m tích h (lQ) liên quan với phun trào bazan lấp dòng, diện tích từvài km2đến 17,3 km2 Các trầm tích tạo đồng bằng nghiêng thoải về trung tâm, phần rìa tích tụ các vật liệu thô: cát, cát sạn xa hơn về phía trung tâm tích tụ cát bột sét lẫn sạn, cát sét hoặc sét cát, trong sét có chứa montmorilonit, phủ trên bazan Dày đến 10m
- Tr m tích deluvi - proluvi (dpQ) tạo thành các dải rìa chân các khối núi lớn như núi Mây Tào, núi Thị Vải, núi Châu Pha, núi Long Hương, núi Nghệ, núi Hòn Thùng - Đá Dựng, diện tích nhỏ h p Thành phần gồm tảng, dăm, sạn, cát, cát-bột hỗn độn chọn lọc mài tròn kém Dày 1,54m
1.1.3.2 Magma xâm nhập
Các thành tạo magma xâm nhập trong khu vực nghiên cứu được xếp vào các phức hệ:
Phức h Định Qu n ( - K1đq)
Trang 29Các đá diorit, gabrodiorit lộ ra ở Núi Chúa và phía Đông Bắc sân bay CỏỐng, Côn Đảo được đối sánh với pha 1 Các đá granodiorit ở sông Ray, xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc thuộc pha 2
Phức h Đ o Cả ( Kđc)
Phức hệ Đèo Cả lộ ra ở các khối núi: Mây Tào, Hổ Linh, Hòn Dung, Ông Trịnh - Núi Dinh, núi Lớn, núi Nhỏ, núi Dinh Cố, núi Đá Dựng, khối Long Sơn, núi Nghệ và Núi Thánh Giá (Côn Đảo)
- Pha 1: monzodiorit chỉ xuất hiện dưới dạng các thể sót, kích thước nhỏ
ở Châu Pha, mũi Nghinh Phong, sườn phía Tây núi Lớn
- Pha 2: granit, granosyenit hạt vừa
- Pha 3: granit hạt nhỏ, granit granophyr ở núi Thánh Giá, Côn Đảo.Phức h Ankroet ( K2ak): Các đá granit sáng màu lộ ra ở thung lũng sông Ray thuộc khu vực xã Hòa Bình được đối sánh với phức hệ Ankroet.Phức h Phan Rang (K2-Epr): Các mạch granit sáng màu, granit granophyr lộ ra ở Bình Châu
Phức h Cù Mông (K2-Ecm): Các đai mạch gabro, gabodiabas lộ ra khu vực núi Thị Vải - núi Dinh, Long Hải, Vũng Tàu được so sánh với phức hệ CùMông Các đá thuộc các pha chính của các phức hệ magma xâm nhập Định Quán – Đèo Cả lộ ra ở các dãy núi phía bắc Bà Rịa, Vũng Tàu, Long Hải lànguồn cung cấp vật liệu xây dựng rất phong phú và đa dạng
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
1.2.1 Quy hoạch điều tra cơ bản
Toàn bộ diện tích tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được phủ kín bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 bởi hai nhóm tờ Đông Thành Phố Hồ Chí Minh
và Hàm Tân – Côn Đảo Năm 1987-1994, công trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Đông Thành Phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 do
Ma Công Cọ chủ biên, trong đó diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ kinh tuyến
Trang 30107o15’ về phía tây đã được nghiên cứu trong công trình này Phần diện tích từ kinh tuyến 107o15’ về phía đông thì được nghiên cứu trong công trình “Đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Hàm Tân - Côn Đảo” do Nguyễn Văn Cường chủ biên thực hiện từ năm 1996 đến năm 2000.Năm 2003, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam thực hiện đề tài “Biên hội Bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” Báo cáo này thành lập trên cơ sở kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản Nhóm tờ Đông Thành phố Hồ Chí Minh và Nhóm tờ Hàm Tân -Côn Đảo và các kết quả tìm kiếm thăm dò các mỏ VLXD, nguyên liệu khoáng
do các doanh nghiệp tiến hành trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Báo cáo đã cập nhật được các thông tin mới nhất và đầy đủ nhất từ trước đến nay về địa chất khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời thống kê, mô tả đầy đủ về các đơn
vị địa tầng, địa chất, địa mạo có liên quan, ghép nối xây dựng thành bản đồ địa chất khoáng sản và bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản tỉ lệ 1/50.000 trên toàn tỉnh Báo cáo cũng đã sử dụng công nghệ tin học với phần mềm MapInfo 6.0 vào công tác biên hội đã tạo điều kiện thuận lợi, làm tiền đề để xây dựng cơ
sở dữ liệu GIS về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản Trên cơ sở đó, giúp cho các
cơ quan quản lý tại địa phương thực hiện khoanh vùng quy hoạch, quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản một cách thuận lợi và hợp lý, đồng thời cũng giúp định hướng cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh dựa trên nguồn tài nguyên của mình Kết quả biên hội đã xác định được diện phân bố triển vọng khoáng sản và mỏ, tiềm năng trữ lượng và các loại hình khoáng sản trên toàn tỉnh, trong đó đáng chú ý nhất là khoáng sản vật liệu xây dựng dựng (cát xây dựng, đá xây dựng, sét gạch ngói ), nguyên liệu khoáng (puzơlan, cát thủy tinh, than bùn, bentonit, ) và nước khoáng
1.2.2 Quy hoạch thăm dò, khai th c khoáng sản
Quy hoạch khai thác khoáng sản tổng thể tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được UBND tỉnh phê duyệt từ ngày 14/9/1995 tại quyết định số 1105/QĐ.UBT Sau
Trang 31đó các mảng quy hoạch khai thác vật liệu san lấp, khai thác tận thu lần lượt được UBND tỉnh, Bộ Công nghiệp phê duyệt bổ sung vào các năm 1997, 1998, 2002 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Các quy hoạch thời kỳ đầu chưa có sự thống nhất về phương pháp quy hoạch, nền và tỷ lệ bản đồ, hệ tọa độ, các báo thuyết minh và phụ lục kèm theo; đồng thời các bản đồ quy hoạch cũ đều là bản đồ giấy, chưa được số hoá gây nhiều trở ngại cho công tác bảo quản, tra cứu sử dụng nên hiệu quả của công tác quy hoạch chưa được phát huy tốt.
Năm 2006, báo cáo “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2010” đã được thực hiện và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2702/2006/QĐ-UBND ngày 8 tháng 9 năm 2006 Báo cáo Quy hoạch giai đoạn này được lập dựa trên quy định của Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005 và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Báo cáo dựa trên kết quả của Đề tài biên hội bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tỷ lệ 1/50.000 thực hiện năm 2003 Báo cáo đã khắc phục được những bất cập trong quy hoạch khoáng sản kỳ trước, thành lập cơ sở dữ liệu quy hoạch khoáng sản thống nhất trên bản đồ số, điều tra khảo sát các điểm quy hoạch bổ sung và thành lập các bản đồ điểm mỏ quy hoạch chi tiết trên các bản đồ tỉ lệ 1/10.000 kèm theo các thông tin cơ bản về điểm mỏ như loại khoáng sản, vị trí, diện tích, trữ lượng, cao độ khai thác và định hướng sử dụng mặt bằng sau khi kết thúc khai thác
Đến năm 2012, Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 được tiến hành và đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 28/6/2012 Báo cáo điều chỉnh, bổ sung thực hiện sau đó được phê duyệt theo Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 Báo cáo Quy hoạch giai đoạn này đã được lập dựa trên quy định của Luật Khoáng sản mới số
Trang 3260/2010/QH12 Về cơ bản, quy hoạch giai đoạn này cũng sử dụng các nguyên tắc cũng như phương pháp lập quy hoạch của giai đoạn trước
Năm 2016, Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD TT và than bùn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định
số 30/2016/QĐ-UBND ngày 07/09/2016 Quy hoạch khoáng sản giai đoạn này khác với các Quy hoạch giai đoạn trước là chỉ đề cập đến các khoáng sản làm VLXD TT và than bùn Các phương pháp đã được thực hiện trong Quy hoạch khoáng sản bao gồm:
- Khảo sát địa chất khoáng sản: Sau khi tham khảo, tổng hợp, phân tích tài liệu cũ, lựa chọn các diện tích dự kiến bổ sung vào quy hoạch đểtiến hành khảo sát địa chất khoáng sản ở tỷ lệ 1:10.000 Bên cạnh đó, công tác khảo sát cũng được thực hiện ở các diện tích đã có trong kỳ quy hoạch trước, nhưng chưa được cấp phép thăm dò, khai thác, hoặc
đã được cấp phép nhưng không triển khai Công tác khảo sát nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất - khoáng sản, tình hình phát triển kinh
tế xã hội tại các khu vực đó Trên cơ sở điều tra, quyết định bổ sung, tiếp tục đưa vào quy hoạch hay loại bỏ ra khỏi quy hoạch
- Khoan, dọn lộ: để làm sáng tỏ chiều dày thân khoáng trong những diện tích dự kiến bổ sung vào quy hoạch
- Lấy, phân tích thí nghiệm mẫu: nhằm đánh giá chất lượng khoáng sản tại các công trình khoan, dọn lộ
- Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong Tỉnh đến thời điểm điều tra
Năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì lập Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến 2050, và đã được thông qua tại Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 31/05/2023 của HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Quy hoạch Tỉnh được lập theo nguyên tắc lập quy hoạch của Luật Quy
Trang 33hoạch 21/2017/QH14, trong đó có sử dụng phương án tích hợp quy hoạch để phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên một phạm vi lãnh thổ nhằm đạt mục tiêu chung là phát triển cân đối, hài hoà, hiệu quả và bền vững [4] Phương án quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản đã được tổng hợp kết quả Quy hoạch khoáng sản thực hiện năm 2016, bổ sung điều chỉnh năm 2018 Trong đó vật liệu san lấp được đưa vào phương án là 57.579 ngàn
Trữ lượng trên cơ bản đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp của tỉnh đến năm
2030, và thiếu nguồn cung vật liệu này từ sau năm 2030
Báo cáo và Bản đồ Quy hoạch khoáng sản từ sau năm 2010 đã có sự thống nhất về cơ sở dữ liệu bằng việc áp dụng hệ thống thông tin địa lý vào việc quản lý, hiển thị và lưu trữ thông tin quy hoạch
Nhìn chung các quan điểm cơ bản trong việc quy hoạch khoáng sản đềudựa trên cơ sở quan điểm chỉ đạo về chiến lược khoáng sản của Trung ương, các định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các văn bản pháp luật liên quan đến khoáng sản, cụ thể như sau:
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản phải phù hợp với Luật Khoáng sản, với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt;
- Quy hoạch khoáng sản phải bảo đảm tính bền vững, có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học; bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, cảnh
Trang 34quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội;
- Khai thác khoáng sản phải kết hợp với chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có dự trữ lâu dài đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh, đồng thời tăng cường bảo vệ các khu vực có tài nguyên khoáng sản thuộc thẩm quyền quy hoạch của Trung ương;
- Không đưa vào quy hoạch các điểm khai thác làm phá vỡ cảnh quan môi trường, nhất là cảnh quan gần các trục đường giao thông đối ngoại, đường quốc lộ, các điểm đông dân cư, khu vực đông người qua lại, những điểm ven biển có bình độ thấp có nguy cơ bị nhiễm mặn;
bố trí quy hoạch khai thác phải tập trung, liền khối, liền khoảnh, tránh tình trạng manh mún, trong phạm vi diện tích h p quy hoạch khai thác nhiều loại khoáng sản
1.2.3 Khoanh định vùng cấm, tạm cấm HĐKS
“Báo cáo khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” do Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì thực hiện đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 976/QĐ-TTg ngày 11/08/2022 Báo cáo khoanh định các vùng cấm, tạm cấm HĐKS theo quy định tại điều 28 Luật Khoáng sản năm 2010 và điều 13 Nghị định 23/2020/NĐ-
CP ngày 24/02/2020 của Chính Phủ Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; đồng thời dựa trên các tài liệu, dữ liệu thu thập về thông tin hiện trạng và quy hoạch của các Sở ngành; xây dựng các tiêu chí cho mỗi lĩnh vực theo các quy định pháp luật riêng về hành lang bảo vệ các công trình, đối tượng đưa vào khoanh định diện tích cấm và tạm cấm HĐKS [5].Bản đồ các khu vực cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản của Tỉnh thực hiện việc quản lý, quy hoạch, cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hạn chế tối đa việc khai thác khoáng sản làm ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, môi trường và các
Trang 35công trình quan trọng khác Kết quả khoanh định đã thành lập Bản đồ các khu vực cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỷ lệ 1/50.000 trên phầnmềm MapInfor, các Bản đồ cấm hoạt động khoáng sản của từng ngành thuộc các lĩnh vực: An ninh, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tôn giáo, Văn hóa - Thể thao, Giao thông vận tải Công tác khoanh định khu vực cấm, tạm cấm HĐKS đã áp dụng công cụ GIS vào việc thu thập, xử lý dữ liệu, hiển thị các lớp dữ liệu và lưu trữ thông tin vùng cấm, tạm cấm, thuận lợi cho việc tích hợp dữ liệu vào bản đồ quy hoạch khoáng sản, giúp các Sở ban ngành trong việc kiểm tra theo các hoạt động khoáng sản không xâm phạm đến các đối tượng cần được bảo vệ.
1.3 TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
1.3.1 Tình hình nghiên cứu áp dụng trên thế giới
Việc quản lý cơ sở dữ liệu trong ngành tài nguyên môi trường đã ứngdụng các công cụ hỗ trợ của hệ thống thông tin địa lý ở nhiều quốc gia từ những năm đầu thế kỷ 21 GIS là công cụ quản lý thông tin của bất kỳ lĩnh vực nào theo vị trí của không gian, bao gồm hệ thống truy xuất thông tin và bản đồ, có khả năng nhập liệu, lưu trữ, thao tác và hiển thị các tham chiếu địa lý [6] Tất
cả các chủ đề hoặc các lớp dữ liệu cho một khu vực địa lý được tập hợp lại với nhau để tạo thành một cơ sở dữ liệu GIS Đối với quản lý khoáng sản rắn, các
mô hình quản lý bằng GIS nhằm tạo ra một mô hình truy xuất thông tin GIS điển hình cho bản đồ địa hình, địa chất, khoáng sản và các thông tin khác liên quan hỗ trợ cho việc ra quyết định về hoạt động khoáng sản
Việc ra quyết định quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung yêu cầu phân tích một lượng lớn thông tin về môi trường, xã hội và kinh tế, kết hợp đánh giá giá trị, chính sách và các mục tiêu quản lý Các quyết định hợp lý phụ thuộc vào
sự kết hợp và phân tích thông tin hợp lý và minh bạch Ứng dụng của phân tích
đa tiêu chí không gian để đánh giá tài nguyên thiên nhiên và thiết lập ưu tiên ở
Trang 36quy mô khu vực và quốc gia bằng cách sử dụng một công cụ phân tích đa tiêu chí không gian mới được phát triển cho một dự án nghiên cứu nhằm lập kế hoạch sử dụng đất ở khu vực West Hume với mục đích đầu tư vào thay đổi sử dụng đất nhằm đạt được nhiều lợi ích về môi trường và giảm thiểu chi phí thay đổi Phương pháp này sử dụng một tập hợp các nguyên tắc logic và minh bạch cùng với việc đánh giá tầm quan trọng của từng nguyên tắc được thể hiện dưới dạng trọng số Quá trình lập kế hoạch sử dụng đất đã tỏ ra thành công trong việc tích hợp các nguyên tắc quản lý khác nhau và các bộ dữ liệu cơ bản để tạo ra một bản đồ phân bổ sử dụng đất hợp lý, thể hiện rõ ràng các lĩnh vực ưu tiên đầu tư quản lý tài nguyên thiên nhiên dưới dạng bản đồ, kèm theo một bộ nguyên tắc quản lý hợp lý và minh bạch làm cơ sở cho quá trình ưu tiên Các phương
án sử dụng đất cho bất cứ vị trí nào của khu vực nghiên cứu phải được đánh giá tổng hợp, nhiều lợi ích, sự cạnh tranh về tài nguyên và sự đánh đổi chứ không đánh giá vấn đề đơn l Kết quả của dự án là bản đồ phân bổ sử dụng đất kết hợp, chỉ ra các vị trí có thể phù hợp để tái tạo thảm thực vật dựa trên một số nguyên tắc mong muốn đối với việc tái tạo vị trí thực vật được đáp ứng và tầm quan trọng của chúng [7]
Hiện nay, các phân tích lãnh thổ đa tiêu chí được thực hiện với GIS cho phép xác định vị trí tối ưu để triển khai bất kỳ loại đối tượng hoạt động nào trong lãnh thổ đó Tuy nhiên, số lượng và loại tiêu chí được sử dụng phụ thuộc vào loại đối tượng Các nghiên cứu khác áp dụng quá trình phân tích đa tiêu chí
và GIS trong quản lý tài nguyên hay hỗ trợ cho việc lựa chọn địa điểm tối ưu liên quan đến tài nguyên và năng lượng trên thế giới như là: Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp ở Uganda (Nyeko, 2012) [8]; Lựa chọn địa điểm tối ưu để lắp đặt năng lượng mặt trời (Georgiou
và Skailatos, 2016) [9]; Lựa chọn vị trí tối ưu lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời nổi (Grazia và Tina, 2022) [10]; Lựa chọn vị trí tối ưu của hồ chứa thủy điện (Luis-Ruiz, 2022); Lựa chọn cho trạm tiếp nhiên liệu hydro chạy bằng sức gió (Mesaoudi, 2019)…
Trang 37Trong các bài toán về lựa chọn vị trí tối ưu hay phân vùng lãnh thổ liên quan đến hoạt động sử dụng tài nguyên đất và năng lượng thì các yếu tố ảnh hưởng đến một quyết định lựa chọn thường bao gồm pháp lý, môi trường, kỹ thuật, tài chính và xã hội Và ngày càng rõ ràng rằng quản lý tài nguyên thiên nhiên là không thể thiếu đảm bảo tính bền vững của môi trường và giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu cũng như nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa và dịch vụ sinh thái Do đó, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ khách quan trong việc ra quyết định là rất quan trọng Việc tích hợp các phương pháp
đa tiêu chí đánh giá sự phù hợp và phân vùng trong GIS giúp cải thiện khả năng không gian của GIS và khả năng phân tích như một công cụ hỗ trợ quyết định chính thức
1.3.2 Tình hình nghiên cứu áp dụng tại Vi t Nam
Ở Việt Nam, phương pháp đánh giá đa tiêu chí tích hợp với công nghệ GIS đã được nghiên cứu áp dụng vào quản lý tài nguyên và môi trường để đạt các mục tiêu như phân vùng đánh giá nguy cơ tai biến như trượt lở, lũ hoặc lựa chọn các vị trí tối ưu cho các hoạt động sử dụng đất làm khu công nghiệp, bãi chôn lấp rác, khu dân cư…
Phương pháp đánh giá đa tiêu chí tích hợp vào GIS đã được các tác giả nghiên cứu áp dụng vào xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Trị (Nguyễn Thám và nnk, 2012) [11] Căn cứ vào điều kiện cụ thể của lãnh thổ, nghiên cứu đã chọn 7 nhân tố để đánh giá bao gồm: độ dốc, lượng mưa trung bình năm, địa chất, mật độ đứt gãy, phân cắt sâu, phân cắt ngang và hiện trạng
sử dụng đất Để xác định trọng số các nhân tố ảnh hưởng, báo cáo sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP Tích hợp mô hình phân tích thứ bậc vào GIS để xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất là hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu tai biến tự nhiên Các lớp thông tin sử dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1/100.000 bằng phương pháp sử dụng mô hình AHP chạy trong môi trường GIS khá đồng bộ cả về nội dung và tỷ lệ bản đồ cho phép đảm bảo độ tin cậy Bản đồ phân ra các vùng với cấp nguy cơ từ rất
Trang 38thấp, thấp, trung bình, cao đến rất cao Kết quả đối sánh với hiện trạng trượt lở đất của tỉnh Quảng Trị năm 2009 - 2010 là minh chứng cho mức độ chính xác của bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Trị.
Trong phân vùng nguy cơ trưởt lở ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế [12], các tiêu chí ảnh hưởng được xác định mức độ quan trọng bằng phương pháp AHP và tham vấn ý kiến chuyên gia, sau đó sẽ được chồng xếp ở dạng raster để tính toán chỉ số nguy cơ trượt lở bằng công cụ Raster Calculator trong phần mềm ArcGIS và phân thành 05 cấp nguy cơ trượt lở theo phương pháp phân hạng Jenks natural breaks Các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến quá trình trượt lở gồm các yếu tố liên quan đến địa hình, địa chất, khí hậu, thảm phủ, giao thông Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà hoạch định, quản lý, quy hoạch…có biện pháp ngăn ngừa trượt lở đất, cũng như phát triển các khu dân
cư, các tuyến giao thông một cách an toàn, tránh những khu vực có nguy cơ trượt lở cao
Việc lựa chọn vị trí để quy hoạch các khu công nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều các tiêu chí khác nhau như: Khoảng cách đến khu dân cư, khoảng cách đến nguồn nước mặt, độ dốc,… cũng như sự tác động to lớn của
nó tới môi trường và đời sống của người dân Do đó, ứng dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí AHP kết hợp với lý thuyết mờ (Fuzzy) và công nghệ GIS
để đánh giá tính hợp lý về vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã giúp cho các nhà quy hoạch có cái nhìn tổng quan hơn về phương án quy hoạch sử dụng đất làm khu công nghiệp [13] Trước tiên, các tiêu chí có ảnh hưởng tới việc đánh giá tính hợp lý về vị trí quy hoạch
sẽ được xác định kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu các tài liệu, tham khảo các ý kiến chuyên gia để đánh giá vai trò của các tiêu chí kết hợp với điều tra thực địa Sau đó, áp dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu AHP để tính trọng số của từng tiêu chí ảnh hưởng và trọng số chung của nhóm Cuối cùng, mô hình
mờ dùng để phân khoảng và tính điểm cho mỗi chỉ tiêu trên Công nghệ GIS được áp dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu từ việc xử lý các dữ liệu không gian đầu vào đến chồng xếp các lớp dữ liệu đã được tính điểm và phân khoảng
Trang 39nhằm cho ra kết quả là một lớp dữ liệu thể hiện các vị trí phù hợp cho việc quy hoạch đất KCN Sau đó, lớp quy hoạch KCN sẽ được chồng lên lớp dữ liệu đã thu được trên ArcGIS để làm cơ sở đánh giá tính hợp lý của các vị trí quy hoạch Kết quả nghiên cứu đánh giá các KCN đã quy hoạch có một số diện tích chưa hợp lý bởi các nguyên nhân: Nằm sát hoặc gần khu dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân; Gần sông suối, mương nước, khu nuôi trồng thủy sản có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước; Gần khu di tích lịch sử, văn hóa gây tác động tiêu cực (tiếng ồn…) tới hoạt động tín ngưỡng của người dân.Phương pháp AHP giúp các nhà quy hoạch có cái nhìn tổng quan hơn về mức độ ưu tiên của các yếu tố tác động đến quá trình đánh giá Phương pháp
mờ (Fuzzy) sẽ giúp việc phân khoảng và tính điểm cho các yếu tố liên tục và sát với thực tế hơn Công nghệ GIS thể hiện là một công nghệ đỉnh cao trong việc phân tích dữ liệu không gian, chồng xếp các lớp bản đồ giúp trực quan hóa, thuận tiện cho việc đánh giá
Ở một nghiên cứu khác trong việc lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA) là những công cụ rất có hiệu quả [14] Đây là một bài toán phân tích không gian phức tạp, đòi hỏi phải đánh giá rất nhiều các tiêu chíkhác nhau, có tác động trực tiếp đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường Trên
cơ sở ứng dụng GIS và MCA đánh giá 12 tiêu chí (khoảng cách đến nguồn nước mặt, khoảng cách đến nguồn cung cấp nước ngầm, thổ nhưỡng, khoảng cách đến đường giao thông chính, khoảng cách đến đường giao thông thường, hướng gió, địa hình, khoảng cách đến khu công nghiệp, khoảng cách tới trạm cung cấp điện, khoảng cách đến điểm thu gom rác, hiện trạng sử dụng đất, khoảng cách đến cụm dân cư), nghiên cứu này đã đề xuất 3 vị trí tiềm năng ở các phường Tam Bình và phường Tam Phú phù hợp cho việc bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức
Trong các nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí và hệ thống thông tin địa lý vào việc lựa chọn diện tích sử dụng đất thích hợp cho các
Trang 40mục đích xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, các tiêu chí được lựa chọn đánh giá đều dựa trên kế thừa các tài liệu khoa học đã có về vấn đề nghiên cứu, tham khảo ý kiến các chuyên gia và các đặc điểm riêng của khu vực nghiên cứu Nhưng nhìn chung các nhóm tiêu chí được đánh giá đều nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu tác động tới môi trường, giảm thiểu chí phí xây dựng và vận hành, giảm thiểu tác động tới xã hội Các tiêu chí được tính trọng số bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP, sau đó được tích hợp vào phần mềm ArcGIS để phân tích bằng chồng xếp raster và xác định khu vực thích hợp.
1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ ĐỀ TÀI GIẢI QUYẾT
➢ Những vấn đề còn t n tại:
Các quy hoạch thăm dò và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thực hiện đến thời điểm hiện tại đều cơ bản dựa trên các tài liệu điều tra, thăm dò địa chất khoáng sản
đã có và đồng thời đều phải thực hiện việc khảo sát các diện tích dự kiến đưa vào quy hoạch trong kỳ lập quy hoạch Tuy nhiên, công tác lựa chọn diện tích
để khảo sát cho quy hoạch chưa đưa ra được phương pháp và các tiêu chí đánh giá cụ thể Trong thực tế thực hiện các kỳ quy hoạch, còn xảy ra vấn đề chồng lấn hoặc ảnh hưởng đến các diện tích quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác, ảnh hưởng đến cảnh quan cảnh quan môi trường, dân cư…Một số diện tích đưa vào quy hoạch nhưng không thu hút được đầu tư do chất lượng khoáng sản thấp hay do điều kiện khai thác khó khăn Quy hoạch chưa chú trọng đến việc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên
Báo cáo biên hội Bản đồ Địa chất – Khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện năm 2003 đã trình bày chi tiết các đặc điểm về địa chất, khoáng sản
và khoanh diện tích phân vùng triển vọng khoáng sản Tuy nhiên các cơ sở về điều kiện dân cư, kinh tế, giao thông… để khoanh vùng triển vọng khoáng sản